Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

HOA 2 THPT MÔNG DƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.48 KB, 5 trang )

SỞ GD&ĐT QUẢNG NINH
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề gồm có 04 trang)

KÌ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUÔC GIA NĂM
Bài thi: Khoa học Tự nhiên; Môn: HÓA HỌC
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề

Câu 1: Cấu hình electron lớp ngoài cùng ở trạng thái cơ bản của nguyên tử X là 3s23p1. Số hiệu nguyên
tử của nguyên tố X là
A. 13.
B. 14.
C. 12.
D. 11.
Câu 2: Cho các dung dịch có cùng nồng độ 0,1M: HCl, NaCl, NaOH, HNO3. Dung dịch có giá trị pH
lớn nhất là
A. HCl.
B. NaOH.
C. HNO3.
D. NaCl.
Câu 3: Cho phản ứng: Fe3O4  HNO3 � Fe( NO3 )3  NO  H 2O.
Nếu hệ số của Fe3O4 bằng 3 thì hệ số của HNO3 bằng
A. 27.
B. 28.
C. 10.
D. 14.
Câu 4: Cân bằng hóa học sau được thực hiện trong bình kín
A(k) + B(k)  2D(k) ;  H<0
Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi
A. giảm nhiệt độ của hệ.
B. giảm áp suất của hệ.


C. cho thêm chất xúc tác vào hệ.
D. cho thêm chất D vào hệ.
Câu 5: Dung dịch nào dưới đây tác dụng được với CaCO3?
A. HCl.
B. NaCl.
C. NaOH.
D. Na2S.
Câu 6: Hỗn hợp khí nào dưới đây tồn tại ở điều kiện thường?
A. H2 và F2.
B. Cl2 và O2.
C. SO2 và H2S.
D. HCl và NH3.
Câu 7: Cho 250 ml dung dịch X gồm Na 2CO3 và NaHCO3 phản ứng với dung dịch H2SO4 dư, thu được
2,24 lít khí CO2 (đktc). Cho 500 ml dung dịch X phản ứng với dung dịch BaCl 2 dư, thu được 15,76 gam
kết tủa. Nồng độ mol/l của NaHCO3 trong X là
A. 0,40M.
B. 0,16M.
C. 0,24M.
D. 0,08M.
Câu 8: Trong phòng thí nghiệm, hiđro clorua được điều chế bằng cách
A. cho dung dịch NaCl vào dung dịch H2SO4 loãng.
B. sục khí SO2 vào nước clo.
C. sục khí H2S vào nước clo.
D. cho H2SO4 đặc vào NaCl tinh thể, đun nóng.
Câu 9: Hòa tan hoàn toàn 0,52 gam hỗn hợp hai kim loại trong dung dịch H 2SO4 loãng, thu được 0,336
lít khí (đktc) và dung dịch Y (chỉ chứa hai muối trung hòa). Khối lượng muối trong Y là
A. 2,00 gam.
B. 2,40 gam.
C. 3,90 gam.
D. 1,96 gam.

Câu 10: Cho 30 gam hỗn hợp bột kim loại Zn và Cu vào dung dịch H 2SO4 loãng, dư. Sau khi phản ứng
xảy ra hoàn toàn, thu được 8,96 lít khí H2 (đktc) và m gam kim loại không tan. Giá trị của m là


A. 4,0.
B. 12,8.
C. 26,0.
D. 6,4.
2+
Câu 11: Nguyên tử kim loại và ion kim loại đều tác dụng được với ion Fe là
A. Cu và Ag+.
B. Zn và Ag+.
C. Cu và Zn2+.
D. Ag và Cu2+.
Câu 12: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Nhúng thanh kẽm vào dung dịch hỗn hợp H2SO4 và CuSO4.
(b) Nhúng thanh đồng vào dung dịch FeCl3.
(c) Nhúng thanh sắt vào dung dịch CuSO4.
(d) Nhúng thanh niken vào dung dịch AlCl3.
Số thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hóa là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 13: Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch NaAlO2 thì
A.thu được kết tủa màu trắng dạng keo.
B. có kết tủa màu trắngg dạng keo, sau đó tan hết.
C.thu được kết tủa màu đỏ nâu.
D. không có hiện tượng gì.
Câu 14: Hòa tan hết 20,9 gam hỗn hợp gồm M và M 2O (M là kim loại kiềm) vào nước, thu được dung

dịch X chứa 28 gam chất tan và 1,12 lít khí H2 (đktc). Kim loại M là
A. Li.
B. Na.
C. K.
D. Rb.
Câu 15: Chất nào sau đây làm mềm được nước có tính cứng toàn phần?
A. HCl.
B. NaOH.
C. Na3PO4.
D. Ca(OH)2.
Câu 16: Thành phần chính của quặng manhetit làu,
A. FeCO3.
B. FeS2.
C. Fe2O3.
D. Fe3O4.
Câu 17: Hợp chất của crom đều thể hiện tính chất lưỡng tính là
A. CrO3 và Cr(OH)2.
B. CrO và Cr(OH)2.
C. CrO3 và Cr(OH)3.
D. Cr2O3 và Cr(OH)3.
Câu 18: Trong xương động vật, nguyên tố canxi và photpho tồn tại chủ yếu dưới dạng Ca 3(PO4)2. Khi
hầm xương, muốn nước xương thu được giàu canxi và photpho ta nên:
A. Cho thêm vào nước ninh xương một ít vôi tôi.
B. Cho thêm vào nước ninh xương một ít quả chua (me, sấu, khế …)
C. Cho thêm vào nước ninh xương một ít đường.
D. Chỉ ninh xương với nước.
Câu 19: Cho 1,83 gam hỗn hợp gồm Ba và Na vào 100 ml dung dịch CuSO 4 0,5M, sau khi các phản
ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam kết tủa và 0,448 lít khí H2 (đktc). Giá trị của m là
A. 4,55.
B. 4,29.

C. 4,05.
D. 5,08.
Câu 20: Cho dãy chất: Ca3(PO4)2, BaSO4, KNO3, CuO, Cr(OH)3, AgCl và BaCO3. Số chất trong dãy
không tan trong dung dịch HNO3 loãng là
A. 4.
B. 2.
C. 3.
D. 1.
Câu 21: Cho các phản ứng:


(a) Cl2 + NaOH →
(b) Fe2O3 + HCl →
(c) FeO + HCl →
(d) CuO + HNO3 →
Số phản ứng tạo ra hai muối là
A. 4.
B. 3.
C. 2.
D. 1.
Câu 22: Cho 1,35 gam hỗn hợp gồm Cu, Mg, Al phản ứng hết với dung dịch HNO 3, thu được hỗn hợp
khí gồm 0,01 mol NO và 0,04 mol NO 2 (không còn sản phẩm khử nào khác). Khối lượng muối tạo ra
trong dung dịch sau phản ứng là
A. 5,69 gam.
B. 3,79 gam.
C. 8,53 gam.
D. 9,48 gam.
Câu 23:Khi điều chế lượng nhỏ các khí trong phòng thí nghiệm có thể thu khí bằng cách: dời không
khí để xuôi bình (1), dời không khí úp ngược bình (2) hoặc dời nước (3).


Thu khí bằng cách dời nước có thể được dùng tốt nhất với khí nào sau đây:
A. N2.
B. HCl.
C. NH3.
D. CO2.
Câu 24: Hòa tan 7,2 gam một hỗn hợp gồm hai muối sunfat của một kim loại kiềm và một kim loại
kiềm thổ vào nước dư, thu được dung dịch X. Cho dung dịch BaCl 2 phản ứng vừa đủ với X, thu được
11,65 gam kết tủa và dung dịch Y chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 6,50.
B. 7,00.
C. 8,20.
D. 5,95.
Câu 25: Hòa tan hết hỗn hợp gồm 0,01 mol Cu 2S; 0,04 mol FeCO3 và x mol FeS2 bằng dung dịch
HNO3 vừa đủ. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được V lít (đktc) hỗn hợp hai khí, trong đó
có một khí màu nâu đỏ và dung dịch chỉ chứa muối của Cu2+, Fe3+ với một anion. Giá trị của V là
A. 47,488.
B. 46,592.
C. 51,072.
D. 50,176.
Câu 26: Hidrocacbon X mạch hở, có phân tử khối bằng 52, phản ứng với dung dịch AgNO 3 trong NH3
tạo ra kết tủa. Nhận xét nào sau đây đúng?
A. Chất X có mạch cacbon phân nhánh.
B. Trong phân tử chất X có một nhóm –CH3.
C. Trong phân tử chất X có một liên kết đôi.
D. Chất X có số nguyên tử cacbon lớn hơn số nguyên tử hidro.
Câu 27: Để xác định nguyên tố X trong thành phần phân tử hợp chất hữu cơ Y, người ta đốt cháy chất
Y, sản phẩm thu được đem sục vào nước vôi trong dư, thấy xuất hiện kết tủa. Nguyên tố X là
A. cacbon.
B. nitơ.
C. hiđro.

D. oxi.
Câu 28: Hidrocacbon nào dưới đây không làm mất màu dung dịch nước brom ở nhiệt độ thường?
A. Etilen.
B. Axetilen.
C. Toluen.
D. Stiren.


Câu 29: Chất X là anđehit mạch hở. Một thể tích hơi X cộng hợp tối đa ba thể tích khí H 2, thu được
chất Y. Một thể tích hơi Y tác dụng với Na dư, thu được một thể tích khí H 2 (các thể tích khí và hơi đo
ở cùng điều kiện). Chất X thuộc loại
A. anđehit no, ba chức, mạch hở.
B. anđehit đơn chức, mạch hở, phân tử có hai liên kết C=C.
C. anđehit hai chức, mạch hở, phân tử có một liên kết C=C.
D. anđehit đơn chức, mạch hở, phân tử có ba liên kết C=C.
Câu 30: Khi đun nóng ancol bậc ba X với H 2SO4 đặc, thu được nước và một anken duy nhất (là chất
khí ở điều kiện thường). Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X, hấp thụ hết sản phẩm thu được vào dung dịch
chứa 0,27 mol Ca(OH)2, thu được a gam kết tủa. Giá trị của a là
A. 14.
B. 22.
C. 27.
D. 8.
Câu 31: Phản ứng hóa học: C6H5ONa + CO2 + H2O → C6H5OH + NaHCO3 (C6H5- là gốc phenyl)
chứng tỏ
A. phenol có tính axit yếu hơn axit cacbonic.
B. phenol có tính axit mạnh hơn axit cacbonic.
C. phenol có tính oxi hóa mạnh hơn axit cacbonic.
D. phenol có tính oxi hóa yếu hơn axit cacbonic.
Câu 32: Oxi hóa 10,2 gam hỗn hợp hai anđehit kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, thu được hỗn hợp
hai axit cacboxylic đơn chức (hiệu suất các phản ứng 100%). Để trung hòa hỗn hợp hai axit này cần

dùng 200 ml dung dịch NaOH 1M.Công thức hai anđehit là:
A. HCHO, CH3CHO.
B. C2H3CHO, C3H5CHO.
C.CH3CHO, C2H5CHO.D. C2H5CHO, C3H7CHO.
Câu 33: Chất nào dưới đây không phản ứng được với axit axetic?
A. NaHCO3.
B. K2O.
C.Cu(OH)2.
D. NaCl.
Câu 34: Dãy chất nào dưới đây được xếp theo chiều tăng dần độ linh động của nguyên tử hiđro trong
nhóm chức?
A. phenol, axit fomic, axit axetic, ancol etylic.
B. phenol, ancol etylic, axit fomic, axit axetic.
C. axit fomic, axit axetic, ancol etylic, phenol.
D. ancol etylic, phenol, axit axetic, axit fomic.
Câu 35: Khi bị “cảm” người ta thường dùng sợi dây chuyền bạc để đánh “cảm”. Sau khi đánh “cảm”
vật bằng bạc thường bị đen là do:
A. Bạc tiếp xúc với oxi và hơi nước trong cơ thể người bệnhnên bị xỉn đen.
B. Bạc bị oxi hóa bởi oxi không khí khi tiếp xúc với cơ thể người bệnh tạo Ag2O màu đen.
C. Bạc không nguyên chất bị ăn mòn điện hóa tạo Ag2O màu đen.
D. Bạc tiếp xúc với hiđrosunfua trong cơ thể người bệnh và O2 trong không khí tạo Ag2S màu đen


Câu 36: Este X hai chức, mạch hở có công thức phân tử C 6H8O4 không có khả năng tham gia phản ứng
tráng bạc, được tạo ra từ ancol Y và axit cacboxylic Z. Đun Y với H 2SO4 đặc ở 170oC không tạo ra
được anken; Y không phản ứng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường. Nhận xét nào sau đây đúng?
A. Trong X có ba nhóm –CH3.
B. Chất Z không làm mất màu dung dịch brom.
C. Chất Y là ancol etylic.
D. Trong phân tử chất Z có số nguyên tử cacbon bằng số nguyên tử oxi.

Câu 37: Khi thủy phân một triglixerit X, thu được các axit béo gồm axit oleic, axit panmitic, axit
stearic. Thể tích khí O2 (đktc) cần để đốt cháy hoàn toàn 8,6 gam X là
A. 16,128 lít.
B. 20,160 lít.
C. 17,472 lít.
D. 15,680 lít.
Câu 38: Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Saccarozơ có phản ứng tráng bạc.
B. Saccarozơ bị thủy phân trong dung dịch axit khi đun nóng.
C. Saccarozơ bị hóa đen khi tiếp xúc với H2SO4 đặc.
D. Mỗi mắc xích trong phân tử xenlulozơ có ba nhóm -OH.
Câu 39: Ứng với công thức phân tử C 5H13N có bao nhiêu amin bậc một, mạch cacbon không phân
nhánh, là đồng phân cấu tạo của nhau?
A. 3.
B. 2.
C. 4.
D. 1.
Câu 40: Dung dịch nào sau đây không có khả năng hòa tan được Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường?
A. Fomalin
B. Etilen glicol
C. Glixerol
D. Giấm ăn



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×