Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua truyện ngắn của nguyễn nhật ánh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (833.11 KB, 72 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
======
=====o0o=====

NGUYỄN THỊ HIỀN
NGUYỄN THỊ HIỀN

PHÁT TRIỂN VỐN TỪ CHO TRẺ
PHÁT
TRIỂN
VỐNLỚN
TỪ CHO
TRẺ MẪU
MẪU
GIÁO
THÔNG
QUAGIÁO
LỚN THÔNG
NGẮN
CỦAÁNH
TRUYỆN
NGẮN QUA
CỦATRUYỆN
NGUYỄN
NHẬT
NGUYỄN NHẬT ÁNH


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
KHÓA
LUẬN
TỐT
NGHIỆP
ĐẠI
HỌC
Chuyên
ngành:
Giáo
dục mầm
non
Chuyên ngành: Phương pháp phát triển ngôn ngữ
Người hướng dẫn khoa học
Người hướng dẫn khoa học
ThS. Vũ Thị Tuyết
ThS. VŨ THỊ TUYẾT

HÀ NỘI - 2018


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
======

NGUYỄN THỊ HIỀN


PHÁT TRIỂN VỐN TỪ CHO TRẺ
MẪU GIÁO LỚN THÔNG QUA
TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục mầm non

Người hướng dẫn khoa học

ThS. VŨ THỊ TUYẾT

HÀ NỘI - 2018


LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, giúp đỡ của các thầy, cô giáo
trong khoa Giáo dục Mầm non đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá
trình làm khóa luận này. Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô
giáo Vũ Thị Tuyết - người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình để em có
thể hoàn thành khóa luận.
Trong quá trình thực hiện đề tài khóa luận, dù đã cố gắng nhưng do
thời gian và năng lực có hạn nên em vẫn chưa đi sâu khai thác hết được, vẫn
còn nhiều thiếu xót và hạn chế. Vì vậy, em mong nhận được sự tham gia đóng
góp ý kiến của các thầy, cô giáo và các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 05 năm 2018
Sinh viên

Nguyễn Thị Hiền



MỤC LỤC
Mở đầu .............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 2
3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 5
5. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 5
6. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 5
7. Cấu trúc của khóa luận .................................................................................. 5
Nội dung ............................................................................................................ 7
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn ................................................................ 7
1.1. Cơ sở tâm lí ................................................................................................ 7
1.2. Cơ sở sinh lí ............................................................................................. 10
1.3. Cơ sở ngôn ngữ ........................................................................................ 13
1.3.1. Một số khái niệm ................................................................................... 13
1.3.2. Phân loại từ............................................................................................ 13
1.3.2. Đặc điểm vốn từ của trẻ mầm non ........................................................ 20
1.3.4. Đặc điểm vốn từ của trẻ mẫu giáo lớn .................................................. 24
1.4. Vài nét về tác giả Nguyễn Nhật Ánh ....................................................... 26
1.4.1. Cuộc đời và sự nghiệp........................................................................... 26
1.4.2. Đặc điểm từ ngữ trong một số truyện ngắn viết cho thiếu nhi của
Nguyễn Nhật Ánh............................................................................................ 29
Tiểu kết chương 1............................................................................................ 37
Chương 2: BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN VỐN TỪ CHO TRẺ MẪU GIÁO
LỚN THÔNG QUA TRUYỆN NGẮN
CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH......................................................................... 38


2.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp .................................................................. 38
2.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích....................................................... 38

2.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính tích cực của trẻ ............................................. 40
2.1.3. Nguyên tắc đảm bảo phù hợp với vốn sống và kinh nghiệm của trẻ .... 42
2.2. Biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua truyện ngắn
của Nguyễn Nhật Ánh ..................................................................................... 43
2.2.1. Biện pháp đọc, kể chuyện cho trẻ nghe ................................................ 43
2.2.2. Biện pháp giải nghĩa của từ................................................................... 51
2.2.3. Biện pháp tổ chức trò chơi đóng kịch ................................................... 56
2.2.4. Biện pháp sử dụng trò chơi ngôn ngữ ................................................... 61
Tiểu kết chương 2............................................................................................ 64
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 67


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Như chúng ta đã biết ngôn ngữ có vai trò vô cùng quan trọng đối với
con người, là đặc trưng chỉ có ở xã hội loài người để phân biệt con người với
các loài động vật khác. Ngôn ngữ được sử dụng với tư cách là một phương
tiện của tư duy, đồng thời ngôn ngữ còn là phương tiện giao tiếp quan trọng
nhất của con người. Nhờ có ngôn ngữ chúng ta có thể bày tỏ ý muốn của
mình cho người khác thông qua lời nói, trao đổi với nhau những hiểu biết và
truyền cho nhau những kinh nghiệm trong cuộc sống.
Đối với trẻ mầm non, đây là giai đoạn phát cảm về ngôn ngữ ngôn ngữ
của trẻ phát triển theo một tốc độ nhanh . Trong giai đoạn này ngôn ngữ của
trẻ phát triển mạnh về các phương diện: ngữ âm, vốn từ và sử dụng ngữ pháp.
Nó là công cụ cơ bản nhất để giúp trẻ giao tiếp, học tập và vui chơi, là
phương tiện giáo dục toàn diện về đạo đức, tư duy, nhận thức và chuẩn mực
hành vi văn hóa… Chính vì thế ngôn ngữ có một vai trò đặc biệt quan trọng
đối với trẻ mầm non.
Độ tuổi mẫu giáo lớn là lứa tuổi cuối cùng của trường mầm non, đây là

bước ngoặt lớn để trẻ chuẩn bị bước vào bậc tiểu học. Vì vậy, cần phải chuẩn
bị cho trẻ một tâm thế sẵn sàng trong đó ngôn ngữ là thành phần cốt yếu. Phát
triển vốn từ là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong lĩnh vực phát triển
ngôn ngữ của trẻ mầm non nói chung và trẻ mẫu giáo lớn nói riêng. Để có thể
bộc lộ suy nghĩ, thể hiện ý muốn, ứng biến nhanh trong mọi tình huống giao
tiếp, học tập tốt các môn học khác ở trường tiểu học, trẻ mẫu giáo lớn phải có
vốn từ chuẩn mực, phong phú cả về số lượng và chất lượng.
Trên diễn đàn văn học Việt Nam, có rất nhiều cây bút viết những tác
phẩm hay dành cho thiếu nhi. Nhưng xuất hiện trên văn đàn như một hiện
tượng văn học đặc sắc phải kể đến Nguyễn Nhật Ánh. Với giọng văn giản dị,

1


trong trẻo, đầy hóm hỉnh và đặc biệt là vốn từ giàu hình ảnh, sáng tạo, linh
hoạt truyện ngắn của Nguyễn Nhật Ánh đã trở thành lựa chọn hàng đầu của
các độc giả và được trẻ em yêu thích.
Tuy nhiên, việc sử dụng các truyện ngắn của Nguyễn Nhật Ánh để mở
rộng và nâng cao chất lượng vốn từ cho trẻ mẫu giáo lớn chưa được đưa nhiều
vào giảng dạy trong chương trình mầm non hiện nay. Với mong muốn tìm
hiểu rõ hơn về việc sử dụng ngôn ngữ trong truyện ngắn của ông, góp phần
mở rộng vốn từ cho trẻ. Vì vậy, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài “ Phát
triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua truyện ngắn của Nguyễn Nhật
Ánh”.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong chương trình chăm sóc và giáo dục mầm non, mở rộng vốn từ
cho trẻ mẫu giáo lớn chiếm một vị trí rất quan trọng. Bởi vậy, đã có rất nhiều
công trình khoa học nghiên cứu về vấn đề này ở nhiều khía cạnh khác nhau.
Trong cuốn “Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo”,
NXB Đại học Sư phạm Hà Nội, 2004, tác giả Nguyễn Xuân Khoa đã nói về

phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo rất chi tiết, cụ thể. Trong
đó, tác giả đưa ra một số phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non,
bao gồm cả vấn đề phát triển vốn từ cho trẻ.
Tác giả Nguyễn Xuân Khoa đã cung cấp những tri thức cơ bản về tiếng
việt trong hai tập “Tiếng Việt”, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội, 2003; từ đó
giúp giáo viên mầm non có vốn kiến thức cơ bản phục vụ tốt việc phát triển
ngôn ngữ mẹ đẻ cho trẻ mầm non.
Tiếp theo, cuốn “Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ dưới 6
tuổi”, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005, các tác giả Hoàng Thị Oanh –
Phạm Thị Việt – Nguyễn Kim Đức đã nói lên tầm quan trọng của ngôn ngữ
trong việc giáo dục toàn diện cho trẻ và nêu sơ lược nội dung, phương pháp,

2


biện pháp để luyện phát âm, phát triển vốn từ, dạy trẻ nói đúng ngữ pháp,
phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ trong cuốn sách “Phương pháp phát
triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo”, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005.
Tác giả Đinh Hồng Thái trong cuốn “Phương pháp phát triển lời nói
cho trẻ em” NXB Đại học Sư phạm Hà Nội, 2012, cũng viết rất chi tiết về
việc hình thành và phát triển vốn từ cho trẻ mầm non.
Tạp chí Giáo dục Mầm non có rất nhiều bài viết về cách tổ chức, quản
lý, những sáng kiến, kinh nghiệm của giáo viên và cán bộ quản lý ngành mầm
non. Trong tạp chí Giáo dục Mầm non số 1/2006, tác giả Đinh Thị Uyên có
bài dịch tìm hiểu về chương trình phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non Hàn
Quốc. Đây là một góc nhìn mở cho nền giáo dục mầm non Việt Nam hiện
nay.
Với hơn 100 tác phẩm, trong đó có một số tác phẩm được giải thưởng,
được dịch sang tiếng nước ngoài, Nguyễn Nhật Ánh trở thành một hiện tượng
độc đáo. Cùng với một số tác giả tài năng của xứ Quảng (viết cho thiếu nhi)

như Võ Quảng, Bùi Minh Quốc, Đông Trình, Quế Hương, Thanh Quế, Bùi
Tự Lực, Trần Trung Sáng…, Nguyễn Nhật Ánh đã đóng góp không nhỏ cho
nền văn học thiếu nhi sau 1975 nói chung và văn học Đất Quảng nói riêng.
Nguyễn Nhật Ánh là một hiện tượng văn học đặc biệt bởi nhiều thế hệ độc giả
đều yêu thích tác phẩm của anh - trẻ em tìm thấy tuổi thơ sinh động, hồn
nhiên, chân thật của chính mình; còn người lớn thì nhận được những “tấm vé”
về lại tuổi thơ.
Với giọng điệu dí dỏm, với tài năng quan sát tinh tế, mỗi truyện
Nguyễn Nhật Ánh đều làm lạ hóa cái thế giới hằng ngày quen thuộc. Đọc
truyện Nguyễn Nhật Ánh, ai cũng thấy mình trong đó. Phải chăng đó là điểm
thành công lớn của anh. Cái tên Nguyễn Nhật Ánh, tác giả của Bàn có năm
chỗ ngồi, Thằng quỷ nhỏ, Chú bé rắc rối, Kính vạn hoa, Chuyện xứ

3


Langbiang, Tôi là Bêtô, Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, Lá nằm trong lá… trở
nên quen thuộc với mọi người. Hơn cả thế, cái tên ấy, nhà văn mang tên ấy,
còn trở thành bạn của trẻ em ở mọi miền đất nước. Nếu điểm danh sẽ thấy
không quá khó để chỉ ra những cây bút đã và đang viết cho thiếu nhi ở Việt
Nam, nhưng để chọn một người lớn thật sự biết kể “chuyện của trẻ em” theo
nhiều điểm nhìn, có lẽ ít ai vượt qua Nguyễn Nhật Ánh.
Nhà thơ Lê Minh Quốc từng nói: “Khi liệt kê tên tuổi và tác phẩm của
một thế hệ nhà văn, hội đồng làm văn học sử có thể nhớ đến người này và
quên béng người kia, có thể chọn người này và bỏ sót người kia nhưng với
Nguyễn Nhật Ánh, người ta không thể, dù cố tình hoặc vô tâm”. Nguyễn Nhật
Ánh được đánh giá cao không chỉ bởi ông đã viết nhiều, viết hay về thiếu nhi,
đã động chạm tới những mảng đề tài còn ít và khó viết như đề tài về trường
học, việc học của trẻ em… mà quan trọng hơn, thông qua tất cả những trang
viết ấy, Nguyễn Nhật Ánh còn đóng vai trò là một người thầy, một nhà giáo

dục giúp di dưỡng tâm hồn trẻ thơ. Nguyễn Hương Giang đã đánh giá:
“…những cuốn sách bé nhỏ của Nguyễn Nhật Ánh sẽ là món ăn tinh thần
trong hành trang vào đời của các em”.
“Phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua truyện cổ tích”,
2013, khóa luận tốt nghiệp đại học của Trần Ngọc Anh; “phát triển vốn từ
cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua tập thơ Chú bò tìm bạn của nhà thơ Phạm
Hổ”, 2016, khóa luận tốt nghiệp đại học của Trần Thị Hằng; “phát triển vốn
từ cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua tập thơ Bài ca trái đất của nhờ thơ Định
Hải”, 2017, khóa luận tốt nghiệp đại học của Đinh Thị Thu cũng đã nêu
những đặc điểm vốn từ của trẻ mầm non, đặc điểm vốn từ của trẻ mẫu giáo
lớn, từ đó đưa ra các biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo lớn qua
truyện cổ tích, qua các tập thơ. Tuy nhiên, những đề tài này mới chỉ dừng lại
ở mở rộng vốn từ cho trẻ qua truyện cổ tích và thông qua thơ.

4


Như vậy, các tác giả đã nghiên cứu về vốn từ vựng của trẻ mầm non, về
những phương pháp để phát triển vốn từ cho trẻ. Song đến thời điểm hiện tại
vẫn chưa có một ai và chưa có bất cứ công trình khoa học nào đi sâu vào khai
thác đề tài “Phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua truyện ngắn của
Nguyễn Nhật Ánh”. Với đề tài nghiên cứu này, chúng tôi đã tìm ra một hướng
đi riêng, dựa trên sự tìm hiểu, đánh giá của chính bản thân mình.
3. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua truyện
ngắn của Nguyễn Nhật Ánh
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Việc phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua truyện ngắn của
Nguyễn Nhật Ánh.

4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi ngiên cứu là trẻ mẫu giáo lớn.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc phát triển triển vốn từ cho trẻ
mẫu giáo lớn thông qua truyện ngắn của Nguyễn Nhật Ánh.
- Đề xuất biện pháp phát triển vốn từ vốn từ cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua
truyện ngắn của Nguyễn Nhật Ánh.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết
- Phương pháp tra cứu
- Phương pháp tổng kết thực nghiệm sư phạm
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp so sánh
7. Cấu trúc của khóa luận

5


Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Nội dung của khóa luận được chia thành 2
chương:
Chương 1: Cở sở lí luận và thực tiễn
Chương 2: Biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo lớn thông
qua truyện ngắn của Nguyễn Nhật Ánh

6


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở tâm lí

Quan điểm tâm lí học duy vật biện chứng cho rằng hoạt động là
phương thức tồn tại của con người trong thế giới khách quan. Hoạt động tạo
nên sự tác động qua lại giữa con người với thế giới xung quanh và với chính
bản thân mình, qua đó tạo ra sản phẩm cả về phía thế giới, cả về phía con
người. Chính vì vậy, con người trở thành người không bằng cơ chế di truyền
sinh học mà bằng cơ chế lĩnh hội nền văn hóa. Thông qua hoạt động, các tác
động của nền văn hóa xã hội con người hình thành, phát triển và hoàn thiện
chính mình.
Sự phát triển của trẻ em nói chung và sự phát triển về mặt ngôn ngữ nói
riêng cũng không nằm ngoài những quy luật của tâm lí con người. Ngôn ngữ
của trẻ được hình thành và phát triển không phải là một hiện tượng tự nhiên
mà nó là cả một quá trình mang tính quy luật về sự chuyển đoạn thông qua
các hoạt động giao tiếp hàng ngày. Vì vậy, tương ứng với mỗi giai đoạn lứa
tuổi lại có những đặc trưng khác nhau.
Ngay từ giai đoạn hài nhi (0 – 15 tháng), ngoài tiếng khóc chào đời trẻ
còn biết mấp máy môi rồi đến bập bẹ, những âm thanh “ồ, à…”. Mặc dù trẻ
chưa có khả năng diễn đạt bằng lời, nhưng sự gia tăng kiểm soát ở các cơ
quan phát thanh và hệ thống phản hồi thính giác cho phép trẻ trở nên quen
thuộc với âm thanh ngôn ngữ. Khi đến 3 – 4 tháng, trẻ có khả năng nhận biết
được giọng mẹ và phản ứng theo nhịp nói chuyện của người chăm sóc bằng
cách yên lặng, lắng nghe hoặc quay đầu về hướng có âm thanh. Dần dần trẻ
biết hưởng ứng khi gọi tên và có thể phát ra được ba hay nhiều âm thanh hơn
trong một lần hít thở. Ở cuối giai đoạn này trẻ bắt chước âm thanh và lắng
nghe những từ quen thuộc, trẻ thích giao tiếp với người lớn bằng những âm

7


thanh bập bẹ của mình. Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự
phát triển ngôn ngữ của trẻ ở những giai đoạn sau.

Ở giai đoạn ấu nhi (15 – 36 tháng), vốn từ của trẻ đã lên đến 300 từ.
Trẻ có thể gọi tên một vài đồ vật quen thuộc nếu có ai chỉ trỏ đến chúng. Trẻ
cũng tự sáng tác ra các từ ngữ đầy ý nghĩa, trẻ bập bẹ hoặc nói trong điện
thoại đồ chơi và giả vờ như đang trò chuyện và nghe một số yêu cầu đơn giản
từ người lớn. Trẻ còn có thể lắng nghe những câu truyện ngắn và xác định
được nhân vật, hành động có trong câu chuyện. Sử dụng những câu đơn giản,
biết phối hợp các từ với nhau tạo nên câu có đầy đủ danh từ, động từ.
Các hiện tượng tâm lý như tri giác, trí nhớ, tưởng tượng về cơ bản là sự nối
tiếp sự phát triển ở lứa tuổi từ 4 - 5 tuổi nhưng chất lượng mới hơn. Thể hiện
ở: mức độ phong phú của các kiểu loại, mức độ chủ định các quá trình tâm lý
rõ ràng hơn, có ý thức hơn, tính mục đích hình thành và phát triển ở mức độ
cao hơn, độ nhạy cảm của các giác quan được tinh nhạy hơn, khả năng kiềm
chế các phản ứng tâm lý được phát triển. Quá trình tâm lý phát triển mạnh
mẽ và đặc trưng nhất đó là tư duy: trẻ đã biết phân tích tổng hợp không chỉ
dừng lại ở đồ vật, hình ảnh mà ngay cả từ ngữ, tư duy của trẻ dần dần mất đi
tính duy kỷ, tiến dần đến khách quan, hiện thực hơn, dần dần trẻ phân biệt
được thực và hư, ý thức rõ về những ý nghĩ, tình cảm của mình, trách nhiệm
đối với hành vi.
Đến giai đoạn mẫu giáo, ngôn ngữ của trẻ dần hoàn thiện hơn, vốn từ
cũng đa dạng hơn, trẻ trả lời được các câu hỏi đơn giản và cũng thường xuyên
đặt những câu hỏi cho người lớn. Trẻ sử dụng các câu được nối với nhau và
bắt đầu biết tranh luận bằng lời nói. Đặc biệt ở độ tuổi mẫu giáo lớn, trẻ sử
dụng lượng lớn ngôn ngữ để vận dụng trong giao tiếp và sử dụng từ ngữ một
cách chính xác và linh hoạt hơn. Nhìn chung, trước khi bước vào bậc tiểu học
trẻ đã có khả năng nắm được ý nghĩa của từ vựng thông dụng, phát âm theo

8


sự phát âm của người lớn, biết dùng ngữ điệu với hoàn cảnh giao tiếp và nói

đúng hệ thống ngữ pháp.
Ở lứa tuổi mẫu giáo lớn, trẻ đã có khả năng chú ý có chủ định từ 37 - 51 phút,
đối tượng chú ý hấp dẫn, nhiều thay đổi, kích thích được sự tò mò, ham hiểu
biết của trẻ. Trẻ có thể phân phối được chú ý vào 2, 3 đối tượng cùng một lúc,
tuy nhiên thời gian phân phối chú ý chưa bền vững, dễ dao động.
Ở giai đoạn này trẻ phát triển cả 3 loại tư duy, tư duy hành động trực quan
vẫn chiếm ưu thế. Tuy nhiên do nhiệm vụ hoạt động mà cả loại tư duy hình
ảnh trực quan, tư duy trừu tượng được phát triển ở trẻ. Loại tư duy này giúp
trẻ đến gần với hiện thực khách quan. Ở lứa tuổi này, tinh thần trách nhiệm
và ý thức về bản ngã của trẻ cũng dần dần được hình thành.
Tư duy trực quan giải thích việc trẻ em mẫu giáo bé và đầu mẫu giáo
nhỡ có vốn từ biểu danh là chủ yếu. Tư duy trừu tượng và tư duy logic xuất
hiện ở tuổi thứ 5 cho phép trẻ em lĩnh hội những khái niệm đầu tiên – đó là
những khái niệm về sự vật hiện tượng gần gũi xung quanh trẻ. Vốn từ và cơ
cấu ngữ pháp của trẻ phát triển. Trẻ có nhu cầu nhận sự giải thích và cũng
thích giải thích cho các bạn.Việc trau dồi vốn từ, sử dụng ngôn ngữ trong giao
tiếp, các tính chất của ngôn ngữ ở trẻ phụ thuộc phần lớn vào việc hướng dẫn,
tính tích cực trong lời nói của cha mẹ và cô giáo.
Sự phát triển của con người từ khi lọt lòng đến 6 tuổi có những đặc
điểm quy luật phát triển độc đáo không giống với bất cứ một giai đoạn nào
trong đời và có tầm quan trọng đặc biệt trong quá trình phát triển chung của
trẻ. Việc cho trẻ tiếp xúc nhiều với các tác phẩm văn chương phù hợp sẽ hỗ
trợ thúc đẩy sự phát triển ngôn ngữ, phát triển vốn từ và dần dần hình thành
nhân cách cho trẻ thơ.

9


1.2. Cơ sở sinh lí
Điều kiện sinh học là cơ sở vật chất, là phương tiện để nảy sinh và phát

triển tâm lí. Từ lúc sinh ra, trẻ lớn lên và phát triển không ngừng. Cấu tạo của
các cơ quan, hệ cơ quan dần dần hoàn thiện nhưng không giống nhau về mức
độ phát triển. Học thuyết về các hệ thống tín hiệu khẳng định việc phát triển
ngôn ngữ liên quan mật thiết đến sự phát triển của não bộ, hệ thần kinh và bộ
máy phát âm.
- Hệ thần kinh đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát
triển ngôn ngữ ở trẻ. Từ lúc chào đời cho 5 - 6 tuổi hệ thần kinh của trẻ đã
tương đối phát triển. Não bộ là cơ sở vật chất không thể thiếu đối với quá
trình nhận thức, tư duy của con người. Nó là cơ quan quan trọng trong quá
trình hình thành và phát triển ngôn ngữ ở trẻ.
+ Về não bộ:
Não của trẻ em có 100 tỉ tế bào và vỏ não cũng có 6 lớp nhưng các tế
bào thần kinh vỏ não chưa được biệt hóa hoàn toàn. Khi trẻ ở khoảng 3 tuổi,
đa số các tế bào thần kinh đã biệt hóa, nhưng phải đến khoảng 8 tuổi thì mới
biệt hóa hoàn toàn như người lớn.
Ở trẻ mới sinh, các sợi thần kinh chưa được miêlin hóa hết, đến tháng
thứ 3 các dây thần kinh sọ não có vỏ miêlin. Đến tháng thứ 3 - 6 bó tháp có
vỏ bọc miêlin, các dây thần kinh ngoại biên phải đến khi trẻ được 3 tuổi mới
có vỏ bọc miêlin. Nói chung, đến gần 2 tuổi thì quá trình miêlin hóa đã tương
đối hoàn thiện. sự miêlin hóa có ý nghĩa lớn vì nó góp phần làm cho hưng
phấn được truyền một cách riêng biệt theo các sợi thần kinh. Vì thế, hưng
phấn được truyền đến vỏ não một cách chính xác, định khu hơn. Từ đó, hoạt
động của trẻ hoàn thiện hơn.
Trong thời kì sơ sinh, vỏ não và thể vẫn chưa phát triển. Lúc đầu chủ yếu
các trung tâm dưới vỏ, sau đó vỏ não mới được hình thành và phát triển. Hệ

10


thống mao mạch trong não của trẻ phát triển mạnh, các đám rối huyết quản

chưa phát triển.
Trong não của trẻ em có nhiều nước, nhiều chất đạm, ít chất mỡ. Khi trẻ
được 2 tuổi thì thành phần hóa học của não giống như người lớn.
Sự phát triển của các đường dẫn truyền diễn ra mạnh mẽ theo sự tăng lên
của tuổi và được tiếp tục cho đến khi trẻ 14 - 15 tuổi.
+ Về tiểu não:
Tiểu não tuy phát triển muộn nhưng có tốc độ phát triển nhanh. Trẻ sơ
sinh tiểu não chưa phát triển: các rãnh chưa sâu, khối lượng còn nhỏ. Khi trẻ
được khoảng từ 1 - 2 tuổi, tiểu não có khối lượng và kích thước gần giống với
não của người lớn.
+ Về hành tủy, não giữa:
Khi trẻ được 5 - 6 tuổi, hành tủy và não giữa có vị trí giống như ở người
lớn về mặt chức năng.
Ở giai đoạn mẫu giáo lớn, hệ thần kinh của trẻ đã tương đối phát triển,
hệ thần kinh trung ương và ngoại biên đã biến hóa, chức năng phân tích, tổng
hợp cả vỏ não đã hoàn thiện, số lượng các phản xạ có điều kiện ngày càng
nhiều, tốc độ hình thành phản xạ có điều kiện nhanh. Do đó, trẻ có thể nói
được những câu dài, có biểu hiện ham học, có ấn tượng sâu sắc đối với những
người xung quanh. Đây là những điều kiện cần thiết để cho trẻ học hỏi được
hệ thống ngôn ngữ, cách nói, cách diễn đạt của những người xung quanh hoặc
theo những câu chuyện văn học dành cho trẻ.
Để có thể giao tiếp tốt, chúng ta không thể không kể đến bộ máy phát
âm. Mỗi người sinh ra đều có sẵn bộ máy phát âm, đó là tiền đề vật chất để
sản sinh âm thanh ngôn ngữ. Đây là một trong những điều kiện vật chất quan
trọng nhất mà thiếu nó không thể có ngôn ngữ nói. Nếu như cấu tạo của nó có
một khiếm khuyết nào đó (sứt môi, hở hàm ếch, ngắn lưỡi…) thì việc hình

11



thành lời nói cũng gặp nhiều khó khăn. Khi sinh ra bộ máy phát âm chưa hoàn
chỉnh, nó được hoàn hiện dần: sự xuất hiện, hoàn thiện của hàm răng, sự vận
động của môi, lưỡi, của hàm dưới…Quá trình đó diễn ra tự nhiên theo các
quy luật sinh học, nó phát triển và hoàn thiện cùng với quá trình lớn lên của
trẻ.
Trong thực tế có những em cùng sinh ra nhưng có em phát triển tốt, có
em nói ngọng. Sự khác nhau như vậy là do bộ máy điều kiện vật chất khác
nhau và quá trình chăm sóc giáo dục khác nhau. Trẻ nói ngọng là do bộ máy
phát âm chưa hoàn thiện. Tuy nhiên, bộ máy phát âm mới chỉ là tiền đề vật
chất. Cùng với thời gian, quá trình học tập, rèn luyện một cách hệ thống sẽ
làm cho bộ máy phát âm đáp ứng được nhu cầu thực hiện các chuẩn mực âm
thanh ngôn ngữ.
Cấu tạo bộ máy phát âm gồm: dây thanh và các hộp cộng hưởng phía
trên thanh hầu. Âm sắc và tiếng nói do tính chất của âm xác định và phụ thuộc
vào các khoang cộng hưởng của phần trên các bộ phận thanh quản, họng,
khoang miệng, mũi. Bộ máy phát âm của trẻ chưa phát triển đầy đủ, các bộ
phận tạo tiếng nói chưa liên kết chặt chẽ nên trẻ phát âm còn chưa chuẩn,
chưa chính xác. Ở cuối tuổi mẫu giáo, do việc mở rộng giao tiếp bằng ngôn
ngữ được mở rộng, tai nghe ngữ âm được rèn luyện thường xuyên để tiếp
nhận ngữ âm khi nghe người lớn nói. Mặt khác, cơ quan phát âm đã trưởng
thành đến mức trẻ có thể phát âm tương đối chuẩn kể cả những âm khó của
tiếng mẹ đẻ khi nói năng và sử dụng ngữ điệu phù hợp với hoàn cảnh.
Quá trình hình thành và phát triển ngôn ngữ có liên quan mật thiết tới
quá trình hoàn thiện của não bộ, hệ thần kinh và bộ máy phát âm. Do đó, việc
nghiên cứu quá trình hoàn thiện của não bộ, hệ thần kinh và bộ máy phát âm
để phát triển vốn từ cho trẻ mầm non là hoàn toàn có cơ sở và mang tính khoa
học.

12



1.3. Cơ sở ngôn ngữ
1.3.1. Một số khái niệm
a, Khái niệm ngôn ngữ
Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt và quan trọng bậc nhất của
loài người, là phương tiện tư duy và công cụ giao tiếp xã hội. Ngôn ngữ bao
gồm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. Trong thời đại ngày nay, nó là phương
tiện quan trọng nhất của sự trao đổi văn hóa giữa các dân tộc, truyền đạt
truyền thống văn hóa - lịch sử từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Ngôn ngữ chỉ sinh ra và phát triển trong xã hội loài người. Ngôn ngữ và
lao động là hai yếu tố cơ bản quyết định sự ra đời, tồn tại và phát triển của
con người trong xã hội. Ngôn ngữ đã trở thành đối tượng của nhiều ngành
khoa học như: Xã hội học, ngôn ngữ học, tâm lý học, giáo dục học…
b, Khái niệm về từ
Trong cuốn Cơ sở tiếng Việt, Hữu Đạt đã đưa ra định nghĩa về từ như
sau: Từ chính là hệ thống vốn từ của một ngôn ngữ. Nói cách khác, từ vựng là
tập hợp tất cả các từ ngữ cố định trong một ngôn ngữ theo một hệ thống nhất
định.
Trong cuốn Từ vựng ngữ nghĩa của Đỗ Hữu Châu từ tiếng Việt gồm một
số âm tiết cố định bất biến mang theo những đặc điểm ngữ pháp nhất định,
ứng với một kiểu ý nghĩa nhất định lớn nhất trong hệ thống ngôn ngữ và nhỏ
nhất để tạo thành câu.
1.3.2. Phân loại từ
1.3.2.1. Phân loại từ theo cấu tạo
a, Từ đơn
- Khái niệm: từ đơn là từ được cấu tạo bởi chỉ một tiếng.
- Phân loại: từ đơn được chia làm hai loại.
+ Từ đơn âm: là từ chỉ được cấu tạo bởi một âm tiết.

13



VD: sách, bút, tre, gỗ....
+ Từ đa âm: là từ được cấu tạo bởi hai âm tiết trở lên.
VD: gia đình, phụ nữ,…
b, Từ phức
- Khái niệm: từ phức là từ được cấu tạo từ hai tiếng trở lên.
VD: xe đạp, bàn gỗ, sách vở, quần áo, lấp lánh...
- Phân loại: từ phức được chia ra làm hai loại là từ ghép và từ láy.
+ Từ ghép: là những từ có cấu tạo từ hai tiếng trở lên, giữa các tiếng có
quan hệ với nhau về mặt nghĩa.
Căn cứ vào quan hệ mặt nghĩa giữa các tiếng trong từ ghép, người ta chia
làm hai loại: từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ
VD: sách vở, bàn ghế, quần áo (từ ghép đẳng lập)
xe đạp, lốp xe, (từ ghép chính phụ)
+ Từ láy: là những từ được cấu tạo bởi hai tiếng trở lên, giữa các tiếng có
quan hệ với nhau về mặt âm. Trong từ láy chỉ có một tiếng gốc có nghĩa, các
tiếng khác láy lại tiếng gốc
VD: Lung linh, xinh xinh, đo đỏ..
Từ láy chia ra làm hai loại: Láy bộ phận ( láy âm và láy vần) và láy toàn
bộ
VD: róc rách, long lanh, trăng trắng,… (láy bộ phận)
ào ào, xanh xanh, ầm ầm,… (láy toàn bộ)
1.3.2.2. Phân loại từ theo đặc điểm ngữ pháp
a, Danh từ
- Khái niệm: danh từ là những thực từ chỉ người, sự vật, hiện tượng trong
thực tế khách quan.
- Phân loại: danh từ được chia thành hai loại.

14



+ Danh từ riêng: là những từ thường dùng để gọi tên một cá nhân, một
địa phương, một đơn vị hành chính,…
VD: Thái Bình, Vĩnh Phúc, Hà Nội,..
+ Danh từ chung: là những từ biểu thị tên gọi của một loại sự vật, hiện
tượng trong thực tế khách quan.
VD: nam, nữ, nhân dân, học sinh, bạn bè, trường lớp,...
b, Động từ
- Khái niệm: động từ là những thực từ biểu thị hoạt động hoặc trạng thái
của sự vật.
- Phân loại: động từ được chia thành hai loại.
+ Động từ không độc lập: là những động từ thường không đứng một
mình đảm nhiệm vai trò ngữ pháp trong câu, mà phải cùng với một động từ
khác hoặc một cụm từ đi sau làm thành tố phụ.
VD: có thể, bị, được, chịu, phải...
+ Động từ độc lập: là những động từ tự thân đã có nghĩa. Chúng có thể
dùng độc lập, không cần một động từ khác đi kèm làm thành phần phụ sau
trong cụm động từ
VD1: khóc, cười, cho, biếu, tặng …
c, Tính từ
- Khái niệm: tính từ là những từ biểu thị đặc điểm, tính chất, màu sắc của
sự vật.
- Phân loại: tính từ có thể được phân chia thành những tiểu loại sau:
+ Tính từ chỉ tính chất
VD: sạch, bẩn, tốt, xấu,…
+ Tính từ chỉ đặc điểm
VD: dong dỏng, gầy gò, béo mập,…

15



+ Tính từ chỉ màu sắc của sự vật
VD: hồng, đỏ, cam, vàng,...
+ Tính từ chỉ số lượng
VD: nhiều, ít,...
d, Số từ
- Khái niệm: số từ là những từ biểu thị số lượng hoặc thứ tự của sự vật.
- Phân loại: số từ được chia thành hai loại.
+ Số từ biểu thị số lượng
VD1 : 1,2, 100087,... (Số từ biểu thị số lượng xác định)
VD2: vài, dăm, muôn ngàn, ... (Số từ biểu thị số lượng không xác định)
+ Số từ biểu thị số thứ tự
VD1: nhất, nhì, ba, bét, thứ nhất, thứ hai...
e, Đại từ
- Khái niệm: đại từ là những từ được dùng để thay thế các từ, cụm từ,
hoặc để chỉ, trỏ.
- Phân loại: đại từ được chia thành hai loại.
+ Đại từ nhân xưng
VD: tôi, bạn, nó, họ, chúng nó,…
+ Đại từ chỉ định
VD: này, kia, ấy, nọ, đó, đây,…
+ Đại từ nghi vấn
VD: ai, sao, gì, nào, đâu, bao nhiêu, bao giờ, bao lâu,…
f, Phụ từ

16


* Khái niệm: phụ từ là những hư từ thường đi kèm với các thực từ trong

cụm từ.
* Phân loại: phụ từ được phân chia thành.
- Định từ: là những từ biểu thị quan hệ về số lượng với sự vật được nêu ở
danh từ, chuyên dùng kèm với danh từ, với chức năng làm thành tố phụ trong
kết họp từ có trung tâm ngữ nghĩa - ngữ pháp là danh từ (cụm danh từ).
VD: mỗi, các, từng,…
- Phó từ: phó từ là những hư từ thường dùng kèm với thực từ (động từ,
tính từ). Chúng biểu thị ý nghĩa về quan hệ giữa quá trình và đặc trưng với
thực tại, đồng thời cũng biểu thị ý nghĩa về cách nhận thức và phản ánh các
quá trình và đặc trưng trong hiện thực.
Phân loại: phó từ được phân chia thành.
+ Những phó từ thường đi kèm với động từ như: hãy, đừng, chớ, đã, sẽ,
đang,...
+ Những phó từ đi kèm với tính tò như: rất, quá,…
+ Những phó từ có khả năng dùng kèm với động từ hoặc tính từ như:
không, chưa, chẳng, chả, vẫn, v.v…
g, Quan hệ từ (kết từ, từ nối)
- Trong Ngữ pháp tiếng Việt (tập một), Diệp Quang Ban (chủ biên), nxb
Giáo dục Việt Nam, 2012, trang 152 cho rằng: Về ý nghĩa khát quát, kết từ
biểu thị ý nghĩa về quan hệ giữa các khái niệm và đối tượng được phản ánh.
Kết từ là dấu hiệu biểu thị các quan hệ cú pháp giữa các thực từ một cách
tường minh.
- Phân loại: kết từ được phân chia thành.
+ Quan hệ từ chính phụ
VD: của, cho, bằng, do, vì, mà, ở, tại, với, cùng, về, đến, trong, trên, để,
bởi…
+ Quan hệ từ đẳng lập

17



VD: và, với, cùng, hay, hoặc...
h, Tình thái từ
- Khái niệm: tình thái từ là những từ biểu thị ý nghĩa quan hệ giữa chủ
thể phát ngôn với nội dung phản ánh; hoặc biểu thị quan hệ giữa phát ngôn
với nội dung phản ánh, ý nghĩa quan hệ của tiểu từ là ý nghĩa quan hệ có tính
tình thái.
- Phân loại: tình thái từ được phân chia thành.
+Tình thái từ đứng đầu câu để nhấn mạnh
VD: chính, cả, quả là,…
+Tình thái từ đứng cuối câu bổ sung sắc thái nghi vấn
VD: không, hả, ư,…
+Tình thái từ đứng cuối câu để bổ sung sắc thái mệnh lệnh
VD: đi, ngay,…
+Tình thái từ đứng cuối câu để bổ sung sắc thái lễ phép, thân thiện
VD: ạ, nhé,…
i, Thán từ
- Khái niệm: than từ là hư từ dùng để hô gọi hoặc biểu lộ cảm xúc
VD: ơi, hỡi, thưa, a, ôi, ối, ái chà …
1.3.2.3. Phân loại từ theo phạm vi sử dụng
a, Từ toàn dân
Khái niệm: từ toàn dân là lớp từ cơ bản, quan trọng nhất trong một ngôn
ngữ, làm cơ sở cho sự giao tiếp thống nhất của toàn dân.
VD: ba, mẹ, ông, bà…
b, Từ địa phương
Khái niệm: từ địa phương là những từ được dùng hạn chế ở một hoặc

18



một vài địa phương.
VD: áo bà ba, bầm, tía, má…
1.3.2.4. Phân loại từ theo nguồn gốc
a, Từ thuần Việt
Khái niệm: từ thuần việt là những từ thuần gốc Việt.
VD: chân, tay, bụng…
b, Từ vay mượn
Khái niệm: Từ mượn là từ vay mượn từ tiếng nước ngoài (ngôn ngữ cho)
để làm phong phú thêm cho vốn từ vựng của ngôn ngữ nhận.
VD: thủy, hỏa, thổ…
1.3.2.5. Phân loại từ theo ý nghĩa
a, Từ một nghĩa
Khái niệm: Từ một nghĩa là từ chỉ có một nghĩa duy nhất.
VD: Với từ “xe đạp”: chỉ loại xe có 2 bánh, dùng sức người đạp cho
quay bánh.
Đây là nghĩa duy nhất của từ xe đạp.
b, Từ nhiều nghĩa
Khái niệm: Từ nhiều nghĩa là từ có một nghĩa gốc và một hay một số
nghĩa chuyển. Các nghĩa của từ bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau.
VD: Với từ “chân” – bộ phận dưới cùng tiếp xúc với mặt đất.
Chân: là bộ phận cuối cùng của cơ thể người hay động vật dùng để đi,
đứng, chạy, nhảy,… ( nghĩa gốc).
Chân núi, chân tường, chân răng: phần dưới cùng của một số vật, tiếp
giáp và bám vào mặt nền.
Chân đèn, chân giường: bộ phận dưới cùng của một số đồ dùng, có tác
dụng đỡ cho các bộ phận khác.
c, Từ đồng nghĩa

19



- Khái niệm: từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần
giống nhau .
- Phân loại: có thể chia từ đồng nghĩa thành 2 loại:
+ Từ đồng nghĩa hoàn toàn (đồng nghĩa tuyệt đối ): Là những từ có
nghĩa hoàn toàn giống nhau, được dùng như nhau và có thể thay thế cho nhau
trong lời nói.
VD: xe lửa = tàu hỏa, con lợn = con heo
+ Từ đồng nghĩa không hoàn toàn (đồng nghĩa tương đối , đồng nghĩa
khác sắc thái): là các từ tuy cùng nghĩa nhưng vẫn khác nhau phần nào sắc
thái biểu cảm (biểu thị cảm xúc, thái độ) hoặc cách thức hành động
VD: Biểu thị mức độ, trạng thái khác nhau: cuồn cuộn, lăn tăn, nhấp
nhô,…(chỉ trạng thái chuyển động, vận động của sóng nước)
Cuồn cuộn: hết lớp sóng này đến lớp sóng khác, dồn dập và mạnh mẽ.
Lăn tăn: chỉ các gợn sóng nhỏ, đều, chen sát nhau trên bề mặt.
Nhấp nhô: chỉ các đợt sóng nhỏ nhô lên cao hơn so với xung quanh.
d, Từ trái nghĩa
Khái niệm: từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
VD: hiền lành >< đanh đá, nhạt >< mặn…
e, Từ đồng âm
Khái niệm: từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh (thường là
chữ viết giống nhau, đọc giống nhau) nhưng khác hẳn nhau về nghĩa.
VD: với từ “đường”
Đường bộ: là loại đường dành cho các loại phương tiện giao thông như ô
tô , xe cơ giới , xe máy,… và người đi bộ.
Đường ăn: là hợp chất gluxit ngọt giàu năng lượng nhóm cacbohydrat.
1.3.2. Đặc điểm vốn từ của trẻ mầm non
a. Xét về số lượng

20



×