Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Lí thuyết và bài tập bazơ hóa 9 ( có đáp án)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.17 KB, 11 trang )

BAZƠ

A. KIẾN THỨC
I. Định nghĩa, phân loại, gọi tên
1. Định nghĩa
- Bazơ là phân tử gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với 1 hay
nhiều nhóm hidroxit (-OH).
- Công thức hóa học chung: M(OH)n
- Trong đó M là nguyên tử kim loại
n là hóa trị của kim loại
VD: NaOH, Ca(OH)2, Fe(OH)2...
2. Phân loại: Tùy theo tính tan bazơ được chia làm 2 loại
- Bazơ tan được trong nước gọi là kiềm
VD: NaOH, KOH, Ca(OH)2...
- Bazơ không tan trong nước
VD: Cu(OH)2, Mg(OH)2, Fe(OH)3...
3. Gọi tên
Tên bazơ = tên kim loại (kèm theo hóa trị nếu kim loại có nhi ều
hóa trị) + hidroxit
VD: Fe(OH)2 – Sắt (II) hidroxit
Ba(OH)2 – Bari hidroxit
II. Tính chất hóa học
Tính chất hóa học
Bazơ
Tác dụng với chất chỉ thị Dung dịch bazơ làm đổi màu chất chỉ thị
màu
+ Quỳ tím chuyển xanh
+Dung dịch phenolphtalein từ không màu
thành màu đỏ.
Tác dụng với oxit axit
dd bazơ + ox axit  muối + H2O


Ba(OH)2 + SO2  BaSO3 + H2O
Tác dụng với dung dịch dd bazơ + dd axit  muối + H2O
axit
NaOH + HCl  NaCl + H2O
Phản ứng nhiệt phân
Bazơ (không tan) nhiệt phân hủy tạo muối
hủy
+ H 2O
( với bazơ không tan)
2Fe(OH)3  Fe2O3 + 3H2O
III. Một số bazơ quan trọng
1. Natrihidroxit (NaOH)
a. Tính chất vật lí : Là chất rắn không màu, hút ẩm mạnh, tan nhiều trong
nước và tỏa nhiệt.
b. Tính chất hóa học
NaOH có những tính chất hóa học của baz ơ tan
- Đổi màu chất chỉ thị:


Dung dịch NaOH đổi màu quỳ tím thành xanh, dung dịch phenolphtalein
không màu thành màu đỏ.
- Tác dụng với dung dịch axit
2NaOH + H2SO4  Na2SO4 + H2O
- Tác dụng với oxit axit
2NaOH + CO2  Na2CO3 + H2O
c. Ứng dụng
- Sản xuất xà phòng, chất tẩy rửa, bột giặt.
- Sản xuất tơ nhân tạo.
- Sản xuất giấy.
- Sản xuất nhôm.

- Chế biến dầu mỏ và nhiều ngành công nghiệp hóa khác.
d. Sản xuất NaOH
- Điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn
2NaCl + 2H2O
2NaOH + H 2 + Cl2
2. Canxihidroxit (Ca(OH)2)
a. Tính chất hóa học
Dung dịch Ca(OH)2 có những tính chất hóa học của bazơ tan
- Làm đổi màu chất chỉ thị
Dung dịch Ca(OH)2 đổi màu quỳ tím thành xanh hoặc đổi màu dung dịch
phenolphtalein không màu thành đỏ.
- Tác dụng với axit
Ca(OH)2 + 2HCl  CaCl2 + H2O
- Tác dụng với oxit axit
Ca(OH)2 + CO2  CaCO3 + H2O
b. Ứng dụng
- Làm vật liệu trong xây dựng
- Khử chua đất trồng trọt
- Khử độc chất thải công nghiệp, diệt trùng chất thải sinh hoạt và xác
chết động vật...
3. Thang pH
- Nếu pH = 7 dung dịch trung tính
- Nếu pH > 7 dung dịch có tính bazơ
- Nếu pH < 7 dung dịch có tính axit
B. BÀI TẬP
Bài 1: Hoàn thành sơ đồ phản ứng sau:
Na  Na2O  NaOH  Na2CO3  CO2  CaCO3  CaO  Ca(OH)2
Bài 2:

NaCl



a. Bằng phương pháp hóa học nhận biết 4 dung dịch sau: NaOH, Na 2SO4,
H2SO4, HCl.
b. Chỉ dùng quỳ tím nhận biết các dung dịch mất nhãn sau: KOH, Ba(OH) 2,
K2SO4, H2SO4, KCl, HCl.
c. Chỉ dùng thêm 1 thuốc thử nhân biết các chất rắn sau: Cu(OH)2, Ba(OH)2,
Na2CO3.
HD:
a. Quỳ tím, Ba(OH)2
b. Dùng quỳ tím nhận biết được 3 nhóm chất axit, bazo, muối. Cho l ần
lượt từng dung dịch trong nhóm axit vào từng chất nhóm bazo; t ương
tự với nhóm muối
c. Dùng axit H2SO4
Bài 3: Cho 150ml dung dịch NaOH 0,5M vào 100ml dung dịch HNO3 0,5M.
a. Tính nồng độ mol của dung dịch sau phản ứng
b. Dung dịch sau phản ứng có làm đổi màu quỳ tím không?
HD:
a. Dung dịch sau phản ứng gồm NaOH dư và NaNO3
b. Dung dịch sau phản ứng còn NaOH dư nên làm đổi màu quỳ tím
thành xanh.
Bài 4: Trung hòa dung dịch chứa 109,5g HCl bằng dùng dung dịch ch ứa
112g KOH dung dịch sau phản ứng làm quỳ tím chuy ển đỏ. Tính kh ối
lượng dung dịch Ba(OH)2 25% cần thêm vào để trung hòa hết lượng axit
trên?
HD: mdd = 342g.
Bài 5: Dung dịch X chứa 6,2g Na2O và 193,8g nước. Cho X vào 200g dung
dịch CuSO4 16% thu được a gam kết tủa .
a. Tính nồng độ phần trăm của X.
b. Tính a.

c. Tính thể tích dung dịch HCl 2M cần dùng để hòa tan hết a gam kết
tủa sau khi đã nung kết tủa thành chất rắn đen.
HD:
a. C% = 4%
b. a = 9,8g
c. V = 100ml


Bài 6: Dẫn 2,24l SO2 vào 300ml dung dịch Ca(OH)2 0,5M thu được sản
phẩm là CaSO3.
Tính khối lượng muối thu được?
HD: m = 12g
Bài 7: Cho 10g CaCO3 tác dụng với dung dịch HCl dư
a. Tính thể tích khí CO2 thu được (đktc).
b. Dẫn CO2 thu được ở trên vào lọ đựng 50g dung dịch Ca(OH) 2 11,1%.
Tính khối lượng muối cacbonat thu được.
HD:
a. V = 2,24l
b. Sản phẩm gồm 2 muối CaCO3 và Ca(HCO3)2
Bài 8: Cho 12,4 gam natri oxit Na2O tác dụng với nước, thu được 1 lít dung
dịch bazơ.
a) Tính nồng độ mol của dung dịch baz ơ thu được.
b) Lấy 0,5 lít bazơ trên tác dụng với Vml dung dịch Fe 2(SO4)3 0,5M (vừa
đủ) tạo thành kết tủa và dung dịch Y. Tính V và khối lượng kết tủa tạo
thành?
HD:
a. CM = 0,4M
b. V = 66,67ml;
Khối lượng kết tủa = 7,13g
Bài 9: Trung hòa 300ml dung dịch H2SO4 1,5M bằng dung dịch NaOH 40%

a. Tính khối lượng dung dịch NaOH cần dùng.
b. Nếu thay dung dịch NaOH bằng dung dịch KOH 5,6% (D = 1,045g/ml)
thì lượng KOH cần dùng là bao nhiêu?
HD:
a. mdd = 90g
b. V = 861,24ml
Bài 10: Dung dịch X chứa 2,7g CuCl2 tác dụng với dung dịch Y chứa NaOH
(lấy dư). Sau khí phản ứng kết thúc thu được kết tủa Z, lọc lấy kết tủa Z
đem nung đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn T. Tính kh ối l ượng
kết tủa Z và chất rắn T?


HD: CuCl2 + 2NaOH  Cu(OH)2  + NaCl
Cu(OH)2  CuO + H2O
Bài 11: Cho 0,594 g hỗn hợp Na và Ba hòa tan hoàn toàn vào n ước thu
được dung dịch A và khí B. Trung hòa dung dịch A cần 100ml HCl. Cô c ạn
dung dịch sau phản ứng thu được 0,949g muối.
a. Tính thể tích khí B? Nồng độ dung dịch HCl?
b. Tính khối lượng mỗi kim loại?
HD:
a. VH2 = 0,112l; CM = 0,1M
b. mNa = 0,046g; mBa = 0,548g
Bài 12:
a. Phải hòa tan thêm bao nhiêu gam KOH nguyên chất vào 1200g dung
dịch KOH 12% để có dung dịch KOH 20%?
b. Trộn 150g dung dịch NaOH 10% vào 460g dung dịch NaOH x% đ ể
tạo thành dung dịch 6%. Tìm x
HD:
a. 120g
b. 4,7g

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Dãy các bazơ bị nhiệt phân huỷ tạo thành oxit baz ơ tương ứng là
A. Cu(OH)2 ; Zn(OH)2; Al(OH)3; Mg(OH)2
B. Cu(OH)2 ; Zn(OH)2; Al(OH)3; NaOH
C. Fe(OH)3; Cu(OH)2; KOH; Mg(OH)2
D. Fe(OH)3; Cu(OH)2; Ba(OH)2; Mg(OH)2
Đáp án: A
Câu 2: Dãy các bazơ làm dung dịch phenolphtalein hoá đỏ:
A. NaOH; Ca(OH)2; Zn(OH)2; Mg(OH)2
B. NaOH;Ca(OH)2; KOH; LiOH
C. LiOH; Ba(OH)2; KOH; Al(OH)3
D. LiOH; Ba(OH)2; Ca(OH)2; Fe(OH)3


Đáp án: B
Câu 3:Nhóm các dung dịch có pH > 7 là:
A. HCl, HNO3
B. NaCl, KNO3
C. NaOH, Ba(OH)2
D. Nước cất, nước muối
Đáp án: C
Câu 4: Nhóm bazơ vừa tác dụng được với dung dịch HCl, v ừa tác d ụng
được với dung dịch KOH.
A. Ba(OH)2 và NaOH

C. Al(OH)3 và Zn(OH)2

B. NaOH và Cu(OH)2

D. Zn(OH)2 và Mg(OH)2


Đáp án: C
Câu 5: Để nhận biết dd KOH và dd Ba(OH)2 ta dùng thuốc thử là:
A. Phenolphtalein

C. dd H2SO4

B. Quỳ tím

D.dd HCl

Đáp án: C
Câu 6: Sục 2,24 lít khí CO2 vào dung dịch chứa 0,2 mol NaOH. Dung dịch thu
được sau phản ứng chứa:
A. NaHCO3

C. Na2CO3 và NaOH

B. Na2CO3

D. NaHCO3 và NaOH

Đáp án: B
Câu 7: NaOH có thể làm khô chất khí ẩm sau:
A. CO2

C. N2

B. SO2


D.HCl

Đáp án: C
Câu 8: Cho 1g NaOH rắn tác dụng với dung dịch chứa 1g HNO 3. Dung dịch
sau phản ứng có môi trường:
A. Trung tính

C. Axít

B. Bazơ

D. Lưỡng tính

Đáp án: B


Câu 9: Nhỏ một giọt quỳ tím vào dung dịch KOH, dung dịch có màu xanh,
nhỏ từ từ dung dịch HCl cho tới dư vào dung dịch có màu xanh trên thì:
A. Màu xanh vẫn không thay đổi.
B.Màu xanh nhạt dần rồi mất hẳn
C. Màu xanh nhạt dần, mất hẳn rồi chuyển sang màu đỏ
D. Màu xanh đậm thêm dần
Đáp án: C
Câu 10: Cho 100ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M vào 100ml dung dịch HCl 0,1M.
Dung dịch thu được sau phản ứng:
A. Làm quỳ tím hoá xanh
B. Làm quỳ tím hoá đỏ
C. Phản ứng được với magiê giải phóng khí hidrô
D. Không làm đổi màu quỳ tím
Câu 11: Dẫn 1,68 lít khí CO2 (đktc) vào x g dung dịch KOH 5,6%. Để thu

được muối KHCO3 duy nhất thì x có giá trị là:
A. 75g

C. 225g

B. 150 g

D.300 g

Đáp án:A
Câu 12: Nhiệt phân hoàn toàn 19,6g Cu(OH)2 thu được một chất rắn màu
đen, dùng khí H2 dư khử chất rắn màu đen đó thu được một chất rắn màu
đỏ có khối lượng là:
A. 6,4 g

C. 12,8 g

B. 9,6 g

D. 16 g

Đáp án: C
Câu 13: Cho 200ml dung dịch Ba(OH)2 0,4M vào 250ml dung dịch H2SO4
0,3M. Khối lượng kết tủa thu được là:
A. 17,645 g

C. 17,475 g

B. 16,475 g


D. 18,645 g

Đáp án: C
Câu 14: Trộn 400g dung dịch KOH 5,6% với 300g dung d ịch CuSO 4 16%.
Khối lượng kết tủa thu được là:


A. 9,8 g

C. 19,6 g

B. 14,7 g

D. 29,4 g

Đáp án: C
Câu 15:Nhiệt phân hoàn toàn x g Fe(OH)3 đến khối lượng không đổi thu
được 24g chất rắn. Giá trị bằng số của x là:
A. 16,05g
B. 32,10g
C. 48,15g
D. 72,25g
Đáp án: B
Câu 16:Cho 200ml dung dịch KOH 1M tác dụng với 200ml dung dịch H 2SO4
1M, sau phản ứng cho thêm một mảnh Mg dư vào sản phẩm thấy thoát ra
một thể tích khí H2 (đktc) là:
A. 2,24 lít

C. 3,36 lít


B. 4,48 lít

D. 6,72 lít

Đáp án: A
Câu 17: Để trung hoà 200ml hỗn hợp chứa HCl 0,3M và H 2SO4 0,1M cần
dùng V (ml) dung dịch Ba(OH)2 0,2M. Giá trị của V là:
A. 400 ml

C. 300 ml

B. 350 ml

D. 250 ml

Đáp án: D
Câu 18: Cho dung dịch chứa 0,9 mol NaOH vào dung dịch có ch ứa a mol
H3PO4. Sau phản ứng chỉ thu được muối Na3PO4 và H2O. Giá trị của a là:
A. 0,3 mol

C. 0,6 mol

B. 0,4 mol

D. 0,9 mol

Đáp án: A
Câu 19: Dung dịch có độ bazơ mạnh nhất trong các dung dịch có giá tr ị pH
sau:
A. pH = 8


C. pH = 10

B. pH = 12

D. pH = 14


Đáp án: D.
Câu 20: Nhóm các dung dịch có pH < 7 là:
A. HCl, NaOH

C. NaOH, Ca(OH)2

B. H2SO4, HNO3

D. BaCl2, NaNO3

Đáp án: B
Câu 21:NaOH có tính chất vật lý nào sau đây ?
A. Natri hiđroxit là chất rắn không màu, ít tan trong n ước
B. Natri hiđroxit là chất rắn không màu, hút ẩm mạnh, tan nhi ều trong
nước và tỏa nhiệt
C. Natri hiđroxit là chất rắn không màu, hút ẩm mạnh và không t ỏa
nhiệt
D. Natri hiđroxit là chất rắn không màu, không tan trong n ước,
không tỏa nhiệt.
Đáp án: B.
Câu 22: Cặp chất đều làm đục nước vôi trong Ca(OH) 2
A.CO2, Na2O.


C.SO2, K2O

B.CO2, SO2.

D.SO2, BaO

Đáp án: B
Câu 23: Dãy các bazơ đều làm đổi màu quỳ tím và dung dịch
phenolphtalein :
A.KOH, Ca(OH)2, Cu(OH)2, Zn(OH)2 B. NaOH, Al(OH)3, Ba(OH)2, Cu(OH)2
C. Ca(OH)2, KOH, Zn(OH)2, Fe(OH)2 D. NaOH, KOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2
Câu 24 :Cặp chất cùng tồn tại trong dung dịch ( không tác dụng được v ới
nhau) là:
A. NaOH, KNO3

B. Ca(OH)2, HCl

C. Ca(OH)2, Na2CO3

D. NaOH, MgCl2

Câu 25: Sau khi làm thí nghiệm, có những khí thải độc hại: HCl, H 2S, CO2,
SO2. Dùng chất nào sau đây để loại bỏ chúng là tốt nhất?
A. Muối NaCl

C. Dung dịch HCl

B. Nước vôi trong


D. Dung dịch NaNO3


Câu 26: Nung nóng 136 gam hỗn hợp hai bazơ Mg(OH)2 và Fe(OH)3 thì
khối lượng hỗn hợp giảm đi 36 gam. Tổng khối lượng của hai oxit thu
được là:
A. 100 gam
C. 90 gam
B. 102 gam
D. 75 gam
Đáp án A
Câu 27: Nung nóng 14,7 gam một bazơ X (có hóa trị không đổi) trong chén
sứ đến khối lượng không đổi thì thu được 12 gam một oxit. Công th ức phân
tử của bazơ (X) là:
A. Zn(OH)2
C. Cu(OH)2
B. Al(OH)3
D. Mg(OH)2


Đáp án C
Câu 28: Có bốn ống nghiệm đựng các dung dịch: Ba(NO3)2, KOH, HCl và
Na2CO3. Dùng hóa chất gì có thể nhận biết được chúng?
A. Dùng quỳ tím.
B. Dùng phenolphtalein.
C. Dùng dung dịch BaCl2.
D. Dùng axit H2SO4.
Câu 29: Công thức hóa học của các bazơ tương ứng với các oxit: K 2O, CuO,
ZnO, Fe2O3, BaO, Al2O3, MgO là dãy nào sau đây?
A. KOH, CuOH, Zn(OH)2,Fe(OH)2,Ba(OH)2,Al(OH)3,Mg(OH)2

B. KOH, Cu(OH)2,Zn(OH)2,Fe(OH)3,Ba(OH)2,Al(OH)3,Mg(OH)2
C. KOH, Cu(OH)2,Zn(OH)2,Fe(OH)2,Ba(OH)2,Al(OH)3,Mg(OH)2
D. KOH, Cu(OH)2,Fe(OH)3,Al(OH)3,Mg(OH)2
Đáp án B
Câu 30: Một bạn học sinh làm thí nghiệm sau: nhỏ vài giọt dung d ịch
phenolphtalein vào dung dịch KOH, dung dịch có màu đỏ. Cho tiếp dung
dịch HCl vào dung dịch trên đến dư thì hiện tượng quan sát được là:
A. Sẽ nhạt dần và chuyển thành trong suốt.
B. Sẽ nhạt dần và chuyển thành màu xanh,
C. Màu đỏ sẽ đậm thêm.
D. Màu đỏ vẫn không thay đổi.
Đáp án A



×