Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Thảo luận tố tụng dân sự chương 4: ÁN PHÍ, LỆ PHÍ VÀ CÁC CHI PHÍ TỐ TỤNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.88 KB, 8 trang )

THẢO LUẬN MÔN LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ
CHƯƠNG 4: ÁN PHÍ, LỆ PHÍ VÀ CÁC CHI PHÍ TỐ TỤNG
_________________
I. NHẬN ĐỊNH:
1. Mức tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án dân sự có giá ngạch bằng 50% mức án phí
dân sự sơ thẩm có giá ngạch mà Tòa án dự tính theo giá trị tài sản có tranh chấp do đương sự
yêu cầu giải quyết.
Nhận định này là sai.
Căn cứ vào quy định tại Khoản 2, Điều 7, Nghị quyết 326/2016/NQ-UBTVQH về Mức tạm ứng án
phí, tạm ứng lệ phí Tòa án, mức tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án dân sự có giá ngạch
không chỉ bằng 50% mức án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch mà Tòa án dự tính theo giá trị tài sản
có tranh chấp do đương sự yêu cầu giải quyết mà mức tạm ứng án phí đó còn phải tối thiểu không
thấp hơn mức án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án dân sự không có giá ngạch. Do vậy, trong trường
hợp mức tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án dân sự có giá ngạch bằng 50% mức án phí dân
sự sơ thẩm có giá ngạch mà Tòa án dự tính theo giá trị tài sản có tranh chấp do đương sự yêu cầu
giải quyết mà nhưng tạm ứng án phí đó hấp hơn mức án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án dân sự
không có giá ngạch thì mức án phí sẽ là mức án phi dân sự sơ thẩm trong vụ án dân sự không có giá
ngạch chứ không bằng 50% mức án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch theo giá trị tài sản có tranh
chấp.
2. Cơ quan thi hành án dân sự là cơ quan có thẩm quyền thu án phí dân sự và lệ phí dân sự.
Nhận định này là sai.
Cơ quan thi hành án dân sự không phải lúc nào cũng là cơ quan có thẩm quyền thu án phí dân sự
và lệ phí dân sự.
Căn cứ theo qui định tại Khoản 1, Điều 10, Nghị quyết 326/2016/NQ-UBTVQH về Cơ quan thu
tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án, án phí, lệ phí Tòa án, cơ quan thi hành án dân sự chỉ có thẩm
quyền thu án phí dân sự và lệ phí dân sự nếu thuộc các trường hợp thu án phí được qui định tại Điều
3 và các loại lệ phí Tòa án quy định tại các khoản 1, điểm b Khoản 2, các khoản 4, 5 và 8 Điều 4 của
Nghị quyết 326/2016/NQ-UBTVQH. Vì vậy nếu không thuộc các trường hợp trên chẳng hạn như Lệ
phí công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hoặc không công nhận bản án quyết định của Tòa án

1




nước ngoài, Lệ phí thực hiện ủy thác tư pháp của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam,…thì cơ quan thi
hành án dân sự không phải là cơ quan có thẩm quyền thu án phí dân sự và lệ phí dân sự.
3. Viện kiểm sát kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án theo thủ tục phúc thẩm thì được
miễn tạm ứng án phí phúc thẩm.
Nhận định này là sai.
Viện kiểm sát kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án theo thủ tục phúc thẩm không thuộc đối
tượng được miễn tạm ứng án phí phúc thẩm.
Căn cứ vào quy định tại điểm d, Điều 11, Nghị quyết 326/2016/NQ-UBTVQH về Không phải
nộp tiền tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án; không phải chịu án phí, lệ phí Tòa án, khi Viện
Kiểm Sát kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án theo thủ tục phúc thẩm thì không phải nộp tiền
tạm ứng án phí, không chịu án phí. Bản chất của miễn tạm ứng án phí là không nộp nhưng vẫn phải
chịu án phí. Theo quy định trên, khi Viện Kiểm Sát kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án theo
thủ tục phúc thẩm thì không phải nộp tiền tạm ứng án phí, không chịu án phí chứ không phải được
miễn tạm ứng án phí.
4. Người lao động khởi kiện đòi tiền lương thì không phải nộp tạm ứng án phí sơ thẩm.
Nhận định này là sai.
Người lao động khởi kiện đòi tiền lương thì không thuộc trường hợp không phải nộp tạm ứng án
phí sơ thẩm.
Căn cứ vào quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 12, Nghị quyết 326/2016/NQ-UBTVQH về Miễn
nộp tiền tạm ứng án phí, án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí Tòa án, trong trường người lao động
khởi kiện đòi tiền lương thì thuộc vào trường hợp được miễn nộp tiền tạm ứng án phí, chứ không
thuộc trường hợp không phải nộp án phí theo quy định tại Điều 11, Nghị quyết 326/2016/NQUBTVQH.
5. Trước khi thụ lý việc dân sự, Chánh án Tòa án là người có thẩm quyền xét đơn đề nghị
miễn, giảm tạm ứng lệ phí Tòa án.
Nhận định này là sai.
Trước khi thụ lý việc dân sự, Chánh án Tòa án không là người có thẩm quyền xét đơn đề nghị
miễn, giảm tạm ứng lệ phí Tòa án.


2


Căn cứ vào khoản 1 Điều 16 Nghị quyết 326/2016/NQ-UBTVQH quy định về Thẩm quyền miễn,
giảm tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí Tòa án, người có thẩm quyền xét đơn đề nghị miễn, giảm tạm ứng
lệ phí tòa án là Thẩm phán được Chánh án Tòa án phân công chứ không phải là Chánh án.
6. Nguyên đơn được Tòa án chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện thì không phải chịu án phí
dân sự sơ thẩm.
Nhận định này là sai.
Không phải mọi trường hợp nguyên đơn được Tòa án chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện thì đều
không phải chịu án phí dân sự sơ thẩm.
Căn cứ vào khoản 4, Điều 147, BLTTDS 2015 về Nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm, trong trường hợp
là vụ án ly hôn, mặc dù nguyên đơn được Tòa án chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện hay không thì
nguyên đơn vẫn phải chịu án phí.
7. Người được Tòa án quyết định cho miễn nộp tiền tạm ứng án phí thì không có nghĩa vụ chịu
tiền án phí.
Nhận định này là sai.
Người được Tòa án quyết định cho miễn nộp tiền tạm ứng án phí thì vẫn có nghĩa vụ chịu tiền án
phí.
Người được Tòa án quyết định cho miễn nộp tiền tạm ứng án phí là người phát sinh nghĩa vụ nộp
tạm ứng án phí nhưng nghĩa vụ này đã được miễn, trường hợp không có nghĩa vụ chịu tiền án phí chỉ
phát sinh trong trường hợp người đó không phải nộp án phí, tạm ứng án phí. Mặt khác, người được
Tòa án quyết định cho miễn nộp tiền tạm ứng án phí thì không đương nhiên được miễn hoặc không
có nghĩa vụ chịu tiền án phí. Do vậy, người được Tòa án quyết định cho miễn nộp tiền tạm ứng án
phí thì vẫn có thể có nghĩa vụ chịu tiền án phí.
8. Chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ do bị đơn chịu.
Nhận định này là sai.
Chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ không phải mọi trường hợp đều do bị đơn chịu.
Căn cứ vào Khoản 1, Điều 157, BLTTDS 2015 về Nghĩa vụ chịu chi phí xem xét, thẩm định tại
chỗ, trong trường hợp yêu cầu của đương sự không được chấp nhận thì đương sự phải chịu chi phí

xem xét, thẩm định tại chỗ. Đương sự ở đây có thể là nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa

3


vụ liên quan. Mặt khác theo Khoản 3, Điều 157, BLTTDS 2015, trong vụ án ly hôn thì nguyên đơn
phải nộp chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ, không phụ thuộc vào việc Tòa án chấp nhận hay không
chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn. Trường hợp cả hai thuận tình ly hôn thì mỗi bên đương sự phải
chịu một nửa chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ.
9. Đương sự kháng cáo không phải chịu án phí phúc thẩm nếu Tòa án cấp phúc thẩm huỷ bản
án sơ thẩm để xét xử sơ thẩm lại.
Nhận định này là đúng.
Căn cứ theo qui định tại khoản 3, Điều 29, Nghị quyết 326/2016/NQ-UBTVQH về Nghĩa vụ chịu
án phí dân sự phúc thẩm, đương sự kháng cáo không phải chịu án phí phúc thẩm trong trường hợp
Tòa án cấp phúc thẩm huỷ bản án sơ thẩm để xét xử sơ thẩm lại.
10. Đương sự được miễn án phí dân sự sơ thẩm thì đương nhiên được miễn án phí dân sự phúc
thẩm.
Nhận định này là sai.
Đương sự được miễn án phí dân sự sơ thẩm thì không đương nhiên được miễn án phí dân sự phúc
thẩm mà phải làm hồ sơ để xét miễn án phí dân sự phúc thẩm theo Điều 14, NQ 326/2016/NQUBTVQH. Bởi vì điều kiện để xét miễn án phí của đương sự lúc xét xử sơ thẩm và xét xử phúc thẩm
có thể không giống nhau, mặt khác toà án xét xử sơ thẩm và toà án xét xử phúc thẩm là hai toà án
khác nhau. Do đó, đương sự được miễn án phí dân sự sơ thẩm thì không đương nhiên được miễn án
phí dân sự phúc thẩm mà chỉ được miễn án phí phúc thẩm khi hồ sơ xin miễn án phú phúc thẩm đáp
ứng điều kiện được miễn án phí phúc thẩm.
II. BÀI TẬP:
Câu 1: Trong vụ án ly hôn giữa A và B (do A gửi đơn xin ly hôn) và tranh chấp tài sản chung có
giá trị là 1 tỷ đồng.
- Theo bản án sơ thẩm, Hội đồng xét xử quyết định chia đôi khối tài sản chung là 1 tỷ đồng
cho A và B (mỗi người 500 triệu).
- Sau đó A có kháng cáo bản án sơ thẩm, Hội đồng xét xử phúc thẩm quyết định A được chia

phần tài sản trị giá 400 triệu đồng và B được chia phần tài sản trị giá 600 triệu đồng.
Anh/ Chị hãy tính tạm ứng án phí sơ thẩm/phúc thẩm và án phí sơ thẩm/phúc thẩm.
Đây là vụ án ly hôn giữa A và B và tranh chấp tài sản chung có giá trị là 1 tỷ đồng. Trong trường
hợp này đương sự đã gộp chung các yêu cầu về ly hôn và giải quyết tài sản chung nên theo Khoản 3,

4


Điều 24, Nghị quyết 326/2016/NQ-UBTVQH thì đây là vụ án về hôn nhân gia đình không có giá
ngạch. Mặt khác, đây cũng không thuộc các trường hợp được miễn, giảm tạm ứng án phí, án phí,
không phải nộp tiền tạm ứng án phí, không phải chịu án phí.
- Tạm ứng phí sơ thẩm và án phí sơ thẩm:
Theo Tiểu mục 1.1, Mục 1, Phần II, Phụ lục A Danh mục án phí, lệ phí tòa án tại Nghị quyết
326/2016/NQ-UBTVQH đối với các vụ án về tranh chấp hôn nhân gia đình không có giá ngạch có
mức án phí là 300.000.000 đồng.
Theo quy định tại khoản 2, Điều 7, Nghị quyết 326/2016/NQ-UBTVQH thì mức tạm ứng án phí
dân sự sơ thẩm trong vụ án dân sự không có giá ngạch bằng mức án phí dân sự sơ thẩm không có giá
ngạch. Do vậy, mức tạm ứng án phí là 300.000 đồng.
- Tạm ứng phí phúc thẩm và án phí phúc thẩm:
Theo Tiểu mục 2.1, Mục 2, Phần II, Phụ lục A, Danh mục án phí, lệ phí tòa án tại Nghị quyết
326/2016/NQ-UBTVQH thì án phí phúc thẩm đối với vụ án hôn nhân gia đình là 300.000 đồng.
Theo khoản 2 Điều 7 Nghị quyết 326/2016/NQ-UBTVQH quy định mức tạm ứng án phí dân sự
phúc thẩm trong vụ án dân sự bằng mức án phí dân sự phúc thẩm. Do vậy, tạm ứng án phí phúc thẩm
là 300.000 đồng.
Theo bản án sơ thẩm, Hội đồng xét xử quyết định chia đôi khối tài sản chung là 1 tỷ đồng cho A và
B (mỗi người 500 triệu). Sau đó A có kháng cáo bản án sơ thẩm, Hội đồng xét xử phúc thẩm quyết
định A được chia phần tài sản trị giá 400 triệu đồng và B được chia phần tài sản trị giá 600 triệu
đồng. Như vậy, trong trường hợp này, đã có kháng cáo và Tòa án cấp phúc thẩm đã sửa bản án, quyết
định sơ thẩm bị kháng cáo thì đương sự kháng cáo không phải chịu án phí dân sự phúc thẩm (A sẽ
được hoàn trả lại tiền tạm ứng án phí phúc thẩm), Toà án sẽ xác định lại nghĩa vụ chịu án phí sơ

thẩm theo Khoản 2, Điều 148, BLTTDS 2015.
Mức án phí sơ thẩm được xác định lại mà A, B phải chịu là:
- A (nguyên đơn): giá trị tài sản được chia lại là 400 triệu đồng nên Điểm b, Tiểu mục 1.3, Mục 1,
Phần II, Phụ lục A Danh mục án phí, lệ phí tòa án tại Nghị quyết 326/2016/NQ-UBTVQH mức án
phí sơ thẩm là: 300.000 + 5%  400 triệu = 20.300.000 (đồng)
- B (bị đơn) giá trị tài sản được chia lại là 400 triệu đồng nên Điểm c, Tiểu mục 1.3, Mục 1, Phần
II, Phụ lục A Danh mục án phí, lệ phí tòa án tại Nghị quyết 326/2016/NQ-UBTVQH mức án phí sơ
thẩm là: 20.000.000 + 4%  200 triệu = 28.000.000 (đồng).

5


Câu 2: A khởi kiện yêu cầu B bồi thường thiệt hại là 200 triệu đồng do vi phạm hợp đồng mua
bán. Theo bản án sơ thẩm: B bồi thường cho A 180 triệu đồng. B làm đơn kháng cáo. Hội đồng
xét xử phúc thẩm đã hủy bản án sơ thẩm để xét xử sơ thẩm lại. Anh/ Chị hãy tính án phí dân
sự sơ thẩm và án phí dân sự phúc thẩm?
A khởi kiện yêu cầu B bồi thường thiệt hại là 200 triệu đồng do vi phạm hợp đồng mua bán. Do
vậy, vụ án này là vụ án mà trong đó yêu cầu của đương sự là một số tiền nên theo Khoản 2, Điều 24,
Nghị quyết 326/2016/NQ-UBTVQH thì đây là vụ án dân sự có giá ngạch. Mặt khác, đây cũng không
thuộc các trường hợp được miễn, giảm tạm ứng án phí, án phí, không phải nộp tiền tạm ứng án phí,
không phải chịu án phí.
- Tạm ứng phí sơ thẩm và án phí sơ thẩm:
Trong vụ án trên có tranh chấp về bồi thường số tiền là là 200 tỷ đồng. Do đó, theo Điểm b, Tiểu
mục 1.3, Mục 1, Phần II, Phụ lục A Danh mục án phí, lệ phí tòa án tại Nghị quyết 326/2016/NQUBTVQH đối với các vụ án về tranh chấp dân sự có giá ngạch từ 6 triệu đồng đến 400 trăm triệu thì
án phí được xác định bằng 5% của giá trị tài sản có tranh chấp.
Số tiền tranh chấp là 200 triệu đồng nên Án phí sơ thẩm bằng:
5%  200.000.000 = 10.000.000 (đồng)
Theo quy định tại khoản 2, Điều 7, Nghị quyết 326/2016/NQ-UBTVQH thì mức tạm ứng án phí
dân sự sơ thẩm trong vụ án dân sự có giá ngạch bằng 50% mức án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch
mà Tòa án dự tính theo giá trị tài sản có tranh chấp do đương sự yêu cầu giải quyết nhưng tối thiểu

không thấp hơn mức án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án dân sự không có giá ngạch.
Như vậy Tạm ứng án phí sơ thẩm là: 50%  10.000.000 = 5.000.000 (đồng) (thoả điều kiện không
thấp hơn mức án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án dân sự không có giá ngạch – là 300.000 đồng tại
Tiểu mục 1.1, Mục 1, Phần II, Phụ lục A Danh mục án phí, lệ phí tòa án tại Nghị quyết
326/2016/NQ-UBTVQH).
- Tạm ứng phí phúc thẩm và án phí phúc thẩm:
Theo Tiểu mục 2.1, Mục 2, Phần II, Phụ lục A, Danh mục án phí, lệ phí tòa án tại Nghị quyết
326/2016/NQ-UBTVQH thì án phí phúc thẩm đối với vụ án dân sự là 300.000 đồng. Theo khoản 2
Điều 7 Nghị quyết 326/2016/NQ-UBTVQH quy định mức tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm trong
vụ án dân sự bằng mức án phí dân sự phúc thẩm. Do vậy, tạm ứng án phí phúc thẩm là 300.000
đồng.

6


Theo bản án sơ thẩm: B bồi thường cho A 180 triệu đồng. B làm đơn kháng cáo. Hội đồng xét xử
phúc thẩm đã hủy bản án sơ thẩm để xét xử sơ thẩm lại. Như vậy, trong trường hợp này, đã có kháng
cáo và Tòa án cấp phúc thẩm đã huỷ bản án sơ thẩm bị kháng cáo thì đương sự kháng cáo không
phải chịu án phí dân sự phúc thẩm, nghĩa vụ chịu án phí được xác định lại khi giải quyết lại vụ án
theo thủ tục sơ thẩm theo Khoản 3, Điều 29, Nghị quyết 326/2016/NQ-UBTVQH.
Câu 3: Anh A cho anh B vay số tiền 400.000.000 đồng, theo hợp đồng vay có công chứng ngày
10/3/2016, thời hạn vay một năm, không lãi suất. Do anh B không trả nợ theo đúng thoả thuận
dù anh A đã nhiều lần yêu cầu, nên anh A đã khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền yêu cầu Tòa
án xét xử buộc anh B trả lại cho anh A số tiền vay 400.000.000 đồng ngay khi bản án có hiệu
lực thi hành. Tòa án có thẩm quyền thụ lý tranh chấp này ngày 28/3/2017. Giả sử bản án dân
sự sơ thẩm tuyên chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn. Hỏi:
a. Tính tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm? Tính án phí sơ thẩm?
Anh A đã khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền yêu cầu Tòa án xét xử buộc anh B trả lại cho anh A
số tiền vay 400.000.000 đồng. Do vậy, vụ án này là vụ án mà trong đó yêu cầu của đương sự là một
số tiền nên theo Khoản 2, Điều 24, Nghị quyết 326/2016/NQ-UBTVQH thì đây là vụ án dân sự có

giá ngạch. Mặt khác, đây cũng không thuộc các trường hợp được miễn, giảm tạm ứng án phí, án phí,
không phải nộp tiền tạm ứng án phí, không phải chịu án phí.
Trong vụ án trên có tranh chấp về số tiền vay có giá trị là 400 tỷ đồng. Do đó, theo Điểm b, Tiểu
mục 1.3, Mục 1, Phần II, Phụ lục A Danh mục án phí, lệ phí tòa án tại Nghị quyết 326/2016/NQUBTVQH đối với các vụ án về tranh chấp dân sự có giá ngạch từ 6 triệu đồng đến 400 trăm triệu thì
án phí được xác định bằng 5% của giá trị tài sản có tranh chấp.
Số tiền tranh chấp là 400 triệu đồng nên Án phí sơ thẩm bằng:
5%  400.000.000 = 20.000.000 (đồng)
Theo quy định tại khoản 2, Điều 7, Nghị quyết 326/2016/NQ-UBTVQH thì mức tạm ứng án phí
dân sự sơ thẩm trong vụ án dân sự có giá ngạch bằng 50% mức án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch
mà Tòa án dự tính theo giá trị tài sản có tranh chấp do đương sự yêu cầu giải quyết nhưng tối thiểu
không thấp hơn mức án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án dân sự không có giá ngạch.
Như vậy Tạm ứng án phí sơ thẩm là: 50%  20.000.000 = 10.000.000 (đồng) (thoả điều kiện không
thấp hơn mức án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án dân sự không có giá ngạch – là 300.000 đồng tại

7


Tiểu mục 1.1, Mục 1, Phần II, Phụ lục A Danh mục án phí, lệ phí tòa án tại Nghị quyết
326/2016/NQ-UBTVQH).
b. Giả sử bị đơn kháng cáo, yêu cầu xét xử lại toàn bộ vụ án, HĐXX phúc thẩm đã tuyên bản
án phúc thẩm bác nội dung kháng cáo của bị đơn và giữ nguyên bản án dân sự sơ thẩm. Tính
tạm ứng án phí phúc thẩm và án phí phúc thẩm?
Giả sử bản án dân sự sơ thẩm tuyên chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn. Bị đơn
kháng cáo, yêu cầu xét xử lại toàn bộ vụ án, HĐXX phúc thẩm đã tuyên bản án phúc thẩm bác nội
dung kháng cáo của bị đơn và giữ nguyên bản án dân sự sơ thẩm. Như vậy, trong trường hợp này, đã
có kháng cáo và Tòa án cấp phúc thẩm giữ nguyên bản án sơ thẩm bị kháng cáo nên bị đơn sẽ chịu
án phí phúc thẩm theo Khoản 1, Điều 29, Nghị quyết 326/2016/NQ-UBTVQH.
Theo Tiểu mục 2.1, Mục 2, Phần II, Phụ lục A, Danh mục án phí, lệ phí tòa án tại Nghị quyết
326/2016/NQ-UBTVQH thì án phí phúc thẩm đối với vụ án dân sự là 300.000 đồng.
Theo khoản 2 Điều 7 Nghị quyết 326/2016/NQ-UBTVQH quy định mức tạm ứng án phí dân sự

phúc thẩm trong vụ án dân sự bằng mức án phí dân sự phúc thẩm. Do vậy, tạm ứng án phí phúc thẩm
là 300.000 đồng.
Câu 4: Bà Nguyễn Thị A kiện anh Nguyễn Văn B yêu cầu anh B bồi thường thiệt hại sức khoẻ
cho bà với số tiền 200 triệu đồng do anh B gây tai nạn làm ảnh hưởng sức khoẻ của bà. Bản án
dân sự sơ thẩm tuyên chấp nhận một phần yêu cầu của bà A, buộc anh B phải bồi thường cho
bà A với số tiền là 100 triệu đồng. Hỏi:
a. Tính tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm?
b. Tính án phí dân sự sơ thẩm?
Bà Nguyễn Thị A kiện anh Nguyễn Văn B yêu cầu anh B bồi thường thiệt hại sức khoẻ cho bà với
số tiền 200 triệu đồng. Do vậy, đây là vụ án dân sự về bồi thường thiệt hại về sức khoẻ.
Theo quy định tại Điểm d, Khoản 1, Điều 12, Nghị quyết 326/2016/NQ-UBTVQH về Miễn nộp
tiền tạm ứng án phí, án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí Tòa án, vụ án mà người yêu cầu bồi thường
thiệt hại về sức khoẻ thuộc trường hợp được miễn nộp tiền tạm ứng án phí, án phí. Do vậy trong
trường hợp này bà Nguyễn Thị A không cần phải nộp tiền tạm ứng án phí và án phí vì nghĩa vụ này
đã được miễn.

8



×