GVHD: Lờ S Hựng
I HC HU
TRNG I HC KINH T
KHOA KINH T V PHT TRIN
KHOẽA LUN TT NGHIP
AI HOĩC
TầNH HầNH THặC HIN CHặNG
TRầNH 135 TRN
ậA BAèN HUYN TUYN HOẽA GIAI
OAN 2011- 2013
Sinh viờn thc hin:
inh Th Lng
Lp: K44 KTNN
Niờn khúa: 2010-2014
SVTH: inh Th Lng
Giỏo viờn hng dn:
ThS. Lờ S Hựng
i
GVHD: Lê Sỹ Hùng
HUẾ, 5/ 2014
SVTH: Đinh Thị Lương
ii
GVHD: Lê Sỹ Hùng
Lời cám ơn
Lời đầu tiên em xin chân thành cám ơn quý Thầy,
Cô giáo trường Đại học kinh tế Huế đã dẫn dắt và dạy
dỗ em học tập tại trường, người đã truyền đạt cho
chúng em những kiến thức là những hành trang quý giá
cho chúng em bước vào đời tà tạo dựng sự nghiệp trong
tương lai. Đặc biệt cám ơn Ths. Lê Sỹ Hùng đã cho em
nhiều kiến thức và truyền đạt cho em những kinh
nghiệm quý báu rất quan trọng đối với bản thân em.
Cám ơn thầy đã tận tụy giúp đỡ em trong bốn tháng
qua, mặc dù bận nhiều việc nhưng thầy đã giải đáp
những thắc mắc của em trong quá trình thực tập, nhờ
đó em có thể hoàn thành bài khóa luận thực tập này.
Bên cạnh đó em cũng xin chân thành gửi lời cám ơn
tới trưởng phòng và các cô các chú và các anh chị trong
Phòng NN & PTNT huyện Tuyên Hóa đã tạo cho em
nhiều điều kiện và cơ hội được tiếp cận với chương trình
135 và giúp em hiểu thêm về thực tế của chương trình
những kinh nghiệm mà các cô chú và anh chị đi trước
đã trải qua, giúp em có nhiều kinh nghiệm thực tế và
trải nghiệm cuộc sống và làm việc của các cô chú và
anh chị đi trước.
Trong quá trình thực tập và làm khóa luận tốt
nghiệp vì còn thiếu nhiều kinh nghiệm và chỉ phần lớn
dựa vào lý thuyết sẵn có và trong sách vở cùng với thời
gian hạn hẹp nên báo cáo còn nhiều sai sót và chưa
được chu đáo. Vì vậy em kính mong nhận được sự nhận
xét góp ý và chỉ bảo tận tình của Quý Thầy, Cô và các
Cô Chú trong Phòng NN & PTNN huyện Tuyên Hóa để
giúp em hoàn thiện kiến thức và có những bài học cũng
như những kinh nghiệm bổ ích để áp dụng vào thực tế
một các hiệu quả nhất.
Một lần nữa em xin chân thành cám ơn!
Huế, Ngày……….Tháng……Năm 2014
SVTH: Đinh Thị Lương
i
GVHD: Lê Sỹ Hùng
Sinh viên
Đinh Thị Lương
SVTH: Đinh Thị Lương
ii
GVHD: Lê Sỹ Hùng
MỤC LỤC
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................1
1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu............................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu.................................................................................................1
3. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................................2
Chương1 . CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA NGHIÊN CỨU..................................................3
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN..................................................................................................3
1.1.1. Khái niệm về dự án, chương trình mục tiêu quốc gia...........................................3
1.1.2. Tầm quan trọng của chương trình 135.................................................................4
1.1.3. Khái quát chương trình 135.................................................................................5
1.1.3.1. Quan điểm.........................................................................................................5
1.1.3.2. Mục tiêu của chương trình................................................................................6
1.1.3.3. Chỉ tiêu cơ bản cần đạt được đến 2015.............................................................7
1.1.3.4. Nguyên tắc chỉ đạo...........................................................................................8
1.1.4. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của các dự án thành phần thuộc chương
trình 135........................................................................................................................ 9
1.1.5. Ảnh hưởng tập quán văn hóa của người dân đến chương trình 135.....................9
1.2. - CƠ SỞ THỰC TIỄN..........................................................................................10
1.2.1. Tình hình chung về kinh tế xã hội của huyện Tuyên Hóa..................................10
1.2.2. Các chính sách chương trình dự án khác tác động đến kinh tế xã hội trên địa bàn
huyện Tuyên hóa..........................................................................................................12
1.2.3. Tình hình thực hiện chương trình 135 trên cả nước...........................................13
1.2.4. Tổ chức quản lý và thưc hiện chương trình........................................................14
Chương 2. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU............................15
2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHÊN.........................................................................................15
2.1.1. Vị trí địa lý.........................................................................................................15
2.1.1.1. Vị trí địa lý......................................................................................................15
2.1.1.2. Địa hình..........................................................................................................15
2.1.1.3. Khí hậu thời tiết và thủy văn...........................................................................16
2.2 TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN............................................................................16
2.2.1 Tài nguyên nước.................................................................................................16
2.2.2 Tài nguyên đất....................................................................................................17
SVTH: Đinh Thị Lương
iii
GVHD: Lê Sỹ Hùng
2.2.3 Tài nguyên rừng.................................................................................................19
2.3 - ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI..........................................................................20
2.3.1 Tình hình phát triển các nghành và lĩnh vực kinh tế...........................................20
2.3.1.1 Tình hình sản xuất ngành trồng trọt.................................................................20
2.3.1.2 Tình hình sản xuất ngành chăn nuôi.................................................................21
2.3.2 Tình hình cơ sở vật chất của vùng.......................................................................22
2.3.3.Tình hình dân số và lao động..............................................................................26
CHƯƠNG 3. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH 135 Ở HUYỆN TUYÊN
HÓA............................................................................................................................ 28
3.1 TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC HẠNG MỤC CỦA DỰ ÁN..............................28
3.1.1 Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất..........................................................................28
3.1.2 Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng.............................................................................32
3.2. TÁC ĐỘNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH 135...........................................................37
3.2.1. Tác động đến sản xuất nông nghiệp...................................................................37
3.2.2. Tác động đến đời sống nhân dân........................................................................39
3.2.3. Tác động đến ngành giáo dục và đào tạo...........................................................40
3.2.4.Tác động đến sức khỏe cộng đồng......................................................................43
3.3. ĐÁNH GIÁ CỦA NGƯỜI DÂN VỀ CHƯƠNG TRÌNH 135.............................44
3.3.1. Đặc điểm chung của mẫu điều tra......................................................................45
3.3.2. Đánh giá của người dân về mức độ đồng ý của các dự án thành phần...............46
3.3.2.1. Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng.........................................................................46
3.3.2.2.. Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất.....................................................................48
3.3.2.3. Đánh giá của người dân về lớp tập huấn........................................................51
Chương 4. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM THỰC HIỆN TỐT CHƯƠNG TRÌNH 135
GIA ĐOẠN III TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TUYÊN HÓA..........................................54
4.1. ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÝ, CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH.........54
4.2. Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho nhân dân.................55
4.3. Giải pháp về thúc đẩy sản xuất, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật......................56
4.4. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn............................................................................57
4.5. Biện pháp về đất đai..............................................................................................58
4.6. Vấn đề tổ chức thực hiện và quản lý sau dự án.....................................................58
SVTH: Đinh Thị Lương
iv
GVHD: Lê Sỹ Hùng
PHẦN III: KẾT LUẬN................................................................................................60
KẾT LUẬN.................................................................................................................60
KIẾN NGHỊ................................................................................................................. 62
3.2.1. Đối với trung ương.............................................................................................62
3.2.2. Đối với các cấp chính quyền địa phương...........................................................62
3.2.3. Đối với người dân..............................................................................................63
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................64
PHỤ LỤC.................................................................................................................... 70
SVTH: Đinh Thị Lương
v
GVHD: Lê Sỹ Hùng
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ TỰ
CSHT
Cơ sở hạ tầng
ĐBKK
Đặc biệt khó khăn
KTXH
Kinh tế - xã hội
TTCX
Trung tâm cụm xã
UBND
Ủy ban nhân dân
NSTW
Ngân sách trung ương
KNKL
Khuyến nông khuyến lâm
ĐCĐC
Định canh định cư
BCĐ
Ban chỉ đạo
HĐND
Hội đồng nhân dân
CN-TCN
Công nghiệp – thủ công nghiệp
TM – DV
Thương mại – dịch vụ
THCS
Trung học cơ sở
NSNN
Ngân sách nhà nước
VHTT
Văn hóa thông tin
SVTH: Đinh Thị Lương
vi
GVHD: Lê Sỹ Hùng
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1:
Tình hình đất đai ở huyện Tuyên Hóa.........................................................18
Bảng 2:
Kết quả sản xuất ngành trồng trọt của huyện năm 2013..............................21
Bảng 3:
Tình hình sản xuất đàn gia súc năm 2013...................................................21
Bảng 4.
Tình hình dân số, lao động ở huyện Tuyên Hóa qua 3 năm (2011 - 2013). .27
Bảng 5:
Tình hình thực hiện dự án hỗ trợ PTSX cho người dân trên địa bàn huyện
năm 2013.....................................................................................................31
Bảng 6:
Tình hình thực hiện dự án xây dựng cơ sở hạ tầng......................................33
Bảng 7 : Tác động của chương trình 135 đến ngành trồng trọt..................................39
Bảng 8:
Tác động của chương trình 135 đến đời sống và thu nhập của người dân của
huyện........................................................................................................... 40
Bảng 9:
Tác động của chương trình 135 đến giáo dục huyện...................................42
Bảng 10: Tác động của chương trình 135 tới sức khỏe cộng đồng.............................44
Bảng11: Mức sống của người dân ở địa bàn điều tra.................................................45
Bảng 12: Chất lượng hệ thống hạ tầng KT-XH ở địa phương.....................................46
Bảng 13: Chất lượng hệ thống hạ tầng KT-XH ở địa phương.....................................48
Bảng 14: Đánh gia của người dân về dự án HTPTSX................................................48
Bảng 15: Kết quả kiểm định One Sample T-Test về tác động của dự án HTPTSX.....51
Bảng 16: Mô tả mức độ đồng ý về các lớp tập huấn...................................................53
SVTH: Đinh Thị Lương
vii
GVHD: Lê Sỹ Hùng
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Sinh ra và lớn lên trên địa bàn huyện tuyên hóa, tôi được trải nghiệm cuộc sống
cuả thực tế người dân nơi đây. Thấy được sự thay đổi rõ rệt về cuộc sống của người
dân. Đó là nhờ đường lối chỉ đạo của đảng và nhà nước quan tâm thật sự đến đời sống
kinh tế xã hội của vùng miền núi mà cụ thể nhất là thông qua các chính sách với mục
tiêu xóa đói giảm nghèo, góp phần nâng cao mức sống nhân dân, chương trình 135 đã
đóng góp to lớn vào sự phát triển đó.
Xuất phát từ thực trạng đó tôi chọn đề tài: “ Tình hình thực hiện chương trình
135 trên địa bàn huyện Tuyên Hóa gia đoạn 2011-2013”
Mục tiêu chính của nhiên cứu:
Xem xét tình hình thực hiện các dự án xây dựng cơ bản; dự án hỗ trợ phát triển
sản xuât. Đánh giá hiệu quả, tác động của chương trình lên đời sống người dân, đưa ra
các giải pháp thực hiện dự án sao cho có hiệu quả nhất.
Dữ liệu phục vụ nghiên cứu
Thông qua các tạp chí, sách báo, báo cáo quy hoạch kinh tế - xã hội, báo cáo
kết quả thực hiện chương trình 135 trên toàn huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình.
Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp duy vật biện chứng
- Phương pháp thu thập và phân tích số liệu
- Phương pháp điều tra, phỏng vấn người dân
- Phương pháp nghiên cứu thực tế
Kết quả nghiên cứu đạt được
chương trình 135 thực hiện từ năm 2011-2013 trên địa bàn huyện Tuyên Hóa
với 2 dự án trên toàn huyện.
các dự án “ dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, sau 3
năm thực hiệu quả của các dự án thành phần thể hiện ngày một rõ rệt. Đời sống tinh
thần và vật chất của người ân ngày một nâng cao, tỉ lệ học sinh đến trường tăng hằng
năm, hệ thống điện, nước sinh hoạt đã kéo đến từng thôn bản, chất lượng của hệ thống
các trạm y tế xã, đường giao thông ngày càng được nâng cấp góp phần giảm sự chênh
lệch giữa các vùng miền.
như vậy khóa luận tốt nghiệp này, tôi muốn gửi đến những người đang và sẽ quan tâm
đến công tác xóa đói giảm nghèo ở vùng miền nói chung và huyện Tuyên Hóa nói
riêng biết và hiểu thêm về chương trình 135. Mặc dù chương trình đã sắp vào giai
đoạn kết thúc nhưng vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế. Đây cũng là bài học cần rút kinh
nghiệm cho các chương trình dự án tiếp theo.
SVTH: Đinh Thị Lương
viii
GVHD: Lê Sỹ Hùng
SVTH: Đinh Thị Lương
ix
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: Lê Sỹ Hùng
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu
Trong những năm gần đây nhờ chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước. Nền
kinh tế nước ta tăng trưởng nhanh, đời sống của đại bộ phận nhân dân đã được cải
thiện. Song bên cạnh đó vẫn còn một phần không nhỏ dân cư sống ở các vùng nông
thôn, vùng sâu, vùng xa đời sống kinh tế - văn hóa – xã hội còn rất nhiều khó khăn về
vật chất lẫn tinh thần. Do vậy, đòi hỏi phải có một chương trình phát triển kinh tế xã
hội tổng hợp để giải quyết khó khăn, ổn định phát triển kinh tế xã hội khu vực này.
Ngày 31/7/1998 Thủ Tướng Chính Phủ đã kí quyết định số 135/1998/ QĐ-TTg phê
duyệt chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK) miền
núi, vùng sâu, vùng xa nhằm ổn định và cải thiện đời sống, cơ sở vật chất, hạ tầng…
cho đại bộ phận nhân dân, xóa đói giảm nghèo. Chương trình 135 đã chính thức đi vào
thực hiện từ năm 1999, đến nay đã được 15 năm với nhiều thành tựu đáng kể.
Tuyên Hóa là huyện vùng núi rẻo cao của tỉnh Quảng Bình. Cùng với sự phát triển
của đất nước đời sống kinh tế - văn hóa – xã hội của huyện đang ngày một nâng lên và
bước đầu ổn định. Song còn nhiều khó khăn, trình độ sản xuất thấp kém, lạc hậu, thiếu
thốn, thiếu tư liệu sản xuất, nhiều nơi thiếu nước sinh hoạt trầm trọng, cơ sở hạ tầng
thấp kém, giao thông đi lại còn khó khăn, nhiều vùng chưa có đường ô tô đến xã,
thông tin báo chí còn chậm.
Huyện Tuyên Hóa có 9 xã và 11 thôn đặc biệt khó khăn. Vì vậy phát triển kinh tế
xã hội ở các xã đặc biệt khó khăn, miền núi, vùng sâu, vùng xa là nhiệm vụ của
chương trình. Xuất phát từ ý nghĩ và yêu cầu đó tôi chọn đề tài nghiên cứu “ Tình
hình thực hiện chương trình 135 trên địa bàn huyện Tuyên Hóa giai đoạn 20112013”
2. Mục đích nghiên cứu
Xem xét tình hình thực hiện các dự án xây dựng cơ bản, dự án hỗ trợ phát triển
sản xuất, dự án đào tạo nâng cao năng lực cán bộ và cộng đồng. Đánh giá hiệu quả đạt
được về mặt kinh tế, xã hội và môi trường và từ đó đưa ra một số giải pháp, kiến nghị
thực hiện dự án sao cho có hiệu quả nhất.
SVTH: Đinh Thị Lương
1
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: Lê Sỹ Hùng
3. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng nhiều phương pháp điều tra khảo sát trong đó chú trọng các phương
pháp sau:
- Phương pháp duy vật biện chứng: Sử dụng phương pháp này để xem xét, nhìn
nhận giải quyết vấn đề trong mối quan hệ biện chứng và biến đổi không ngừng để thấy
được sự tác dộng của chương trình đến dời sống của nhân dân và với kinh tế xã hội
của huyện nói chung và các xã 135 nói riêng.
- Phương pháp thu thập, xử lý số liệu và thông tin cần thiết, hệ thống hoá số liệu
có liên quan để đưa ra một số giải pháp khả thi.
- Phương pháp phỏng vấn người dân chịu tác động của chương trình
- Phương pháp phân tích số liệu: Thống kê mô tả và phân tích định tính được sử
dụng để phân tích số liệu
- Phương pháp điều tra điển hình: lấy ý kiến của người dân tại địa điểm nghiên
cứu là những người trực tiếp hưởng lợi từ chương trình và ý kiến của các cán bộ thực
hiện chương trình 135
- Phương pháp thống kê: sử dụng để thu thập thông tin, tổng hợp số liệu, phân
tích số liệu theo mục đích nghiên cứu.
SVTH: Đinh Thị Lương
2
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: Lê Sỹ Hùng
Chương1 . CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA NGHIÊN CỨU
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.1. Khái niệm về dự án, chương trình mục tiêu quốc gia.
Theo Celand và King (1975): Dự án là sự kết hợp giữa các yếu tố nhân lực, trí
lực trong một thời gian nhất định để đạt được mục tiêu cụ thể.
Tiến sĩ Đỗ Bá Khang thuộc trường quản lý AIT (Asian Institute of Technology
Viện công nghệ Châu Á) cho rằng: Dự án là quá trình gồm nhiều hoạt động liên quan
lẫn nhau nhằm đạt được một tập hợp các mục tiêu đã được xác định trước, trong một
thời gian và nguồn lực có hạn.
Mặc dù với nhiều định nghĩa, quan niệm và cách nhìn khác nhau về dự án nhưng
nó cùng chung một đặc điểm:
Tính phức tạp:
+ Nhiều hoạt động liên quan lẫn nhau
+ Liên quan đến nhiều người
+ Đòi hỏi nhiều kĩ năng đa dạng
- Tính tạm thời: Có một vòng đời xác định và trải qua các giai đoạn đặc trưng
như thiết kế, hoạch định, thực hiện và kết thúc.
- Tính duy nhất: Khác nhau về mục tiêu nhiệm vụ, đối tượng và địa phương, con
người,…
- Thường có nhiều thay đổi và rủi ro
+ Thay đổi trong các giai đoạn khác nhau của vòng đời dự án
+ Thay đổi khách quan của hoàn cảnh dự án, chính sách của địa phương, tiến bộ
kỹ thuật
+ Thay đổi nhân sự và môi trường làm việc
Xuất phát từ cụm từ “dự án” chúng ta xem xét đến thuật ngữ “dự án phát triển” là dự
án nhân đạo và phi lợi nhuận, các kết quả thu được là vô hình, với mục tiêu mang tính
chất bền vững. Các đối tượng tham gia vào dự án có cùng chung mục đích, thực hiện
trong một khoảng thời gian, chi phí không có tính quyết định.
“Dự án phát triển” tồn tại với đặc thù sau:
- Các mục tiêu phát triển khó đánh giá và nhìn nhận cụ thể
- Các khoảng cách về văn hoá, lối sống, trình độ, nhận thức…
SVTH: Đinh Thị Lương
3
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: Lê Sỹ Hùng
- Mối quan hệ phức tạp của các bên liên quan đến dự án.
- Các khoảng cách về địa lý và điều kiện làm việc không thuận lợi
Từ khái niệm dự án và dự án phát triển trên, ta có khái niệm chương trình:
“chương trình bao gồm các dự án được thực hiện trong một thời gian dài hơn nhằm đạt
đước các ảnh hưởng lâu dài đối với đối tượng hưởng lợi”
(Theo bài giảng của tiến sĩ Đỗ Bá Khang viện công nghệ Châu Á AIT)
Chương trình mục tiêu của quốc gia ở nước ta hiện nay cũng không nằm ngoài bước
đi chung đó. Đảng và Nhà nước ta luôn có chính sách giúp đỡ, hỗ trợ nhân dân đặc biệt là
các xã miền núi vùng sâu vùng xa giúp họ nâng cao đời sống vật chất và tinh thần tạo điều
kiện để đưa nông dân các vùng này thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, chậm phát
triển, hoà nhịp vào sự phát triển chung của đất nước, góp phần đảm bảo trật tự, an ninh
quốc phòng. Chương trình 135 là một trong những chính sách đúng đắn giúp rút ngắn
khoảng cách giữa miền núi và đồng bằng.
1.1.2. Tầm quan trọng của chương trình 135
Trước thực trạng kinh tế - xã hội của huyện còn gặp nhiều khó khăn thì sự ra đời
của chương trình 135 đóng vai trò to lớn cho sự phát triển của huyện. Mức độ quan
trọng của chương trinh 135 nằm trong nội dung của 5 dự án thành phần, cụ thể là:
a. Quy hoạch bố trí lại dân cư ở những nơi cần thiết, từng bước tổ chức hợp lí đời
sống sinh hoạt của nhân dân. Tạo điều kiện để đồng bào nhanh chóng ổn định sản xuất
và đời sống
b. Đẩy mạnh phát triển sản xuất nông lâm nghiệp gắn với chế biến, tiêu thụ sản
phẩm để khai thác nguồn tài nguyên và sử dụng lao động tại chỗ tạo thêm nhiều cơ hội
về việc làm và tăng thu nhập ổn định đời sống, từng bước phát triển sản xuất hàng hoá.
c. Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn phù hợp quy hoạch sản xuất và bố trí lại dân
cư, trước hết là hệ thống đường giao thông, nước sinh hoạt, hệ thống điện ở những nơi
có điều kiện kể cả thuỷ điện nhỏ
d. Quy hoạch và xây dựng các trung tâm cụm xã, ưu tiên đầu tư xây dựng các trung
tâm cụm xã, đầu tư xây dựng các công trình về y tế, giáo dục thương mại, cơ sở sản xuất
thủ công nghiệp, cơ sở phục vụ sản xuất và phát thanh truyền hình.
e. Đào tạo cán bộ xã, bản, làng giúp cán bộ cơ sở nâng cao trình độ quản lí hành
chính về kinh tế để phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế và xã hội tại địa phương.
SVTH: Đinh Thị Lương
4
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: Lê Sỹ Hùng
Nhưng vấn đề quan trọng và mục tiêu chủ yếu của chương trình 135 ở huyện
Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình là phải nâng cao mức sống của người dân và đồng bào
dân tộc thiểu số lên mức thoát khỏi nghèo đói nhờ vào việc khai thác đúng mức các
công trình của dự án.
Chẳng hạn, phần lớn các công trình giao thông mới chỉ phục vụ cho nhu cầu đi
lại của người dân trong vùng, còn việc phục vụ cho nhu cầu giao lưu hàng hóa còn ít
do việc đẩy mạnh sản xuất theo điều kiện giao thông đã tạo ra còn yếu và chưa thật
chú trọng. Vì vậy, đẩy mạnh sản xuất tạo ra nhiều nông sản hàng hóa là một trong
những biện pháp quản lý nhà nước đối với việc khai thác các công trình giao thông.
Nếu từng bước làm tốt các công việc ấy trong từng dự án thành phần thì chương trình
mới thực sự phát huy tác dụng. Đây mới là mục tiêu chủ yếu và quan trọng của
chương trình 135.
1.1.3. Khái quát chương trình 135
1.1.3.1. Quan điểm
1. Phát triển kinh tế xã hội khu vực dân tộc thiểu số và miền núi phải được thực
hiện trên nguyên tắc tập trung nguồn lực đầu tư tổng thể, phát triển kinh tế xã hội bền
vững đi đôi với tăng cường năng lực và hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị,
nâng cao chất lượng sống của người dân;
2. Các nội dung đầu tư của Chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã, thôn,
bản đặc biệt khó khăn khu vực dân tộc thiểu số và miền núi phải được tiến hành có
trọng tâm, trọng điểm; giải quyết những khó khăn, trở ngại trước mắt và những thách
thức tiềm tàng lâu dài; đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội khu vực đồng bào dân tộc
thiểu số và miền núi không chỉ mang lại hiệu quả về kinh tế, xã hội đơn thuần mà còn
là cơ sở vững chắc để phát huy khối đại đoàn kết dân tộc, giữ vững an ninh chính trị
quốc gia;
3. Giảm nghèo và phát triển kinh tế xã hội bền vững vùng dân tộc thiểu số và
miền núi là nhiệm vụ của toàn hệ thống chính trị, của toàn xã hội, của các cấp, các
ngành, các tổ chức, mọi người dân và cần được tiến hành với sự đồng thuận và quyết
tâm cao, từ phạm vi địa phương, vùng, quốc gia;
4. Các quan điểm chỉ đạo triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình phát triển
kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi phải được tích hợp vào các
SVTH: Đinh Thị Lương
5
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: Lê Sỹ Hùng
chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ở các cấp, các ngành, các địa phương, cả
trong các văn bản quy phạm pháp luật cũng như tổ chức thực hiện;
5. Thực hiện nguyên tắc tập trung nguồn lực tổng thể, triển khai thực hiện việc
huy động phối hợp các nguồn lực từ ngân sách nhà nước, ngân sách địa phương, vốn
huy động quốc tế và sự tham gia, đóng góp của các thành phần kinh tế, người dân
trong quá trình triển khai thực hiện.
6. Quan điểm tổ chức thực hiện:
Do có sự khác biệt đáng kể về đặc thù kinh tế, văn hoá, xã hội theo vùng miền,
khu vực dân tộc thiểu số và miền núi cần được đầu tư theo nhu cầu của vùng, miền. Từ
đó đặt ra sự cần thiết của tiếp cận văn hoá trong phát triển, tiếp cận giải quyết các vấn
đề theo vùng miền
1.1.3.2. Mục tiêu của chương trình
Mục tiêu tổng quát:
Tạo sự chuyển biến nhanh, hiệu quả về trình độ sản xuất, thúc đẩy chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá có thu nhập cao; cải thiện và
nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân và các dân tộc ở các xã và thôn bản
đặc biệt khó khăn ( ĐBKK ) một cách bền vững, giảm tốc độ chênh lệch khoảng cách
phát triển giữa các dân tộc và giữa các vùng trong cả nước.
Phấn đấu mỗi năm giảm từ 3 - 5% tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn các xã, thôn bản đặc
biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Mục tiêu cụ thể.
+ Mục tiêu về phát triển kinh tế:
Phát triển sản xuất
Tạo sự chuyển biến cơ bản, nâng cao trình độ sản xuất của đồng bào các dân tộc,
tạo sự chuyển dịch rõ rệt cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát huy thế mạnh
của từng vùng, gắn sản xuất với thị trường, nâng cao thu nhập;
Phát triển cơ sở hạ tầng:
Các xã có đủ cơ sở hạ tầng thiết yếu phù hợp quy hoạch dân cư và quy hoạch sản
xuất, đảm bảo phục vụ có hiệu quả nâng cao đời sống và phát triển sản xuất tăng thu nhập.
+ Mục tiêu về xã hội
SVTH: Đinh Thị Lương
6
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: Lê Sỹ Hùng
Nâng cao đời sống văn hóa xã hội cho nhân dân ở các xã ĐBKK miền núi, vùng
đồng bào dân tộc thiểu số nhằm thu hẹp khoảng cách giữa các vùng, giảm sự chênh
lệnh giữa giàu nghèo.
Giữ vững và tăng cường sự ổn định về chính trị, an ninh quốc phòng, cải thiện và
nâng cao chất lượng dịch vụ công nhằm nâng cao chất lượng sống của người dân.
1.1.3.3. Chỉ tiêu cơ bản cần đạt được đến 2015
Chương chình 135 là một chương trình phát triển kinh tế xã hội cần đặt trong
mối tương quan với các chương trình, chính sách lớn về giảm nghèo khác như Chương
trình giảm nghèo nhanh và bền vững đầu tư theo Nghị Quyết 30A, Chương trình Nông
thôn mới,... Vì vậy, chỉ đưa ra những tiêu chí cụ thể cần đạt được, tác động trực tiếp
bởi các nội dung đầu tư của chương trình.
Mặt khác, từ kinh nghiệm của việc triển khai thực hiện Chương trình 135 giai
đoạn II, chương trình cũng cần xây dựng được một bộ tiêu chí đơn giản, thực tế hơn để
có thể đo lường, đánh giá hiệu quả triển khai thực hiện các nội dung đầu tư của
chương trình theo chu kỳ hàng năm và cho cả giai đoạn. Ở cấp trung ương, các tiêu chí
cơ bản, tổng quát sẽ được xây dựng chung mang tính chất định hướng. Các tỉnh căn cứ
xây dựng lộ trình chi tiết với các tiêu chí cần đạt được cụ thể để triển khai thực hiện
theo chu kỳ hàng năm và cả giai đoạn để triển khai và giám sát, đánh giá kết quả thực
hiện chương trình.
a) Chỉ tiêu về cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội
+ 80% thôn, bản có đường giao thông được cứng hoá theo cấp kỹ thuật của Bộ
Giao thông Vận tải;
+ 80% vùng sản xuất tập trung có diện tích 30ha trở lên (riêng khu vực Tây
Nguyên và Nam bộ có diện tích 50ha trở lên) có đường giao thông được cứng hóa theo
cấp kỹ thuật của Bộ Giao thông Vận tải;
+ Cơ bản các công trình thủy lợi vừa và nhỏ được đầu tư đáp ứng nhu cầu sản
xuất nông nghiệp và dân sinh;
+ có 90 % số hộ gia đình được sử dụng nước hợp vệ sinh
b) Chỉ tiêu về đào tạo, nâng cao năng lực
+ Đào tạo nghề cho 80% thanh niên trong độ tuổi lao động có nhu cầu;
+ 80% người nông dân được tập huấn, đào tạo nghề (nông, lâm, ngư nghiệp, sơ
SVTH: Đinh Thị Lương
7
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: Lê Sỹ Hùng
chế bảo quản chế biến sau thu hoạch,... để thay đổi tập quán sản xuất lạc hậu tiếp cận
với tập quán sản xuất mới);
+ 100% cán bộ hành chính cấp xã được tập huấn các kỹ năng quản lý, lập kế
hoạch có sự tham gia, phát triển cộng đồng, trong đó có 80% số cán bộ qua đào tạo
nắm được quy trình, kiến thức được đào tạo phục vụ công việc.
c) Chỉ tiêu về phát triển xã hội
- Giải quyết việc làm hàng năm: 3.000 lao động;
- 100% số xã thị trấn giữ vững kết quả phổ cập giáo dục Tiểu học, THCS;
- Hàng năm duy trì 20/20 xã, thị trấn đạt tiêu chí phổ cập giáo dục tiểu học
đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục THCS;
- Trường đạt chuẩn Quốc gia đến năm 2020 có 50% trường. Trong đó có trên
20% trường đạt chuẩn mức II;
- 100% xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế;
- Đến năm 2015 có 5/19 xã (Văn Hóa, Tiến Hóa, Châu Hóa, Phong Hóa, Hương
Hóa) chiếm 26% và năm 2020 có 15/19 xã chiếm 79% số xã đạt tiêu tiêu chí NTM.
+ Đảm bảo cung cấp công cụ lao động, sản xuất và giải quyết việc làm cho 80%
dân số trong độ tuổi lao động;
+ Đạt tỷ lệ nhập học tiểu học đúng tuổi lên 99%;
+ Đạt tỷ lệ nhập học trung học cơ sở đúng tuổi lên tới 80%;
+ Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi xuống còn 19%;
1.1.3.4. Nguyên tắc chỉ đạo
Phát triển kinh tế- xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu vùng xa,
trước hết phải dựa trên cở sở phát huy hết nội lực của từng hộ gia đình và sự giúp đỡ
của cộng đồng, đồng thời có sự hỗ trợ tích cực của Nhà nước để khai thác nguồn lực
tại chỗ về đất đai, lao động và các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội trong vùng, tạo
ra bước chuyển biến mới về sản xuất và đời sống của đồng bào.
Nhà nước tạo môi trường pháp lý và các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, ưu
tiên đầu tư vốn ngân sách, nguồn vốn thuộc chương trình, dự án trên địa bàn và nguồn
vốn viện trợ của các nước, các tổ chức quốc tế đầu tư cho các xã đặc biệt khó khăn.
Việc thực hiện chương trình phải có giải pháp toàn diện, trước hết là tập trung
phát triển sản xuất nông lâm ngư, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, đồng thời thúc
SVTH: Đinh Thị Lương
8
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: Lê Sỹ Hùng
đẩy phát triển giáo dục, y tế, văn hóa xã hội trong vùng.
Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các Bộ, ngành có trách nghiệm giúp các xã
thuộc phạm vi chương trình; khuyến khích các tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang,
tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các doanh nghiệp, các tầng lớp nhân dân trong cả nước, đồng
bào Việt Nam ở nước ngoài…tích cực đóng góp, ủng hộ thực hiện chương trình.
1.1.4. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của các dự án thành phần thuộc
chương trình 135
Đó là các chỉ tiêu về kinh tế, văn hoá xã hội
- Thu nhập bình quân đầu người
- Diện tích canh tác
- Tỷ lệ hộ đói nghèo
- Số phòng học
- Tỷ lệ số học sinh đến trường
- Số bác sĩ
- Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng
- Lương thực bình quân đầu người
1.1.5. Ảnh hưởng tập quán văn hóa của người dân đến chương trình 135
Hầu hết bà con ở vùng sâu vùng xa có trình độ dân trí thấp, khả năng tiếp thu
khoa học kĩ thuật của lao động còn hạn chế chính vì thế các hộ dân tộc đa số đều nằm
trong diện đói nghèo, tình trạng đói ăn vẫn diễn ra thường xuyên.
Bà con có suy nghĩ đơn giản, ít quan tâm đến quy hoạch sản xuất, tổ chức đời
sống. Nhiều nơi yếu tố mê tín dị đoan, tập quán cũ, thủ tục lạc hậu của bản làng, gia
đình cũng làm bà con hạn chế đến việc bà con tiếp nhận cái mới, thay đổi cách làm ăn,
tổ chức đời sống làm cho nền sản xuất và đời sống bà con vẫn còn thấp kém, lạc hậu,
chưa thoát ra được cảnh nghèo đói.
Tình trạng khai thác lâm sản tràn lan, cháy rừng do người dân ý thức kém và hiện
tượng phá rừng để trồng cây lâm nghiệp đã gây ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát
triển kinh tế nói chung và chương trình 135 nói riêng. Điều này không những không cải
thiện được đời sống của bà con mà còn làm tổn hại đến toàn xã hội. Bởi vì hiện tượng
chặt phá rừng bừa bãi sẽ làm cho tài nguyên thiên nhiên ngày một cạn kiệt dẫn đến mưa
lũ kéo dài triền miên và ảnh hưởng toàn cầu về môi trường sinh thái bị suy thái.
SVTH: Đinh Thị Lương
9
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: Lê Sỹ Hùng
Mặt khác cơ sở hạ tầng vùng sâu, vùng xa thường rất yếu kém gây cản trở không
nhỏ đến đời sống sản xuất cũng như sinh hoạt của bà con trong vùng. Điều kiện giao
thông khó khăn gây cản trở cho quá trình giao lưu, buôn bán giữa các vùng, hệ thống
thuỷ lợi vẫn chưa được đầu tư nhiều.
1.2. - CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.2.1. Tình hình chung về kinh tế xã hội của huyện Tuyên Hóa
Huyện Tuyên Hóa là một huyện vùng núi tỉnh Quảng Bình, đang gặp rất nhiều
khó khăn trong việc ổn định và phát triển kinh tế, giao thông khó khăn địa hình chủ
yếu là đồi núi, việc canh tác cây trồng nông nghiệp rất khó khăn, canh tác chủ yếu của
bà con là trồng rừng để phát triển do vậy đảng bộ huyện đã đề ra các mục tiêu kinh tế
nhằm đưa Tuyên Hóa giàu mạnh và phát triển nhanh.
*Nông nghiệp và phát triển nông thôn:
Phát triển nông thôn toàn diện, coi trọng đảm bảo an ninh lương thực và tăng
nhanh nông sản hàng hoá, nhất là hàng hoá phục vụ xuất khẩu. Chuyển dịch cơ cấu
theo hướng phát triển mạnh cây công nghiệp chế biến và tiêu thụ sản phẩm, chú trọng
công tác giống và thuỷ lợi đưa các tiến bộ kỹ thuật đến mọi người dân nhằm nâng cao
năng suất, chất lượng và sản lượng nông sản. Đẩy mạnh chương trình cải tạo đàn gia
súc, gia cầm, phát triển ngành nghề trong nông thôn, tạo việc làm và cải thiện đời sống
nông thôn. Đẩy mạnh việc cải tạo và nâng cấp các công trình thuỷ lợi, hạ tầng nông
thôn. Chú trọng hơn nữa việc chăm sóc và bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ.
Tiếp tục đầu tư để phát triển nuôi trồng thuỷ sản ở các ao hồ, sông suối ở những nơi có
điếu kiện.
*Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp:
Tập trung phát triển những ngành có lợi thế trên địa bàn như sản xuất vật liệu
xây dựng, khai thác đá, cát, sạn, chế biến lương thực, lâm sản, dâu tằm, cao su, dầu
lạc, phát triển cơ khí nhỏ phục vụ sản xuất nông nghiệp, sửa chữa điện tử, dân dụng;
trên cơ sở đó tạo ra nhiều ngành nghề khác trong nông thôn, nhằm thu hút lao động tại
chỗ, tạo thêm việc làm, phát triển sản xuất hàng hoá, kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài,
các thành phần kinh tế để phát triển kinh tế.
*Dich vụ:
SVTH: Đinh Thị Lương
10
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: Lê Sỹ Hùng
Phát triển mạng lưới thương mại, đa dạng hoá nhiều thành phần kinh tế, lấy chợ
trung tâm cụm xã làm đầu mối quan trọng thúc đẩy lưu thông hàng hoá và dịch vụ, mở
rộng giao lưu hàng hoá với các huyện bạn, tỉnh bạn. Khuyến khích các thành phần
kinh tế phát triển dịch vụ thương mại đến tận bản làng, đưa các mặt hàng thiết yếu đến
với đồng bào dân tộc vùng cao, vùng dân tộc ít người.
Đầu tư, tôn tạo, nâng cấp các điểm du lịch, xây dựng các cơ sở dịch vụ, khách sạn để
thu hút khách du lịch, phát triển và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động thông tin
liên lạc, vận tải và các loại hình dịch vụ khác. Phát triển các hoạt động tài chính, ngân
hàng nhằm khai thác mọi nguồn thu và cung cấp dịch vụ cho các ngành kinh tế.
*Phát triển cơ sở hạ tầng:
Huy động tối đa các nguồn lực, tăng cường thu hút các nguồn vốn để đầu tư xây
dựng, củng cố, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, đảm bảo phục vụ tốt
hơn cho sản xuất và đời sống nhân dân.
Thực hiện tốt phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, đồng thời tranh
thủ nguồn vốn của các tổ chức quốc tế để đến năm 2014 nâng cấp toàn bộ hệ thống
giao thông nông thôn. 100% số xã có đường ô tô về đến trung tâm, đảm bảo thông suốt
giữa các vùng trong mùa mưa lũ. Đầu tư hoàn chỉnh hệ thống cấp nước cho thị trấn và
các vùng lân cận, phấn đấu đến năm 2014 có 90% dân cư được dùng nước sạch, 100%
số xã có nhà bưu điện văn hoá xã. Nâng cấp hệ thống trường học, bệnh viện, trạm y tế,
tăng cường cơ sở vật chất trong lĩnh vực văn hoá thông tin, thể dục thể thao; phát triển
mạng lưới các trạm phát lại, trạm thu phát TVRO để đảm bảo mọi nhu cầu học tập,
chữa bệnh, thông tin và đời sống tinh thần cho mọi người dân.
*Phát triển văn hoá xã hội:
• Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo của các ngành học, cấp học, huy
động học sinh vào các cấp học với tỷ lệ ngày càng tăng, tiếp tục phát triển giáo dục
phổ thông bằng nhiều loại hình với quy mô thích hợp nhằm nâng cao dân trí cho mọi
người, chú trọng đào tạo nghề, đào tạo nguồn nhân lực, đào tạo lại cho lực lượng cán
bộ phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của huyện.
• Phát triển mạng lưới chăm sóc sức khoẻ, thực hiện tốt công tác phòng bệnh và
chữa bệnh, nâng cao chất lượng khám và điều trị chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân,
nhất là đồng bào vùng cao, hạn chế có hiệu quả các loại dịch bệnh xảy ra. Đẩy mạnh
SVTH: Đinh Thị Lương
11
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: Lê Sỹ Hùng
công tác truyền thông dân số, nâng cao chất lượng hoạt động của mạng lưới dịch vụ kế
hoạch hoá gia đình từ huyện đến cơ sở nhất là các xã đặc biệt khó khăn.
• Đẩy mạnh phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân
cư, nâng cao mức hưởng thụ văn hoá của nhân dân, phát triển phong trào văn hoá quần
chúng, đồng thời tích cực đưa văn hoá thông tin về cơ sở, ngăn chặn và bài trừ các tệ
nạn xã hội. Tạo bước chuyển biến rộng khắp trong hoạt động thể dục thể thao, làm
phong phú đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân. Từng bước đầu tư cơ sở vật chất,
kỹ thuật cho phát triển thể dục thể thao. Mở rộng và nâng cao chất lượng hệ thống phát
thanh truyền hình, phát triển thêm các trạm thu phát để đảm bảo thông tin cho mọi
người dân ở vùng sâu, vùng lõm.
• Đẩy mạnh chương trình giải quyết việc làm, tạo việc làm cho mọi người. Tích
cực thực hiện có hiệu quả chương trình xoá đói giảm nghèo, phấn đấu đến năm 2015
cơ bản xóa đói, giảm tỉ lệ hộ nghèo xuống thấp.
• Thực hiện tốt chính sách đối với gia đình thương binh liệt sỹ, có công với cách
mạng và đồng bào dân tộc ít người.
1.2.2. Các chính sách chương trình dự án khác tác động đến kinh tế xã hội trên
địa bàn huyện Tuyên hóa
Giảm đói nghèo không chỉ là một trong những chính sách xã hội cơ bản được nhà
nước Việt Nam đặc biệt quan tâm, mà còn là một bộ phận quan trọng cuả mục tiêu
phát triển, chính vì vậy trong những năm qua, nước ta đã đề ra và thực hiện lồng ghép
các chương trình, dự án với mục tiêu trên:
- Dự án trồng 5 triệu ha rừng: Mục tiêu và nguồn gốc của chương trình này hầu hết
dành cho người nghèo và xã nghèo được hưởng lợi thông qua tạo việc làm, tăng thu
nhập, góp phần vào việc ổn định dân cư cho đồng bào dân tộc miền núi, vùng sâu...
- Chương trình kiên cố hóa trường lớp học và nhà công vụ giáo viên giai đoạn II
- Chương trình y tế: Chữa các bệnh về sốt rét, bướu cổ, phong,…, nâng cao trang
thiết bị về y tế.
- Chương trình dân số kế hoạch hoá gia đình: Cung cấp các phương tiện về dịch vụ
tránh thai cho nhân dân nói chung trong đó có người nghèo, xây dựng các trạm y tế xã.
- Chương trình theo Nghị quyết 30A của Chính phủ về hỗ trợ các huyện nghèo
phát triển nhanh và bền vững
SVTH: Đinh Thị Lương
12
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: Lê Sỹ Hùng
- Chương trình 134 là tên thông dụng của Chương trình hỗ trợ đất sản xuất, đất ở,
nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó
khăn mà Chính phủ Việt Nam áp dụng từ năm 2004 nhằm mục đích đẩy nhanh tiến
độ xóa nghèo cho các hộ dân tộc thiểu số ở Việt Nam.
- Chương trình phủ sóng truyền thanh - truyền hình.
- Dự án giảm nghèo Miền Trung do ADB tài trợ
Nhìn chung các chương trình dự án đã góp phần cải thiện đáng kể tình hình kinh
tế - xã hội ở huyện Tuyên Hoá, đặc biệt đã hỗ trợ đầu tư làm mới và nâng cấp nhiều
công trình cơ sở hạ tầng ở các xã vùng sâu, vùng xa, đặc biệt khó khăn; cơ bản đảm
bảo giao thông nông thôn, trường học, trạm y tế, mạng lưới điện sinh hoạt, nguồn nước
sạch, nước tự chảy cho nhiều xã trên địa bàn huyện; góp phần cải thiện việc của người
dân với tiến bộ khoa học kỹ thuật, thúc đẩy trao đổi, lưu thông hàng hoá; thông qua đó
tổ chức tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật giúp người dân từng bước
chuyển đổi nhận thức về sản xuất kinh doanh trong thời kỳ mới, tiếp thu và từng bước
áp dụng giống cây trồng vật nuôi có năng suất cao hơn, thúc đẩy sản xuất phát triển.
1.2.3. Tình hình thực hiện chương trình 135 trên cả nước
Hiện nay, trong cả nước có 2374 xã được nhà nước công nhận - đây là các xã
đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc miền núi, biên giới và vùng sâu vùng xa
thuộc 320 huyện, 49 tỉnh, trong đó có 67 xã an toàn khu, 388 xã biên giới hải đảo và
1919 xã miền núi, vùng sâu vùng xa với hơn 1.100.000 hộ, trên 6 triệu người.
Năm 1997, đời sống kinh tế- xã hội của đồng bào các dân tộc trong khu vực này
tồn tại những khó khăn mang tính đặc thù: Kinh tế tự cung tự cấp, đời sống khó khăn,
tỷ lệ đói nghèo từ 50% -60% cao nhất cả nước, cơ sở hạ tầng rất thấp kém còn hơn 600
xã chưa có đường ô tô đến trung tâm xã, dân trí thấp, số người mù chữ, thất học chiếm
50% -60%. Ngoài ra những vùng này còn ẩn chứa những yếu tố thiếu ổn định như
tôn giáo, tệ nạn xã hội. Chương trình 135 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và đi
vào triển khai thực hiện từ năm 1999 trên phạm vi cả nước, ban đầu ngân sách Nhà
nước đầu tư cho 1000 xã của 91 huyện trọng điểm trong cả nước và bước đầu có hiệu
quả nên mặc dù ngân sách nhà nước còn khó khăn, Thủ tướng chính phủ đã quyết định
đầu tư ra các xã biên giới, xã an toàn khu (ATK), và đặt cả các xã ĐBKK, còn lại số xã
135 được nhận đầu tư của NSNN đến nay là 2374 xã. Để chương trình 135 có thể
SVTH: Đinh Thị Lương
13
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: Lê Sỹ Hùng
thành công đạt mục tiêu đề ra vào năm 2005 Chính phủ đã có quyết định số
138/2001/QĐ - TTg về tăng cường quản lý, chỉ đạo thực hiện chương trình 135, đã
thực hiện hàng loạt các chính sách, hiệu pháp nhằm dồn sức cả nước để phát triển
kinh tế – xã hội vùng khó khăn nhất, đói nghèo nhất cả nước hiện nay.
Chương trình 135 là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước đã được Chính
phủ chỉ đạo với quyết tâm cao và bằng những quyết sách đặc biệt.
1.2.4. Tổ chức quản lý và thưc hiện chương trình.
Thực hiện Quyết định 135/1998/QĐ-TTg ngày 31/7/1998 về việc thành lập
chương trình 135, Quyết định 138/2000/QĐ-TTg ngày 29/11/2000 của thủ tướng chính
phủ về việc hợp nhất các chương trình dự án trên cùng một địa bàn các dự án xây dựng
các TTCX miền núi, vùng cao, dự án ĐCĐC, dự án hỗ trợ sản xuất...huyện Tuyên Hoá
đã quyết định thành lập ban chỉ đạo (BCĐ) chương trình 135 của huyện. Công việc cụ
thể được phân theo các cấp từ cấp huyện đến cấp xã với sự phân công công việc hợp lý
cho từng đơn vị chức năng.
- Cấp huyện: Phân công đồng chí chủ tịch UBND huyện làm Trưởng ban phụ
trách chung, đồng chí phó chủ tịch UBND huyện làm Phó ban chỉ đạo, lãnh đạo các
ban ngành có liên quan làm thành viên BCĐ
- Cấp xã: do chủ tịch UBND xã làm trưởng ban, kế toán ngân sách xã và ban
ngành liên quan là thành viên; xã thành lập ban giám sát, do Chủ tịch hoặc phó Chủ
tịch HĐND làm trưởng ban, các thành viên gồm: mặt trận, hội phụ nữ, hội nông dân,
đoàn thanh niên và người dân có uy tín trong cộng đồng.
SVTH: Đinh Thị Lương
14