Tải bản đầy đủ (.doc) (144 trang)

TÀI LIỆU THAM KHẢO SÁCH y học, CHUẨN TRỊ BỆNH hệ TIÊU hóa BẰNG y học cổ TRUYỀN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (330.01 KB, 144 trang )

CHUẨN TRỊ BỆNH HỆ TIÊU HÓA BẰNG Y HỌC CỔ TRUYỀN
Chương I
ĐạI CƯƠNG BệNH Lý Hệ TIÊU HóA

I. ĐẠI CƯƠNG
Bệnh lý hệ tiêu hóa xảy ra chủ yếu ở Tỳ Vị, ngoài ra còn liên hệ với Can, Đởm. Can chủ sơ tiết làm
cho sự thăng thanh giáng trọc của Tỳ Vị được điều hoà, Thận - Thận dương - Mệnh môn hỏa, là nguồn nung nấu
cho Tỳ dương tiêu hóa thức ăn, vận hóa thủy cốc. Tiểu trường và Đại trường giúp chuyển thức ăn đi xuống và đào
thải chất cặn bã ra ngoài. Trên lâm sàng thường thấy xuất hiện các chứng bệnh thuộc Tỳ, Can, Thận phối hợp với
nhau.
Bênh lý hệ tiêu hóa có ba nguyên nhân:
- Thực chứng (do phong hàn, thấp nhiệt, nhiệt độc, thực tích).
- Hư chứng do sự giảm sút công năng của Tỳ, Vị, Can, Thận...

thực
lẫn
lộn
như
Can
uất
Tỳ
hư,
Can
khí
phạm Vị...
Cơ chế sinh bệnh trên lâm sàng thường biểu hiện bằng sự rối loạn hoạt động của khí (khí trệ, khí
nghịch, khí uất, khí hư); của huyết (huyết ứ, huyết hư, xuất huyết); của âm (âm hư, tân dịch giảm); của dương
(dương hư, đàm thấp, phù, tiêu chảy…)
II. NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH
VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ
1. Thực chứng


1.1. Hàn thấp


Gặp ở bệnh ỉa chảy do lạnh, lỵ amip, viêm gan bán cấp.
Pháp điều trị: Giải biểu, tán hàn, phương hương hóa trọc, ôn trung hóa thấp.
Thường dùng các vị: Hoắc hương, Hương nhu, Biển đậu, Hậu phác...
Thường dùng bài Hoắc hương chính khí tán, Bất hoán kim chính khí thang...
1.2. Thấp nhiệt
Thường gặp ở bệnh ỉa chảy do nhiễm khuẩn, lỵ amip, vàng da nhiễm khuẩn...
Pháp điều trị: Thanh nhiệt, táo thấp.
Các vị thuốc thường dùng: Nhân trần, Hoàng bá, Hoàng liên, Hoàng cầm, Khổ sâm...
Thường dùng bài Nhân trần cao thang, Cát căn cầm liên thang...
1.3. Nhiệt độc
Thường gặp trong lỵ trực khuẩn. Phát bệnh cấp tính, đại tiện nhiều lần, có lẫn máu, sốt cao, vật vã,
chất lưỡi đỏ, mạch sác
Pháp điều trị: Thanh nhiệt, giải độc.
Các vị thuốc thường dùng: Kim ngân, Bồ công anh, Bạch đầu ông, Mã xỉ hiện...
Thường dùng bài Bạch đầu ông thang, Hoàng liên giải độc thang...
1.4. Thực tích
Thường gặp trong c ác trường hợp ăn quá nhiều chất đạm, béo (bội thực).
Pháp điều trị: Tiêu thực, đạo trệ.
Các vị thuốc thường dùng: Sơn tra, Mạch nha, Thần khúc, Kê nội kim...
Thường dùng bài Bảo hòa hoàn, Chỉ thực đạo trệ hoàn...
1.5. Can khí uất kết
Thường gặp trong chứng rối loạn thần kinh chức năng (viêm đại trường co thắt, co thắt cơ hoành nấc)


Pháp điều trị: Sơ Can, giải uất, kiện Tỳ.
Các vị thuốc thường dùng: Sài hồ, Bạch thược, Chỉ xác, Thanh bì, Uất kim...
Thường dùng bài Sài hồ sơ can tán, Tiêu dao tán, Tứ nghịch tán...

2. Hư chứng
2.1. Tỳ Vị hư
Thường gặp ở các bệnh tiêu chảy mạn tính, lỵ mạn tính, gan viêm mạn, viêm loét dạ dày tá tràng, xơ
gan. Biểu hiện bằng đau liên miên vùng thượng vị, hạ vị, ợ hơi, bụng chướng, ậm ạch khó tiêu, ăn kém. Miệng
nhạt, mạch nhu hoãn. Nếu Tỳ Vị hư hàn thì sợ lạnh, chân tay lạnh, chườm nóng đỡ đau, đại tiện lỏng nát, mạch
trầm, nhu hoãn
Pháp điều trị: Kiện Tỳ, hòa Vị. Tỳ Vị hư hàn thì dùng ôn trung, kiện Tỳ.
Các vị thuốc thường dùng: Đảng sâm, Bạch tuật, Hoài sơn, Cam thảo, Can khương, Phụ tử chế, ý dĩ...
Thường dùng bài Tứ quân tử thang, Sâm linh bạch truật tán, Hoàng kỳ kiến trung thang...
2.2. Thận dương hư, Mệnh môn hỏa suy
Thường gặp trong các bệnh ỉa chảy ở người lớn tuổi. Biểu hiện bằng đại tiện lỏng, phân sống, sôi
bụng, sợ lạnh, tay chân lạnh, lưng gối mềm yếu, mạch trầm tế nhược.
Pháp điều trị: Ôn Thận dương, bổ mệnh môn hỏa.
Các vị thuốc thường dùng: Phụ tử chế, Ngô thù du, Phá cố chỉ...
Thường dùng bài Tứ thần hoàn.
2.3. Tỳ Thận dương hư
Thường gặp trong các bệnh ỉa chảy kéo dài, xơ gan. Biểu hiện bằng các triệu chứng của Tỳ Vị hư hàn
và Thận dương hư.
Pháp điều trị: Ôn bổ Tỳ Thận, ôn Thận, vận Tỳ.
Thường dùng bài Chân vũ thang, Tứ thần hoàn, Phụ tử lý trung thang.


2.4. Can âm hư
Thường gặp trong các bệnh gan viêm mạn. Biểu hiện bằng các triệu chứng chóng mặt, hồi hộp, ngủ ít,
ngũ tâm phiền nhiệt, miệng khô, dễ cáu gắt, đại tiện táo, tiểu tiện vàng, mạch huyền tế sác
Pháp điều trị: Tư dưỡng Can âm.
Các vị thuốc thường dùng: Sa sâm, Thục địa, Kỷ tử, Hà thủ ô, Nữ trinh tử...
Thường dùng bài Nhất quán tiễn...
3. Hư thực lẫn lộn
3.1. Can Vị bất hòa, Can uất tỳ hư

Thường gặp trong các bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, tiêu chảy kéo dài do rối loạn thần kinh chức
năng, gan viêm mạn, xơ gan.
Triệu chứng lâm sàng: Đau thượng vị từng cơn, đau hai mạng sườn, ngực sườn đầy tức, ợ hơi, ợ chua,
hay cáu gắt, khi xúc động bệnh tăng lên, đại tiện phân nát, người mệt mỏi, ăn uống kém, mạch huyền
Pháp điều trị: Sơ Can, kiện Tỳ, thư Can vận Tỳ, thư Can hòa Vị.
Thường dùng các vị thuốc: Sài hồ, Hoàng cầm, Bạch thược, Thanh bì, Chỉ xác... phối hợp với Đảng
sâm, Bạch truật, ý dĩ, Hoài sơn, Bạch linh.
Thường dùng bài Tiêu dao tán, Thống tả yếu phương, Sài hồ sơ can thang gia giảm, Sài thược lục
quân tử thang...
3.2. Can nhiệt Tỳ thấp
Thường gặp trong các bệnh viêm gan vàng da kéo dài (âm hoàng). Biểu hiện miệng đắng, ăn uống
kém, đầy bụng, miệng khô, đau tức vùng gan, đại tiện táo, tiểu tiện vàng, vàng da, lưỡi đỏ, mạch huyền
Pháp điều trị: Thanh Can nhiệt, lợi thấp.
Các vị thuốc thường dùng: Nhân trần, Chi tử, Uất kim, Biển đậu, Hoài sơn, ý dĩ..
Thường dùng bài Nhân trần ngũ linh tán, Hoàng cầm hoạt thạch thang.
3.3. Âm hư thấp nhiệt


Thường gặp trong bệnh xơ gan mất bù, có biến chứng chảy máu. Biểu hiện sắc mặt vàng tối, da sạm,
chảy máu cam, chân răng, dưới da, cổ chướng, phù, họng khô, mạch huyền tế sác.
Pháp điều trị: Tư âm, lợi thấp, dưỡng âm, lợi thủy.
Các vị thuốc thường dùng: Sa sâm, Sinh địa, Thạch hộc, Mạch môn, Bạch truật, Phục linh, ý dĩ
.Thường dùng bài Lục vị gia giảm.
4. Các rối loạn về khí huyết, âm dương, đàm thấp
4.1. Khí hư
Thường gặp ở các bệnh ỉa chảy, đau dạ dày, sa trực tràng
Triệu chứng: Mệt mỏi, ăn uống kém, đại tiện phân lỏng, sa trực tràng, đầy bụng, có khi táo bón, mạch
hư nhược.
Pháp điều trị: Kiện tỳ, thăng đề, ích khí thăng đề.
Thường dùng các vị thuốc kiện tỳ, kết hợp với thuốc thăng đề như Đẳng sâm, Hoàng kỳ, Thăng ma,

Sài hồ…
Các bài thuốc thường dùng là Bổ trung ích khí thang, Cát căn thang.
4.2. Khí trệ, khí nghịch, khí kết, khí uất
Triệu chứng: ngực sườn đầy tức, ợ hơi, đai lan ra 2 mạng sườn, hay cau gắt, thở dài, ngực sườn đầy
tức; lợm giọng buồn nôn, nôn mửa, nấc.
Pháp điều trị: Hành khí
Các vị thuốc thường dùng là Mộc hương, Sa nhân, Hương phụ, Chỉ xác, Chỉ thực…
Thường dùng các bài Sài hồ sơ can, , Việt cúc hoàn, Đinh hương thị đế thang.
4.3. Huyết hư: Hay gây nên táo bón
Pháp điều trị: Bổ huyết


Dùng các vị bổ huyết như như Thục địa, A giao, Tang thầm, Đương quy…
Dùng bài Tứ vật thang, Đương quy bổ huyết thang…
4.4. Huyết ứ
Thường gặp trong các bệnh viêm nhiễm như Lỵ, loét dạ dày tá tràng, sơ gan tăng áp lực tũnh mạch
cửa.
Pháp điều trị: Hoạt huyết khứ ứ
Các vị thuốc thường dùng: Xuyên khung, Đan sâm, Xích thược…
Dùng các bài thuốc: Huyết phủ trục ứ thang, Đào hồng tứ vật thang…
4.5. Khí trệ huyết ứ
Gặp trong bệnh sơ gan, viêm gan mạn
Pháp điều trị: hành khí hoạt huyết
Dùng các bài thuốc kết hợp hành khí và hoạt huyết
4.6. Đàm thấp: Phù thũng, cổ trướng
Dùng các vị thuốc thấm thấp lợi niệu như Mộc thông, Kim tiền thảo, Bạch mao căn, Thông thảo,
Phục linh, Sa tiển tử…


Chương 2

CHẩN TRị MộT Số BệNH TIÊU HOá THƯờNG GặP

NấC (áCH NGHịCH)
I. ĐẠI CƯƠNG
Nấc là tình trạng khí nghịch lên, trong họng phát ra tiếng ngắn và mau.
Nấc có thể xuất hiện trong các chứng bệnh mạn, cấp tính khác nhau. Trương Cảnh Nhạc cho rằng nấc
nhẹ hoặc ngẫu nhiên nấc, khí thuận sẽ hết. Tuệ Tĩnh cho rằng nấc ở trung tiêu thì tiếng nấc ngắn, nấc ở hạ tiêu thì
tiếng nấc dài.
Cơ chế gây ra nấc là do cơ hoành bị co thắt, cùng lúc đó cơ thành bụng và cơ ngực bị co lại làm cho
không khí bị đưa ra ngoài đi ngang thanh môn bị co lại phát ra thành tiếng.
Y học cổ truyền cho rằng nấc là do các nguyên nhân sau:
Ăn uống không điều độ: Ăn uống nhiều thức ăn sống, lạnh, làm cho khí lạnh ngưng lại bên trong, vị
dương bị cản trở gây ra nấc. Hoặc ặn nhiều thức ăn cay nóng, hoặc uống các loại thuốc nóng làm cho táo nhiệt bên
trong gây ra nấc.
Bệnh nhiệt làm cho tân dịch bị khô, hỏa nhiệt tích lại ở bên trong, hỏa uất, khí nghịch gây ra nấc.
Tinh thần bị uất ức, làm cho Can khí hoành nghịch gây ra nấc.
Tỳ và Thận hư yếu: Thận không nạp được khí, khí nghịch lên gây ra nấc.
Lao lực quá độ làm cho khí bị hao tổn hoặc người già ốm đau lâu ngày, Tỳ Vị dương suy, thanh khí
không thăng, trọc khí không giáng mà gây ra nấc.
II. BIỆN CHỨNG LUẬN TRỊ


1. Nấc do Vị hàn
Triệu chứng: tiếng nấc trầm, thưa, có lực, vùng thượng vị đầy, gặp ấm nóng thì dễ chịu, gặp lạnh thì
phát nấc nhiều hơn, lưỡi trắng mỏng, mạch trì hoãn.
Pháp điều trị: Ôn trung giáng nghịch
Phương dược:
Bài 1. Đinh hương tán
Đinh hương
04g

Lương khương 02g,
Thị đế
04g, Chích thảo
02g.
Tán bột. Mỗi lần dùng 6g, uống với nước nóng.
Bài 2. Đinh hương thị đế thang
Đinh hương04g, Nhân sâm
08g,
Thị đế
04g, Sinh khương
10g.
Sắc uống nóng.
Đinh hương, Thị đế ôn vị, tán hàn, giáng khí, chỉ nghịch; Nhân sâm bổ khí, ích vị; Sinh khương ôn
trung, tán hàn. Các vị phối hợp có tác dụng ôn trung, giáng nghịch, ích khí, hoà vị.
Bài 3.
Nhân sâm 40g

Bán hạ

40g

Thị đế

40g

Phục linh

Lương khương

40g


Sinh khương

Quất bì

40g

Đinh hương

Cam thảo 20g.
Tán bột. Mỗi lần dùng 12g, Sắc uống nóng.
Bài 4. Thạch liên hoàn

40g
60g
40g


Thạch liên nhục 40g, Phụ tử chế 40g, Can khương 40g. Tán bột, làm hoàn. Ngày uống 6-8g
Bài 5. Quy khí ẩm
Thục địa

12 - 20g

Can khương

Hoắc hương

06g


Phục linh

Đinh hương04g

Chích thảo 04g

Biển đậu 08g

Trần bì

04g
08g

04g.

Sắc uống ấm lúc đói.
Bài 6. Hàn chứng ách nghịch thang
Thị đế

50g

Can khương

Quất hồng 25g

Nhân sâm

10g
50g


Đinh hương
10g Chích thảo 10g
Bán hạ
10g Ngô thù
10g.
Sắc uống ngày 1 thang
Bài 7. Trầm hương, Bạch đậu khấu, Tía tô đều 40g. Tán bột. Ngày uống 2- 2,8g với nước sắc Thị đế
Bài 8.
Giềng sao vàng
02g Đinh hương 04g
Tai quả hồng sao vàng 04g
Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 9. Thanh bì tán bột 02 đồng cân, Hành 03 củ
Sắc với đồng tiện, uống.
Bài 10. Tạo giác, tán bột, thổi vào mũi cho hắt hơi.
Bài 11. Xuyên tiêu 12g, tán bột, trộn với hồ làm viên.


Mỗi lần nấc uống 4 - 6g với rượu.
Bài 12. Ngô thù 04g, Thanh bì 08g, Sinh khương 12g. Sắc uống.
2. Nấc do Vị hỏa nghịch lên
Triệu chứng: tiếng nấc to vang, miệng hôi, phiền khát, tiểu ngắn, đỏ, đại tiện khó, lưỡi hồng, rêu lưỡi
vàng, mạch hoạ ánác.
Pháp điều trị: thanh Vị, giáng nghịch.
Phương dược:
Bài 1. Tiểu thừa khí thang
Đại hoàng 8 - 16g
Chỉ thực

Hậu phác


8 - 16g

8 - 16g.

Sắc uống ngày 1 thang
Đại hoàng, Chỉ thực, Hậu phác để tiết nhiệt, thông trường vị, khoan trung, hành khí.
Bài 2. Trúc nhự thang
Trúc nhự

12g

Bán hạ

Quất bì

12g

Sinh khương

Phục linh

20g
16g

16g.

Sắc uống.
Bài 3. Tả tâm thang
Hoàng liên 12g, Cam thảo

Bán hạ

04g,

08g, Sinh khương

Sắc uống ngày 1 thang

03 lát.


Bài 4. An vị ẩm
Trần bì

04g

Mộc thông 04g

Hoàng cầm

08g

Sơn tra

Trạch tả

04g

Thạch hộc 20g


12g

Mạch nha 12g.
Sắc uống lúc đói
Bài 5. Giáng nghịch hóa trọc phương
Đại giả thạch

12g

Tỳ bà diệp

12g

Trúc nhự

12g

Toàn phúc hoa

12g

Phục linh

12g

Chỉ xác

08g

Bán hạ chế 12g


Đinh hương

02g

Lâu bì

12g

Thị đế

07 cái

Trần bì (sao)

08g

Bối mẫu

12g

Bạch tật lê 12g.
Sắc uống ngày 1 thang
Bài 6. ách nghịch bất chỉ phương
Toàn phúc hoa

12g

Hoàng liên


06g

Chỉ xác

12g

Đại giả thạch

12g

Mộc hương

06g

Ô dược

12g

Ngô thù du 02g

Tân lang

Sa môn

12g

Diên hồ

08g.


Kim linh tử

06g
12g


Sắc uống ngày 1 thang
Bài 7. Nhiệt chứng ách nghịch thang
Thị đế 50gCâu đằng 40g
Bạch thược

35g

Địa long

Quất hồng 25g

Trúc nhự

25g
25g

Mạch môn 35g Thạch cao sống 40g
Toàn yết
7,5g Cam thảo 10g.
Sắc uống ngày 1 thang
Bài 8
Lá tre
20g Gạo tẻ rang vàng 20g
Tinh tre

20g Bán hạ chế
08g
Mạch môn 16g Tai quả hồng
10 cái
Thạch cao nướng đỏ 30g
Sắc uống ngày 1 thang
Bài 9. Lô căn 12g, Thị đế 12g. Sắc uống.
Bài 10. Hoàng liên 02g, Tô diệp 02g. Sắc uống ít một.
Bài 11. Phục long can. Hòa nước, gạn lấy nước trong uống.
3. Nấc do Tỳ Thận dương hư
Triệu chứng: Tiếng nấc ngắn và yếu, ngắt quãng sắc mặt trắng bệch, tay chân mát, ăn ít, mệt mỏi, lưỡi
nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch trầm tế.
Pháp điều trị: Ôn bổ Tỳ, Thận, hòa Vị, giáng nghịch.
Phương dược:


Bài 1. Phụ tử lý trung thang
Phụ tử chế 04g Bạch truật 08g
Chích thảo 04g Đảng sâm 12g
Bào khương
04g.
Sắc uống ngày 1 thang
Bào khương để trừ hàn, Bạch truật kiện Tỳ, Đảng sâm bổ khí, Chích thảo hòa trung, Phụ tử hợp với
Bào khương để hồi dương cứu nghịch.
Bài 2. Toàn phúc giả thạch thang hợp Lý trung thang
Toàn phúc hoa
12g Đại giả thạch
16g
Bán hạ chế 12g Nhân sâm
08g

Chích thảo 12g Sinh khương
12g
Táo
12 quả Bạch truật
08g
Bào khương
04g
Sắc uống ngày 1 thang
Bài 3. Đại bổ nguyên tiễn
Đảng sâm 30g Hoài sơn
10g
Sơn thù nhục
04g Đương quy 16g
Đỗ trọng
10g Chích thảo 04g
Thục địa
16g Câu kỷ tử 10g .
Sắc uống ngày 1 thang
Bài 4. Hư ách phương
Long cốt
16g Thiết lạc
40g
Câu kỷ tử 12g Mẫu lệ
16g


Bạch vi
08g Tử thạch anh
16g
Miếp giáp 16g Trầm hương

04g
Nhục thung dung 16g Hồ đào nhục
16g
Thục địa
24g Cáp xác
16g.
Sắc uống ngày 1 thang
Bài 5. Thị tiềm tán:
Thị tiềm, Đinh hương, Nhân sâm. Lượng bằng nhau. Tán bột. Ngày uống 8-12g sau bữa ăn.
4. Nấc do Vị âm hư
Triệu chứng: Tiếng nấc nhanh nhưng không liên tục, miệng khô, phiền khát, buồn bực, lưỡi khô, đỏ,
mạch tế sác.
Pháp điều trị: Sinh tân, dưỡng Vị.
Phương dược:
Bài 1. ích vị thang
Sa sâm
12g Sinh địa
20g
Mạch nha 04g Mạch môn 20g
Ngọc trúc 06g Tỳ bà diệp 12g
Thạch hộc 12g Thị đế
04g
Sắc uống ngày 1 thang
Bài 2. Quất bì thang
Cam thảo 20g Nhân sâm 10g
Trần bì
08g
Tán bột. Mỗi lần dùng 20g, thêm Trúc nhự một nắm (20g), gừng sống 4 lát, táo 1 quả.Sắc uống nóng.



Bài 3. Bán hạ sinh khương thang
Sinh khương
20g Bán hạ
Sắc uống ấm.

12g.

5. Nấc do khí trệ huyết ứ
Triệu chứng: nấc kéo dài không hết, ngực sườn đầy đau, bụng đau, ăn ít, không tiêu rêu lưỡi có đốm ít
huyết, mạch huyền hoạt hoặc sáp.
Pháp điều trị: Điều khí, hoạt huyết.
Phương dược:
Bài 1. Cách hạ trục ứ thang
Ngũ linh chi
12g Cam thảo 12g
Xuyên khung
08g Đương quy 12g
Ô dược
08g Hương phụ 06g
Đào nhân 12g Đan bì
08g
Chỉ xác
06g Hồng hoa 12g
Xích thược 08g Huyền hồ 04g .
Sắc uống ngày 1 thang
Bài 2. Hội yếm trục ứ thang
Đào nhân (sao) 20g Sinh địa
16g
Sài hồ
04g Hồng hoa 20g

Đương quy 08g Huyền sâm 04g
Cam thảo 12g Chỉ xác
08g
Cát cánh
12g Xích thược 08g.
Sắc uống ngày 1 thang


Bài 3.
Củ gấu
30g
Quả dành dành 04g

Ô dược
Thanh bì sao

Tai hồng sao vàng

10 cái

Sắc uống ngày

1 thang

16g
20g

Bài 4. Tuyền phúc hoa 20g, Tây thảo 20g. Sắc uống.
Bài 5. Đại hoàng (sao) 10g. Sắc uống.
6. Nấc do đờm thấp ngưng trệ

Triệu chứng: Tiếng nấc thưa, ngực đầy tức, đờm nhiều, có thể có ho, hoa mắt, mạch hoạt sác.
Pháp điều trị: Hóa đờm, giáng nghịch, lợi thấp.
Phương dược:
Bài 1. Tiểu bán hạ gia phục linh thang
Bán hạ 24g,

Sinh khương 20g,

Phục linh 12g.
Sắc uống
Bài 2. Nhị trần thang
Trần bì
Phục linh
Gừng

08g
12g

Bán hạ chế 12g

Cam thảo

06g

03 lát Ô mai

Sắc uống ngày 1 thang
Bài 3. Bán hạ chế 12g Trần bì 16g

01 quả



Gừng tươi 10g
Sắc uống ngày 1 thang
Châm cứu:
Phác đồ 1:
- Huyệt chính: Thiên đột, Cách du, Nội quan.
Thực chứng: Thêm Cự khuyết, Thiên xu, Hành gian, Nội đình, Chiên trung.
Hư chứng: thêm Quan nguyên, Trung quản, Khí hải, Túc tam lý, Chiên trung.
Thiên đột hội của mạch Âm duy và mạch Nhâm, để bình giáng nghịch khí, thêm Nội quan để làm
thông ngực và cơ hoành cách mô. Cách du là Bối du huyệt của hoành cách mô, trị các bệnh của cơ hoành. Chiên
trung là huyệt hội của khí để lý khí, Cự khuyết thông ngực và cơ hoành; Thiên xu thông khí ở phủ (Vị), Hành gian
tả hỏa của Can, Nội đình thanh nhiệt ở Vị, Quan nguyên, Khí hải để bổ Thận khí, Trung quản, Túc tam lý bổ trung
khí.
Phác đồ 2: Điều hòa Vị khí, thông cơ hoành.
- Châm Nội quan, Túc tam lý, Cự khuyết, Cách du.
Thực chứng: Cự khuyết, Cách du, Chiên trung, Túc tam lý (tả).
Hư chứng: Quan nguyên, Trung quản, Khí hải, Túc tam lý (bổ).


NGHẹN (ế CáCH)
I. ĐẠI CƯƠNG
1. Định nghĩa
Nghẹn là tình trạng nuốt xuống bị trở ngại, thức ăn uống như bị nghẽn tắc không xuống. Nghẹn chỉ là
một triệu chứng có thể do nhiều bệnh ở thực quản gây ra: co thắt thực quản, u thực quản, thực quản bị chèn ép từ
bên ngoài.
Đông y gọi là chứng ế cách
2. Nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh
Lo nghĩ, uất ức làm cho khí bị kết lại, tân dịch ngưng tụ lại thành đờm, uất ức làm hại đến Can khí,
Can khí bị uất kết sinh ra huyết ứ. Đờm ứ và huyết ứ gây trở ngại thực quản làm cho nuốt khó.

Uất nhiệt gây tổn thương tân dịch: Uống rượu, ăn nhiều thức ăn cay, nóng, lâu ngày nhiệt ứ lại, làm
bế tắc thực quản, hại tân dịch, huyết bị khô, ăn uống không xuống được gây nên nghẹn.
Tinh huyết không đủ: Lao thương hại Thận âm, tinh huyết bị khô, âm tinh không đưa lên trên được,
thực đạo bị khô sít, ăn uống không xuống được gây ra nghẹn.
Tửu sắc quá độ: Rượu nóng làm tổn hại khí huyết, sắc dục thì hao tổn tinh dịch, tinh huyết đã thiếu
thì huyết trở trệ, có thể làm cho khí huyết uất kết gây nên chứng ế cách.
Sách Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh nói: Đều là bệnh của Thận cả, vì Thận chủ 5 chất dịch, chủ nhị
tiện. Thận thủy đã khô thì dương hỏa thiên thắng nung nấu tân dịch, làm cho tam dượng bị nhiệt kết. Đường trước
đường sau đều bị bế tắc, đi xuống không thông ắt phải đi ngược trở lên, thẳng theo thanh đạo (đường khí) mà bốc
lên họng, cho nên nghẹn (ế) ở họng mà không xuống được, có xuống được rồi cũng trở ra là do dương hỏa cứ đi
lên không xuống thì làm gì uống nước xuống được, vì thế ăn lại càng khó xuống:..."


II. BIỆN CHỨNG LUẬN TRỊ
1. Đờm khí ngăn trở
Triệu chứng: Khi nuốt thấy trong họng như bị nghẹn, ngực đầy, đại tiện khó, miệng và họng khô, gầy
ốm, chất lưỡi đỏ, mạch huyền tế sáp.
Pháp điều trị: Khai uất, nhuận táo.
Phương dược: Khai cách tán:
Sa sâm
12g Đan sâm
12g
Bối mẫu (bỏ lõi) 06g
Phục linh
04g
Gương sen 02 cái
Sa nhân
02g
Uất kim
02g.

Sắc uống.
Uất kim, Sa nhân để khai uất, lợi khí; Sa sâm, Bối mẫu nhuận táo, hóa đờm; Đan sâm hoạt huyết hóa
ứ; Phục linh lợi thấp.
Nếu đờm kết hóa hỏa gây tổn thương âm thì dùng bài Mạch môn đông thang:
Mạch môn 12g Nhân sâm 08g
Bán hạ chế
12g Cam thảo 06g
Gạo tẻ
10g Đại táo
03 quả
Sắc uống.Thêm Trúc lịch, nước cốt Lô căn, nước cốt gừng.
Châm cứu:
Châm tả Trung quản, Can du, Phế du, Cách du, Phong long, bổ Phục lưu.
Trung quản, Túc tam lý điều lý Tỳ Vị, hóa đờm trọc; Can du, Cách du lợi cách, thư Can, tán uất kết;
Phong long giáng khí, tiêu ế cách; Phong long hành khí, hóa đờm; Bổ Phục lưu để tư âm, nhuận táo.


Ngực đầy thêm Chiên trung, Nội quan.
2. Huyết ứ kết ở trong
Triệu chứng: Vùng ngực đau, vừa ăn xong là nôn, kể cả nước cũng không uống được, đại tiện táo như
phân dê, chất nôn như nước đậu đỏ, đậu đen, người gầy, da khô, lưỡi đỏ, ít tân dịch hoặc lưỡi xanh tím, mạch tế
sáp.
Pháp điều trị: Tư âm, dưỡng huyết, phá kết, hành ứ.
Phương dược:
Bài 1. Thông du thang
Quy vĩ

04g

Đào nhân


Thăng ma 04g

Sinh địa

Thục địa

12g

04g

12g

Chích thảo 06g

Hồng hoa 04g.
Sắc, cho thêm bột Tân lang 02g, uống nóng.
Sinh địa, Thục địa, Đương quy tư âm, dưỡng huyết; Đào nhân, Hồng hoa phá kết, hành ứ; Tân lang
phá khí trệ, giáng xuống; Thăng ma hành khí đi lên, giúp cho khí lên xuống được điều hòa.
Châm cứu:
Châm tả hoặc bình bổ bình tả Cách du, Can du, Huyết hải, Tam âm giao, Túc tam lý.
Cách du là huyệt Hội của huyết, ở vị trí hoành cách mô, có tác dụng điều khí, hành huyết, khứ đờm,
làm thông hoành cách mô; Can du sơ Can, điều khí, hành huyết; Huyết hải sơ điều kinh khí Tỳ Vị, lý khí, hoạt
huyết, khai ứ kết; Tam âm giao kiện Tỳ, tư âm, dưỡng huyết; Túc tam lý kiện vận Tỳ Vị, ích khí, dưỡng huyết, để
phù chính, khu tà.
3. Khí hư dương suy


Triệu chứng: Ăn uống không xuống, nôn ra nước, mặt nhợt nhạt, sợ lạnh, hụt hơi, mặt và chân phù,
bụng trướng, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng nhuận, mạch tế nhược.

Pháp điều trị: ích khí, kiện Tỳ, sinh tân, giáng nghịch.
Phương dược: Bổ khí vận tỳ thang.
Bạch truật 12g Nhân sâm 08g
Phục linh 06g Quất hồng 06g
Chích kỳ
04g Sa nhân
04g
Chích thảo 06g. Toàn phúc hoa 06g
Đại giả thạch
06g
Thêm Gừng sống 1 lát, Táo 1 quả, sắc uống lúc đói.
Nhân sâm, Hoàng kỳ, Phục linh, Bạch truật bổ khí, kiện Tỳ, Tuyền phúc hoa, Đại giả thạch thuận khí,
giáng nghịch.
Châm cứu:
- Châm bổ Tỳ du, Vị du, Thận du, Quan nguyên, Phục lưu.
Tỳ du, Thận du ôn bổ dương cho Tỳ, Thận; Hợp với Vị du để kiện Tỳ Vị; Quan nguyên bồi Thận, cố
bản, bổ ích nguyên khí; Phục lưu tư bổ Thận âm, làm cho âm dương tương giao.
- Nhĩ châm: Chọn huyệt Thần môn, Vị, Thực đạo, Cách. Mỗi lần chọn 1-2 huyệt, kích thích vừa. Mỗi
ngày châm một lần, 10 ngày là một liệu trình


VIÊM Dạ DàY MạN TíNH
I. ĐẠI CƯƠNG
Viêm dạ dày mạn tính là một loại bệnh tiêu hóa thường gặp, triệu chứng lâm sàng đa dạng nhưng chủ
yếu là đau tức vùng thượng vị, đau âm ỉ, đau nhói hoặc cảm giác rát bỏng, kèm theo các triệu chứng ăn không
ngon, ợ hơi, buồn nôn, nôn, mệt mỏi. . .
Cho đến nay, nguyên nhân bệnh chưa rõ ràng. Người ta thấy bệnh thường phối hợp với loét dạ dày,
ung thư dạ dày, thiếu máu ác tính, các bệnh tuyến giáp, đái tháo đường, dùng lâu ngày một số thuốc như axit
salixylic, cocticoit. Bệnh viêm teo dạ dày có thể liên quan tới yếu tố miễn dịch, vì nó liên quan tới yếu tố tự miễn.
Theo y học cổ truyền, bệnh thuộc chứng Vị quản thống. Nguyên nhân bệnh có liên quan đến các mặt sau:

- Chế độ ăn uống không điều độ, no đói thất thường, hoặc ăn nhiều chất cay nóng, béo ngọt, rượu,
thuốc lá nhiều đều làm tổn thương Tỳ Vị.
- Rối loạn tình chí như tinh thần căng thẳng, lo nghĩ nhiều tổn thương tạng Tỳ, hay tức giận, tính tình
nóng nẩy làm Can hỏa bốc cũng gây tổn thương Tỳ Vị.
II. TRIỆU CHỨNG
Viêm dạ dày mạn tính có thể kín đáo, không có triệu chứng hoặc có những rối loạn tiêu hoá không đặc
hiệu: cảm giác chướng nặng vùng thượng vị hoặc bỏng rát. Ngoài ra có ợ hơi, tăng tiết nước bọt, táo lỏng xen kẽ.
Xét nghiệm dịch vị thường giảm HCL
Soi dạ dày có thể thấy:
- Viêm nông: Niêm mạc xung huyết, phù nề, có thể có vết sướt, nốt chảy máu, các tuyến khác bình
thường.


- Viêm teo: niêm mạc mất màu hồng bình thường, các tuyến đa số bị teo.
- Viêm phì đại: Nếp nhăn niêm mạc thô dầy lên, các tuyến đều tăng sinh.
III. CHẨN ĐOÁN
Triệu chứng lâm sàng: vùng thượng vị cảm thấy đau, tức hoặc nóng rát sau khi ăn, ăn kém, bụng đầy,
chướng hơi, ợ hơi được thì dễ chịu, hoặc buồn nôn, nôn, ợ chua.
Dạ dày viêm teo thường ăn uống rất kém, bụng đầy, đau âm ỉ và suy nhược cơ thể. Dạ dày viêm thể
phì đại thường có triệu chứng đau kéo dài, thức ăn và loại thuốc có tính kiềm có thể làm giảm đau, nhưng đau
không có chu kỳ, thường kèm rối loạn tiêu hóa, có thể gây xuất huyết .
Dịch vị: Khối lượng giảm, giảm độ toan.
Nội soi phân biệt được các thể bệnh.
Sinh thiết: Niêm mạc mỏng, các tuyến ngắn lại, xâm nhập các tế bào viêm
IV. BIỆN CHỨNG LUẬN TRỊ
1. Can Vị khí trệ
Triệu chứng: đau tức vùng thượng vị, ăn vào đau tăng, vị trí không cố định lan ra mạng sườn, ợ hơi
nhiều, trung tiện được dễ chịu hoặc nôn, buồn nôn, ợ chua, rêu lưỡi mỏng, mạch trầm huyền.
Pháp điều trị: Sơ Can hòa Vị, lý khí, chỉ thống.
Phương


dược:

Tiêu

dao

gia giảm:
Sài hồ

12g

Hương phụ 12g

Bạch thược

12g

Bạch linh

12g

tán

hợp

Kim

linh


tử

tán


Cam thảo 04g

Diên hồ

Xuyên luyện tử

10g

Chỉ xác đều

12g.

12g

Tô ngạnh

12g

Sắc uống ngày 1 thang.
ợ chua nhiều thêm Ô tặc cốt, Ngọa lăng tử; Nôn, buồn nôn thêm Trúc nhự, Bán hạ, Gừng tươi.
2. Âm hư Vị nhiệt
Triệu chứng: Bụng đau nhiều, cảm giác rát bỏng, đau bất kỳ nhưng lúc đói và đêm nhiều hơn, miệng
khô đắng, má đỏ, ăn kém, bứt rứt, lòng bàn chân tay nóng hoặc nhiều lần nôn ra máu, phân mầu đen, rêu lưỡi
vàng, lưỡi thon đỏ hoặc có điểm ứ huyết, mạch huyền tế hoặc tế sác.
Pháp điều trị: Sơ can tả hỏa, dưỡng âm thanh Vị.

Phương dược: Thông ứ tiễn hợp với Dưỡng vị thang gia giảm:
Thanh bì
12g Bạch thược 12g
Trần bì
10g Đơn bì
12g
Sa sâm
12g Ngọc trúc 12g
Mạch môn 12g Thạch hộc 12g
Chi tử
10g Diên hồ sách 12g
Xuyên luyện tử 10g.
Sắc uống ngày 1 thang.
Nôn ra máu nhiều lần, lưỡi có điểm ứ huyết thêm Bồ hoàng (than), Sâm tam thất đều 12g, trộn thuốc sắc
uống.
3. Tỳ Vị hư hàn


Triệu chứng: Vùng thượng vị đau âm ỉ, xoa ấn giảm đau, ăn kém, bụng đầy, mệt mỏi, người gầy, sắc
mặt kém tươi nhuận, chân tay mát lạnh, lưỡi nhợt, rêu trắng, mạch trầm tế không lực.
Pháp điều trị: Ôn trung, kiện Tỳ, ích khí, hòa Vị.
Phương dược:
Bài 1. Hương sa lục quân tử thang gia giảm:
Đảng sâm 12g Bạch truật
12g
Bạch linh
12g Hương phụ chế
12g
Trần bì
08g Bán hạ chế

08g
Mộc hương
06g Sa nhân
06g
Cam thảo 04g Gừng khô
04g.
Sắc uống ngày 1 thang.
Ăn kém thêm Kê nội kim, Mạch nha, Cốc nha để hòa Vị, tiêu thực. Sắc mặt trắng nhạt, môi lưỡi tái
nhợt, thêm Đương quy, Hà thủ ô đỏ, Kỷ tử, Bạch thược, A giao dưỡng huyết.
Bài 2. Tiêu dao tán
Sài hồ
12g Bạch truật
12g
Bạch thược 15g Đương qui
12g
Phục linh
12g Cam thảo
06g
Bạc hà
12g Sinh khương
12g.
Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 3. Thông ứ tiễn
Quy vĩ
12g Trạch tả.
12g
Sơn tra
12g Hương phụ 12g
Hồng hoa 10g Ô dược
12g



×