Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với chữ cái ở trường mầm non yên mỹ, huyện lạng giang, tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 74 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHO TRẺ LÀM QUEN
VỚI CHỮ CÁI Ở TRƢỜNG MẦM NON YÊN MỸ,
HUYỆN LẠNG GIANG, TỈNH BẮC GIANG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành:Giáo dục mầm non

HÀ NỘI, 2018


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHO TRẺ LÀM QUEN
VỚI CHỮ CÁI Ở TRƢỜNG MẦM NON YÊN MỸ,
HUYỆN LẠNG GIANG, TỈNH BẮC GIANG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục mầm non

Ngƣời hƣớng dẫn khoahọc

TS. Lê Thị Lan Anh


HÀ NỘI, 2018


LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành, em xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới
các thầy, cô giáo trong khoa Giáo dục Mầm non trƣờng Đại học Sƣ phạm
Hà Nội 2 đã trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ em trong quá trình học tập và
nghiên cứu.
Em xin bày tỏ tình cảm trân trọng và lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo
hƣớng dẫn: Tiến sĩ Lê Thị Lan Anh - ngƣời đã định hƣớng cho em nghiên cứu
đề tài, cung cấp cho em những kiến thức lý luận, thực tiễn cùng với những
kinh nghiệm quý báu, nhiệt tình hƣớng dẫn, động viên khích lệ em trong suốt
quá trình nghiên cứu để hoàn thiện khoá luận.
Em cũng chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, các thầy cô giáo và các
em học sinh Trƣờng Mầm non Yên Mỹ, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang
đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình
làm khoá luận.
Trong quá trình thực hiện đề tài khoá luận, dù đã cố gắng nhƣng do
thời gian và năng lực có hạn nên em vẫn chƣa đi sâu vào khai thác hết đƣợc,
vẫn còn nhiều thiếu sót và hạn chế. Vì vậy, em mong nhận đƣợc sự tham gia
đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo và các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 03 tháng 05 năm 2018
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Bích Ngọc


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những kết quả nghiên cứu trong khoá luận là thành

quả làm việc, nghiên cứu của tôi dƣới sự hƣớng dẫn của Tiến sĩ Lê Thị Lan
Anh. Trong quá trình làm đề tài, tôi có sử dụng tài liệu của một số nhà nghiên
cứu và một số tác giả khác. Tuy nhiên, đó chỉ là cơ sở để tôi rút ra đƣợc
những vấn đề cần tìm hiểu ở đề tài của mình. Nội dung khoá luận không trùng
với bất cứ một công trình nghiên cứu nào.
Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 03 tháng 05 năm 2018
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Bích Ngọc


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề........................................................................ 2
3. Mục đích nghiên cứu ................................................................................ 5
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ........................................................... 5
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................ 5
6. Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................... 6
7. Cấu trúc của khóa luận............................................................................... 7
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TỔ CHỨC
CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN LÀM QUEN VỚI CHỮ CÁI ...................... 8
1.1. Cơ sở lí luận .............................................................................................. 8
1.1.1. Cơ sở ngôn ngữ ...................................................................................... 8
1.1.2. Một số khái niệm cơ bản ...................................................................... 12
1.1.3. Cơ sở tâm lí học .................................................................................... 13
1.1.4. Cơ sở sinh lí học ................................................................................... 14
1.2. Thực trạng dạy trẻ mẫu giáo lớn làm quen với chữ cái ở trƣờng mầm
non Yên Mỹ, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang ...................................... 16

1.2.1. Xác định mục tiêu của việc tổ chức hoạt động làm quen với chữ cái
cho trẻ mẫu giáo lớn ...................................................................................... 16
1.2.2. Nội dung chương trình tổ chức hoạt động cho trẻ mẫu giáo lớn làm
quen với chữ cái ............................................................................................. 17
1.2.3. Thực trạng tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với chữ cái ở trường
mầm non Yên Mỹ, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang............................... 18
Kết luận chƣơng 1 ......................................................................................... 28
Chƣơng 2. CÁC BIỆN PHÁP CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN LÀM QUEN
VỚI CHỮ CÁI VÀ THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ..................................... 29
2.1. Một số yêu cầu về biện pháp cho trẻ mẫu giáo lớn làm quen chữ cái
......................................................................................................................... 29


2.1.1. Đảm bảo nguyên tắc lấy trẻ làm trung tâm......................................... 29
2.1.2. Đảm bảo phù hợp với đặc điểm nhận thức và phát triển của trẻ ...... 29
2.1.3. Đảm bảo tôn trọng nét đặc thù vui chơi trong hoạt động học tập
của trẻ ............................................................................................................. 29
2.1.4. Đảm bảo tính khả thi và hiệu quả ....................................................... 29
2.2. Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lƣợng cho trẻ mẫu giáo lớn
làm quen với chữ cái ..................................................................................... 30
2.2.1. Tạo môi trường cho trẻ làm quen với chữ cái .................................... 30
2.2.2. Tổ chức tiết học cho trẻ........................................................................ 32
2.2.3. Dùng hệ thống câu hỏi mở .................................................................. 34
2.2.4. Cho trẻ làm quen với chữ cái ở mọi lúc, mọi nơi ............................... 35
2.2.5. Lồng ghép tích hợp các môn học khác ............................................... 36
2.2.6. Làm quen với chữ cái thông qua trò chơi ........................................... 38
2.2.7. Phối hợp giữa giáo viên với gia đình và nhà trường ......................... 39
2.2.8. Cho trẻ thực hành thường xuyên ........................................................ 41
2.3. Thực nghiệm sƣ phạm ........................................................................... 41
2.3.1. Mục đích thực nghiệm ......................................................................... 41

2.3.2. Đối tượng, địa bàn, điều kiện thực nghiệm ........................................ 42
2.3.3. Nội dung thực nghiệm ......................................................................... 42
2.3.4. Cách thức thực nghiệm........................................................................ 42
2.3.5. Tiêu chí đánh giá.................................................................................. 43
2.3.6. Quy trình tổ chức thực nghiệm ........................................................... 43
Kết luận chƣơng 2 ......................................................................................... 51
KẾT LUẬN .................................................................................................... 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 54
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
Kí hiệu

Chữ viết tắt

CĐSP

Cao đẳng Sƣ phạm

ĐC

Đối chứng

ĐHSP

Đại học Sƣ phạm

GV


Giáo viên

GVMN

Giáo viên mầm non

MGL

Mẫu giáo lớn

TCSP

Trung cấp Sƣ phạm

TN

Thực nghiệm

SL

Số lƣợng


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Bảng chữ cái Latinh viết hoa và viết thƣờng ............................. 11
Bảng 1.2. Bảng chữ cái viết hoa và viết thƣờng tiếng Việt ........................ 12
Bảng 1.3. Trình độ chuyên môn của giáo viên mầm non .......................... 21
Bảng 1.4. Thâm niên công tác của giáo viên mầm non.............................. 21
Bảng 1.5. Nhận thức của giáo viên mầm non về việc tổ chức cho trẻ mẫu
giáo lớn làm quen với chữ cái....................................................................... 22

Bảng 1.6. Nhận thức của giáo viên mầm non về vai trò tổ chức làm quen
chữ cái cho trẻ mẫu giáo lớn ........................................................................ 23
Bảng 2.1. Thực trạng khả năng và hứng thú học chữ cái của trẻ mẫu giáo
lớn ở trƣờng mầm non Yên Mỹ ................................................................... 44
Bảng 2.2. Thực trạng mức độ làm quen chữ cái của trẻ mẫu giáo lớn ở
trƣờng mầm non Yên Mỹ ............................................................................. 45
Bảng 2.3. Mức độ làm quen chữ cái của nhóm TN và ĐC sau thực
nghiệm lần 1 ................................................................................................... 46
Bảng 2.4. Mức độ làm quen chữ cái của nhóm TN và ĐC sau thực
nghiệm lần 2 ................................................................................................... 48


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong xu hƣớng phát triển hội nhập của đất nƣớc hiện nay, để Việt
Nam có thể ngang hàng sánh vai cùng với các nƣớc trên thế giới thì việc đào
tạo nguồn nhân lực, một thế hệ tƣơng lai cho đất nƣớc là vô cùng cần thiết và
cấp bách. Một con ngƣời có thể phát triển toàn diện cần không ngừng cố gắng
và nỗ lực hết khả năng của bản thân để dần hoàn thiện mình hơn, do đó việc
học rất quan trọng. Ngày nay, theo cùng với sự phát triển của toàn thế giới nói
chung và Việt Nam nói riêng, việc học của con ngƣời diễn ra từ khi sinh ra
đến lúc từ giã cõi đời, còn sống là còn học, nhƣ Lê-nin đã nói: “Học, học nữa,
học mãi”. Chính vì thế, việc dạy học cho trẻ nhỏ là vô cùng cần thiết, đây là
bƣớc ngoặt đầu đời trong việc định hƣớng tƣơng lai sau này cho các em.
Trƣờng mầm non là trƣờng học đầu tiên trong cuộc đời của mỗi con
ngƣời, nơi phôi thai nuôi trẻ lớn lên, chập chững bƣớc vào con đƣờng học
vấn. Ở đây, ngôi trƣờng mầm non mà trẻ theo học, đối với các em mọi thứ
đều vô cùng mới lạ, hấp dẫn và phong phú, trẻ tò mò, bị thu hút bởi mọi thứ ở
xung quanh mình.
Ngôn ngữ là phƣơng tiện giao tiếp giữa ngƣời với ngƣời, giữa thế hệ này

với thế hệ khác, giữa nền văn hóa của các quốc gia trên thế giới, là điều kiện
để con ngƣời có thể tiếp nhận tri thức. Ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết cần đi
song hành cùng nhau, khi trẻ biết nói cũng là thời điểm thích hợp để trẻ bắt
đầu làm quen với ngôn ngữ viết. Đây là bƣớc khởi đầu cho trẻ có nền tảng
vững chắc môn tiếng Việt, là chiếc cầu nối giữa thế giới xung quanh với trẻ.
Đối với trẻ mầm non thời điểm thích hợp nhất là lúc trẻ đến 5 tuổi, chuẩn bị
bƣớc vào lớp Một. Lúc này trẻ sẽ bắt đầu đƣợc làm quen với bảng chữ cái,
học cách đọc, cách viết và cách phát âm đúng 29 chữ cái trong bảng chữ cái
tiếng Việt thông qua các tiết học cho trẻ làm quen với chữ cái ở trên lớp. Việc
1


trẻ làm quen với chữ cái không chỉ giúp trẻ nhận biết và phát âm chính xác
các chữ cái mà còn tạo cho trẻ hứng thú khi học tiếng mẹ đẻ, giúp trẻ mở
mang kho tàng kiến thức.
Để truyền thụ kiến thức và kĩ năng cho trẻ làm quen với chữ cái thì
ngƣời giáo viên mầm non có vai trò chủ đạo, bên cạnh đó cũng cần có sự phối
hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trƣờng, giữa giáo viên và phụ huynh để
việc giáo dục trẻ đem lại hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên, hiện nay việc dạy học
cho trẻ gặp khá nhiều ý kiến trái chiều, những quan điểm và cách giáo dục
khác nhau.
Đi sâu tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài nghiên
cứu Tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với chữ cái ở trường mầm non
Yên Mỹ, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Tổ chức hoạt động cho trẻ mẫu giáo làm quen với chữ cái là nội
dung quan trọng nằm trong mục tiêu chung của giáo dục mầm non. Đây là nội
dung cấp thiết và là yêu cầu của xã hội khi trẻ chuẩn bị vào lớp Một - biết các
chữ cái tiếng Việt. Vì mức độ quan trọng đó mà từ xƣa đến nay đã có rất
nhiều tác giả nghiên cứu việc dạy học chữ cái cho trẻ mẫu giáo lớn cũng nhƣ

các biện pháp, phƣơng pháp dạy học chữ cái cho trẻ.
Nhà giáo dục ngƣời Mỹ Margaret B. Puckett và Janet K.Black (1948)
cho rằng trẻ có thể học đọc, học viết một cách hiệu quả qua các hoạt động mà
trẻ yêu thích, đáp ứng đúng với sự phát triển độ tuổi của trẻ [12, tr.55].
Tác giả Carol Seefeldt và Nita Branour [7, tr.60-64] có nghiên cứu về
việc đọc và viết của trẻ em lứa tuổi mầm non, xác định các yếu tố ảnh hƣởng
đến quá trình học đọc và viết của trẻ. Tác giả quan tâm và nhấn mạnh “Trẻ chỉ
dần dần nhận thức về chữ viết trong một môi trƣờng nhất định và nó cần thời

2


gian để kết nối về sự liên quan giữa những gì đƣợc viết và những gì trẻ đã tiếp
nhận đƣợc” [7, tr.60-64].
Gleen Doman chú trọng thái độ, cách tiếp cận và sự tƣơng tác của bố
mẹ và con cái: thông qua các trò chơi với bộ flash card. Ông cho rằng việc
học tập của trẻ nên diễn ra khi cả cha và mẹ cùng chơi đùa với trẻ; ngƣời lớn
cần khơi gợi niềm vui học tập ở trẻ, giúp trẻ trải nghiệm khi học đọc, đồng
thời tạo môi trƣờng tốt cho trẻ, kích thích sự hứng thú ở trẻ để trẻ tham gia
vào hoạt động. Ngƣời lớn giữ vai trò quyết định trong việc tổ chức và hƣớng
dẫn trẻ tham gia vào các hoạt động.
Ở Việt Nam, ngày nay vấn đề ngôn ngữ cũng nhƣ dạy chữ cái tiếng
Việt cho trẻ rất đƣợc quan tâm và chú trọng. Từ cấp Trung ƣơng đến cấp địa
phƣơng cũng đã có một số hội nghị khoa học hƣớng nội dung thảo luận nhằm
nâng cao chất lƣợng giảng dạy để phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non nói
chung và nâng cao hiệu quả dạy học chữ cái cho trẻ mẫu giáo lớn nói riêng.
Năm 2012 tác giả Phùng Đức Toàn [23] nhận thấy khả năng tiền
đọc – viết của trẻ bắt đầu từ rất sớm, thậm chí còn quan niệm rằng nên dạy trẻ
học chữ sớm ngay từ giai đoạn sơ sinh vì giai đoạn này trẻ không phân biệt
đƣợc vật và chữ, trẻ học chữ không cần phải hiểu nghĩa của chữ.

Trong cuốn giáo trình Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ
mầm non, Nguyễn Xuân Khoa [22] đã nói ý nghĩa của việc dạy học chữ cái
cho trẻ cũng nhƣ việc tổ chức hoạt động chữ cái ở trƣờng mầm non còn gặp
một số khó khăn cũng nhƣ các tồn tại khiến cho hiệu quả dạy học giảm sút.
Tác giả Đinh Hồng Thái trong cuốn Phương pháp phát triển ngôn ngữ
cho trẻ em [21] chú trọng đến việc cho trẻ làm quen với chữ cái tiếng Việt.
Theo đó, chƣơng trình dạy học chữ cái cho trẻ mẫu giáo lớn đều thống nhất ở
nội dung cho trẻ làm quen với 29 chữ cái. Trong cuốn này, tác giả nói về thời
lƣợng thực hiện chƣơng trình cho trẻ làm quen với chữ cái tiếng Việt nhƣ sau:

3


việc cho trẻ làm quen với chữ cái tiếng Việt bao gồm 3 giai đoạn với 36 tiết
học, chia làm 12 bài tƣơng ứng với 12 nhóm chữ cái, mỗi nhóm chữ cái dạy
trong 3 tiết. Trong đó, tiết 1 là học làm quen với chữ cái, tiết 2 là những trò
chơi với chữ cái và tiết 3 là trẻ tập tô chữ cái.
Trong Tiếng Việt 1 và Tiếng Việt 2, Nhà xuất bản Đại học Sƣ phạm đã
cung cấp kiến thức cơ bản về chữ cái tiếng Việt cho giáo viên trong việc dạy
học chữ cái cho trẻ mẫu giáo lớn.
Gần đây, các tác giả Việt Nam nhƣ: Nguyễn Thị Phƣơng Nga [15],
Trần Thị Nga [16], [17]; phần lớn tập trung vào các biện pháp hƣớng dẫn trẻ
làm quen với chữ cái, phạm vi và mức độ làm quen chữ cái ở mẫu giáo với
học chữ một cách chính thống ở bậc tiểu học, cơ sở lý luận, biện pháp phù
hợp để tạo điều kiện cho trẻ mẫu giáo làm quen với đọc viết, đề xuất một số
phƣơng pháp chuẩn bị cho trẻ làm quen chữ viết, thực tiễn của việc giúp trẻ
mẫu giáo lớn làm quen chữ viết ở các trƣờng mầm non… Bên cạnh đó, tác giả
Phạm Thị Lan Anh khẳng định biện pháp sử dụng trò chơi mang lại hiệu quả
cao trong việc giáo dục tiền đọc – viết cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi. Tất cả
những nghiên cứu trên là cơ sở, nền tảng lý thuyết vững chắc trong việc tổ

chức làm quen chữ viết cho trẻ mẫu giáo lớn tại trƣờng mầm non.
Theo Lê Thị Ánh Tuyết năm 2003 muốn học chữ thật tốt trẻ cần có
các yếu tố sau: năng lực chú ý, ghi nhớ tức thì, khả năng định hƣớng trong
không gian để phân biệt chữ cái này với chữ cái khác dù có sự khác biệt nhỏ;
sự thành thục vận động của bàn tay để có thể sử dụng bút tạo nên các chữ liên
tục, không rời rạc, đều, gọn, có khả năng chú ý có chủ định, có hứng thú nhận
thức, có thích ứng xã hội [24, tr.123].
Ngoài ra, nhiều cuốn sách, tạp chí, bài báo hay nghiên cứu khoa học
khác đề cập đến vấn đề này.

4


Có thể thấy rằng, rất nhiều tác giả đã đƣa ra những công trình nghiên
cứu về các phƣơng pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo. Hầu hết, các
tác giả đều quan tâm tới đặc điểm chữ cái tiếng Việt. Tuy nhiên, theo nhận
định của cá nhân tôi thì mỗi công trình của một tác giả nghiên cứi tìm hiểu về
một khía cạnh khác nhau về chữ cái tiếng Việt nhƣng chƣa tác giả nào đi tìm
hiểu một trƣờng mầm non cụ thể để đƣa ra các biện pháp giúp việc dạy học
cho trẻ mẫu giáp đạt hiệu quả tốt hơn.
Chính vì lẽ đó, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài: “Tổ chức hoạt
động dạy học cho trẻ mẫu giáo lớn ở trường mầm non Yên Mỹ, huyện Lạng
Giang, tỉnh Bắc Giang” để nghiên cứu.
3. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất các biện pháp thích hợp để trẻ làm quen với chữ cái một
cách có hiệu quả tại trƣờng mầm non Yên Mỹ, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc
Giang.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là cách thức tổ chức hoạt động làm quen

với chữ cái cho trẻ ở Trƣờng mầm non Yên Mỹ, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc
Giang.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu này, chúng tôi chỉ dừng lại ở việc tiến
hành khảo sát, thực nghiệm tổ chức hoạt động cho trẻ 5- 6 tuổi làm quen với
chữ cái trong phạm vi ở trƣờng mầm non Yên Mỹ, huyện Lạng Giang, tỉnh
Bắc Giang.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu cơ sở lí luận của việc tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen
với chữ cái.

5


- Tìm hiểu thực trạng của việc cho trẻ làm quen với chữ cái ở trƣờng
mầm non Yên Mỹ, Lạng Giang, Bắc Giang.
- Xác định nguyên nhân và đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao
khả năng làm quen với chữ cái của trẻ ở trƣờng mầm non.
- Thực nghiệm một số biện pháp nâng cao khả năng làm quen với chữ
cái của trẻ ở trƣờng mầm non Yên Mỹ, Lạng Giang, Bắc Giang để kiểm
chứng tính khả thi của đề tài.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu lí luận
Đề tài sử dụng phƣơng pháp so sánh, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa
tài liệu lí luận liên quan đến đề tài nghiên cứu.
6.2. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn
6.2.1. Phƣơng pháp quan sát sƣ phạm
- Quan sát hoạt động tổ chức dạy trẻ mẫu giáo lớn làm quen với chữ cái
ở một số trƣờng mầm non.
- Quan sát sự tƣ duy, hứng thú của trẻ ở các giờ học làm quen chữ cái.

- Quan sát hoạt động của giáo viên khi tổ chức dạy học cho trẻ để phát
hiện những ƣu nhƣợc điểm từ đó đề xuất những biện pháp dạy trẻ làm quen
với chữ cái một cách có hiệu quả và tốt nhất.
6.2.2. Phƣơng pháp phỏng vấn
Trao đổi với giáo viên mầm non nhằm tìm hiểu nhận thức của giáo viên
về sự cần thiết của việc dạy học chữ cái cho trẻ mẫu giáo lớn.
Trao đổi cùng phụ huynh có con đang ở lứa tuổi mẫu giáo đặc biệt là
mẫu giáo lớn về vấn đề dạy trẻ học chữ cái.
6.2.3. Phƣơng pháp điều tra bằng phiếu
Phát phiếu cho giáo viên đang dạy lớp mẫu giáo 5-6 tuổi.

6


6.2.4. Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm
Tiến hành thực nghiệm các biện pháp đã xây dựng đối với nhóm trẻ
thực nghiệm để kiếm chứng tính khả thi, tính hiệu quả của đề tài.
7. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, nội dung của khóa luận bao gồm 2
chƣơng:
- Chƣơng 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc cho trẻ mẫu giáo lớn làm quen
với chữ cái
- Chƣơng 2: Các biện pháp cho trẻ mẫu giáo lớn làm quen với chữ cái và thực
nghiệm sƣ phạm.

7


CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TỔ CHỨC
CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN LÀM QUEN VỚI CHỮ CÁI

1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Cơ sở ngôn ngữ
1.1.1.1. Nguồn gốc của bảng chữ cái tiếng Việt
Chữ cái tiếng Việt hay còn đƣợc gọi là chữ Quốc ngữ. Chúng ta gọi là
chữ Quốc ngữ để phân biệt với chữ Hán (chữ viết tiếng Hán của Trung
Quốc) và chữ Nôm (chữ cái tiếng Việt tạo nên từ cơ sở của tiếng Hán). Chữ
Hán và chữ Nôm tồn tại trong thời kì phong kiến, có phạm vi sử dụng bị hạn
chế. Chữ Hán là văn tự chính thức trong mọi giao dịch hành chính, giáo dục,
kinh tế, ngoại giao và nhiều lĩnh vực khác dƣới các triều đại vua chúa Việt
Nam hay chính quyền đô hộ của Trung Quốc. Tuy vậy, chữ Hán lại không
thể ghi hết tên ngƣời, tên địa phƣơng, tên núi, tên các loại sản vật của Việt
Nam bởi một số khuôn hình ngữ âm tiếng Việt không tìm thấy trong tiếng
Hán. Sau đó, chữ Nôm ra đời. Mặc dù đƣợc coi là chữ Quốc ngữ tuy nhiên
thì chữ Nôm chƣa bao giờ thực hiện đƣợc chức năng ngôn ngữ của một quốc
gia thống nhất. Chữ Nôm chỉ dựa vào cấu tạo chữ Hán để ghi âm tiếng Việt,
mang tính chất chủ quan của ngƣời sang tạo và sử dụng. Do đó, chữ Nôm
không thống nhất về cách viết, có nhiều chữ khó hiểu.
Chữ cái tiếng Việt hiện nay có nguồn gốc từ chữ viết của một số ngôn
ngữ ở châu Âu bởi sự giống nhau ở một bộ chữ cái Latinh (nhƣ chữ Pháp, chữ
Bồ Đào Nha, chữ Ý,…) đƣợc du nhập vào nƣớc ta từ đầu thế kỉ XVII nhằm
phục vụ cho việc giảng đạo Thiên Chúa và đó chính là chữ Quốc ngữ. Tiến
trình của chữ Quốc ngữ từ khi khởi đạo đến khi hoàn tất là cả một quãng
đƣờng dài gần hai thế kỉ bao gồm bốn chặng đƣờng chính:

8


1. Thời kì sơ khai, phôi thai của chữ Quốc ngữ (1620-1631)
Trong thời kì này có các tài liệu viết tay của J. Roiz (1621), Gaspar
Luis (1621), Alexandre De Rhodes (1625), Antonio De Fontes (1626),

Francisco Buzomi (1626) và cuốn sách của Christopho Borri (1631).
2. Thời kì hình thành chữ Quốc ngữ (1631-1648)
Với những thƣ từ và tài liệu của Alexandre De Rhodes (1631, 1636,
1644, 1647), của Gaspard’Amaral (1632, 1637) và hai tài liệu viết tay khác
(1645, 1648).
Ngoài ra còn có thể kể đến một số chữ Quốc ngữ dùng để phiên âm chữ
Nôm trong 40 tác phẩm viết tay bằng chữ Nôm do G. Maiorica biên tập từ
1634- 1640.
3. Thời kì phát triển chữ Quốc ngữ (1651-1659)
Thời kì này có những tài liệu biên soạn vào năm 1659 của Igesico Văn
Tín và Bento Thiện.
4. Thời kì hoàn tất chữ Quốc ngữ (1772- 1838)
Với bản thảo viết tay từ điển Việt - La của Pigneau de Beshaine (1772)
và việc ấn hành từ điển Việt - La của Taberd có thể thấy chữ Quốc ngữ đã có
thể thức lẫn diện mạo nhƣ chúng ta đang sử dụng ngày nay. Trong giai đoạn
này, còn phải kể đến những tiến bộ của chữ Quốc ngữ trong 26 cuốn sách
viết tay ( khoảng 4000 trang) của Philipphe Bỉnh sao chép từ 1796 đến 1830
ở Lisboa.
Nhƣ vậy, sự chế tác chữ Quốc ngữ là một công việc tập thể của nhiều
linh mục châu Âu. Trong đó, ngoài Alexandre De Rhodes nổi bật lên vai trò
của các giáo sĩ Bồ Đào Nha nhƣ: Francisco de Pina, Gaspard’ Amaral và
Antonio Barbasa. Trong công việc này có sự cộng tác và hỗ trợ tích cực của
nhiều ngƣời Việt Nam, trƣớc hết là các thầy giảng đạo của Việt Nam (giúp
việc cho các linh mục ngƣời châu Âu). Và Alexandre De Rhodes không phải

9


là ngƣời châu Âu đầu tiên sáng tạo ra chữ Quốc ngữ nhƣng ông đã có công
lao to lớn góp phần sửa sang, hoàn chỉnh để hình thành bộ chữ Quốc ngữ.

Đặc biệt là ông đã dùng nó để biên soạn và tổ chức in ấn đầu tiên cuốn Từ
điển Việt - Bồ - La và Phép giảng tám ngày có thể đƣợc coi nhƣ tác phẩm
văn xuôi đầu tiên viết bằng chữ Quốc ngữ, sử dụng lời ăn tiếng nói bình dân
hằng ngày của ngƣời Việt Nam thế kỉ XVII.
Vì tính ƣu việt của chữ Quốc ngữ nên nó trở thành phƣơng tiện giao
tiếp thuận lợi, đƣợc nhân dân ta chấp nhận. Nhƣng do hoàn cảnh lịch sử, địa
vị chữ quốc ngữ còn phải trải qua một thời kì lâu dài hơn mới đƣợc khẳng
định là chữ viết của dân tộc ta nhƣ hiện nay.
1.1.1.2. Đặc điểm chữ cái tiếng Việt
Chữ cái tiếng Việt là chữ ghi âm, đây là loại chữ cái tiến bộ. Nguyên
tắc cơ bản của kiểu chữ này là nguyên tắc ngữ âm học. Về cơ bản, nguyên
tắc đảm bảo sự tƣơng ứng 1:1 giữa các âm và các chữ, tức là mỗi chữ cái các
âm tiếng việt đều rời, có cấu tạo đơn giản nên việc đánh vần không phức tạp
lắm. Trong dạy học vần, việc dạy viết (nhất là những âm tiết đầu) có một số
khó khăn nhất định do cấu tạo hệ thống chữ cái tiếng Việt còn tồn tại một số
bất hợp lí.
Mặc dù vậy nhƣng có thể khẳng định rằng chữ viết tiếng Việt có cấu
tạo khá đơn giản cũng nhƣ có tính thống nhất cao nên việc dạy chữ đối với
trẻ mẫu giáo ở Việt Nam có thể giải quyết trong vòng ba đến bốn tháng. Hiện
nay các trƣờng mầm non dạy trẻ làm quen với chữ cái tiếng Việt với ba dạng
chữ cái: in thƣờng, in hoa và viết thƣờng.
1.1.1.3. Hệ thống bảng chữ cái Latinh và chữ Quốc ngữ
a. Bảng chữ cái Latinh
Bảng chữ cái Latinh là hệ thống chữ viết dùng bảng chữ cái đƣợc sử
dụng rộng rãi nhất trên thế giới hiện nay. Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế

10


(ISO) đã tóm lƣợc bảng chữ cái Latinh vào tiêu chuẩn ISO/IEC 646 và dựa

trên cách sử dụng phổ biến nhằm mục đích phổ biến rộng rãi tiêu chuẩn này.
Do Hoa Kỳ chiếm vị trí thƣợng tôn trong cả hai ngành công nghiệp nên tiêu
chuẩn ISO này đƣợc xây dựng dựa trên Chuẩn mã trao đổi thông tin Hoa Kỳ
(tức ASCII, bộ ký tự dùng cho 26 × 2 chữ cái của bảng chữ cái tiếng Anh).
Về sau, các tiêu chuẩn nhƣ ISO/IEC 10646 (Unicode Latinh) vẫn tiếp
tục dùng bộ 26 × 2 chữ cái của bảng chữ cái tiếng Anh làm bảng chữ ký
Latinh căn bản, đồng thời có mở rộng để xử lý đƣợc những chữ cái trong các
ngôn ngữ khác.
Bảng 1.1. Bảng chữ cái Latinh viết hoa và viết thƣờng

Aa

Bb

Cc

Dd

Ee

Ff

Gg

Hh

Ii

Ji


Kk

Ll

Mm

Nn

Oo

Pp

Qq

Rr

S s

Tt

Uu

Vv

Ww

Xx

Yy


b. Bảng chữ cái Quốc ngữ
Chữ Quốc ngữ là hệ chữ viết chính thức hiện nay của tiếng Việt sử
dụng ký tự Latinh. Bộ chữ Quốc ngữ dựa trên các bảng chữ cái của nhóm
ngôn ngữ Rôman, đặc biệt là bảng chữ cái Bồ Đào Nha, với các dấu phụ chủ
yếu từ bảng chữ cái Hy Lạp.
Tên gọi chữ Quốc ngữ đƣợc dùng để chỉ chữ quốc ngữ lần đầu tiên vào
năm 1867 trên Gia Định báo.Tiền thân của tên gọi này là tên gọi chữ Tây
quốc ngữ, có nghĩa là văn tự tiếng Pháp. Về sau từ Tây (chỉ nƣớc Pháp) bị
lƣợc bỏ khỏi tên gọi để chỉ còn là chữ quốc ngữ, có nghĩa là văn tự tiếng
Việt. Quốc ngữ nghĩa mặt chữ là ngôn ngữ quốc gia, ở Việt Nam trong thời
kỳ này nếu không có từ bổ nghĩa kèm theo cho thấy từ quốc ngữ đƣợc dùng

11


để chỉ một ngôn ngữ nào khác nhƣ từ Tây trong Tây quốc ngữ (chỉ tiếng
Pháp) thì quốc ngữ mặc định là chỉ tiếng Việt.
Bảng chữ cái Quốc ngữ hay bảng chữ cái tiếng Việt bao gồm 29 chữ
cái đƣợc viết dƣới hai hình thức: viết hoa (chữ to) và viết thƣờng (chữ nhỏ).
Bảng 1.2. Bảng chữ cái viết hoa và viết thƣờng tiếng Việt

Aa

Ăă

Ââ

Bb

Cc


Dd

Đđ

Ee

Êê

Gg

Hh

Ii

Kk

Ll

Mm

Nn

Oo

Ôô

Ơơ

Pp


Qq

Rr

Ss

Tt

Uu

Ƣƣ

Vv

Xx

Yy

1.1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.1.2.1. Khái niệm biện pháp tổ chức
- Biện pháp là một thuật ngữ đƣợc sử dụng rộng rãi trong các ngành
khoa học, đặc biệt là khoa học giáo dục. Theo từ điển giáo dục học và một số
từ điển khác thì biện pháp là cách làm, cách thức tiến hành để đi đến một
mục đích nhất định
- Tổ chức, theo từ điển giáo dục học và một số ý kiến cho rằng: tổ chức
là việc sắp xếp, bố trí thành các bộ phận có trật tự, có nề nếp để cùng thực
hiện một nhiệm vụ hoặc một chức năng chung.
Vậy có thể hiểu “biện pháp tổ chức” là cách làm, cách thức sắp xếp, bố
trí các phần, các bộ phận một cách có hệ thống nhằm đạt đƣợc mục đích đã

đề ra.
1.1.2.2. Khái niệm làm quen chữ viết
Theo từ điển tiếng Việt của Nguyễn Nhƣ Ý (Chủ biên): “Chữ viết là hệ
thống kí hiệu bằng đường nét dùng để ghi tiếng nói” [29, tr.409].
Từ ý tƣởng này, làm quen chữ viết đƣợc hiểu là việc tiếp cận hoạt động
trên hệ thống các đƣờng nét ghi lại tiếng nói.

12


1.1.3. Cơ sở tâm lí học
Để xử lí tình huống xảy ra trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ là cả
một nghệ thuật, nhất là khi trẻ còn ở độ tuổi thơ dại. Chính vì vậy, để vận
dụng khả năng sƣ phạm của mình vào trong việc giải quyết tốt các tình
huống xảy ra giáo viên ở các trƣờng mẫu giáo ngoài tình yêu nghề, yêu trẻ,
tinh thần trách nhiệm cao, sự cần mẫn, kiên trì còn cần có sự hiểu biết nhất
định về cơ sở tâm lí học của trẻ.
Đối với trẻ mẫu giáo lớn, đặc điểm đầu tiên là hoàn thiện các cấu trúc
tâm lí ngƣời. Độ tuổi mẫu giáo lớn là giai đoạn cuối cùng của trẻ em ở lứa
tuổi “mầm non” – tức là lứa tuổi trƣớc khi đến trƣờng phổ thông. Ở giai đoạn
này, những cấu trúc tâm lí đặc trƣng của con ngƣời đƣợc hình thành trƣớc
đây, đặc biệt là trong độ tuổi mẫu giáo vẫn phát triển mạnh. Với sự giáo dục
của ngƣời lớn, những chức năng tâm lí đó sẽ đƣợc hoàn thiện về mọi phƣơng
diện của hoạt động tâm lí để hoàn thành việc xây dựng những cơ sở ban đầu
về nhân cách con ngƣời.
1.1.3.1. Sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ trong sinh hoạt hằng ngày
Một trong những thành tựu lớn lao nhất của giáo dục mầm non là làm
cho trẻ sử dụng đƣợc một cách thuần thục tiếng mẹ trong cuộc sống sinh hoạt
hằng ngày. Tiếng mẹ đẻ là phƣơng tiện quan trọng nhất để lĩnh hội nền văn
hóa dân tộc, để giao lƣu với những ngƣời xung quanh, để tƣ duy, để tiếp thu

khoa học, để bồi bổ tâm hồn.
Trẻ em học xong mẫu giáo là đứng trƣớc một nền văn hóa đồ sộ của
dân tộc và nhân loại mà nó có nhiệm vụ phải lĩnh hội những kinh nghiệm của
ông cha ta để lại, đồng thời có sứ mạng xây dựng nền văn hóa dân tộc trong
tƣơng lai ngày càng phát triển. Cho nên việc học tiếng mẹ đẻ cho trẻ em ở
lứa tuổi mẫu giáo là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng phải đƣợc hoàn thành.

13


1.1.3.2. Sự xác định ý thức bản ngã và tính chủ định trong hoạt động tâm lí
Do sự xác định ý thức bản ngã đƣợc rõ ràng hơn và các quá trình tâm lí
không có chủ định dần chuyển sang quá trình tâm lí mang tính chủ định, làm
cho các hành động ý chí của trẻ ngày càng đƣợc bộc lộ rõ nét trong hoạt
động học tập, vui chơi và trong cuộc sống.
Sự tự ý thức còn đƣợc biểu hiện rõ trong sự phát tiển giới tính của trẻ.
Trẻ không chỉ nhận ra giới tính của mình mà còn thể hiện những hành vi phù
hợp với giới tính của mình. Ở tuổi mẫu giáo lớn việc đặt mục đích cho hành
động và lập kế hoạch để thực hiện hành động thƣờng đƣợc thể hiện rất rõ nét.
Sự phát triển về mặt ý chí là một trong những biểu hiện rõ nhất của ý
thức khiến cho nhân cách của trẻ đƣợc khẳng định.
1.1.3.3. Xuất hiện kiểu tư duy trực quan hình tượng mới - tư duy trực quan sơ
đồ và những yếu tố của kiểu tư duy logic
Ở trẻ mẫu giáo lớn, bên cạnh việc phát triển tƣ duy trực quan – hình
tƣợng vẫn mạnh mẽ nhƣ trƣớc đây, thì kiểu tƣ duy trực quan – sơ đồ tạo cho
trẻ một khả năng phản ánh những mối liên hệ tồn tại khách quan không bị
phụ thuộc vào hành động hay ý muốn chủ quan của bản thân đứa trẻ.
Kiểu tƣ duy này giúp trẻ lĩnh hội nhứng tri thức ở trình độ khái quát
cao, từ đó hiểu đƣợc bản chất của sự việc.
1.1.4. Cơ sở sinh lí học

1.1.4.1. Vận động tinh
Trong giai đoạn này, vận động tinh của trẻ thể hiện rõ ở cả hai tay, trẻ
sử dụng cả hai tay để hoạt động và thực hiện các nhiệm vụ hằng ngày, trẻ
phân biệt đƣực tay thuận, tay không thuận. Các ngón tay vận động linh hoạt
thuận tiện trong việc cầm bút vẽ, viết. Khi sử dụng bút chì, việc cầm bút chì
bằng 3 ngón tay sẽ đƣợc thiết lập rõ ràng, trẻ có thể cầm bút đúng cách, tô
chữ cái thành thạo, vẽ và tập tô theo nét có sẵn, vẽ hình ngƣời với 6 bộ phận,

14


sao chép các hình tam giác, hình vuông… Sự di chuyển các ngón tay trong
khi vẽ, sao chép đƣợc trẻ di chuyển một cách tỉ mỉ và chính xác hơn.
Vận động tinh của trẻ 5 - 6 tuổi đã có bƣớc phát triển đáng kể so với trẻ
ở lứa tuổi thấp hơn. Để giúp trẻ tiếp tục phát triển thể chất cũng nhƣ các vận
động tinh này một cách chắc chắn và bền vững, ngƣời dạy cần tạo điều kiện
cũng nhƣ môi trƣờng để cho trẻ thƣờng xuyên đƣợc thực hành, luyện tập từ
chỗ quen đến thuần thục; cho trẻ đƣợc thao tác bằng nhiều dụng cụ, nguyên
vật liệu khác nhau; cho trẻ chơi các trò chơi vận động phát triển sự khéo léo
của các ngón tay.
Vì thế, việc phát triển thể chất ở giai đoạn này là một bƣớc ngoặt đáng
chú ý và là điều kiện thuận lợi để giúp trẻ tham gia vào hoạt động làm quen
chữ viết một cách dễ dàng và hiệu quả hơn.
1.1.4.2. Hoạt động hệ thần kinh
Hoạt động thần kinh của trẻ mẫu giáo lớn có cƣờng độ và tính linh
hoạt tăng lên giúp cho sự phối hợp giữa các hoạt động của trẻ đƣợc tốt hơn.
Đồng thời các tế bào thần kinh của trẻ dễ bị mệt mỏi, bộ não dễ hƣng phấn
khiến cho trẻ rất hiếu động, trẻ dễ hứng thú cũng nhanh chán. Vì vậy, khi cho
trẻ làm quen với chữ cái giáo viên cần gây đƣợc hứng thú ban đầu để kích
thích tinh thần học tập của trẻ và thời gian học thì không quá dài dẫn tới sự

nhàm chán cho trẻ.
Với sự phát triển của hệ thần kinh trung ƣơng và sự hoạt động của
não bộ tƣơng đối ổn định, bền vững nên khả năng ghi nhớ chữ cái của trẻ
thời kì này rất tốt. Trẻ sẽ ghi nhớ chữ cái theo một hình ảnh trực quan gắn
liền với chữ cái đó (chữ ô trong từ ô tô).
Những thành tựu đạt đƣợc trong giải phẫu sinh lí ngƣời đã giúp
chúng ta thấy đƣợc sự ảnh hƣởng quan trọng của các vùng trên não bộ tới
khả năng ghi nhớ, nghe, hiểu và phát âm. Các nhà sinh học đã phát hiện ra

15


rằng có hai vùng trên đại não liên quan đến việc phát triển lời nói là vùng
Broca và vùng Wernicke. Vùng Broca thuộc vùng 44, 55 của thùy trán, đây
là vùng chi phối vận động của các cơ quan tham gia vào động tác phát âm
nhƣ thanh quản, môi, lƣỡi,… Khi vùng này bị tổn thƣơng sẽ dẫn đến chứng
câm nhƣng vẫn hiểu lời nói, hiểu chữ viết, những ngƣời có thể nghe và đọc
vẫn hiểu nhƣng không thể diễn đạt đƣợc ý nghĩ của mình bằng lời nói, họ chỉ
có thể diễn đạt thông qua chữ viết. Vùng Wernicke nằm ở thùy thái dƣơng,
đây là vùng rất quan trọng trong việc hình thành tiếng nói và tƣ duy, còn
đƣợc gọi là vùng hiểu ngôn ngữ và hiểu biết. Đây là vùng không chỉ chi phối
lời nói mà còn giúp chúng ta hiểu lời, hiểu nghĩa,… Nếu vùng Wernicke bị
tổn thƣơng sẽ dẫn đến chứng câm và không hiểu lời nói, chữ viết,...
Không chỉ chịu ảnh hƣởng của các vùng trên bán cầu đại não, sự
hoạt động bình thƣờng của hệ thần kinh, hoạt động ngôn ngữ muốn thực hiện
đƣợc cũng cần phải có sự tham gia của các tế bào đại não hoạt động bình
thƣờng của bộ máy phát âm, sự phát triển tâm lí của cá thể đó: năng lực
trƣơng lực cơ, độ tỉnh táo nhất định, lƣợng thông tin có thể tiếp nhận,… Chỉ
có sự hoạt động hài hòa của các yếu tố trên mới có thể mang lại hiệu quả cho
hoạt động ngôn ngữ của trẻ đặc biệt là việc ghi nhớ và phát âm đúng chữ cái.

1.2. Thực trạng dạy trẻ mẫu giáo lớn làm quen với chữ cái ở trƣờng
mầm non Yên Mỹ, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang
1.2.1. Xác định mục tiêu của việc tổ chức hoạt động làm quen với chữ cái
cho trẻ mẫu giáo lớn
1.2.1.1. Trẻ nhận biết được các chữ cái tiếng Việt và phát âm một cách rõ
ràng, chính xác
Tổ chức hoạt động cho trẻ mẫu giáo lớn làm quen với chữ cái nhằm
giúp trẻ nhận biết đƣợc cấu tạo, hình dạng của các con chữ tiếng Việt, giúp
trẻ nhận biết điểm giống và khác nhau giữa các chữ cái đồng dạng. Từ đó

16


nhận biết đƣợc các chữ cái có ở môi trƣờng xung quanh trẻ nhƣ: trên các
quyển sách báo, trong những cuốn truyện tranh, đồ dùng, đồ chơi,… và phát
âm chữ cái một cách chính xác theo ngôn ngữ mẹ đẻ.
1.2.1.2. Hình thành các kĩ năng tiền đọc, tiền viết cho trẻ trước khi đi học tại
trường phổ thông
Khi dạy trẻ học chữ cái chính là dạy trẻ biết cách phát âm chính xác các
chữ cái, dạy trẻ biết đƣợc cấu tạo chữ cái: gồm bao nhiêu nét, có những nét
nhƣ thế nào (nét cong tròn khép kín, nét thẳng, nét móc, nét xiên, dấu mũ
ngƣợc hay xuôi,…). Những việc ấy đồng thời hình thành cho trẻ kĩ năng tiền
đọc, tiền viết trƣớc khi học tại trƣờng phổ thông. Qua hoạt động cho trẻ mẫu
giáo lớn làm quen với chữ cái, trẻ sẽ có thể đọc chính xác, hình thành phản
xạ nhanh với các chữ cái, có thể nói tên chữ cái hoặc tên cả cụm từ có chứa
chữ cái đã học mà không cần sự nhắc nhở, gợi ý hay làm mẫu của ngƣời lớn.
Điều đó có ý nghĩa rất lớn trong việc hình thành kĩ năng đọc của trẻ sau này.
Không những thế, ở các giờ ôn tập lại về các chữ cái đã học, trẻ còn đƣợc cô
giáo hƣớng dẫn dùng bút để tô các nét của chữ cái. Việc này không những
giúp trẻ khắc sâu biểu tƣợng về chữ cái, hình thành các kĩ năng tiền viết nhƣ:

tƣ thế ngồi, cầm bút, rèn luyện cử động cổ tay, ngón tay. Từ đó hình thành ở
trẻ các phẩm chất đạo đức kiên trì, lòng quyết tâm, tính kỉ luật,… làm cơ sở
hình thành nhân cách trẻ sau này.
1.2.2. Nội dung chương trình tổ chức hoạt động cho trẻ mẫu giáo lớn làm
quen với chữ cái
Theo chƣơng trình giáo dục hiện nay, môn làm quen với chữ cái đều
thống nhất ở nội dung cho trẻ làm quen với 29 chữ cái (nhƣ bảng 1.2), không
dạy trẻ các chữ viết thuộc về các nguyên âm đôi nhƣ: uô, ƣơ, iê; các chữ
ghép nhƣ: ph, nh, ck, tr, kh, nh; dạy trẻ biết ngồi đúng tƣ thế và cách cầm bút
khi tập tô chữ cái theo mẫu. Khi dạy trẻ mẫu giáo lớn, 29 chữ cái sẽ đƣợc

17


×