Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

bài tập lớn môn công pháp quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (74.95 KB, 7 trang )

A.MỞ BÀI
Biển nói chung là một vùng nước mặn rộng lớn nối liền các đại dương, hoặc
là các hồ lớn chứa nước mặn mà không có đường thông ra đại dương một cách tự
nhiên như biển Caspi, biển Chết. Trái đất phần lớn là biển, do đó từ lâu nó đã trở
thành đối tượng chinh phục của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Thế giới biển
đem lại rất nhiều tài nguyên thiên nhiên do đó mà lợi ích mà nó đem lại là vô cùng
lớn. Đặc biệt, các quốc gia ven biển được hưởng những lợi ích mà biển đem lại là
rất nhiều, có ảnh hưởng không nhỏ tới nền kinh tế của đất nước. Do những lợi ích
mà biển đem lại mà một số quốc gia đã đặt ra những yêu sách, khẳng định chủ
quyền của mình trên những vùng biển bao quanh lãnh thổ trong nước. Tuy gặp
phải sự phản đối của nhiều quốc gia nhưng những yêu sách này đã đặt cơ sở cho sự
công nhận quyền của quốc gia ven biển đối với những vùng biển bao quanh nước
mình. Để tìm hiểu rõ hơn, ta đi nghiên cứu sâu về “sự ảnh hưởng của nguyên tắc
đất thống trị biển tới quy chế pháp lý của vùng biển”.

B. THÂN BÀI
I. Nguyên tắc đất thống trị biển.
1. Lịch sử hình thành nguyên tắc đất thống trị biển.
Trước đây, không hề có khái niệm về vấn đề “đất thống trị biển”, mãi cho
đến năm 1969, khi 6 quốc gia vùng Bắc Cực tranh chấp vùng Biển Bắc. Lần đầu
tiên người ta bắt đầu quan tâm đến chủ quyền và quyền chủ quyền của quốc gia
ven biển. Công ước Liên hợp quốc về luật biển 1982 đã chính thức ghi nhận vấn đề
này và nó trở thành một trong những nguyên tắc quan trọng xác định chủ quyền và
quyền chủ quyền của quốc gia ven biển – nguyên tắc đất thống trị biển. Nhờ có
nguyên tắc này, mà người ta có thể xây dựng chế độ pháp lý quốc tế của các vùng
biển mà quốc gia có chủ quyền và quyền chủ quyền.
2. Nội dung của nguyên tắc đất thống trị biển
1


Nguyên tắc đất thống trị biển thể hiện trong quy chế pháp lý của các vùng


biển. Trong các vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia (bao gồm: vùng nội thủy,
vùng lãnh hải), các vùng biển thuộc quyền chủ quyền của quốc gia (vùng tiếp giáp
lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa), mức độ ảnh hưởng của nguyên tắc
đất thống trị biển đối với việc hình thành quy chế pháp lý là khác nhau.
Nguyên tắc “đất thống trị biển” là sự thể hiện cụ thể của thuyết Mere Clausum.
Đây là nguyên tắc của Luật Tập quán, hình thành từ thực tiễn xét xử của Tòa án
Công lý Quốc tế. Trong phán quyết lịch sử của Tòa án về phân định Thềm lục địa
Biển Bắc ngày 20/02/1969, Tòa đã khẳng định: Thềm lục địa của bất kỳ quốc gia
nào cũng phải là sự kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền của nó và không được
cản trở sự kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền của nước khác.
Theo nguyên tắc, việc mở rộng chủ quyền quốc gia ra biển không thể tách rời
yếu tố chủ quyền lãnh thổ. Yếu tố lãnh thổ theo ghi nhận của nguyên tắc này là
lãnh thổ đất (bao gồm cả đảo tự nhiên và quần đảo). Nguyên tắc “đất thống trị
biển” có ý nghĩa quan trọng đối với các quốc gia ven biển nhất là các quốc gia
đang phát triển. Nó là cơ sở để khẳng định chủ quyền, quyền tài phán của quốc gia
trên biển, góp phần giải quyết công bằng và hiệu quả tranh chấp trên biển giữa các
quốc gia.
Nguyên tắc này được ghi nhận tại Điều 76 Công ước Luật Biển 1982. Công
ước đã khẳng định: “Thềm lục địa của một quốc gia ven biển bao gồm đáy biển và
lòng đất dưới đáy biển bên ngoài lãnh hải của quốc gia đó, trên toàn bộ phận kéo
dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền của quốc gia đó cho đến bờ ngoài của rìa lục
địa, hoặc đến cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải 200 hải lý, khi
bờ ngoài của rìa lục địa của quốc gia đó ở khoảng cách gần hơn”.
II. Ảnh hưởng của nguyên tắc đất thống trị biển tới quy chế pháp lý của các
vùng biển.
1. Đối với các vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia.
2


a. Nội thủy

Vùng nội thủy là vùng nước nằm phía bên trong đường cơ sở để tính chiều
rộng của lãnh hải và giáp với bờ biển. Đường cơ sở này do quốc gia ven biển quy
định vạch ra. Từ đó trở vào gọi là nội thủy, từ đó trở ra gọi là lãnh hải.
Vùng nội thủy về mặt pháp lý đã nhất thể hóa với lãnh thổ đất liền nên có
chế độ pháp lý đất liền, nghĩa là đặt dưới chủ quyền toàn vẹn, đầy đủ và tuyệt đối
của quốc gia ven biển.Về nguyên tắc, tàu thuyền nước ngoài muốn vào nội thủy
của quốc gia ven biển phải thực hiện chế độ xin phép và phải được sự đồng ý của
quốc gia này. Trình tự xin phép đối với từng loại tàu do từng nước hữu quan quy
định. Trong trường hợp xét thấy cần thiết cho lợi ích an ninh của mình, quốc gia
ven biển có quyền tuyên bố đóng một vài cảng hoặc tất cả các cảng đã mở cho tàu
bè nước ngoài trong một thời gia, tuyên bố vùng nội thủy bất kỳ là vùng cấm đối
với tàu thuyền nước ngoài. Theo Công ước luật biển 1982, tàu thuyền nước ngoài
có thể vào vùng nội thủy của quốc gia ven biển mà không cần xin phép trong các
trường hợp bị thiên tai hoặc tai nạn gây nguy hiểm cho phương tiện và tính mạng
con người trên tàu.Khi hoạt động trong vùng nội thủy, tàu thuyền nước ngoài phải
tuân thủ pháp luật của quốc gia ven biển. Quốc gia ven biển có quyền tài phán đối
với tàu thuyền nước ngoài thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong vùng nội thủy
của mình. Đối với tàu thương mại nước ngoài, trừ một số trường hợp ngoại lên,
quốc gia ven biển không thực hiện thẩm quyền tài phán về dân sự cũng như hình
sự đối với những vụ việc xảy ra trên con tàu. Tàu quân sự và tàu nhà nước sử dụng
vào mục đích phi thương mại được hưởng quyền ưu đãi và miễn trừ. Quốc gia tàu
treo cờ có thẩm quyền tài phán đối với những vụ việc xảy ra trên con tàu. Trong
trường hợp tàu quân sự nước ngoài vi phạm pháp luật quốc gia ven biển có quyền
buộc tàu đó rời khỏi vùng nội thủy, đồng thời yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của
quốc gia mà tàu mang cờ trừng trị các hành vi vi phạm. Quốc gia tàu treo cờ chịu
trách nhiệm về mọi thiệt hại do con tàu đó gây ra.
3


b. Lãnh hải

Lãnh hải là lãnh thổ biển, nằm ở phía ngoài nội thủy. Ranh giới ngoài của
lãnh hải được coi là đường biên giới quốc gia trên biển. Công ước quốc tế về Luật
biển 1982 quy định chiều rộng lãnh hải của mỗi quốc gia ven biển là 12 hải lý tính
từ đường cơ sở. Điều 3 Công ước nêu rõ: “Mỗi quốc gia có quyền định chiều rộng
của lãnh hải đến một giới hạn không quá 12 hải lý từ đường cơ sở được xác định
phù hợp với công ước này”.
Ở vùng lãnh hải chủ quyền quốc gia hạn chế hơn so với các vùng lãnh thổ
khác của quốc gia đó trên cơ sở tự nguyện. Quốc gia ven biển thực hiện chủ quyền
của mình trên vùng lãnh hải với điều kiện thừa nhận sự qua lại vô hại của tàu
thuyền nước ngoài, cụ thể là nước khác có quyền đi qua vùng lãnh hải của nước
ven biển mà không phải xin phép trước nếu họ không tiến hành bất kỳ hoạt động
gây hại nào. Theo Công ước 1982, quốc gia ven biển không thực hiện quyền tài sản
của mình đối với tàu thuyền nước ngoài tại vùng lãnh hải. Tuy nhiên công nước
1982 cũng có quy định một số ngoại lệ như: Quốc gia ven biển có thể quyền tài
phán dân sự đối với những vụ việc dân sự mà tàu thuyền đó liên quan tới trong thời
gian đi qua vùng lãnh hải. Quốc gia ven biển thực hiện quyền tài phán hình sự đối
với vụ vi phạm hình sự xảy ra trên con tàu trong những trường hợp sau: Nếu hậu
quả của vụ vi phạm đó mở rộng đến quốc gia ven biển; Nếu vụ vi phạm có tính
chất phá hoại hòa bình của đất nước hay trật tự trong lãnh hải; Nếu thuyền trưởng
hay một viên chức ngoại giao hoặc một viên chức lãnh sự của quốc gia mà tàu
mang cờ yêu cầu sự giúp đỡ của các nhà đương cục địa phương; Nếu các biện
pháp này là cần thiết để trấn áp việc buôn lậu chất ma túy hay các chất kích thích
khác.( Khoản 1, Điều 27, Công ước Luật biển 1982).
2. Đối với các vùng biển mà quốc gia có quyền chủ quyền
c. Vùng tiếp giáp lãnh hải
4


Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển nằm ngoài lãnh hải và tiếp liền với lãnh
hải, có chiều rộng không vượt quá 24 hải lý tính từ đường cơ sở dùng để tính chiều

rộng lãnh hải. Điều 33 Công ước về Luật biển 1982 quy định: “Vùng tiếp giáp
khổng thể mở rộng quá 24 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của
lãnh hải”. Như vậy, ranh giới phía trong của vùng tiếp giáp lãnh hải là đường biên
giới quốc gia trên biển và ranh giới phía ngoài là đường mà mỗi điểm trên đường
đó ở cách điểm gần nhất của đường cơ sở một khoảng cách không vượt quá 24 hải
lý.
Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982 (Điều 33) quy định
trong vùng tiếp giáp, quốc gia ven biển có thể tiến hành các hoạt động kiểm soát
cần thiết để ngăn ngừa những vi phạm đối với luật lệ về hải quan, thuế khóa, y tế
hay nhập cư, bảo vệ môi trường và ngăn ngừa tội phạm khác. Theo luật quốc tế
hiện hành, quốc gia ven biển thực hiện quyền tài phán của mình ở vùng tiếp giáp
lãnh hải nhằm: Ngăn ngừa những vụ vi phạm các quy định về hải quan, thuế vụ, y
tế và di cư – nhập cư trên lãnh thổ hoặc trong lãnh hải của quốc gia ven biển. Truy
bắt và trừng trị các vi phạm đã xảy ra trên lãnh thổ hoặc trong lãnh hải của mình.
Riêng đối với các hiện vật có tính lịch sử và khảo cổ, Điều 303 Công ước về Luật
biển 1982 quy định mọi sự trục vớt các hiện vật này từ đáy biển thuộc vùng tiếp
giáp lãnh hải mà không được phép của quốc gia ven biển thì đều bị coi là vi phạm
xảy ra trên lãnh thổ hoặc trong lãnh hải của quốc gia đó và quốc gia đó có quyền
trừng trị.
d. Vùng đặc quyền kinh tế
Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển nằm ở ngoài lãnh hải và tiếp liền với
lãnh hải, có phạm vi rộng không vượt quá 200 hải lý tính từ đường cơ sở dùng để
tính chiều rộng lãnh hải (Điều 55, 57, Công ước Luật biển năm 1982; Điều 3,
Tuyên bố của Chính phủ ngày 12/05/1977 về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc
quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam; Khoản 3, Điều 4, Luật Biên giới
5


quốc gia năm 2003). Vùng đặc quyền kinh tế có chế độ pháp lý riêng do Công ước
về Luật biển 1982 quy định về các quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc

gia ven biển cũng như quyền tự do của các quốc gia khác. Quốc gia ven biển có
các quyền chủ quyền về việc thăm do, bảo tồn quản lý các tài nguyên thiên nhiên,
tài nguyên sinh vật hoặc không sinh vật của vùng nước đáy biển, của đáy biển và
vùng đất dưới đáy biển cũng như những hoạt động khác nhằm thăm dò, khai thác
vùng này vì mục đích kinh tế. Quốc gia ven biển có quyền tài phán về việc lắp đặt
và sử dụng các đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình nghiên cứu khoa học về
biển, bảo vệ và giữ gìn môi trường biển. Quốc gia ven biển có quyền thi hành mọi
biện pháp cần thiết kể cả việc khám xét, kiểm tra, bắt giữ và khởi tố tư pháp để
đảm bảo việc tôn trọng các quy định luật pháp của mình.
e. Thềm lục địa
Thềm lục địa bắt đầu từ bờ biển, kéo dài thoải mái ra khơi và ngập dưới
nước, đến một chỗ sâu hẫng xuống thì hết thềm. Quốc gia ven biển thực hiện các
quyền chủ quyền đối với thềm lục địa về mặt thăm dò và khai thác tài nguyên thiên
nhiên của mình. Vì đây là đặc quyền của quốc gia ven biển nên không ai có quyền
tiến hành các hoạt động như vậy nêu không có sự thỏa thuận của quốc gia đó. Tuy
nhiên, quốc gia ven biển khi thực hiện quyền đối với thềm lục địa không được
đụng chạm đến chế độ pháp lý của vùng nước phía trên, không được gây thiệt hại
đến hàng hải hay các quyền tự so của các quốc gia khác. Khi tiến hành khai thác
thềm lục địa ngoài 200 hải lý kể từ đường cơ sở, quốc gia ven biển phải nộp một
khoản đóng góp tiền hay hiện vật theo quy định của công ước. Mọi nghiên cứu
khoa học biển trên thềm lục địa phải có sự đồng ý của quốc gia ven biển, tất cả
quốc gia khác có quyền lắp đặt các dây cáp và ống dẫn ngầm ở thềm lục địa. Quốc
gia đặt cáp hoặc ống dẫn ngầm phải thỏa thuận với quốc gia ven biển về tuyền
đường đi của ống dẫn hoặc đường cáp đó.
III. Đánh giá vai trò của nguyên tắc đất thống trị biển.
6


Nguyên tắc đất thống trị biển là nguyên tắc quan trọng của Luật biển quốc
tế. Nguyên tắc này là cơ sở pháp lý để thiết lập chế độ pháp lý của vùng biển, chủ

quyền và quyền chủ quyền của quốc gia ven biển. Nguyên tắc này bảo vệ cho chủ
quyền cũng như quyền chủ quyền của các quốc gia ven biển đồng thời khẳng định
các đặc quyền mà chỉ các quốc gia ven biển mới được hưởng. Cũng chính nhờ có
nguyên tắc này mà Luật biển quốc tế phát huy được vai trò của nó đó là điều chỉnh
các quan hệ của các quốc gia, tổ chức quốc tế trong việc hai thác và bảo vệ biển và
đại dương vì lợi ích chung của cộng đồng quốc tế. Cũng thông qua việc phân tích
nguyên tắc đất thống trị biển cũng như sự ảnh hưởng của nguyên tắc này tới quy
chế pháp lý của các vùng biển ta mới thực sự thấy sức ảnh hưởng của nguyên tắc
này lớn như thế nào. Nếu đặt giả thiết nguyên tắc này không tồn tại thì quyền lợi
của các quốc gia ven biển cũng sẽ không được bảo vệ, tạo điều kiện cho các quốc
gia khác có hành vi xâm lấn cũng như gây nguy hại đến vùng đặc quyền của các
quốc gia ven biển một cách trắng trợn.

C. KẾT BÀI
Công ước Luật biển 1982 đã trở thành cơ sở pháp lý quốc tế vững chắc,
quan trọng, được thừa nhận và luôn được viện dẫn trong cuộc đấu tranh cam go,
phức tạp để bảo vệ các vùng biển và thềm lục địa và các quyền và lợi ích chính
đáng của các nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Hiện nay trước
sự xâm lấn Biển Đông của Trung Quốc và các nước xung quanh Công ước Luật
biển 1982 cũng là cơ sở pháp lý chung cho việc phân định vùng biển và thềm lục
địa chồng lấn giữa nước ta với các nước xung quanh Biển Đông như Capuchia,
Thái lan, Trung Quốc, Indonesia, Malaysia…góp phần tạo dựng sự hiểu biết, tin
cậy lẫn nhau, tạo môi trường ổn định, hoà bình, hợp tác và phát triển trong Biển
Đông.

7




×