Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Điểm mới của Bộ Luật Hình Sự 2015 (BLHS 2015) so với Bộ Luật Hình Sự 1999 (BLHS 1999) quy định về tội phạm tham nhũng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.83 KB, 7 trang )

A.

MỞ BÀI

Tham nhũng là hiện tượng phổ biến mang tính toàn cầu. Phản ứng đối với
tham nhũng mang tính xã hội rộng lớn ở khắp mọi nơi, mọi quốc gia, dân tộc và
nhân loại. Chống tham nhũng đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các quốc gia, quốc
tế và thế giới, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập. Ở Việt Nam, mức
độ tham nhũng khá nặng nề, nan giải, khó trị được lý giải từ sự yếu kém của thể
chế, tính nửa vời trong chỉ đạo và sự thoái hóa của không ít quan chức, công chức
trong bộ máy, thậm chí tham nhũng có cả trong hoạt động tư pháp điều tra, truy tố,
xét xử và thi hành án. Tình trạng pháp luật có, pháp chế cũng có nhưng pháp trị thì
không hoặc yếu kém. Nguyên nhân của tình trạng này là thứ nhất, hệ thống tổ chức
bộ máy cồng kềnh, tầng nấc, quan liêu nặng nề; thứ hai hệ thống thể chế luật pháp
và tổ chức thực hiện, thi hành pháp luật còn không đồng bộ, chất lượng thấp, hiệu
quả kém; thứ ba là đội ngữ công chức thiếu chuyên nghiệp. Hoạt động điều hành
quản lý thiếu tính hiện đại, cơ chế dùng người, đặt người vào công việc bộc lộ
nhiều bất ổn… Để hạn chế tới mức tối đa tiến tới xóa bỏ hoàn toàn vấn nạn tham
nhũng trên toàn lãnh thổ quốc gia, một trong những biện pháp hữu hiệu nhất đó
chính là xây dựng các quy định thật nghiêm khắc là các chế tài mạnh để buộc tất cả
mọi người giữ chức vụ phải chịu trách nhiệm về hành vi và bổn phận của mình. Để
thực thi điều này, Bộ luật hình sự 2015 (BLHS 2015) đã ra đời với những điểm
mới đáng chú ý về tội phạm tham nhũng.

B. THÂN BÀI
Điểm mới của Bộ Luật Hình Sự 2015 (BLHS 2015) so với Bộ Luật Hình Sự
1999 (BLHS 1999) quy định về tội phạm tham nhũng.
Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi một số chính sách lớn đối với tội phạm về
chức vụ: Mở rộng nội hàm khái niệm tội phạm về chức vụ để có thể xử lý được
một số hành vi phạm tội về chức vụ xảy ra trong khu vực tư (ngoài nhà nước) như
1




tham ô tài sản, nhận hối lộ, đưa hối lộ, môi giới hối lộ; Bổ sung việc xử lý hình sự
đối với hành vi hối lộ công chức nước ngoài, công chức các tổ chức quốc tế công.
Đồng thời mở rộng nội hàm “của hối lộ” cho phù hợp với yêu cầu đấu tranh
phòng, chống tội phạm; Sửa đổi, bổ sung một số cấu thành tội phạm cũng như cấu
thành tăng nặng định khung hình phạt đối với một số tội. Ngoài ra quy định cụ thể
các tình tiết định tội, định khung hình phạt; nâng mức định lượng tiền là tình tiết
định tội, định khung hình phạt. Bổ sung các hình phạt không tước tự do đối với
một số tội phạm chức vụ ít nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng. Cụ thể:
Điểm mới thứ nhất là về cơ cấu, bố cục các quy định về các tội phạm về
tham nhũng thì ở BLHS 1999 được quy định ở Mục A chương 21 quy định về các
tội phạm về chức vụ được quy định từ Điều 278 đến Điều 284, trong khi BLHS
2015 tội phạm tham nhũng lại quy định ở Mục 1 chương 23 quy định về các tội
phạm về chức vụ với 7 tội được quy định từ Điều 353 đến Điều 359. Như vậy
BLHS 2015 đã có điểm mới trong việc xây dựng bố cục điều luật về tội tham
nhũng.
Điểm mới thứ hai BLHS 2015 mở rộng phạm vi các tội phạm tham nhũng
trong khu vực tư (ngoài Nhà nước) bằng việc đưa thêm các chủ thể có chức vụ,
quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài nhà nước mà có hành vi tham ô
tài sản thì cũng trở thành chủ thể của tội tham ô tài sản được quy định ở BLHS
2015. Cụ thể là ở khoản 6 Điều 353 (tội tham ô tài sản) quy định “Người có chức
vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài nhà nước mà tham ô tài sản,
thì bị xử lý theo quy định tại Điều này” hay khoản 6 Điều 354 (tội nhận hối lộ)
quy định: “Người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài
Nhà nước mà nhận hối lộ, thì bị xử lý theo quy định tại Điều này.” Trong khi đó
các điều luật về tội phạm tham nhũng trong BLHS 1999 không hề quy định về tội
phạm tham nhũng trong lĩnh vực tư, không có các điều khoản cụ thể như ở BLHS
2015.
2



Điểm mới thứ ba BLHS 2015 đã mở rộng nội hàm “của hối lộ” tại các điều
khoản liên quan. Theo quy định của BLHS 1999, để có thể xử lý được người phạm
tội thì “của hối lộ” trong các cấu thành tội phạm liên quan như nhận hối lộ; lợi
dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi…phải là
tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình thức nào. Tuy nhiên thực
tiễn đấu tranh cho thấy, bên cạnh việc dùng tiền hay các lợi ích vật chất khác để hối
lộ người có chức vụ quyền hạn như vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản,
thì lợi ích tinh thần bao gồm nhiều hình thức khác nhau có thể mang lại giá trị về
mặt tinh thần cho người thụ hưởng (ví dụ tình dục, vị trí, việc làm...) cũng được
các đối tượng sử dụng để hối lộ nhằm đạt được mục đích của mình. Để đáp ứng
yêu cầu thực tiễn cũng như đảm bảo việc thực thi pháp luật một cách hiệu quả,
BLHS 2015 đã bổ sung cụm từ “lợi ích phi vật chất” vào các cấu thành định tội
đối với tội nhận hối lộ, tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với
người khác để trục lợi.
Điểm mới thứ tư là sửa đổi, bổ sung cấu thành cơ bản của tội nhận hối lộ,
nếu như tội nhận hối lộ được quy định ở khoản 1 Điều 279 BLHS 1999 có cấu
thành cơ bản là: “Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn, trực tiếp hoặc qua
trung gian đã nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất
kỳ hình thức nào có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới mười triệu đồng hoặc dưới
hai triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây để làm hoặc không
làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tù từ hai
năm đến bảy năm: a) Gây hậu quả nghiêm trọng;
b) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;
c) Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục A Chương này, chưa được
xoá án tích mà còn vi phạm.”. Trong khi đó, cấu thành cơ bản của tội nhận hối lộ
được quy định ở khoản 1,Điều 354 BLHS 2015 : “Người nào lợi dụng chức vụ,
quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau
3



đây cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc
không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt
tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới
100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi
này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1
Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
b) Lợi ích phi vật chất.”
Như vậy, yếu tố khách quan bắt buộc trong cấu thành tội nhận hối lộ là lợi
ích không chính đáng mà người thực hiện công vụ, nhiệm vụ nhận được có thể
dành cho chính bản thân công chức hoặc cho người khác, ví dụ, họ hàng người
thân của công chức đó, hoặc có thể dành cho một thực thể khác. Như vậy so với
BLHS 1999 thì BLHS 2005 xác định rõ hơn hành vi của chủ thể phạm tội, BLHS
2015 đã quy định một cách cụ thể hơn hành vi khách quan của chủ thể phạm tội
nhằm giúp cho quá trình định tội danh thêm thuận lợi.
Điểm mới thứ năm là BLHS 2015 đã tăng mức định lượng về giá trị tiền, tài
sản tham ô, chiếm đoạt, của hối lộ. Cụ thể là nếu như ở tội tham ô tài sản được quy
định ở Điều 278 BLHS 1999 có quy định: “Người nào lợi dụng chức vụ, quyền
hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý có giá trị từ năm trăm
nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm…”
Thì ở Điều 353 BLHS 2015 về tội tham ô tài sản lại quy định về định lượng tài sản
tham ô cao hơn so với BLHS 1999 đó là: “Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn
chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý trị giá từ 2.000.000 đồng đến
dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các
trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm…” hay như ở Điều 279
của BLHS 1999 quy định về tội nhận hối lộ như sau: “Người nào lợi dụng chức
4



vụ, quyền hạn, trực tiếp hoặc qua trung gian đã nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản
hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình thức nào có giá trị từ năm trăm nghìn
đồng đến dưới mười triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng thuộc một
trong các trường hợp sau đây để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo
yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm…”, trong khi
Điều 354 BLHS 2015 quy định về tội nhận hối lộ: “Người nào lợi dụng chức vụ,
quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau
đây cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc
không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt
tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới
100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi
này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1
Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
b) Lợi ích phi vật chất. …”.Như vậy có thể thấy mức định lượng về giá trị tiền, tài
sản tham ô hay hối lộ được quy định ở BLHS 1999 thấp hơn nhiều so với BLHS
2005, BLHS 1999 chưa có sự phân hóa phù hợp về giá trị tài sản giữa các khung
trong một điều luật cụ thể , chưa bảo đảm mức độ tương xứng giữa giá trị tài sản
và mức hình phạt trong khung, cũng như chưa phù hợp với tình hình phát triển mới
về kinh tế - xã hội và thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm. Do đó, để đảm
bảo sự phù hợp với thực tiễn xử lý loại tội phạm này, phù hợp với điều kiện phát
triển của nền kinh tê, đồng thời nhằm cá thể hóa trách nhiệm hình sự, bảo đảm mức
độ tương xứng giữa hình phạt với tính chất, mức độ nghiêm trọng của hành vi
phạm tội khi căn cứ vào giá trị tiền, tài sản tham ô, của nhận hối lộ hoặc thu lời bất
chính, BLHS năm 2015 đã nâng mức định lượng về giá trị tiền tài sản tại các điều
khoản có liên quan.
5



Điểm mới thứ sáu là BLHS 2015 bổ sung cấu thành tăng nặng định khung
hình phạt đối với một số tội và bổ sung các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự
đối với các tội về tham nhũng, cụ thể ở Điều 353 về tội tham ô tài sản, BLHS 2015
bổ sung các tình tiết tăng nặng định khung trách nhiệm hình sự tại khoản 2: “đ)
Chiếm đoạt tiền, tài sản dùng vào mục đích xóa đói, giảm nghèo; tiền, phụ cấp, trợ
cấp, ưu đãi đối với người có công với cách mạng; các loại quỹ dự phòng hoặc các
loại tiền, tài sản trợ cấp, quyên góp cho những vùng bị thiên tai, dịch bệnh hoặc
các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn”; "e) Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000
đến dưới 3.000.000.000 đồng”; g) “Ảnh hưởng xấu đến đời sống của cán bộ, công
chức, viên chức và người lao động trong cơ quan, tổ chức”. Và bổ sung các tình
tiết tăng nặng định khung trách nhiệm hình sự tại khoản 3: “b) Gây thiệt hại về tài
sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng”; “c) Gây ảnh hưởng
xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội”; “d) Dẫn đến doanh nghiệp hoặc tổ chức
khác bị phá sản hoặc ngừng hoạt động”. Việc BLHS 2015 quy định bổ sung như
vậy nhằm đảm bảo tính minh bạch của các quy định, bảo đảm cá thể hóa trách
nhiệm hình sự cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan tiến hành tố tụng
thống nhất áp dụng.
Điểm mới thứ bảy, BLHS 2015 đã bổ sung một số chính sách mới liên quan
đến việc xử lý tội phạm tham nhũng đó là theo Điều 28 BLHS 2015 quy định:
“Không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 27 của
Bộ luật này đối với các tội phạm sau đây:
1. Các tội xâm phạm an ninh quốc gia quy định tại Chương XIII của Bộ luật này;
2. Các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh quy định
tại Chương XXVI của Bộ luật này;
3. Tội tham ô tài sản thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 353
của Bộ luật này; tội nhận hối lộ thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4
Điều 354 của Bộ luật này.”. Như vậy, BLHS 2015 bổ sung trường hợp không áp
6



dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội tham ô tài sản đặc biệt
nghiêm trọng quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 353, tội nhận hối lộ đặc biệt
quan trọng quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 354. Đối với các trường hợp này,
bất kể thời điểm nào phát hiện được tội phạm là có thể xử lý, việc quy định như
vậy thể hiện thái độ kiên quyết của Nhà nước trong việc xử lý đến cùng tội phạm
tham nhũng, góp phần tăng cường hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm tạo
niềm tin cho nhân dân vào bộ máy nhà nước. Bên cạnh đó nhằm hạn chế việc áp
dụng hình phạt tử hình trên thực tế, góp phần thực hiện chủ trương của Nghị quyết
số 49- NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ Chính trị là giảm hình phạt tử hình, đồng
thời khuyến khích người phạm tội tham nhũng khắc phục hậu quả, nộp lại tiền cho
Nhà nước và hợp tác với cơ quan có thẩm quyền phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm
để hưởng chính sách khoan hồng. Điều 40 BLHS 2015 quy định: “người bị kết án
tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi kết án đã chủ động nộp lại
ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức
năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn” thì sẽ không
thi hành án tử hình đối với người bị kết án và chuyển hình phạt tử hình thành tù
chung thân.

C. KẾT BÀI
Tham nhũng là loại tội phạm đặc biệt nguy hiểm cho xã hội. Tính nguy hiểm
của loại tội phạm này thể hiện ở chỗ nó làm phương hại đến lợi ích quốc gia, đến
sự thụ hưởng các quyền và lợi ích của người nghèo, là nguyên nhân trực tiếp dẫn
đến sự gia tăng sự bất công trong xã hội, làm xói mòn niềm tin của người dân đối
với Nhà nước. Về đối ngoại, sự gia tăng tội phạm tham nhũng làm giảm niềm tin
của các đối tác nước ngoài. Vì vậy đấu tranh phòng và chống tham nhũng đã không
còn là nhiệm vụ của một bộ phận mà là nhiệm vụ lớn của cả quốc gia.

7




×