Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

chuyên đề axit hóa 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.62 KB, 11 trang )

AXIT
A. KIẾN

THỨC
I. Định nghĩa, phân loại, gọi tên
1. Định nghĩa:
- Axit là hợp chất mà phân tử gồm có 1 gốc axit liên kết với 1 hay nhiều nguyên
tử hidro.
- Công thức hóa học chung của axit: HnR
- Trong đó R là gốc axit (-Cl, -NO3,=SO4...)
n là số nguyên tử H có trong phân tử axit.
VD: HCl, H2SO4, H2CO3...
2. Phân loại:
- Axit có oxi: H2SO4, HNO3, H3PO4, H2SO3...
- Axit không có oxi: HCl, H2S...
3. Gọi tên:
- Axit không có oxi: Tên axit = axit + phi kim + hidric
VD: HCl – axit clohidric
H2S – axit sunfuhidric
- Axit có oxi:
+Axit có phi kim ứng với hóa trị cao nhất: Tên axit = axit + tên phi kim + ic.
VD: HNO3 - axit nitric
+ Axit có phi kim ứng với hóa trị thấp: Tên axit = axit + tên phi kim + ơ.
VD: HNO2 - axit nitrơ
II. Tính chất hóa học:
Tính chất hóa học
Axit
Giấy quỳ chuyển từ màu tím sang màu đỏ khi nhúng vào
Tác dụng với quỳ tím
dung dịch axit
- Dung dịch axit tác dụng được với 1 số kim loại tạo muối + H2


- Một số kim loại không tác dụng với axit: Cu, Au, Pt, Ag...
2HCl + Fe  FeCl2 + H2
Tác dụng với kim loại - Axit H2SO4 đặc, HNO3 tác dụng với hầu hết kim loại tạo
muối ( ứng với hóa trị cao nhất của kim loại) + H2O + sản
phẩm khử.
Fe + H2SO4  Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O
bazơ + axit  muối + H2O
Tác dụng với dung dịch
bazơ
NaOH + HCl  NaCl + H2O
axit + oxit bazơ  muối + H2O
Tác dụng với oxit bazơ
2HCl + CaO  CaCl2 + H2O
III. Một số axit quan trọng
1. Axit clohidric (HCl)
- Dung dịch khí hidroclorua

trong nước gọi là dung dịch axit clohidric.


- Dung

dịch HCl đậm đặc là dung dịch bão hòa khí hidroclorua, có nồng độc
khoảng 37%.
a. Tính chất hóa học: mang đầy đủ tính chất của 1 axit mạnh
+ Làm đổi màu quỳ tím thành đỏ.
+ Tác dụng với nhiều kim loại tạo muối clorua và khí H2
HCl + Na  NaCl + H2
+ Tác dụng với dung dịch bazo tạo thành muối clorua và nước
HCl + NaOH  NaCl + H2O

+ Tác dụng với oxit bazo tạo thành muối clorua và nước.
2HCl + CaO  CaCl2 + H2O
b. Ứng dụng
+ Điều chế các muối clorua
+ Làm sạch bề mặt kim loại trước khi hàn.
+ Tẩy gỉ kim loại trước khi sơn, tráng, mạ...
+ Chế biến thực phẩm, dược phẩm...
2. Axit sunfuric (H2SO4):
a. Tính chất vật lí:
- Là chất lỏng sánh, không màu, nặng gần gấp 2 lần nước, không bay hơi, dễ tan
trong nước và tỏa nhiều nhiệt.
- Khi pha loãng axit: rót từ từ axit đặc vào lọ đựng sẵn nước rồi quấy đều.
b. Tính chất hóa học:
 Axit H2SO4 loãng có tính chất hóa học của axit
+ Làm đổi màu quỳ tím thành đỏ.
+ Tác dụng với nhiều kim loại tạo muối sunfat và khí H2 : H2SO4 + Fe 
FeSO4 + H2
+ Tác dụng với dd bazơ tạo muối sunfat và nước
H2SO4 + 2NaOH  Na2SO4 + 2H2O
+ Tác dụng với oxit bazo tạo thành muối sunfat và nước.
H2SO4 + CuO  CuSO4 + H2O
 Axit H2SO4 đặc có những tính chất hóa học riêng
+ Tác dụng được với hầu hết kim loại tạo muối sunfat (ứng với hóa trị cao
nhất của kim loại) + sản phẩm khử + H2O
Fe + H2SO4(đặc)  Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O
+ Tính háo nước: axit H2SO4 đặc hút nước mạnh và làm hóa than các hợp
chất hữu cơ
 Chú ý: Axit H2SO4 đặc nguội thụ động với kim loại Al, Fe.
c. Ứng dụng:
- Luyện kim

- Chế biến thực phẩm
- Chế biến dầu mỏ
- Sản xuất thuốc nổ


- Phân

bón
- Làm sạch bề mặt kim loại trước khi
sơn, mạ
- Sợi tổng hợp
- Công nghiệp điện hóa
- Chất màu
- Công nghiệp giấy, chất tẩy rửa...
d. Sản xuất H2SO4
Trong công nghiệp, H2SO4 sản xuất bằng phương pháp tiếp xúc
- Nguyên liệu: S (hoặc quặng pirit), không khí, nước.
- Công đoạn sản xuất
+ Sản xuất SO2: S + O2  SO2
Hoặc đốt quặng pirit sắt: 4FeS2 + 11O2  8SO2 + 2Fe2O3
+ Sản xuất SO3: 2SO2 + O2
2SO3
+ Sản xuất H2SO4: SO3 + H2O  H2SO4.
e. Nhận biết axit sunfuric và muối sunfat
- Để nhận biết axit sunfuric và muối sunfat ta dùng dung dịch muối của Bari
( BaCl2, Ba(NO3)2) hoặc dùng Ba(OH)2 để tạo thành kết tủa BaSO4 có màu trắng
không tan trong nước, axit.
- Để phân biệt axit sunfuric và muối sunfat có thể dùng 1 số kim loại như: Mg, Zn,
Al, Fe...
B. BÀI TẬP:

Bài 1: Hoàn thành sơ đồ chuyển hóa sau:
a.

Ca  CaO  Ca(OH)2  CaCO3  CaO  CaCl2

b.

FeS2  M  N  D  CuSO4

c.

S
FeS2

SO2  SO3  H2SO4  SO2  Na2SO3
NaHSO4  Na2SO4.

HD:
b.
M: SO2; N: SO3; D: H2SO4
c.
H2SO4 + NaOH  NaHSO4 + H2O
NaHSO4 + Al  Al2(SO4)3 + 3Na2SO4 + 3H2
Bài 2: Nhận biết các chất trong hỗn hợp các chất sau:
a. HCl , HNO3, H2SO4
b. HCl, NaOH, Na2SO4, NaCl, NaNO3.
c. HCl, H2SO4, NaCl, Na2SO4
d. Chỉ dùng 1 thuốc thử duy nhất nhận biết các chất sau: CuO, BaCl 2, Na2CO3
e. Chỉ dùng quỳ tím nhận biết các dd sau: HCl, H2SO4, CaCl2, Na2SO4, Ba(OH)2,
KOH

HD:
a. Thuốc thử: Ba(OH)2, AgNO3


Thuốc thử: quỳ tím, Ba(OH)2, AgNO3
Thuốc thử: quỳ tím, Ba(OH)2, AgNO3
Thuốc thử:dung dịch H2SO4
Quỳ nhận biết được 3 nhóm chất
N1: HCl, H2SO4
N2: Ba(OH)2, KOH
N3: CaCl2, Na2SO4
Cho từng dung dịch nhóm 2 lần lượt vào các dung dịch nhóm 1, ph ản
ứng tạo kết tủa trắng là phản ứng của cặp ( H2SO4 Ba(OH)2), còn lại
là HCl và KOH.
Tương tự cho từng dung dịch nhóm 2 lần lượt vào các dung dịch
nhóm 3.
Bài 3: Cho 29,4g dung dịch H2SO4 20% vào 100g dung dịch BaCl2 5,2%
a. Tính khối lượng kết tủa tạo thành
b. Tính nồng độ phần trăm dung dịch sau phản ứng?
HD: a. 5,825g; b. 2,78%
Bài 4: Cho 10g một hỗn hợp gồm Fe và Cu tác dụng với dd axit HCl, thì thu
được 3,36 lit khí H2 (đktc). Xác định thành phần % về khối lượng của mỗi kim
loại trong hỗn hợp đầu.
HD: Cu không phản ứng với dd HCl
%mFe = 84%; %mCu =16%.
Bài 5: Ngâm 21,6 g hỗn hợp 3 kim loại Zn, Fe, Cu trong dung dịch H2SO4 loãng
dư. Phản ứng xong thu được 3g chất rắn không tan và 6,72 lít khí ở đktc. Xác
định phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp.
HD: %mFe = 25,92%; %mZn = 60,19%, %mCu = 13,89%
Bài 6: Hòa tan 5g hỗn hợp X gồm Mg, Cu, Al trong dung dịch HCl dư thấy

thoát ra 4,48dm3 khí (đktc) thu được dung dịch Y và chất rắn Z. Lọc và nung
chất rắn Z trong không khí đến khối lượng không đổi cân được 1,375g. Tính
phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong X.
HD: Z là Cu chất rắn sau khi nung là CuO
%m Al = 54%; %m Mg =24%; % mCu =22%
Bài 7: Để hoà tan 4,8g Mg phải dùng bao nhiêu ml dung dịch hỗn hợp HCl
1,5M và H2SO4 0,5M.
a/ Tính thể tích dung dịch hỗn hợp axit trên cần dùng.
b/ Tính thể tích H2 thu được sau phản ứng ở đktc.
HD: a. 0,16 l; b. 4,365 l
Bài 7: Hòa tan hoàn toàn 13g một kim loại hóa trị II trong 200g dd HCl 9,125%
được dd A và 4,48 l khí H2 đo ở đktc. Xác định tên kim loại và tính nồng độ
phần trăm của từng chất tan có trong dd A?
b.
c.
d.
e.


HD: M là Fe
Dung dịch A gồm HCl dư và FeCl2: C% HCl = 1,72%; C% FeCl2 = 8,6%
Bài 8: Hòa tan hoàn toàn 4g hỗn hợp gồm Fe và kim loại A hóa trị II vào dung
dịch HCl thu được 2,24l khí. Nếu chỉ cho 2,4g kim lọai A vào dung dịch HCl
thì không dùng hết 500ml dung dịch HCl 1M. Xác định A?
HD: = 40 mà MFe >40  MA <40; nA < 0,25 mol  9,6 < MA< 40  A là Mg
Bài 9: Cần dùng bao nhiêu gam dung dịch axit HCl 3,65% để trung hòa 200g
dung dịch NaOH 10%.
a. Tính số gam dung dịch NaOH cần dùng
b. Nếu thay dung dịch NaOH bằng dung dịch KOH thì phải dùng bao nhiêu
ml dung dich KOH 5,6% (D=1,045g/ml) để trung hòa lượng axit đã cho.

HD:
a. 500g; b. 478,47ml
Bài 10: Hòa tan 3,1 g Na2O vào 10g H2O sau phản ứng thu được dung dịch A.
Cho toàn bộ A vào 100g dung dịch NaOH 10% thu được dung dịch B.
a. Tính nồng độ phần trăm dung dịch B
b. Cần bao nhiêu gam dung dịch B để trung hòa 105ml dung dịch HCl 10%
(d=1,05g/ml)?
HD:
a. 12,37%; b. 97g
Bài 11: Cho dung dịch NaOH 25% có khối lượng riêng D=1,28g/ml. Hỏi
150ml dung dịch kiềm có khả năng hấp thụ tối đa bao nhiêu lít CO2 ở đktc?
HD: tạo muối trung hòa và muối axit; V CO2 = 26,88l
Bài 12: Khử hoàn toàn 10,23g CuO và PbO trong bằng khí CO ở nhiệt độ cao.
Toàn bộ lượng khí CO2 sinh ra dẫn qua bình đựng Ca(OH)2 dư, phản ứng xong
thu được 11g kết tủa. Tính phần trăm khối lượng mỗi oxit trong hỗn hợp.
HD: %mCuO = 78,2%; %m PbO = 21,8%
Bài 13: Cho m(g) hỗn hợp A gồm Cu và Fe. Chia A thành 2 phần bằng nhau:
Phần 1: Cho tác dụng với 250ml dung dịch HCl 1M thu được 2,24 lít khí H2
(đktc)
Phần 2: Cho tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được 7,84 lít khí SO2,
(chỉ thu được duy nhất khí SO2).
Tính thành phần phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong A
HD: 2Fe + 6H2SO4 đ  Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O
Cu + 2H2SO4đ  CuSO4 + SO2 + 2H2O
%mFe = 30,43%; %mCu =69,57%
Bài 14: Từ 1 tấn quặng pirit sắt chứa 80% FeS2 có thể điều chế bao nhiêu tấn
dung dịch H2SO4 có nồng độ 60%. Biết sự hao hụt trong sản suất là 5%.


HD: 4FeS2 + 11O2  2Fe2O3 + 8SO2

SO2 + O2  SO3
SO3 + H2O  H2SO4
n FeS2 = 20/3 kmol  nSO3 = 40/3 do hao hụt 5% nên n H2SO4 = 38/3 kmol
m dung dịch H2SO4 = 2069kg = 2,069 tấn.
Bài 15: Từ 80 tấn quặng pirit chứa 40% lưu huỳnh người ta sản xuất được 73,5
tấn axit sunfuric.
a. Tính hiệu suất quá trình sản xuất axit sunfuric.
b. Tính khối lượng dung dịch H2SO4 50% thu được từ 73,5 tấn H2SO4 được
sản xuất ở trên.
HD: a. 75%; b. 147 tấn
nS = (80x1000x0,4)/32 = 1000kmol
n H2SO4 = 73,5x1000/98 = 750 kmol
4FeS2 + 11O2  2Fe2O3 + 8SO2
500
1000kmol
SO2 + O2  SO3
SO3 + H2O  H2SO4
1000
750kmol
H = 750/1000x100 = 75%
C% = mct/mdd x100%  mdd = 73,5x100/50 =147 tấn.
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Dãy gồm các kim loại tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng là:
A. Fe, Au, Mg.
B. Zn, Fe, Cu.
C. Zn, Fe, Al.
D. Fe, Zn, Ag
Đáp án C
Câu 2: Chất tác dụng với dung dịch HCl tạo thành chất khí nhẹ hơn không khí
là:

A. Mg
B. CaCO3
C. MgCO3
D. Na2SO3
Đáp án: A
Câu 3: CuO tác dụng với dung dịch H2SO4 tạo thành:
A. Dung dịch không màu.
B. Dung dịch có màu lục nhạt.
C. Dung dịch có màu xanh lam.
D. Dung dịch có màu vàng nâu.
Đáp án: C


Câu 4: Để phân biệt 2 dung dịch HCl và H2SO4 loãng. Ta dùng một kim loại:
A. Mg
B. Ba
C. Cu
D. Zn
Đáp án: B
Câu 5: Dãy các chất tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng tạo thành sản
phẩm có chất khí:
A. BaO, Fe, CaCO3
B. Al, MgO, KOH
C. Na2SO3, CaCO3, Zn
D. Zn, Fe2O3, Na2SO3
Đáp án: C
Câu 6: Kẽm tác dụng với dung dịch axit clohiđric sinh ra:
A. Dung dịch có màu xanh lam và chất khí màu nâu.
B. Dung dịch không màu và chất khí có mùi hắc.
C. Dung dịch có màu vàng nâu và chất khí không màu

D. Dung dịch không màu và chất khí cháy được trong không
Đáp án: D
Câu 7: Có 4 ống nghiệm đựng các dung dịch: Ba(NO3)2, KOH, HCl, (NH4)2CO3.
Dùng thêm hóa chất nào sau đây để nhận biết được chúng ?
A. Quỳ tím
B. Dung dịch phenolphtalein
C. CO2
D. Dung dịch NaOH
Đáp án: A
Câu 8: Giấy qùi tím chuyển sang màu đỏ khi nhúng vào dung dịch được tạo
thành từ:
A. 0,5 mol H2SO4 và 1,5 mol NaOH
B. 1 mol HCl và 1 mol KOH
C. 1,5 mol Ca(OH)2 và 1,5 mol HCl
D. 1 mol H2SO4 và 1,7 mol NaOH
Đáp án: D
Câu 9: Thuốc thử dùng để nhận biết 3 dung dịch : HCl, HNO3, H2SO4 đựng
trong 3 lọ khác nhau đã mất nhãn. Các thuốc thử dùng để nhận biết được chúng
là:
A. Dung dịch AgNO3 và giấy quì tím.
B. Dung dịch BaCl2 và dung dịch AgNO3
C. Dùng quì tím và dung dịch NaOH
D. Dung dịch BaCl2 và dung dịch phenolphtalein.


Đáp án: B
Câu 10: Cho 300ml dung dịch HCl 1M vào 300ml dung dịch NaOH 0,5M. Nếu
cho quì tím vào dung dịch sau phản ứng thì quì tím chuyển sang:
A. Màu xanh.
C. Màu đỏ.

B. Không đổi màu.
D. Màu vàng nhạt.
Đáp án: C
Câu 11: Hoà tan 12,1 g hỗn hợp bột kim loại Zn và Fe cần 400ml dung dịch HCl
1M. Khối lượng hỗn hợp muối thu được sau phản ứng là:
A. 26,3 g
B. 40,5 g
C. 19,2 g
D. 22,8 g
Đáp án: A
Câu 12: Muốn pha loãng axit sunfuric đặc ta phải:
A. Rót nước vào axit đặc.
B. Rót từ từ nước vào axit đặc
C. Rót nhanh axit đặc vào nước.
D. Rót từ từ axit đặc vào nước
Câu 13: MgCO3 tác dụng với dung dịch HCl sinh ra:
A. Chất khí cháy được trong không khí
B. Chất khí làm vẫn đục nước vôi trong.
C. Chất khí duy trì sự cháy và sự sống.
D. Chất khí không tan trong nước.
Đáp án: B
Câu 14: Cho một mẫu giấy quì tím vào dung dịch NaOH. Thêm từ từ dung dịch
HCl vào cho đến khi dư ta thấy màu giấy quì:
A. Màu đỏ không thay đổi
B. Màu đỏ chuyển sang dần màu xanh
C. Màu xanh không đổi
D. Màu xanh chuyển dần sang đỏ
Câu 15: Khi nhỏ từ từ H2SO4 đậm đặc vào đường chứa trong cốc hiện tượng
quan sát được là:
A. Sủi bọt khí, đường không tan.

B. Màu trắng của đường mất dần, không sủi bọt.
C. Màu đen xuất hiện và có bọt khí sinh ra.
D. Màu đen xuất hiện, không có bọt khí sinh ra.
Đáp án: C
Câu 16: Nhỏ từ từ dung dịch axit clohiđric vào cốc đựng một mẩu đá vôi cho
đến dư axit. Hiện tượng nào sau đây xảy ra ?


A. Sủi bọt khí, đá vôi không tan.
B. Đá vôi tan dần, không sủi bọt khí.
C. Không sủi bọt khí, đá vôi không tan.
D. Sủi bọt khí, đá vôi tan dần
Đáp án: D
Câu 17: Để điều chế muối clorua, ta chọn những cặp chất nào sau đây ?
A. Na2SO4, KCl.
B. HCl, Na2SO4.
C. H2SO4, BaCl2.
D. AgNO3, HCl.
Đáp án: D
Câu 18: Phản ứng giữa dung dịch Ba(OH)2 và dung dịch H2SO4 (vừa đủ) thuộc
loại:
A. Phản ứng trung hoà .
C. Phản ứng hoá hợp.
B. Phản ứng thế.
D. Phản ứng oxi hoá – khử.
Đáp án: A
Câu 19: Hoà tan 50 g CaCO3 vào dung dịch axit clohiđric dư. Biết hiệu suất của
phản ứng là 85%.Thể tích của khí CO2 (đktc) thu được là:
A. 0,93 lít.
C. 9,52 lít.

B. 95,20 lít.
D. 11,20 lít.
Đáp án: C
Câu 20: Để làm sạch một mẩu kim loại đồng có lẫn sắt và kẽm kim loại có thể
ngâm mẫu đồng này vào dung dịch:
A. FeCl2 dư
C. CuCl2 dư
B. ZnCl2 dư
D. AlCl3 dư
Đáp án C
Câu 21: Cho 14,5 g hỗn hợp Mg, Zn, Fe tác dụng hết với dung dịch H2SO4
loãng thấy thoát ra 6,72 lít H2 ở đktc. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thì khối
lượng muối khan thu được là:
A. 34,2 g
C. 33,4 g
B. 43,3 g
D. 33,8 g
Đáp án: B
Câu 22: Từ 176g FeS điều chế được bao nhiêu gam H2SO4 ? ( Giả sử các phản
ứng đều có hiệu suất 100%)
A. 64g
C. 196g
B. 128g
D. 192g
Đáp án: C
Câu 23: Cho a g kim loại đồng tác dụng hết với axit H2SO4 đặc, nóng thu được
V lít khí ( đktc). Oxi hóa toàn bộ lượng khí sinh ra bằng (giả sử hiệu suất là


100%) rồi cho sản phẩm thu được tác dụng với nước được 200g dung dịch

H2SO4 19,6%. Giá trị của a là:
A. 19,2 g
B. 25,6 g
C. 32 g
D. 38,4
Đáp án: B
Câu 24:Cho hỗn hợp gồm 0,1 mol HCl và 0,2 mol H2SO4 vào dung dịch chứa
0,2 mol NaOH và 0,1 mol Ba(OH)2 . Hỏi dung dịch sau phản ứng làm quỳ tím
chuyển màu gì và khối lượng chất rắn thu được là bao nhiêu?
A. Màu xanh và m = 46,4 g
B. Màu đỏ và m = 23,3 g
C. Quỳ tím không đổi màu và m = 23,3 g
D. Quỳ tím không đổi màu và m = 46,4 g
Đáp án: B
Câu 25:Có 3 dung dịch: NaOH, HCl, H2SO4 có cùng nồng độ mol. Chỉ dùng
thêm một chất nào cho dưới đây để nhận biết?
A. Quỳ tím
B. Phenolphtalein
C. Dung dịch AgNO3
D. Dung dịch BaCl2
Đáp án: B




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×