Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

su dung ban do tu duy trong day hoc phan mon tieng viet 6 THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (854.29 KB, 24 trang )

I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Hiện nay, đổi mới phương pháp dạy học là vấn đề được Đảng, Nhà nước,
nhân dân,... và Bộ GD&ĐT rất quan tâm. Để đổi mới phương pháp dạy học tích
cực, chủ động, sáng tạo là một điều khó, không phải một sớm một chiều và rất
cần sự năng động nhiệt tình của người giáo viên ở tất cả các bộ môn. Dạy học
tích cực chính là: Phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh;
phù hợp với đặc trưng bộ môn, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện từng lớp
học; bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác, rèn luyện
kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm
vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh.
Bộ môn Ngữ văn là bộ môn đã được các nhà biên soạn và làm chương
trình Sách giáo khoa thiết kế tích hợp ba phân môn vào một (Văn học, tiếng Việt
và tập làm văn) vào làm một. Để phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh
khi dạy bộ môn ngữ văn, người giáo viên có nhiều cách để thực hiện đổi mới về
phương pháp dạy học. Trong môn Ngữ văn, phân môn tiếng Việt là một phần
không thể thiếu và rất quan trọng. Phân môn tiếng Việt cung cấp cho học sinh
những kiến thức chuẩn về mặt từ ngữ, ngữ pháp,... Từ đó giúp học sinh hình
thành các kỹ năng nghe – nói - đọc - viết để phục vụ công việc giao tiếp có hiệu
quả trong sinh hoạt, cũng như công việc.
Như chúng ta đã biết: học sinh lớp 6 mới được chuyển cấp từ bậc Tiểu học
lên nên phương pháp học tập nói chung và phương pháp học tập bộ môn Ngữ
văn nói riêng còn nhiều hạn chế và chưa thích ứng hiệu quả được. Phần tiếng
Việt lớp 6 gồm khá nhiều nội dung kiến thức quan trọng làm cơ sở, nền tảng
không chỉ cho việc học tiếng Việt ở các lớp và các bậc học tiếp theo mà còn
đóng vai trò lớn trong việc giúp học sinh cảm thụ, phân tích các tác phẩm văn
học ở phân môn văn học; giúp học sinh xây dựng tạo lập các văn bản ở phân
môn tập làm văn.
Nhận thức được tầm quan trọng của phân môn Tiếng Việt nói chung và
phần tiếng Việt lớp 6 nói riêng trong chương trình THCS, cũng như hướng tới
việc đổi mới phương pháp dạy học tiếng Việt, dạy phân môn văn học và tập làm
1




văn nói chung, bản thân tôi luôn cố gắng tìm tòi và thử nghiệm để lựa chọn
những phương pháp dạy học mới, những kỹ thuật dạy học mới,… cho phù hợp
với đối tượng học sinh của mình. Trong quá trình đổi mới đó, tôi nhận thấy
phương pháp dạy học sử dụng bản đồ tư duy (BĐTD) rất phù hợp với bộ môn
Ngữ văn cũng như phân môn tiếng Việt 6. Việc sử dụng bản đồ tư duy vào đổi
mới phương pháp góp phần giảm bớt được tâm lý ngại học văn, khơi dậy trong
học sinh tình yêu, cái nhìn và tư duy mới về môn học. Vậy thế nào là phương
pháp dạy học bằng bản đồ tư duy? Cần sử dụng sơ đồ tư duy như thế nào khi dạy
phần tiếng Việt trong chương trình Ngữ văn 6 đạt hiệu quả? Hơn nữa, trong quá
trình công tác, tôi cũng ít thấy các đồng nghiệp có những SKKN chia sẻ liên
quan đến vấn đề sử dụng bản đồ tư duy trong dạy phân môn tiếng Việt 6. Với lý
do đó, tôi mạnh dạn viết SKKN: “ Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học phân
môn tiếng Việt, ngữ văn 6 – cấp THCS”.

2


II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Phần 1: Thực trạng của vấn đề
Nhân dân ta thường có câu: “Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt
Nam”. Ngữ pháp Việt Nam phong phú, đa dạng và cũng rất phức tạp. Tiếng Việt
là ngôn ngữ chung của người dân Việt Nam nhưng trong thực tế không phải ai
cũng nói và hiểu tiếng Việt một cách chuẩn xác. Muốn giao tiếp có hiệu quả, đòi
hỏi chúng ta cần có một vốn từ vựng phong phú, cần phải nắm chắc các quy tắc
ngữ pháp, cùng các quy tắc sử dụng từ ngữ trong từng trường hợp, tình huống,...
Và để giúp học sinh có được điều đó không một ai khác chính là người giáo viên
dạy bộ môn Ngữ văn trong đó có phân môn tiếng Việt.
Học tiếng Việt không chỉ hỗ trợ tích cực cho học sinh về kĩ năng viết bài

mà còn quan trọng trong việc sử dụng ngôn ngữ hiệu quả khi giao tiếp. Khi hiểu
cặn kẽ về đặc điểm cấu tạo, các hình thức cấu trúc tiếng Việt người học mới có ý
thức vận dụng linh hoạt khi giao tiếp, nếu dạy học không hiệu quả sẽ ảnh hưởng
không nhỏ tới việc sử dụng tiếng Việt của học sinh. Và để giúp học sinh hiểu
được, giáo viên nhất thiết phải đổi mới phương pháp dạy học, phải tìm tòi và
thiết kế nội dung bài giảng khoa học, lô gic, cô đọng,... phù hợp với đối tượng
học sinh. Với thời lượng 45 phút/ tiết học, giáo viên cần linh hoạt, chủ động để
làm sao vừa đảm bảo việc hình thành kiến thức mới lại vừa giúp học sinh vận
dụng để làm các bài tập thực hành. Phân môn tiếng Việt của sách giáo khoa hiện
hành có rất ít các tiết luyện tập riêng để củng cố kiến thức cho học sinh.
Là một giáo viên dạy văn cấp THCS, tôi trăn trở rất nhiều về thực trạng
học văn hiện nay, đặc biệt việc giảng dạy các đơn vị kiến thức liên quan đến
phân môn tiếng Việt. Nhiều giáo viên giảng dạy phân môn tiếng Việt chưa đạt
hiệu quả làm học sinh không có hứng thú tìm hiểu, học tập và hợp tác. Rất khó
tin rằng: một học sinh lớp 6 lớp 7 thậm chí lớp 8 phân tích cấu trúc ngữ pháp của
một câu đơn còn sai; không phân biệt được danh từ, động từ, tính từ;.... Giáo
viên đứng lớp cũng rất lúng túng trong việc giải quyết một đơn vị kiến thức tiếng
Việt, chưa tìm ra phương pháp, cách thức, kỹ thuật dạy học hợp lý để cuốn học
sinh vào bài giảng của mình. Việc dạy tiếng Việt tưởng chừng đơn giản nhưng
3


thật sự khó khăn. Một đơn vị kiến thức khó phải biến nó thành đơn giản, một bài
đơn giản những vẫn phải tạo được tính tò mò khám phá cho học sinh. Do đó
phương pháp mà người giáo viên vận dụng vào dạy các bài tiếng Việt phải linh
hoạt, có chiều sâu, khai thác và sử dụng hợp lý để học sinh phát hiện ra kiến thức
mới, đồng thời khơi lại được kiến thức cũ một cách chủ động sáng tạo, biết vận
dụng hiệu quả trong thực hành.
Thực tế, học sinh lớp 6 trường THCS Hùng Lô học phần tiếng Việt còn
yếu, các em còn thụ động, chưa tích cực học tập, chưa biết ghi nhớ kiến thức

trọng tâm một cách xâu chuỗi, khái quát. Về phía giáo viên, qua dự giờ thăm lớp
tôi nhận thấy đôi khi vẫn còn chậm đổi mới về phương pháp dạy học, còn nặng
sử dụng phương pháp thuyết trình,... rất ít giáo viên có sử dụng bản đồ tư duy
hoặc dạy cho học sinh các kỹ năng ghi nhớ tiếp nhận bài học bằng bản đồ tư
duy; nhiều giáo viên còn cho học sinh ghi nhiều nên chưa phát huy được tính
tích cực, chủ động và sáng tạo của các em; nói cách khác học sinh có hiểu bài
nhưng hiểu chưa sâu, chưa nắm được bản chất của vấn đề để vận dụng vào bài
tập, thực tế.
Từ thực trạng và một số nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng
học phân môn tiếng Việt trong Ngữ văn nói chung và học phân môn tiếng Việt 6
nói riêng ở trên, để khắc phục tôi thường xuyên tham khảo tài liệu hướng dẫn
đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy năng lực của học sinh; tìm
tòi và áp dụng khái quát hóa các nội dung bài học bằng cách sử dụng bản đồ tư
duy giúp học sinh ghi nhớ được nhanh hơn, hiệu quả hơn,… Qua quá trình
nghiên cứu, áp dụng tôi thấy việc sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học là rất cần
thiết và giáo viên nên làm thường xuyên. Qua việc sử dụng đó, tôi thấy đây cũng
là một phương pháp đổi mới dạy học vì đó là phương pháp trình bày ý tưởng
bằng hình ảnh, giúp não bộ phát huy tối đa khả năng ghi nhớ, giúp người tư duy
tìm ra phương pháp hữu hiệu nhất để giải quyết vấn đề một cách tối ưu. Đây
cũng là một phương pháp giúp học sinh nâng cao cách ghi chép. Bằng cách dùng
giản đồ ý, tổng thể của vấn đề được chỉ ra dưới dạng một hình trong đó các đối
tượng thì liên hệ với nhau bằng các đường nối. Với cách thức đó, các dữ liệu
4


được ghi nhớ và nhìn nhận dễ dàng và nhanh chóng hơn. Từ đó, hiệu quả ghi
nhớ bài học cao hơn; các em hứng thú học tập, thích sáng tạo, đổi mới, khám
phá và hiệu quả giảng dạy phân môn tiếng Việt cũng tăng cao.
Phần 2: Các biện pháp giải quyết vấn đề:
Chương I : Một số vấn đề chung về bản đồ tư duy:

1. Khái niệm và sự ra đời của bản đồ tư duy:
Vào những năm 60 của thế kỉ trước, lí thuyết về bản đồ tư duy lần đầu tiên
xuất hiện gắn với cái tên Tony Buzan đã tạo được tiếng vang lớn.
Bản đồ tư duy (Mind Map) còn gọi là sơ đồ tư duy hay lược đồ tư duy là
hình thức ghi chép nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, tóm tắt những ý
chính của một nội dung, hệ thống hoá một chủ đề … bằng cách kết hợp sử dụng
hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích cực. Bản đồ tư duy
phản ánh khả năng tư duy, tổng hợp và phát triển ý của người thực hiện.
Phương pháp này, giúp ta khai thác khả năng ghi nhớ và liên hệ các dữ
kiện lại với nhau bằng cách sử dụng màu sắc, một cấu trúc cơ bản được phát
triển rộng ra từ trung tâm, chúng dùng các đường kẻ, các biểu tượng, từ ngữ và
hình ảnh theo một bộ các quy tắc đơn giản, cơ bản, tự nhiên và dễ hiểu. Với một
bản đồ tư duy, một danh sách dài những thông tin đơn điệu có thể biến thành
một bản đồ đầy màu sắc, sinh động, dễ nhớ, được tổ chức chặt chẽ. Nó kết hợp
nhịp nhàng với cơ chế hoạt động tự nhiên của não chúng ta. Việc nhớ và gợi lại
thông tin sau này sẽ dễ dàng, đáng tin cậy hơn so với khi sử dụng kỹ thuật ghi
chép truyền thống.
2. Tác dụng của bản đồ tư duy:
Với cách thể hiện gần như cơ chế hoạt động của bộ não, bản đồ tư duy sẽ
giúp con người trên nhiều mặt.
2.1. Bản đồ tư duy tận dụng được các nguyên tắc của trí nhớ siêu đẳng:
a/ Sự hình dung: BĐTD có rất nhiều hình ảnh để bạn hình dung về kiến
thức cần nhớ. Đây là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất của trí nhớ
siêu đẳng. Đối với não bộ, BĐTD giống như một bức tranh lớn đầy hình ảnh
màu sắc phong phú hơn là một bài học khô khan, nhàm chán.
5


b/ Sự liên tưởng, tưởng tượng: BĐTD hiển thị sự liên kết giữa các ý tưởng
một cách rất rõ ràng.

c/ Làm nổi bật sự việc: Thay cho những từ ngữ tẻ nhạt đơn điệu, BĐTD
cho phép giáo viên và học sinh làm nổi bật các ý tưởng trọng tâm bằng việc sử
dụng những màu sắc, kích cỡ, hình ảnh đa dạng. Hơn nữa, việc BĐTD dùng rất
nhiều màu sắc khiến giáo viên và học sinh phải vận dụng trí tưởng tượng sáng
tạo đầy phong phú của mình. Nhưng đây không chỉ là một bức tranh đầy màu
sắc sặc sỡ thông thường, BĐTD giúp tạo ra một bức tranh mang tính lý luận, liên
kết chặt chẽ về những gì được học.
2.2. Bản đồ tư duy để hỗ trợ học tập, phát triển tư duy lôgic:
Học sinh tự có thể sử dụng bản đồ tư duy để hỗ trợ việc tự học ở nhà: Tìm
hiểu trước bài mới, củng cố, ôn tập kiến thức bằng cách vẽ bản đồ tư duy trên
giấy, … hoặc để tư duy một vấn đề mới, qua đó phát triển khả năng tư duy lôgic,
củng cố khắc sâu kiến thức, kĩ năng ghi chép.
Việc học sinh tự vẽ bản đồ tư duy có ưu điểm là phát huy tối đa tính sáng
tạo của học sinh, phát triển năng khiếu hội họa, sở thích của học sinh, các em tự
do chọn màu sắc (xanh, đỏ, vàng, tím,…), đường nét (đậm, nhạt, thẳng, cong…),
các em tự “sáng tác” nên trên mỗi bản đồ tư duy thể hiện rõ cách hiểu, cách trình
bày kiến thức của từng học sinh và qua đó các em sẽ yêu quí, trân trọng “tác
phẩm” của mình.
2.3. Tiết kiệm thời gian, công sức:
Nhờ vào việc tận dụng những từ khóa và hình ảnh sáng tạo, một khối
lượng kiến thức dài vài trang giấy có thể được ghi chú hết sức cô đọng chỉ trong
một trang, mà không bỏ sót bất kì một thông tin quan trọng nào. Tác dụng này có
hiệu quả tối đa khi chúng ta sử dụng bản đồ tư duy trong việc khái quát, hệ thống
hóa kiến thức đã được học của học sinh. Khi cần phải hệ thống kiến thức của
chương sách dài 20 trang chúng ta chỉ cần cụ thể qua 2-3 trang bản đồ tư duy.
Những người khác có thể mất một tiếng hoặc hơn thế nữa để hoàn tất việc ôn lại
cùng một chương sách mà vẫn có thể bỏ sót thông tin trong khi chúng ta chỉ cần
20 phút để ôn lại toàn bộ kiến thức một cách hoàn chỉnh. Như vậy, so sánh với
6



cách học truyền thống, bản đồ tư duy có những ưu thế vượt trội giúp chúng ta
tiết kiệm được nhiều thời gian công sức mà vẫn đạt hiệu quả như mong muốn.
2.4. Sử dụng rộng rãi, hiệu quả và dễ dàng ở mọi lĩnh vực:
Bản đồ tư duy được sử dụng rộng rãi, hiệu quả và dễ dàng ở mọi lĩnh vực
như: học tập, nghiên cứu, thuyết trình, kinh doanh, các hoạt động kinh tế, chính
trị, xã hội… Hầu hết các tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới hiện nay đều sử dụng
bản đồ tư duy như là một phương pháp củng cố, hệ thống, tìm ra cách thức, giải
pháp nâng cao năng suất và hiệu quả công việc cho tập đoàn của mình.
3. Cách thiết kế bản đồ tư duy:
Trong cuốn Lập bản đồ tư duy của tác giả Tony Buzan, ông đã chỉ ra 7
bước để tạo lập một bản đồ tư duy thông thường. Tuy nhiên để có thể hiểu một
cách ngắn gọn và dễ nhất, tôi xin thu gọn 7 bước trên thành 4 bước cơ bản sau:
- Bước 1: Vẽ chủ đề trung tâm trên một mảnh giấy (đặt nằm ngang) hoặc
trên máy.
+ Người vẽ sẽ bắt đầu từ trung tâm với hình ảnh của chủ đề. Hình ảnh có thể
thay thế cho cả ngàn từ và giúp chúng ta sử dụng tốt hơn trí tưởng tượng của
mình. Sau đó có thể bổ sung từ ngữ vào hình vẽ chủ đề nếu chủ đề không rõ
ràng.
+ Nên sử dụng màu sắc vì màu sắc có tác dụng kích thích não như hình ảnh.
+ Có thể dùng từ khó, kí hiệu, câu danh ngôn, câu nói nào đó gợi ấn tượng sâu
sắc về chủ đề.
- Bước 2: Vẽ thêm các tiêu đề phụ vào chủ đề trung tâm
+ Tiêu đề phụ có thể viết bằng chữ in hoa nằm trên các nhánh to để làm nổi bật.
+ Tiêu đề phụ được gắn với trung tâm.
+ Tiêu đề phụ nên được vẽ chéo góc để nhiều nhánh phụ khác có thể được vẽ tỏa
ra một cách dễ dàng.
- Bước 3: Trong từng tiêu đề phụ vẽ thêm các ý chính và các chi tiết hỗ trợ.
+ Khi vẽ các ý chính và chi tiết hỗ trợ chỉ nên tận dụng các từ khóa và hình ảnh.
+ Nên dùng những biểu tượng, cách viết tắt để tiết kiệm không gian vẽ và thời

gian.
7


+ Mỗi từ khóa, hình ảnh nên được vẽ trên một đoạn gấp khúc riêng trên nhánh.
Trên mỗi khúc nên chỉ có tối đa một từ khóa.
+ Sau đó nối các nhánh chính cấp 1 đến hình ảnh trung tâm, nối các nhánh cấp 2
đến các nhánh cấp 1, nối các nhánh cấp 3 đến các nhánh cấp 2…bằng đường kẻ.
Các đường kẻ càng gần trung tâm thì càng được tô đậm hơn.
+ Nên dùng các đường kẻ cong thay vì các đường kẻ thẳng vì đường kẻ cong
được tổ chức rõ ràng sẽ thu hút sự chú ý của mắt nhiều hơn.
+ Tất cả các nhánh tỏa ra cùng một điểm nên có cùng một màu. Chúng ta thay
đồi màu sắc khi đi từ ý chính ra đến các ý phụ cụ thể hơn.
- Bước 4: Chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện BĐTD. Ở bước này GV vẽ trang
trí màu sắc, font chữ, tích hợp thêm hình ảnh để minh hoạ, giúp cho bài giảng
thêm sinh động, hấp dẫn.
Bản đồ tư duy sẽ hỗ trợ tích cực nhất cho GV và HS khi dạy – học các bài
nghiên cứu kiến thức mới, bài ôn tập, tổng kết, hoặc luyện tập củng cố, hệ thống
hoá kiến thức sau mỗi bài, mỗi phần…
Chương 2: Thực hiện sử dụng bản đồ tư duy vào dạy tiếng Việt 6 cấp THCS:
1. Đặc điểm các bài tiếng Việt lớp 6:
Như đã nói, tiếng Việt có vị trí và vai trò vô cùng quan trọng trong việc
học môn Ngữ văn cũng như trong đời sống hàng ngày. Là một bộ phận của tiếng
Việt, tiếng Việt lớp 6 cũng góp phần hoàn thiện vai trò đó. Tiếp nối phần luyện
từ và câu trong chương trình tiếng Việt bậc Tiểu học, phần tiếng Việt lớp 6
không chỉ nhắc lại mà còn đi sâu vào tìm hiểu các đơn vị kiến thức về từ, cụm
từ, câu, dấu câu,... giúp học sinh hoàn thiện dần kiến thức về từ ngữ và ngữ pháp
tiếng Việt đồng thời tăng khả năng sử dụng tiếng Việt trong học tập và đời sống
hàng ngày. Với hai đơn vị kiến thức chính: Từ và Câu, phần tiếng Việt 6 giữ vai
trò làm cơ sở, nền tảng cho việc học và sử dụng tiếng Việt cho các lớp tiếp theo.

Để có cái nhìn tổng quan về chương trình tiếng Việt 6, chúng tôi xin hệ
thống lại các tiết học của học phần này. Trong 140 tiết học của môn Ngữ văn
(Theo Phân phối chương trình Ngữ văn lớp 6 hiện hành của Bộ GD&ĐT) có 34
8


tiết Tiếng Việt, 1 tiết Ôn tập tổng hợp (bao gồm cả ba học phần Văn học – Tiếng
Việt – Tập làm văn). Cụ thể như sau:
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21

22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34

NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
HỌC KÌ I
Từ và cấu tạo từ Tiếng Việt
Từ mượn
Nghĩa của từ
Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ
Chữa lỗi dùng từ
Chữa lỗi dùng từ (tiếp)
Danh từ
Danh từ (tiếp)
Cụm danh từ
Kiểm tra Tiếng Việt
Số từ và lượng từ
Trả bài kiểm tra Tiếng Việt
Chỉ từ
Động từ

Cụm động từ
Tính từ và cụm tính từ
Ôn tập Tiếng Việt
HỌC KÌ II
Phó từ
So sánh
So sánh ( tiếp )
Nhân hoá
Ẩn dụ
Hoán dụ
Các thành phần chính của câu
Câu trần thuật đơn
Câu trần thuật đơn có từ là
Câu trần thuật đơn không có từ là
Kiểm tra Tiếng Việt
Chữa lỗi về chủ ngữ, vị ngữ
Chữa lỗi về chủ ngữ, vị ngữ (tiếp)
Trả bài kiểm tra Tiếng Việt
Ôn tập về dấu câu: dấu hỏi, dấu chấm hỏi, dấu chấm than
Ôn tập về dấu câu (dấu phẩy)
Tổng kết phần Tiếng Việt

Nhìn vào bảng thống kê ở trên có thể thấy số bài lí thuyết hình thành kiến
thức mới chiếm đa số, số bài ôn tập có rất ít ( 4 bài trong đó có 2 bài ôn tập
9


riêng: Ôn tập về dấu câu: dấu hỏi, dấu chấm hỏi, dấu chấm than; Ôn tập về dấu
câu (dấu phẩy) và 2 tiết ôn tập chung: Ôn tập Tiếng Việt; Tổng kết phần Tiếng
Việt). Đối với các bài dạy lí thuyết có nhiều phần kiến thức học sinh cần nắm

vững, nếu không nắm vững học sinh sẽ dễ nhầm lẫn kiến thức giữa các bài, hiểu
chung chung, mơ hồ. Còn các tiết ôn tập thì rất ít mà lượng kiến thức trong một
tiết là tương đối nhiều, đòi hỏi giáo viên cần có phương pháp ôn tập phù hợp để
hệ thống kiến thức cho học sinh một cách rõ ràng, dễ hiểu và giúp các em có khả
năng ghi nhớ nhanh và lâu. Vì vậy sử dụng bản đồ tư duy để khái quát lại kiến
thức của các bài một cách rõ ràng, dễ hiểu nhất là điều rất cần thiết và phù hợp
khi dạy tiếng Việt.
Ví dụ: Dạy bài “Từ và cấu tạo từ Tiếng việt”:
* Cách dùng lời và dạy thường: “Từ chỉ gồm một tiếng là từ đơn. Từ gồm
nhiều tiếng là từ phức. Những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có
quan hệ với nhau về nghĩa được gọi là từ ghép. Còn những từ phức có quan hệ
láy âm giữa các tiếng được gọi là từ láy.
* Cách dùng bản đồ tư duy: Mức độ cụ thể (phức tạp) hay sơ lược (đơn
giản) trong nội dung của sơ đồ tùy thuộc vào dụng ý của người tạo lập. Chẳng
hạn, với nội dung trên, ta cũng có thể cụ thể hoá bằng việc cung cấp một cách
chi tiết hơn, đầy đủ hơn nội dung cho mỗi nhánh của sơ đồ.
So sánh hai cách thể hiện nội dung bài học: “Từ và cấu tạo từ củaTiếng
Việt” như trên, dùng lời và dùng bản đồ tư duy, chúng ta thấy rõ là cách dùng lời
chủ yếu mới tập trung cung cấp cho học sinh những khái niệm khoa học, còn
mối quan hệ giữa các khái niệm trong ngôn ngữ như đã bị nhoà đi. Dùng bản đồ
tư duy các em hứng thú hơn so với những tiết học dùng lời mà không dùng bản
đồ như đã nêu ở phần so sánh trên.
2. Giáo viên sử dụng BĐTD để hỗ trợ quá trình dạy học:
2.1. Sử dụng bản đồ tư duy để huớng dẫn học sinh lập kế hoạch học tập:
GV tiến hành khi hướng dẫn học sinh tự học ở nhà, chuẩn bị bài mới
nhằm rèn luyện tính tự giác, chuyên cần và chủ động trong học tập giúp tăng
tính hiệu quả, sau khi kết thúc một bài học trên lớp. GV chiếu màn hình bài tập
10



về nhà, định hướng cho học sinh phác thảo đề cương của bài sẽ học bằng BĐTD
về những nội dung liên quan như : khái niệm, đặc điểm, cấu tạo …
Ví dụ: Sau khi dạy văn bản “Thánh Gióng” ( Ngữ văn 6 tập 1), tiết tiếp
theo là bài “ Từ mượn”. GV có thể hướng cho học sinh phác thảo đề cương của
bài sẽ học bằng sơ đồ tư duy nội dung như sau:

Qua bản đồ minh họa trên, học sinh sẽ chủ động hơn trong việc học bài và
chuẩn bị bài mới.
2.2. Sử dụng bản đồ tư duy trong kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra bài cũ là một hoạt động thường xuyên và liên tục trong các tiết
học. Thông qua hoạt động kiểm tra bài cũ, giáo viên sẽ đánh giá ý thức và năng
lực học tập của học sinh. Hoạt động này thường diễn ra vào khoảng 5 – 7 phút
đầu mỗi tiết học. Hình thức kiểm tra có thể là hỏi – đáp các câu lí thuyết thông
thường hoặc cho bài tập để học sinh lên bảng trình bày. Nội dung kiểm tra:
những đơn vị kiến thức của bài cũ, thường là kiến thức của bài học tiết trước.
Ngoài cách kiểm tra bài cũ theo lối truyền thống như trên, giáo viên hoàn toàn
có thể sử dụng bản đồ tư duy vào hoạt động này. Giáo viên có thể sử dụng một
trong hai cách:
Cách 1: Yêu cầu học sinh tạo bản đồ tư duy để nhắc lại các kiến thức của
bài học trước (đối với câu hỏi lí thuyết) hoặc giải bài tập (đối với câu hỏi vận
dụng), yêu cầu có giải thích/thuyết trình.

11


Cách 2: Giáo viên đưa ra bản đồ tư duy khuyết và yêu cầu học sinh hoàn
thiện. Đối với việc yêu cầu học sinh tự tạo bản đồ tư duy, mặc định học sinh đã
có kiến thức về lí thuyết bản đồ tư duy, đã qua làm quen và thực hành tạo bản đồ
tư duy, khi đó vai trò của giáo viên sẽ thể hiện ở hai bước: Một là: giáo viên sẽ
là người lựa chọn nội dung câu hỏi để việc sử dụng bản đồ tư duy được diễn ra

thuận lợi và phù hợp. Hai là: giáo viên sẽ đánh giá bản đồ tư duy mà học sinh
tạo. Đối với việc yêu cầu học sinh hoàn thiện bản đồ tư duy khuyết cho sẵn thì
nhiệm vụ của giáo viên không được thể hiện nhiều trên lớp. Khi đưa ra một bản
đồ tư duy khuyết có nghĩa là giáo viên đã phải chuẩn bị bản đồ tư duy đó trong
quá trình soạn bài ở nhà.

2.3. Dùng bản đồ tư duy để dạy bài mới:
Giáo viên đưa ra một từ khoá để nêu kiến thức của bài mới rồi yêu cầu
học sinh vẽ BĐTD bằng cách đặt câu hỏi, gợi ý cho các em để các em tìm ra các
từ liên quan đến từ khoá đó và hoàn thiện BĐTD. Qua BĐTD đó sẽ giúp học
sinh nắm được kiến thức bài học một cách dễ dàng hơn.
Ví dụ 1: Khi học bài “ So sánh”, đầu giờ giáo viên cho từ khoá “ So sánh”
rồi yêu cầu học sinh vẽ BĐTD bằng cách đặt câu hỏi gợi ý cho các em để các
em có thể vẽ tiếp các nhánh con và bổ sung dần các ý nhỏ (nhánh con cấp 2, cấp
3…), sau khi các nhóm HS vẽ xong, cho một số em lên trình bày trước lớp để
các học sinh khác bổ sung ý. Giáo viên kết luận qua đó giúp các em tự chiếm
lĩnh kiến thức một cách nhẹ nhàng, tự nhiên nhưng rất hiệu quả, đồng thời kích
thích hứng thú học tập của học sinh.

12


Sau mỗi bài học, giáo viên hướng dẫn, gợi ý để học sinh tự hệ thống kiến
thức trọng tâm, kiến thức cần nhớ của bài học bằng cách vẽ BĐTD. Mỗi bản đồ
tư duy được lập trên giấy sẽ kẹp lại thành tập. Việc làm này sẽ giúp các em dễ
ôn tập, xem lại kiến thức khi cần một cách nhanh chóng, dễ dàng.
Ví dụ 2: Khi học bài “ Số từ và lượng từ”, đầu giờ giáo viên cho từ khoá
“ Lượng từ” rồi yêu cầu học sinh vẽ BĐTD bằng cách đặt câu hỏi gợi ý cho
các em để các em có thể vẽ tiếp các nhánh con và bổ sung dần các ý nhỏ
(nhánh con cấp 2, cấp 3…), sau khi các nhóm HS vẽ xong, cho một số em lên

trình bày trước lớp để các học sinh khác bổ sung ý. Giáo viên kết luận qua đó
giúp các em tự chiếm lĩnh kiến thức một cách nhẹ nhàng, tự nhiên nhưng rất
hiệu quả, đồng thời kích thích hứng thú học tập của học sinh.
Bản đồ minh hoạ:

Bản đồ tư duy bài “Số từ và lượng từ” - Ngữ Văn 6
2.4. Sử dụng bản đồ tư duy để luyện tập củng cố:

13


Ví dụ 3: Khi học bài “ Danh từ” – Ngữ Văn 6 – tập 1 - Với nhóm các bài
tập 1,2,3 trong phần luyện tập của bài 8 SGK, Trang 87, sách Ngữ văn 6, tập 1
có nội dung như sau:
1. Liệt kê một số danh từ chỉ sự vật mà em biết. Đặt câu với một trong những
danh từ ấy.
2. Liệt kê các loại từ:
a) Chuyên dùng trước danh từ chỉ người, Ví dụ : Ông, bà, cô...
b) Chuyên dùng trước danh từ chỉ đồ vật, Ví dụ: Cái, bức, cơn, giấc...
3. Liệt kê các danh từ:
a) Chỉ đơn vị quy ước chính xác, Ví dụ: Mét, ki- lô- gam, lít,...
b) Chỉ đơn vị quy ước chừng , Ví dụ: Nắm, mớ, đàn....
Nếu xét riêng từng bài tập trên thì việc lập bản đồ tư duy là không cần
thiết vì nội dung bài tập rất đơn giản. Nhưng nếu nhìn tổng quát, cả ba bài tập
này đều có liên quan đến việc thống kê lại các tiểu loại khác nhau trong sự phân
chia của danh từ. Vì vậy việc gộp 3 bài tập này vừa giúp học sinh nhớ lại cách
phân chia tiểu loại để củng cố lý thuyết mới học vừa có kết quả của bài tập. Sơ
đồ tư duy của ba bài tập này có thể là:

2.5. Sử dụng bản đồ tư duy để dạy bài ôn tập, tổng kết Tiếng Việt

- Ví dụ 1: Khi dạy ôn tập Tiếng Việt phần (từ loại, cụm từ) , giáo viên tổ
chức cho học sinh vẽ bản đồ tư duy sau mỗi bài học để mỗi em có một tập bản
đồ tư duy về các từ loại Tiếng Việt: danh từ, động từ, tính từ, số từ, lượng từ, chỉ
từ…. Sau khi có một học sinh hoặc một nhóm học sinh vẽ xong sơ đồ tư duy sẽ
14


cho một học sinh khác, nhóm khác nhận xét, bổ sung… Có thể cho học sinh vẽ
thêm các đường, nhánh khác và ghi thêm các chú thích… rồi thảo luận chung
trước lớp để hoàn thiện, nâng cao kĩ năng vẽ sơ đồ tư duy cho các em.

Ví dụ 2 : Khi dạy phần tổng kết phần tiếng Việt, để củng cố những kiến
thức đã học ở học kì 1 và kì 2 về tiếng Việt giáo viên tổ chức cho học sinh vẽ sơ
đồ tư duy để mỗi em có một tập sơ đồ tư duy về tiếng Việt: Các từ loại, các phép
tu từ, các kiểu câu và các dấu câu đã học. Sau khi học sinh vẽ xong sơ đồ tư duy
rồi thảo luận để hoàn thiện, nâng cao kĩ năng vẽ sơ đồ tư duy.

Bản đồ tư duy bài “Tổng kết phần tiếng Việt” - Ngữ Văn 6
Dưới đây là giáo án minh họa cho việc sử dụng bản đồ tư duy khi dạy
phân môn tiếng Việt trong chương trình Ngữ văn 6, tại lớp 6 A năm học
2016 - 2017
Tiết 134:

TỔNG KẾT PHẦN TIẾNG VIỆT
15


I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
Củng cố và hệ thống hoá kiến thức tiếng Việt đã học trong cả năm lớp 6:

- Danh từ, Động từ, Tính từ; cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ
- Các thành phần chính của câu.
- Các kiểu câu.
- Các phép nhân hóa, so sánh, ẩn dụ, hoán dụ.
- Dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu phẩy.
2. Kĩ năng:
- Nhận ra từ loại và các phép tu từ.
- Chữa được các lỗi về câu và dấu câu.
3. Thái độ:
- Ham mê học tập, có ý thức chuẩn bị bài ôn tập.
- Giáo dục học sinh biết yêu quý và sử dụng đúng tiếng Việt.
* Phát triển năng lực:
- Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực tư duy sáng tạo.
- Năng lực hợp tác.
- Năng lực tự quản bản thân.
- Năng lực giao tiếp TV. .
II. Tài liệu và phương tiện:
1. Giáo viên: - SGK, giáo án ; Máy chiếu, Giấy khổ lớn.
2. Học sinh: - Ôn lại kiến thức phần Tiếng Việt.
III. Tiến trình dạy học:
Sĩ số lớp 6A: ……………...
1. Giới thiệu bài mới: Để củng cố kiến thức về tiếng Việt mà các em đã được
học trong cả năm học lớp 6, tiết học này các em sẽ cùng cô tổng kết các phần
kiến thức đã học..
2. Dạy học bài mới:
Hoạt động của GV

Nội dung chính
16



và HS
* Hoạt động 1: Củng cố kiến thức lý thuyết.
- Mục tiêu: Học sinh củng cố kiến thức về từ loại, cụm từ, các biện pháp tu từ,
các kiểu câu, dấu câu.
- Cách tiến hành:
Giáo viên cho sẵn một

I. Lý thuyết:

bản đồ tư duy khuyết

1. Hệ thống hóa kiến thức về từ và cấu tạo từ

- Học sinh trả lời

- Bản đồ tư duy khuyết:

- Học sinh trong lớp
nhận xét.
- Giáo viên đánh giá,
chốt kiến thức

- Từ là đơn vị cấu tạo nên câu.
Ví dụ: Tôi/đi/học. (3 từ)
+ Từ đơn là từ chỉ có 1 tiếng
Ví dụ: bàn, ghế, ngủ...
+ Từ phức là từ gồm 2 tiếng trở lên.
Ví dụ: Hà Nội, hoa quả...

 Từ ghép: là những từ có 2 tiếng trở lên có
quan hệ với nhau về mặt nghĩa.
Ví dụ: nhà cửa, xanh lam...
 Từ láy: là những từ có 2 tiếng trở lên có quan
hệ với nhau về mặt âm
* Thảo luận:

Ví dụ: lao xao, lác đác

- Giáo viên chuyển
giao nhiệm vụ: chia
17


lớp làm 4 nhóm, các
nhóm trả lời và khái
quát kiến thức bằng
bản đồ tư duy
+ Nhóm 1: hoàn
thành bản đồ tư duy
cho sẵn
? Kể tên các từ loại đã

2. Hệ thống hóa kiến thức về từ loại và cụm từ

học?

- Từ loại đã học: danh từ, động từ, tính từ, số từ,

? Những từ loại nào có lượng từ, chỉ từ, phó từ.

thể mở rộng thành cụm

- Những từ loại có thể mở rộng thành cụm từ:

từ?

+ Danh từ -> Cụm danh từ
+ Động từ -> Cụm động từ

+ Nhóm 2:

+ Tính từ -> Cụm tính từ

? Nhắc lại các biện

- Bản đồ tư duy về các từ loại đã học:

pháp tu từ và mỗi loại
cho 1 ví dụ

3. Hệ thống hóa các kiến thức các phép tu từ về từ
+ So sánh:
Ví dụ: Mặt trăng tròn như cái đĩa
+ Nhân hóa:
Ví dụ: Những chú gà con đang theo mẹ đi kiếm ăn.
+ Ẩn dụ:
Ví dụ:

Người cha mái tóc bạc
18



Đốt lửa cho anh nằm
+ Hoán dụ:
Ví dụ:

Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đã cũng thành cơm

- Bản đồ tư duy về các biện pháp tu từ:

+ Nhóm 3:
? Nhắc lại các kiến

4. Hệ thống hóa kiến thức về câu

thức về câu: các kiểu

- Có 3 loại câu đã học ở lớp 6:

câu học ở lớp 6 và các

+ Câu trần thuật đơn

thành phần chính của

Ví dụ: Mưa rơi

câu?


+ Câu trần thuật đơn có từ là:
Ví dụ: Tôi là bạn cô ấy.
+ Câu trần thuật đơn không có từ là:
Ví dụ: Cô ấy đang khóc.
- Các thành phần chính của câu:
19


+ Chủ ngữ:
Mưa/Tôi/Cô ấy
+ Vị ngữ:
+ Nhóm 4:

rơi/là bạn cô ấy/đang khóc

? Nhắc lại các dấu câu
đã học và nêu công

5. Các dấu câu đã học:

dụng?

- Dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm hỏi, dấu chấm than.

GV dùng BĐTD để
nhắc lại kiến thức
- Học sinh thực hiện
nhiệm vụ, phân công
người trình bày
- Học sinh báo cáo và

thảo luận
- Giáo viên nhận xét,
đánh giá và chốt kiến
thức bằng các BĐTD
* Hoạt động 2: Luyện tập
- Mục tiêu: Học sinh vận dụng lý thuyết để giải quyết các bài tập
- Cách tiến hành:
GV đưa bảng phụ bài
tập 1, bài tập 2.
- Học sinh lên bảng tự
làm.
GV yêu cầu học sinh
dùng BĐTD để giải
bài tập 2

II. Luyện tập:
Bài tập 1: Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu
sau:
a. Dưới gốc tre, những mầm măng đang nhú lên.
b. Những đàn thiên nga lông trắng muốt đang bơi lội
tung tăng.
c. Lao động là vinh quang.
Bài tập 2: Tìm và chỉ ra tác dụng của các biện pháp
ẩn dụ trong ví dụ dưới đây:
a. Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
20


(Trích Viếng lăng Bác – Viễn Phương)

b. Thuyền về có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.
(Ca dao)
3. Luyện tập, củng cố:
Vẽ sơ đồ phân loại Danh từ? Động từ? Tính từ?
4. Hoạt động tiếp nối:
- Ôn tập toàn bộ kiến thức, chuẩn bị kiểm tra cuối năm.
- Bài tập về nhà: Tìm và sửa lỗi:
a. Quyển sách Nam mới mua này.
b. Trong một ngày thuộc được mười từ tiếng Anh
c. Thông qua Vợ nhặt đã cho ta thấy.
d. Vì chồng nó thích ăn kem.
e. Cha mẹ học sinh rất lo lắng.
h. Cho mười điểm.
5. Dự kiến kiểm tra đánh giá: kết hợp trong giờ.
Phần 3. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Qua quá trình thực nghiệm sử dụng BĐTD vào việc dạy phân môn Tiếng
Việt lớp 6, tôi thấy bước đầu có những kết quả khả quan:
Học sinh hiểu bài nhanh hơn, hiệu quả hơn. Đa số các em học sinh khá,
giỏi đã biết sử dụng bản đồ tư duy để ghi chép bài, tổng hợp kiến thức môn học.
Một số học sinh trung bình đã biết dùng sơ đồ tư duy để củng cố kiến thức bài
học ở mức đơn giản. Học sinh rất hào hứng trong việc ứng dụng bản đồ tư duy
để ghi chép bài nhanh và nắm chắc kiến thức bài học. Qua thực tiễn vận dụng
giảng dạy tôi thấy lớp học sôi động hơn rất nhiều so với khi không áp dụng.
Tôi xin mô tả về khả năng tiếp thu, hiểu bài và bài làm của học sinh khi sử
dụng và không vận dụng BĐTD vào dạy Tiếng việt:
- Thống kê xếp loại điểm bài làm kiểm tra Tiếng Việt 1 tiết lớp 6A, 6C năm học
2016- 2017 (kiểm tra trên cùng 1 đề):
Lớp


Nội dung

Giỏi
SL TL
21

Khá
SL
TL

Trung bình
SL
TL

Dưới TB
SL TL


6A
Thực nghiệm.
(31 HS)
6C
Đối chứng
(31 HS)

Áp dụng
BĐTD
Không áp
dụng BĐTD


3

9,7% 11

35,5% 12

38,7% 5

16,1%

1

3,2% 8

25,8% 15

48,4% 7

22,6%

Trong đó bậc xếp loại tương ứng với khoảng điểm như sau:
- Giỏi: từ 9 đến 10 điểm

- Khá: từ 7 đến 8 điểm

- Trung bình: từ 5 đến 6 điểm

- Dưới trung bình: dưới 5 điểm

Như vậy, nhìn vào bảng thống kê chúng ta có thể thấy tỉ lệ học sinh đạt

điểm khá, giỏi ở lớp 6A nhiều hơn tỉ lệ học sinh đạt điểm khá, giỏi ở lớp 6C. Với
kết quả thu được ở trên, có thể thấy việc sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học
tiếng Việt là hiệu quả, phát huy được khả năng sáng tạo, tư duy của học sinh và
nâng cao chất lượng giáo dục.

22


III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:
1. Kết luận:
Sau một thời gian ứng dụng BĐTD trong đổi mới phương pháp dạy học nói
chung và đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn nói riêng, tôi thấy bước
đầu có những kết quả khả quan. Tôi đã nhận thức được vai trò tích cực của ứng
dụng BĐTD trong hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy học. Biết sử dụng BĐTĐ để
dạy bài mới, củng cố kiến thức bài học, tổng hợp kiến thức chương, phần. Học
sinh hiểu bài nhanh hơn, hiệu quả hơn. Đa số các em học sinh khá, giỏi đã biết
sử dụng BĐTD để ghi chép bài, tổng hợp kiến thức môn học. Một số HS trung
bình đã biết dùng BĐTD để củng cố kiến thức bài học ở mức đơn giản. Đối với
môn Ngữ Văn, học sinh rất hào hứng trong việc ứng dụng BĐTD để ghi chép
bài nhanh, hiệu quả, đặc biệt là trong học tiếng Việt.
2. Kiến nghị:
2.1/ Đối với Ban Giám hiệu, tổ chuyên môn:
Cần tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề về sử dụng bản đồ tư duy trong
dạy học, đầu tư cơ sở vật chất để hỗ trợ cho giáo viên sử dụng thiết bị dạy học.
2.2/ Đối với giáo viên dạy môn Ngữ Văn:
- Nghiên cứu kĩ bài giảng, lựa chọn bài học phù hợp với sử dụng bản đồ
tư duy.
- Chuẩn bị chu đáo các thiết bị dạy học cần thiết để học sinh có trực quan
theo dõi, các em dễ hiểu, dễ nhớ và có kĩ năng vận dụng tốt trong học tập.
Trên đây là những kinh nghiệm của bản thân được rút ra từ thực tế giảng

dạy và áp dụng sử dụng BĐTD tại trường THCS Hùng Lô. Qua sự nỗ lực của
bản thân và sự giúp đỡ của đồng nghiệp có thể vẫn không tránh khỏi những thiếu
sót. Vì vậy, tôi rất mong được đón nhận những ý kiến đóng góp chân thành của
các đồng nghiệp để sáng kiến này của tôi dần dần hoàn thiện hơn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hùng Lô , Ngày 05 tháng 11 năm 2017
Người viết
Nguyễn Thị Dinh

23


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng môn Ngữ Văn Trung học
cơ sở – NXB Giáo dục.
2. Sách giáo viên, sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập 1, NXB Giáo dục.
3. Sách giáo viên, sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập 2, NXB Giáo dục.
4. Sách giáo viên, sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 2, NXB Giáo dục.
5. Tài liệu tập huấn chuyên môn do Sở Giáo dục đào tạo tổ chức.
6. Tony Buzan - Sơ đồ tư duy trong công việc – NXB Lao động – Xã hội
7. Trần Đình Châu, Sử dụng Sơ đồ tư duy – một biện pháp hiệu quả hỗ trợ học
sinh học tập môn toán- Tạp chí Giáo dục, kì 2- tháng 9/2009.
8. www.mind-map.com (trang web chính thức của Tony Buzan).

24



×