Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Thảo luận tố tụng dân sự chương 5: CHỨNG CỨ VÀ CHỨNG MINH TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (71.02 KB, 8 trang )

THẢO LUẬN MÔN LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ
CHƯƠNG 5: CHỨNG CỨ VÀ CHỨNG MINH TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ
____________________
I. NHẬN ĐỊNH:
1. Mọi chứng cứ đều được công bố và sử dụng công khai.
Nhận định này là sai.
Không phải mọi chứng cứ đều được công bố và sử dụng công khai.
Căn cứ vào khoản 2 Điều 109 BLTTDS 2015 về Công bố và sử dụng tài liệu, chứng cứ, những tài
liệu chứng cứ liên quan đến bí mật nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc, bí mật nghề nghiệp,
bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình theo yêu cầu chính đáng của đương sự thì không
được công bố và sử dụng công khai.
2. Trong tố tụng dân sự, Tòa án không có thẩm quyền thu thập chứng cứ.
Nhận định này là sai.
Trong tố tụng dân sự, Tòa án vẫn có thẩm quyền thu thập chứng cứ.
Theo quy định tại Khoản 2, Điều 97, BLTTDS 2015 về Xác minh, thu thập chứng cứ thì Toà án có
thẩm quyền thu thập chứng cứ thuộc từ Điểm a đến Điểm i, Khoản 2 như lấy lời khai của đương sự,
đối chất giữa các đương sự với nhau, trưng cầu giám định,… Đồng thời theo điểm e khoản 1 Điều 97
BLTTDS 2015 thì cơ quan, tổ chức , cá nhân có quyền yeu cầu Tòa án thu thập tài liệu , chứng cứ
nếu đương sự không thể thu thập tài liệu, chứng cứ. Do đó, Toà án vẫn có thẩm quyền thu thập
chứng cứ trong tố tụng dân sự.
3. Tòa án ra quyết định định giá tài sản khi có yêu cầu của đương sự.
Nhận định này là sai.
Tòa án không chỉ ra quyết định định giá tài sản khi có yêu cầu của đương sự.
Căn cứ vào khoản 3 Điều 104 BLTTDS 2015 về Định giá tài sản, thẩm định giá tài sản ngoài việc
Tòa án ra quyết định định giá tài sản khi có yêu cầu của đương sự thì còn Toà án còn ra quyết định
khi thuộc 2 trường hợp sau:
- Các đương sự không thỏa thuận lựa chọn tổ chức thẩm định giá tài sản hoặc đưa ra giá tài sản
khác nhau hoặc không thỏa thuận được giá tài sản.

1



- Các bên thỏa thuận với nhau hoặc với tổ chức thẩm định giá tài sản theo mức giá thấp so với giá
thịtrường nơi có tài sản định giá tại thời điểm định giá nhằm trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước hoặc
người thứ ba hoặc có căn cứ cho thấy tổ chức thẩm định giá tài sản đã vi phạm pháp luật khi thẩm
định giá.
4. Biên bản lấy lời khai là chứng cứ trong tố tụng dân sự.
Nhận định này là sai.
Biên bản lấy lời khai không là chứng cứ trong tố tụng dân sự.
Căn cứ Điều 93, BLTTDS 2015 về Chứng cứ và Khoản 3 Điều 94 của BLTTDS 2015 về Nguồn
của chứng cứ, biên bản lấy lời khai của đương sự, người làm chứng được xem là nguồn chứng cứ
chứ không phải là chứng cứ. Bản chất của chứng cứ là những gì có thật và được Tòa án sử dụng làm
căn cứ xác định tình tiết khách quan của vụ án. Biên bản lấy lời khai chỉ là nơi lưu trữ, chứa đựng
chứng cứ.
5. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong việc dân sự không có nghĩa vụ chứng minh.
Nhận định này là sai.
Không phải trong mọi trường hợp người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong việc dân sự đều
không có nghĩa vụ chứng minh.
Căn cứ vào quy định tại Khoản 1 Điều 91 BLTTDS 2015 về Nghĩa vụ chứng minh, đương sự có
yêu cầu mới cần phải thu thập, cung cấp, giao nộp tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu đó.
Do đó, trong trường hợp người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong việc dân sự không có nghĩa vụ
chứng minh khi không có yêu cầu độc lập, còn trong trường hợp người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan đưa ra yêu cầu độc lập trong việc dân sự thì phải có nghĩa vụ chứng minh.
6. Chỉ có Tòa án mới có quyền uỷ thác cho các cơ quan nhà nước thu thập chứng cứ để giải
quyết vụ án dân sự.
Nhận định này là đúng.
Căn cứ vào quy định tại Khoản 1, Điều 105, BLTTDS 2015 về Ủy thác thu thập chứng cứ, ta thấy
chỉ có Toà án mới có thể ra quyết định ủy thác để Tòa án khác hoặc cơ quan có thẩm quyền quy định
này lấy lời khai của đương sự, người làm chứng, thẩm định tại chỗ, tiến hành định giá tài sản hoặc
các biện pháp khác để thu thập chứng cứ, xác minh các tình tiết của vụ việc dân sự.


2


7. Đương sự có quyền giao nộp chứng cứ tại phiên tòa sơ thẩm.
Nhận định này là sai.
Không phải trường hợp nào đương sự cũng có quyền giao nộp chứng cứ tại phiên tòa sơ thẩm.
Theo quy định tại Khoản 4, Điều 96, BLTTDS 2015 về Giao nộp tài liệu, chứng cứ thì đương sự
phải nộp chứng cứ không vượt quá thời hạn chuẩn bị xét xử phiên toà sơ thẩm. Đương sự chỉ được
quyền nộp chứng cứ tại phiên toà sơ thẩm khi thuộc một trong các trường hợp:
- Giao nộp tài liệu, chứng cứ mà Tòa án đã yêu cầu giao nộp nhưng đương sự không giao nộp được
vì có lý do chính đáng và đương sự chứng minh được lý do của việc chậm giao nộp tài liệu, chứng
cứ đó.
- Đối với tài liệu, chứng cứ mà trước đó Tòa án không yêu cầu đương sự giao nộp.
- Tài liệu, chứng cứ mà đương sự không thể biết được trong quá trình giải quyết vụ việc theo thủ
tục sơ thẩm.
Do đó, nếu không thuộc vào một trong 3 trường hợp trên thì đương sự không có quyền giao nộp
chứng cứ tại phiên toà sơ thẩm.
8. Trong tố tụng dân sự, Viện kiểm sát không có thẩm quyền thu thập tài liệu, chứng cứ.
Nhận định này là sai.
Trong tố tụng dân sự, Viện kiểm sát vẫn có thẩm quyền thu thập tài liệu, chứng cứ.
Căn cứ khoản 6 Điều 97 BLTTDS 2015 về Xác minh, thu thập chứng cứ, Viện kiểm sát vẫn có thể
có thẩm quyền thu thập tài liệu, chứng cứ để bảo đảm cho việc thực hiện thẩm quyền kháng nghị
theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm. Như vậy, Viện kiểm sát có thẩm quyền thu thập tài
liệu, chứng cứ để phục vụ cho công việc kháng nghị của mình.
9. Biên bản xem xét, thẩm định tại chỗ bắt buộc phải có đầy đủ chữ ký (hoặc lăn tay, điểm chỉ)
của tất cả các đương sự trong vụ án.
Nhận định này là sai.
Biên bản xem xét, thẩm định tại chỗ không bắt buộc phải có đầy đủ chữ ký (hoặc lăn tay, điểm chỉ)
của tất cả các đương sự trong vụ án.
Căn cứ vào quy định tại khoản 2 Điều 101 BLTTDS 2015 về Xem xét, thẩm định tại chỗ, chỉ có

các đương sự có mặt trong quá trình xem xét, thẩm định tại chỗ thì mới phải ký (hoặc lăn tay, điểm

3


chỉ) lên biên bản xem xét, thẩm định tại chỗ. Do đó, nếu là đương sự nhưng không có mặt trong quá
trính xem xét, thẩm định tại chỗ thì biên bản xem xét thẩm định tại chỗ không cần có chữ ký (lăn tay,
điểm chỉ) của đương sự đó.
10. Đương sự có yêu cầu có nghĩa vụ thu thập, cung cấp, giao nộp cho Tòa án tài liệu, chứng cứ
để chứng minh cho yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp.
Nhận định này là sai.
Không phải mọi trường hợp đương sự có yêu cầu đều có nghĩa vụ thu thập, cung cấp, giao nộp cho
Tòa án tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp.
Theo khoản 1, Điều 91, BLTTDS 2015 về Nghĩa vụ chứng minh, nếu rơi vào các trường hợp được
quy định tại các điểm a, b, c của khoản 1, Điều 91, BLTTDS thì đương sự có yêu cầu không phải thu
thập, cung cấp, giao nộp cho Tòa án tài liệu chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn
cứ và hợp pháp. Lúc này chủ thể là tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa dịch vụ bị kiện trong
trường hợp bị người tiêu dùng kiện; là người sử dụng lao động trong vụ án lao động khi người lao
động không nộp tài liệu, chứng cứ được vì tài liệu, chứng cứ ấy do người sử dụng lao động quản lý,
lưu giữ sẽ có nghĩa vụ thu thập, cung cấp, giao nộp cho Tòa án tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho
yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp chứ không phải đương sự có yêu cầu.
II. BÀI TẬP:
Câu 1: Nhà chị Mai và nhà anh Tuấn liền kề nhau. Anh Tuấn sửa nhà. Sau đó, nhà chị Mai bị
nứt. Theo chị Mai, nhà của chị bị nứt là do việc sửa nhà của anh Tuấn gây ra. Chị yêu cầu anh
bồi thường 50 triệu đồng nhưng anh không đồng ý (vì cho rằng nhà chị Mai bị nứt do nhà chị
được xây dựng trên nền móng yếu). Chị Mai đã khởi kiện anh Tuấn đến Tòa án có thẩm
quyền, yêu cầu Tòa án buộc anh Tuấn phải bồi thường thiệt hại là 50 triệu đồng. Tòa án thụ lý
vụ án, trưng cầu giám định theo yêu cầu của chị Mai (anh Tuấn không đồng ý việc giám định
này), chi phí giám định là 5 triệu đồng. Kết quả giám định xác định: nhà chị Mai có 2 vết nứt,
do tác động của việc sửa nhà của anh Tuấn. Hỏi:

a. Chị Mai phải chứng minh những vấn đề gì? Bằng các chứng cứ nào?
Chị Mai phải chứng minh:

4


- Việc anh Tuấn sửa nhà là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến những vết nứt trên nhà của chị, việc sửa
nhà này không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn nhất định theo quy định pháp luật, không đảm bảo tiêu
chuẩn an toàn cho các nhà lân cận.
- Nhà chị Mai được xây dựng trên nền móng chắc chứ không phải nền móng yếu như anh Tuấn đã
giải thích.
- Giá trị thiệt hại nhà chị Mai do hành vi đó gây ra vào khoảng 50 triệu đồng.
Các chứng cứ ( Điều 95 BLTTDS):
- Vết nứt trên nhà chị Mai mà đã được qua giám định rõ ràng.
- Chi phí mà chị Mai đã bỏ ra để sửa chữa nhà của mình.
- Lời khai của chị Mai và anh Tuấn tại phiên toà.
- Nội dung việc giám định về độ chắc của móng nhà chị Mai.
b. Bản án sơ thẩm chấp nhận yêu cầu khởi kiện của chị Mai, buộc anh Tuấn bồi thường cho
chị Mai số tiền 50 triệu đồng. Chi phí giám định đương sự nào chịu?
Căn cứ Khoản 2 Điều 161 BLTTDS 2015 về Nghĩa vụ chịu chi phí giám định, người không chấp
nhận yêu cầu trưng cầu giám định của đương sự khác phải nộp chi phí giám định, nếu kết quả giám
định chứng minh yêu cầu của người yêu cầu trưng cầu giám định là có căn cứ.
Trong trường hợp này, chị Mai là người yêu cầu giám định và anh Tuấn là người không chấp nhận
yêu cầu trưng cầu giám định của chị Mai, thêm vào đó kết quả giám định cho thấy yêu cầu của chị
Mai là có căn cứ. Do vậy theo quy định trên, anh Tuấn phải chịu chi phí giám định.
Câu 2: Tháng 7/2016, bà Hồng nộp đơn kiện đòi ông Thanh và bà Lan trả lại quyền sử dụng
đất 90 m2 ở quận 8, thành phố Hồ Chí Minh. Phía bị đơn cho rằng vào năm 2000, nguyên đơn
đã lăn tay vào “bản cam kết ưng thuận” và “bản xác nhận tái sử dụng đất” (bị đơn đã cung
cấp hai văn bản nói trên, có xác nhận của Ủy ban nhân dân phường) để đồng ý cho họ được sử
dụng và hợp thức hóa phần đất trên. Nguyên đơn phủ nhận dấu vân tay trên hai văn bản nói

trên và trình bày rằng năm 1988, bà chỉ cho bị đơn cất một căn chòi nhỏ để ở trên 20 m2 đất.
Sau đó, bị đơn đã dần dần lấn thêm và mở rộng diện tích lên gần 90 m2, lại còn tự ý đi hợp
thức hóa nhà. Là nguyên đơn, anh (chị) cần phải chứng minh những vấn đề gì và cung cấp
những chứng cứ nào để yêu cầu đòi lại đất của mình được Tòa án chấp nhận.
Bà Hồng (nguyên đơn) cần chứng minh những vấn đề:

5


- Giám định dấu vân tay trên “Bản cam kết ưng thuận” và “Bản xác nhận tái sử dụng đất” là giả
tạo, không phải của bà Hồng.
- Quyền sử dụng phần đất 90 m2 nói trên thuộc quyền sở hữu của bà Hồng trong suốt thời gian qua.
- Việc bị đơn hợp thức hóa nhà là trái pháp luật.
Bà Hồng cần cung cấp chứng cứ là:
- Quyền sở hữu nhà của bà Hồng thông qua Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với diện tích gần
90 m2 với tên của bà Hồng là chủ sở hữu trong suốt thời gian qua và biên lai nộp thuế sử dụng đất.
- Dấu vân tay của bà Hồng để so sánh với dấu vân tay trên “Bản cam kết ưng thuận” và “Bản xác
nhận tái sử dụng đất”.
- Nội dung của tất cả giấy thỏa thuận giữa nguyên đơn và bị đơn có về việc nguyên đơn chỉ cho bị
đơn cất một căn chòi nhỏ để ở trên 20 m2 đất.
- Nếu có người làm chứng về quyền sở hữu của nguyên đơn trên phần diện tích đất gần 90 m2 thì
nguyên đơn cần lấy lời khai của người làm chứng khi đối chất với bị đơn tại phiên Tòa.
Câu 3: Chị Hà và anh Hồ kết hôn hợp pháp, có đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân xã Như
Cố, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn. Thời gian đầu cuộc sống chung của vợ chồng hạnh phúc,
anh chị đã có một con chung. Từ khi anh Hồ đi xuất khẩu lao động tại Đài Loan thì cuộc sống
gia đình vợ chồng nảy sinh mâu thuẫn. Nguyên nhân là do anh Hồ không liên lạc, không quan
tâm đến tinh thần và vật chất đối với vợ con trong thời gian dài, mâu thuẫn ngày càng trầm
trọng, mục đích hôn nhân không đạt được. Anh Hồ và chị Hà đều nhận thấy không thể kéo dài
cuộc sống vợ chồng nên đều nhất trí ly hôn. Chị Hà yêu cầu được nuôi con, không yêu cầu cấp
dưỡng và không yêu cầu chia tài sản chung.

Trong quá trình giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm, anh Hồ vắng mặt. Tuy nhiên, anh
Hồ đã gửi đến Tòa án 01 bản hộ chiếu phô tô, 2 bản tự khai và đơn xin xét xử vắng mặt. Các
tài liệu này không được hợp pháp hóa lãnh sự. Tòa án cấp sơ thẩm chấp nhận các tài liệu,
chứng cứ do anh Hồ cung cấp và đã ra bản án sơ thẩm giải quyết yêu cầu ly hôn của chị Hà và
anh Hồ.
Sau khi có bản án sơ thẩm, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Kạn có Quyết định
kháng nghị đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm xét xử lại vụ án và đề nghị hủy bản án sơ thẩm đã
tuyên với lý do: Các tài liệu giải quyết vụ án do anh Nguyễn Văn Hồ từ nước ngoài gửi về
không được hợp pháp hóa lãnh sự là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.

6


Nếu là thành viên của Hội đồng xét xử phúc thẩm, các anh (chị) có chấp nhận kháng nghị của
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Kạn không? Vì sao?
Nếu là thành viên của Hội đồng xét xử phúc thẩm thì nhóm không chấp nhận kháng nghị của Viện
trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Kạn với lí do tài liệu trên chưa được hợp pháp hoá lãnh sự.
Tài liệu anh Hồ cung cấp gồm 2 bản tự khai và 1 đơn xin xét xử vắng mặt là giấy tờ, tài liệu do
công dân Việt Nam ở nước ngoài lập. Theo điểm c, khoản 2, Điều 478 BLTTDS về Công nhận giấy
tờ, tài liệu do cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài gửi cho Tòa án Việt Nam:
“c) Giấy tờ, tài liệu do công dân Việt Nam ở nước ngoài lập bằng tiếng Việt có chữ ký của người
lập giấy tờ, tài liệu đó và đã được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam”.
Theo quy định trên, Tòa án có thể sẽ công nhận những giấy tờ trên nếu có chữ ký của người lập và
được công chứng, chứng thực thực theo quy định của pháp luật Việt Nam. Tức là, tuy không được
hợp pháp hóa lãnh sự thì các giấy tờ trên của anh Hồ vẫn có thể được Tòa công nhận khi có chữ ký
của anh và được chứng thực, công chứng theo quy định pháp luật.
- Đối với bản sao hộ chiếu của anh Hồ: hộ chiếu là giấy tờ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền
của Việt Nam cấp. Do vậy, chỉ cần bản sao hộ chiếu của anh Hồ được công chứng chứng thực theo
quy định của pháp luật Việt Nam thì sẽ có giá trị pháp lí và được Tòa án chấp nhận, chứ không cần
phải được hợp pháp hóa lãnh sự.

Do vậy, việc Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Kạn với lí do tài liệu trên chưa được
hợp pháp hoá lãnh sự là chưa hoàn toàn phù hợp.
Câu 4: Cụ Minh và cụ Trầm có 03 người con là Trung (sinh năm 1935), Xiêm (sinh năm 1940)
và Huệ (sinh năm 1952). Cụ Minh và cụ Trầm chết để lại khối tài sản gồm: phần đất thuộc
thửa số 1675, 1676, tờ bản đồ số 05, tọa lạc tại ấp An Thạnh, xã Long Thơi, huyện Chợ Lách,
tỉnh Bến Tre, diện tích 2.987 m2, 01 ngôi nhà 03 gian, cột gỗ, vách gỗ, nền đất; các tài sản trong
nhà bao gồm: 01 tủ thờ, 01 bộ ván ngựa, 01 tủ áo.
Đất hiện nay do bà Nguyễn Thị Huệ và bà Nguyễn Thị Bé Hằng trực tiếp quản lý.
Ông Xiêm mất năm 1964 và có một người con là Hùng.
Do ông Minh và bà Trầm chết không để lại di chúc nên ông Trung khởi kiện bà Huệ, bà
Hằng ra Tòa án yêu cầu chia toàn bộ di sản mà ông Minh, bà Trầm để lại làm 03 phần bằng
nhau cho 03 người là ông Trung, ông Hùng và bà Huệ.

7


Để giải quyết chính xác vụ án chia thừa kế, đương sự, Tòa án cần thực hiện những biện pháp
thu thập chứng cứ nào đối với tài sản đang tranh chấp?
Theo khoản 2 Điều 97 BLTTDS 2015, để giải quyết chính xác vụ án chia thừa kế, Tòa án cần thực
hiện những biện pháp thu thập chứng cứ đối với tài sản đang tranh chấp là:
- Lấy lời khai của đương sự, người làm chứng: Lấy lời khai của các người con, cháu của cụ Minh,
cụ Trầm là ông Trung, ông Hùng, bà Huệ, đồng thời đưa bà Nguyễn Thị Bé Hằng vào vụ án với tư
cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan – vì hiện tại bà Hằng và bà Huệ đang trực tiếp quản lý
mảnh đất của cụ Minh và cụ Trầm. Nếu trong vụ án thừa kế này có người làm chứng về việc chia di
sản của cụ Minh và cụ Trầm thì cần phải đưa người làm chứng vào bảo vệ quyên và lợi ích của các
đương sự.
- Đối chất giữa các đương sự với nhau (đối chất giữa các con của cụ Minh và cụ Trầm, bà Hằng),
giữa đương sự với người làm chứng;
- Thực hiện định giá tài sản mà cụ Minh và cụ Trầm để lại (phần đất thuộc thửa số 1675, 1676, tờ
bản đồ số 05 tỉnh Bến Tre. Bên cạnh đó là quyền sở hữu nhà ở, các tài sản liên khác).


8



×