Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số dòng đậu tương nhập nội từ hàn quốc tại thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 69 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

MA ĐÌNH ÂN

TÊN ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƢỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA
MỘT SỐ DÕNG ĐẬU TƢƠNG NHẬP NỘI TỪ HÀN QUỐC TRONG
VỤ XUÂN NĂM 2017 TẠI THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Khóa

: Chính quy
: Trồng trọt
: Nông học
: 2013 - 2017

Thái Nguyên, năm 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

MA ĐÌNH ÂN

TÊN ĐỀ TÀI:


NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƢỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA
MỘT SỐ DÕNG ĐẬU TƢƠNG NHẬP NỘI TỪ HÀN QUỐC TRONG
VỤ XUÂN NĂM 2017 TẠI THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Lớp
Khoa
Khóa
Giảng viên hƣớng dẫn

: Chính quy
: Trồng trọt
: K45 - TT - N03
: Nông học
: 2013 - 2017
: Ths. Nguyễn Thị Quỳnh

Thái Nguyên, năm 2017


i

LỜI NÓI ĐẦU
Thực tập tốt nghiệp là việc làm rất thiết thực đối với tất cả các sinh viên
ở các trường Đại học, Cao đẳng chuyên nghiệp và dạy nghề nói chung và
trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên nói riêng, nhằm giúp sinh viên củng
cố và rèn luyện, tạo điều kiện cho sinh viên khi ra trường có đầy đủ kiến thức

thực tế cũng như kiến thức chuyên môn. Xuất phát từ cơ sở trên được sự nhất
trí của ban giám hiệu nhà trường, ban chủ nhiệm khoa Nông Học trường Đại
Học Nông Lâm Thái Nguyên, em đã thực tập tốt nghiệp với đề tài: “Nghiên
cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số dòng đậu tương nhập nội từ
Hàn Quốc trong vụ Xuân năm 2017 tại Thái Nguyên.”
Trong thời gian thực tập đến nay khóa luận tốt nghiệp của em đã hoàn
thành. Có được kết quả đó em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy, cô giáo
trong khoa Nông Học, ban lãnh đạo trung tâm thực hành, thực nghiệm trường
Đại Học Nông Lâm đặc biệt hơn là sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của cô giáo
Ths. Nguyễn Thị Quỳnh đã giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập.
Do thời gian thực tập có hạn khóa luận sẽ không tránh khỏi những thiếu
sót. Rất mong được sự tham gia góp ý của các thầy, cô giáo và các bạn học
viên để khóa luận của em hoàn thiện hơn.
Em xin trân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2017
Sinh viên

Ma Đình Ân


ii

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................... i
MỤC LỤC ......................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................. vii
Phần 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục đích, yêu cầu của đề tài ...................................................................... 2

1.2.1. Mục đích.................................................................................................. 2
1.2.2. Yêu cầu.................................................................................................... 2
1.3. Ý nghĩa ....................................................................................................... 3
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ...................................... 3
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất ............................................................. 3
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 4
2.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................... 4
2.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu đậu tương trên thế giới và trong nước ..... 5
2.2.1. Tình hình sản xuất và nghiên cứu đậu tương trên thế giới ..................... 5
2.2.1.1. Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới .......................................... 5
2.2.1.2. Tình hình nghiên cứu cây đậu tương trên thế giới ............................... 7
2.2.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu đậu tương ở Việt Nam .................... 12
2.2.2.1. Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam ......................................... 12
2.2.2.2. Tình hình nghiên cứu đậu tương ở Việt Nam .................................... 15
2.2.2.3. Nghiên cứu chọn tạo giống đậu tương cho các tỉnh miền núi
phía Bắc ........................................................................................................... 18
2.2.3. Tình hình sản xuất đậu tương ở Thái Nguyên ...................................... 20


iii

Phần 3: ĐỐI TƢỢNG NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 22
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 22
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 22
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 23
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 23
3.2.1. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................. 23
3.2.2. Thời gian nghiên cứu ............................................................................ 23
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 23

3.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 23
3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm.............................................................. 23
3.4.2. Quy trình kỹ thuật ................................................................................. 24
3.4.3. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ................................................... 26
3.5. Phương pháp xử lý số liệu........................................................................ 27
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 28
4.1. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của một số dòng đậu tương nhập
nôi từ Hàn Quốc trong vụ Xuân năm 2017 tại Thái Nguyên .......................... 28
4.1.1. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển ................................................ 28
4.1.1.1. Thời gian từ gieo đến mọc ................................................................. 31
4.1.1.2. Thời gian từ gieo đến ra hoa .............................................................. 31
4.1.1.3. Thời gian từ gieo chắc xanh ............................................................... 32
4.1.1.4. Thời gian từ gieo đến chín ................................................................. 32
4.1.2. Một số đặc điểm hình thái của các dòng đậu tương.............................. 33
4.1.2.1. Chiều cao cây ..................................................................................... 36
4.1.2.2. Số cành cấp I ...................................................................................... 37
4.1.3. Đặc điểm thực vật học của các dòng đậu tương tham gia thí nghiệm. . 38


iv

4.2. Khả năng chống chịu của một số dòng đậu tương nhập nội từ Hàn Quốc
trong vụ Xuân năm 2017 tại Thái Nguyên...................................................... 41
4.2.1. Mức độ hại của sâu cuốn lá đối với các dòng đậu tương...................... 41
4.2.2. Bệnh gỉ sắt các dòng đậu tương ............................................................ 44
4.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các dòng tham gia
thí nghiệm........................................................................................................ 44
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................. 53
5.1. Kết luận .................................................................................................... 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................

I. Tiếng Việt ........................................................................................................
II. Tiếng Anh .......................................................................................................


v

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới trong những năm gần đây ......6
Bảng 2.2. Tình hình sản xuất đậu tương một số nước trên thế giới năm 2015 ...........7
Bảng 2.3. Tình hình sản xuất đậu tương của Việt Nam những năm gần đây ...........14
Bảng 2.4. Tình hình sản xuất đậu tương trong những năm gần đây tại
Thái Nguyên ..............................................................................................................20
Bảng 4.1a. Kết quả theo dõi các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các dòng đậu
tương trong thí nghiệm vụ Xuân năm 2017 tại Thái Nguyên ...................................29
Bảng 4.1b. Kết quả theo dõi các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các dòng đậu
tương trong thí nghiệm vụ Xuân năm 2017 tại Thái Nguyên ...................................30
Bảng 4.2a. Một số đặc điểm hình thái của các dòng đậu tương trong thí nghiệm (21
dòng chín sớm) ..........................................................................................................34
Bảng 4.2b. Một số đặc điểm hình thái của các dòng đậu tương trong thí nghiệm (28
dòng chín trung bình) ................................................................................................35
Bảng 4.3a. Đặc điểm thực vật học của các dòng đậu tương tham gia
thí nghiệm (21 dòng chín sớm) .................................................................................39
Bảng 4.3b. Đặc điểm thực vật học của các dòng đậu tương tham gia
thí nghiệm (28 dòng chín trung bình) .......................................................................40
Bảng 4.4a. Mức độ hại của sâu cuốn lá đối với các dòng đậu tương
21 dòng chín sớm (% lá bị hại) .................................................................................42
Bảng 4.4b. Mức độ hại của sâu cuốn lá đối với các dòng đậu tương
28 dòng chín trung bình (% lá bị hại) .......................................................................43
Bảng 4.5a. Bệnh gỉ sắt của các dòng tham gia thí nghiệm

(21 dòng chín sớm) ...................................................................................................44
Bảng 4.5b. Bệnh gỉ sắt của các dòng tham gia thí nghiệm
(28 dòng chín trung bình) ..........................................................................................45


vi

Bảng 4.6a. Các yếu tố cấu thành năng suất của các dòng tham gia
thí nghiệm (21 dòng chín sớm) .................................................................................47
Bảng 4.6b. Các yếu tố cấu thành năng suất của các dòng tham gia
thí nghiệm (28 dòng chín trung bình) .......................................................................48
Bảng 4.7a. Các yếu tố cấu thành năng suất của các dòng tham gia
thí nghiệm (21 dòng chín sớm) .................................................................................50
Bảng 4.7b. Các yếu tố cấu thành năng suất của các dòng tham gia
thí nghiệm (28 dòng chín trung bình) .......................................................................51


vii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

- CC

: Chiều cao

- CS

: Cộng sự

- FAO


: (Food and Agriculture Organization of the United Nations)
Tổ chức lương thực và nông nghiệp của Liên hợp quốc

- NSCT

: Năng suất cá thể

- NSLT

: Năng suất lý thuyết

- P1000

: Khối lượng 1000 hạt

- TGST

: Thời gian sinh trưởng

- TN

: Thái Nguyên


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề

Cây đậu tương (Glycine Max (L) Merrill) còn gọi là cây đậu nành là cây
trồng cạn có tác dụng nhiều mặt và là cây trồng có giá trị kinh tế cao. Nó là
nguồn cung cấp thực phẩm cho con người, làm thức ăn gia súc, làm nguyên
liệu cho một số ngành công nghiệp, cây làm tốt đất và là mặt hàng xuất khẩu
có giá trị (Ngô Thế Dân và cộng sự, 1999) [3].
Hạt đậu tương là loại sản phẩm duy nhất mà giá trị của nó được đánh giá
đồng thời cả prôtêin và lipit. Theo các phân tích sinh hoá trong hạt đậu tương
thì hàm lượng prôtêin chiếm khoảng 36-40%, lipit chứa một tỷ lệ cao các axit
béo chưa no có tỷ lệ đồng hóa cao, mùi vị thơm ngon tuỳ theo giống và điều
kiện ngoại cảnh. Trong hạt đậu tương không chỉ có hàm lượng cao về prôtêin
mà nó còn chứa đầy đủ và cân đối các loại axit amin, đặc biệt là axit amin
không thay thế như: Xystin, Lizin, Triptophan... có vai trò quan trọng đối với
cơ thể con người và gia súc. Ngoài ra trong hạt đậu tương còn chứa nhiều loại
vitamin như: PP, A, C, E, K, đặc biệt là vitamin B1 và B2 (Phạm Văn Thiều,
2006) [11].
Trong những năm gần đây hiện tượng đô thị hóa ngày càng tăng lên, dẫn
đến tình trạng giảm diện tích đất dùng trong mục đích nông nghiệp. Mặt khác,
do đời sống kinh tế ngày một tăng nên nhu cầu sử dụng sản phẩm chất lượng
cao, phẩm chất tốt được đặt lên hàng đầu. Vấn đề đặt ra là phải tăng năng
suất, chất lượng sản phẩm trên một đơn vị diện tích. Những yếu tố này chủ
yếu do giống quyết định.
Thái Nguyên có tổng diện tích trồng đậu tương là 117,8 ha, sản lượng là
168,3 tấn, năng suất đạt 14,3 tạ/ha (Tổng Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên)
[15]. Là một tỉnh trung du miền núi phía bắc Việt Nam có diện tích đất và


2

điều kiện sinh thái phù hợp cho phát triển cây đậu tương ở tất cả các vụ gieo
trồng: Xuân, Hè, Hè Thu và Đông. Tuy nhiên sản xuất đậu tương ở Thái

Nguyên chưa thực sự phát triển, hàng năm Thái Nguyên cũng phải nhập khẩu
một lượng lớn đậu tương các nước trên thế giới như Trung Quốc, Mỹ, Úc để
phục vụ cho chế biến thực phẩm cho con người và gia súc.
Việc sản xuất đậu tương của Thái Nguyên chưa đáp ứng được yêu cầu.
Một trong những nguyên nhân làm cho năng suất đậu tương của tỉnh Thái
Nguyên chưa cao là chưa có bộ giống tốt. Mặc dù hiện nay sản xuất đạu
tương của tỉnh đã có 1 số giống mới xong chủ yếu vẫn dùng giống DT84 nên
hiệu quả sản xuất chưa cao. Do vậy, cần phải đi tìm một giống mới để đáp
ứng nhu cầu của sản xuất. Trước thực trạng đó, năm 2016 trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên đã ký kết hợp tác với phía Hàn Quốc nhập nội 300
dòng đậu tương mới về khảo sát. Kết quả cho thấy có một số dòng tỏ ra có
triển vọng tốt. Để đánh giá được chính xác khả sinh trưởng, phát triển của các
dòng có triển vọng làm cơ sở cho việc chọn giống đậu tương thích hợp cho
tỉnh Thái Nguyên phục vụ sản xuất, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu
khả năng sinh trƣởng, phát triển của một số dòng đậu tƣơng nhập nội từ
Hàn Quốc tại Thái Nguyên”.
1.2. Mục đích, yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục đích
Xác định được khả năng sinh trưởng, phát triển của một số dòng đậu
tương nhập nội từ Hàn Quốc tại Thái Nguyên.
1.2.2. Yêu cầu
- Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của một số dòng đậu tương
có triển vọng tại Thái Nguyên
- Đánh giá tình hình sâu bệnh của một số dòng đậu tương thí nghiệm.


3

- Đánh giá các yếu cấu thành năng suất và năng suất của một số dòng đậu
tương thí nghiệm

1.3. Ý nghĩa
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Giúp sinh viên vận dụng một cách tổng hợp những kiến thức đã học
vào thực tế.
- Làm quen với nghiên cứu khoa học sau khi ra trường như: phương
pháp bố trí thí nghiệm, cách thu thập số liệu và viết 1 bản báo cáo khoa học.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở bước đầu cho việc chọn giống
đậu tương nhập nội phù hợp cho vụ đông tại Thái Nguyên.
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất
Tìm ra dòng đậu tương nhập nội có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt
cho năng suất cao, khả năng chống chịu tốt phục vụ cho công tác chọn tạo
giống đậu tương cho vùng Thái Nguyên.


4

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học
Giống tốt được coi như một trong những trợ thủ đắc lực nhất giúp nông
dân tăng nhanh hơn hàm lượng chất xám trong nông sản. Giống quy định giới
hạn năng suất của cây trồng. Năng suất chỉ tương ứng với điều kiện kĩ thuật
trong phạm vi do giống quy định. Khi năng suất tối đa thì dù điều kiện ngoại
cảnh cũng như kĩ thuật canh tác tốt hơn cũng không thể làm tăng năng suất.
Bởi vậy, giống mới có vai trò hết sức quan trọng trong công việc nâng cao
năng suất và sản lượng cây trồng. Mỗi một giống khác nhau thì có khả năng
phản ứng với điều kiện sinh thái ở mỗi vùng khác nhau. Vì vậy để phát huy
được hiệu quả của giống cần phải sử dụng chúng hợp lý, phù hợp với điều
kiện sinh thái, khí hậu, đất đai, kinh tế xã hội. Để có những giống có năng
suất, chất lượng cao, có khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh tốt thì

công tác chọn giống đóng một vai trò vô cùng quan trọng.
Ngày nay nhờ có những thành tựu của công nghệ sinh học hiện đại và
toàn cầu hóa thì công tác giống được hỗ trợ và thời gian tạo ra giống mới
được rút ngắn rất nhiều. Các thành tựu khoa học được ứng dụng trong chọn
giống như gây đột biến, chuyển gen, lai tạo, nhập nội giống… Các giống đậu
tương tại Việt nam hiện tai sử dụng chủ yếu theo lại tạo và nhập nội. Khi chọn
lọc hay nhập được giống mới thì việc khảo nghiệm tại các vùng tiểu khí hậu
khác nhau để tìm ra giống tốt là rất quan trọng.
Công tác khảo nghiệm giống là một cuộc thí nghiệm nhằm xác định sự
thích ứng của giống đối với địa phương trên các loại đất, các loại khí hậu và
các biện pháp kỹ thuật khác nhau. Nếu các giống mới chưa được khảo nghiệm
kỹ lưỡng và chưa được công nhận là đạt tiêu chuẩn mà đã đưa ra sản xuất ở


5

diện rộng thì sẽ gây hiện tượng rối loạn giống, gây khó khăn cho việc sản
xuất, thâm canh tăng năng suất cây trồng.
Các giống đậu tương chọn thí nghiệm đều có thể trồng được ở miền núi
phía Bắc.
2.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu đậu tương trên thế giới và trong nước
2.2.1. Tình hình sản xuất và nghiên cứu đậu tương trên thế giới
2.2.1.1. Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới
Đậu tương là một trong những cây trồng có vị trí quan trọng trong hệ
thống nông nghiệp ở nhiều quốc gia trên thế giới và lâu đời nhất của nhân
loại, có lịch sử trồng trọt khoảng 5.000 năm. Cây đậu tương có nguồn gốc từ
Đông bắc Trung Quốc, sau đó được trồng ở Nhật Bản, Triều Tiên và các nước
trên thế giới.
Hiện nay, có khoảng 78 nước trồng đậu tương, cây đậu tương đã được
đem trồng ở khắp các Châu lục và là cây lấy hạt, lấy dầu quan trọng bậc nhất

của thế giới. Đứng hàng thứ 4 sau lúa mì, lúa nước và ngô. Mặc dù cây đậu
tương có nguồn gốc từ Viễn Đông nhưng khả năng thích ứng rộng nên nó
được phân bố khá rộng từ 400 Vĩ Bắc đến 400 Vĩ Nam (Ma Thị Phương,
2004). Châu Á tuy là nơi nguyên sản của cây đậu tương tuy nhiên nó lại được
trồng tập trung ở Châu Mỹ (70,03%), tiếp đó là Châu Á (23,5%), còn lại ở các
châu lục khác.
Từ những năm 1970 đến nay việc sản xuất đậu tương của thế giới không
ngừng tăng lên so với các cây lấy dầu khác và trở thành mặt hàng xuất khẩu
đem lại lợi nhuận cao cho nhiều nước.


6

Bảng 2.1. Tình hình sản xuất đậu tƣơng trên thế giới trong những năm
gần đây
Diện tích

Năng suất

Sản lƣợng

(triệu ha)

(tạ/ha)

(triệu tấn)

2010

102,61


25,84

265,25

2011

103,60

25,32

262,35

2012

104,99

23,03

241,84

2013

111,26

24,84

276,40

2014


117,70

26,20

308,03

2015

120,35

26

313,05

2016

121,11

28,7

348,04

Chỉ tiêu
Năm

(Nguồn: FAOSTAT, 2017) [16]
Qua bảng 2.1 cho thấy:
Về diện tích: Trong những năm gần đây diện tích trồng đậu tương trên
thế giới có xu hướng tăng lên theo các năm và dao động từ 102,61 triệu ha

đến 121,11 triệu ha tăng 18,03%. Nhìn chung diện tích trồng đậu tương hàng
năm đều tăng đặc biệt trong giai đoạn từ năm 2012 – 2015 là những năm đỉnh
điểm về mở rộng diện tích đậu tương trên toàn cầu khi diện tích trồng dậu
tương tăng từ 104,99 đến 120,35 triệu ha.
Về năng suất: Năng suất đậu tương trên thế giới những năm gần đây
biến động từ 25,84 tạ/ha – 28,7 tạ/ha. Năm 2016 năng suất đậu tương đạt cao
nhất là 28,7 tạ/ha và thấp nhất là năm 2012 đạt 23,03 tạ/ha. Năng suất đậu
tương biến động theo các năm và sự tăng năng suất là không đồng đều qua
các năm do điều kiện khí hậu thay đổi liên tục.
Về sản lượng: Sản lượng đậu tương trên thế giới trong những năm vừa
qua có những biến động, có xu hướng tăng. Nhìn chung từ năm 2010 tới năm
2016 sản lượng đậu tương trên thế giới tăng từ 265,25 triệu tấn đến 348,04


7

triệu tấn tăng 31,21%. Sản lượng trồng đậu tương tăng nhanh như vậy nguyên
nhân là do diện tích trồng đậu tương trong những năm gần đây cũng tăng lên
và do người trồng đậu tương đã ứng dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật tiên
tiến để phục vụ sản xuất. Từ năm 2012 – 2016 do việc mở rộng diện tích
trồng đậu tương đã kéo theo sự tăng vọt về sản lương toàn cầu lên gần 100
triệu tấn.
Trên thế giới có rất nhiều quốc gia trồng đậu tương tuy nhiên sản xuất
đậu tương tập trung chủ yếu ở 4 nước: Mỹ, Brazil, Acgentina và Trung Quốc
(Phạm Văn Thiều, 2006) [11]. Sản lượng đậu tương của 4 nước này chiếm 90
- 95% sản lượng đậu tương của toàn thế giới.
Bảng 2.2. Tình hình sản xuất đậu tương một số nước trên thế giới năm 2015
Quốc gia

Diện tích (triệu


Năng suất

Sản lƣơng (triệu

ha)

(tạ/ha)

tấn)

Mỹ

33,08

32,3

106,86

Brazil

33,3

29

96,5

Argentina

19,53


29,1

56,8

ấn độ

11,6

6,1

7,13

Canada

2,2

29

6,3

Nga

2,08

13

2,71

Trung quốc


6,51

18,1

11,79

(USDA report, 5/2017) [18]
Từ bảng 2.2 ta thấy Mỹ là quốc gia có diện tích năng suất và sản lượng
đậu tương cao nhất thế giới, đây là quốc gia đi tiên phong kĩ thuật công nghệ
sản xuất và nhu cầu sử dụng các mặt hàng nông sản. Bốn quốc gia gồm Mỹ,
Brazil, Argentina và Trung Quốc năm 2015 có sản lượng đậu tương chiếm
86,87% sả lượng đậu tương của thế giới. Trung Quốc là quốc gia đi đầu của
châu Á về sản xuất đậu tương với diện tích 6,51 triệu ha năng suất đạt 18,1


8

tạ/ha sản lượng đậu tương của Trung Quốc năm 2015 là 11,79 triệu tấn. Châu
Á là cái nôi của đậu tương nhưng chính châu Mỹ mới là miền đất hứa cho loại
cây trồng này khi đa số diện tích trồng đậu tương năm ở châu Mỹ với các
quốc gia như Mỹ, Brazil, Argentina, Canada, Paraguay có diện tích trồng đậu
tương lớn và sản lương cao.
2.2.1.2. Tình hình nghiên cứu cây đậu tương trên thế giới
Đậu tương giữ một vai trò quan trọng trong nền nông nghiệp cũng như
kinh tế của nhiều quốc gia. Để nâng cao hiệu quả sản xuất và đáp ứng nhu cầu
ngày càng cao của thị trường thì việc nghiên cứu chọn tạo các giống là rất
quan trọng. Nhằm mục tiêu chọn tạo ra các giống có năng suất cao, chất
lượng tốt, thích nghi rộng để đưa vào sản xuất. Hiện nay nguồn gen đậu tương
chủ yếu tại các nước Châu Á do nó là nơi nguyên sản của cây đậu tương nên

gen của loài này rất phong phú. Có 14 quốc gia lưu giữ chủ yếu nguồn gen
cây đậu tương trên thế giới là: Trung Quốc, Ấn Độ, Đài Loan, Nhật Bản,
Triều Tiên, Indonesia, Thái Lan, Hoa Kỳ, Liên Xô (cũ), Australia, Pháp, Thụy
Điển, Nam Phi, Nigeria với tổng số mẫu gen là trên 45.000 mẫu (Trần Đình
Long, 1991) [8]. Những năm gần đây đã có nhiều trung tâm và viện nghiên
cứu được thành lập nhằm công tác chọn tạo và lưu giữ nguồn gen cây đậu
tương và một số cây trồng khác như: Viên nghiên cứu nông nghiệp nhiệt đới
(The International Institute of Tropical Agricalture:TITA), Trung tâm nghiên
cứu và phát triển rau màu Châu Á (The Asian Vegetable Rearch and
Development Center: AVRDC), Trung tâm đào tạo và nghiên cứu nông
nghiệp cho vùng Đông Nam Châu Á (The Southeast Asian Regional Center
for Graduatesdy and Ressearch in Agriculture: SEARCA), Viện nghiên cứu
lúa (IRRI), chương trình hợp tác nghiên cứu cây thực phẩm các nước Trung
Mỹ (PPCCMA), Trung tâm Cải tiến ngô và lúa mỳ quốc tế (CIMMYT). Qua
đó ta thấy viện nghiên cứu giống cây trồng nói chung và cây đậu tương được


9

đặc biệt quan tâm. Việc thành lập các viện và trung tâm nghiên cứu không chỉ
lưu giữ nguồn gen cây trồng mà còn nhằm mục đích sau:
- Nhập nội giống, tiến hành chọn lọc, thử nghiệm với điều kiện của các
vùng sinh thái khác nhau.
- Khảo nghiệm giống ở các vùng sinh thái khác nhau nhằm tìm ra các
giống có khả năng thích ứng với vùng sinh thái nhất định.
- Tạo ra các giống mới có đặc tính tốt nhờ thành tựu của khoa học công
nghệ trong việc tạo giống cây trồng.
- Thu thập lưu giữ nguồn gen quý trong tự nhiên nhằm cung cấp đa dạng
nguồn gen cây trồng trong chọn tạo giống mới và đa dạng sinh học loài.
- Xác định các địa bàn trồng cây đậu tương trên thế giới và các nước sản

xuất đậu tương tiềm năng và sản lượng lớn.
Để tạo giống đậu tương mới người ta có thể dùng phối hợp nhiều
phương pháp như gây đột biến bằng tác nhân hóa học, vật lý, lai hữu tính,
nhập nội… Đặc biệt là hiện nay các nước phát triển đang đẩy mạnh việc sản
xuất giống đậu tương chuyển gen nhằm chống lại biến đổi khí hậu, dịch hại
và quan trọng nhất là năng suất cao và chất lượng tốt.
Việc chọn tạo và khảo nghiệm giống đậu tương cũng phát triển song
song nhau nhằm đưa các giống đậu tương mới nhanh chóng được đưa vào sản
xuất, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường thế giới. Trung tâm
nghiên cứu và phát triển rau màu Châu Á (AVRDC) đã thiết lập hệ thống
đánh giá (Soybean-Evaluatintrial-Aset) giai đoạn 1 đã phân phát được trên
20.000 giống đến 546 nhà khoa học của 146 nước, vùng lãnh thổ nhiệt đới và
á nhiệt đới.
Kết quả đánh giá giống của Aset với các giống đậu tương khảo nghiệm
thì đưa vào mạng lưới sản xuất được 21 giống trên 10 quốc gia (Nguyễn Thị
Út, 1994) [12].


10

Hoa Kỳ không chỉ là quốc gia lớn trong lĩnh vực sản xuất đậu tương mà
còn là quốc gia tiên phong trong công tác chọn tạo giống. Chọn tạo giống tại
đây được hỗ trợ nhiều thành tựu công nghệ mới trong chọn giống như cây đột
biến, lai ưu thế và chuyển gen cho cây trồng. Công tác chọn tạo giống đậu
tương tại Hoa Kỳ cũng được tiến hành rất sớm thí nghiệm đầu tiên được tiến
hành tại bang Peleci Buanhia. Năm 1893 Quốc gia này đã lưu giữ được
10.000 mẫu của đậu tương thu thập trên toàn thế giới. Theo thống kê thì giai
đoạn 1928 - 1932 thì trung bình mỗi năm Hoa Kỳ nhập 1190 dòng, giống đậu
tương khác nhau. Từ đó các nhà khoa học chọn tạo ra được các giống có khả
năng thích nghi rộng và có khả năng chống chịu sâu bệnh như: Amsoy71, Lec

36, Clark 63, Herkey 67… Mục tiêu của thập kỷ 80 của thế kỷ XX tại Hoa
Kỳ là chọn tạo được các giống có khả năng chịu thâm canh, phản ứng với
quang chu kỳ, chống chịu tốt với ngoại cảnh, hàm lượng protein cao, dễ bảo
quản và chế biến (Johnson H.W and Bernard R.L, 1976) [6].
Hiện nay đối với cây trồng nói chung và cây đậu tương nói riêng thì việc
áp dụng công nghệ gen được áp dụng rất nhiều tại các nước Hoa Kỳ và một số
quốc gia khác. Vấn đề giống cây trồng biến đổi gen (GMO) cũng còn những
tranh cãi về tác động của nó tới tính bền vững cũng như sức khỏe con người.
Trong những cây chuyển gen được trồng thì cây đậu tương là cây trồng
chuyển gen được trồng với diện tích lớn nhất sau đó mới tới các cây khác như
bông, đu đủ, cải dầu… với tổng diện tích tại Hoa Kỳ chiếm 60% diện tích cây
chuyển gen. Thành tựu trong lĩnh vực chuyển gen là tạo ra các cây trồng có
khả năng kháng dịch hại, kháng được thuốc diệt cỏ, tăng chất lượng của sản
phẩm lên nhờ chuyển gen theo ý muốn. Riêng đối với đậu tương thì được chú
trọng chuyển gen chống chịu với thuốc diệt cỏ làm giảm thiệt hại của cỏ dại
gây ra. Một số gen chống chịu với thuốc diệt cỏ hay kháng loài sâu bệnh hại
được xác định và phân lập từ rất nhiều loài có khả năng này để chuyển vào


11

cây trồng. Ví dụ như gen trội Hb trên giống Clark 63 cho phản ứng chống
chịu với Benard and Bentazon, giống Hook có alen Hm mạng tính chống chịu
tốt với thuốc Metribuzin (Ngô Thế Dân và cs, 1999) [3].
Trung Quốc những năm gần đây cũng có nhiều thành tựu trong công tác
giống đậu tương mới. Thông qua gây đột biến các chủng giống bằng tác nhân
là tia gama và quá trình chọn lọc dòng thì đã chọn tạo được các giống như
Teifeng 18 có khả năng chịu phèn cao, chống đổ tốt, năng suất cao, phẩm chất
tốt. Ngoài ra còn các giống như Heinom No6, Heinoum No16 cũng xử lý
bằng tia gama có ưu điểm là hệ rễ phát triển tốt, lóng ngắn, nhiều cành, chịu

hạn và có khả năng thích ứng rộng (Viện khoa học nông nghiệp Việt Nam,
1995) [14].
Đài loan bắt đầu chương trình chọn tạo và nghiên cứu tạo giống đậu
tương từ những năm 1961. Thành tựu điển hình cho công tác giống của nước
này là đưa vào sản xuất giống Kasing T, Tai nung 3, Tai nung 4 cho năng suất
cao hơn các dòng khởi đầu và có những ưu điểm mới. Theo tài liệu thì giống
Tai nung 4 được dùng làm vật liệu lai tạo để chọn tạo ra các giống có khả
năng kháng một số bệnh trong các chương trình lai tạo giống tại các cơ sở
giống như trạm thí nghiệm Marjo Thái Lan, Trường Đại Học Philippine (Vũ
Tiên Hoàng và cs, 1995) [7].
Ấn Độ thì công tác chọn tạo và khảo nghiệm các giống cũng được bắt
đầu khá sớm từ thập niên 60 của thế kỷ trước. Các giống địa phương và nhập
nội được đưa vào khảo nghiệm tại Đại học tổng hợp Pathaga. Năm 1967
thành lập chương trình đậu tương toàn cầu, Ấn Độ với nhiệm vụ lại tạo giống
và khảo nghiện giống mới, đã cho ra đời các giống có triển vọng như Biasoil,
DS 74-24-2, DS 73-16. Tổ chức AICRPS (The All India Coordinated
Research Project on Soybean) và NRCS (National Research Center for
Soybean) đã phối hợp nghiên cứu về genotype và đã phát hiện hơn 50 tính


12

trạng phù hợp với khí hậu nhiệt đới, đồng thời phát hiện những giống có gen
chống bệnh cao khảm do virus gây ra (Brown D.M, 1960) [16].
Tại một số nước Đông Nam Á như Thái Lan và Philippines thì công tác
chọn giống cây trồng cũng khá phát triển. Thái Lan là nước rất năng động
trong tạo giống cây trồng như sắn, cây chuyển gen, cây ăn quả, cây đậu đỗ.
Với sự phối hợp của 2 trung tâm MOAC và CGPRT nhằm cải tiến giống cho
năng suất cao, chống chịu với một số sâu bệnh hại chính như: gỉ sắt, sương
mai, vi khuẩn… đồng thời có khả năng chịu được đất mặn, chịu được hạn

hán, sinh trưởng ngắn. Tại Philippines, thì Viện lúa IRRI thành lập nhằm chủ
yếu nghiên cứu về lúa nhưng những năm gần đây cũng chú trọng tới các cây
trồng khác như cây đậu tương nhằm phá vỡ thế độc canh cây lúa và cải tạo đất
trồng lúa qua luân canh.
Trung tâm nghiên cứu và phát triển rau màu Châu Á nghiên cứu về sâu
bệnh hại trên đậu tương họ thấy cây nhiễm sâu hại là Giòi đục thân mạnh nhất
vào 4 tuần sau mọc, cùng với loài này thì còn nhiều loài sâu bệnh cũng gây
hại như gỉ sắt, sâu cuốn lá, lở cổ rễ…
Nhật Bản cũng là một quốc gia có nguồn gen đậu tương phong phú theo
thống kê của viện tài nguyên sinh học nông nghiệp quốc gia Nhật Bản hiện đang
lưu giữ hơn 6000 mẫu giống đậu tương khác nhau, trong đó có hơn 2000 mẫu
được nhập nội về nhằm tạo nguồn vật liệu cho công tác giống của nước này.
Hiện nay công tác giống đậu tương trên thế giới rất phát triển và được
quan tâm tiến hành trên quy mô lớn. Nhiều bộ giống do nhiều quốc gia chọn
tạo ra và khảo nghiệm tại rất nhiều vùng sinh thái khác nhau.
2.2.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu đậu tương ở Việt Nam
2.2.2.1. Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam
Do có nguồn gốc từ Châu Á nên cây đậu tương cũng có mặt ở Việt Nam
rất sớm khoảng thế kỷ thứ 8. Được trồng và phát triển, đến nay nó đã chiếm


13

một vị trí quan trọng trong nền sản xuất nông nghiệp. Ngoài tác dụng làm
thực phẩm, thức ăn gia súc, làm thuốc... đậu tương còn là cây cải tạo đất, nó
thích hợp trên nhiều loại đất kể cả đất khô cằn, nghèo dinh dưỡng. Nhận thức
được tầm quan trọng của cây đậu tương trong phát triển kinh tế Đảng và Nhà
nước ta đã và đang chú trọng vào sản xuất và phát triển cây đậu tương.
Sản xuất đậu tương trong nước nhằm 3 mục đích:
- Giải quyết vấn đề protein cho người và gia súc.

- Xuất khẩu.
- Cải tạo đất.
Theo số liệu thống kê của chính phủ, đậu tương được trồng ở 28 tỉnh trên
khắp cả nước, trong đó 70% ở miền Bắc và 30% ở miền Nam. Khoảng 65%
đậu tương nước ta được trồng ở vùng cao, những nơi đất không màu mỡ và
35% được trồng ở những vùng đất thấp ở khu vực đồng bằng sông Hồng. Đậu
tương được trồng ở nhiều địa phương trên khắp cả nước vào từng thời điểm
khác nhau nên có cả vụ xuân, vụ hè và vụ đông.
Tầm quan trọng của đậu tương càng được thể hiện rõ hơn khi tại văn kiện
Đại hội V của Đảng cộng sản Việt Nam (tập II trang 37) có ghi: “Đậu tương
cần được phát triển mạnh mẽ để tăng nguồn đạm cho người, gia súc, đất đai và
trở thành một loại hàng hoá xuất khẩu chủ lực ngày càng quan trọng”.
Gần đây năng suất diện tích sản lượng đậu tương đã không ngừng tăng
lên thể hiện qua bảng 2.3.


14

Bảng 2.3. Tình hình sản xuất đậu tương của Việt Nam những năm gần đây
Chỉ tiêu

Diện tích

Năng suất

Sản lƣợng

Năm

(nghìn ha)


(tạ/ha)

(nghìn tấn)

2010

197,80

15,09

298,60

2011

181,39

14,69

266,53

2012

120,75

14,51

175,29

2013


117,80

14,50

168,40

2014

109,35

14,32

156,55

2015

100,8

14,5

146,4

(Nguồn: Tổng cục thống kê, 2015) [15]
Qua bảng 2.3 cho thấy:
Về diện tích: Diện tích trồng đậu tương trong những năm gần đây giảm
dần qua các năm từ 197,8 nghìn ha năm 2010 giảm xuống còn 100,8 nghìn ha
năm 2015, giảm 49,14%. Sở dĩ trong những năm gần đây diện tích trồng đậu
tương giảm nhanh là do sức ép của dân số và nhu cầu sử dụng đất cho công
nghiệp ngày càng tăng, bên cạnh đó việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng cũng là

một nguyên nhân quan trọng làm sụt giảm diện tích cây đậu tương.
Về năng suất: Năng suất đậu tương nước ta biến động dao động từ
14,32 - 15,09 tạ/ha và có xu hướng giảm dần qua các năm.
Về sản lượng: Cùng với diện tích trồng đậu tương, năng suất đậu
tương luôn có sự biến động, không ổn định nên kéo theo sản lượng đậu
tương của nước ta cũng luôn có sự biến động. Năm 2010 sản lượng đậu
tương đạt 298,60 nghìn tấn giảm mạnh từ xuống còn 146,4 nghìn tấn (năm
2015) giảm 51,08%
Nhìn chung, diện tích, năng suất và sản lượng của nước ta đều đạt cao
nhất vào năm 2010, nhưng những năm gần đây đang có xu hướng giảm dần.


15

Với xu hướng đô thị hóa ngày càng mạnh khiến diện tích đất nông nghiệp bị
thu hẹp dần, diện tích trồng đậu tương cũng nằm trong xu hướng đó. Do vậy,
muốn tăng sản lượng trên đơn vị diện tích chúng ta không còn con đường nào
khác là phải đi chọn tạo giống mới cho năng suất cao, phẩm chất tốt phục vụ
nhu cầu của thị trường hướng đến xuất khẩu. Một khâu quan trọng trong chọn
tạo giống đó là khảo nghiệm giống ở các điều kiện sinh thái khác nhau.
2.2.2.2. Tình hình nghiên cứu đậu tương ở Việt Nam
Công tác giống là việc làm quan trọng trong sản xuất nông nghiệp nó tạo
ra vật liệu sống quyết định những yếu tố của cây trồng như năng suất, khả năng
chống chịu với ngoại cảnh và dịch hại. Do vậy công tác thu thập và chọn tạo
giống cây trồng nói chung được các cơ quan nghiên cứu nông nghiệp và các
nhà khoa học rất quan tâm và đầu tư nghiên cứu. Đối với công tác nghiên cứu
chọn tạo giống đậu tương nói riêng cũng đòi hỏi nhiều thời gian, công sức và
tiền bạc. Từ năm 1962, trường Đại Học Nông Nghiệp I cùng với Viện cây công
nghiệp và Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam đã tiến hành thu thập,
nhập nội và chọn tạo giống đậu tương. Theo tài liệu tới năm 1999 thì nước ta

có khoảng 500 mẫu giống chủ yếu được thu thập từ giống địa phương, nhập nội
và gây đột biến từ trong nước và nhập nội từ nước ngoài.
Nguyễn Danh Đông năm 1983 [5] viết, Viện cây nông nghiệp đã thu
thập được 250 mẫu giống và khảo sát phân loại theo thời gian sinh trưởng
(TGST) của giống thì chia làm 6 nhóm giống:
- Nhóm I: chín rất sớm gồm các giống có thời gian sinh trưởng dưới 80 ngày
- Nhóm II: chín sớm, có thời gian sinh trưởng 80 - 90 ngày
- Nhóm III: chín trung bình, có thời gian sinh trưởng 90 - 100 ngày
- Nhóm IV: chín trung bình muộn, có thời gian sinh trưởng 100 - 110 ngày
- Nhóm V: chín muộn, có thời gian sinh trưởng 110 - 120 ngày
- Nhóm VI: chín rất muộn, có thời gian sinh trưởng dài trên 120 ngày.


16

Sau những năm đổi mới, nước ta khôi phục lại nền nông nghiệp việc sản
xuất nông nghiệp cũng được Đảng và Nhà nước quan tâm nên công tác giống
đậu tương cũng đạt được những thành tựu đáng kể về chọn tạo và khảo
nghiệm giống quốc gia để đưa và sản xuất như:
+ VX92: thời gian sinh trưởng 90 - 95 ngày. Giống có hoa màu trắng, hạt
màu vàng sáng, khối lượng 100 hạt từ 14 - 16g, năng suất trung bình 18 - 22
tạ/ha. Trong điều kiện thâm canh có thể đạt 30 tạ/ha.
+ TL57 (ĐT95/VX93): thời gian sinh trưởng 100 - 110 ngày, hoa trắng,
hạt vàng, khối lượng 100 hạt 15 - 16g, năng suất đạt 15 - 20 tạ/ha.
+ ĐN-42 (ĐH4/VX93): thời gian sinh trưởng 90 - 95 ngày, hoa tím, hạt
tròn, vàng sáng, khối lượng 100 hạt 13 - 14g, năng suất 14 - 16 tạ/ha.
+ AK 06 (chọn từ dòng 55): thời gian sinh trưởng 93 - 95 ngày, hoa tím,
hạt màu vàng sáng, khối lượng 100 hạt 16 - 18g, năng suất từ 25 - 30 tạ/ha.
+ ĐT 2000 (nhập nội từ Đài Loan): thời gian sinh trưởng 100 - 110 ngày,
là giống thâm canh, hoa tím, cây to cứng, ít đổ, nhiều đốt (18 - 22 đốt), trung

bình số quả 3 hạt chiếm tới 30% tổng số quả trên cây, khối lượng 100 hạt 17 17,5g, năng suất 30 - 35 tạ/ha, trong điều kiện thâm canh có thể đạt 40 tạ/ha.
+ M103 (đột biến từ V70): thời gian sinh trưởng khoảng 85 ngày, hoa
tím, hạt vàng sáng, khối lượng 100 hạt 18 - 20g, năng suất từ 17 - 20 tạ/ha.
Trong điều kiện thâm canh có thể đạt 30 tạ/ha. Lưu ý đối với giống này nếu
ngắt ngọn ở giai đoạn 5 lá thật sẽ cho năng suất cao hơn.
+ DT 84 (đột biến từ dòng lai 8-33): thời gian sinh trưởng 80 - 85 ngày, hoa
tím, hạt vàng sáng, khối lượng 100 hạt 18 - 20g, năng suất đạt 15 - 30 tạ/ha.
+ ĐT 93 (dòng 821/134 Nhật Bản): thời gian sinh trưởng 80 - 82 ngày,
hoa tím, hạt khi chín có màu vàng, có từ 9 - 10 đốt, khối lượng 100 hạt 13 14g. Có thể trồng vụ hè giữa 2 vụ lúa, tiềm năng năng suất 15 - 18 tạ/ha.


×