Tải bản đầy đủ (.docx) (91 trang)

Đề tài: VẤN ĐỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA THEN CỦA DÂN TỘC TÀY – NÙNG HIỆN NAY.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (365.21 KB, 91 trang )

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, em đã nhận được sự giúp đỡ,
ủng hộ của các thầy cô giáo, bạn bè và người thân.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo của 2 khoa: Lý luận Chính
trị- Giáo dục công dân và khoa Giáo dục Quốc phòng-An ninh. Đặc biệt em xin
bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS. TS Nguyễn Như Hải – người thầy
đã dành cho em sự quan tâm chu đáo, sự hướng dẫn tận tình và những chỉ bảo
quý báu trong quá trình làm khóa luận.
Qua đây, em cũng xin được gửi lời cảm ơn đến Nghệ nhân Nông Trọng
Quyết (Then Quyết – huyện Chợ Đồn, Bắc Kạn), em La Thị Ánh (Trung tâm
Văn hóa tỉnh Bắc Kạn), các bạn trong câu lạc bộ hát Then – Đàn Tính Hà Nội
và các cụ cao niên đang sinh sống tại xã Đông Viên, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc
Kạn đã giúp đỡ em trong quá trình tìm hiểu, thu thập tài liệu về Then.
Với khuôn khổ của một khóa luận tốt nghiệp, thời gian có hạn và kiếm
thức còn hạn chế nhưng bằng sự nỗ lực hết mình, cùng với sự ủng hộ giúp đỡ,
động viên của các thầy cô giáo, bạn bè, người thân và gia đình, em đã hoàn
thành khóa luận đúng thời hạn. Song không thể tránh khỏi những thiếu sót, kính
mong thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến để khóa luận của em hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cám ơn !
Hà Nội, tháng 4 năm 2016
Sinh viên

La Văn Thuận

MỤC LỤC


2

2


2


MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài
Việt Nam gồm 54 dân tộc cùng chung sống trên lãnh thổ, mỗi dân tộc một
sắc thái riêng, cho nên văn hóa Việt Nam là một thực thể thống nhất trong sự đa
dạng. Ngoài văn hóa Việt-Mường mang tính tiêu biểu, còn có các nhóm văn hóa
đặc sắc khác như Tày-Nùng, Thái, Chàm, Hoa-Ngái, Môn-Khmer, H’MôngDao…đặc biệt văn hóa Then của các dân tộc Tày, Nùng, Thái ở vùng núi phía
Bắc vẫn giữ được những truyền thống khá phong phú và toàn diện cuả một cộng
đồng người gắn bó với rừng núi tự nhiên.
Từ bao đời nay, các dân tộc người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam đã sáng tạo
ra một loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian rất đặc sắc và có sức lan tỏa lớn, đó là
Then. Then vừa là một loại hình sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng, tâm linh, vừa là một
loại hình âm nhạc dân gian mà nội dung của nó phản ánh mọi khía cạnh của đời
sống, từ niềm vui nỗi buồn đến những ước vọng, hoài bão nhằm hướng tới những
điều bình an, tốt đẹp cho cuộc sống.
Hát Then là một loại hình diễn xướng tiêu biểu mang đậm bản sắc văn
hóa của dân tộc Tày, Nùng, Thái ở vùng núi phía Bắc, đặc biệt là văn hóaThen
của người Tày tỉnh Bắc Kạn.
Văn hóa Then của người Tày ở Bắc Kạn vừa mang những nét tương đồng
với văn hóa Then ở các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Yên Bái…lại
vừa có những nét riêng mang đặc trưng vùng miền. Then gắn với đời sống tâm
linh và tín ngưỡng của người Tày, góp phần làm nên bản sắc văn hóa của cộng
đồng người Tày.
Hát Then, đàn Tính là linh hồn cho các lễ nghi, hội hè như: Then giải hạn,
Then khai rượi, Then kỳ yên, Then cứu bệnh, Cầu mát, Lẩu pụt (Then lẩu), Then
thượng thọ, Then hợp hôn…"Then" theo tiếng đồng bào dân tộc Tày - Nùng là

Thiên tức là Trời, vì thế hiểu theo ngôn ngữ dân tộc thì điệu hát Then được coi

3

3


là điệu hát thần tiên, là một loại hình nghệ thuật mang màu sắc tín ngưỡng thuật
lại một cuộc hành trình lên thiên giới để cầu xin một điều gì đó.
Hát Then gắn bó sâu sắc với đời sống tinh thần và tâm linh của đồng bào
dân tộc bởi nó xuất phát từ tín ngưỡng về một thế giới thần bí, nơi có những
nhân vật và sức mạnh diệu kỳ như: Bụt, Giàng, Trời...Chỉ có những ông Then,
bà Then mới có đủ sức mạnh và bản lĩnh cũng như khả năng đến được thế giới
đó. Khi những ông Then, bà Then này dâng lên Mường Trời những sản vật của
con người thì họ hát. Lúc đầu hát Then chỉ có một người, tay đệm đàn, miệng
hát, chân xóc nhạc. Chính lời hát bài hát Then, hòa trong nhịp đàn tính dìu dặt,
cùng tiếng đệm đàn, miệng hát, chân xóc nhạc sẽ đưa ông Then, bà Then đến với
Mường Trời. Do vậy, người hát Then trong dịp lễ, tết là những người đại diện
cho cộng đồng, cho người dân giao tiếp với thần linh để cầu xin mùa màng bội
thu, tươi tốt, đời sống ấm no, hạnh phúc.
Trong điều kiện hiện nay, do tác động của cơ chế thị trường và quá trình
hội nhập, một số nét bản sắc văn hoá truyền thống của các dân tộc như: trang
phục, nếp sống văn hoá - văn nghệ dân gian, phong tục tập quán đang dần bị mai
một... Trong khi đó, văn hoá truyền thống của các dân tộc chưa được kiểm kê,
đánh giá đầy đủ; Công tác bảo tồn, trùng tu, quản lý và phát huy giá trị văn hoá
truyền thống chưa được quan tâm đúng mức; Cơ sở vật chất và phương tiện
phục vụ hoạt động văn hoá cho đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới còn
thiếu thốn; Việc thể chế hoá các văn bản quản lý, một số cơ chế chính sách trong
lĩnh vực văn hoá còn nhiều bất cập; Lực lượng cán bộ làm công tác sáng tác,
nghiên cứu khoa học còn thiếu; Mức hưởng thụ văn hoá của nhân dân các dân

tộc vùng cao, vùng sâu, vùng xa còn thấp…Hiện nay, Then của dân tộc Tày ở
Bắc Kạn đang được sở văn hóa tỉnh đầu tư nghiên cứu phục dựng, tuy nhiên vẫn
còn nhiều hạn chế, nguyên nhân một phần là bởi nghệ nhân biết làn điệu Then
cổ không còn nhiều, trong khi đó giới trẻ cũng không mặn mà với Then, dẫn đến
một thực trạng là những làn điệu trong văn hóa Then của đồng bào Tày tỉnh Bắc

4

4


Kạn đang dần bị pha tạp, mai một và thậm chí là đứng trên nguy cơ bị thất
truyền.
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn về văn hóa Then của dân tộc Tày ở Bắc
Kạn và thực trạng bảo tồn văn hóa Then, em chọn đề tài: Vấn đề bảo tồn và
phát huy giá trị văn hóa Then của dân tộc Tày ở tỉnh Bắc Kạn hiện nay.
Nhằm làm rõ những giá trị của văn hóa Then của người Tày tỉnh Bắc Kạn, từ đó
nêu ra vấn đề bức thiết cần phải bảo tồn và phát huy những giá trị đó.
2.

Tình hình nghiên cứu đề tài
Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu, sưu tầm về văn hóa
Then của dân tộc Tày, Nùng như: Cuốn “Lời hát Then” của nhà sưu tầm
Dương Kim Bội do Sở Văn Hóa Thông Tin Việt Bắc xuất bản năm 1975 đã
giới thiệu tương đối đầy đủ về hát Then: nguồn gốc, mối quan hệ của Then
với Mo, Tào, chức năng lề lối hát Then và những nhận xét về văn bản Then.
Cuốn sách giới thiệu nguyên văn lời hát Then bằng tiếng Tày được sưu tầm ở
vùng Thất Khê – Tràng Định – Lạng Sơn theo phiên âm chữ Quốc ngữ và
lược dịch một số đoạn ra tiếng Việt.
Bài “Bước đầu tìm hiểu những yếu tố hiện thực sinh hoạt và tín ngưỡng,

nghi lễ trong quá trình hình thành Then” của tác giả Lê Chí Quế in trong tạp chí
Văn học số 4 xuất bản năm 1976 đã phân tích những yếu tố hiện thực sinh hoạt
và tín ngưỡng trong nội dung lời ca và nghệ thuật diễn xướng Then, cùng với vai
trò trong đời sống tinh thần của người Tày, Nùng.
Cuốn “mấy vấn đề về Then Việt Bắc” được nhà xuất bản văn hóa dân tộc
xuất bản năm 1978 là kết quả của “Hội nghị sơ kết công tác sưu tầm, nghiên cứu
về Then” tháng 12/1975 được tổ chức tại Sở Văn Hóa Thông Tin khu tự trị Việt
Bắc. Cuốn sách tập hợp những báo cáo, tham luận, nghiên cứu về Then của các
nhà nghiên cứu văn hóa dân gian. Đây là cuốn sách đầu tiên nghiên cứu tổng
hợp về Then, một loại hình diễn xướng dân gian phổ biến ở các tỉnh phía Đông
Bắc (Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Hà Giang). Cuốn sách đã đề

5

5


cập tới nhiều vấn đề của Then như nguồn gốc, loại hình, nghệ thuật, giá trị văn
hóa cũng như vai trò của Then trong đời sống các dân tộc Việt Bắc.
Nhìn chung hơn nửa thế kỷ qua, Then Tày đã được nhiều học giả quan
tâm nghiên cứu.
Nếu xem xét từ góc độ mục đích: Những nghiên cứu về Then Tày có thể
được chia thành hai mảng chính:
- Nghiên cứu Then Tày để tìm hiểu các giá trị nghệ thuật dân gian.
- Nghiên cứu Then Tày để hiểu biết về tín ngưỡng.
* Nghiên cứu Then tìm hiểu các giá trị nghệ thuật dân gian
Xu hướng này xuất hiện rất sớm từ những năm 60 - 70 của thế kỷ XX.
Các công trình thuộc mảng nghiên cứu này bao gồm: Lời hát Then (1978);
Những yếu tố dân ca - ca dao trong lời Then (Tày, Nùng) của tác giả Dương
Kim Bội (Tạp chí dân tộc học, số 2/1978, tr 14 – 21); Âm nhạc Tày của Hoàng

Tuấn (NXB Văn hóa dân tộc, H, 1993); Nét chung và riêng của âm nhạc trong
diễn xướng Then Tày -Nùng của Nông Thị Nhình (NXB Văn hóa dân tộc, H,
2000); Then Tày của Nguyễn Thị Yên (NXB Văn hóa dân tộc, H, 2000); Nghi lễ
then giải hạn (hắt khoăn) của người Tày (2004) của tác giả Nguyễn Thị Hoa;
Một số vấn đề về Then Việt Bắc (1978) của nhiều tác giả..v.v đã có những nhận
xét đánh giá về giá trị tinh thần, giá trị nghệ thuật của lời hát Then, múa Then.
Những công trình nghiên cứu Then Tày theo xu hướng này đều khẳng
định Then là một loại hình nghệ thuật tổng hợp bao gồm: Lời hát, âm nhạc, múa
và trang trí Then. Những nghiên cứu theo hướng này giúp hiểu sâu hơn về nghệ
thuật Then; đồng thời giúp lý giải được tầm quan trọng của Then trong đời sống
tâm linh của các dân tộc Tày, Nùng.
* Xu hướng nghiên cứu Then để hiểu biết về tín ngưỡng
Xu hướng nghiên cứu này xuất hiện có phần muộn hơn so với xu hướng
trên. Bắt nguồn của xu hướng nghiên cứu này gắn liền với chủ trương đổi mới
tư duy trong công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, văn hóa. Các nghiên
cứu thuộc dạng này bao gồm: Hát Then một hình thức âm nhạc, lễ nghi của
6

6


đồng bào Tày, Nùng Việt Bắc của Nguyễn Hữu Thu (Tạp chí văn hóa nghệ
thuật số 2/1994); Những người diễn xướng Then: nghệ thuật hát dân ca và
thầy Shaman của tác giả Nguyễn Thị Hiền (Tạp chí văn hóa số 5/200, tr 74 83); Then của người Tày, Nùng với tín ngưỡng văn hóa dân gian của Hà Đình
Thành (Tạp chí văn hóa nghệ thuật số 5/2000, tr 35- 39); Khảo sát đối tượng
thờ cúng trong Then của Nguyễn Thị Yên (Thông báo văn hóa dân gian, 2001,
NXB ĐHQG, H, tr 1013 - 1030); Then - một hình thức Shaman của dân tộc
Tày ở Việt Nam của Ngô Đức Thịnh (Tạp chí văn hóa dân gian số 3/2002);
Shaman giáo trong Then của người Tày của Nguyễn Thị Yên (Tạp chí Nguồn
sáng, số 1/2004, tr 3 – 140).

Các nghiên cứu trên đều tiếp cận Then từ góc độ văn hóa. Chúng cho ta
thấy một bức tranh khái quát về Then, ở khía cạnh tín ngưỡng, và chúng góp
phần nhận thức đúng hơn về bản chất của Then. Then là một loại hình văn nghệ
dân gian, đồng thời cũng là một hoạt động shaman giáo. Then ở đây được sử
dụng như một công cụ chủ chốt để hành nghề tín ngưỡng.
Bên cạnh đó công tác sưu tầm cũng đã có một số bài viết trong các tạp chí
như: Tình hình văn bản và một số suy nghĩ về bài ca “Khảm Hải” của Vi Hồng
(Tạp chí Văn hóa nghệ thuật số 3 năm 1992), “Then bách điểu” của Phương
Bằng(Tạp chí Dân tộc học số 4 năm 1990)…là những bài viết được tác giả sưu
tầm khá công phu về lời ca của các bài Then và phân tích nội dung cơ bản của
các bài Then đó.
Như vậy, với tư cách là loại hình diễn xướng văn hóa dân gian từ lâu Then
đã trở thành mối quan tâm của các nhà nghiên cứu. Nhiều văn bản Then đã được
sưu tầm và công bố, vốn tư liệu đó đã thực sự trở thành tài sản văn hóa dân tộc
có giá trị và rất hữu ích cho công tác nghiên cứu văn hóa dân gian các dân tộc
thiểu số.
Những công trình nghiên cứu nêu trên phần lớn tập trung chú ý khai thác
phương thức diễn xướng, nghệ thuật biểu diễn, chức năng nghi lễ của hát Then
nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu về các giá trị văn hóa trong Then và
7

7


vấn đề bảo tồn phát huy giá trị văn hóaThen của đồng bào dân tộc Tày tỉnh Bắc
Kạn trước thực trạng văn hóa Then đang ngày càng mai một hiện nay.
3.


Mục đích và nhiệm vụ của đề tài

Mục đích: trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về văn hóa dân tộc Tày nói
chung, văn hóa Then nói riêng đề ra những giải pháp cụ thể nhằm bảo tồn và
phát huy giá trị văn hóa Then của dân tộc Tày ở tỉnh Bắc Kạn trước ảnh hưởng


-

của những nền văn hóa du nhập hiện nay.
Nhiệm vụ của đề tài:
Nghiên cứu cơ sở lý luận của văn hóa Then dân tộc Tày.
Phân tích thực trạng bảo tồn, gìn giữ văn hóa Then của dân tộc Tày ở Bắc Kạn.
Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Then

4.

của dân tộc Tày ở Bắc Kạn.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài: văn hóa Then của dân tộc

5.

Tày ở tỉnh Bắc Kạn.
Phương pháp nghiên cứu
Duy vật biện chứng, phân tích và tổng hợp, logic và lịch sử, thống kê xã
hội trong đó phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp thống kê xã hội
là chủ đạo, bên cạnh đó em cũng sử dụng kết hợp thêm phương pháp điền dã.

6.

Đóng góp mới của đề tài

Qua đề tài này, sẽ làm rõ giá trị nhân văn trong văn hóa Then của đồng
bào dân tộc Tày, đồng thời nêu ra thực trạng bảo tồn, gìn giữ những giá trị văn
hóa Then của đồng bào dân tộc Tày ở Bắc Kạn hiện nay. Từ đó sẽ nêu ra những
giải pháp cụ thể nhằm bảo tồn và phát huy bản sắc, giá trị trong văn hóa dân tộc
Tày nói chung và văn hóa Then nói riêng.

7.

Ý nghĩa của đề tài
Đề tài: “Vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Then của dân tộc Tày
ở tỉnh Bắc Kạn hiện nay” mang ý nghĩa:



Về mặt lý luận: Hát Then là nét văn hóa độc đáo có ý nghĩa quan trọng trong đời
sống tinh thần của đồng bào Tày. Các bài hát Then thường là để gọi hồn vía, cầu
sức khỏe, chữa bệnh, đuổi tà ma…nhưng chủ yếu được diễn xướng có ca hát,
8

8


âm nhạc, nhảy múa trước bàn thờ Then nên có nhiều người gọi là nghi lễ Then
Tày. Đây là một loại hình văn hóa đặc sắc, tiêu biểu của dân tộc Tày, thường có
mặt trong các nghi lễ cầu mùa, cấp sắc. Thông qua đề tài sẽ làm rõ hơn giá trị ẩn


sâu trong văn hóa Then của đồng bào Tày.
Về mặt thực tiễn: đề tài sẽ góp phần nêu ra thực trạng và giải pháp nhằm bảo tồn và


8.

phát huy giá trị văn hóa Then của đồng bào dân tộc Tày ở Bắc Kạn.
Kết cấu
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo. Đề tài kết cấu thành 3
chương 8 tiết.

9

9


NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ
VĂN HÓA THEN CỦA DÂN TỘC TÀY Ở TỈNH BẮC KẠN HIỆN NAY.

1.1.

Khái niệm văn hóa Then của dân tộc Tày

Tày là tên gọi đã có từ lâu đời để chỉ chung nhiều dân tộc thuộc nhóm
Thái - Choang ở Trung Quốc và Đông Nam Á. Theo các nhà dân tộc học thì tên
gọi này có từ cuối thiên niên kỉ thứ I sau công nguyên.
Ở Việt Nam, người Tày là cư dân bản địa cư trú chủ yếu ở vùng Việt Bắc.
Những cứ liệu lịch sử cho thấy tổ tiên của người Tày thuộc nhóm Âu Việt (Tây
Âu) trong khối Bách Việt, ngay từ thiên niên kỉ cuối cùng trước công nguyên là
chủ nhân trên vùng đất rộng lớn từ miền Nam Trung Quốc kéo dài xuống toàn
bộ phía đông bắc Việt Nam. Âu Việt liên minh với Lạc Việt tạo nên vương quốc
Âu Lạc, đây là mô hình nhà nước đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam vào cuối thế kỉ

thứ III trước công nguyên mà thủ lĩnh người Tày cổ là Thục Phán An Dương
Vương [16; 3]. Đồng thời truyền thuyết của người Tày, Nùng (được coi như dã
sử) Cẩu Chùa Cheng Vùa được Lã Văn Lô[15] công bố năm 1963 cũng cho thấy
nhiều tình tiết gần gũi với cổ sử Việt Nam. Điều này chứng minh địa bàn người
Tày cổ giai đoạn này đã mở rộng xuống vùng Kinh Bắc, nhiều nhóm Âu Việt
cùng hòa nhập vào nhóm Lạc Việt làm cơ sở hình thành tộc Việt hiện đại.
Các nhà nghiên cứu cũng đã dự đoán rằng trong lịch sử xa xưa đã từng có
một bộ phận người Tày cổ ở miền thượng du Bắc Bộ hòa đồng vào cộng đồng
người tiền Việt, còn một bộ phận người Tày cổ ở miền núi phía bắc đã trở thành
người Tày hiện nay.
Bắc Kạn là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam. Phía bắc giáp
tỉnh Cao Bằng, phía đông giáp tỉnh Lạng Sơn, phía nam giáp tỉnh Thái
Nguyên và phía tây giáp tỉnh Tuyên Quang. Bắc Kạn là nơi cư trú của nhiều dân

10

10


tộc khác nhau như: Tày, Nùng, Dao, Mông, Hoa…trong đó người Tày có số
lượng lớn hơn cả, chiếm khoảng 54% dân số toàn tỉnh.
Khi bàn về lịch sử dân tộc Tày ở Bắc Kạn, trong cuốn “Bản sắc và truyền
thống văn hóa các dân tộc tỉnh Bắc Kạn” các nhà nghiên cứu Hà Văn Viễn,
Lương Văn Bảo, Lâm Xuân Đình, Triệu Kim Văn, Bàn Tuấn Năng, TS Phạm
Thị Uyên, Hoàng Thị Lan đã cho rằng: vào khoảng nửa cuối thế kỉ III trước
công nguyên đã có một bộ phận của khối Nguyên Tày – Thái ở Bắc Việt Nam
tiến xuống vùng châu thổ sông Hồng cùng một số tộc người khác sáng tạo ra nền
văn minh Việt cổ thời đại Hùng Vương. Trong điều kiện đó họ đã chuyển hóa
thành người Lạc Việt, chủ nhân của nước Văn Lang. Trong khi đó các bộ lạc
Tày cổ ở miền núi Việt Bắc vẫn phát triển theo truyền thống của mình, lịch sử

gọi là người Âu Việt hay Tây Âu, tổ tiên trực tiếp của các dân tộc Tày – Nùng,
Choang hiện nay.
Trong cuốn “Văn hóa Tày – Nùng”, các tác giả Lã Văn Lô – Hà Văn Thư,
đã thống kê vai trò và hoạt động của người Tày, Nùng trong tiến trình lịch sử
Việt Nam. Theo đó, từ những năm 40 đầu công nguyên, các tộc người Tày,
Nùng đã tham gia khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Đến thế kỉ thứ VI, Lý Bí khởi nghĩa
lật đổ ách thống trị của nhà Lương, lập nên nước Vạn Xuân. Vào thế kỉ thứ VIII,
Phùng Hưng khởi nghĩa chống lại ách đô hộ của nhà Đường, đều được người
Lạo giúp đỡ giành thắng lợi. Thế kỉ thứ XI, Lý Thường Kiệt đã huy động tới
5000 quân thuộc các dân tộc Tày, Nùng. Trong cuộc kháng chiến chống quân
Mông – Nguyên thế kỉ thứ XIII nhân dân các dân tộc Tày, Nùng cũng đã góp
phần không nhỏ vào cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc.
Tổng kết những nghiên cứu trên, có thể thấy ở Bắc Kạn hiện nay về nguồn
gốc lịch sử người Tày gồm ba bộ phận vừa cố kết vừa hòa hợp tạo thành:
Thứ nhất, là bộ phận người Tày bản địa từ thời nguyên thủy.
Thứ hai, là bộ phận người Tày gốc kinh ở miền xuôi lên.
Thứ ba, là bộ phận Tày – Nùng từ Quảng Tây (Trung Quốc) đến lập nghiệp
ở đất Bắc Kạn.
11

11


Như vậy, trong quá trình hình thành, người Tày ở Bắc Kạn đã luôn phải đấu
tranh chống các lực lượng của thiên nhiên và giặc từ bên ngoài để bảo tồn cuộc
sống. Người Tày ở Bắc Kạn tuy có nhiều nguồn gốc hình thành khách nhau
nhưng họ đã sớm tự nguyện hòa hợp, cố kết lại với nhau thành một khối đoàn
kết, thống nhất cùng nhau xây dựng cuộc sống.
Người Tày ở Bắc Kạn có tập quán định canh định cư. Họ chủ yếu sản xuất
nông nghiệp trồng trọt lúa nước và gieo trồng lúa nương làm nghề chính. Ở Bắc

Kạn, ruộng đất canh tác tuy không nhiều và không màu mỡ như ở đồng bằng
nhưng ngoài ruộng vườn, nhân dân còn có nhiều đồng cỏ, nương rẫy có thể tận
dụng để trồng lúa, ngô, khoai, sắn, các loại rau đậu, cây ăn quả và chăn nuôi gia
súc, gia cầm. Nền kinh tế tự nhiên tự cung tự cấp đã tồn tại lâu dài trong xã hội
Bắc Kạn.
Ngoài nông nghiệp, ở Bắc Kạn còn có sự tồn tại của các nghề thủ công gia
đình như nghề dệt vải, đan lát, nghề mộc, nghề rèn…tuy nhiên tất cả chỉ đều
mang tính tự cung, tự cấp chứ không phát triển. trước đây, người Tày tự túc đồ
may mặc bằng cách trồng bông, dệt vải, nhuộm chàm, thêu dệt thổ cẩm. Hiện
nay thì nhu cầu may mặc đã được đáp ứng bởi những sản phẩm công nghiệp.
Bên cạnh đó, Bắc Kạn cũng có nguồn tài nguyên rừng và khoáng sản. Đây cũng
chính là những cơ sở có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế của tỉnh.
Điều kiện tự nhiên đã ảnh hưởng đến sinh hoạt và tâm hồn của người Tày ở
Bắc Kạn, tạo thành tính thật thà, chất phác, hiếu khách, chăm chỉ lao động. Tất
cả những văn hóa đó đã được chuyển tải trong thơ, ca, nhạc…làm nên nét văn
hóa đặc sắc của dân tộc Tày ở Bắc Kạn. Với những điều kiện tự nhiên như vậy
đã đưa đến việc hình thành văn hóa truyền thống vật chất và tinh thần của người
Tày ở Bắc Kạn.
Về văn hóa vật chất, do sinh sống chủ yếu trong các thung lung nơi có
ruộng để canh tác, có sông suối để đánh bắt cá nên nơi đây cũng chính là những
nơi cung cấp cho người Tày nguồn lương thực, thực phẩm dồi dào. Cơ cấu bữa
ăn của họ chủ yếu là gạo, cá, tôm, rau, quả, thịt…
12

12


Trang phục của người Tày thường có màu sắc chàm đen và kết hợp với
trang sức vàng bạc. Phụ nữ Tày thường chít khăn mỏ quạ, mặc áo năm thân có
thắt lưng, đeo vòng cổ, tay, chân bằng bạc. Nam giới trang phục bao gồm có loại

áp bốn thân và áo dài năm thân, quần và giày vải.
Nhà ở của người Tày thường là nhà sàn và nhà đất, nhưng đặc trưng căn
nhà truyền thống của người Tày là nhà sàn. Nhà sàn theo kết cấu khung cột,
vách ngăn có tác dụng ngăn không gian giữa các gian nhà. Nguyên liệu để xây
dựng nhà sàn là những nguyên liệu sẵn có như: gỗ, tre,đất, đá…trong mỗi ngôi
nhà sàn của người Tày thường có 3 thế hệ cùng chung sống. Do đó trong một
không gian có hạn của ngôi nhà, qua cách sắp đặt nơi ngủ, nơi tiếp khách, nơi
cất giữ vật dụng, nơi thờ cúng đều thể hiện quan hệ gia đình giữa người già và
người trẻ, giữa nam và nữ, giữa các thế hệ trong gia đình. Từ đó đã hình thành
các phong tục, nghi lễ mang đậm tinh thần văn hóa dân tộc [14; 42].
Văn hóa tinh thần của người Tày thể hiện qua các phong tục và lễ hội của
họ. Xuất phát từ quan niệm vạn vật hữu linh và linh hồn đã hình thành nên đặc
trưng tín ngưỡng, phong tục và lễ hội của người Tày. Quan niệm người sống có
linh hồn (khoăn), người chết thì thành ma (phi) từ đó đã hình thành nhiều hình
thức tín ngưỡng khác nhau của dân tộc này như: Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên,
thờ bà mụ (mẻ Bióc), thờ thổ thần. Trong tín ngưỡng của người Tày đặc biệt
phải nhắc tới các thầy cúng: Then, Mo, Pụt, Tào họ là những người thực hành
các nghi lễ tín ngưỡng và có vai trò lớn trong đời sống tâm linh của người dân.
Có thể thấy rằng, các đặc điểm của điều kiện tự nhiên, xã hội, của sản xuất nông
nghiệp đã tác động và phản ánh rõ nét trong những sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng
trên của người Tày. Đó là các hình thức tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, dòng họ,
thờ các vị thần gắn với các hiện tượng tự nhiên, gắn với bản mệnh của làng bản.
Các tín ngưỡng nghề nghiệp chủ yếu là nghề nông, chăn nuôi, săn bắn, các nghi
lễ liên quan đến vòng đời của con người như sinh đẻ, trưởng thành, cưới xin, ma
chay… Các tín ngưỡng và các nghi lễ trên được các cá nhân, cộng đồng gia tộc
và cả bản thực hiện. Các nghi lễ tín ngưỡng này cũng được thực hành gắn với tự
13

13



nhiên như ngoài ruộng, trên rừng…Và đều được thực hiện bởi các thầy cúng:
Then, Pụt, Tào.
Dân tộc Tày có kho tàng văn hóa dân khá phong phú với nhiều thể loại
như: Tự sự dân gian, thơ ca dân gian, truyện cổ, truyện thơ nội dung của dòng
văn học dân gian này phản ánh cuộc sống sản xuất, chiến đấu dung cảm, bền bỉ
của đồng bào ở vùng rừng núi. Bên cạnh đó, còn có các làn điệu dân ca đặc
trưng như: Sli, Lượn, Lượn cọi, Lượn slương, Phong slư là những điệu hát giao
duyên của người Tày. Các loại dân ca trong nghi lễ Then, Mo, Pụt, quan lang,
đồng dao…là điệu hát nghi lễ khi các thầy cúng thực hiện nghi lễ tín ngưỡng. Ở
nội dung của bài này, chỉ nghiên cứu trong phạm vi các nghi lễ diễn xướng Then
–hình thức văn hóa tín ngưỡng dân gian của người Tày.

Then là một hình thức văn hóa tín ngưỡng đặc trưng của dân tộc Tày. Theo
tác giả Nguyễn Thị Yên thì về bản chất, cả Mo, Pụt, Tào và Then đều là hình
thức Shaman giáo, chịu ảnh hưởng của Đạo giáo.
Then là từ vừa dùng để chỉ một loại thầy cúng (ông Then, bà Then) vừa chỉ
một loại nghi lễ, một loại tín ngưỡng tôn giáo. Then còn là hình thức Shaman
giáo thể hiện qua việc nhập hồn, xuất hồn. Trong đó, nhập hồn thần linh vào
thân xác của ông Then, bà Then là chủ yếu để cầu an, chữa bệnh, giải hạn, bói
toán và để cấp sắc nâng cấp cho bản thân các ông Then, bà Then.
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Hiền cho rằng: đây là một nghi lễ tôn
giáo được diễn xướng bằng hình thức hát, hát có kèm theo nhạc và nhảy múa,
ngoài ra còn có những biểu tượng tôn giáo mang tính tượng trưng và nhiều yếu
tố sân khấu dân gian [10; 74].
Cho đến nay, khái niệm về Then còn mang nhiều ý kiến khác nhau song đại
đa số đều khẳng định, Then có một số đặc trưng thống nhất sau đây:
Một là, Then là tên gọi một hình thức nghi lễ có sử dụng nhạc cụ (đàn tính,
chùm xóc nhạc bằng đồng) và những khúc hát thờ cúng. Then (hay còn gọi là
hát Then) là các hình thức dân ca của người Tày thường được biểu diễn trong

những dịp lễ trọng đại của làng xã (hội Lồng Tồng – lễ xuống đồng, lễ hội Nàng
14

14


Hai – lễ hội Nàng Trăng…) hay trong gia đình (lễ cầu an, giải hạn, đám ma, đám
cưới, cầu hoa…). Then còn là từ dùng để chỉ những người làm nghề cúng bái
theo dạng nghi lễ này (bà Then, ông Then).
Hai là, Then là tiên (sliên), là con trời. Then giữ mối liên hệ trần gian với
Ngọc Hoàng và Long Vương. Khi làm Then, đại diện cho người trời giúp người
trần gian, mong được sự tốt lành và có điều thiện cứu giúp. Người Tày – Nùng
quan niệm thế giới tâm linh Then là một thế giới đa thần, trong đó có thần mặt
đất, trên trời và dưới đất. Thần trên trời là Ngọc Hoàng có quyền uy hơn cả, chi
phối đời sống muôn loài dưới đất. Có thể ban bình yên hay bất hạnh. Người ta
tin Then giữ vai trò quan trọng trung gian giữa thế giới thần linh và con người.
Thông qua Then con người có thể giao tiếp với thần linh, bày tỏ nguyện vọng
với thần linh và cũng thông qua Then thần linh giúp con người thực hiện nguyện
vọng đó. Mỗi khi thực hiện cuộc hành trình từ mặt đất lên đến mường trời, Then
và đội quân dùng lời hát, tiếng đàn diễn tả cuộc hành trình của mình - cuộc hành
trình phải vượt qua nhiều cửa ải khó khăn như: cửa thổ công, cửa thành hoàng,
cửa táo quân, cửa tổ tiên...Như vậy, người làm Then thuộc “dòng dõi” thần tiên,
là người của trời. Họ là những người giữ mối liên hệ giữa trần gian với Ngọc
Hoàng và Long Vương. Họ là những người biết nghi lễ cúng bái. Khi làm Then
họ đại diện cho người trần gian gặp người của mường Trời để cầu xin thần linh
cho trần gian được mọi sự tốt lành, tai qua nạn khỏi…
Theo đa số người làm Then thì Then là trời, là Tiên. Tiên là để chỉ người
phụ nữ, cho nên đa số người làm Then đều là phụ nữ. Họ được gọi là Slao Sliên,
còn nam giới làm Then được gọi là Báo Sliên hay Dàng. Khi làm Then họ sẽ
mặc quần áo như nữ, coi như mượn diện mạo của người nữ.

Có nhiều nơi phân biệt hai khái niệm Then và Pụt. Tuy nhiên, một số vùng
trong đó có cả Pụt và Then đều được gọi chung là Then bởi cả hai hình thức này
đều sử dụng đàn tính và chùm xóc nhạc.
Then đem đến cho con người niềm tin. Nó đáp ứng nhu cầu tinh thần của
con người cho dù đó là niềm tin hão huyền, phi lý song nó vẫn là cứu cánh cho
15

15


cuộc sống, là hạt nhân của mọi quan hệ với sự tồn tại và ổn định của cộng đồng,
xã hội, cá nhân.
Then còn là thầy thuốc chữa bệnh, người nghệ sĩ dân gian của bản làng.
Then đem đến liệu thuốc tinh thần, thực hiện hành động tín ngưỡng cụ thể để
giải tỏa tâm lý người bệnh. Với tư cách người nghệ sĩ, Then được nhiều người
mến mộ, là người giỏi thơ văn, biết đàn hát, biết múa các điệu múa, điệu dân vũ
của dân tộc. Trong buổi lễ Then, không khí thiêng liêng, huyễn hoặc cuốn hút
người nghe, người xem bằng nghệ thuật của mình. Người làm Then là một nhạc
sĩ, một nhạc công,vừa đánh đàn, vừa hát, đôi khi kiêm xóc nhạc, vũ công biểu
diễn trước đám đông.
Từ sự hiểu biết về dân tộc Tày và khái niệm về Then đã nêu ra ở trên, ta có
thể định nghĩa khái quát về văn hóa Then của dân tộc Tày như sau: Văn hóa
Then của dân tộc Tày là hình thức văn hóa nghi lễ thờ cúng thần linh, tổ tiên của
dân tộc Tày, trong đó có sử dụng nhiều làn điệu hát hò với các nhạc cụ đàn tính
và xóc nhạc là chủ yếu.
1.2.

Nguồn gốc, nội dung và giá trị của văn hóa Then dân tộc Tày
Then là một loại hình sinh hoạt tín ngưỡng dân gian đã có từ lâu đời trong
đời sống văn hóa tinh thần của người Tày. Người ta khó có thể xác định được

một cách chính xác nguồn gốc của Then. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu
văn hóa dân gian thì có một số ý kiến xung quanh nguồn gốc của Then như sau:
Trong Hội nghị sơ kết công tác sưu tầm, nghiên cứu về Then (12/1975)
được tổ chức tại Sở Văn hóa Thông tin Khu Tự trị Việt Bắc, phần lớn các nhà
nghiên cứu sưu tầm có mặt trong Hội nghị đều thống nhất với ý kiến của hai ông
Bế Văn Phủng (1567-1637) và Nông Quỳnh Văn (1565-1640) cho rằng Then có
từ thời Lê, Mạc ( cuối thế kỉ XVI đầu thế kỉ XVII). Ý kiến này dựa vào truyền
thuyết dân gian và một văn bản văn vần chép tay chữ Nôm sưu tầm được ở Đức
Long – Hòa An tên là Phá tề tể ôn có nói tới nguồn gốc của Then.
Trong cuốn “Then Tày và những khúc hát”, nhà nghiên cứu văn hóa dân
gian Hoàng Triều Ân sau khi phân tích một số bài Then cổ của người Tày và
16

16


chứng minh rằng người Tày có truyền thuyết Cẩu chùa cheng vùa (chín chúa
tranh vua) đã đi đến kết luận: Cây đàn tính và lời hát Then lúc đầu là của dân
gian, về sau được chuyển vào cung đình với sự tham gia của giới tri thức mà trở
nên hoàn thiện và bài bản hơn. Khi triều đình nhà Mạc tan rã, Then theo các
nghệ nhân trở về với dân gian và tồn tại cho đến ngày nay.
Một số nhà nghiên cứu nghệ thuật khác như Dương Sách và Hoa Cương
đều cho rằng Then và cây đàn tính của dân tộc Tày đã có từ rất lâu đời.
Nhạc sĩ Hoa Cương trong bài Nghệ thuật hát Then và hát Dàng Cao Bằng
in trong cuốn Văn hóa dân gian Cao Bằng đã chia sự phát triển của Then thành
các giai đoạn:
Giai đoạn đầu: được lấy mốc từ năm 1598 trở về trước (khi nhà Mạc lên
Cao Bằng). Đây là giai đoạn Then bước đầu hình thành về tiết tấu, giai điệu và
lời Then còn đơn giản, hầu như chưa thoát khỏi âm thanh, ngôn ngữ bình
thường, dần dần các yếu tố như sinh hoạt, tập quán, ngôn ngữ được phát triển,

đưa Then đến mức hoàn thiện hơn.
Giai đoạn thứ hai: từ năm 1598 đến năm 1945, là thời kì âm nhạc chưa
phát triển. Hát Then đạt tới trình độ điêu luyện là nhờ vào tầng lớp tri thức và
các nghệ nhân dân gian, trong đó phải kể đến hai vị quan trong triều nhà Mạc là
Tư Thiên quản nhạc Bế Văn Phủng và Vua Ca Đáng Nông Quỳnh Văn đã lập ra
hai phường hát Then (nữ) và hát Dàng(nam).
Giai đoạn thứ ba: Từ năm 1945 trở lại đây, ngoài dòng Then nghi lễ còn
xuất hiện những bài Then mới, những bài Then này được sáng tác mang đậm
tính chuyên nghiệp nhằm phục vụ nhu cầu thưởng thức văn hóa nghệ thuật của
quần chúng nhân dân.
Như vậy, nhìn qua góc độ dân gian cũng như qua các cuộc hội thảo, ta dễ
công nhận một thực tế là: âm nhạc cùng nhạc cụ đã xuất hiện từ trong lao động
tập thể của người Tày, ở đây chính là Then
Then ngày càng được phát triển rộng rãi và được yêu thích ở nhiều lứa tuổi
khác nhau, họ yêu thích Then không phải ở sự mê tín mà bởi những lời ca, điệu
17

17


hát Then đã quen thuộc, gần gũi với cuộc sống, với tâm tư tình cảm của họ. Họ
thích ở tiếng đàn tính lúc thì êm ái, dịu mát, thanh thản, khi thì vui tươi, tưng
bừng, rộn ràng, sôi nổi cùng tiếng nhạc xóc và còn có những lúc man mác hơi
buồn tùy theo từng đoạn hát khác nhau của Then. Không những thế họ còn thích
ở những điệu múa Then trong các nghi lễ khác nhau, khi hát Then người hát
thường sử dụng các loại nhạc cụ như : tính tẩu, nhạc xóc, chuông…trong đó tính
tẩu và xóc là nhạc cụ phổ biến thông dụng nhất, không thể thiếu trong các buổi
làm Then.
Đàn tính hay còn gọi là tính tẩu là nhạc cụ khảy dây được dùng phổ biến ở
một số dân tộc miền núi tại Việt Nam như người Thái, Tày, Nùng… Trong tiếng

Thái, tính có nghĩa là đàn, còn tẩu là bầu (quả bầu), dịch ra tiếng Việt, tính tẩu
có nghĩa là đàn bầu. Tuy nhiên để khỏi nhầm lẫn với đàn bầu của người miền
xuôi, nhiều người gọi tính tẩu là đàn tính,đây là cách gọi tắt của đàn tính tẩu.
Khi đệm hát, tính tẩu thường chơi giai điệu của lời ca. Trong nhạc múa tính tẩu
có những bài bản riêng. Những câu chuyện về sự ra đời đàn Tính lưu truyền
khắp mọi nơi trong cộng đồng người Tày như: Pụt Luông- Bụt lớn sai con gái
dạy cho loài người biết lượn, làm đàn Tính. Chuyện ông Bế Văn Phụng chế tác
đàn Tính phục vụ nhà Mạc trên Cao Bằng. Chuyện về chàng Xiên Câm, vì nhà
nghèo đã 30 tuổi mà chưa lấy được vợ nên mới nghĩ cách làm ra đàn để giải sầu,
chàng đã lấy lá cây Dâu từ trên trời về nuôi tằm, xe sợi tạo dây đàn, trồng cây
Bầu lấy quả Bầu chế thành bầu đàn, cán đàn sừng đàn làm từ cây khảo hương và
cây lý, những loài cây có hương thơm mọc khắp nơi, ra hoa đẹp nở suốt bốn
mùa. Lúc đầu đàn có 12 dây, âm thanh quá hay khiến muôn vật mê mẩn mà chết,
Bụt bèn bắt Xiên Câm cắt bớt 9 dây nên từ đó đàn tính chỉ có 3 dây [20; 347].
Các truyền thuyết trên là niềm tự hào của người Tày.
Tính tẩu có những bộ phận chính được làm từ những vật liệu dễ kiếm tìm
như bầu khô, gỗ vông, gỗ dâu, tơ…
Bầu vang (bộ phận tăng âm): Làm bằng nửa quả bầu khô (cắt ngang). Để
có độ vang, âm sắc chuẩn người ta thường chọn quả bầu tròn và dày đều để làm
18

18


bầu vang. Mặt đàn thường làm bằng gỗ cây ngô đồng xẻ mỏng khoảng 3mm.
Trên mặt đàn có khoét 2 lỗ hình hoa thị để thoát âm.
Cần đàn: bằng gỗ, thường là gỗ dâu hay gỗ thừng mực, nhẹ và thẳng. Cần
đàn dài khoảng 9 nắm tay của người chơi đàn, “Soong căm tẩu,cẩu căm gàn”.
Phần dưới của cần đàn xuyên qua bầu vang, còn phần trên là đầu đàn uốn cong
hình lưỡi liềm hoặc đầu rồng, đầu phượng…Mặt cần đàn trơn, không có phím,

không có phím như đàn tam. Hốc luồn dây có 2 hoặc 3 trục dây.
Dây đàn: trước đây dây đàn được se bằng tơ tằm lấy sáp ong vuốt nhẵn,
kêu trơn và gọn tiếng mà lâu hỏng, ngày nay người ta thường dùng dây nilon.
Tính tẩu có 2 loại dây và 3 loại dây tùy theo từng vùng và chức năng âm nhạc.
Loại có 3 dây thường do người Tày sử dụng. Họ thêm một dây trầm giữa hai dây
kia. Âm thanh của dây trầm thấp hơn dây cao 1 quãng tám đúng. Loại 3 dây
được gọi là tính then thường dùng trong nghi lễ Then để phân biệt với loại 2 dây
là tính tẩu dùng để đệm hát và múa.
Đàn Tính 2 dây lên dây theo hai kiểu quãng: 4 đúng (Rê- Sol), 5 đúng (ĐôSol), nhiều vùng như Bắc Kạn, Lạng Sơn đàn Tính lên dây thấp hơn 1 cung: ĐôFa. Còn đàn 3 dây cách mắc khá đặc biệt: giữa dây dưới- Rê và dây trên- Sol,
dây giữa có cao độ thấp hơn một quãng 8 đúng so với dây trên (Rê- Sòl- Sol),
hiệu quả tạo nên âm trầm trì tục khi 3 dây cùng vang lên.
Tính tẩu có âm sắc êm dịu, thanh thoát. Khi phát ra âm cao nó gần giống
với tiếng đàn tam. Khi xuất ra âm trầm nó cho người nghe cảm giác hơi mờ ảo.
Người diễn không dùng que khảy mà chỉ khảy bằng ngón tay trỏ của tay phải.
Ngón cái và giữa giữ cần đàn nơi sát bầu đàn. Khi đánh phải đặt bầu đàn lên đùi
phải, dùng ngón cái của bàn tay trái đỡ phần lưng cần đàn, các ngón tay còn lại
dùng bấm dây. Tay phải, ngón cái và ngón 3,4,5 cầm ở chỗ tiếp giáp giữa bầu
đàn và cần đàn, dùng ngón trỏ tay phải để gẩy đàn theo 2 chiều. Khi gẩy lên âm
phát ra bởi phần thịt của đầu ngón tay tạo ra âm sắc dịu dàng, mềm mại, còn khi
gẩy xuống có phần ảnh hưởng của móng tay nên âm sắc cứng, thô và có phần

19

19


hơi đanh. Khi trình diễn hai âm đó được trộn đan xen vào với nhau nên có một
âm sắc độc đáo, đặc biệt.
Tính Then là loại đàn có tính năng động, linh hoạt trong diễn tấu. Nó có thể
diễn tấu được bài nhạc đàn, nhạc đệm cho hát, đệm cho múa với các giai điệu

2,3 bè. Tùy theo tình cảm giai điệu của bài hát múa, đàn, các nghệ nhân còn
trình diễn với nhiều sáng tạo phong phú khác nhau như: ở những đoạn nhộn nhịp
hoặc tương đối tự do, các ngón bấm của tay trái có thể dùng búng, vuốt. Các
ngón 3,4,5 tay phải có thể dùng đập vào mặt đàn tạo ra những âm tiết như tiếng
trống đệm, tiếng gõ giữ nhịp. Tính chất của tính Then nổi bật là tính trữ tình,
chất phác, hồn nhiên, vui tươi và những suy tư trong cuộc sống của đồng bào
Tày, Nùng. Tuy vẻ bề ngoài không có sức hào nhoáng, cầu kì nhưng là cây đàn
phù hợp với kĩ thuật tinh tế như trượt, vuốt, láy rền, vê…
Ngựa đàn, là một miếng gỗ nhỏ hình thang, chiều cao khoảng 1- 1,4 cm,
chiều dài khoảng 3- 4 cm. Phía dưới ngựa luôn được đục khoét hình tròn hoặc
hình chữ M tạo cho ngựa luôn áp sát xuống mặt đàn, tránh được tiếng rè. Điểm
đặt ngựa là chính giữa mặt đàn tạo sự cân đối, nên tạo sự chấn rung tốt.
Còn chùm xóc nhạc là một nhạc cụ thuộc họ tự thân vang, được cấu tạo là
những quả nhạc nhỏ hình tròn, bằng đồng, trên quả nhạc có khe hở. Phương
pháp kích âm là gõ chùm xóc nhạc xuống một miếng vải vuông được đặt trên
sàn nhà hay gắn vào tay, vào cơ thể người biểu diễn để khi diễn cơ thể rung lắc,
chùm xóc nhạc cũng rung theo và phát ra âm thanh. Chùm xóc nhạc có nhiều tên
gọi khác nhau như mạ, sáu mạc, miac... Tùy từng địa phương mà chùm xóc nhạc
cũng có sự khác nhau về kích cỡ, âm điệu của chùm xóc nhạc phát ra cũng phụ
thuộc vào kích thước to hay nhỏ. Chùm xóc nhạc to thường có âm sắc đanh và
chói hơn, chùm nhiều quả nhạc sẽ có âm lượng lớn hơn.
Cấu tạo của chùm xóc nhạc đơn giản, thường gồm nhiều vòng tròn bằng
kim loại bằng đồng hoặc đồng pha bạc lồng vào nhau, xâu thành từng chuỗi, xen
vào đó ghép thêm những quả nhạc nhỏ rồi ghép nhiều chuỗi dài này vào với
nhau bằng một vòng tròn nhỏ để cầm hoặc ngoắc vào ngón chân cái khi sử dụng.
20

20



Chùm nhạc mỗi vùng có những hình dáng khác nhau. Nhiều vùng phần tiếp giáp
còn có trang trí một miếng đồng hình tròn, đúc đặc hoặc dát mỏng chỉ để hở đủ
cho vòng tròn luồn qua. Miếng đồng này vừa tạo dáng đẹp cho chùm xóc nhạc
vừa đồng thời để tay cầm có độ tỳ chắc chắn khi xóc nhạc. Chùm nhạc ngày xưa
được làm bằng chất đồng pha với bạc nên tạo ra âm thanh trong trẻo, đặc biệt
nhờ vào miếng vải vuông thêu hoa văn lót ở dưới làm cho những vòng tròn của
chùm nhạc khi giao thoa lên xuống không trực tiếp chạm vào mặt bằng, do đó
bỏ được tạp âm, tạo âm hưởng hài hòa với âm gảy của tính then.
Nghệ nhân sử dụng chùm xóc nhạc theo nhiều cách khác nhau. Thứ nhất là
ngoắc chùm nhạc vào ngón trỏ, hoặc ngón thứ ba rồi gõ chùm nhạc xuống
miếng vải vuông thêu hình thổ cẩm được đặt trên mặt sàn hoặc mặt đất nơi gần
người làm Then ngồi. Thứ hai là người nghệ nhân Then vừa hát vừa ngoắc chùm
nhạc xóc vào ngón chân cái rồi ngồi theo tư thế xếp chân, dùng bàn chân đưa lên
đưa xuống gõ chùm xóc xuống mặt sàn theo nhịp đàn. Thứ ba là khi múa, nghệ
nhân có thể cầm chùm nhạc vừa múa vừa lắc, rung hoặc đập vào vai tạo ra âm
thanh với nhiều âm sắc khác nhau. Chùm xóc nhạc có khả năng diễn tấu linh
hoạt, làm chức năng đệm cùng tính với Then, đó là những đoạn mà Then và đội
quân Then đi ngựa, tiếng chùm xóc nhạc vang lên cho Then và người nghe một
cảm giác tiếng nhạc phát ra từ những quả nhạc trên cổ con ngựa đang chạy, gợi
cho người nghe một hình ảnh Then và đội quân Then lên đường rất oai nghiêm,
khí thế trên lưng ngựa với cả một đoàn người ngựa hộ tống, phục dịch. Cũng có
đoạn Then dùng xóc nhạc đệm riêng cho hát. Song cũng có đoạn trong các đại lễ
Then có tới 4, 5 bộ xóc nhạc hòa cùng một lúc với tính và hát. Ngoài chức năng
đệm, chùm xóc nhạc còn là đạo cụ gây nhiều hứng thú cho múa trong diễn
xướng Then, đăc biệt ở những đoạn như Chèo lừa, Khảm hải…chùm xóc nhạc
thật sự gây hiệu quả về âm lượng, âm sắc, giữ vững nhịp cho múa.
Tiếng của đàn tính, của chùm xóc nhạc hòa quyện cùng tiếng hát của thầy
Then sẽ tạo nên một làn điệu Then say đắm, quyến rũ lòng người, lầm cho người
nghe Then không thể nào quên được.
21


21


Ngoài ra, các vật khác không thể thiếu trong diễn xướng Then như:
- Quả trứng, chim én là vật thiêng đóng vai trò dẫn hồn Then.
- Bằng sắc và ấn của Ngọc Hoàng cấp để Then vào các cửa thần linh.
- Quạt phép (quạt trời): giúp Then tạo nhiều động tác biến hoá như bay
bổng trên mây, xuống âm phủ, đi dưới nước.
- Gương dùng trừ tà, soi sáng đường Then đi.
- Chuông, được sử dụng rất ít trong Then song lại là nhạc cụ quan trọng
trong nghi lễ diễn xướng Then, nó thường được các ông bà Then sử dụng ngay
từ đầu cuộc Then hoặc đầu của một chương đoạn mang tính nghi lễ, cầu cúng
trước bàn thờ, gõ chuông để báo hiệu, thông báo một nghi lễ quan trọng với sự
trang nghiêm kính cẩn.
Người Tày đa số thích và say mê Then và nhiều người cũng muốn làm
nghề Then. Nhưng không phải ai muốn làm nghề Then đều có thể làm được.
Những người làm nghề Then muốn chính thức được hành nghề phải làm đại lễ
cấp sắc. Cứ 3 năm hoặc 5 năm làm lễ cấp sắc một lần, tùy theo kinh tế của từng
người. Người nào vì khó khăn không làm được đại lễ cấp sắc thì phải làm tiểu lễ
để cúng khất. Cứ mỗi lần cấp sắc thì số dải ở tua mũ Then cũng tăng lên theo
thứ bậc của Then và lúc đó quyền điều binh khiển tướng cũng lớn hơn. Những
người làm Then có thể chia làm 3 loại :
Loại Then nỗi dõi: tức là dòng dõi đã có người làm Then, nay người đó đã
qua đời phải có người nỗi dõi, nếu không làm thì người trong gia đình hay gặp
hoạn nạn, bệnh tật. Trong nhà ngoài bàn thờ tổ tiên đặt ở gian giữa còn có bàn
thờ Then được đặt ở gian bên cạnh được che kín bằng các tấm màn, bước
trướng. Người nỗi dõi phải học làm Then với ông sư phụ hoặc bà sư mẫu nào
đó. Đến khi có thể thì chuẩn bị một đại lễ cấp sắc để được hành nghề [13; 48].
Loại thứ hai: là loại Then ở “lục mệnh”, con “ma Then” bắt phải làm.

Tiếng Tày gọi là “Vít théc”. “Vít théc” không phải do dòng dõi làm then mà đó
là do một hoàn cảnh đặc biệt phải làm . Hoàn cảnh đó khi người họ trở nên
không bình thường, cười hát suốt ngày. Có người nhảy xuống sông, xuống suối
22

22


ngâm nước, hoặc chạy vào rừng sâu, trèo lên cây cao, vách núi đá…làm những
việc mà người bình thường khó làm được. Có khi họ bỏ nhà ra đi vài ngày rồi
chạy đến quỳ lạy trước bàn thờ của một ông hay bà Then nào đó để xin làm
Then và khất chuẩn bị lễ vật vào đại lễ cấp sắc làm Then.
Loại thứ ba: là loại Then sống hay còn gọi là “Vít đíp”. Họ là những người
thích hát Then, thường hay theo Then, giúp trong các đám Then. Họ biết làm
Then như những người chuyên nghiệp nhưng không mê tín. Họ không thờ ma
Then và cũng không ai mời họ đi làm Then bao giờ. Trong các buổi làm Then họ
có thể thay ông hay bà Then làm từng đoạn, từng việc. Loại Then này cũng
không nhiều [13; 49].
Then có nhiều hình thức diễn xướng, sinh hoạt khá phong phú. Tùy theo
phong tục tập quán của từng vùng, miền mà sự phong phú có mức độ khác nhau.
Theo ý kiến của ông Nông Văn Hoàn trong bài Bước đầu nghiên cứu về Then Việt
Bắc in trong cuốn Mấy vấn đề về Then Việt Bắc đã chia Then thành 7 hình thức:
Một là Then cầu mong: Then được làm trong các lễ cầu mong yên lành,
hạnh phúc, cầu sinh con đẻ cái, sống lâu…chẳng hạn then Kì yên, Giải hạn, Cầu
thọ, Nối số. Loạt Then này thường được làm vào đầu xuân hàng năm.
Hai là Then chữa bệnh: Loại Then này thường mang tính chất mê tín. Nhà
có người ốm đau người ta cho đó là do bị tà ma quấy nhiễu nên mời Then về
cúng lễ để đuổi tà ma đi, tìm vía người ốm về. Đồng bào cũng tin rằng, người
ốm là do vía bỏ đi lang thang không biết đường về. Ốm nặng hay nhẹ là do vía
bỏ đi ít hay nhiều, nếu không tìm được vía về thì người ốm sẽ không qua khỏi.

Khi làm lễ, nếu vía bị mất ở đâu (mỏ nước, bến sông, nơi miếu thần, rừng núi…)
thì thầy Then sẽ mang theo lễ vật đến đó để chuộc về cho người ốm. Nếu hồn
vía bị giam tại ngục thì phải làm lễ phá ngục cứu hồn vía về [13; 49].
Ba là Then bói toán: Có hai hình thức bói toán. Thứ nhất là bói xem người
ốm do con mà gì quấy rối, đo hồn vía thất lạc nơi đâu để cúng cho đúng. Nhà
người ốm cần mang một cái áo của người ốm, một bát gạo đến nhờ Then bói.

23

23


Thứ hai là bói về số phận, đường tình duyên, hoặc khi mất trâu, mất bò người ta
cũng làm Then để bói tìm. Khi bói có đặt hương nến hẳn hoi [13; 50].
Bốn là Then tống tiễn: Nhà có người chết, sau khi chôn cất xong, chọn
được ngày lành, người ta đón thầy Then về tiễn hồn người chết ra khỏi nhà để
không quấy rầy người sống.
Năm là Then cầu mùa, cầu đảo, diệt trùng: Loại Then này thường được tổ
chức vào đầu năm, đầu vụ để cầu mong cho mùa màng tươi tốt. Loại này còn
một hình thức nữa là mời “nàng Hai” tức “nàng Trăng”, người ta quan niệm trên
mặt trăng có nàng tiên ở. Thường vào đêm rằm hoặc những đêm trung thu, thanh
niên nam nữ mời ông Then hoặc bà Then đến cùng quây quần ngoài sân, ngoài
sàn. Ở đó có đặt một mâm hương, khói nghi ngút, Then hát trước, thanh niên
nam nữ hát theo sau mời “nàng Hai” xuống trần gian cùng họ hát cầu mùa. Sau
đó bên nữ trở thành người “nàng Hai”, bên nam trở thành “người trần gian”.
Sáu là Then vui mừng, chúc tụng ca ngợi: Loại này hầu như không nhuốm
màu sắc mê tín, thường được tổ chức vào những dịp như mừng nhà mới, đám
cưới, sinh con đầu lòng... Vào những dịp như vậy, người ta đều mời Then đến
hát vui, chúc tụng. Những bài hát của họ phần lớn là ứng tác cho phù hợp với
yêu cầu và hoàn cảnh của gia chủ (tất nhiên là sẽ có sẵn những bài mẫu). Đối

tượng giao lưu ở đây là giữa người với người chứ không phải người với ma.
Then vui mừng, chúc tụng thường diễn ra ở những gia đình có kinh tế khá giả,
có địa vị trong xã hội nhưng những người tham gia đã biết lồng vào đó nội dung,
tình cảm, tâm hồn lành mạnh làm cho loại hình này mang tính quần chúng khá
đậm [13; 50].
Bảy là Then trung lễ, đại lễ cấp sắc: Những người làm Then cứ ba hoặc năm
năm lại phải làm lễ cấp sắc một lần. Có những người vì hoàn cảnh kinh tế khó
khăn không chuẩn bị được đại lễ thì phải làm trung lễ để khất đại lễ sẽ khao quân
binh (binh mã Then). Đại lễ cấp sắc là đỉnh cao, là sự tập trung của nghệ thuật
Then. Người muốn cấp sắc phải chuẩn bị vật chất trong vài năm mới làm được.

24

24


Diễn xướng Then, trong đó nhạc- hát- múa là động cơ bên trong nảy sinh
không gian thiêng, giúp Then thăng, hoá, xuất, nhập trên đường (tàng) đi. Nếu
như hầu đồng của người Việt là hiện tượng nhập hồn thì hành trạng Then Tày
biến đổi theo hướng ngược lại, nghĩa là thoát hồn. X.A Tôcarev cho rằng có hai
hình thức giao tiếp với thần linh:…hoặc thần linh nhập vào người thầy pháp
(hay vào trống của thầy), hoặc ngược lại, hồn thầy pháp chu du lên xứ sở thần
linh [39; 330]…Quá trình thoát xác xảy ra lúc Then ngồi bỗng rùng mình mấy
cái, tay cầm chùm xóc nhạc rung rung rồi rơi vào trạng thái estasy- ảo giác ngây
ngất. GSTS Võ Quang Trọng cũng nhận xét: “hầu đồng của người Việt và Then
của người Tày là hiện tượng con người tự thôi miên để đưa mình vào trạng thái
ảo giác đặc biệt” [29; 44].
Cùng với đàn Tính, chùm xóc nhạc thì hát Then là môi trường để Then múa
các động tác khi thoát hồn. Trên toàn bộ 5 tỉnh Việt Bắc mỗi vùng đều sử dụng
hệ thống làn điệu riêng:

- Lạng Sơn: Giải hạn, Cáp tơ hồng, Tiển cổm, Pây sử.
- Cao Bằng: Pây Sử, Kỳ Yên, Cái cấu cầu Bjoóc, Hỉn ẻn.
- Tuyên Quang: Lẩu luông.
- Hà Giang: toàn bộ các làn điệu trong Lẩu Then.
- Bắc Kạn: kẻn Bjoóc, Khảm hải, Kỳ yên, Cái cấu cầu hoa, Hỉn ẻn, Bách điểu.
Âm nhạc dân gian Tày Bắc Kạn nổi bật các điệu lượn thương, nàng ới,
lượn cọi, nhưng hát Then luôn chiếm vị trí đặc biệt, được người dân yêu thích.
Như trình bày ở trên, Bắc Kạn có các điệu: kẻn bioóc, khảm hải (vượt biển), kỳ
yên (yên lành), cái cấu cầu hoa (bắc cầu xin hoa), hỉn ẻn (én mùa xuân), bách
điểu (một trăm loài chim). Mỗi điệu sử dụng vào mục đích làm lễ khác nhau.
Dưới đây là nội dung một số điệu Then và giá trị của nó:


Điệu Then Cái cấu cầu hoa ( Bắc cầu xin hoa):
Người Tày quan niệm, vợ chồng sống lâu với nhau mà không có con hoặc
hữu sinh vô dưỡng là do số phận, cho nên phải đến nhà thầy Tào, Then, Pụt để xem

25

25


×