Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Thủ Tục Rút Gọn Trong Tố Tụng Hình Sự Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.82 KB, 10 trang )

A.MỞ ĐẦU
Thủ tục rút gọn là một trong những thủ tục đặc biệt trong tố tụng hình sự.
Khi áp dụng thủ tục rút gọn sẽ rút ngắn được đáng kể thời hạn điều tra, truy tố và
xét xử những vẫn đảm bảo được yêu cầu về xử lý tội phạm, góp phần thiết thực
vào cuộc đấu tranh, phòng ngừa tội phạm nói chung. Thủ tục rút gọn đã xác lập cơ
sở pháp lý để các cơ quan tiến hành tố tụng giải quvết nhanh chóng một số lượng
lớn các vụ án về tội phạm ít nghiêm trọng, phạm tội quả tang, chứng cứ đơn giản,
rõ ràng; rút ngắn điều tra, truy tố xét xử thời gian, góp phần hạn chế lượng án tồn
đọng hàng năm tại các cơ quan tiến hành tố tụng ở các địa phương. Với những quy
định tiến bộ và ý nghĩa của thủ tục rút gọn, lẽ ra thủ tục rút gọn phải được áp dụng
triệt để và thường xuyên. Nhưng ở nhiều địa phương thì thủ tục rút gọn trong tố
tụng hình sự hầu như đã bị bỏ quên.

B. NỘI DUNG
I. Khái quát chung về thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự.
1. Khái niệm thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự.
Thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự là một thủ tục tố tụng đặc biệt có sự rút
ngắn về thời gian, giản lược về thủ tục, áp dụng đối với những vụ án đơn giản,
chứng cứ rõ ràng, có tính chất ít nghiêm trọng nhằm giải quyết vụ án nhanh chóng,
kịp thời, nhưng vẫn đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự và
quyền lợi hợp pháp của những người tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật.
2. Đặc điểm của thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự.
Một đặc điểm đặc trưng của thủ tục rút gọn là thời hạn tiến hành tố tụng theo
thủ tục rút gọn có sự rút ngắn so với thủ tục thông thường. Trong thủ tục thông
thường nhà làm luật quy định một thời hạn tố tụng tối đa để tiến hành các hoạt
động tố tụng ở những giai đoạn tố tụng nhất định nhằm bảo đảm việc giải quyết vụ
án chính xác, kịp thời, đúng pháp luật. Tuy nhiên, với một số vụ án nhất định có
1


thể cho phép giải quyết nhanh hơn so với thời hạn thông thường, nếu áp dụng thời


hạn chung để giải quyết thì có thể gây ra lãng phí về thời gian, tiền bạc, công sức
của các cơ quan tiến hành tố tụng.
Đặc điểm thứ hai đó là giản lược về thủ tục tố tụng, do thủ tục rút gọn có sự
rút ngắn về thời gian nên pháp luật cho phép người tiến hành tố tụng không phải
tiến hành một số hoạt động tố tụng nhất định và vì vậy nên lược bớt được một số
thủ tục tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án.
Về bản chất, thủ tục rút gọn vẫn là một thủ tục tố tụng trong hệ thống tố tụng
hình sự của quốc gia, nên khi áp dụng thủ tục rút gọn thì cơ quan tiến hành tố tụng
vẫn phải đảm bảo tôn trọng nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự được quy định
tại chương II, Bộ luật tố tụng hình sự 2003. Nhà làm luật quy định như vậy để
đảm bảo tính thống nhất cho pháp luật tố tụng hình sự quốc gia, đảm bảo sự bình
đẳng trước pháp luật cho mọi công dân, đảm bảo dù áp dụng hình thức tố tụng
chung hay hình thức tố tụng đặc biệt thì quyền và nghĩa vụ của công dân trong
quan hệ pháp luật tố tụng về cơ bản là như nhau.
Theo Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 của Việt Nam, thủ tục rút gọn chỉ
áp dụng khi có đủ các điều kiện sau: Người thực hiện hành vi phạm tội bị bắt quả
tang; Sự việc phạm tội đơn giản, chứng cứ rõ ràng; Tội phạm đã thực hiện là tội
phạm ít nghiêm trọng; Người phạm tội có căn cước, lai lịch rõ ràng.
Trong tố tụng hình sự, thủ tục rút gọn được áp dụng nhằm mục đích giải
quyết một số loại án hình sự nhất định nhanh chóng, kịp thời để giảm bớt gánh
nặng về số lượng án cần giải quyết quá lớn cho cơ quan tiến hành tố tụng, hạn chế
tình trạng án tồn đọng để quá hạn luật định. Bên cạnh đó, việc giải quyết một số vụ
án theo thủ tục này cũng giúp tiết kiệm chi phí, thời gian, công sức cho các cơ quan
tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng. Tuy nhiên, thủ tục rút gọn vẫn phải
đảm bảo được những mục đích cơ bản của tố tụng hình sự là không để lọt tội
2


phạm, không làm oan người vô tội, giải quyết vụ án khách quan, đúng người, đúng
tội, đúng pháp luật.

3. Ý nghĩa của thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự.
*Ý nghĩa chính trị
Việc áp dụng thủ tục rút gọn nhằm mục đích giải quyết nhanh chóng, kịp
thời một số vụ án hình sự nhất định, góp phần nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng
ngừa và chống tội phạm. Việc rút ngắn thời gian, giản lược một số thủ tục tố tụng
nhất định, tạo điều kiện giải quyết nhanh chóng, kịp thời một số vụ án hình sự
nhưng vẫn đảm bảo được những mục đích cơ bản của tố tụng hình sự là không để
lọt tội phạm, không làm oan người vô tội, giải quyết vụ án khách quan, đúng
người, đúng tội, đúng pháp luật.
*Ý nghĩa pháp lý
Quy định về thủ tục rút gọn trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 là cơ sở
pháp lý để các cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng giải quyết nhanh chóng, kịp thời
nhiều vụ án thuộc loại ít nghiêm trọng, có tính chất quả tang, đơn giản rõ ràng
không cần phải mất nhiều thời gian, không phải thực hiện nhiều thủ tục tố tụng.
*Ý nghĩa xã hội
Với việc giải quyết nhanh chóng, kịp thời một số vụ án nhất định nhưng vẫn
đảm bảo được những mục đích cơ bản của tố tụng hình sự là không để lọt tội
phạm, không làm oan người vô tội, giải quyết vụ án khách quan, đúng người, đúng
tội, đúng pháp luật, thủ tục rút gọn củng cố lòng tin của nhân dân vào pháp luật, hệ
thống cơ quan tư pháp nói riêng và bộ máy nhà nước nói chung.1

II. Quy định về điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn trong tố tụng hình
sự.

1 />
3


Điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn là những căn cứ mà Bộ luật tố tụng hình
sự quy định cần và đủ để có thể áp dụng thủ tục này. Theo quy định tại Điều 319

Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 thì thủ tục rút gọn chỉ được áp dụng khi có đủ
các điều kiện sau:
“1. Người thực hiện hành vi phạm tội bị bắt quả tang;
2. Sự việc phạm tội đơn giản, chứng cứ rõ ràng;
3. Tội phạm đã thực hiện là tội phạm ít nghiêm trọng;
4. Người phạm tội có căn cước, lai lịch rõ ràng.”
1. Người thực hiện hành vi phạm tội bị bắt quả tang
Người thực hiện hành vi phạm tội bị bắt quả tang được hiểu là người đang
thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện hoặc bị
đuổi bắt. Theo khoản 1, Điều 82 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 quy định về bắt
người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã: “Đối với người đang thực hiện tội
phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt, cũng
như người đang bị truy nã thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay đến
cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Uỷ ban nhân dân nơi gần nhất. Các cơ quan
này phải lập biên bản và giải ngay người bị bắt đến Cơ quan điều tra có thẩm
quyền.”
Người đang thực hiện tội phạm thì bị phát hiện được hiểu là người đang thực
hiện những hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm của một tội phạm cụ thể
theo Bộ luật hình sự nhưng chưa hoàn thành tội phạm đã bị phát hiện. Đang thực
hiện tội phạm có thể là: Đang thực hiện những hành vi làm cơ sở tiền đề liền trước
hành vi phạm tội, hoặc là đã thực hiện hành vi khách quan của tội phạm nhưng
chưa thực hiện được hết các hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm, hoặc
mới thực hiện được một trong số những hành vi quy định trong cấu thành tội phạm
Người thực hiện hành vi phạm tội ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị
phát hiện. Trường hợp này các hành vi khách quan trong cấu thành tội phạm đã
4


được thực hiện hết, các dấu hiệu pháp lý của tội phạm đã thỏa mãn đầy đủ, tội
phạm cũng vừa được hoàn thành nhưng người thực hiện hành vi chưa kịp xóa dấu

vết của tội phạm hoặc đang cất giấu công cụ, phương tiện phạm tội thì bị phát hiện
và bắt giữ. Trong trường hợp có người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm phát hiện
ngay thì mặc dù không có vật chứng để lại cũng là phạm tội quả tang.
Người thực hiện hành vi phạm tội đang bị đuổi bắt. Trường hợp này, người
đang thực hiện phạm tội hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm thi bị phát hiện nên
đã chạy trốn và bị đuổi bắt.
Đặc điểm của vụ án mà người phạm tội bị bắt quả tang là hành vi phạm tội
đã cụ thể, rõ ràng, chứng cứ, tang vật của vụ án được thu giữ đầy đủ, nhân chứng,
người bị hại được xác định. Do khi đó, chứng cứ phạm tội đã đầy đủ nên người
phạm tội buộc phải nhận tội ngay, tội phạm nhanh chóng được xác định.
2. Sự việc phạm tội đơn giản, chứng cứ rõ ràng.
Sự việc phạm tội đơn giản, chứng cứ rõ ràng: nghĩa là những vấn đề cần
chứng minh trong vụ án không phức tạp dễ xác định, vụ án ít bị cáo, các chứng cứ
đã được thu thập tương đối đầy đủ từ đầu.
Sự việc phạm tội đơn giản được hiểu là những sự việc mà vấn đề cần chứng
minh trong vụ án không phức tạp và dễ xác định. Theo Điều 63 Bộ luật tố tụng
hình sự 2003 quy định những vấn đề cần chứng minh gồm: “1. Có hành vi phạm
tội xảy ra hay không, thời gian, địa điểm và những tình tiết khác của hành vi phạm
tội;
2. Ai là người thực hiện hành vi phạm tội; có lỗi hay không có lỗi, do cố ý hay
vô ý; có năng lực trách nhiệm hình sự hay không; mục đích, động cơ phạm tội;
3. Những tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị
can, bị cáo và những đặc điểm về nhân thân của bị can, bị cáo;
4. Tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra.”
5


Một vụ án được coi là không phức tạp và dễ xác định đó là vụ án mà có hành
vi phạm tội thường do một người thực hiện hoặc có thể có nhiều người thực hiện
nhưng là trường hợp đồng phạm đơn giản. Hiện trường vụ án dễ xác định và

thường không liên quan đến nhiều địa điểm khác nhau. Ngoài ra người thực hiện
hành vi phạm tội là người đã thành niên, có năng lực trách nhiệm hình sự đầy đủ,
lỗi cố ý rõ ràng và dễ xác định. Mục đích, động cơ phạm tội cũng dễ xác định. Tóm
lại, việc giải quyết vụ án không đòi hỏi phải tiến hành những hoạt động điều tra
phức tạp.
Sự việc phạm tội có chứng cứ rõ ràng đó là những sự việc phạm tội để lại
những chứng cứ phản ánh đầy đủ, chính xác và toàn diện những vấn đề phải chứng
minh của vụ án. Chứng cứ cần thiết để xác định sự thật khách quan của vụ án được
thu thập nhanh chóng, đầy đủ. Chứng cứ rõ ràng là một yếu tố quan trọng để xác
định vụ việc phạm tội là đơn giản, đồng thời rút ngắn quá trình điều tra, xác minh
của cơ quan tiến hành tố tụng, tạo điều kiện để giải quyết vụ án được nhanh chóng,
chính xác. Tính chất sự việc phạm tội đơn giản, chứng cứ rõ ràng phải luôn tồn tại
trong suốt quá trình điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm vụ án hình sự.
3. Tội phạm đã thực hiện là tội phạm ít nghiêm trọng
Theo quy định của khoản 3 Điều 8 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung
năm 2009: “Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã
hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù…” Do
hậu quả mà tội phạm gây ra cho xã hội và hậu quả pháp lý mà người thực hiện tội
phạm ít nghiêm trọng có thể phải gánh chịu là không lớn nên việc xử lý có thể
nhanh chóng, dễ dàng hơn và nếu trong trường hợp việc xử lý có sai sót thì hậu quả
cũng không đến mức nghiêm trọng so với trường hợp thực hiên tội phạm khác và
việc khắc phục hậu quả cũng dễ dàng hơn. Tuy nhiên không phải tất cả các tội
phạm ít nghiêm trọng đều có thể áp dụng thủ tục rút gọn vì còn phụ thuộc vào các
6


điều kiện khác, đặc biệt là điều kiện “sự việc phạm tội đơn giản, chứng cứ rõ
ràng”, nhiều vụ án thuộc loại tội ít nghiêm trọng nhưng lại phức tạp trong việc thu
thập, đánh giá chứng cứ như các tội gây rối trật tự công cộng, các tội xâm phạm
hoạt động tư pháp, thì cũng không thể áp dụng thủ tục tố tụng để giải quyết. Do đó

số lượng án ít nghiêm trọng được áp dụng để giải quyết theo thủ tục rút gọn là rất
hạn chế.
4. Người phạm tội có căn cước, lai lịch rõ ràng.
Đặc điểm về căn cước, lai lịch của người phạm tội được hiểu một cách
chung nhất là đặc điểm về nhân thân của người phạm tội. Nhân thân của người
phạm tội bao gồm các đặc điểm về giới tính, độ tuổi, thành phần dân tộc, thành
phần xã hội, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, điều kiện sinh sống, hoàn cảnh gia
đình, quá trình hoạt động chính trị, xã hội, tiền án, tiền sự…Căn cước, ai lịch rõ
ràng giúp cho các cơ quan tiến hành tố tụng có thể làm rõ được các yếu tố về nhân
thân, gia đình, mối quan hệ xã hội… của người phạm tội một cách nhanh nhất, tạo
điều kiện rút ngắn thời gian trong hoạt động tố tụng.
Bốn điều kiện trên đây một mặt độc lập với nhau, mặt khác lại có mối quan
hệ bổ trợ nhau. Vì thế khi xem xét áp dụng thủ tục rút gọn cần phân tích đánh giá
từng điều kiện trong mối liên hệ tổng thể với các điều kiện khác và chỉ quyết định
giải quyết vụ án theo thủ tục rút gọn khi cả bốn tiêu chí trên đều đảm bảo. Trong
quá trình điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm vụ án theo thủ tục rút gọn nếu một trong
các điều kiện này mất đi thì vụ án phải chuyển về thủ tục thông thường để giải
quyết.

III. Những vướng mắc khi áp dụng quy định về điều kiện áp dụng
thủ tục rút gọn trong thực tiễn và một số kiến nghị.

7


Những quy định về điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn như đã phân tích ở trên
chưa đầy đủ, còn nhiều vướng mắc và chưa tạo điều kiện để các cơ quan tiến hành
tố tụng áp dụng triệt để thủ tục tiến bộ này trong hoạt động tố tụng hình sự, dẫn
đến nhiều địa phương bỏ quên không áp dụng thủ tục này trong hoạt động tố tụng
hình sự.

Trước hết cần bổ sung thêm một số điều kiện để có thể mở rộng hơn nữa các
trường hợp áp dụng thủ tục rút gọn. Về điều kiện : “ Người thực hiện hành vi
phạm tội bị bắt quả tang”. Ta thấy việc quy định người thực hiện hành vi phạm tội
bị bắt quả tang là bó hẹp so với thực tiễn. Bởi thực tiễn cho thấy điều kiện nêu trên
không phải là một tiêu chí cơ sở cho việc áp dụng thủ tục rút gọn, điều kiện này
còn là rào cản lớn làm hạn chế việc áp dụng thủ tục rút gọn. Vì người thực hiện
hành vi phạm tội bị bắt quả tang chỉ là một yếu tố chứng minh hành vi phạm tội
của người đó là rõ ràng. Tuy nhiên trên thực tế đấu tranh phòng chống tội phạm
hiện nay ngày càng ít hành vi bị bắt quả tang, nếu có thì chủ yếu là hành vi trộm
cắp tài sản. Do đó để thủ tục rút gọn phát huy trong thực tiễn cần sửa đổi điều kiện
này theo hướng mở rộng ra các trường hợp người thực hiện hành vi phạm tội tự
thú, đầu thú. Vấn đề cơ bản ở đây là trong các trường hợp người phạm tội tự thú,
đầu thú khai nhận hành vi của mình phù hợp với những chứng cứ và tài liệu khác,
từ đó có đầy đủ cơ sở để xác định sự kiện phạm tội,có ý nghĩa là sự kiện phạm tội
được thực hiện đầy đủ và rõ ràng. Đây chính là điều kiện cơ bản để áp dụng thủ tục
điều tra, truy tố, xét xử một cách nhanh chóng. Theo quy định tại Điều 319 Bộ luật
tố tụng hình sự 2003 quy định thủ tục rút gọn chỉ được áp dụng khi có đủ các điều
kiện: Người thực hiện hành vi phạm tội bị bắt quả tang; Sự việc phạm tội đơn giản,
chứng cứ rõ ràng; Tội phạm đã thực hiện là tội phạm ít nghiêm trọng; Người phạm
tội có căn cước, lai lịch rõ ràng. Tuy nhiên, có rất nhiều vụ án tuy không thuộc
trường hợp phạm tội quả tang, song sự việc phạm tội đơn giản, chứng cứ rõ ràng,
8


thuộc trường hợp ít nghiêm trọng, căn cước người phạm tội rõ ràng, song lại không
được áp dụng thủ tục rút gọn vì không phải là trường hợp phạm tội quả tang. Hoặc
có những trường hợp người phạm tội tự thú về hành vi phạm tội của mình mà hành
vi phạm tội đó cũng rất đơn giản, chứng cứ rõ ràng, tội phạm được thực hiện cũng
là tội phạm ít nghiêm trọng, lai lịch, căn cước rõ ràng, nhưng vì không phải là
trường hợp phạm tội quả tang nên cũng không được áp dụng thủ tục rút gọn. Như

vậy, điều luật quy định như vậy sẽ bỏ lỡ đi rất nhiều vụ án đơn giản, dễ giải quyết
nhưng chỉ vì không thuộc trường hợp phạm tội quả tang nên cũng không được
được áp dụng thủ tục rút gọn, điều này làm cho cơ quan tiến hành tố tụng lại phải
áp dụng thủ tục thông thường, kéo dài thời gian giải quyết vụ án ra mà thực tế là
không cần thiết, vừa làm tốn thời gian, công sức của cơ quan tiến hành tố tụng.
Về điều kiện “Tội phạm đã thực hiện là tội phạm ít nghiêm trọng”. Thực tế
có nhiều vụ án thuộc loại tội ít nghiêm trọng nhưng lại phức tạp trong việc thu
thập, đánh giá chứng cứ. Do vậy, số lượng án ít nghiêm trọng được áp dụng thủ tục
rút gọn để giải quyết là rất hạn chế. Trong khi đó tội phạm nghiêm trọng chiếm
khoảng ¼ các Điều luật trong Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 và
có rất nhiều tội danh có thể áp dụng được thủ tục rút gọn. Thực tiễn điều tra, truy
tố, xét xử có nhiều vụ án thuộc loại tội nghiêm trọng nhưng tính chất vụ án lại rất
đơn giản, rõ ràng, căn cước lai lịch người phạm tội rõ ràng, đối tượng phạm tội
khai báo thành khẩn có thể kết thúc sớm vụ án nhưng không thể áp dụng thủ tục rút
gọn vì pháp luật tố tụng hiện hành không cho phép.Vậy nên mở rộng đối tượng áp
dụng đến các tội phạm nghiêm trọng.2 Bốn điều kiện nêu trên về cơ bản là hợp lý
và khả thi. Tuy nhiên từ những phân tích nêu trên có thể sửa đổi bổ sung Điều 319
của Bộ luật tố tụng hình sự 2003 như sau: 1. Bị can bị bắt quả tang hoặc ra đầu
thú, tự thú; 2. Sự việc phạm tội đơn giản, chứng cứ rõ ràng; 3. Tội phạm đã thực
hiện là tội phạm ít nghiêm trọng, nghiêm trọng; 4. Bị can có lý lịch rõ ràng. Có như
2 />
9


vậy, thì những quy định về thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự mới được áp dụng
rộng rãi hơn, đúng với ý nghĩa của thủ tục rút gọn là đơn giản hóa quá trình tố
tụng, rút ngắn thời hạn tiến hành tố tụng nhằm giúp Cơ quan điều tra, Viện kiểm
sát, Tòa án giải quyết nhanh chóng vụ án.

C. KẾT THÚC

Để giải quyết được một vụ án hình sự cơ quan tiến hành tố tụng phải tốn
nhiều thời gian, công sức mới có thể xác định được đúng người, đúng tội; bảo vệ
cũng như giữ vững giá trị của pháp luật; góp phần tạo niềm tin lớn cho quần chúng
nhân dân vào hệ thống pháp luật của quốc gia. Do vậy nếu có thể thay thế thủ tục
thông thường trong giải quyết một vụ án hình sự bằng thủ tục rút gọn thì có thể tạo
thêm nhiều thuận lợi cho cơ quan tiến hành tố tụng cũng như người tham gia tố
tụng.

10



×