Tải bản đầy đủ (.pdf) (199 trang)

Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn miền Đông Nam Bộ - Tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.31 MB, 199 trang )

zVIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

HUỲNH THỊ HOA

TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KHIỂN PHƯƠNG TIỆN
GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN MIỀN ĐÔNG NAM BỘ:
TÌNH HÌNH, NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA

Ngành: Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm
Mã số: 9.38.01.05

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS HỒ SỸ SƠN

HÀ NỘI - 2018


MỤC LỤC
Trang
1
8
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước
8
Tình hình nghiên cứu ở trong nước
14
Đánh giá tình hình nghiên cứu và những vấn đề đặt ra nghiên cứu trong
22


luận án
26
Chương 2: TÌNH HÌNH TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KHIỂN
PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN
MIỀN ĐÔNG NAM BỘ
2.1. Khái quát lý luận về tình hình tội vi phạm quy định về điều khiển
26
phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn miền Đông Nam Bộ
2.2. Phần hiện của tình hình tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện
35
giao thông đường bộ trên địa bàn miền Đông Nam Bộ
2.3. Phần ẩn của tình hình tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện
51
giao thông đường bộ trên địa bàn miền Đông Nam Bộ
58
Chương 3: NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA TÌNH HÌNH TỘI VI
PHẠM QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KHIỂN PHƯƠNG TIỆN GIAO
THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN MIỀN ĐÔNG NAM BỘ
3.1. Khái quát lý luận về nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội vi
58
phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa
bàn miền Đông Nam Bộ
3.2. Thực trạng nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội vi phạm quy
62
định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn miền
Đông Nam Bộ
Chương 4: DỰ BÁO VÀ CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG PHÒNG NGỪA 110
TÌNH HÌNH TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KHIỂN
PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN
MIỀN ĐÔNG NAM BỘ

4.1. Khái quát lý luận về phòng ngừa tình hình tội vi phạm quy định về điều khiển 110
phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn miền Đông Nam Bộ
4.2. Thực trạng phòng ngừa và nhu cầu tăng cường phòng ngừa tình hình tội vi 115
phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn
miền Đông Nam Bộ trong thời gian tới
4.3. Dự báo tình hình tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông 118
đường bộ trên địa bàn miền Đông Nam Bộ trong thời gian tới
4.4. Các giải pháp tăng cường phòng ngừa tình hình tội vi phạm quy định về điều 123
khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn miền Đông Nam Bộ
trong thời gian tới
155
KẾT LUẬN
157
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
MỞ ĐẦU
Chương 1:
1.1.
1.2.
1.3.


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN

BLHS

Bộ luật hình sự

CSGT


Cảnh sát giao thông

ĐNB

Đông Nam Bộ

GTVT

Giao thông vận tải

LGTĐB

Luật giao thông đường bộ

PTGT

Phương tiện giao thông

TAND

Tòa án nhân dân

TGGT

Tham gia giao thông

TNGT

Tai nạn giao thông


TTATGT

Trật tự an toàn giao thông

VPQĐ về ĐKPTGTĐB

Vi phạm quy định về điều khiển
phương tiện giao thông đường bộ


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1.

Bảng 2.2.

Bảng 2.3.

Bảng 2.4.
Bảng 2.5.

Bảng 2.6.
Bảng 2.7.

Bảng 2.8.
Bảng 2.9.

Bảng 2.10.

Bảng 2.11.


Bảng 2.12.
Bảng 2.13.
Bảng 2.14.
Bảng 2.15.

Số vụ án và số bị cáo xét xử sơ thẩm tội vi phạm quy định về điều
khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn miền Đông Nam
Bộ từ năm 2008 đến năm 2017
Tỷ lệ tình hình tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao
thông đường bộ trong tình hình nhóm tội phạm xâm phạm giao thông
đường bộ trên địa bàn miền Đông Nam Bộ từ năm 2008 đến năm 2017
Tỷ lệ tình hình tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao
thông đường bộ trong tình hình tội phạm chung trên địa bàn miền
Đông Nam Bộ từ năm 2008 đến năm 2017
Hệ số tình hình tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao
thông đường bộ trên địa bàn miền Đông Nam Bộ
Tỷ lệ tình hình tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao
thông đường bộ trong tình hình tội phạm này trên phạm vi toàn
quốc từ năm từ năm 2008 đến năm 2017
Số vụ, số bị cáo trên số diện tích, dân số từ năm 2008 đến năm 2017
của Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên
Cơ cấu về mức độ của tình hình tội vi phạm quy định về điều khiển
phương tiện giao thông đường bộ từ năm 2008 đến năm 2017 của
Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên xác định
trên cơ sở yếu tố dân cư và diện tích
Cơ số tội phạm các tỉnh, thành phố miền Đông Nam Bộ
Cơ cấu của tình hình tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện
giao thông đường bộ từ năm 2008 đến năm 2017 được tính toán trên tỷ
lệ bị cáo của các tỉnh, thành trên địa bàn miền Đông Nam Bộ
Cơ cấu của tình hình tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện

giao thông đường bộ từ năm 2008 đến năm 2017 được tính toán trên
tổng số bị cáo phạm tội xâm phạm trật tự xã hội của các tỉnh, thành trên
địa bàn miền Đông Nam Bộ
Cơ cấu của tình hình tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện
giao thông đường bộ từ năm 2008 đến năm 2017 được tính toán trên
cơ sở hệ số tiêu cực của các tỉnh, thành trên địa bàn miền Đông
Nam Bộ
Số liệu xét xử tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông
đường bộ trên địa bàn miền Đông Nam Bộ từ năm 2008 đến năm 2017
Cơ cấu của tình hình tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện
giao thông đường bộ xét theo phương tiện điều khiển gây án
Cơ cấu của tình hình tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện
giao thông đường bộ xét theo thời gian gây án
Cơ cấu theo tuyến đường xảy ra tội vi phạm quy định về điều khiển
phương tiện giao thông đường bộ

Trang
2

3

4

5
6

7
7

8

8

9

9

10
10
11
11


Bảng 2.16. Thống kê theo hành vi là nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông
Bảng 2.17. Cơ cấu của tình hình tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện
giao thông đường bộ theo loại và mức hình phạt đã được áp dụng
Bảng 2.18. Một số đặc điểm cơ bản của nhân thân người phạm tội vi phạm quy
định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn miền
Đông Nam Bộ từ năm 2008 đến năm 2017
Bảng 2.19. Thống kê số vụ tai nạn giao thông đường bộ và thiệt hại do tai nạn
giao thông gây nên trên địa bàn miền Đông Nam Bộ từ năm 2008
đến năm 2017
Bảng 2.20. Thống kê số lượng phương tiện đăng ký mới trên địa bàn miền
Đông Nam Bộ từ năm 2008 đến năm 2017
Bảng 2.21 Thống kê số lượng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ quá
hạn kiểm định chất lượng an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường trên
địa bàn miền Đông Nam Bộ tính đến ngày 01.01.2018
Bảng 2.22 Thống kê số lượng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ hết
niên hạn sử dụng trên địa bàn miền Đông Nam Bộ tính đến ngày
01.01.2018
Bảng 2.23 Thống kê số lượng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ kiểm

định không đạt tiêu chuẩn trên địa bàn miền Đông Nam Bộ từ năm
2008 đến năm 2017
Bảng 2.24 Thống kê các hình thức tuyên truyền nhân dân tham gia giữ gìn
TTATGT do Cảnh sát giao thông phối hợp thực hiện trên địa bàn
miền Đông Nam Bộ từ năm 2008 đến năm 2017

12
13
13

14

15
16

16

17

18


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 2.1.

Biểu đồ tình hình tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện

21


giao thông đường bộ theo từng tỉnh, thành phố trên địa bàn
miền Đông Nam Bộ từ năm 2008 đến năm 2017
Biểu đồ 2.2.

Động thái tình hình tội vi phạm quy định về điều khiển phương

22

tiện giao thông đường bộ trên địa bàn miền Đông Nam bộ từ
năm 2008 đến năm 2017
Biểu đồ 2.3.

Tỷ lệ tình hình tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện

23

giao thông đường bộ trong tình hình nhóm tội phạm xâm
phạm giao thông đường bộ trên địa bàn miền Đông Nam Bộ
từ năm 2008 đến năm 2017
Biểu đồ 2.4.

Tỷ lệ tình hình tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện

24

giao thông đường bộ trong tình hình tội phạm chung trên địa bàn
miền Đông Nam Bộ từ năm 2008 đến năm 2017
Biểu đồ 2.5.

Tỷ lệ tình hình tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện


25

giao thông đường bộ trong tình hình tội phạm này trên phạm
vi toàn quốc từ năm 2008 đến năm 2017
Biểu đồ 2.6.

Cơ cấu của tình hình tội vi phạm quy định về điều khiển phương

26

tiện giao thông đường bộ xét theo thời gian phạm tội
Biểu đồ 2.7.

Thống kê theo hành vi là nguyên nhân gây ra tai nạn giao

27

thông
Biểu đồ 2.8.

Cơ cấu của tình hình tội vi phạm quy định về điều khiển phương
tiện giao thông đường bộ theo loại và mức hình phạt được áp
dụng từ năm 2008 đến năm 2017

28


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Miền Đông Nam Bộ (ĐNB), bao gồm 06 tỉnh và thành phố: thành phố Hồ
Chí Minh, tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Bà Rịa Vũng Tàu.
có vị trí chiến lược về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của cả nước, là một đô thị
phát triển năng động, trọng điểm phía Nam. Với một nền kinh tế vững chắc và
phong phú, hàng năm ĐNB chiếm khoảng 40% GDP, đóng góp gần 60% ngân sách
quốc gia, có tỷ lệ đô thị hóa cao nhất nước, tốc độ tăng trưởng kinh tế vùng luôn cao
hơn 1,5 lần tốc độ tăng trưởng bình quân chung của cả nước. Dân số đông đúc trên
16,5 triệu người khiến ĐNB trở thành khu vực có lực lượng lao động dồi dào, nơi
tập trung mạng lưới dịch vụ, thương mại, ngân hàng, các khu công nghiệp, khu chế
xuất, trường học, bến xe, bến tàu, … và miền ĐNB nằm trên trục giao thông quan
trọng của cả nước, quốc tế và khu vực. Cũng như nhiều lĩnh vực khác, hoạt động
giao thông vận tải (GTVT) khu vực miền ĐNB phát triển năng động, các loại hình
dịch vụ vận tải rất phát triển, tổ chức mạng giao thông, loại hình giao thông và
phương tiện giao thông (PTGT) đều được đầu tư, tạo ra triển vọng lớn cho sự tăng
trưởng kinh tế của cả khu vực. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, đời sống vật
chất của người dân ngày càng được nâng lên rõ rệt, các loại PTGT phục vụ cho sinh
hoạt ngày càng phong phú, đa dạng, nhiều chủng loại, nhất là các loại xe máy, xe
mô tô, ôtô tăng lên rất nhanh tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển toàn diện.
Trong những năm gần đây, xác định được tầm quan trọng của lĩnh vực giao thông
đường bộ, Đảng và Nhà nước ta đã đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, ban
hành các văn bản pháp luật và đổi mới tổ chức quản lý trật tự an toàn giao thông
(TTATGT) tốt hơn nhằm hạn chế tai nạn, ùn tắc giao thông đối với miền ĐNB nói
riêng và cả nước nói chung. Bên cạnh những thuận lợi thì khu vực miền ĐNB còn
tồn tại nhiều bất cập như cơ sở hạ tầng giao thông hiện nay vẫn chưa theo kịp sự
phát triển của nền kinh tế, sự gia tăng của các loại PTGT, hệ thống pháp luật giao
thông chưa được sửa đổi, bổ sung để theo kịp sự phát triển chung của hoạt động các
loại hình giao thông. Bên cạnh đó ý thức chấp hành pháp luật giao thông của người
dân chưa cao, vi phạm pháp luật về TTATGT diễn ra phổ biến, đạo đức người lái xe
xuống cấp nghiêm trọng đã làm tai nạn giao thông (TNGT) và ùn tắc giao thông xảy
ra thường xuyên…


1


Với các lý do kể trên có thể thấy miền ĐNB là khu vực có tình hình
TTATGT và tình hình tội VPQĐ về ĐKPTGTĐB thời gian qua có diễn biến phức
tạp, có chiều hướng gia tăng số vụ rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng. Theo
số liệu thống kê của Tổng cục thống kê – Viện kiểm sát tối cao trong thời gian từ
năm 2008 đến năm 2017 ở các tỉnh và thành phố miền ĐNB đã xét xử 7990 vụ và
8276 bị cáo án VPQĐ về ĐKPTGTĐB, chiếm tỷ lệ 17,86% trong tổng số vụ án và
18,04% số bị cáo trên phạm vi cả nước. So với tình hình tội xâm phạm an toàn giao
thông đường bộ trên địa bàn thì tội VPQĐ về ĐKPTGTĐB chiếm tỷ lệ 71% số vụ,
75% số bị cáo. Hậu quả thiệt hại do các vụ TNGT gây ra trên địa bàn xảy ra 58.361
vụ TNGT làm chết 23.465 người, bị thương 39.935 người, gây thiệt hại rất lớn về
tài sản. Cũng trong khoảng thời gian đó, theo thống kê của Phòng Cảnh sát giao
thông (CSGT) công an các tỉnh, thành phố miền ĐNB thì số lượng phương tiện
đăng ký mới tăng nhanh, chỉ tính riêng năm 2017 có 643.903 ô tô, 399.026 mô tô
đăng ký mới. Các cơ quan chức năng ở thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền
ĐNB rất tích cực trong đấu tranh phòng chống tình hình tội VPQĐ về ĐKPTGTĐB
và đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, sự phối hợp giữa các lực lượng,
các ngành, các cấp trong đấu tranh phòng chống tình hình tội VPQĐ về
ĐKPTGTĐB chưa thật đồng bộ và nhiều sơ hở, nhận thức cũng như biện pháp của
các cơ quan chức năng trong đấu tranh phòng chống tội phạm này còn hạn chế. Từ
những số liệu thống kê nêu trên cho thấy tình hình TNGT nói chung cũng như tình
hình tội VPQĐ về ĐKPTGTĐB nói riêng còn diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều
nguy cơ gia tăng về tính chất và mức độ của tội phạm. Vì vậy, việc nghiên cứu tình
hình tội phạm, tìm ra nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội VPQĐ về
ĐKPTGTĐB ở địa bàn miền ĐNB và đề xuất các giải pháp tăng cường phòng ngừa
có hiệu quả tình hình tội phạm này luôn mang tính cấp thiết.
Từ tất cả những vấn đề nêu trên, tôi quyết định chọn đề tài: “Tội vi phạm

quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn miền Đông
Nam Bộ: Tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa” làm luận án tiến sĩ
luật học chuyên ngành tội phạm học và phòng ngừa tội phạm.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về tình hình tội VPQĐ về
ĐKPTGTĐB trên địa bàn miền ĐNB; nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội
phạm này; thực trạng tình hình tội VPQĐ về ĐKPTGTĐB trên địa bàn miền ĐNB,

2


luận án đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường hoạt động phòng ngừa tình hình tội
VPQĐ về ĐKPTGTĐB trên địa bàn này trong thời gian sắp tới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích đã nêu trên, luận án thực hiện những nhiệm vụ cụ thể
như sau:
- Khảo sát, thu thập số liệu thống kê thường xuyên của một số cơ quan tư
pháp, đặc biệt là số liệu thống kê của TAND tối cao và các số liệu từ kết quả nghiên
cứu điển hình về tình hình tội VPQĐ về ĐKPTGTĐB.
Thu thập nghiên cứu các bản án đã xét xử sơ thẩm hình sự về tội VPQĐ về
ĐKPTGTĐB, đánh giá tình hình, nguyên nhân và hoạt động phòng ngừa loại tội
phạm này trên địa bàn các tỉnh miền ĐNB theo các tiêu chí tội phạm học cần thiết.
- Nghiên cứu, đánh giá các giải pháp phòng ngừa tội phạm nói chung và
phòng ngừa tội VPQĐ về ĐKPTGTĐB nói riêng mà các cơ quan tiến hành tố tụng
và các cơ quan hữu quan đã áp dụng.
- Đánh giá tình hình tội VPQĐ về ĐKPTGTĐB ở nước ta hiện nay, có so
sánh các giai đoạn khác nhau trên cơ sở kết quả nghiên cứu của lý luận về tội phạm
học Việt Nam; So sánh, đánh giá tình hình tội VPQĐ về ĐKPTGTĐB giữa địa bàn
miền ĐNB với các địa bàn khác trên toàn quốc.

- Phân tích, xác định các nguyên nhân và điều kiện phạm tội VPQĐ về
ĐKPTGTĐB trên địa bàn miền ĐNB trên cơ sở lý luận về nguyên nhân và điều
kiện của tình hình tội phạm.
- Đánh giá thực trạng các giải pháp phòng ngừa tình hình tội VPQĐ về
ĐKPTGTĐB đã và đang được áp dụng trên địa bàn miền ĐNB và nước ta hiện nay.
- Xây dựng hệ thống các giải pháp phòng ngừa tội VPQĐ về
ĐKPTGTĐB trên cơ sở kết quả các bước nghiên cứu đã thực hiện và dựa trên
lý luận tội phạm học về phòng ngừa tội phạm với hai nội dung chính là ngăn
chặn và loại trừ tội phạm.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn tình
hình tội VPQĐ về ĐKPTGTĐB trên địa bàn miền ĐNB, nguyên nhân và điều kiện
của tình hình tội này trong thời gian từ năm 2008 đến năm 2017, thực trạng phòng
ngừa tình hình tội VPQĐ về ĐKPTGTĐB trên địa bàn nói trên.

3


3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về chuyên ngành: Đề tài được nghiên cứu dưới góc độ tội phạm học và
phòng ngừa tội phạm
- Về thời gian nghiên cứu: Từ năm 2008 đến năm 2017
- Về địa bàn nghiên cứu: Miền Đông Nam Bộ gồm 6 địa phương: Tỉnh Bà
Rịa - Vũng Tàu, tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bình Dương, tỉnh Bình Phước, tỉnh Tây Ninh,
thành phố Hồ Chí Minh.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đề tài
4.1 Phương pháp luận
Luận án được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận là phép biện chứng duy
vật của chủ nghĩa duy vật lịch sử, chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí

Minh và quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về tội phạm, về đấu tranh
phòng, chống tội phạm, bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, đặc biệt
là tội VPQĐ về ĐKPTGTĐB.
4.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể
Luận án được thực hiện dựa trên tổng thể các phương pháp nghiên cứu đặc
trưng của tội phạm học như quy nạp, diễn dịch, so sánh, phân tích, tổng hợp, mô tả,
thống kê, lịch sử, hệ thống hóa, điển hình hóa, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn. Tùy
thuộc vào khách thể và đối tượng nghiên cứu trong từng chương, mục tiêu của đề
tài, luận án chú trọng lựa chọn phương pháp nghiên cứu phù hợp. Bởi không thể sử
dụng duy nhất một phương pháp nào để nghiên cứu cho cả một chương, mục nên để
đạt được mục đích nghiên cứu, tác giả kết hợp chặt chẽ các phương pháp trong quá
trình nghiên cứu toàn bộ nội dung luận án, tất nhiên có xác định phương pháp chủ
đạo trong nghiên cứu từng chương, mục.
+ Phương pháp phân tích, tổng hợp: Nghiên cứu phân tích, tổng hợp các văn
bản, tài liệu liên quan đến đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung, tội VPQĐ về
ĐKPTGTĐB nói riêng đã được áp dụng trong thực tiễn; các kết quả nghiên cứu về
tội phạm học, khoa học luật hình sự về phòng ngừa tình hình tội VPQĐ về
ĐKPTGTĐB đã được công bố và áp dụng.
+ Phương pháp thống kê hình sự: Phương pháp này được sử dụng để thống
kê tình hình tội VPQĐ về ĐKPTGTĐB trên địa bàn miền ĐNB, kết quả phòng
ngừa tình hình tội VPQĐ về ĐKPTGTĐB của các cơ quan chức năng trên địa bàn
miền ĐNB trong thời gian từ năm 2008 đến năm 2017.

4


+ Phương pháp so sánh: Áp dụng phương pháp này để so sánh tình hình tội
VPQĐ về ĐKPTGTĐB trên địa bàn miền ĐNB với tình hình tội VPQĐ về
ĐKPTGTĐB trên phạm vi cả nước, với địa bàn Tây Nam Bộ, Nam Trung Bộ, Tây
Nguyên và giữa các tỉnh, thành trên địa bàn miền ĐNB.

+ Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Trên cơ sở nghiên cứu có hệ thống các
báo cáo sơ kết, tổng kết tháng, quý, năm, các báo cáo chuyên đề đảm bảo TTATGT
của các cơ quan chức năng trên địa bàn miền ĐNB trong thời gian qua, rút ra những
vấn đề về công tác phòng ngừa tình hình tội VPQĐ về ĐKPTGTĐB trên địa bàn
miền ĐNB.
+ Phương pháp điều tra xã hội học: Sử dụng phiếu điều tra xã hội học để thu
thập ý kiến của một số đồng chí Điều tra viên, CSGT về những vấn đề có liên quan đến
công tác phòng ngừa tình hình tội VPQĐ về ĐKPTGTĐB trên địa bàn miền ĐNB, và
để thu thập ý kiến của các phạm nhân phạm tội VPQĐ về ĐKPTGTĐB về hoàn cảnh
gia đình, nghề nghiệp, nguyên nhân, điều kiện dẫn đến việc phạm tội của họ.
+ Phương pháp nghiên cứu điển hình: Nghiên cứu các vụ án điển hình về tội
VPQĐ về ĐKPTGTĐB xảy ra trên địa bàn miền ĐNB để làm rõ tính chất, mức độ
hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội…
5. Những điểm mới của luận án
Đề tài là công trình nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện, chuyên sâu
dưới góc độ tội phạm học về một tội phạm cụ thể là tội VPQĐ về ĐKPTGTĐB trên
một địa bàn cụ thể là miền ĐNB và gắn với khoảng thời gian cụ thể là từ năm 2008
đến năm 2017. Điểm mới của luận án thể hiện chủ yếu ở các điểm sau:
5.1. Điểm mới về phương pháp tiếp cận
Dựa vào phương pháp của triết học pháp luật, xã hội học pháp luật luận án đã
phân tích làm rõ tính quyết định luận về mặt xã hội của tình hình tội phạm cũng như
nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội VPQĐ về ĐKPTGTĐB trên địa bàn
miền ĐNB từ năm 2008 đến năm 2017, làm cơ sở cho việc xây dựng các giải pháp
phòng ngừa có hiệu quả tình hình tội này trên địa bàn nói trên trong thời gian tới.
5.2. Điểm mới về quan điểm tiếp cận
Bằng quan điểm tiếp cận tổng thể, toàn diện và đa chiều về mối quan hệ tác
động qua lại lẫn nhau các những hiện tượng xã hội tiêu cực thuộc môi trường sống
và thuộc cá nhân người phạm tội VPQĐ về ĐKPTGTĐB trên địa bàn miền ĐNB,
luận án làm rõ quy luật phạm tội của tội phạm nói chung và của tội VPQĐ về
ĐKPTGTĐB trên địa bàn này nói riêng. Các giải pháp phòng ngừa tình hình tội


5


phạm có tính khả thi và hiệu quả cao bởi tính tổng thể, tính toàn diện và tính đa
chiều của chúng.
5.3. Điểm mới mang tính tổng quát của luận án
Luận án là công trình nghiên cứu chuyên sâu tội phạm học về tình hình tội
VPQĐ về ĐKPTGTĐB. Đồng thời bằng việc lý giải sự tác động qua lại giữa các
hiện tượng xã hội tiêu cực thuộc môi trường sống và cá nhân có đặc điểm nhân cách
tiêu cực vốn được hình thành, cũng từ sự tác động của những hiện tượng xã hội tiêu
cực đến cá nhân đó. Luận án làm rõ nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội
VPQĐ về ĐKPTGTĐB trên địa bàn miền ĐNB, từ đó đề xuất được các giải pháp
phòng ngừa tình hình tội này có tính khả thi và hiệu quả cao.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
6.1. Về mặt khoa học
Luận án góp phần bổ sung, hoàn thiện lý luận về tình hình tội phạm, nguyên
nhân và điều kiện của tình hình tội phạm và phòng ngừa tình hình tội VPQĐ về
ĐKPTGTĐB; có thể được sử dụng làm tài liệu phục vụ giảng dạy, học tập và nghiên
cứu khoa học trong các lĩnh vực tội phạm học và khoa học luật hình sự.
6.2. Về mặt thực tiễn
Nội dung của luận án là cơ sở cho các cơ quan lập pháp xem xét, sửa đổi, bổ
sung các quy định của pháp luật hình sự chưa hoàn thiện về tội VPQĐ về
ĐKPTGTĐB; các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân xây dựng và áp dụng các giải
pháp phòng ngừa có hiệu quả tình hình tội phạm trên địa bàn miền ĐNB trong thời
gian tới.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ lục, luận
án có kết cấu gồm 4 chương:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu

Chương 2. Tình hình tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao
thông đường bộ trên địa bàn miền Đông Nam Bộ
Chương 3. Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội vi phạm quy định về
điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn miền Đông Nam Bộ
Chương 4. Dự báo và các giải pháp tăng cường phòng ngừa tình hình tội vi
phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn miền
Đông Nam Bộ.

6


Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước
Việc tìm hiểu một số tài liệu hiện có cho thấy phòng ngừa tình hình tội phạm
nói chung, một số loại tội phạm cụ thể nói riêng luôn được các nhà nghiên cứu tội
phạm học của các quốc gia quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên do gặp khó khăn trong
vấn đề ngôn ngữ và trong tiếp cận tài liệu bằng tiếng nước ngoài, nên khó có thể hệ
thống hóa, phân tích đầy đủ các tài liệu đã được công bố. Để có cái nhìn toàn diện,
khách quan về tình hình tội VPQĐ về ĐKPTGTĐB, luận án đi sâu phân tích nội
dung cơ bản kết quả các công trình nghiên cứu về lý luận, thực tiễn và giải pháp có
liên quan đến công trình nghiên cứu của luận án.
Đối với lĩnh vực TTATGT đường bộ, các quốc gia trên thế giới đều xác định
tội phạm liên quan đến giao thông đường bộ là tội phạm nguy hiểm gắn liền với
hoạt động GTVT của con người. TNGT và tội VPQĐ về ĐKPTGTĐB trở thành
nỗi bức xúc, lo lắng không phải của riêng quốc gia nào. Vì vậy, các nước trên thế
giới, nhất là với các nước phát triển như Anh, Mỹ, Nga, Nhật Bản, Trung Quốc,....
đều đã, đang có sự nghiên cứu, hình sự hóa các hành vi vi phạm an toàn giao
thông đường bộ trong Bộ luật hình sự (BLHS) của quốc gia mình và có nhiều
công trình nghiên cứu tìm ra biện pháp giảm thiểu TNGT và các hành vi VPQĐ về

ĐKPTGTĐB.
1.1.1. Nhóm các công trình nghiên cứu về tình hình tội vi phạm quy định
về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ
- Công trình nghiên cứu sách chuyên khảo: "An introduction to Crime and
Criminology" (Tạm dịch: Giới thiệu về tội phạm và tội phạm học), của tác giả
Hennessy Hayes và Tim Prenzler, xuất bản tại Pearson Australia, năm 2014 [126].
Tài liệu được tổng hợp và nghiên cứu của hai chuyên gia tội phạm học người
Australia là Hennessy Hayes và Tim Prenzler. Bằng việc phân tích, đúc kết từ thực
tiễn nghiên cứu và tổng hợp những quan điểm khác nhau của các cá nhân, cơ quan có
uy tín của Australia trong lĩnh vực nghiên cứu về nhân thân người phạm tội, về tình
hình tội phạm, và từ việc phân tích đánh giá tình hình tội VPQĐ về ĐKPTGTĐB tại
Australia trong những năm vừa qua, các tác giả cho rằng, nguyên nhân và điều kiện

7


của tội phạm chịu ảnh hưởng rất lớn bởi các yếu tố tiêu cực như: Từ phía người bị
hại, từ môi trường cộng đồng xã hội, từ chính sách pháp luật của quốc gia, từ môi
trường giáo dục...
- Ở Mỹ, đề tài nghiên cứu khoa học của tác giả Vilalta Carlos J: "Fear of
crime in public transport" (Tạm dịch Sự lo


cộ

ại ề tội phạm tro

iao thô

), American P sychological Association, năm 2011 [137]. Công trình


được nghiên cứu tại thành phố Mexico, tác giả đã khảo sát trên hai phương diện là
về tình hình có liên quan như: Vị trí, địa lý, kinh tế, xã hội, về phương thức vận tải
công cộng gồm có bốn loại phương tiện chủ yếu: Tàu điện ngầm (dưới lòng đất),
xe buýt, xe tải nhỏ và xe taxi. Qua nghiên cứu tác giả đã nêu rõ người dân ở đây
đa phần là sử dụng PTGT công cộng cho dù họ luôn sợ hãi với tình trạng phạm tội
trên PTGT công cộng do nạn trộm cắp và bạo lực thường xuyên xảy ra. Mặc khác,
tác giả cũng đi sâu khảo sát và nghiên cứu về đặc điểm tội phạm học của loại tội
phạm này như: thông tin về thực trạng, cơ cấu, tính chất của tình hình tội phạm;
nhân thân người phạm tội; thông tin về nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội
phạm trên cơ sở đó tác giả đã đề xuất một số giải pháp nâng cao hoạt động phòng
ngừa tội phạm trên PTGT công cộng của các cơ quan chức năng, đặc biệt là nâng
cao tinh thần, trách nhiệm lực lượng cảnh sát của thành phố trong hoạt phòng
ngừa tội phạm trong giao thông công cộng.
- Ở Pháp, tác giả Laurent Etienne Blais, nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học
Pháp và Công nghệ về Giao thông, Quy hoạch và Mạng (Ifsttar) và Etienne Blais,
nhà tội phạm học tại Đại học Montreal, Pháp, với bài viết: "Accident Analysis and
prevention", tạm dịch là "N hiê cứu, phâ tích tai ạ

iao thô

và cách phòng

ừa" công bố năm 2003 [127]. Tác giả trên cơ sở phân tích nguyên nhân và điều
kiện của tình hình TNGT, từ chương trình sử dụng camera giám sát tốc độ ở Pháp
năm 2003, kết quả tỷ lệ thương vong do TNGT đường bộ đã giảm đi đáng kể, trong
khi các thương tích không gây tử vong hiển thị một chức năng phân rã giảm 26,2%
thì tỷ lệ tử vong trên 100.000 xe giảm 21%.
1.1.2. Nhóm các công trình nghiên cứu về nguyên nhân và điều kiện của
tình hình tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ

- Ở nước Mỹ, trong số những công trình nghiên cứu thiên về tổ chức hệ
thống giao thông có bài viết thuộc chương trình: "State of New Jesey: Light Safety

8


Camera program" (An analysis of New Jesey: Light safety Camera program, April,
2013) [133] đề cập đến nguyên nhân và điều kiện của tình hình TNGT và ùn tắc
giao thông ở Hoa Kỳ, đề xuất giải pháp khắc phục áp dụng hệ thống đèn đỏ - máy
quay camera giám sát nhằm khắc phục và hạn chế ùn tắc, giải pháp này cũng được
nghiên cứu trong báo cáo NCHRP REPORT 729 - National cooperative highway
reseach program. Automated Enforcement for speeding and red light running
(NCHRP Báo cáo 729 - Công trình nghiên cứu đường cao tốc quốc gia). Bộ GTVT
New Jersey (NJDOT) sử dụng máy ảnh trên các đường cao tốc để giúp lưu lượng
giao thông hiệu quả và an toàn nhất có thể và để xử lý trường hợp khẩn cấp.
Nguyên nhân và điều kiện của TNGT cũng được đề cập nghiên cứu khá sâu
trong tác phẩm “The Causes, Ecology, and Prevention of Traffic Accidents: With
Emphasis Upon Traffic Medicine, Epidemiology, Sociology and Logistics” (1971),
tạm dịch là “Các
học iao thô

uyê



à phò

ừa tai ạ

iao thô


hì từ óc độ y

, dịch tễ học, xã hội học” của tác giả H. J. Roberts [135]. Đây là công

trình nghiên cứu công phu mang tính chất đa ngành, liên ngành y học - xã hội học
hướng vào lý giải nguyên nhân của TNGT và tội phạm về giao thông từ đó xây
dựng các giải pháp khắc phục. Cũng như nước Mỹ, nước Pháp là quốc gia phát triển
có hệ thống đường sá tốt do đó để giải quyết những vấn đề về giao thông trong hệ
thống quốc lộ, cao tốc… quốc gia này đặc biệt quan tâm tới việc đảm bảo tốc độ,
kiểm soát tốc độ để đưa ra những biện pháp xử lý vi phạm giao thông một cách hiệu
quả từ đó giảm thiểu, khắc phục ùn tắc vốn là một trong những nguyên nhân có thể
gây tai nạn và tội phạm. Đồng thời, những tình huống phản ứng nhanh khi có tai nạn
xảy ra tránh tình trạng ùn tắc kéo dài trên đường cao tốc và những biện pháp xác định
lỗi khi người TGGT vi phạm các nguyên tắc an toàn giao thông làm căn cứ xử lý
trách nhiệm, cũng được H. J. Roberts đề cập nghiên cứu trong công trình nghiên cứu
trên đây của mình.
- Ở Liên bang Nga còn có một số công trình nghiên cứu đáng lưu ý như:
Sách của tác giả: Учебник: А. Ю. Кравцов, А. И. Сирохин, Р. В. Скоморохов, В.
Н.

Шиханов

(2012)

133,

“Дорожно-Транспортная

Преступность.


Закономерности, Причины, Социальный Контроль”; Москва - Юридический
центр-Прессж; 480 стр. A.U. Kravsov, A.I. Sirokhin, R.V. Skomorokhov, V.N.
Sikhanov (2012) 130 “Tội phạm xâm phạm trật tự a toà

9

iao thô

đườ

bộ:


Quy luật,

uyê

hâ , i m oát xã hội”; Matxcơva - Trung tâm Luật - Báo chí.

Trong các công trình nghiên cứu này, các tác giả đã nghiên cứu dưới góc độ luật học
và tội phạm học về tội phạm xâm phạm TTATGT đường bộ. Cụ thể, cuốn sách phân
tích các nguyên nhân và điều kiện của tội xâm phạm TTATGT đường bộ, làm rõ quy
luật phân bố tội phạm xâm phạm TTATGT đường bộ theo không gian và thời gian.
Đồng thời, các tác giả cũng đã phân tích diễn biến, tình hình của loại tội phạm này
trong mối quan hệ tương quan với các hiện tượng và quy luật xã hội khác. Dựa trên
việc phân tích tình hình, đặc điểm và tính chất, các tác giả đã đề xuất các giải pháp
phòng ngừa của loại tội phạm này, trong đó tập trung vào việc hoàn thiện các văn bản
quy phạm pháp luật, cụ thể là Điều 264 - của Liên bang đối với công tác phòng ngừa
tội phạm xâm phạm TTATGT đường bộ. Ngoài ra, bên cạnh giải pháp hoàn thiện

pháp luật đã nêu, trong cuốn sách này các tác giả cũng đã phân tích làm rõ, việc tăng
cường tuần tra kiểm soát và chế tài xử phạt của lực lượng CSGT là một trong những
biện pháp chủ yếu để phòng ngừa có hiệu quả của loại hình tội phạm này.
1.1.3. Nhóm các công trình nghiên cứu về giải pháp phòng ngừa tình hình
tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ
- Sách của tác giả General Editor Paul R. Wilson: "Preventing Crime on
Transport Preventing Crime on Transport", tạm dịch: N ă ch

tội phạm trê

giao thông ậ t i, Australian Institute of Criminology, năm 2009 [124]. Trong
công trình này, tác giả đã đưa ra và so sánh các số liệu chung về tình hình tội phạm
liên quan đến GTVT của các nước. Tác giả cũng đã làm rõ lý luận chung về hoạt
động phòng ngừa tội phạm liên quan đến GTVT và đi vào từng nội dung cụ thể đối
với đặc điểm từng loại phương tiện. Theo đó, tác giả đã lần lượt làm rõ nguyên nhân
và điều kiện dẫn đến vi phạm TTATGT, gây ra tai nạn của mỗi loại phương tiện cụ
thể và đưa ra các biện pháp chính để phòng ngừa như:
Đối với xe lửa, xe điện và xe buýt thường xuyên tuyên truyền và giáo dục về
văn hóa pháp luật cho người TGGT bằng xe lửa, xe điện và xe buýt. Cần chú ý cải
tạo hệ thống hạ tầng phù hợp với cách thức quản lý tự động hóa của các phương
tiện trên, lắp đặt các hệ thống camera, định vị, báo động trên các phương tiện và
khu vực bến xe, nhà ga.
Đối với taxi cần phải có vách ngăn, ngăn cách giữa người lái taxi và hành
khách đồng thời phải lắp hệ thống camera, định vị, báo động trên xe.

10


Đối với máy bay cần tăng cường phối hợp với các quốc gia trong đào tạo
nhân viên an ninh, chia s tin tức tình báo liên quan đến hàng không. Đồng thời cần

thường xuyên đào tạo tập huấn cho cán bộ, nhân viên, lắp đặt các hệ thống an ninh
giám sát và phát hiện hàng cấm...
- Đề tài nghiên cứu khoa học của American publisher do tác giả Martha J. Smith
(chủ biên), Ronald Clarke V năm 2000: "Crime and Public Transport" (Tội phạm à
iao thô



cộ ) [129]. Công trình đã trình bày một số vấn đề cơ bản về hoạt

động phòng ngừa, và điều tra tội phạm trên PTGT công cộng. Ngoài những lý luận
chung về tội phạm trên PTGT công cộng như: Khái niệm về loại tội phạm này, nhận
diện một số loại tội phạm điển hình xảy ra nhiều trên PTGT như: Tàu điện ngầm, xe
buýt, xe taxi. Tác giả đã thống kê các số liệu và phân tích thực trạng về tình hình tội
phạm và chỉ ra các nguyên nhân dẫn đến tình trạng phạm tội trên PTGT công cộng có
chiều hướng gia tăng, từ đó tác giả đã đưa ra khuyến nghị đối với người TGGT công
cộng và các cơ quan chức năng nhằm làm giảm tình trạng phạm tội và phòng ngừa loại
tội phạm này.
- Luận án Tiến sĩ luật học chuyên ngành Luật Hình sự, tội phạm học và Luật Tố
tụng hình sự: Никитас Д.А (2006). Диссертация на специальность yголовное право
и криминология; уголовно-исполнительное право: “Предупреждение дорожнотранспортных

преступлений

:криминологические

и

уголовно-правовые


проблемы”. Москва. 168 стр. Nikitas D.A (2006). (Tạm dịch Phò
xâm phạm trật tự a toà

iao thô

đườ

bộ: Nh

ừa tội phạm

đề luật học à tội phạm học),

Matxcơva [121]. Vấn đề phòng ngừa tội phạm xâm phạm TTATGT đường bộ cần phải
được nghiên cứu có hệ thống và toàn diện trên các phương diện tội phạm học và luật
học. Nghiên cứu vấn đề này cần phải được đặt trong mối quan hệ tương tác giữa các
nhân tố: Chính sách, pháp luật; kinh tế, xã hội; tâm lý, văn hóa... Luận án tiến hành
phân tích sâu về đặc điểm tội phạm xâm phạm TTATGT đường bộ, mối quan hệ tuyến
tính giữa tình hình vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ với loại
hình tội phạm này. Qua đó, tác giả luận án đã khẳng định, để giảm thiểu tội phạm xâm
phạm TTATGT đường bộ, trước hết các cơ quan chuyên môn cần đấu tranh ngăn chặn
làm giảm các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
Tại Châu Á, theo báo cáo của WHO năm 2004 về TNGT đường bộ và
phòng, chống tai nạn đường bộ, số lượng người tử vong do TNGT đường bộ được

11


dự kiến sẽ tăng từ 135.000 người vào năm 2000 lên 330.000 người vào năm 2020.
TNGT đường bộ thường xảy ra nhiều ở các nước thu nhập thấp và trung bình nên

có tới 85% người tử vong do TNGT đường bộ thuộc các nước đang phát triển, nhất
là tại khu vực Nam Á. Bởi vậy, nguyên nhân của TNGT cũng rất được các nhà khoa
học của các quốc gia Nam Á quan tâm nghiên cứu. Kết quả là có khá nhiều công
trình nghiên cứu về TNGT, tội phạm về giao thông đã được công bố. Trong số
những công trình nghiên cứu đã được công bố, đáng chú ý là công trình nghiên cứu
của tác giả Gururaj.G có tựa đề “Alcohol and road traffic injuries in South Asia
challenges for prevention”, tạm dịch là “Rượu à tai ạ
Nam Á: thách thức đối ới cô

tác phò

, chố

iao thô

đườ

bộ ở

”, được ông thực hiện dựa theo

nguồn (số liệu) của Viện Sức khỏe tâm thần và khoa học thần kinh Bangalore, Ấn
Độ [125]. Phần lớn người Ấn Độ phạm tội VPQĐ về ĐKPTGTĐB có sử dụng rượu
hoặc đồ uống có nồng độ cồn. Vì vậy ông cho rằng, rượu và đồ uống có nồng độ
cồn là một trong các nguyên nhân chính dẫn đến TNGT ở quốc gia này. Cũng vì
vậy, theo ông cần đánh giá đúng tính chất nghiêm trọng của tình trạng sử dụng rượu
và đồ uống có nồng độ cồn khi TGGT. Bên cạnh đó, Ấn Độ cũng cần học tập kinh
nghiệm từ các quốc gia có thu nhập cao để xây dựng các giải pháp có tính khả thi
nhằm khắc phục tình trạng uống rượu trong khi TGGT.
Từ năm 1951 đến năm 1970, tại Nhật Bản, TNGT gia tăng tương tự Việt Nam

những năm trước 2002. Đến năm 1970, Chính phủ Nhật Bản nhận ra tính nghiêm
trọng của vấn đề này và thực hiện kiên quyết nhiều giải pháp an toàn giao thông. Từ
năm 1970 đến 1978 đã giảm được cả số vụ và số người chết do TNGT. Tuy nhiên, từ
1981 số vụ TNGT lại tiếp tục tăng nhanh xuất phát từ sự gia tăng đột biến của
phương tiện TGGT. Tuy nhiên, Nhật Bản đã thành công khi giảm được số người chết
do TNGT xuống còn khoảng 50% so với năm 1970. Số thống kê năm 2007 về TNGT
tại quốc gia này cho thấy số người chết do TNGT trong vòng 24h (kể từ khi xảy ra tai
nạn): 5.744 (giảm 9,6% so với 2006); số người chết do TNGT trong vòng 30 ngày
(kể từ khi xảy ra tai nạn): 6.639 (giảm 8,7% so với 2006) và năm 2015, số người chết
chỉ còn 40.000 người trên đất nước 140 triệu dân. Đối với đất nước Trung Quốc với
dân số đông nhất thế giới lại tập trung giải quyết “điểm đen” là biện pháp trọng điểm,
dựa trên thống kê TNGT để nghiên cứu tìm quy luật gây tai nạn và đề ra biện pháp
khắc phục. Năm 2002, Trung Quốc đã tổng hợp được 11.000 vụ TNGT và đã tập

12


trung các biện pháp giải quyết được 1/3 số “điểm đen" trong nước. Tại Singapo,
chính sách và pháp luật của Nhà nước lại quan tâm vấn đề về kết cấu hạ tầng và công
tác tổ chức giao thông: kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ khá hoàn thiện, chủ yếu
là đường đô thị. Các trục chính vào trung tâm thành phố tại Singapo đều rộng, với
nhiều làn xe và có giải phân cách cứng ở giữa, các tuyến phố hẹp hơn thì được phân
luồng thành đường một chiều là chủ yếu, các giao cắt được giải quyết khác với mức
cầu vượt 2 hoặc 3 tầng cho các phương tiện và người đi bộ thì đi bằng đường hầm
hoặc cầu vượt; trên các tuyến đường cao tốc đều có rào sắt, không có nhà 2 bên
đường và chỉ mở một số vị trí cho các phương tiện ở đường gom vào tuyến…
Như vậy, các công trình nêu trên nghiên cứu trong bối cảnh hội nhập kinh tế
quốc tế, TNGT và tội phạm xâm phạm an toàn giao thông không còn là mối quan
tâm của riêng quốc gia nào, các công trình có giá trị nghiên cứu cơ sở lý luận, tổng
kết thực tiễn và làm rõ cơ sở pháp lý của các giải pháp phòng ngừa giúp nghiên cứu

sinh luận án này tham khảo, tiếp thu để có nghiên cứu chuyên sâu về tình hình
TNGT và tình hình tội VPQĐ về ĐKPTGTĐB trên địa bàn miền ĐNB.
1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước
Cũng như các quốc gia trên thế giới, ở Việt Nam vấn đề giao thông, kiềm chế
ùn tắc, TNGT, phòng ngừa tình hình tội phạm về giao thông nhiều nhà nghiên cứu và
cán bộ thực tiễn đã tiến hành nghiên cứu về hoạt động phòng ngừa tình hình tội VPQĐ
về ĐKPTGTĐB. Có thể kể đến một số công trình khoa học có liên quan sau đây:
1.2.1. Nhóm các công trình nghiên cứu về tình hình tội vi phạm quy định
về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ
Những công trình nghiên cứu tội phạm học dưới dạng sách chuyên khảo có
thể đề cập tới đó là:
- Cuốn sách: "Giáo trì h tội phạm học" của Trường Đại học Huế do tác giả
GS.TS. Võ Khánh Vinh chủ biên năm (2008). Theo GS. TS Võ Khánh Vinh thì
“Tì h hì h tội phạm là hái iệm cơ b
một thuật

hoa học, hư

đồ

tro

thô

ô

ô

dụ ,


đầu tiê của hoa học tội phạm học. Đó là

thời cũ

là một thuật

đời thườ

thườ

được dù

” [104, tr.54]. Theo tác giả, việc

phòng ngừa tình hình tội phạm được thực hiện bằng cách giải quyết cả những nhiệm
vụ xã hội (phòng ngừa chung toàn xã hội) lẫn những nhiệm vụ chuyên môn (chuyên
ngành). Trong đó, phòng ngừa chung toàn xã hội được thực hiện một cách nhất

13


quán bởi quá trình phát triển và hoàn thiện về mọi mặt của xã hội chúng ta, bởi việc
thực hiện các quy luật và tính ưu việt của xã hội. Còn phòng ngừa chuyên môn
(chuyên ngành) được hiểu là tổng thể các biện pháp tác động pháp luật và các biện
pháp giáo dục, tổ chức kỷ luật hướng đến việc phòng ngừa tình hình tội phạm nói
chung, tình hình tội phạm của một loại tội phạm nào đó hoặc các tội phạm cụ thể. Các
giải pháp phòng ngừa tình hình tội phạm được phân loại theo: Nội dung; khối lượng;
phạm vi; khách thể và những người nhận sự tác động; cơ chế tác động, cường độ (sự
tương quan của các yếu tố thuyết phục và cưỡng chế). Trong đó theo nội dung có các
giải pháp phòng ngừa mang tính chất kinh tế, nhân chủng học, chính trị, tư tưởng, tổ

chức, kỹ thuật và pháp lý, theo khối lượng được chia thành các giải pháp phòng ngừa
chung, riêng và cá nhân, theo phạm vi gồm có các biện pháp của Nhà nước, của khu
vực, địa phương...
- Cuốn sách: "Tội phạm học Việt Nam - Một ố

đề lý luậ

à thực tiễ ",

của tập thể tác giả Viện nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật do TS. Phạm Hồng Hải
làm chủ biên, Nhà xuất bản Công an nhân dân, năm 2000 [39]; Theo tác giả, ở
nghĩa rộng “Phòng

ừa tội phạm được hi u hư là một bộ phậ của hoạt độ

hạ chế, xóa bỏ các

uyê

hệ thố

hâ làm

y i h tội phạm, là một phầ

i m tra xã hội, hoà thiệ lối ố

xã hội chủ

hiệm ụ của


hĩa, à hì h thà h co

ười mới” [39, tr.197]. Như vậy, ngoài việc làm triệt tiêu các nguyên nhân và điều
kiện nảy sinh, tồn tại và phát triển của tội phạm còn phải kết hợp với việc hình
thành con người mới xã hội chủ nghĩa, gắn liền với mục đích của công cuộc xây
dựng chủ nghĩa xã hội. Tác giả xác định: Chủ thể phòng ngừa tội phạm là toàn bộ
các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và các công dân ở những mức độ và quy
mô khác nhau đang tiến hành lãnh đạo, lập kế hoạch các giải pháp phòng ngừa tội
phạm, quản lý hoặc trực tiếp thực hiện những giải pháp phòng ngừa hoặc đảm bảo
cho việc thực hiện nó.
- Cuốn sách: “Chươ
iao thô

trì h bố

i m Tội phạm, Ma túy, Mại dâm, Tai ạ

thời hội hập” của Thiếu tướng, GS.TS Nguyễn Xuân Yêm do Nhà xuất

bản Thông tin và truyền thông xuất bản năm 2009, [114, tr. 609], đã đánh giá tình
hình an toàn giao thông ở Việt Nam, công tác quản lý hành chính nhà nước về
TTATGT, giải quyết vấn đề về lưu lượng giao thông; về vỉa hè; về đi bộ vượt
đường; về hệ thống tiêu thoát nước… trong việc đảm bảm TTATGT và trật tự an

14


toàn xã hội. Cuốn sách cung cấp cho tác giả những kiến thức có tầm vĩ mô, với cái
nhìn tổng quát tình hình đảm bảo TTATGT trong thời kỳ hội nhập, những thuận lợi

và thách thức được đặt ra, đề ra các giải pháp quan trọng kéo giảm TNGT trong thời
kỳ mở cửa. Những đặc điểm tình hình giao thông tiếp tục được tác giả Nguyễn
Xuân Yêm đề cập trong cuốn sách chuyên khảo: “Tội phạm học hiệ đại à phò g
ừa tội phạm” năm 2011 115, Phần II, Chương 34: phòng ngừa các tội xâm
phạm an toàn giao thông đường bộ đã nêu đặc điểm tội phạm học của tội phạm xâm
phạm an toàn giao thông đường bộ (trong đó bao gồm cả tội VPQĐ về
ĐKPTGTĐB), nguyên nhân và điều kiện của tội phạm và nhấn mạnh năm giải pháp
phòng ngừa tội phạm này như sau:
Thứ h t, tiến hành đồng bộ các giải pháp kỹ thuật, khoa học tự nhiên, pháp luật
và xã hội để phòng ngừa có hiệu quả các tội xâm phạm an toàn GTVT đường bộ.
Thứ hai, tăng cường giáo dục, thuyết phục, tuyên truyền phổ biến pháp luật
TTATGT, quy tắc trật tự công cộng.
Thứ ba, bổ sung, hoàn thiện pháp luật giao thông, xây dựng chiến lược phát
triển GTVT, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã
hội, phòng chống tội phạm trong tình hình mới.
Thứ tư, tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát TTATGT, điều tra, truy tố,
xét xử nghiêm minh các tội phạm xâm phạm an toàn giao thông đường bộ.
Thứ ăm, tăng cường đầu tư kinh tế để nâng cấp, hiện đại hóa các hệ thống
giao thông và điều khiển giao thông.
- Cuốn sách “Trật tự, a toà
trực thuộc Trung ươ

- Thực trạ

iao thô

đườ

bộ trê địa bà 5 thà h phố


à i i pháp”, Nhà xuất bản Công an nhân dân,

Hà Nội năm 2014 [117] của tập thể tác giả: Trung tướng, PGS.TS Nguyễn Xuân
Yêm; Đại tá, PGS,TS. Phạm Đình Xinh; Thượng tá, ThS. Phùng Xuân Hào; Thiếu
tá, TS. Lê Huy Trí; Đại úy, TS. Nguyễn Thành Trung; Đại úy, ThS. Đặng Đức
Minh; Trung úy, ThS. Nguyễn Đức Khiêm; Trung úy, ThS. Nguyễn Thế Anh và
cán bộ Trung tâm Nghiên cứu an toàn giao thông, Học viện Cảnh sát nhân dân đã
tập trung phân tích, làm rõ những nội dung tình hình TTATGT đường bộ và công
tác đảm bảo TTATGT đường bộ trên địa bàn 5 thành phố trực thuộc Trung ương
trong giai đoạn 2011-2013, gồm: vị trí địa lý, dân cư, tình hình kinh tế, xã hội; kết
cấu hạ tầng giao thông đường bộ; số lượng, hoạt động vận tải của PTGT trên mạng

15


lưới đường bộ, hoạt động triển khai các biện pháp đảm bảo TTATGT đường bộ và
rút ra những nhận xét, đánh giá về tình hình TTATGT đường bộ và công tác đảm
bảo TTATGT đường bộ trên địa bàn 5 thành phố trực thuộc Trung ương.
Những công trình nghiên cứu nêu trên đã nghiên cứu chuyên sâu dưới góc độ
tội phạm học các vấn đề lý luận và thực tiễn về tình hình tội phạm, cho tác giả luận án
cái nhìn tổng thể về thực trạng diễn biến của tình hình TNGT và tình hình tội VPQĐ
về ĐKPTGTĐB trên địa bàn dân cư khác nhau có những đặc điểm khác nhau.
1.2.2. Nhóm các công trình nghiên cứu về nguyên nhân và điều kiện của
tình hình tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ
- Luận án tiến sỹ của tác giả Bùi Kiến Quốc năm 2001 nghiên cứu: "Các biệ
pháp đ u tra h phò
thô

đườ


, chố

tội i phạm quy đị h điều hi

phươ

tiệ

iao

bộ ở Hà Nội", [59] đề cập nghiên cứu tình hình, nguyên nhân và điều

kiện của tình hình tội VPQĐ về ĐKPTGTĐB từ góc độ tội phạm học, đặc biệt chú
trọng yếu tố nhân thân người phạm tội khi nghiên cứu các biện pháp đấu tranh
phòng chống tội VPQĐ về ĐKPTGTĐB trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đối với
nghiên cứu của tác giả Bùi Kiến Quốc cung cấp cho luận án những kiến thức
chuyên sâu về nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội VPQĐ về ĐKPTGTĐB từ
góc nhìn nhân thân người phạm tội.
- Luận án Tiến sĩ Luật học: “Điều tra ụ á
phươ

tiệ

iao thô

đườ

bộ mà

i phạm quy đị h ề điều hi


ười ây á bỏ trố của lực lượ

C h át

hâ dâ ” của tác giả Bùi Quang Thanh bảo vệ thành công năm 2014 tại Học viện
Cảnh sát nhân dân, Hà Nội [67]. Luận án đã đi sâu phân tích những lý luận cơ bản, chỉ
ra những đặc điểm, yêu cầu nhiệm vụ, nội dung hoạt động điều tra vụ án VPQĐ về
ĐKPTGTĐB mà người gây án bỏ trốn và của lực lượng cảnh sát điều tra tội phạm về
trật tự xã hội và CSGT. Luận án có một số điểm mới như: Đi sâu khảo sát thực trạng
tội phạm tình hình tội phạm VPQĐ về ĐKPTGTĐB mà người gây án bỏ trốn và khảo
sát, đánh giá thực trạng điều tra của lực lượng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã
hội và CSGT trong thời gian 10 năm (từ năm 2004 đến năm 2013), rút ra được những
tồn tại hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại hạn chế.
Trong số những công trình nghiên cứu tội phạm dưới góc độ tội phạm học mà
tác giả luận án này tham khảo có các bài báo khoa học đăng trên các tạp chí chuyên
ngành, chẳng hạn như “Bàn về nguyên nhân của tình hình tội phạm”của tác giả Trần

16


Hữu Tráng, đăng trên Tạp chí Luật học, số 11 năm 2010 [85]; “Tác động của kinh tế
thị trườ

đến tình hình tội phạm và phòng ngừa tội phạm ở ước ta” cũng của tác

giả Trần Hữu Tráng, đăng trên Tạp chí Luật học, số 1 năm 2010 [86]; “Cơ chế hành
vi phạm tội cơ ở đ xác định nguyên nhân và gi i pháp phòng ngừa tội phạm” của
tác giả Phạm Văn Tỉnh đăng trên Tạp chí Kiểm sát, số 1 năm 1996 [79]; “N uyê



à điều kiện của tình hình tội phạm ở ước ta hiệ

ay...” của tác giả Phạm

Văn Tỉnh, công bố trên Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 6 năm 2008 [82];…
Những công trình nghiên cứu trong nước về nguyên nhân và điều kiện tình
hình tội VPQĐ về ĐKPTGTĐB là những kiến thức chuyên sâu giúp tác giả luận án
tìm hiểu về mặt phương pháp luận nghiên cứu một hiện tượng xã hội phức tạp, đa
dạng. Ở mức độ chuyên môn, các bài viết làm rõ nguyên nhân và điều kiện của tình
tội phạm nói chung ở hai cấp độ: nguyên nhân và điều kiện chung của tình hình tội
phạm, nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội VPQĐ về ĐKPTGTĐB trên địa
bàn các tỉnh, thành phố miền ĐNB.
1.2.3. Nhóm các công trình nghiên cứu về giải pháp phòng ngừa của tình
hình tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ
- Luận án tiến sĩ “Hoạt độ
thông ậ t i đườ

phòng

bộ của lực lượ

C

ừa tội phạm xâm phạm an toàn giao
h sát nhân dân” của tác giả Vũ Văn

Thiết, 2006 [69], đã phát họa bức tranh toàn cảnh về tình hình tội phạm xâm phạm
an toàn giao thông đường bộ ở Việt Nam trong thời gian 1995-2005, những diễn
biến phức tạp, có lúc tăng, có lúc giảm một cách đột biến nhưng tăng là xu hướng

chủ đạo, rất đáng lo ngại. Luận án cũng đã làm rõ nguyên nhân và điều kiện chủ yếu
của tình trạng này là do ý thức chấp hành luật lệ, quy tắc an toàn giao thông đường
bộ còn có những tồn tại, bất cập; hiệu quả thực hiện các biện pháp bảo đảm
TTATGT đường bộ của lực lượng cảnh sát nhân dân còn hạn chế, trong khi đó cơ
sở hạ tầng giao thông, PTGT, khả năng quản lý điều hành giao thông phát triển
không đồng bộ và có biểu hiện lạc hậu so với sự phát triển của kinh tế - xã hội.
Trong luận án nêu trên, tác giả Vũ Văn Thiết đã đưa ra 5 định hướng lớn và 5
nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động phòng ngừa tội phạm xâm phạm
an toàn giao thông đường bộ. Đặc biệt, luận án nhấn mạnh các biện pháp tác động tới
con người, tới các chủ thể TGGT, đặc biệt coi trọng giáo dục thế hệ tr về pháp luật,
về văn hóa ứng xử nơi công cộng, về ý thức chấp hành LGTĐB,… Luận án trên

17


nghiên cứu về nhóm tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ trên phạm vi địa bàn
rộng lớn cả nước nên nghiên cứu sinh có thể so sánh giữa hai giai đoạn và kế thừa
những đề xuất giải pháp áp dụng vào đặc thù vùng miền với một tội phạm cụ thể.
- Luận án tiến sĩ “Phòng
đườ

bộ của lực lượ

ừa tội phạm xâm phạm trật tự an toàn giao thông

C h sát giao thông công an các tỉ h, thành phố Nam Trung

Bộ” của tác giả Cao Đăng Nuôi, 2016 54, đi sâu nghiên cứu tình hình tội VPQĐ về
ĐKPTGTĐB nhưng trên địa bàn miền Nam Trung Bộ thời gian từ năm 2008 đến
năm 2015, làm rõ đặc thù của tình hình nhóm tội xâm phạm an toàn giao thông

đường bộ trên địa bàn miền Nam Trung Bộ từ đặc điểm con người, phương tiện, kết
cấu hạ tầng giao thông, nguyên nhân của tình hình tội xâm phạm TTATGT đường
bộ… Luận án trên dừng lại ở phạm vi địa bàn miền Nam Trung Bộ và đề ra giải pháp
nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm xâm phạm an toàn giao thông đường bộ chủ
yếu của lực lượng CSGT công an các tỉnh, thành phố miền Nam Trung Bộ đã giúp
nghiên cứu sinh so sánh yếu tố "địa lý học" tội phạm giữa miền ĐNB và Nam Trung
Bộ để làm rõ tình hình tội VPQĐ về ĐKPTGTĐB trên địa bàn ĐNB.
- Luận án tiến sĩ “Đ u tranh phòng, chố
điều hi

phươ

tiệ

iao thô

đườ

tình hình tội vi phạm quy đị h ề

bộ trên địa bàn thành phố H i Phòng”

của tác giả Lê Thị Thu Dung bảo vệ thành công năm 2016 tại Học viện Khoa học xã
hội 31, trên cơ sở lý luận tội phạm học về tình hình tội phạm, đã đánh giá được
tình hình tội VPQĐ về ĐKPTGTĐB trên địa bàn thành phố Hải Phòng, với những
con số sát thực và ví dụ thực tiễn để chứng minh nguyên nhân và đưa ra giải pháp
phòng ngừa tình hình tội VPQĐ về ĐKPTGTĐB. Nội dung luận án được nghiên
cứu giới hạn ở địa bàn một thành phố phía bắc của đất nước có những đặc điểm đặc
thù giúp tác giả luận án này tiếp cận, lý giải nguyên nhân điều kiện của tình hình tội
VPQĐ về ĐKPTGTĐB áp dụng một cách đầy đủ trên các địa bàn cụ thể đang

nghiên cứu.
- Luận án tiến sĩ của tác giả Trần Sơn Hà: “Qu
toàn giao thông đườ

lý hà ước về trật tự a

bộ ở Việt Nam hiện nay”, bảo vệ thành công tại Học viện

hành chính quốc gia năm 2016 [38]. Trên cơ sở hệ thống lý thuyết quản lý nhà nước
về TTATGT đường bộ ở Việt Nam, luận án đánh giá khách quan, toàn diện về
những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong
hoạt động quản lý nhà nước về TTATGT đường bộ để rút ra kết luận khoa học về

18


thực trạng này. Đồng thời tác giả đưa ra những dự báo khoa học về xu hướng phát
triển của giao thông đường bộ trong tổng thể phát triển các loại hình giao thông để
đề xuất phương hướng, giải pháp có tính toàn diện, khả thi và bền vững nhằm hoàn
thiện quản lý nhà nước về TTATGT đường bộ ở Việt Nam. Luận án của tác giả
Trần Sơn Hà giúp tác giả luận án này nghiên cứu chuyên sâu về nguyên nhân và
điều kiện của tình hình tội VPQĐ về ĐKPTGTĐB xét từ hoạt động quản lý hành
chính nhà nước cụ thể trên lĩnh vực TTATGT trên địa bàn miền ĐNB.
Bên cạnh đó, có không ít các luận văn thạc sĩ Luật học nghiên cứu về tội
VPQĐ về ĐKPTGTĐB như tác giả Nguyễn Đình Vinh (2005) 110 với luận văn
“Nâng cao hiệu qu điều tra các ụ án i phạm quy đị h ề điều hi
giao thô

đườ


bộ của lực lượ

phươ

tiệ

C h sát điều tra tội phạm ề trật tự xã hội -

Công an thành phố Hồ Chí Minh”; Luận văn thạc sĩ của tác giả Quách Ngọc Tuấn
hoàn thành năm 2004 87: “Đ u tranh phòng chố
thông đườ

tội xâm phạm an toàn giao

bộ trên địa bàn tỉ h Ninh Bình, thực trạ

và i i pháp” tại trường

Đại học Luật Hà Nội; Luận văn thạc sĩ: “Đ u tranh phòng chố
đị h ề điều hi

phươ

tiệ

iao thô

đườ

tội i phạm quy


bộ trên địa bàn tỉ h Hư

Yên”

tại Viện nhà nước và pháp luật của thạc sĩ Lê Xuân Thủy năm 2010 75; Luận văn
thạc sĩ Luật học: “Tội i phạm quy đị h ề điều hi
đườ

phươ

tiệ

iao thô

bộ trên địa bàn tỉ h Long An, tình hình, nguyên nhân và i i pháp phòng

ừa” của tác giả Trần Văn Thành đã bảo vệ thành công năm 2014 68 tại Học
viện Khoa học xã hội; Luận văn thạc sĩ Luật học: “Tội i phạm quy đị h ề điều
hi

phươ

tiệ

iao thô

nhân và i i pháp phòng

đườ


bộ tại tỉ h Qu

Nam, tình hình, nguyên

ừa” của tác giả Đặng Tuấn Vũ đã bảo vệ thành công

năm 2014 tại Học viện Khoa học xã hội 113; Luận văn thạc sĩ Luật học: “Hoạt
độ

phòng

ừa Tội i phạm quy đị h ề điều hi

phươ

tiệ

iao thô

đườ

bộ của tòa án quân ự trên địa bàn quân khu 7” của tác giả Nguyễn Hồng Phong đã
bảo vệ thành công năm 2014 55 tại Học viện Khoa học xã hội; Luận văn thạc sĩ
Luật học: “Đ u tranh phòng chống Tội i phạm quy đị h ề điều hi
iao thô

đườ

phươ


tiệ

bộ trê địa bà thà h phố Hồ Chí Mi h”, tác giả Đoàn Công

Viên, Học viện khoa học xã hội Việt Nam, năm 2012 99]; Luận văn thạc sĩ Luật
học “Đ u tranh phòng chống Tội i phạm quy đị h ề điều hi

19

phươ

tiệ

iao


×