Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Thảo luận tố tụng dân sự chương 11: THỦ TỤC RÚT GỌN – THỦ TỤC GIẢI QUYẾT VIỆC DÂN SỰ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.19 KB, 8 trang )

THẢO LUẬN MÔN LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ
CHƯƠNG 11: THỦ TỤC RÚT GỌN – THỦ TỤC GIẢI QUYẾT VIỆC DÂN SỰ
_______________________
I. NHẬN ĐỊNH:
1. Tòa án không phải tiến hành hoà giải đối với vụ án giải quyết theo thủ tục rút gọn.
Nhận định này là sai.
Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 320 BLTTDS về Phiên tòa xét xử theo thủ tục rút gọn:
“3. Sau khi khai mạc phiên tòa, Thẩm phán tiến hành hòa giải, trừ trường hợp không được hòa
giải theo quy định tại Điều 206 hoặc không tiến hành hòa giải được theo quy định tại Điều 207 của
Bộ luật này. Trường hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau về vấn đề phải giải quyết trong vụ
án thì Thẩm phán ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự theo quy định tại Điều
212 của Bộ luật này. Trường hợp các đương sự không thỏa thuận được với nhau về vấn đề phải giải
quyết trong vụ án thì Thẩm phán tiến hành xét xử”.
Theo quy định trên, sau khi khai mạc phiên tòa, Thẩm phán tiến hành hòa giải, trừ trường hợp
không được hòa giải theo quy định tại Điều 206 hoặc không tiến hành hòa giải được theo quy định
tại Điều 207, BLTTDS. Do vậy, đối với vụ án giải quyết theo thủ tục rút gọn tại Tòa án cấp sơ thẩm
thì Tòa án vẫn phải tiến hành thủ tục hòa giải.
2. Trong việc dân sự, người đưa ra yêu cầu không có nghĩa vụ chứng minh.
Nhận định này là sai.
Trong việc dân sự, người đưa ra yêu cầu vẫn có nghĩa vụ chứng minh.
Căn cứ quy định tại Khoản 3, Điều 362, BLTTDS 2015 về Đơn yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân
sự:
“3. Kèm theo đơn yêu cầu, người yêu cầu phải gửi tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu
của mình là có căn cứ và hợp pháp”.
Theo quy định trên, khi gửi đơn yêu cầu thì người yêu cầu phải gửi tài liệu, chứng cứ để chứng
minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp. Do vậy, trong việc dân sự, người đưa ra yêu
cầu vẫn có nghĩa vụ chứng minh.
3. Viện kiểm sát cùng cấp bắt buộc phải tham gia phiên họp giải quyết việc dân sự.
Nhận định này là sai.
1



Không phải mọi trường hợp, Viện kiểm sát cùng cấp bắt buộc phải tham gia phiên họp giải quyết
việc dân sự.
Căn cứ quy định tại Khoản 1, Điều 367, BLTTDS 2015 về Những người tham gia phiên họp giải
quyết việc dân sự:
“1. Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp phải tham gia phiên họp; trường hợp Kiểm sát viên vắng
mặt thì Tòa án vẫn tiến hành phiên họp”.
Theo quy định trên, Kiểm sát viên vắng mặt tại phiên hợp trong một số trường hợp thì Tòa án vẫn
tiến hành phiên họp. Do đó, sự có mặt của Viện kiểm sát cùng cấp trong phiên họp trường hợp này là
không bắt buộc.
4. Tất cả các yêu cầu về dân sự có yếu tố nước ngoài đều thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa
án nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Nhận định này là sai.
Căn cứ quy định tạiKhoản 4 Điều 35 BLTTDS về Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện:
“4. Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam hủy việc kết hôn trái pháp luật,
giải quyết việc ly hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con, về nhận
cha, mẹ, con, nuôi con nuôi và giám hộ giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công
dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam theo quy định của Bộ luật
này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam”.
Theo quy định trên, trường hợp giải quyết việc hủy kết hôn trái pháp luật, việc ly hôn giữa công
dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam thì Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền
giải quyết chứ không thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân cấp tỉnh. Do vậy, không phải mọi yêu
cầu về dân sự có yếu tố nước ngoài đều thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp
tình,thành phố trực thuộc trung ương.
5. Hội thẩm nhân dân phải tham gia phiên họp giải quyết việc dân sự.
Nhận định này là sai.
Hội thẩm nhân dân không phải tham gia phiên họp giải quyết việc dân sự.
Căn cứ quy định tại Khoản 1, Điều 11, BLTTDS 2015 về Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử vụ án
dân sự:


2


“1. Việc xét xử sơ thẩm vụ án dân sự có Hội thẩm nhân dân tham gia theo quy định của Bộ luật
này, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn”.
Và Khoản 3, Điều 49, BLTTDS 2015 về Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội thẩm nhân dân:
“3. Tham gia Hội đồng xét xử vụ án dân sự”.
Theo các quy định trên, Hội thẩm nhân dân chỉ được quyền tham gia xét xử các vụ án dân sự, còn
đối với việc dân sự thì Hội thẩm nhân dân không tham gia. Điều đó là hoàn toàn phù hợp bởi tính
chất của vụ án dân sự là các tranh chấp, mâu thuẫn mang tính phức tạp hơn, quyền và lợi ích của các
đương sự ảnh hướng lớn hơn, nên sự tham gia của Hội thẩm nhân dân là đảm bảo sự tham gia của
người dân vào việc xét xử của Tòa án, tăng cường tính công khai, minh bạch.
6. Thời điểm thụ lý việc dân sự là khi người yêu cầu giao nộp biên lai đóng tạm ứng lệ phí giải
quyết việc dân sự.
Nhận định này là sai.
Thời điểm thụ lý việc dân sự không là thời điểm mà người yêu cầu giao nộp biên lai đóng tạm ứng
lệ phí giải quyết việc dân sự.
Căn cứ qui định tại Điểm b và c, khoản 4, Điều 363, BLTTDS 2015 về Thủ tục nhận và xử lý đơn
yêu cầu:
“b) Tòa án thụ lý đơn yêu cầu khi người yêu cầu nộp cho Tòa án biên lai thu tiền lệ phí yêu cầu
giải quyết việc dân sự;
c) Trường hợp người yêu cầu được miễn hoặc không phải nộp lệ phí thì Thẩm phán thụ lý việc
dân sự kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu”.
Theo quy định trên, thì Tòa án sẽ thụ lý đơn yêu cầu khi người yêu cầu nộp cho Tòa án biên lai thu
tiền lệ phí yêu cầu giải quyết việc dân sự, tức thời điểm thụ lý việc dân sự là khi người yêu cầu giao
nộp biên lai thu tiền lệ phí chứ không phải tạm ứng lệ phí giải quyết việc dân sự. Mặt khác đối với
trường hợp người yêu cầu được miễn hoặc không phải nộp lệ phí thì Thẩm phán sẽ thụ lý việc dân sự
kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu.
7. Tòa án không phải tiến hành hoà giải khi giải quyết việc dân sự.
Nhận định này là sai.

Tòa án vẫn phải tiến hành hoà giải khi giải quyết việc dân sự.

3


Căn cứ quy định tại Khoản 2, Điều 397, BLTTDS 2015 về Hòa giải và công nhận thuận tình ly
hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn:
“2. Thẩm phán phải tiến hành hòa giải để vợ chồng đoàn tụ; giải thích về quyền và nghĩa vụ giữa
vợ và chồng, giữa cha, mẹ và con, giữa các thành viên khác trong gia đình, về trách nhiệm cấp
dưỡng và các vấn đề khác liên quan đến hôn nhân và gia đình”.
Theo quy định trên, trong trường hợp giải quyết việc ly hôn, Thẩm phán phải tiến hành hòa giải để
vợ chồng đoàn tụ. Do vậy, trong khi giải quyết việc dân sự, Toà án vẫn phải tiến hành hoà giải.
8. Tòa án có thể chuyển vụ án đang giải quyết theo thủ tục rút gọn sang giải quyết theo thủ tục
thông thường khi có đủ điều kiện.
Nhận định này là đúng.
Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử vụ án theo thủ tục rút gọn, Tòa án có thể quyết định chuyển vụ án
đang giải quyết theo thủ tục rút gọn sang giải quyết theo thủ tục thông thường nếu xuất hiện tình tiết
mới được quy định tại các điểm từ a đến e, khoản 3 Điều 317 BLTTDS 2015 làm cho vụ án không
còn đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn. Do vậy, Tòa án có thể chuyển vụ án đang giải
quyết theo thủ tục rút gọn sang giải quyết theo thủ tục thông thường khi có đủ điều kiện.
9. Người yêu cầu rút đơn yêu cầu thì Tòa án đình chỉ việc xét đơn yêu cầu.
Nhận định này là sai.
Không phải trong mọi trường hợp người yêu cầu rút đơn yêu cầu thì Tòa án đều đình chỉ việc xét
đơn yêu cầu.
Căn cứ quy định tại Điểm c, Khoản 1, Điều 366 BLTTDS về Chuẩn bị xét đơn yêu cầu:
“c) Quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu và trả lại đơn yêu cầu, tài liệu, chứng cứ kèm theo
nếu người yêu cầu rút đơn yêu cầu;”
Theo quy định trên, chỉ trong trường hợp người yêu cầu rút đơn yêu cầu ở giai đoạn chuẩn bị xét
đơn yêu cầu thì Tòa án mới đình chỉ xét đơn yêu cầu. Còn trong trường hợp sau khi Tòa án đã xét
đơn yêu cầu mà người yêu cầu mới rút đơn yêu cầu thì Tòa sẽ không đình chỉ việc xét đơn yêu cầu vì

lúc này Tòa đã tiến hành xong việc xét đơn yêu cầu rồi.
10. Tất cả các quyết định giải quyết việc dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm đều có thể bị kháng
cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.
4


Nhận định này là sai.
Không phải tất cả các quyết định giải quyết việc dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm đều có thể bị
kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.
Căn cứ quy định tại Điều 371, BLTTDS về Kháng cáo, kháng nghị quyết định giải quyết việc dân
sự:
“Người yêu cầu, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết việc dân sự có quyền
kháng cáo, Viện kiểm sát cùng cấp, Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có quyền kháng nghị quyết định
giải quyết việc dân sự để yêu cầu Tòa án trên một cấp trực tiếp giải quyết lại theo thủ tục phúc
thẩm, trừ quyết định giải quyết việc dân sự quy định tại khoản 7 Điều 27, khoản 2 và khoản 3 Điều
29 của Bộ luật này”.
Theo quy định trên, các quyết định giải quyết việc dân sự quy định tại khoản 7, Điều 27; khoản 2,
khoản 3, Điều 29 BLTTDS thì không thể bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm vì đây là
những quyết định có hiệu lực thi hành ngay.
II. BÀI TẬP:
Câu 1: Anh Nam và chị Nữ là vợ chồng hợp pháp. Do mâu thuẫn gia đình, chị Nữ bỏ nhà ra đi
đã 9 tháng liền. Gia đình đã nhiều lần đi tìm nhưng không rõ chị Nữ đang ở đâu. Hỏi:
a. Ai có quyền yêu cầu Tòa án thông báo tìm kiếm chị Nữ?
Do mâu thuẫn gia đình, chị Nữ đã bỏ nhà ra đi đã 9 tháng liền. Trường hợp này, chị Nữ đã biệt tích
06 tháng liền trở lên nên theo Khoản 1, Điều 381, BLTTDS 2015 về Đơn yêu cầu thông báo tìm
kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú thì người có quyền, lợi ích liên quan có quyền yêu cầu Tòa án
thông báo tìm kiếm chị Nữ.
Người có quyền, lợi ích liên quan với chị Nữ trong trường hợp này có thể là Anh Nam (chồng chị
Nữ) và gia đình chị Nữ.
Do vậy, Anh Nam và gia đình chị Nữ có quyền yêu cầu Tòa án thông báo tìm kiếm chị Nữ

b. Quyết định thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú có hiệu lực như thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 386, BLTTDS 2015 về Hiệu lực của quyết định thông báo tìm kiếm
người vắng mặt tại nơi cư trú:
“Quyết định thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú quy định tại Điều 383 của Bộ luật
này đương nhiên hết hiệu lực trong trường hợp người cần tìm kiếm trở về”.
Theo quy định trên, quyết định thông báo tìm kiếm chị Nữ sẽ hết hiệu lực khi chị Nữ trở về.
5


Câu 2: Anh X và chị Y kết hôn hợp pháp năm 2009. Năm 2011, do mâu thuẫn vợ chồng, chán
nản chị Y đã bỏ nhà đi. Anh X đã nhiều lần tìm kiếm nhưng không rõ tung tích chị Y. Hỏi:
a. Anh X có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố chị Y mất tích không?
Anh X là chồng hợp pháp của chị Y nên anh X được xác định là người có quyền, lợi ích liên quan.
Căn cứ quy định tại Khoản 1, Điều 387, BLTTDS 2015 về Đơn yêu cầu tuyên bố một người mất
tích:
“1. Người có quyền, lợi ích liên quan có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố một người mất tích theo
quy định của Bộ luật dân sự”.
Anh X là người có quyền, lợi ích liên quan nên có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố một chị Y mất
tích.
b. Giả sử Tòa án đã thụ lý yêu cầu tuyên bố chị Y mất tích. Sau khi thụ lý, Tòa án cần phải
thực hiện thủ tục gì?
Căn cứ Điều 388, BLTTDS 2015 thì sau khi thụ lý, Tòa án cần phải thực hiện thủ tục:
- Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu của, Tòa án ra quyết định thông báo tìm
kiếm chị Y.
- Nội dung thông báo và việc công bố thông báo được thực hiện theo quy định tại Điều 384 và
Điều 385 của Bộ luật này. Thời hạn thông báo tìm kiếm người bị yêu cầu tuyên bố mất tích là 04
tháng, kể từ ngày đăng, phát thông báo lần đầu tiên.
- Trong thời hạn thông báo, nếu chị Y trở về và yêu cầu Tòa án đình chỉ việc xét đơn yêu cầu thì
Tòa án ra quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích.
- Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày kết thúc thời hạn thông báo quy định tại khoản 2 Điều này thì

Tòa án phải mở phiên họp xét đơn yêu cầu.
c. Giả sử sau khi Tòa án ra quyết định tuyên bố chị Y mất tích, chị Y trở về. Chị Y cần làm gì
để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Căn cứ quy định tại Điều 390, BLTTDS 2015 về Hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích:
“1. Người bị Tòa án tuyên bố mất tích trở về hoặc người có quyền, lợi ích liên quan có quyền yêu
cầu Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích theo quy định của Bộ luật dân sự”.
Theo quy định trên, sau khi Tòa án ra quyết định tuyên bố chị Y mất tích, chị Y trở về. Chị Y cần
yêu cầu Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích mà Toà án đã tuyên.

6


Câu 3. Anh An và chị Bình xác lập quan hệ hôn nhân hợp pháp vào năm 1988. Sau thời gian
chung sống, hai người có một con chung là Kiệt (đã thành niên). Ngày 01/10/2016, anh An và
chị Bình cùng nộp đơn yêu cầu Tòa án công nhận thuận tình ly hôn với lý do tình cảm đã hết,
con đã trưởng thành nên yêu cầu ly hôn để cả hai tìm hạnh phúc của mình. Về tài sản chung
của hai vợ chồng, hai bên thống nhất chia đôi. Tòa án có thẩm quyền đã thụ lý đơn yêu cầu và
ra quyết định mở phiên họp để xét đơn yêu cầu.
a. Nhận xét về quyết định mở phiên họp để xét đơn yêu cầu của Tòa án.
Quyết định mở phiên họp để xét đơn yêu cầu của Tòa án là chưa hợp lí.
Anh An và chị Bình cùng nộp đơn yêu cầu Tòa án công nhận thuận tình ly hôn. Theo quy định tại
Khoản 2, Điều 397, BLTTDS 2015 về Hòa giải và công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con,
chia tài sản khi ly hôn thì Thẩm phán phải tiến hành hòa giải để vợ chồng đoàn tụ. Trong trường hợp
hòa giải đoàn tụ không thành thì Thẩm phán mới mở phiên họp để xét đơn yêu cầu và ra quyết định
công nhận thuận tình ly hôn.
b. Giả sử, tại phiên họp sơ thẩm xét đơn yêu cầu thuận tình ly hôn, hai bên tranh cãi, không
thống nhất được với nhau về phương thức phân chia tài sản chung. Nêu hướng giải quyết của
Tòa án trong trường hợp này.
Căn cứ quy định tại Khoản 5, Điều 397, BLTTDS 2015 về Hòa giải và công nhận thuận tình ly
hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn:

“5. Trường hợp hòa giải đoàn tụ không thành và các đương sự không thỏa thuận được về việc chia
tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con thì Tòa án đình chỉ giải quyết việc dân
sự về công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn và thụ lý vụ án để
giải quyết. Tòa án không phải thông báo về việc thụ lý vụ án, không phải phân công lại Thẩm phán
giải quyết vụ án. Việc giải quyết vụ án được thực hiện theo thủ tục chung do Bộ luật này quy định”.
Tại phiên họp sơ thẩm xét đơn yêu cầu thuận tình ly hôn, hai bên tranh cãi, không thống nhất được
với nhau về phương thức phân chia tài sản chung. Theo quy định trên, Tòa án đình chỉ giải quyết
việc dân sự về chia tài sản khi ly hôn và thụ lý vụ án để giải quyết. Tòa án không phải thông báo về
việc thụ lý vụ án, không phải phân công lại Thẩm phán giải quyết vụ án. Việc giải quyết vụ án được
thực hiện theo thủ tục chung.
Câu 4: Anh Minh và chị Phượng ly hôn theo bản án dân sự phúc thẩm của Tòa án nhân dân
quận 2, TP.HCM. Theo bản án này, chị Phượng là người trực tiếp nuôi dưỡng và chăm sóc
7


cháu Nhung 5 tuổi, là con chung của hai anh chị. Do mắc bệnh hiểm nghèo, thất nghiệp, cuộc
sống gia đình khó khăn nên chị Phượng đã thoả thuận với anh Minh là anh Minh sẽ trực tiếp
nuôi dưỡng chăm sóc cháu Nhung. Nêu những thủ tục cần thiết để chị Phượng thực hiện được
các yêu cầu của mình? Cơ sở pháp lý?
Chị Phượng đã thoả thuận với anh Minh là anh Minh sẽ trực tiếp nuôi dưỡng chăm sóc cháu
Nhung. Trường hợp này, chị Phượng và anh Minh đã có thoả thuận về nuôi con chung.
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 396, BLTTDS 2015, chị Phượng phải làm đơn yêu cầu công nhận
thỏa thuận nuôi con và đơn này phải đáp ứng các nội dung quy định tại Điều 362.
Mặt khác, kèm theo đơn yêu cầu, chị Phượng phải gửi tài liệu, chứng cứ chứng minh thỏa thuận về
thỏa thuận nuôi con là có căn cứ và hợp pháp (theo Khoản 3, Điều 396, BLTTDS 2015).

8




×