Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Đánh giá văn hóa doanh nghiệp tại công ty TNHH MTV co opmart huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 128 trang )

Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Ánh Dương

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
------

ại

Đ
ho

in

̣c k

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI

h

CÔNG TY TNHH MTV CO.OPMART HUẾ

́H


́



Giảng viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

Th.S Nguyễn Ánh Dương

Huyền Tôn Nữ Thanh Tâm
Lớp: K48B - QTKD
Niên khóa: 2014-2018

Huế, 04/2018


Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Ánh Dương

LỜI CẢM ƠN
Thời gian thực tập thực sự có ý nghĩa, vai trò không nhỏ với sự trưởng
thành của sinh viên. Hoạt động thực tập và hoàn thành khóa luận cuối khóa
có vai trò quan trọng không chỉ với quá trình học tập làm báo cáo mà còn
với cả sự nghiệp của sinh viên sau này. Thực tập giúp sinh viên tiếp thu
được nhiều kinh nghiệm về môi trường làm việc và các lĩnh vực mà xã hội
quan tâm.
Lời đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và tri ân sâu sắc đến Ban
Giám hiệu nhà trường cùng toàn thể quý thầy cô giáo Trường Đại học Kinh


Đ

tế Huế, những người truyền giảng những kiến thức bổ ích cho tôi. Tôi xin

ại

cảm ơn quý thầy cô giáo khoa Quản trị kinh doanh , đặc biệt là thầy giáo –

suốt quá trình vừa qua.

̣c k

ho

ThS. Nguyễn Ánh Dương là người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em trong

Đồng thời, tôi xin gửi lời cám ơn tới Công ty TNHH MTV Co.opmart

in

Huế và đội ngũ nhân viên tại Công ty TNHH MTV Co.opmart Huế đã tạo

h

điều kiện, hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực tập cũng như góp ý cho tôi



những ý kiến bổ ích để tôi có thể hoàn thành tốt bài khóa luận cuối khóa.


́H

Cuối cùng tôi xin kính chúc quý thầy cô trường Đại Học Kinh Tế sức

́


khỏe để có thể tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao đẹp của mình là truyền đạt
kiến thức cho thế hệ mai sau.Đồng thời tôi xin kính chúc các nhân viên trong
Công ty TNHH MTV Co.opmart Huế luôn dồi dào sức khỏe, đạt được nhiều
thành công tốt đẹp trong công việc.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 4 năm 2018
Sinh viên thực hiện
Huyền Tôn Nữ Thanh Tâm

SVTH: Huyền Tôn Nữ Thanh Tâm

i


Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Ánh Dương

MỤC LỤC
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ........................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................. 1

2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. 2
2.1. Mục tiêu tổng quát............................................................................................. 2
2.2. Mục tiêu cụ thể .................................................................................................. 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 3
3.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................ 3
3.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 3
4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 3
4.1.Quy trình nghiên cứu.......................................................................................... 3

Đ

4.2.Phương pháp thu thập thông tin ......................................................................... 4

ại

4.3. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................. 5
5. Kết cấu đề tài nghiên cứu ..................................................................................... 6

ho

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................... 8

̣c k

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP ........................... 8
1.1 Cơ sở lý luận....................................................................................................... 8

in

1.1.1. Khái niệm Văn hóa ......................................................................................... 8

1.1.2. Khái niệm văn hóa doanh nghiệp ................................................................... 9

h

1.2. Một số mô hình tiếp cận văn hóa doanh nghiệp.............................................. 14



1.3. Đề xuất mô hình nghiên cứu ........................................................................... 23

́H

1.4. Xây dựng thang đo .......................................................................................... 24

́


1.5. Thực trạng văn hóa doanh nghiệp hiên nay..................................................... 25
1.6. Các nghiên cứu liên quan ................................................................................ 27
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY TNHH
MTV CO.OPMART HUẾ...................................................................................... 30
2.1. Khái quát về liên hiệp hợp tác xã thương mại thành phố Hồ Chí Minh - Sài Gòn
Co.opmart ............................................................................................................... 30
2.2. Tổng quan về Công ty TNHH MTV Co.opmart Huế...................................... 32
2.3. Đánh giá văn hóa doanh nghiệp tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên
Co.opmart Huế........................................................................................................ 43
2.4. Đánh giá trạng thái văn hóa doanh nghiệp tại Công ty TNHH MTV Co.opmart
Huế thông qua mô hình Denison ............................................................................ 62
2.5. Đánh giá chung về văn hóa doanh nghiệp Công ty TNHH MTV Co.opmart Huế 64


SVTH: Huyền Tôn Nữ Thanh Tâm

ii


Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Ánh Dương

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VĂN HÓA DOANH
NGHIỆP TẠI CÔNG TY TNHH MTV CO.OPMART HUẾ................................ 65
3.1. Định hướng hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp tại Công ty TNHH MTV Co.opmart
Huế.......................................................................................................................... 65
3.2. Giải pháp hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp tại Công ty TNHH MTV Co.opmart
Huế.......................................................................................................................... 66
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................. 71
1. Kết luận............................................................................................................... 71
2. Kiến nghị ............................................................................................................ 71
2.1. Kiến nghị đối với cơ quan quản lý Đảng và Nhà nước ................................... 72
2.2. Kiến nghị đối với Công ty TNHH MTV Co.opmart Huế ............................... 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 71

Đ

PHIẾU KHẢO SÁT ĐIỀU TRA............................................................................ 77

ại


PHỤ LỤC ............................................................................................................... 81

h

in

̣c k

ho
́H


́

SVTH: Huyền Tôn Nữ Thanh Tâm

iii


Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Ánh Dương

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TNHH

Trách nhiệm hữu hạn


MTV

Một thành viên

VHDN

Văn hóa doanh nghiệp

NHTM

Ngân hàng thương mại

ại

Đ
h

in

̣c k

ho
́H


́

SVTH: Huyền Tôn Nữ Thanh Tâm

iv



Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Ánh Dương

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1 : Giới thiệu về Co.opmart..................................................................................31
Bảng 2: Tình hình nhân lực siêu thị Co.opmart Huế giai đoạn 2015-2017 ..................38
Bảng 3:Tình hình sử dụng tài sản của siêu thị Co.opmart Huế giai đoạn 2015-2017...39
Bảng 4: Tình hình hoạt động kinh doanh siêu thị Co.opmart Huế giai đoạn 2015-2017
.......................................................................................................................................41
Bảng 5: Đặc điểm tổng thể nghiên cứu .........................................................................43
Bảng 6: Đánh giá độ tin cậy thang đo ...........................................................................47
Bảng 7: Gía trị trung bình các nhóm nhân tố ................................................................50
Bảng 8: Giá trị trung bình các biến quan sát thuộc nhóm nhân tố “Sứ mệnh” .............51

Đ

Bảng 9: Giá trị trung bình các biến quan sát thuộc nhóm nhân tố “Khả năng thích
nghi” ..............................................................................................................................52

ại

Bảng 10: Giá trị trung bình các biến quan sát thuộc nhóm nhân tố “Sự tham gia” ......53
Bảng 11: Giá trị trung bình các biến quan sát thuộc nhóm nhân tố “Sự kiên định” .....53

ho


Bảng 12: Kết quả kiểm định phương sai .......................................................................55

̣c k

Bảng 13: Kết quả phân tích ANOVA............................................................................55
Bảng 14: Phân tích sự khác biệt trong cách đánh giá của nhân viên theo độ tuổi ........56

in

Bảng 15: Kết quả kiểm định phương sai .......................................................................57
Bảng 16: Kết quả phân tích ANOVA............................................................................58

h



Bảng 17: Phân tích sự khác biệt trong cách đánh giá của nhân viên theo trình độ học
vấn .................................................................................................................................58

́H

Bảng 18: Kết quả kiểm định phương sai .......................................................................59
Bảng 19: Kết quả phân tích ANOVA............................................................................60

́


Bảng 20: Đánh giá trạng thái văn hóa doanh nghiệp tại Công ty TNHH MTV
Co.opmart Huế thông qua mô hình Denison .................................................................62


SVTH: Huyền Tôn Nữ Thanh Tâm

v


Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Ánh Dương

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1: Mô hình văn hóa doanh nghiệp Denison..........................................................14
Hình 2: Khung đặc điểm Sứ Mệnh................................................................................16
Hình 3: Khung đặc điểm Khả Năng Thích Nghi...........................................................16
Hình 4: Khung đặc điểm Sự Tham Gia .........................................................................18
Hình 5: Khung đặc điểm Sự Kiên Định ........................................................................18
Hình 6: Sự Linh Động và Ổn Định ...............................................................................19
Hình 7: Định hướng bên ngoài và định hướng bên trong..............................................20
Hình 8: Sự liên kết từ trên xuống và từ dưới lên...........................................................21
Hình 9: Chuỗi giá trị khách hàng ..................................................................................21
Hình 10: Bộ nhận diện thương hiệu ..............................................................................32

ại

Đ
h

in


̣c k

ho
́H


́

SVTH: Huyền Tôn Nữ Thanh Tâm

vi


Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Ánh Dương

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Cơ cấu nhân viên theo giới tính ...................................................................44
Biểu đồ 2: Cơ cấu nhân viên theo độ tuổi .....................................................................45
Biểu đồ 3: Cơ cấu lao động theo thời gian công tác......................................................46
Biểu đồ 4: Mô hình Denison về văn hóa doanh nghiệp Công ty TNHH MTV
Co.opmart Huế...............................................................................................................63

ại

Đ

h

in

̣c k

ho
́H


́

SVTH: Huyền Tôn Nữ Thanh Tâm

vii


Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Ánh Dương
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, Văn hoá doanh nghiệp là một bộ phận góp
phần tạo nên sự thành công của các doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp là những
niềm tin, thái độ và giá trị tồn tại phổ biến và tương đối ổn định trong doanh nghiệp
(Williams A.Dobson, P.Walters.M). Văn hóa doanh nghiệp tạo nên sự khác biệt giữa
doanh nghiệp này và doanh nghiệp khác. Như Gold.KA đã nói đó là "Phẩm chất riêng

biệt của tổ chức được nhận thức phân biệt nó với các tổ chức khác trong lĩnh vực".
Một doanh nghiệp có văn hóa mạnh và phù hợp với các mục tiêu, chiến lược của

Đ

doanh nghiệp thì nhân viên sẽ càng tin tưởng hơn vào doanh nghiệp và có thêm động

ại

lực làm việc, phấn đấu vì mục tiêu chung của doanh nghiệp. Bên cạnh đó văn hóa
doanh nghiệp sẽ gắn kết các nhân viên lại với nhau từ đó tạo nên một tổ chức vững

ho

mạnh.

̣c k

Những năm gần đây, vấn đề văn hóa doanh nghiệp ngày càng được chú trọng.
Có thể kể đến là các diễn đàn văn hóa được tổ chức cuối năm 2017. Ví dụ như diễn

in

đàn "Văn hóa doanh nghiệp - nền tảng phát triển bền vững" tại Thành Phố Hồ Chí

h

Minh với sự tham gia của Phó Thủ Tướng thường trực chính phủ Trương Hòa Bình.




Diễn đàn xoay quanh các vấn đề: Xây dựng văn hóa doanh nghiệp 4.0; những cách

́H

thức để xây dựng văn hóa doanh nghiệp; văn hóa doanh nghiệp tác động đến những

́


yếu tố nào trong việc điều hành doanh nghiệp; chiến lược phát triển doanh nghiệp;
chiến lược phát triển doanh nghiệp có bị chi phối bởi văn hóa doanh nghiệp; tính hội
nhập quốc tế ảnh hưởng vào văn hóa Việt Nam; tăng tính cạnh tranh lành mạnh cho
doanh nghiệp Việt Nam bằng văn hóa doanh nghiệp. Ngoài ra ngày 13/12/2017 vừa
qua, UBND Thừa Thiên Huế phối hợp với Hiệp Hội Phát Triển văn hóa doanh nghiệp
tổ chức triển khai cuộc vận động xây dựng văn hóa doanh nghiệp Việt Nam tại Thừa
Thiên Huế. Hội nghị tập trung vào 5 chương trình phối hợp triển khai cụ thể đó là
cùng với việc phối hợp, tuyên truyền, vận động và quảng bá cuộc vận động cây dựng
văn hóa doanh nghiệp Việt Nam trong cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, sẽ
SVTH: Huyền Tôn Nữ Thanh Tâm

1


Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Ánh Dương


phối hợp tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn, tư vấn về xây dựng, phát triển văn hóa
doanh nghiệp cho các doanh nghiệp quan tâm, xây dựng sổ tay văn hóa doanh nghiệp
và triển khai bộ tiêu chí văn hóa doanh nghiệp Việt Nam, hướng dẫn cho doanh nhân
và doanh nghiệp tham gia xét danh hiệu “Doanh nghiệp văn hóa tiêu biểu”, “Doanh
nhân văn hóa tiêu biểu”. Bên cạnh đó, tổ chức khảo sát về thực trạng văn hóa doanh
nghiệp của các doanh nghiệp, khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế làm
cơ sở cho công tác xây dựng, hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp Việt Nam. Có thể thấy
tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp là một trong những yếu tố giúp doanh
nghiệp thích ứng với những thay đổi của môi trường kinh doanh.

Đ

Hoạt động trong nền kinh tế này, các doanh nghiệp nói chung, Công ty TNHH

ại

MTV Co.opmart Huế nói riêng phải có những giải pháp để hoàn thiện và phát triền
văn hóa doanh nghiệp. Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại

ho

dịch vụ, nhân viên thường xuyên tiếp xúc với khách hàng nên việc chú trọng vào văn

̣c k

hóa doanh nghiệp càng cần thiết, được đặt lên hàng đầu đối với Công ty TNHH MTV
Co.opmart Huế. Với Những vấn đề nêu trên, việc tiến hành nghiên cứu đề tài "Đánh

in


giá văn hóa doanh nghiệp tại Công ty TNHH MTV Co.opmart Huế" là rất cần thiết.



2.1. Mục tiêu tổng quát

h

2. Mục tiêu nghiên cứu

2.2. Mục tiêu cụ thể

́


Co.opmart Huế.

́H

Đánh giá các nhân tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp tại Công ty TNHHMTV

- Hệ thống hóa những vấn đề lí luận về văn hóa doanh nghiệp.
- Xác định và phân tích các nhân tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp tại Công ty
TNHH MTV Co.opmartHuế.
- Phân tích những điểm mạnh, yếu trong văn hóa doanh nghiệp tại Công ty
TNHH MTV Co.opmart Huế.
-Đề xuất những giải pháp hoàn thiện và phát triển văn hóa doanh nghiệp tại
Công ty TNHH MTV Co.opmart Huế.
SVTH: Huyền Tôn Nữ Thanh Tâm


2


Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Ánh Dương

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Văn hóa doanh nghiệp tại Công ty TNHH MTV Co.opmart Huế.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Nhân viên của Công ty TNHH MTV Co.opmart Huế.
- Thời gian nghiên cứu: Từ 01/01/2018 đến 30/03/2018.
- Không gian nghiên cứu: Công ty TNHH MTV Co.opmart Huế tại số 6 Trần
Hưng Đạo, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Dữ liệu thứ cấp: Thu thập từ các tài liệu do Công ty TNHH MTV Co.opmart

Đ

Huế cung cấp trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2017.

2017.

ại

- Dữ liệu sơ cấp: Thu thập từ phiếu điều tra, phỏng vấn nhân viên tháng 3 năm

ho


- Đề xuất các giải pháp cho giai đoạn từ nay cho đến năm 2020.

4.1.Quy trình nghiên cứu

in

Xây dựng đề cương
nghiên cứu

h

Mô hình nghiên
cứu Denison

̣c k

4. Phương pháp nghiên cứu

Chọn đề tài nghiên
cứu

́H


Điều tra thử

́



Nghiên cứu sơ bộ

Thiết kế bảng
hỏi

Bảng hỏi
chính thức

Điều tra thu thập thông tin
Xử lí, tổng hợp dữ liệu
Nghiên cứu chính thức

Phân tích dữ liệu
Kết quả nghiên cứu

Đánh giá
VHDN tại công
ty TNHH MTV
Co.opmart Huế

Báo cáo kết quả nghiên cứu và đề xuất giải pháp
SVTH: Huyền Tôn Nữ Thanh Tâm
3
hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp
Sơ đồ 1: Quy trình nghiên cứu đề tài


Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: Th.S Nguyễn Ánh Dương

4.2.Phương pháp thu thập thông tin
4.2.1. Dữ liệu thứ cấp
- Thông tin cần thu thập: Thông tin bao gồm tài liệu về văn hóa và văn hóa
doanh nghiệp, các mô hình nghiên cứu và đo lường về văn hóa doanh nghiệp, thông
tin về Công ty TNHH MTV Co.opmart Huế và các thông tin khác.
- Nguồn thông tin: Gồm các khóa luận có liên quan, các nghiên cứu khoa học,
website, tạp chí, internet, các thông tin trong nội bộ công ty, sách, báo,…
4.2.2. Dữ liệu sơ cấp
4.2.2.1. Nghiên cứu định tính

Đ

- Sử dụng phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: trao đổi ý kiến với ban lãnh đạo

ại

và các quản lý, trưởng bộ phận tại Công ty TNHH MTV Co.opmart Huế để tìm hiểu
về văn hóa doanh nghiệp tại Công ty.

ho

- Sử dụng phương pháp quan sát để nghiên cứu nền văn hóa hữu hình tại công

̣c k

ty.


4.2.2.2. Nghiên cứu định lượng

in

- Điều tra khảo sát đối tượng là tất cả nhân viên tại Công ty TNHH MTV

h

Co.opmart Huế bằng bảng hỏi được thiết kế sẵn.



- Thiết kế bảng hỏi

́H

Bảng hỏi được xây dựng dựa trên mô hình nghiên cứu văn hóa doanh nghiệp

kiên định.

́


của Denison (1990) bao gồm 4 nhóm: sứ mệnh, khả năng thích nghi , sự tham gia, sự

Thang đo của bảng hỏi được thiết kế bằng thang đo Likert gồm các mức đánh
giá từ 1 đến 5 tương ứng với mức từ “Rất không đồng ý” đến “Rất đồng ý”. Căn cứ
vào thang đo này, người được hỏi sẽ đưa ra đánh giá của mình cho từng phát biểu
được nêu trong bảng hỏi. Ngoài ra bảng câu hỏi còn dùng các thang đo định danh,
thang đo tỷ lệ để thu thập thêm các thông tin chung về nhân viên như độ tuổi, giới

tính, trình độ học vấn, thời gian công tác tại công ty và vị trí đảm nhận hiện tại.

SVTH: Huyền Tôn Nữ Thanh Tâm

4


Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Ánh Dương

- Số mẫu điều tra: Điều tra tổng thể tất cả 168 nhân viên tại Công ty trách nhiệm
hữu hạn một thành viên Co.opmart Huế.
4.3. Phương pháp xử lý số liệu
4.3.1. Thống kê mô tả
Phương pháp thống kê mô tả là phương pháp dùng tổng hợp các phương pháp
đo lường, mô tả, trình bày số liệu được ứng dụng trong lĩnh vực kinh tế để thể hiện
đặc điểm cơ cấu mẫu điều tra. (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).
Trong nghiên cứu này, phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để thống kê
tần số, tần suất, tính toán giá trị trung bình, từ đó so sánh sự đánh giá của các nhân

Đ

viên khác nhau về các biến quan sát được đưa ra. Đồng thời phương pháp thống kê

ại

mô tả còn sử dụng để thống kê đặc điểm của mẫu điều tra về nhân khẩu học như: giới

tính, độ tuổi, trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc,…

ho

4.3.2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo

̣c k

Độ tin cậy của thang đo được đánh giá bằng phương pháp nhất quán nội tại qua
hệ số Cronbach’s Alpha. Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha chỉ cho biết các đo lường có

in

liên kết với nhau hay không nhưng không cho biết biến quan sát nào cần bỏ đi và biến

h

quan sát nào cần giữ lại.



Các mức giá trị của hệ số Cronbach’s Alpha:

́H

- Nếu hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0.8 là thang đo lường tốt.

́



- Nếu hệ số Cronbach’s Alpha từ 0.7 đến 0.8 là sử dụng được

- Nếu hệ số Cronbach’s Alpha từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng trong trường hợp
khái niệm nghiên cứu là mới hoặc là mới trong bối cảnh nghiên cứu.
Các tiêu chí được sử dụng khi thực hiện đánh giá độ tin cậy thang đo là: loại các
biến quan sát có hệ số tương quan biến – tổng nhỏ hơn 0.3(Nunnally & Bernstein,
1994). Tiêu chuẩn chọn thang đo khi có độ tin cậy Cronbach’s Alpha lớn hơn 0.6 (hệ
số Cronbach’s Alpha càng lớn thì độ tin cậy nhất quán nội tại càng cao). (Hoàng
Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

SVTH: Huyền Tôn Nữ Thanh Tâm

5


Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Ánh Dương

4.3.3. Kiểm định sự khác biệt trong đánh giá của các nhóm nhân viên theo đặc
điểm cá nhân
Sử dụng kiểm định ANOVA để kiểm định xem có sự khác nhau hay không
trong đánh giá của các nhân viên đang làm việc tại công ty TNHH MTV Co.opmart
Huế theo đặc điểm về độ tuổi, trình độ học vấn và thời gian công tác.
Một số giả định đối với kiểm định ANOVA:
- Các nhóm so sánh phải độc lập và được chọn một cách ngẫu nhiên.
- Các nhóm so sánh phải có phân phối chuẩn hoặc cỡ mẫu phải đủ lớn để được
xem như tiệm cận phân phối chuẩn.


Đ

- Phương sai của các nhóm so sánh phải đồng nhất.

ại

Quy trình kiểm định sự khác biệt trong cách đánh giá theo đặc điểm đối tượng
khảo sát như sau:

ho

- Kiểm định các giả định về sự khác nhau của các trung bình nhóm trước khi

h

in

̣c k

thực hiện phân tích ANOVA

́H


́

SVTH: Huyền Tôn Nữ Thanh Tâm

6



Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Ánh Dương

Cặp giả thiết:
H0: Các biến quan sát có phương sai đồng nhất
H1: Các biến quan sát có phương sai không đồng nhất
Với độ tin cậy của kiểm định là 95%, nếu giá trị Sig >= 0.05: chưa có cơ sở bác
bỏ giả thuyết H0, ngược lại nếu Sig < 0.05: bác bỏ giả thuyết giả thuyết H0 – chấp
nhận giả thuyết H1.
- Tiếp theo tiến hành phân tích kiểm định ANOVA
Cặp giả thuyết:
- H0: Không có sự khác biệt về sự đánh giá các yếu tố văn hóa doanh nghiệp

Đ

giữa các nhóm đối tượng khác nhau.

ại

- H1: Có sự khác biệt về cách đánh giá các yếu tố văn hóa doanh nghiệp giữa các
nhóm đối tượng có khác nhau.

ho

Với mức ý nghĩa: α = 0.05, nếu giá trị Sig >= 0.05: chưa có cơ sở bác bỏ giả


thuyết H1.

in

̣c k

thuyết H0, ngược lại nếu Sig < 0.05: bác bỏ giả thuyết giả thuyết H0 – chấp nhận giả
- Tiến hành phân tích sự khác biệt đối với các biến quan sát có giá trị sig < 0.05.

h

5. Kết cấu đề tài nghiên cứu



PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU

́H

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

́


Chương 1: Tổng quan về văn hóa doanh nghiệp

Chương 2: Đánh giá văn hóa doanh nghiệp tại Công ty TNHH MTV
Co.opmart Huế
Chương 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp tại

Công ty TNHH MTV Co.opmart Huế
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

SVTH: Huyền Tôn Nữ Thanh Tâm

7


Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Ánh Dương

ại

Đ
in

̣c k

ho
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

h

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

́H


1.1.1. Khái niệm Văn hóa



1.1 Cơ sở lý luận

́


Có thể nói văn hoá là một khái niệm có nhiều định nghĩa nhất bởi góc nhìn, cách
tiếp cận và ý kiến khác nhau trên nhiều lĩnh vực. Hiện nay khái niệm văn hoá đang
được sử dụng cũng vẫn chỉ có tính chất quy ước, nhằm đi đến một khái niệm có tính
chất thoả thuận để tiện sử dụng, bởi vì chúng ta mới chỉ đi được những bước đầu tiên
tới cách hiểu đúng và định nghĩa đúng thế nào là văn hoá.
Theo UNESCO: “Văn hóa phản ánh và thể hiện một cách tổng quát, sống động
mọi mặt của cuộc sống ( của mỗi cá nhân và của mỗi cộng đồng), đã diễn ra trong quá
khứ, cũng như đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao nhiêu thế kỷ nó đã cấu thành
nên một hệ thống các giá trị, truyền thống, thẫm mỹ và lối sống, và dựa trên đó từng
SVTH: Huyền Tôn Nữ Thanh Tâm

8


Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Ánh Dương

dân tộc khẳng định bản sắc riêng của mình” (Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương,

Bộ Văn hóa - Thông tin, Viện Quản trị doanh nghiệp, 2001, sách “Văn hóa và văn
hóa doanh nghiệp”, nhà xuất bản lao động Hà Nội)
Khái quát chung, có thể hiểu “Văn hoá là toàn bộ những hoạt động vật chất và
tinh thần mà loài người đã sáng tạo ra trong lịch sử của mình trong quan hệ với con
người, với tự nhiên và với xã hội, được đúc kết lại thành hệ giá trị và chuẩn mực xã
hội. Nói tới văn hoá là nói tới con người, nói tới việc phát huy những năng lực bản
chất của con người, nhằm hoàn thiện con người, hoàn thiện xã hội. Có thể nói văn hoá
là tất cả những gì gắn liền với con người, ý thức con người để rồi lại trở về với chính

Đ

nó”. Văn hoá là một hệ thống được định hình và phát triển trong quá trình lịch sử, bao

ại

gồm nhiều yếu tố hợp thành như hệ giá trị, tập quán, thói quen, lối ứng xử, các chuẩn
mực xã hội; nó mang tính ổn định bền vững và có khả năng di truyền qua nhiều thế

ho

hệ. Đảng ta đã khẳng định:“Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu

̣c k

vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội”.
1.1.2. Khái niệm văn hóa doanh nghiệp

in

1.1.2.1. Khái niệm văn hóa doanh nghiệp


h

Trong mỗi doanh nghiệp đều tồn tại những hệ thống hay chuẩn mực về giá trị



đặc trưng, hình tượng, phong cách được doanh nghiệp tôn trọng và truyền từ người

́H

này sang người khác, thế hệ này sang thế hệ khác. Chúng có ảnh hưởng quan trọng

́


đến hành vi của các thành viên. Khi phải đối đầu với những vấn đề nan giải về đạo
đức, những hệ thống giá trị, phương pháp tư duy này có tác dụng chỉ dẫn các thành
viên doanh nghiệp cách thức ra quyết định hợp với phương châm hành động của
doanh nghiệp. Khái niệm được sử dụng để phản ánh những hệ thống này được gọi với
nhiều tên khác nhau như văn hoá doanh nghiệp, hay văn hoá công ty (corporate
culture), văn hoá tổ chức (organizational culture), văn hoá kinh doanh (business
culture).
Trong Giáo trình Đạo đức kinh doanh và văn hoá doanh nghiệp của trường Đại
học Kinh tế Quốc dân có viết : Văn hoá doanh nghiệp được định nghĩa là một hệ
SVTH: Huyền Tôn Nữ Thanh Tâm

9



Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Ánh Dương

thống các ý nghĩa, giá trị, niềm tin chủ đạo, nhận thức và phương pháp tư duy được
mọi thành viên của một tổ chức cùng đồng thuận và có ảnh hưởng ở phạm vi rộng đến
cách thức hành động của các thành viên.Văn hoá kinh doanh thể hiện sự đồng thuận
về quan điểm, sự thống nhất trong cách tiếp cận và trong hành vi của các thành viên
một doanh nghiệp. Nó có tác dụng giúp phân biệt giữa doanh nghiệp này với các
doanh nghiệp khác. Chúng được mọi thành viên trong doanh nghiệp chấp thuận có
ảnh hưởng trực tiếp, hàng ngày đến hành động và việc ra quyết định của từng người
và được hướng dẫn cho những thành viên mới để tôn trọng và làm theo. Chính vì vậy
chúng còn được gọi là “bản sắc riêng” hay “bản sắc văn hoá” của một doanh nghiệp

Đ

mà mọi người có thể xác định được và thông qua đó có thể nhận ra được quan điểm

ại

và triết lý đạo đức của một doanh nghiệp. Văn hoá doanh nghiệp tạo điều kiện cho
các thành viên nhận ra được những sắc thái riêng mà một doanh nghiệp muốn vươn

ho

tới. Nó cúng tạo ra sự cam kết tự nguyện đối với những gì vượt ra ngoài phạm vi

̣c k


niềm tin và giá trị của mỗi cá nhân. Chúng giúp các thành viên mới nhận thức được ý
nghĩa của các sự kiện và hoạt động của doanh nghiệp.

in

1.1.2.2 Đặc điểm văn hoá doanh nghiệp

h

Thứ nhất, văn hoá doanh nghiệp liên quan đến nhận thức. Các cá nhân nhận



thức được văn hoá của doanh nghiệp thông qua những gì họ nhìn thấy, nghe được

́H

trong phạm vi doanh nghiệp. Cho dù các thành viên có thể có trình độ hiểu biết khác

́


nhau, vị trí công tác khác nhau, họ vẫn luôn có xu thế mô tả văn hoá doanh nghiệp
theo cách tương tự. Đó chính là “sự chia sẻ” về văn hoá doanh nghiệp.

Thứ hai, văn hoá doanh nghiệp có tính thực chứng. Văn hoá doanh nghiệp đề
cập đến cách thức các thành viên nhận thức về doanh nghiệp. Có nghĩa là, chúng mô
tả chứ không đánh giá hệ thống các ý nghĩa và giá trị của doanh nghiệp.
1.1.2.3. Các dấu hiệu đặc trưng của văn hóa doanh nghiệp:

Các biểu trưng trực quan
a. Đặc trưng kiến trúc: gồm kiến trúc ngoại thất và thiết kế nội thất công sở,
nhằm chú trọng như một phương tiện thể hiện tính cách đặc trưng của tổ chức.
SVTH: Huyền Tôn Nữ Thanh Tâm

10


Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Ánh Dương

b. Nghi lễ, nghi thức: là những hoạt động đã được dự kiến từ trước và chuẩn bị
kỹ lưỡng dưới hình thức các hoạt động, sự kiện văn hoá-xã hội chính thức, nghiêm
trang, tình cảm được thực hiện định kỳ hay bất thường nhằm thắt chặt mối quan hệ tổ
chức và thường được tổ chức vì lợi ích của những người tham dự.
Loại hình
Chuyển
giao

Củng cố

Minh họa
Khai mạc, giới thiệu
thànhviên mới, chức vụ

vị mới, vai trò mới
Củng cố các nhân tố hình thành bản sắc và


Lễ phát phần thưởng

tôn thêm vị thế của thành viên

Đ

hoạt

văn

ại

hoá,

chuyênmôn, khoa học

Khôi phục và khích lệ chia sẻ tình cảm vàsự
cảm thông nhằm gắn bó các thành viên với

̣c k

Lễ hội, liên hoan, Tết

nhau và với tổ chức

in

c. Biểu tượng, logo


Duy trì cơ cấu xã hội và làm tăng thêmnăng
lực tác nghiệp của tổ chức

ho

Liên kết

Tạo thuận lợi cho việc thâm nhập vào cương

mới, lễ ra mắt

Sinh

Nhắc nhở

Tác động tiềm năng

h

Biểu tượng là một thứ gì đó biểu thị một thứ gì đó không phải là chính nó và có



tác dụng giúp mọi người nhận ra hay hiểu được thứ mà nó biểu thị.

́H

Logo được thiết kế để thể hiện hình tượng về một tổ chức, một doanh nghiệp
bằng ngôn ngữ nghệ thuật phổ thông. Các biểu tượng vật chất này thường có sức


́


mạnh rất lớn vì chúng hướng sự chú ý của người thấy nó vào một (vài) chi tiết hay
điểm nhấn cụ thể có thể diễn đạt được giá trị chủ đạo mà tổ chức, doanh nghiệp muốn
tạo ấn tượng, lưu lại hay truyền đạt cho người thấy nó. Logo là loại biểu trưng đơn
giản nhưng lại có ý nghĩa rất lớn nên được các tổ chức, doanh nghiệp rất chú trọng.
d. Mẫu chuyện, giai thoại, tấm gương điển hình
Mẩu chuyện là những câu chuyện thường được thêu dệt từ những sự kiện có
thực điển hình về những giá trị, triết lý của văn hoá công ty được các thành viên trong
tổ chức thường xuyên nhắc lại và phổ biến những thành viên mới. Một số mẩu
SVTH: Huyền Tôn Nữ Thanh Tâm

11


Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Ánh Dương

chuyện trở thành những giai thoại do những sự kiện đã mang tính lịch sử và có thể
được khái quát hoá hoặc hư cấu thêm. Trong các mẩu chuyện kể thường xuất hiện
những

tấmgươngđiểnhình,đólànhữngmẫuhìnhlýtưởngvềhànhviphùhợpvớichuẩnmực

và giá trị văn hoá công ty. Tấm gương điển hình có thể được nhân cách hoá thành
huyền thoại với những phẩm chất và tính cách của nhiều tấm gương điển hình hay kỳ

vọng về những giá trị và niềm tin trong tổ chức.
e. Ngôn ngữ, khẩuhiệu
Một dạng biểu trưng quan trọng khác thường được sử dụng để gây ảnh hưởng đến
văn hoá công ty là ngôn ngữ. Nhiều tổ chức, doanh nghiệp đã sử dụng những câu chữ đặc

ại

hữu quan.

Đ

biệt, khẩu hiệuđể truyền tải một ý nghĩa cụ thể đến nhân viên của mình và những người

Khẩu hiệudiễn đạt triết lý hoạt động, kinh doanh của một tổ chức, một công ty. Vì

ho

vậy, chúng cần được liên hệ với bản tuyên bố sứ mệnh của tổ chức, công ty để hiểu được

f. Ấn phẩm điểnhình

in

̣c k

ý nghĩa tiềm ẩn củachúng.

Những ấn phẩm điển hình là một số những tư liệu chính thức có thể giúp những

h


người hữu quan có thể nhận thấy được rõ hơn về cấu trúc văn hoá và của một tổ chức.



g. Lịch sử phát triển và truyềnthống

́H

Lịch sử phát triển và truyền thống của một tổ chức là những biểu trưng về

́


những giá trị, triết lý được chắt lọc trong quát trình hoạt động đã được các thể hệ khác
nhau của tổ chức tôn trọng và gìn giữ; chúng được tổ chức sử dụng để thể hiện những
giá trị chủ đạo và phương châm hành động cần được kiên trì theo đuổi.
Các biểu trưng phi trực quan:
Nhận thức và sự thay đổi nhận thức diễn ra thường xuyên trong mỗi cá nhân,
chúng rất khó nhận thấy được bằng những biểu hiện trực quan; Chúng chỉ có thể cảm
nhận được thông qua những biểu hiện về trạng thái tình cảm và hành vi.
Các biểu trưng phi-trực quan là những dấu hiệu đặc trưng thể hiện mức độ nhận
thức đạt được ở các thành viên và những người hữu quan về văn hoá công ty.
SVTH: Huyền Tôn Nữ Thanh Tâm

12


Đại học Kinh tế Huế


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Ánh Dương

Tuỳ theo mức độ nhận thức, trạng thái biểu cảm và tính chủ động trong hành vi,
các biểu trưng phi-trực quan có thể được chia thành bốn cấp độ từ thấp đến caolà:
(1) Giá trị, biết những việc cần phải làm, những yêu cầu cần đápứng, những
hành vi cần thực hiện, những quy định cần tuân thủ;
(2) Thái độ, hiểu được ý nghĩa của những việc cần phải làm, những yêu cầu cần
đápứng, những hành vi cần thực hiện, những quy định cần tuân thủ;
(3) Niềm tin, thấy được lợiích/giá trị của những việc cần phải làm, những yêu
cầu cần đápứng, những hành vi cần thực hiện, những quy định cần tuân thủđối với
bản thân và mọi người;

Đ

(4) Nguyên tắc, coi việc thực hiện của những việc cần phải làm, những yêu cầu

ại

cần đápứng, những hành vi cần thực hiện, những quy định cần tuân thủlà cách hành
động đúng đắn, tốt nhất đối với bản thân.

ho

Tuỳ thuộc vào mức độ chuyển hoá về nhận thức, hành vi sẽ được thực hiện với

̣c k

mức độ chủ động khác nhau. Ở mức độ thấp, tính chủ động cònít, hành vi còn thụ

động; Ở mức độ cao nhận thức đã được chuyển hoá thành nội lực (động lực), vì vậy,

in

con ngườiý thức và tự giác, tử chủ hơn khi hành động. Cụ thể như sau:

h

(1) Giá trị: chấp nhận những gì yêu cầu phải làm - miễn cưỡng, - hành động khi



cần thiết;

́


lúc/thử nghiệm/phản ứng;

́H

(2) Thái độ: bắt đầu có sự phán xét - dè dặt, trải nghiệm, chiêm nghiệm - đôi

(3) Niềm tin: ý thức được định hình – tích cực, nhiệt tình, hăng hái - tường
xuyên, tự giác;
(4) Nguyên tắc: hình thành thói quen – cân bằng, kiểm soát - trở thành nếp sống
hằng ngày của bản thân.

SVTH: Huyền Tôn Nữ Thanh Tâm


13


Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Ánh Dương

1.2. Một số mô hình tiếp cận văn hóa doanh nghiệp
1.2.1. Mô hình văn hóa doanh nghiệp Denison

ại

Đ
̣c k

ho
Hình 1: Mô hình văn hóa doanh nghiệp Denison

in

(Nguồn: denisonconsulting.com)

h

Mô hình văn hóa doanh nghiệp (1990) được phát triển bởi giáo sư Daniel




Denison nổi tiếng ở Mỹ. Mô hình Denison về văn hoá tổ chức làm nổi bật bốn đặc

́H

điểm chính mà một tổ chức phải nắm vững để có hiệu quả. Trọng tâm của mô hình là
"Niềm tin và các giá trị nền tảng" của tổ chức. Đó là những khía cạnh sâu sắc trong

́


nhận dạng của một tổ chức mà thường khó tiếp cận. Bốn đặc điểm của mô hình
Denison, Sứ mệnh, Khả năng Thích ứng, Sự Tham gia và Sự kiên định, đo lường các
hành vi được điều khiển bởi những niềm tin và giả định tạo ra văn hóa của một tổ
chức. Những đặc điểm này được sắp xếp theo màu sắc và được thiết kế để giúp bạn
trả lời các câu hỏi chính về tổ chức của bạn.
Sứ mệnh- nêu ra một ý thức rõ ràng về sự tồn tại và chỉ đạo của doanh nghiệp.
Khả năng thích nghi - khả năng thích ứng với thay đổi của doanh nghiệp, đối với
môi trường bên ngoài.

SVTH: Huyền Tôn Nữ Thanh Tâm

14


Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Ánh Dương


Sự tham gia - là tỷ lệ tham gia và sáng kiến của tất cả nhân viên
Sự kiên định - chỉ ra mức độ mà các giá trị, niềm tin và tiêu chuẩn hành vi được
mua lại và chia sẻ giữa các nhân viên.
Những phần tư này đại diện cho các đặc tính (đặc điểm) ảnh hưởng đến hiệu quả
của doanh nghiệp. Tất cả bốn đặc điểm nên ở trạng thái cân bằng động.
Mỗi một khung đặc điểm này sẽ bao gồm ba yếu tố.
Các khung đặc điểm cũng như các yếu tố này sẽ đại diện cho hai chiều chính,
chiều xoay theo trục tung thẳng đứng sẽ là các yếu tố đại diện cho sự ổn định và khả
năng linh hoạt của doanh nghiệp. Trong khi đó, các yếu tố xoay quanh trục hoành sẽ

Đ

đại diện cho việc chú trọng tập trung vào bên trong hay bên ngoài doanh nghiệp.

ại

1.2.1.1.Niềm tin và các giá trị nền tảng
Tại vị trí trung tâm của mô hình là “Niềm tin và các giá trị nền tảng”. Mỗi một

ho

chúng ta điều có một niềm tin sâu xa về công ty của mình, những người cùng làm

̣c k

việc, khách hàng, các đối thủ cạnh tranh và ngành mà mình đang kinh doanh. Những
niềm tin và giả định này kết nối với các hành vi quyết định văn hóa của doanh nghiệp.

in


1.2.1.2. Các đặc điểm và chỉ số (indexes)

h

a.Sứ Mệnh: Là một chỉ dẫn trong dài hạn cho doanh nghiệp



Chỉ dẫn chiến lược và dự định: Các nhân viên có hiểu rõ các chiến lược của

́H

doanh nghiệp và họ có nghĩ rằng các chiến lược này sẽ thành công?

́

SVTH: Huyền Tôn Nữ Thanh Tâm

15


Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Ánh Dương
Hình 2: Khung đặc điểm Sứ Mệnh
(Nguồn: Ngô Thị Bích Vân, 2011)

Mục tiêu: Doanh nghiệp có những mục tiêu ngắn hạn mà có thể giúp nhân viên

thực hiện công việc cơ bản hàng ngày hướng về chiến lược và tầm nhìn của doanh
nghiệp không? Các nhân viên có hiểu rằng công việc họ ăn khớp và có đóng góp như
thế nào cho việc hoàn thành mục tiêu của doanh nghiệp hay không?
Tầm nhìn: Các nhân viên có chia sẽ tuyên bố về tương lai mong muốn chung
của doanh nghiệp hay không? Họ có hiểu rõ về tầm nhìn của doanh nghiệp không?
Điều đó có khyến khích họ làm việc?

Đ

b. Khả Năng Thích Nghi

chính mình.

ại

Việc chuyển đổi các yêu cầu của môi trường bên ngoài thành hành động của

ho

Thay đổi một cách sáng tạo: Các nhân viên có thể hiểu được môi trường bên

̣c k

ngoài và phản ứng một cách thích hợp theo các xu hướng và sự thay đổi của môi
trường bên ngòai hay không? Các nhân viên có thường xuyên tìm kiếm những cái

in

mới và tìm cách cải tiến công việc của mình không?


h
́H


́

Hình 3: Khung đặc điểm Khả Năng Thích Nghi
(Nguồn: Ngô Thị Bích Vân, 2011)
Định hướng vào khách hàng: Doanh nghiệp có hiểu được nhu cầu của khách
hàng của họ hay không? Các nhân viên có cam kết đáp lại các nhu cầu được thay đổi

SVTH: Huyền Tôn Nữ Thanh Tâm

16


Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Ánh Dương

vào bấtt cứ lúc nào hay không? Việc định hướng vào khách hàng có phải là mối quan
tâm cơ bản xuyên suốt trong doanh nghiệp hay không?
Khả năng học tập: Có phải khả năng học hỏi được xem là có vai trò quan trọng
ở nơi làm việc trong doanh nghiệp hay không? Doanh nghiệp có tạo ra một môi
trường làm việc mà ở đó sẵn sàng chấp nhận các rủi ro hợp lý để có sự cải tiến? Có sự
chia sẽ kiến thức giữa các nhân viên, các bộ phận trong doanh nghiệp hay không?
c.Sự Tham Gia
Xây dựng nguồn nhân lực có năng lực và tạo ra sự chia sẽ tinh thần làm chủ và

trách nhiệm xuyên suốt trong doanh nghiệp.

Đ

Việc phân quyền: Các nhân viên có cảm thấy được thông báo đầy đủ và bị thu

ại

hút vào các công việc mà họ được giao? Họ có nhận thấy rằng họ có thể có một ảnh
hưởng tích cực đối với doanh nghiệp?

ho

Định hướng nhóm: Các nhóm làm việc, các bộ phận có được khuyến khích và

̣c k

có cơ hội để rèn luyện trong công việc hay không? Các nhân viên có quí trọng sự hợp
tác và có cảm nhận trách niệm qua lại lẫn nhau đối với mục tiêu chung?

in

Phát triển năng lực: Các nhân viên có tin rằng họ đang được doanh nghiệp đầu

h

tư như là một nguồn lực quan trọng và các kỹ năng của họ đang được cải thiện từng




ngày khi họ làm việc ở đây? Có phải sức mạnh trên tổng thể của doanh nghiệp đang

SVTH: Huyền Tôn Nữ Thanh Tâm

́


tranh ngày nay và sau này hay không?

́H

được cải thiện? Có phải doanh nghiệp sở hữu những kỹ năng cần thiết cho việc cạnh

17


×