Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

Khóa luận một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với chữ cái ở trường mầm non trung du và miền núi huyện thọ xuân, thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (258.68 KB, 46 trang )

Đề tài: Một số biện pháp nâng cao chất lượng làm quen với chữ cái O
trường mầm non trung du và miền núi huyện Thọ Xuân
PHẦN A: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Dạy trẻ làm quen với chữ viết là một trong những nội dung quan trọng cho
trẻ lúc mẫu giáo lớn. Đối với trẻ mẫu giáo lớn, làm quen với chữ viết giúp trẻ
bước đầu nhận biết được các chữ cái và phát âm chuẩn các chữ cái trong các từ
trọn vẹn, phát triển ở trẻ ở khả năng, so sánh và phát triển ngôn ngữ, khi trẻ đã
thuộc và phát âm chuẩn các chữ cái thi trẻ sẽ dễ dàng làm quen với cách tô và viết
chữ dể chuẩn bị vào lớp 1. Ngoài ra việc cho trẻ làm quen với chữ viết còn phát
triển tư duy trực quan hành động, tư duy trực quan hình tượng và đặc biệt là phát
triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. Khi trẻ làm quen với chữ viết, các cơ ngón tay,
cơ bàn tay của trẻ phải hoạt động nhiều hơn, qua đó cũng phát triển cơ thể trẻ.
Việc hướng dẫn trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi “làm quen chữ cái” là cơ hội tốt để
sớm hình thành ở trẻ những năng lực hoạt động ngôn ngữ thái độ, phát triển trí
tuệ và kĩ năng làm quen với chữ cái. Qua đó giáo dục tình cảm và phát triển tư
duy mở rộng vốn hiểu biết của trẻ góp phần vào việc phát triển nhân cách toàn
diện, chuẩn bị cho trẻ hành trang “ tiếng Việt” vững chắc để trẻ bước vào lớp 1.
Trẻ mẫu giáo khi bước vào trường phổ thông là một bước ngoặt lớn và việc
quan trọng nhất là ở đây ai sẽ là người giúp trẻ vượt qua những khó khăn đó?
Không ai khác chính là các giáo viên mầm non, phụ huynh và bản thân trẻ. Ở
mẫu giáo trẻ đang quen với vui chơi là hoạt động chủ đạo, nhưng khi trẻ vào tiểu
học thì học tập lại đóng vai trò chủ đạo nên việc cho trẻ làm quen với chữ cái ở
trẻ mẫu giáo không phải là đưa chương trình tiếng Việt của lớp 1 vào dạy mà ở
đây trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi được sử dụng các yếu tố vui chơi và các nhiệm vụ học
tập sáng tạo thông qua các hoạt động học tập.
Ngoài ra, một số phụ huynh vẫn còn quan niệm đơn giản rằng, để chuẩn bị
tốt môn tiếng Việt ở bậc tiểu hoc, chỉ cần dạy chữ trước cho trẻ mầm non, nghĩa
1
là dạy trước chương trình lớp 1. Đó là cách suy nghĩ hết sức thiển cận, chỉ nhìn
thấy ngọn mà chưa nhìn tới “gốc”. Nhưng vấn đề quan trọng là vun đắp cho cái


gốc khoẻ thì cây mới có thể phát triển nhanh, tươi tốt và vững chắc sau này.
Việc biết đọc, biết viết bao hàm nghĩa sâu rộng hơn nhiều, biểu hiện ở các năng
lực như đọc, viết nhanh, thành thạo, mạch lạc logic với các loại văn bản khác
nhau, hiểu sâu ngôn ngữ nghĩa đen, nghĩa bóng. Chính vì vậy nó đòi hỏi sự học
tập rèn luyện suốt đời.
Để chuẩn bị cho trẻ cái “gốc” mạnh khoẻ, làm cơ sở cho suốt cuộc đời học
tập sau này của trẻ, giáo viên mầm non cần thay đổi quan niệm nhận thức, cũng
như thực hành việc dạy hằng ngày. Cốt lõi của sự thay đổi này là: gắn việc dạy
trẻ làm quen chữ cái với sự phát triển tự nhiên, xuất phát từ môi trường sống
thực, gần gũi và có ý nghĩa với trẻ. Việc dạy trẻ LQCC phải là hoạt động tạo
dựng thú vị chứ không áp đặt, hướng tới xây dựng nhu cầu hứng thú thực sự của
bản thân trẻ với việc làm quen chữ cái.
Các trường mầm non khu vực trung du và vùng núi huyện Thọ Xuân đã và
đang thực hiện đổi mới hình thức, phương pháp dạy trẻ LQCC nhằm nâng cao
hiệu quả học tập cua trẻ. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế. Những hạn chế
trong việc tổ chức đổi mới phương pháp dạy trẻ LQCC do những nguyên nhân
khác nhau: Do thiếu thốn về cơ sở vật chất, do nhận thức của giáo viên chua
đúng, do sự phối kết hợp giữa giáo viên và phụ huynh chưa chặt chẽ…
Để nâng cao chất lương tổ chức hoạt động LQCC cho trẻ mẫu giáo, cần có
những biện pháp hữu hiệu dựa trên các điều kiện thực tế như: Chương trình
LQCC, khả năng và hứng thú học tập của trẻ, sự đồng thuận giữa giáo viên và
phụ huynh trong việc dạy trẻ LQCC theo hướng đổi mới…
Từ những lý do trên chúng tôi quyết định chọn đề tài: “ Một số biện pháp
nâng cao chất lượng tổ chức hoạt đông LQCC ở các trường mầm non trung du
và vùng núi huyện Thọ xuân.
2.Lịch sử vấn đề nghiên cứu.
Công tác tổ chức hoạt đông LQCC theo hướng đổi mới ở trường mầm non
là vâns đề được nhiều tác giả nghiên cứu trong nước quan tâm. Các tác giả đã
2
nghiên cứu ở nhiều góc độ, mức độ khác nhau. Nhìn chung về mặt lý luận thì cơ

bản đã được giải quyết khá đầy đủ. Các tác giả đã khẳng định được vai tro to lớn
của công tác tổ chức hoạt động dạy trẻ LQCC theo hướng đổi mới ở trường
mầm non, điển hinh như:
- Nguyễn Xuân Khoa. Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu
giáo. NXB ĐHQG.HN.1999. là một công trình nghiên cứu đã chỉ ra những
phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo. Đặc biệt là nghiên cứu về
việc chuẩn bị cho trẻ học đọc, học viết ở trường phổ thông.
- Hoàng Thị Oanh – Phạm Thị Việt – Nguyễn Kim Đức. Phương pháp
phát triển ngôn ngữ cho trẻ dưới 6 tuổi. NXB ĐHQG.HN.2001. Giáo trình đã
nghiên cứu về đặc điểm ngữ âm của trẻ mẫu giáo; đặc điểm vốn từ của trẻ; đặc
điểm ngôn ngữ mạch lạc của trẻ…
- Đặng Thu Quỳnh. Trò chơi với chữ cái và phat triển ngôn ngữ. NXB
GD.Bao gồm các trò chơi về chữ cái để giúp trẻ LQCC và giúp phát triển ngôn
ngữ cho trẻ.
- Bộ Giáo dục và Đào tạo: Chăm sóc giáo dục trẻ dưới 6 tuổi, Hà Nội,
1989.
Công tác tổ chức hoạt động dạy trẻ LQCC theo hướng đổi mới ở các trường
mầm non là một nội dung quan trọng được đề cập đến trong các tài liệu nói trên.
Ngoài ra không ít các bài báo đã bàn về thực tế vấn đề này.
Ở trường ĐH Hồng Đức, các đề tài nghiên cứu về vấn đề này còn ít.
Quá trình nghiên cứu chúng tôi thấy rằng: Công tác tổ chức hoạt động
LQCC theo hướng đổi mới ở các trường mầm non trung du và vùng núi huyện
Thọ Xuân còn chưa được đề cập đến. Vì thế, chúng tôi mong muốn góp phần
tìm hiểu vấn đề này nhằm đưa ra một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức
hoạt động này và để nâng cao chất lượng giáo dục mầm non, đặt nền tảng cho
các bậc giáo dục cao hơn.
3. Mục đích nghiên cứu.
3
Tìm hiểu thực tiễn, đánh giá thực trạng tổ chức hoạt động LQCC theo
hướng tích hợp chủ đề ở các trường mầm non trung du và vùng núi huyện Thọ

Xuân. Trên cơ sở đó, đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chưc hoạt động
LQCC theo hướng tích hợp chủ đề ở các trường mâm non trung du và vùng núi
huyện Thọ Xuân.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
a. đối tượng nghiên cứu.
Một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động LQCC ở các
trường mầm non trung du và vùng núi huyện Thọ Xuân.
b. Phạm vi nghiên cứu.
Đề tài nghiên cứu về công tác tổ chức hoạt động LQCC ở các trường mầm
non khu vực trung du và vùng núi huyện Thọ Xuân.
5. Phương pháp nghiên cứu.
a. Phương pháp nghiên cứu lí luận.
Bao gồm việc đọc sách, phân tích tổng hơp lí thuyết và nghiên cứu những
tài liệu có liên quan đến công tác tổ chức hoạt động LQCC, qua đó bổ sung cho
vấn đề nghiên cứu. Từ đó giải quyết nhiệm vụ: Hệ thống hoá những vấn đề lí
luận có liên quan đến tổ chức hoạt động LQCC ở các trường mầm non khu vực
trung du và vùng núi huyện Thọ Xuân- làm sáng tỏ cơ sở lí luận của đề tài.
b. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
* Phương pháp điều tra bằng anket.
Chúng tôi sử dụng hệ thống câu hỏi để điều tra về công tác tổ chức hoạt
động LQCC ở các trường mầm non khu vực trung du và vùng núi huyện Thọ
Xuân.
* Phương pháp quan sát sư phạm.
Quan sát sư phạm là phương pháp mà chúng tôi sử dụng để tìm hiểu những
biểu hiện bề ngoài của đối tượng nghiên cứu.
* Phương pháp thống kê:
Chúng tôi sử dụng phương pháp này để xử lí các số liệu đã thu thập được.
4
*Phương pháp phân tích, đánh giá:
Chúng tôi sử dụng phương pháp này để phân tích, đánh giá kết quả của

công tác tổ chức hoạt động LQCC ở các trường mầm non khu vực trung du và
vùng núi huyện Thọ Xuân.
6. Cấu trúc của khoá luận.
Khoá luận có cấu trúc gồm 3 phần:
A – Phần mở đầu.
B – Phần nội dung nghiên cứu.
C – Phần kết luận luận.
Ở mỗi phần có các mục nội dung như sau:
A – Phần mở đầu.
1. Lý do chọn đề tài.
2. Lịch sử vấn đề.
3. Mục đích nghiên cứu.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
5. Phương pháp nghiên cứu.
6. Cấu trúc của khoá luận.
B – Nôi dung nghiên cứu.
Chương 1: Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu.
1. Đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp dạy trẻ ở trường mầm non.
2. Đặc điểm tư duy và ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.
Chương 2: Thực trạng tổ chức hoạt động làm quen chữ cái theo hướng đổi
mới ở các trường mầm non trung du và vùng núi huyện Thọ Xuân.
1. Vài nét về các trường mầm non trung du và vùng núi huyện Thọ Xuân.
2. Thực trạng tổ chức hoạt động LQCC theo hướng đổi mới.
Chương 3: Biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động LQCC theo
hướng đổi mới.
1. Biện pháp.
2. Thực nghiệm sư phạm.
5
C – Kết luận và một số đề xuất.
1. Kết luận.

2. Một số đề xuất.
6
B – Nội dung nghiên cứu.
Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu.
1. Đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp dạy trẻ ở trường mầm non.
1.1. Những vấn đề chung về đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức
giáo dục trẻ ở trường mầm non.
a. mục tiêu giáo dục mầm non.
Mục tiêu giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm,
trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho
trẻ vào lớp 1.
Hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lý, năng lực và
phẩm chất mang tính nền tảng, những kỹ năng sống cần thiết phù hợp với lứa
tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc
học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời.
b. Yêu cầu về nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục trẻ ở trường
mầm non.
b.1.Yêu cầu về nội dung giáo dục mầm non.
- Đảm bảo tính khoa học, tính vừa sức và nguyên tắc đồng tâm phát triển từ
dễ đến khó; đảm bảo tính liên thông giữ các độ tuổi, giữa nhà trẻ, mẫu giáo và cấp
tiểu học; thống nhất giữa nội dung giáo dục với cuộc sống hiện thực, gắn với cuộc
sống và kinh nghiệm của trẻ, chuẩn bị cho trẻ từng bước hoà nhập với cuộc sống.
- Phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ em, hài hoà giữa nuôi dưỡng,
chăm sóc và giáo duc; giúp trẻ em phát triển cân đối cơ thể, khoẻ mạnh, nhanh
nhẹn; cung cấp kỹ năng sống phù hợp với lứa tuổi; giúp trẻ em biết kính trọng, yêu
mến, lễ phép với ông bà,cha mẹ, thầy cô giáo; yêu quý anh, chị, em, bạn bè; thật
thà, mạnh dạn, tự tin, hồn nhiên, yêu thích cái đẹp; ham hiểu biết, thích đi học.
b.2. Yêu cầu về phương pháp và hình thức giáo dục mầm non.
- Đối với giáo dục nhà trẻ, phương pháp giáo dục phải chú trọng giao tiếp
thường xuyên, thể hiện sự yêu thương và tạo sự gắn bó của người lớn với trẻ;

7
chú ý đặc điểm cá nhân trẻ để lựa chọn phương pháp giáo dục phù hợp, tạo cho
trẻ có cảm giác an toàn về thể chất và tinh thần; tạo điều kiện cho trẻ được tích
cực hoạt động, giao lưu cảm xúc, hoạt động với đồ vật và vui chơi, kích thích sự
phát triển các giác quan và các chức năng tâm sinh lý; tạo môi trường giáo dục
gia đình gần gũi, giúp trẻ thích nghi với nhà trẻ.
- Đối với giáo dục mẫu giáo, phương pháp giáo dục phải tạo điều kiện cho
trẻ được trải nghiệm, tìm tòi, khám phá môi trường xung quanh dưới nhiều hình
thức đa dạng, đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ theo phương châm “chơi mà
học, học mà chơi”.Chú trọng đổi mới tổ chức môi trường giáo dục nhằm kích
thích và tạo cơ hội cho trẻ tích cực khám phá, thử nghiệm và sáng tạo ở các khu
vực hoạt động một cách vui vẻ. Kết hợp hài hoà giữa giáo dục trẻ trong nhóm
bạn với giáo dục cá nhân, chú ý đặc điểm riêng của tưng trẻ để có phương pháp
giáo dục phù hợp. Tổ chức hợp lý các hình thức hoạt động cá nhân, theo nhóm
nhỏ và cả lớp, phù hợp với độ tuổi của nhóm lớp, với khả năng của từng trẻ và
với điều kiện thực tế.
1.2. Dạy trẻ làm quen với chữ cái theo hướng đổi mới.
Cho trẻ làm quen với chữ viết theo cách tiếp cận tích hợp (ngôn ngữ trọn
vẹn) nghĩa là:
- Tất cả các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết đều phát triển và có mối quan hệ
qua lại với nhau, không dạy ngôn ngữ một cách riêng rẽ mà được tích hợp trong
các hoạt động nhằm thúc đẩy tất cả các nhu cầu của trẻ bằng cách giúp trẻ phát
triển trí tuệ, hiểu biết về xã hội tình cảm và thể chất…
- Ngôn ngữ tiếp nhận bao gồm kĩ năng nghe và đọc.
- Ngôn ngữ biểu đạt có liên quan đến kĩ năng nói và viết.
- Cho trẻ làm quen với chữ viết theo cách tiếp cận ngôn trọn vẹn là cho trẻ
được hoạt động và bị thu hút vào hoạt động đa giác quan. Khi dạy trẻ theo cách
tiếp cần này,giáo viên cần tổ chức các hoạt động LQCC dựa trên những kinh
nghiệm của trẻ,kết hợp các giác quan với các bộ phận trên cơ thể của trẻ để phát
huy tối đa khả năng của trẻ.

8
- Có thể tổ chức các hoạt động: Mô phỏng hình dáng chữ cái bằng các bộ
phận trên cơ thể trẻ; “chỉ và nói” – trẻ chỉ vào một bức tranh hoặc một đồ vật mà
trẻ thích để kể chuyện, bàn luận, đưa ra các câu hỏi, ý tưởng,…
Làm quen chữ viết bao gồm những nội dung sau:
- dạy trẻ làm quen với 29 chữ cái tiếng Việt ở trong các từ, cụm từ dưới
hình thức trò chơi: Cần mở rộng các hoạt động hứng thú, gần gũi với trẻ khi
LQCC như: Viết tên trẻ lên trang giấy và đọc, tìm chữ cái trong tên của mình
hoặc các đồ vật, khai thác hoạt động LQCC từ tên của trẻ.
- dạy trẻ làm quen với việc đọc, viết:
+ Tiếp tục xây dựng môi trường chữ viết phong phú, phù hợp với chủ điểm:
Trẻ nhận thức về chữ viết trong môi trường một cách từ từ, dần dần. Cần tạo ra
các từ, cụm từ, cấu trúc câu có ý nghĩa đối với cá nhân trẻ.
Ví dụ: Tên của trẻ, tên đồ vật, trnh ảnh hấp dẫn…
+ Hiểu mối liên quan giữa lời nói và chữ viết: Trước khi học đọc trẻ phải
hiểu mối liên quan giữa lời nói và chữ viết. Khi được nghe đọc sách nhiều lần và
thấy những lời nói viết ra được ghi lại trên tranh vẽ, trên tờ giấy to treo tường,
trẻ bắt đầu ý thức được rằng chữ viết có ý nghĩa và giữa lời nói với chữ viết có
mối liên quan với nhau.
+ Nhận biết hướng của chữ viết: Trước khi học đọc, học viết, trẻ cần nhận
ra việc đọc, viết thoe hướng từ trái sang phải, từ trên xuống dưới khi quan sát cô
đọc, viết các dòng chữ trong truyện tranh chữ to, trên bảng hoặc trên chữ to treo
tường.
+ Phát triển vốn từ thị giác: Trước khi học đọc trẻ cần được luyện tập các từ
thị giác. Trẻ nhận biết các từ khi nhìn thấy các chữ xung quanh. Trẻ bắt đầu
muốn biết chữ viết đó nói cái gì, đọc như thế nào. Khi nhận ra các nhãn mác dán
ở các đồ vật quen thuộc hoặc các biển hiệu khi đi dạo chơi, ở trẻ đã phát triển
vốn từ thị giác. Vốn từ thị giác của trẻ được phát triển vào giai đoạn cuối tuổi
mâu giáo. Đó là những từ có ý nghĩa đối với trẻ. Những từ này có thể đươc viết
lên những tấm thẻ. Trẻ có thể sử dụng nhưng tấm thẻ đó để sao chép từ.

9
+ Dạy trẻ cầm sách, mở sách, lật trang khi xem sách và bảo quản sách.
+ Hình thành thái độ yêu thích đối vơi việc đọc sách tranh truyện: Chuẩn bị
cho trẻ việc học đọc không chỉ liên quan đến việc phát triển các kỹ năng mà còn
cần đến vệc hình thành ở trẻ thái độ yêu thích đối với việc đọc sách tranh truyện.
Trẻ bắt đầu hứng thú với việc đọc sách khi nghe và quan sát người khác đọc
sách. Trẻ còn phát triển hứng thú khi hiểu rằng có thể biết nhiều điều hoặc tạo ra
cái gì đó từ việc giải mã được các chữ viết.
2. Đặc điểm tư duy và ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.
2.1. Đặc điểm tư duy.
Đặc điểm nổi bật của tư duy ở lứa tuổi mẫu giáo 5-6 tuổi là tư duy trực
quan cụ thể. Khả năng tư duy trừu tượng còn hạn chế. Vì vậy, chương trình “làm
quen với chữ cái” phải cụ thể hoá nội dung dạy bằng đồ vật, tranh ảnh, động tác,
giọng nói… nhằm làm phong phú biểu tượng của trẻ, thiết lập mối liên tưởng
giữa nội dung tranh vẽ với tín hiệu từ ngữ, chữ cái đi kèm.
Chẳng hạn, dạy trẻ làm quen với chữ cái “a”, nếu cô chỉ đưa ký hiệu chữ
cái “a” đơn thuần để giới thiệu và dạy trẻ “làm quen” thì sẽ không dem lại hiệu
quả giáo dục bằng cách cô dung bức tranh vẽ “quả na” có từ “quả na” đi kèm để
giới thiệu và dạy trẻ làm quen với chữ “a”. Bằng cách dạy này, tranh “quả na” là
hệ thống tín hiệu thứ nhất, từ “quả na” là hệ thống tín hiệu thứ hai. Sự kết hơp
giữa hai hệ thống tín hiệu này được lăp đi lặp lại, giúp trẻ thiết lập được mối liên
hệ thần kinh tạm thời trên vỏ não. Từ đó trẻ dễ dàng nhận ra ký hiệu chữ cái.
Trẻ mẫu giáo chưa biết phân tích tổng hợp, chưa biết một sự vật bao gồm
nhiều bộ phận kết hợp lại thành một tổng thể, chưa xác định được vị trí, quan hệ
giữa bộ phận này với bộ phận kia trong một sự vật. Do đó, cách nhìn nhận sự vật
của trẻ là theo lối trực giác toàn bộ, có nghĩa là trước một sự vật nào đó trẻ nhận
a ngay, chớp lấy rất nhanh một hình ảnh tổng thể chưa phân chia ra thành các bộ
phận. Đó là cách nhìn của trẻ.
Chẳng hạn, giữa nhiều chiếc xe đạp, trẻ nhận ran gay chiếc xe đạp của mẹ.
Vì sao? Trẻ không giải thích nổi, dựa trên cơ sở phân tích nào là cái yên có đặc

10
điểm như thế này, cái khung có đặc điểm như thế kia. Để tổng hợp lại thành
chiếc xe đạp của mẹ.
Do trực giác toàn bộ nên trẻ không phân biệt đươc một số hình dạng tương
tự nhưng có một vài chi tiết khác nhau khiến chúng khác hẳn nhau dưới con mắt
người lớn. Chẳng hạn, trẻ khó phân biệt được sự khác nhau giữa chữ O và chữ C
hoặc giữa các chữ l – h – b – k, d- q – b.
Dần dần ở trẻ tư duy trực quan hình tượng phát triển mạnh đã giúp trẻ nhận
được mặt chữ cái, sắp xếp chữ cái theo từng nhóm chữ có hình dạng, nét chữ
giống nhau và khác nhau để trẻ tập cách so sánh và tự rút ra kết luận.
Tư duy của trẻ gắn với yếu tố tình cảm, hành động, suy nghĩ theo hứng thú
trước mắt. Trẻ ghi nhớ chủ yếu những gì gây hứng thú hoặc những gì gây ấn
tượng mạnh. Một bức tranh màu sắc tươi sáng, một câu thơ êm ái, nhẹ nhàng,
một câu truyện hấp dẫn đều gây hứng thú cho trẻ. Trẻ thích chơi những trò chơi
ngôn ngữ qua những bài đồng dao, câu đố…
Vì vậy, khi dạy trẻ LQCC, mốn trẻ ghi nhớ mặt chữ, cách phát âm, cách tô
chữ… giáo viên mầm non phải tổ chức giờ học phù hợp với yêu cầu giáo dục và
hứng thú của trẻ. Ngoài việc dùng đồ vật thật, tranh ảnh… để hướng dẫn trẻ
LQCC, giáo viên cần cho trẻ hoạt động với đồ vật, đồ chơi đẹp, hấp dẫn. Khi
dùng lời nói, giáo viên cần chú ý cách diễn đạt hấp dẫn, tình cảm. Điều đó giúp
trẻ có những cảm xúc mạnh mẽ, những ấn tượng sâu sắc đối với hoạt động
LQCC – một hoạt động mang tính chất “học mà chơi, chơi bằng học”.
2.2. Đặc điểm ngôn ngữ của trẻ.
2.2.1. Đặc điểm ngữ âm.
Ở thời kỳ tuổi mẫu giáo trẻ hoàn thiện dần về mặt ngữ âm, các phụ âm đầu,
âm cuối, âm đệm, thanh điệu dần được định vị. Trẻ phát âm đúng hết các âm vị
của tiếng mẹ đẻ, kể cả các âm, các vần khó (iêu, ươn, uông). Trẻ đã biết điều
chỉnh nhịp điệu, cường độ của giọng nói khi giao tiếp để phù hợp với từng hoàn
cảnh, lời nói của trẻ đã rõ rang, dứt khoát hơn.
11

Tuy vậy, ở lứa tuổi này, trẻ nhỏ vẫn còn mắc một số lỗi về phát âm, còn
nhầm lẫn khi phát âm một vài phụ âm và nguyên âm (x – s, ch – t,… ươ, uô, ie)
và thanh điệu (hỏi, ngã). Mỗi trẻ thường hay nói sai một âm hoạc một thanh
riêng. Điều này cũng thể hiện những đặc điểm riêng ở từng trẻ trong quá trình
phát âm.
Khi nói trẻ 3-4 tuổi hay nói chậm và kéo dài giọng, đôi khi còn ậm ừ, ê, a
nói không liên tục, không mạch lạc. Trẻ 4-5 tuổi ít ê a, ậm ừ hơn, song các trẻ
vẫn phát âm sai thanh ngã, âm đệm và âm cuối.
Trẻ 5-6 tuổi do phạm vi tiếp xúc rộng hơn, vốn từ và sự hiểu biết của trẻ
giàu va phong phú hơn nên các trẻ phát âm đúng hơn, phát âm được cả những
âm khó (loanh quanh, nghênh ngang). Đến cuối 6 tuổi, về cơ bản trẻ đã phát âm
đúng, trừ một vài trường hợp trẻ phát âm sai do các lí do: Khuyết tật bẩm sinh
của cơ quan phát âm, do ảnh hưởng của môi trường sống (những người xung
quanh trẻ phát âm sai dẫn đến trẻ bắt trước và phát âm theo).
2.2.2. Đặc điểm tiếp nhận và sử dụng từ ngữ.
Sự tiếp nhận ngôn ngữ, làm giàu vốn từ của trẻ diễn ra trong quá trình làm
quen với môi trường xung quanh. Từ đi vào trí nhớ của trẻ đồng thời với biểu niệm
về đối tượng, hành động, tính chất mà nó biểu thị hoặc về khái niệm mà nó tương
ứng. Quá trình này diễn ra như sau: Trẻ nhìn, nghe, sờ mó, ngửi, nếm đối tượng.
Đối tượng mà trẻ tập trung chú ý đi vào ý thức năm giác quan: Thị giác,
thính giác, xúc giác, khứu giác, vị giác. Sự nhận thức cảm tính thế giới phát triển
lãnh vực cảm xúc của trẻ. Sự lĩnh hội cảm giác đối tượng với sự giúp đỡ của từ
được củng cố trong trí nhớ cuả trẻ, từ gọi tên nó, kích thích ở trẻ tất cả các cảm
giác mà nó được trải nghiệm khi tiếp xúc cảm tính với đối tượng này.
Trẻ 5 tuổi có thể sử dụng được từ 2500 – 2600 từ, còn trẻ 6 tuổi có khoảng
3000 – 4000 từ, trong đó tính từ và các loại từ khác đã chiếm một tỷ lệ tương đối
cao.
* Khả năng hiểu nghĩa từ và sử dụng của trẻ 5 tuổi:
- Danh từ: Danh từ chiếm số lượng nhiều nhất, gồm những loại sau:
12

Danh từ gọi tên những đồ vật trong gia đình: Bàn, ghế, bát, đĩa, đồng hồ ;
Danh từ chỉ thức ăn, nước uống: Bánh mì, trứng, sữa,…;
Danh từ chỉ các con vật: Chim, gà, chó,…;
Danh từ chỉ các người thân, người xung quanh: Ông, bà, chị, anh, em;
Danh từ chỉ các hiện tượng xã hội: Đám cưới, ngày tết,…;
Danh từ chỉ các hiện tượng tự nhiên: Nắng, mưa,…
- Động từ: Trẻ mẫu giáo 5 tuổi đã phân biệt dược nghĩa của các động từ gần
nghĩa nhau. Thí dụ: Động từ “băm” và “chặt” (khi băm thì phải nhẹ nhàng, khi
chặt thì phải mạnh và nhanh hơn). Trẻ cũng có thể hiểu được một từ có thể có
nhiều nghĩa khác nhau. Thí dụ: Đánh đổ, đánh má hồng, đánh móng chân…
- Tính từ: Trẻ đã sử dụng được một số loại tính từ sau đây:
Tính từ chỉ tính chất sự vật: Nóng, lạnh, khô, héo,…;
Tính từ chỉ sắc thái tình cảm: đau đớn, vui mừng…;
Tính từ chỉ màu sắc: Xanh, đỏ, đen…
- Đại từ: Trẻ mẫu giáo 5 tuổi đã biết xưng hô đúng với các đối tượng gần
gũi: Em, tôi, tớ, mình, người ta…
- Số từ: Nói chung trẻ 5 tuổi đã biết từ số 1 đến số 10 và sử dụng từ không
xác định: Bao nhiêu, vài, những, các,…;
- Hư từ: Trẻ đã sử dụng chính xác hơn các phó từ (à, nhỉ, nhé…). Tuy vậy,
đối với một số hư từ, trẻ vẫn sử dụng chưa thật chính xác.
2.2.3. Khả năng sử dụng các kiểu câu theo cấu trúc ngữ pháp.
Trong khi kể chuyên, trẻ mẫu giáo thường hay sử dụng các loại câu đa
dạng: các loại câu đơn mở rộng, câu đơn có các thành phần đẳng lập và câu
ghép.Trẻ hay sử dung câu đơn mở rộng.
Trong kể chuyện sáng tạo, trẻ hay sử dụng câu ghép hơn. Hình thức câu
ghép phổ biến là gồm 2 câu đơn.Trong các câu ghép thường gặp có câu ghép
nhân quả, các dạng câu ghép mục đích trẻ sử dụng ít hơn.
13
Trẻ biết sử dụng câu ghép đẳng lập câu ghép chính phụ. Tuy số câu ghép
xuất hiện trong kể chuyện sáng tạo có nhiều hơn. Nhưng nhìn chung trong khi

kể chuyện trẻ ít sử dụng câu ghép.
Khối lượng câu đơn mở rộng và câu ghép trong chuyện là tương đối lớn. Số
từ trong câu khi kể chuyện sáng tạo là lớn nhất: 8,4 từ/câu (kể chuyện lại là 6,4
từ/câu, kể chuyện theo tranh là 7,1 từ/câu). Số từ trung bình trong câu khi kể lại
chuyện là thấp nhất.
Bên cạnh những ưu điểm, trẻ mẫu giáo 5 tuổi còn gặp rất nhiều khó khăn
khi kể chuyện:
- Các hình thức câu ghép còn nghèo nàn. Trẻ hay mắc lỗi khi nói các câu
ghép có cấu trúc phức tạp.
- Trẻ hay mắc lỗi khi kể đoạn đối thoại làm cho nội dung của chuyện không
được rõ rang và tính biêur cảm của chuyện chưa cao.
- Các phương tiện liên kết trong chuyện (các từ nối, các từ liên kết) còn ít
gặp làm cho chuyện kể thiếu sự liên kết chặt chẽ.
Trẻ mẫu giáo lớn rất ít khi sử dụng một câu một từ mà thường sử dụng các
loại câu:
- Câu cụm từ.
- Câu đơn đầy đủ thành phần (C – V)
- Câu đơn mở rộng thành phần.
- Câu ghép đẳng lập và câu ghép chính phụ.
Xét về loại hình câu thì số lượng không tăng nhưng các thành phần trong
từng loại câu đều có sự mở rộng, phát triển.
Nếu trẻ 3 tuổi nói câu đơn C – V (C là một từ) thì trẻ 4-6 tuổi đã nói câu có
một nhóm từ (một ngữ) làm chủ ngữ hoặc làm vị ngữ.
Thành phần trạng ngữ, bổ ngữ cũng được mở rộng.
Các loại câu phức của trẻ cũng được mở rộng. Trẻ biết cấu tạo các câu hoàn
chỉnh để kể lại nội dung câu chuyện hoặc diễn tả sự hiểu biết, diễn tả điều mong
muốn cá nhân.
14
Các câu phức chính phụ của trẻ đã có các từ chi quan hệ. Ý của câu được
diễn đạt rõ ràng mạch lạc hơn.

Tuy đã có bước tiến khá xa trong việc sử dung các loại câu so với tuổi nhà
trẻ nhưng trẻ em tuổi mẫu giáo vẫn còn những hạn chế: Từ dùng trong câu nhiều
khi không chính xác, khi thừa, khi thiếu, vị trí sắp xếp các từ trong câu cũng
chưa đúng nên câu dài mà nghĩa lại tối.
2.2.4 Khả năng diễn đạt mạch lạc.
Ở mẫu giáo lớn, trẻ tích cực tham gia trò chuyện với người lớn, với bạn
hơn. Trẻ có thể đàm thoại về những gì đã biết hoặc dã được nghe, được đọc từ
trước. Trẻ có thể tranh luận, đưa ra ý kiến của mình. Tư duy của trẻ phát triển
hơn; trẻ có thể nhận biết được những dấu hiệu, đặc điểm đặc trưng, có thể đưa ra
những phân tích đầy đủ về sự vật, hiện tượng. Bằng ngôn ngữ, trẻ co thể diễn
đạt rõ ràng, mạch lạc ý nghĩ, sự hiểu biết của mình. Trẻ biết xây dựng câu
chuyện tương đối liên tục, rõ ràng, phong phú theo đề tài cho sẵn hoặc kể
chuyện theo tranh, đồ chơi, đồ vật. Nhưng trẻ vẫn cần có mẫu câu của cô giáo.
15
Chương 2: Thực trạng tổ chức hoạt động làm quen chữ cái theo hướng
đổi mới ở các trường mầm non trung du và vùng núi huyện Thọ Xuân.
1. Vài nét về các trường mầm non trung du và vùng núi huyện Thọ
Xuân.
1.1. Những tác động của điều kiện tự nhiên - xã hội với chất lượng giáo
dục mâm non.
Huyện Thọ Xuân nằm chuyển tiếp giữa đồng bằng và vùng núi phía Tây
Thanh Hoá với toạ độ địa lí từ 19 độ 50’ đến 20 độ 00’ vĩ độ Bắc và 105 độ 25’ đến
105 độ 30’ kinh độ Đông. Huyện Thọ Xuân có tổng diện tích tự nhiên là 30.010,14
ha. Trên địa bàn huyện có 38 xã và 3 thị trấn, trong đó có 5 xã miền núi.
Thọ Xuân là huyện đồng bằng bán sơn địa, vị trí chuyển tiếp giữa các
huyện đồng bằng và từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Địa hình Thọ Xuân được
chia thành hai vùng cơ bản: Trung du và vùng đồng bằng.
Trong đề tài về một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động
LQCC, chúng tôi đã chọn tìm hiểu và nghiên cứu thực tế ở các trường mầm non
thuộc khu vực trung du và miền núi huyện Thọ Xuân.

Vùng trùng trung du và miền núi huyện Thọ Xuân, gôm 13 xã nằm về phía
Tây Bắc và Tây Nam của huyện. Đây là vùng đồi thoải có độ cao từ 15m –
150m, thích hợp cho việc trồng các loại cây công nghiệp, cây ăn quả, cây lâm
nghiệp,…Vùng này được chia thành 2 tiểu vùng: Tiểu vùng đồi núi thấp bao
quanh phía Tây Bắc của huyện,gồm 6 xã: Thọ Lập, Xuân Thiên, Xuân Châu,
Quảng Phú, Thọ Minh, Xuân Lai – địa hịnh có độ cao từ 15m – 150m; tiểu vùng
đồi bao quanh phía Tây Nam của huyện co 7 xã: Thọ Lập, Thọ Xương, Xuân
Phú, Xuân Thắng, Xuân Bái, Xuân Sơn và thị trấn Lam Sơn – địa hình có độ cao
từ 20m – 150m. Địa hình phức tạp, có nhiều đồi thấp, bát úp, xen kẽ với đất
trồng lúa.
Về chất lượng dân số. Do thực hiện chương trình phổ cập giáo dục và chăm
sóc sức khoẻ nhân dân nên chất lượng dân số của huyện không ngừng được
nâng cao;
16
Về phân bố dân cư: Không đồng đều, chủ yếu là nông thôn, dân số thành
thị chỉ chiếm số ít. Điều đó cho thấy mức độ đô thị hoá, phát triển công nghiệp
và dịch vụ ở Thọ Xuân đang còn thấp;
Hệ thống giao thông trên địa bàn vùng trung du và miền núi huyện Thọ
Xuân còn gặp nhiều khó khăn, nhất là vào mùa mưa lũ;
Cơ sở vật chất ở các trường mầm non thuộc khu vực trung du và miền núi
của huyện đang còn thiếu thốn rất nhiều trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi.
Chính vì nằm trong vùng có những đặc điểm về địa hình, dân số, giao
thông, cơ sở vật chất… như vậy đã ảnh hưởng nhất định đến chất lượng giáo dục
nói chung và chất lượng giáo dục mầm non nói riêng.
1.2. Vài nét về các lớp mẫu giáo 5-6 tuổi ở các trường mầm non trung du
và vùng núi huyện Thọ Xuân.
Khu vực trung du va vùng núi huyện Thọ Xuân gồm có 13 xã.Ở mỗi xã đều
có ít nhất một trường mầm non nằm ở trung tâm của xã. Có một số xã có cả
trường mầm non nằm ở làng, ở thôn. Tên của mỗi trường mầm non được theo
tên của mỗi xã hoặc mỗi làng mà trường đóng, chẳng hạn: Trường mầm non xã

Quảng Phú đóng ở trung tâm xã Quảng Phú; trường mầm non xã Thọ Lập đóng
trên địa bàn xã Thọ Lập; trường mầm non xã Xuân Thiên…
Các trường mầm non khu vực trung du và miền núi huyện Thọ Xuân có tất
cả 29 lớp mẫu giáo 5-6 tuổi, tổng số trẻ có khoảng 870 trẻ.
Về đội ngữ giáo viên, nhìn chung đều có kinh nghiệm về mặt chuyên môn
nghiệp vụ. Trình độ đạt chuẩn trở lên (trung cấp trở lên). Đa số các giáo viên
đều có lòng yêu nghề mến trẻ, có sự nhiệt tình trong công việc và luôn có ý thức
hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
Về phụ huynh trẻ, nhận thức của nhiều phụ huynh về vấn đề dạy trẻ LQCC
đang còn rất hạn chế nên chưa có sự quan tâm đúng mức đến việc phối kết hợp
cùng với giáo viên và nhà trường trong công tác tổ chức hoạt động LQCC theo
hướng đổi mới. Phụ huynh trẻ ở các trường chủ yếu là làm nghề nông nghiệp và
buôn bán nhỏ lẻ nên không ít phụ huynh chưa nhận thức được hết tầm quan
17
trọng của độ tuổi mẫu giáo, còn xem nhẹ việc học ở độ tuổi này. Cho con nghỉ
học còn tuỳ tiện đi muộn về sớm, chưa chịu khó bày thêm cho con ở nhà; một số
phụ huynh lại nôn nóng trong việc học chữ của con em mình nên đã bày dạy
trước, tập viết trước dẫn đến việc tiêp thu bài của tiết học không đồng đều, trẻ tỏ
ra kiêu căng vì mình đã biết rồi nên không còn chú ý đến tiết học. Còn khi viết,
do phụ huynh bày trước ở nhà nhưng sai nét chữ cho trẻ.
Hơn nữa, trẻ nông thôn rất nhút nhát, chưa mạnh dạn. Có những trẻ còn nói
ngọng nói lắp, nhận thức của trẻ chênh lệch nhau nên việc truyền thụ kiến thức
gặp rất nhiều khó khăn. Trẻ đến lớp chưa được thường xuyên, đang còn nghỉ
học nhiều nên việc tiếp thu kiến thức chưa tốt.
Ảnh hưởng từ những thực tế như trên đã gây khó khăn trong việc truyền thụ
kiến thức của giáo viên và khả năng tiếp thu của trẻ.
2. Thực trạng tổ chức hoạt động LQCC theo hướng đổi mới.
Những năm gần đây, nghành học mầm non triển khai rộng rãi đổi mới hình
thức và phương pháp giáo dục trẻ. Các hoạt động ở trường mầm non,trong đó có
hoạt đông LQCC, tạo cho trẻ những tiền đề cần thiết trước khi vào trường phổ

thông.
2.1. Nhận thức của giáo viên về đổi mơi việc dạy trẻ LQCC theo hướng
đổi mới.
Tìm hiểu thực tế ở các trường mầm non trung du va vùng núi huyện Thọ
Xuân, có thể thấy:
Nhà trường và các giáo viên ở các trường mầm non đã nhận thức rất rõ tầm
quan trọng của công tác tổ chức hoạt động dạy trẻ LQCC. Hầu hết các giáo viên
đều cho rằng công tác này là rất cần thiết.
Các trường mầm non đã thực hiện giáo dục trẻ theo chủ đề, chủ điểm, gồm:
- Chủ đề trường mầm non;
- Chủ đề gia đình;
- Chủ đề phương tiện và luật lệ giao thông;
- Chủ đề thế giới động vật;
18
- Chủ đề thế giới thực vật;
- …
Từ việc nhận thức đúng tầm quan trọng của công tác này, các giáo viên
mầm non ở các trường luôn cố gắng trong công tác tổ chức hoạt động LQCC
theo hướng đổi mới.
Để làm rõ vấn đề này, chúng tôi đã tiến hành khảo sát trên 16 giáo viên
đứng lớp; 8 lớp mẫu giáo 5-6 tuổi; 20 giáo án làm quen chữ cái. Qua việc điều
tra, khảo sát thực tế chúng tôi thu được số liệu cụ thể về các mặt như sau:
- Quan niệm về vấn đề tích hợp theo chủ đề:
+ Tích hợp càng nhiều càng tốt: 0%
+ Chỉ cần có tích hợp là được: 5%
+ Tích hợp vừa phải, đúng lúc, đúng chỗ, góp phần nâng cao hiệu quả giờ
học: 95%
- Quan niệm về vấn đề tổ chức các hoạt động trải nghiệm:
+ Càng nhiều hoạt động trải nghiệm càng tốt: 2%
+ Lựa chọn các hoạt động trải nghiệm phù hợp; huy động được nhiều trẻ

tham gia: 98%
- Cách tổ chức hướng dẫn:
+ Coi trẻ là trung tâm của hoạt động học tập: 97%
+ Giáo viên đóng vai trò chính trong quá trình diễn ra hoạt động LQCC
nhằm truyền thụ kiến thức một cách tốt nhất: 3%
Tuy nhiên, do những điều kiện khách quan và chủ quan làm cho công tác
giáo dục nói chung và công tác tổ chức hoạt động dạy trẻ LQCC theo hướng đổi
mới nói riêng gặp nhiều khó khăn, tồn tại những hạn chế nhất định. Vẫn còn một
số giáo viên ở các trường chưa nhận thức đúng tầm quan trọng của công tác dạy
trẻ LQCC theo hướng đổi mới, chưa thực hiện nội dung dạy trẻ LQCC theo
hướng đổi mới một cách thường xuyên, lại có những giáo viên còn cho rằng
cách thức dạy trẻ LQCC theo hướng đổi mới là phải dạy dần từ thấp đến cao và
19
trong suốt thời kỳ trẻ tuổi mẫu giáo. Như vậy là không phù hơp với đăc điểm
tâm sinh lý của trẻ.
Từ kết quả điều tra được, có thể thấy: Đa số các giáo viên đều có quan niệm
đúng đắn về công tác tổ chưc hoạt động LQCC như: Có tới 95% giáo viên quan
niệm về vấn đề tích hợp theo chủ đề là tích hợp vưa phải, đúng lúc, đúng chỗ,
góp phần nâng cao hiệu quả giờ học; 98% quan niệm về vấn đề tổ chức các hoạt
động trải nghiệm là lưa chọn các hoạt động trải nghiệm phù hợp, huy động được
nhiều trẻ tham gia; 97% giáo viên cho rằng cách tổ chức, hướng dẫn hoạt động
dạy trẻ LQCC theo hướng đổi mới là phải coi trẻ là trung tâm của hoạt động học
tập. Bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những quan niệm sai lệch, thiếu khoa học như:
5% quan niệm về vấn đề tích hợp chủ đề là chỉ cần có tích hợp là được; 2% giáo
viên quan niệm về vấn đề tổ chức các hoạt động trải nghiệm là tổ chức càng
nhiều các hoạt động trải nghiệm càng tốt; 3% giáo viên cho rằng cách tổ chức,
hướng dẫn trẻ LQCC là giáo viên đóng vai trò chính trong quá trình diễn ra hoạt
động LQCC nhằm truyền thụ kiến thức một cách tốt nhất. được biết những quan
niệm chưa đúng đắn đó thường tồn tại ở những giáo viên lớn tuổi đa số chỉ có
trình độ trung cấp.

Việc nhận thức đúng đắn về công tác tổ chức hoạt động dạy trẻ LQCC theo
hướng đổi mới là rất quan trọng song việc thực hiện các hoạt động đó như thế
nào? Chất lượng ra sao? Là vấn đề vô cùng cần thiết. Vấn đề này được thể hiện
ở mục 2.2 sau đây.
2.2. Chất lượng tổ chức hoạt động dạy trẻ LQCC.
2.2.1. Về việc lựa chọn kiến thức tích hợp trong giờ LQCC.
Nhìn chung, đa số các giáo viên đã biết cách lựa chọn các kiến thức tích hợp
vào trong giờ LQCC, biết lồng ghép những môn học khác một cách phù hợp và đã
phát huy hứng thú, khuyến khích trẻ tích cực chủ động say mê trong tiêt học
Qua quan sát, điều tra thực tế cho thấy: Trong các tiết học, đa số các giáo viên
đã biết kết hợp nhuần nhuyễn các bộ môn khác vào tiết học LQCC, phù hợp với
chủ điểm. Ngôn ngữ dẫn dắt của giáo viên thu hút được sự chú ý của trẻ.
20
Kiến thức văn học, được tích hợp trong giờ LQCC khá thường xuyên, trong
10 tiết LQCC mà chúng tôi được dự thì có đến 8 tiết giáo viên mầm non sử dụng
kiến thức văn học, chiếm 80% số tiết. Bởi vì, nó phù hợp với bộ môn chữ cái, và
vì đây là bộ môn mà Bộ Giáo dục chọn làm chuyên đề mũi nhọn cùng lúc với
chữ cái. Các thể loại thường được sử dụng trong các tiết học LQCC mà các giáo
viên ở các trường sử dụng là: Truyện, thơ ca, hò, vè, câu đố,…
Âm nhạc là một bộ môn tích hợp thường được giáo viên sử dụng trong các
giờ LQCC. 100% các tiết dạy trẻ LQCC mà chúng tôi được dự ở các trường
mầm non trung du và vùng núi huyện Thọ Xuân thì giáo viên đều lồng ghép âm
nhạc vào, bởi vì âm nhạc có tính chất vui tươi, nhộn nhịp, không gây sự nhàm
chán cho trẻ. Hơn nữa còn gây được hứng thú và thu hút được trẻ vào tiết học.
Môn môi trường xung quanh cũng thường gặp ở tiết LQCC. Tất cả các giáo
viên đều cho rằng: Muốn cho trẻ LQCC một cách hiệu quả phải có tranh ảnh,
mô hình vật thật có chứa các chữ cái mà cô định cho trẻ làm quen. Chính vì thế
mà trong các tiết LQCC thì các giáo viên đã sử dụng đồ dùng trực quan vào dạy
trẻ LQCC.
Kiến thức bộ môn Tạo Hình cũng được giáo viên lựa chọn tích hợp trong tổ

chức hoạt động LQCC. Có đến 50% số tiết LQCC mà chúng tôi được dự thì các
giáo viên đã lồng ghép kiến thức Tạo Hình vào tiết dạy.
Ngoài ra, còn đưa bộ môn Làm quen với toán vào giờ học LQCC và thường
xuyên được các giáo viên sử dụng dưới hình thức trò chơi.
Tuy nhiên, do những điều kiện khách quan, những khó khăn về điều kiện
cơ sở vật chất…mà việc lựa chọn, lồng ghép tích hợp các kiến thức trong giờ
LQCC còn tồn tại những hạn chế nhất định.
Bên cạnh những giáo viên biết lựa chọn kiến thức, lồng ghép vào tiết
LQCC một cách nhuần nhuyễn, thì vẫn còn một số giáo viên sử dụng kiến thức
tích hợp chưa phù hợp, chưa hiệu quả thể hiện ở chỗ chưa có sự linh hoạt sáng
tạo, chưa nhanh nhẹn trong giao tiếp ứng xử với trẻ nên chưa tạo được hứng thú
21
cho trẻ trong tiết LQCC. Được biết nguyên nhân của sự chưa phù hợp chưa hiệu
quả là nằm ở một số giáo viên lâu năm chỉ có trình độ trung cấp.
Một số giáo viên, tuy có thường xuyên tích hợp văn học nhưng vẫn chưa
được phong phú về các loại bài. Một bài thơ, bài ca dao, một câu truyện hay một
câu đố mà giáo viên sử dụng gây hứng thú để dạy trẻ làm quen với một nhóm
chữ cái thì thường bị sử dụng lặp lại các lớp khác khi dạy trẻ làm quen cũng với
nhóm chữ cái đó. Bởi vì, trong khi giáo viên lên kế hoạch cho một tiết LQCC thì
một số giáo viên thường sao chép giáo án của nhau mà không có sự tìm tòi, sáng
tạo thêm.
Âm nhạc có tính chất vui nhộn dễ gây hứng thú cho trẻ nhưng khi giáo viên
sử dụng thì lại chưa phát huy được hết tác dụng của âm nhạc trong tiết LQCC.
Do năng khiếu của một số giáo viên còn hạn chế, hát chưa chuẩn giai điệu của
bài hát, chưa khớp nhạc, nhiều khi còn bị sai lời, cử chỉ điệu bộ còn vụng về…
Các đồ dùng trực quan trong tiết LQCC chưa được phong phú, đa dạng.
Tranh ảnh, mô hình vật thật chưa đẹp, chưa thu hút được trẻ. Do giáo viên chưa
chuẩn bị chu đáo trước mỗi giờ dạy trẻ làm quen chữ cái, chưa chịu khó đầu tư
thời gian cho việc chuẩn bị đồ dùng dạy học…; bộ môn tạo hình không được
giáo viên sử dụng nhiều trong tiết LQCC khiến giờ học chưa được phong phú về

kiến thức. Do tạo hình là một bộ môn có tính chất trầm tĩnh vì thế nếu giáo viên
không biết khéo léo sử dụng thì dễ gây nhàm chán cho trẻ; bộ môn toán thường
được tích hợp dưới hình thức trò chơi nhưng các trò chơi hay bị lặp đi lặp lại
giống nhau giữa các lớp và trong tiết LQCC, gây sự nhàm chán đối với trẻ.
Những hạn chế như trên vẫn tồn tại là do vốn kiến thức của một số giáo
viên còn hạn chế, chư vững về trình độ chuyên môn; được biết những hạn chế
đó thường nằm ở những giáo viên công tác lâu năm và chỉ có trình độ trung cấp.
2.2.2. Chất lượng tổ chức hoạt động dạy trẻ LQCC.
2.2.2.1. Hoạt động gây hứng thú.
Quá trình điều tra thực tế, cho thấy: Các giáo viên mầm non đã sử dụng rất
nhiều cách gây hứng thú khi dạy trẻ LQCC, các cách gây hứng thú chủ yếu giáo
22
viên đã sử dụng là: Sử dụng đồ dùng trực quan (tranh ảnh, mô hình vật thật…),
kể chuyện, đọc thơ, hát, sử dụng câu đố…hoặc gây hứng thú bằng trò chơi.
Chúng tôi tiến hành khảo sát hoạt động gây hứng thú ở 10 tiết dạy trẻ
LQCC và thu được kết quả như sau:
- Âm nhạc được sử dụng trong cả 10 tiết, chiếm 100% số tiết dạy.
- Tổ chức trò chơi đều có trong tất cả các tiêt. Theo kiểu dạy trẻ LQCC
nhưng được tổ chức dưới hình thức trò chơi, chiếm 100%
- Có 8 tiết giáo viên sử dụng cách gây hứng thú bằng việc trò chuyện,
chiếm 80%
Khi sử dụng các hoạt động gây hứng thú vào dạy trẻ LQCC đã thu hút được
sự chú ý của trẻ làm cho hiệu quả giờ dạy được nâng cao.
Tuy nhiên, các hoạt động gây hứng thú mà các giáo viên sử dụng cguwa đa
dạng, còn mang tính chất dập khuôn, máy móc. Các hoạt động cứ lặp đi lặp lại ở
các tiết học, không còn sự mới mẻ để hấp dẫn trẻ. Dãn đến việc trẻ bị nhàm
chán, phân tán sự chú ý, không còn hứng thú với tiết học và làm giảm hiệu quả
của hoạt động dạy trẻ LQCC. Và trong một số tiết dạy, giáo viên chuẩn bị đồ
dùng trực quan chưa chu đáo (chưa đầy đủ, chưa đẹp mắt, chưa phù hợp…) đã
làm giảm hứng thú của trẻ.

2.2.2.2. Hoạt động dạy trẻ làm quen với chữ cái trong nhóm.
Trong hoạt động dạy trẻ làm quen với các chữ cái trong nhóm thì tất cả các
giáo viên đều thực hiện theo đúng quy trình, đúng phương pháp: Cho trẻ làm
quen với từng chữ cái một qua tranh ảnh, vật thật có gắn từ chữ cái cần làm
quen; qua thẻ chữ rời; qua cách phát âm; qua so sánh 2 chữ cái.
Tuy nhiên các giáo viên chỉ chú ý đến hoạt động gây hứng thú ban đầu
trước khi vào hoạt động dạy trẻ LQCC trong nhóm mà ít khi chú ý đến việc gây
hứng thú trước mỗi lúc giới thiệu từng chữ cái làm cho tiết học trở nên khô
cứng. Hoặc cách gây hứng thú giống nhau, lặp đi lặp lại trước mỗi chữ cái gây
ra sự nhàm chán cho trẻ.
2.2.2.3. Tổ chức hoạt động trải nghiệm và sáng tạo.
23
Tổ chức hoạt động trải nghiệm, sáng tạo là một trong những điểm mới nổi
bật của việc tổ chức dạy trẻ LQCC. Tổ chức hoạt động trong mỗi tiết LQCC có
tác dụng giúp trẻ hiểu bài nhanh và nhớ lâu, củng cố lại kiến thức vừa được học,
tăng thêm hứng thú cho trẻ để trẻ không bị nhàm chán. Hiểu được điều đó nên
các giáo viên ở các trường mầm non mà chúng tôi khảo sát đều cho rằng thực
hiện hoạt động này là rất quan trọng. nhưng quan trọng hơn là hoạt động này
được các giáo viên thực hiện như thế nào? Có hiệu quả không?
Chúng tôi đã tiên hành khảo sát việc tổ chức hoạt động trải nghiệm và sáng
tạo trên 10 lớp mẫu giáo ở các trường mầm non trong khu vực trung du và vùng
núi huyện thọ xuân. Qua việc khảo sát hoạt động này chúng tôi thấy:
Nhìn chung, đa số các giáo viên mầm non ở các trường khu vực trung du và
vùng núi huyện Thọ Xuân đã tổ chức hoạt động này một cách rất hiệu quả. Có
khoảng hơn 80% số tiết dạy đều được giáo viên tổ chức hoạt động trải nghiệm
và sáng tạo dưới hình thức trò chơi đã tạo được hứng thú cho trẻ. Thông qua
hình thức trò chơi tạo cho trẻ sự hứng thú khi tham gia vào hoạt động và làm
cho giờ học đạt hiệu quả cao;
Bên cạnh đó, vẫn còn một số giáo viên trình độ chuyên môn chưa vững,
vốn lý thuyết còn hạn hẹp, trình độ năng khiếu của bản thân còn hạn chế nên khi

tổ chức hoạt động này chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Cách tổ chức
dẫn dắt trẻ vào hoạt động của giáo viên chưa thu hút đươc trẻ. Giáo viên còn
thiếu sự linh hoạt khéo léo trong cách xử lý các tình huống,…dẫn đến chưa đạt
được mục đích của giờ dạy. Những hạn chế đó chiếm khoang 20 số tiết dạy trẻ
LQCC.
24
Chương 3: Biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động LQCC
theo hướng đổi mới.
1. Biện pháp.
1.1. Nâng cao hiểu biết của giáo viên mầm non về tổ chức hoạt động
LQCC theo hướng tích hợp chủ đề.
Để hoạt động LQCC theo hướng tích hợp chủ đề đạt được hiệu quả cao thì
cần nâng cao nhận thức của giáo viên về hoạt đông này. Giáo viên phải có hiểu
biết đúng đắn và hiểu như thế nào là tổ chức hoạt động LQCC theo hướng tích
hợp chủ đề và hiểu được tầm quan trọng của việc tổ chức hoạt động này.
Từ việc nhận thức được tầm quan trọng đó thì bản thân giáo viên mầm non
sẽ cố gắng thực hiện tốt chuyên đề, có ý thức học hỏi kinh nghiệm của các đồng
nghiệp, chịu khó nghiên cứu các biện pháp hữu hiệu nhất nhằm truyền thụ đến
trẻ sao cho trẻ lĩnh hội một cách nhẹ nhàng và thoải mái không cảm thấy bị gò
bó. Và từ việc có hiểu biết đúng đắn đó giáo viên mầm non sẽ biết cách kết hợp
nhuần nhuyễn, khéo léo các kiến thức của các bộ môn khác (văn học, âm nhạc,
tạo hình, môi trường xung quanh, làm quen với toán…) sao cho phù hợp với chủ
đề chủ điểm, làm cho hoạt động LQCC đạt được hiệu quả cao.
1.2. Nắm vững đặc điểm nhận thức và khả năng ngôn ngữ của trẻ.
Để đưa ra được những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tổ chức hoạt
động LQCC theo hướng đổi mới thì trước tiên giáo viên cần nắm vững khả
năng ngôn ngữ của trẻ - xác định được tình trạng của trẻ về kỹ năng nghe, nói,
đọc, viết.
Ngay từ đầu năm học giáo viên cần tiến hành khảo sát trẻ thông qua các bài
tập để từ đó giáo viên đánh giá và có sự tác động đúng với từng trẻ. Khảo sát

qua các hoạt động chung (kể chuyện, đọc thơ, hát, múa…) và các hoạt động
trong ngày (hoạt động góc, hoạt đông chiều ) để từ đó đánh giá từng trẻ theo các
kỹ năng.
- Kỹ năng nghe: Trẻ nghe được các âm thanh ngữ điệu, dọng nói khác nhau.
Độ to, nhỏ, nhanh, chậm của giọng nói, giọng đọc, các từ khái quát, từ trái
25

×