Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

Hiện trạng sử dụng nhà vệ sinh ở thành phố Đông Hà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (711.6 KB, 28 trang )

PHÂN HIỆU ĐẠI HỌC HUẾ TẠI QUẢNG TRỊ
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
Lớp: CNKTMT K1


BÀI TIỂU LUẬN
Tìm hiểu hiện trạng sử dụng Nhà vệ sinh
ở Thành phố Đông Hà – Quảng Trị

2012

Giảng viên: ThS.Đặng Thị Thanh Lộc
Sinh viên: Nguyễn Đình Diệp
1


Lê Thị Nhàn
Huỳnh Ngọc Đạt

Đông Hà, 03/2012
Mục lục
Mở đầu.............................................................................................................................. 4
I. Tổng quan về thành phố Đông Hà...............................................................................5
1.1. Vị trí địa lý..................................................................................................................5
1.2. Địa hình....................................................................................................................... 5
1.3. Khí hậu........................................................................................................................ 6
1.4. Giao thông................................................................................................................... 7
1.5. Nguồn nước................................................................................................................. 7
II. Một số bệnh liên quan đến nguồn nước không an toàn và thiếu nhà vệ sinh.........9
2.1. Một số bệnh liên quan đến nguồn nước không an toàn...............................................9
a. Viêm ruột........................................................................................................................ 9


b. Bệnh tả......................................................................................................................... 10
c. Bệnh thương hàn..........................................................................................................10
d. Bệnh lỵ trực khuẩn.......................................................................................................10
e. Bệnh lỵ Amib................................................................................................................10
2.2. Một số bệnh liên quan đến vệ sinh Môi trường và nước sạch....................................11
a. Bệnh đường tiêu hóa.....................................................................................................11
b. Bệnh giun sán...............................................................................................................12
c. Bệnh do muỗi truyền....................................................................................................12
d. Các bệnh về mắt, ngoài da, bệnh phụ khoa..................................................................12
III. Các mô hình nhà vệ sinh ở thành phố Đông Hà....................................................13
3.1. Nhà vệ sinh dùng nước ở Đông Hà...........................................................................13
a. Nhà tiêu tự hoại............................................................................................................13
b. Nhà tiêu thấm dội nước................................................................................................14
2


3.2. Nhà vệ sinh không dùng nước ở Đông Hà.................................................................15
a. Nhà tiêu đào có ống thông hơi......................................................................................17
b. Cầu tiêu trên ao cá........................................................................................................18
c. Hố xí thùng...................................................................................................................19
d. Hố xí 2 ngăn phổ biến ở Việt Nam...............................................................................19
IV. Hiện trạng nhà vệ sinh ở thành phố Đông Hà........................................................21
4.1. Kết quả thống kê tỉ lệ sử dụng nhà vệ sinh bể tự hoại...............................................21
4.2. Nhà vệ sinh công cộng ở thành phố Đông Hà...........................................................21
V. Mô hình bể tự hoại.....................................................................................................23
5.1. Thiết kế bể tự hoại.....................................................................................................23
5.2. Một số mô hình bể tự hoại được áp dụng trên thế giới và ở Việt Nam......................24
a. Mô hình thùng làm sạch (TLS) nước thải sinh hoạt qui mô nhỏ kiểu Jokasho (Nhật
Bản) trong điều kiện Việt Nam.........................................................................................24
b. Trạm xử lý nước thải quy mô nhỏ hợp khối AFSB – 100.............................................24

c. Biofast - Hệ thống xử lý chất thải 5 ngăn hiện đại........................................................24
d. Bể tự hoại kiểu mới (Tác giả Hoàng Đức Thảo - Công ty Thoát nước đô thị tỉnh Bà Rịa
- Vũng Tàu)...................................................................................................................... 25
e. Bể tự hoại cải tiến với các vách ngăn mỏng dòng hướng lên và ngăn lọc kỵ khí (BAST
và BASTAF)..................................................................................................................... 25
Kết luận........................................................................................................................... 26
Tài liệu tham khảo .........................................................................................................27

3


Mở đầu
Sức khoẻ và vệ sinh môi trường có quan
hệ chặt chẽ với nhau và là một trong các tiêu
chí của chất lượng sống. Trên 75% dân số Việt
Nam sống tập trung ở các vùng nông thôn,
vùng núi, hải đảo, ... mà những nơi đó, theo một
số khảo sát cho thấy, không quá 35% số hộ gia
đình có nhà xí hợp vệ sinh. Điều này cũng liên quan đến tỉ lệ các bệnh truyền nhiễm cao
ở nông thôn. Có nhiều nguyên nhân lý giải cho mức tỉ lệ thấp này, tuy nhiên, điều này là
một trong các khác biệt giữa nông thôn và thành thị .
Với mục tiêu góp phần vào việc nâng cao ý thức và tiếp cận với các phương cách
xây dựng nhà vệ sinh cho người dân nông thôn, đề tài Hiện trạng và giải pháp sử dụng
nhà vệ sinh ở thành phố Đông Hà nhằm giới thiệu các kiểu nhà vệ sinh cũng như cách
xử lý chất thải người tương đối đơn giản, hiệu quả, vừa tầm thực hiện cho các vùng đô thị
và nông thôn Việt Nam nói chung và Quảng Trị nói riêng cho các vùng sinh thái khác
nhau, điều kiện kinh tế, xã hội, tập quán.

4



I. Tổng quan về thành phố Đông Hà
1.1. Vị trí địa lý:
Đông Hà là một thành phố trung tâm của tỉnh Quảng Trị, miền Trung Việt Nam.
Đây là thành phố trực thuộc tỉnh Quảng Trị, nằm ở ngã ba Quốc lộ 1 A và Quốc lộ 9.
Thành phố này nằm ở tọa độ 1600’53” - 16052’22” vĩ độ Bắc, 107004’24” kinh độ Đông.
Đông Hà là trung tâm chính trị, văn hóa, xã hội, kinh tế và thương mại của tỉnh Quảng
Trị.
Đông Hà có một vị trí quan trọng, nằm ở trung độ giao thông của cả nước, trên
giao lộ 1A nối thủ đô Hà Nội - thành phố Hồ Chí Minh và quốc lộ 9 trong hệ thống
đường xuyên Á, là điểm khởi đầu ở phía Đông của trục Hành lang kinh tế Đông Tây giữa đông bắc Thái Lan, Lào, Myanma và miền Trung Việt Nam qua cửa khẩu quốc
tế Lao Bảo và các nước trong khu vực biển Đông qua cảng Cửa Việt, kết thúc ở thành
phố Đà Nẵng. Từ thuận lợi về giao lưu đối ngoại, Đông Hà có khả năng thu hút, hội tụ để
phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội và trở thành trung tâm phát luồng các mối quan hệ kinh
tế trong khu vực và quốc tế.
Đông Hà gồm 9 phường, diện tích tự nhiên là 76,26 km2 (khoảng 7.306,25 ha),
dân số có 93.756 nhân khẩu với khoảng 21400 hộ gia đình.Mật độ dân
số:1229người/km2 Đông Hà cách Huế 66 km, cách Đồng Hới 100 km, cách thị xã Quảng
Trị 12 km.
1.2. Địa hình :
Địa hình của Đông Hà có đặc trưng về mặt hình thể như là một mặt cầu mở rộng
ra hai phía Nam, Bắc của quốc lộ 9, địa hình hơi nghiêng và thấp dần từ Tây sang Đông.
Các vùng đất đồi bị chia cắt bởi nhiều đồi bát úp xen giữa là các khe.
5


Nhìn chung, lãnh thổ Đông Hà có gồm hai dạng địa hình cơ bản sau:
Địa hình gò đồi bát úp ở phía Tây và Tây Nam, chiếm 44,1% diện tích tự nhiên với hơn
3.000 ha, có độ cao trung bình 5- 100m. Về thổ nhưỡng, mặt đất ở đây được phủ trên nền
phiếm thạch và sa phiến cùng với địa hình gò đồi bát úp nối dài. Với địa hình này sẽ thích

hợp cho việc sản xuất canh tác, trồng cây lâm nghiệp, xây dựng và phát triển các mô hình
kinh tế trang trại, sinh thái vườn đồi, vườn rừng. Xen kẻ giữa những gò đồi là những hồ
đập có tác dụng điều hoà khí hậu, bảo vệ môi trường, đồng thời tạo ra những cảnh quan
tự nhiên, môi trường sinh thái để tạo điều kiện cho việc xây dựng và phát triển các cụm
điểm dịch vụ vui chơi, giải trí, tạo ra một cảnh quan đô thị đẹp, đa dạng.
Địa hình đồng bằng có độ cao trung bình 3m so với mực nước biển, chiếm 55,9%
diện tích tự nhiên. Về thổn nhưỡng, đất ở đây được phủ lên mặt lớp phù sa thuận lợi cho
phát triển nông nghiệp (trồng lúa, hoa, rau màu...). Địa hình này tập trung ở các phường:
2, phường 3, phường Đông Thanh, Đông Giang, Đông Lễ, Đông Lương. Do địa hình thấp
trũng, nên thường hay bị ngập lụt về mùa mưa bão đồng thời hạn hán, thiếu nước về mùa
hè, ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống.
1.3. Khí hậu:
Khí hậu của Đông Hà thuộc hệ khí hậu nhiệt đới ẩm với đặc trưng là gió Lào (gió
Phơn Tây Nam) ở Quảng Trị nói chung và ở Đông Hà nói riêng.Thành phố Đông Hà nằm
ở khu vực hẹp nhất của duyên hải miền Trung, mang đặc điểm của khí hậu gió mùa và có
những biểu hiện đặc thù so với các vùng khí hậu khu vực phía Đông dãy núi Trường Sơn.
Do chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió phơn Tây Nam nên tạo thành một vùng khí hậu khô,
nóng. Chế độ khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô nóng.
Về mùa Đông, do chịu ảnh hưởng của không khí lạnh cực đới tràn về đến tận đèo Hải
Vân vì vậy ở khu vực Đông Hà có mùa đông tương đối lạnh so với các vùng phía nam.
Chênh lệch nhiệt độ trung bình giữa tháng nóng nhất và lạnh nhất từ 9 đến 10 0C. Đây
cũng là khu vực có lượng mưa tương đối lớn nhưng tập trung chủ yếu trong 4 tháng mùa
mưa (khoảng 80%).
6


Tuy nhiên số ngày mưa phân bố không đều, trong các tháng cao điểm trung bình
mỗi tháng có từ 17 đến 20 ngày mưa làm ảnh hưởng đến bố trí thời vụ của một số cây
trồng và ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp của người dân ở địa phương.
Khu vực Đông Hà còn chịu ảnh hưởng của bão. Mùa bão ở đây tập trung từ tháng 9 đến

tháng 11. Các cơn bão đổ bộ vào đất liền thường tập trung vào các cơn bão số 7,8,9,10.
Bão thường kèm theo mưa to kết hợp với nước biển dâng cao và lượng mưa lớn từ trên
nguồn đổ về gây lũ lụt và ngập úng trên diện rộng làm thiệt hại đến cơ sở hạ tầng và phá
hoại mùa màng.
Đông Hà chịu ảnh hưởng sâu sắc của 2 loại gió mùa: gió mùa đông bắc hoạt động
từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau và gió mùa tây nam hoạt động từ tháng 4 đến tháng 9.
Nói chung, khí hậu của khu vực có nhiều nét biến động mạnh, thể hiện qua sự biến
động mùa: mùa đông và mùa hè, mùa mưa và mùa khô. Thời tiết của Đông Hà thường
gây úng vào đầu vụ đối với vụ đông xuân; hạn đầu vụ, úng cuối vụ đối với vụ hè.
1.4. Giao thông:
Đông Hà nằm ở nơi giao cắt của đường 9 và quốc lộ 1A. Tuyến đường sắt BắcNam chạy qua thành phố, ga Đông Hà là một trong những ga chính trên tuyến đường ray
này. Dự án sân bay Quảng Trị dự kiến sẽ được xây ở huyện Gio Linh, cách Đông Hà
7 km về phía bắc.
1.5. Nguồn nước
Nguồn nước mặt:
Thành phố Đông Hà có tổng trữ lượng nguồn nước mặt lớn, phân bố khá đều trên
thành phố.Ngoài nguồn nước từ sông Hiếu, Vĩnh Phước, Thạch Hãn, Hói Sòng và hàng
chục khe suối, các hồ chứa, Đông Hà còn có một số hồ đập nhân tạo phục vụ cho sản

7


xuất nông nghiệp, cải tạo môi trường và nuôi trồng thuỷ sản như: hồ Trung Chỉ, hồ Khe
Mây, hồ Đại An, hồ Khe Sắn. Đông Hà còn là nơi có sông Cam Lộ chảy qua.
Hệ thống hồ đập ở thị xã là tiềm năng lợi thế để đầu tư xây dựng hình thành các cụm
điểm vui chơi, nghỉ ngơi giải trí theo hướng hệ lâm viên dịch vụ sinh thái.
Nguồn nước ngầm:
Nước dưới đất vùng Đông Hà tồn tại dưới 2 dạng chính: Trong các lổ hổng và các
tầng chứa nước khe nứt của đất đá chứa nước gọi là các tầng chứa nước lổ hổng và các
tầng chứa nước khe nứt.

Vùng trung tâm thành phố và khu vực đất đồi tầng ngầm nghèo. Nguồn nước
mạch nông tồn tại ở vùng đất trũng thuộc khu vực trầm tích phù sa.
Không có nguồn nước ngầm mạch sâu ở khu vực nội thị nhưng có thể khai thác nguồn
nước ngầm mạch sâu cách trung tâm thị xã 12 km về phía đông bắc, với công suất 15.000
m3/ngày (tại huyện Gio Linh), trữ lượng nước tương ứng với cấp C1 là 19.046 m 3/ngày ,
cấp C2= 98.493m3/ngày. Lưu lượng giếng khoan từ 15 đến 19 1/s, tổng độ khoáng hoá 80
đến 280 mg/l.

8


II. Một số bệnh liên quan đến nguồn nước không an toàn và thiếu nhà vệ sinh:
2.1 Một số bệnh liên quan đến nguồn nước không an toàn:
Theo các chuyên gia, trong một số bệnh truyền nhiễm có nguyên nhân liên quan
tới nguồn nước bị ô nhiễm, liên quan đến vệ sinh môi trường và ý thức vệ sinh cá nhân
của người dân còn kém. Có nhiều bệnh truyền nhiễm do sử dụng nước bị nhiễm bẩn như:
tả, lỵ, thương hàn, các bệnh về đường tiêu hoá,…

9


Nước dùng trong sinh hoạt bị nhiễm bẩn sẽ gây bệnh cho người khi tắm rửa, giặt giũ, sử
dụng nước để chế biến thức ăn,… và một số bệnh thường gặp như:
a.Viêm ruột:thường kéo dài 24 - 72 giờ kèm theo buồn nôn, nôn mữa, tiêu chảy. Bệnh
xảy ra ở mọi lứa tuổi, trầm trọng nhất là ở trẻ nhỏ và người già khi bị bệnh thì tình trạng
mất nước và rối loạn cân bằng điện giải có thể xảy ra nhanh chóng và đe dọa tính mạng
nếu không được xử lý kịp thời.
b.Bệnh tả: là bệnh truyền nhiễm cấp tính do phẩy khuẩn tả (Vibrrio Cholerae) gây ra và
bệnh lây truyền qua đường tiêu hoá. Bệnh có biểu hiện là đi tiêu phân lỏng nhiều, ói
nhiều lần,... sẽ nhanh chóng mất nước - điện giải, truỵ tim mạch, suy kiệt và tử vong nếu

không được điều trị kịp thời. Bệnh có thể gây thành dịch, bệnh thường xảy ra vào mùa

10


hè, sau những đợt thiên tai lớn (bão, lụt,..) và ở những nơi có vệ sinh kém, không đủ nước
sạch cung cấp, xử lý phân, rác chưa tốt,...
c.Bệnh thương hàn: là bệnh nhiễm trùng toàn thân do Salmonella Typhi hoặc
Salmonella Patatyphi A, B, C gây ra. Bệnh lây qua đường tiêu hoá và có đặc điểm lâm
sàng là sốt kéo dài, gây nhiều biến chứng nguy hiểm như: xuất huyết tiêu hóa,viêm não,
nhiễm trùng huyết,... Đa số các trường hợp mắc phải là do ăn, uống phải các loại thực
phẩm mang vi trùng, nước sinh hoạt bị nhiễm phân có vi khuẩn thương hàn không được
nấu chín, hoặc do ăn phải thức ăn tươi sống được rửa bằng nguồn nước đã bị nhiễm
khuẩn thương hàn.
d.Bệnh lỵ trực khuẩn: là bệnh viêm đại tràng cấp tính gây ra bởi vi khuẩn Shigella. Bệnh
lây qua đường tiêu hoá theo cơ chế phân - miệng hoặc từ người sang người hoặc từ bàn
tay bẩn nhiễm khuẩn, lây gián tiếp chủ yếu qua nước uống, thức ăn. Ở nước ta, nước
uống là trung gian truyền bệnh tả, lỵ hàng đầu do nước không được đun sôi trước khi
uống,…
e.Bệnh lỵ Amib: gây ra do vi khuẩn Etamoeba Histolytica. Tổn thương xảy ra chủ yếu ở
đại tràng (bệnh lỵ Amib) và có thể ngoài đại tràng (bệnh Amib ở gan, phổi, não, da,...).
Kén Amib nhiễm vào người qua đường tiêu hoá, qua ăn rau sống, uống nước lã,...
Nhiễm giun: bệnh do giun đũa, giun tóc, giun kim,… lây truyền qua nước. Do phân có
mang ấu trùng của giun nhiễm vào nước gặp điều kiện thuận lợi thì nhiễm qua người.
Bệnh thường gặp ở trẻ em, do đi chân đất hoặc chơi đùa dưới đất,... Ấu trùng của các loại
giun này sẽ chui vào ruột, mật, não, mắt,... gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Các bệnh nêu trên gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và môi trường cộng đồng. Vì vậy, công
tác xử lý và khử trùng nước đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong các nhà máy nước. Điều
này góp phần tích cực trong việc ngăn ngừa các vi sinh vật xâm nhập vào nguồn nước,
hạn chế tối đa các bệnh lây truyền qua nguồn nước, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm,

bảo vệ nguồn nước. Đồng thời, mỗi cá nhân phải nâng cao ý thức bảo vệ môi trường như
không vứt rác, đổ chất thải bừa bãi; nên sử dụng nguồn nước sạch; cần chú ý hơn việc sử
dụng nguồn thực phẩm, rau tươi, hoa quả bảo đảm chất lượng, không có thuốc trừ sâu;
rửa rau quả dưới vòi nước chảy để loại trừ trứng giun sán và các chất ô nhiễm; ăn chín,
11


uống chín,... Bên cạnh đó, mỗi người phải tự đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và
chữa bệnh kịp thời.
2.2 Một số bệnh liên quan đến vệ sinh Môi trường và nước sạch:
Nước sạch và vệ sinh môi trường là một nhu cầu cơ bản trong đời sống hằng ngày
của con người. Con người, động vật và thực vật sẽ không thể tồn tại nếu thiếu nước. Thế
nhưng, thực trạng hiện nay cho thấy, chúng ta đang đứng trước nguy cơ ô nhiễm môi
trường và khan hiếm nguồn nước sạch. Tại buổi Lễ kỷ niệm Ngày nước thế giới, Cục
Quản lý tài nguyên nước đã đưa ra thông tin có tới 80% trường hợp bệnh tật ở Việt Nam
là do nguồn nước bị ô nhiễm gây ra. Vậy nước và vệ sinh môi trường có ảnh hưởng và
liên quan đến những bệnh nào đối với con người?
a. Bệnh đường tiêu hóa: Với các bệnh thường gặp như: tả, lỵ, thương hàn, tiêu chảy,
viêm gan A, bại liệt... Bệnh thường xảy ra do người khỏe ăn hoặc uống phải những thực
phẩm, nước uống bị nhiễm vi khuẩn có trong phân người (do không rửa tay với xà phòng
sau khi đi vệ sinh hoặc sau khi vệ sinh cho trẻ nhỏ, sau đó cầm vào thức ăn; hoặc do ruồi,
gián đậu lên thức ăn, nước uống không được đậy kín...). Sau khi ăn hoặc uống các loại
nước đã nhiễm vi khuẩn, virut và ký sinh trùng gây bệnh thì chúng ta dễ dàng bị mắc
bệnh.
Tuy nhiên, các bệnh lây truyền trên đều có thể ngăn ngừa được nếu chúng ta thực
hiện các biện pháp phòng bệnh đơn giản như: rửa tay bằng xà phòng và nước sạch tại các
thời điểm trước khi ăn, sau khi đại tiện hoặc sau khi tiếp xúc với người bệnh. Thực hiện
ăn chín, uống sôi, không ăn các thức ăn đã ôi thiu. Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, sử dụng
và bảo quản tốt các nguồn nước sạch, giữ gìn vệ sinh môi trường sạch sẽ. Diệt các loại
côn trùng có nguy cơ truyền bệnh như ruồi, gián và chuột.

b. Bệnh giun sán: Giun đũa, giun tóc, giun móc, giun kim thường lây truyền do trứng
giun của người bệnh theo phân ra ngoài rồi lại vào hệ tiêu hóa của người khỏe qua thức
ăn, nước uống nhiễm bẩn hoặc chui qua da người vào cơ thể và gây bệnh. Ấu trùng của
các loại sán lại từ phân người bệnh vào nước hoặc sống ký sinh trong ốc, cá... Ăn ốc có
ấu trùng sán sẽ bị nhiễm sán. Người hay gia súc ăn cá, thịt không nấu chín cũng sẽ mắc
bệnh. Để phòng bệnh giun sán, chúng ta không nên ăn gỏi cá, không ăn các loại gia súc bị
12


bệnh chết, không đi chân đất hay để trẻ nhỏ mặc quần thủng đũng, đặc biệt cần chú ý tẩy
giun, sán theo định kỳ và theo hướng dẫn của thầy thuốc.
c. Bệnh do muỗi truyền: Những bệnh do muỗi truyền thường thấy là bệnh sốt rét, sốt
xuất huyết, viêm não Nhật Bản... Các bệnh này dễ lây lan và có thể bùng phát thành dịch
lớn. Bệnh lây truyền bằng cách: muỗi đốt người bị bệnh sau đó đốt người khỏe mạnh,
mầm bệnh sẽ truyền vào người khỏe qua vết đốt của muỗi. Để không bị muỗi đốt, khi
ngủ chúng ta nên ngủ trong màn, tẩm màn bằng hóa chất; phun thuốc diệt muỗi và đốt
hương muỗi trong nhà. Bên cạnh đó, phải vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, phát quang bụi rậm
quanh nhà và thu gom phế thải, khơi thông cống rãnh; diệt bọ gậy trong các dụng cụ chứa
nước sinh hoạt đồng thời lật úp những dụng cụ chứa nước không dùng đến; thường xuyên
tổng vệ sinh dọn sạch ao tù, nước đọng.
d. Các bệnh về mắt, ngoài da, bệnh phụ khoa: Đa phần các bệnh về mắt, bệnh ngoài
da và bệnh phụ khoa có thể truyền từ người bệnh sang người lành qua nước. Bởi vậy, để
phòng tránh các bệnh này cần có đủ nước sạch để sử dụng hằng ngày. Đồng thời thực
hiện vệ sinh cá nhân tốt, tắm rửa hay giặt giũ phải dùng xà phòng và nước sạch, mỗi
người phải sử dụng một khăn mặt riêng, không dùng chung quần áo với người bệnh và
không mặc quần áo khi còn ẩm.

III. Các mô hình nhà vệ sinh ở thành phố Đông Hà:
Yêu cầu chung của nhà tiêu hợp vệ sinh là:
- Không làm ô nhiễm môi trường và nguồn nước.


13


- Không tạo nơi cho ruồi, muỗi và các côn trùng khác sinh nở.
- Không có mùi hôi thối, khó chịu.
Có các loại nhà tiêu hợp vệ sinh phổ biến là nhà tiêu tự hoại, nhà tiêu thấm dội nước, nhà
tiêu sinh thái và nhà tiêu đào có ống thông hơi,...
Dưới đây chúng tôi giới thiệu một số loại hình nhà tiêu hợp vệ sinh đã thực hiện ở thành
phố Đông Hà:
3.1. Nhà vệ sinh dùng nước ở Đông Hà
a. Nhà tiêu tự hoại
Thông thường thể tích của bể tự hoại (phốt) cho một gia đình có 5 đến 7 người
khoảng 2m3, được chia làm 2 - 3 ngăn (có thể xây gạch, đỗ ống buy tròn bằng bê tông,...),
trong đó 1 ngăn chứa, 1 ngăn lắng. Phần nổi trên mặt đất cao 40cm và hơi nghiêng về
phía sau.

Ngăn chứa có 1 ống thông hơi đường kính sử dụng từ 27mm hoặc 34mm, phía
trên ống nên gắn cút chữ T, cao hơn mái nhà khoảng 30 - 40cm.
14


Hai đầu ngăn chứa có 2 hố ga (nắp kiểm tra) dành để lấy phân nhưng luôn được trát kín.
Giữa ngăn chứa và ngăn lắng thông với nhau bằng cút chữ L đặt ngược, đường kính
90mm hoặc 114mm.
Cách bảo quản và sử dụng:
Khi mới xây xong phải đổ đầy nước vào bể tự hoại mới được sử dụng. Sử dụng
giấy mềm tự tiêu, nếu sử dụng các loại giấy khác thì phải có sọt đựng và thường xuyên
được đốt bỏ. Sau khi đi tiêu xong phải dội nước đủ để phân trôi hết. Tuyệt đối không đổ
nước có xà phòng, chất tẩy rửa vào bể tự hoại.

Ưu điểm:
-

Sạch sẽ hợp vệ sinh.

-

Không có ruồi, nhặng.

-

Sử dụng thuận tiện.

Nhược điểm:
-

Chỉ sử dụng được ở nơi có nhiều nước.

-

Dễ bị nghẹt do thiếu ý thức về việc hay vứt giấy vệ sinh loại không tự tiêu huỹ vào

bàn cầu.
-

Giá thành cao hơn so với các loại nhà tiêu khác.

b. Nhà tiêu thấm dội nước

15



Nhà tiêu thấm dội nước phải đặt ở vị trí cách nguồn nước (như giếng, kênh, rạch,
mương,...) ít nhất 10m, có thể xây 1 hoặc 2 bể chứa phân tuỳ từng gia đình, mỗi bể có thể
tích khoảng 1 m3. Đào hố sâu 1,2m, chiều rộng và chiều dài khi xây thành còn để cách
vách đất từ 5-10cm để chèn một lớp cát xung quanh làm tăng khả năng lọc cho bể. Đáy
bể chứa không xây. Các thành bể xây bỏ trống nhiều lỗ thấm, nếu là 2 bể thì vách ngăn
giữa hai bể không để lỗ thấm mà để một rãnh hở bằng 1/2 viên gạch sát ngay dưới tấm
đan nắp bể. Thành bể xây cao hơn mặt đất khoảng 20 cm để ngăn nước mưa tràn vào bể.
Bệ xí và nhà che mưa nắng có thể đặt trực tiếp trên hố chứa phân hoặc đặt trên nền đất.
Bệ xí có ống xi phông để tạo nút nước và ống dẫn phân đổ vào bể.
Hố phân có 1 ống thông hơi đường kính sử dụng từ 27mm hoặc 34mm, phía trên
ống nên gắn cút chữ T, cao hơn mái nhà khoảng 30-40cm.
Bảo quản và sử dụng:
Sau mỗi lần đi tiêu phải dội nước cho phân trôi hết xuống hố thấm và để tạo nút
nước chống mùi hôi thối. Không bỏ giấy chùi, que, vật cứng xuống lỗ xí mà phải có sọt
đựng giấy chùi thải và thường xuyên đốt bỏ. Nếu tắc phải dùng nước dội mạnh để thông,
không được dùng que cứng để thông dễ làm vỡ xi phông. Khi bể đầy phải cậy nắp, đổ vôi
cục vào bể chứa phân (khoảng 1/10 lượng phân có trong bể), sau 6 giờ có thể lấy phân ra,
đậy nắp trát kín và tiếp tục sử dụng. Nếu có 2 bể thì khi đầy bể 1, bịt kín ống dẫn phân
vào bể 1, sử dụng bể 2, khi bể hai đầy, lấy mùn phân ở bể 1 ra (phân đã khô và sạch) và
sử dụng lại bể 1.
Ưu điểm:
-

Ít có mùi hôi thối, do đó không hấp dẫn ruồi nhặng.

-

Tốn ít nước dội, và có thể dùng nước tắm giặt để dội.


-

Kỹ thuật đơn giản, nhưng cũng phải do thợ xây dựng.

-

Dễ sử dụng và bảo quản.

Nhược điểm:
-

Có thể gây ô nhiễm nguồn nước ngầm nông.

-

Dễ bị nghẹt do thiếu ý thức về việc hay vứt giấy vệ sinh loại không tự tiêu huỹ vào

bàn cầu.
16


-

Chỉ sử dụng được ở nơi đất có khả năng thấm nước tốt.

3.2 Nhà vệ sinh không dùng nước ở Đông Hà
Định nghĩa và ưu khuyết điểm
Nhà vệ sinh không dùng nước hoặc hố xí khô (Waterless toilets/ Dry sanitation)
được hiểu là kiểu nhà vệ sinh mà sau khi sử dụng người ta không dùng nước để dội rửa,

có thể chỉ dùng vôi, tro bếp, tro cây, tro trấu hoặc đất bột để phủ lên phân sau khi sử
dụng. Loại nhà vệ sinh không dùng nước này thường áp dụng cho các vùng nông thôn
gặp khó khăn nguồn nước hoặc áp dụng cho vùng có tập quán sử dụng phân và nước tiểu
với mục đích làm phân bón cho cây trồng hoặc dùng phân tươi để nuôi cá. Một số nơi,
nhà vệ sinh được thiết kế để tách phân và nước tiểu đi theo các đường dẫn khác nhau để
xử lý. Ở hộc chứa phân, phân người được trộn với các loại tro, đất và được các loại vi
khuẩn và nấm phân hủy trong điều kiện hiếu khí có sự tham gia của nhiệt độ, không khí
và ẩm độ. Nhà vệ sinh trên ao hồ hay cầu cá phổ biến ở Đồng bằng sông Cửu Long được
xem là nhà vệ sinh không dùng nước mặc dầu loại hố xí này được làm ở vùng đất ngập
nước thường xuyên. Hầu hết các loại nhà vệ sinh không dùng nước đều có mục tiêu chính
là lấy phân để ủ, có tên là hố xí ủ phân hoặc hố xí tự hoại (Composting toilet) . Loại nhà
vệ sinh không dùng nước có những ưu và nhược điểm sau.
Ưu điểm:
• Rẻ tiền, chi phí xây dựng rất thấp.
• Loại này thường đơn giản và dễ xây dựng.
• Tiết kiệm được nước.
• Không phải tốn công dùng nước để dội và rửa sau khi sử dụng.
• Có thể sử dụng phân và nước tiểu như một nguồn cung cấp phân bón hoặc nuôi cá.
• Phù hợp cho vùng khó khăn nguồn nước, vùng nông thôn nghèo.
• Có thể sử dụng các vật liệu địa phương.
Nhược điểm:
• Loại này không phải là công trình vệ sinh tốt, có nhiều khả năng lây nhiễm và phát tán
các mầm bệnh cho cộng đồng.
• Ít nhiều có mùi hôi và ruồi nhặng.
17


• Có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nước và môi trường đất.
• Khó sử dụng lâu dài, tuổi thọ công trình ngắn.
• Thiếu tính thẩm mỹ.

• Có thể sập sàn gây tai nạn cho người sử dụng nếu thiếu cẩn thận.
a. Nhà tiêu đào có ống thông hơi
-

Hố chứa đào sâu 1,5-2m, đường kính hố từ 0,8-1,2m.

-

Miệng hố xây cao hơn mặt đất 30-40cm để tránh nước mưa tràn vào.

-

Mặt bệ bằng bê tông cốt sắt dày 5cm hoặc ván gỗ, có tạo rảnh thoát nước tiểu riêng

(chôn lấp hoặc đổ đúng nơi quy định).
-

Máng dẫn nước tiểu ra ngoài có độ dốc vừa phải.

-

Lỗ tiêu có đường kính 16cm, có nắp đậy kín với tay cầm an toàn, thuận tiện.

-

Có xô (sọt) đựng tro hoặc đất bột.
Có ống thông hơi đường kính 60-90mm, đặt cao hơn mái nhà 40cm, đầu trên có

cút chữ T và lưới chắn ruồi.


Bảo quản và sử dụng:
Đi tiêu xong phải bỏ giấy chùi vào hố chứa, đổ tro và đậy nắp lại. Quét dọn sạch
sẽ mỗi ngày. Không đổ nước vào hố chứa. Khi đầy lấp kín và đào chỗ khác. Mặt bệ có
thể đổi sang chỗ nhà tiêu mới (mặt bệ tốt nhất làm tấm đan bằng bê tông).
18


Ưu điểm:
-

Không cần nước dội.

-

Rẽ, dễ sử dụng và bảo quản (địa hình và mức sống của người dân hiện nay trong tỉnh

phù hợp với loại hình này).
Nhược điểm:
-

Không sử dụng được nơi đất chật người đông, vùng ngập nước.

-

Vẫn còn mùi khó chịu.

-

Khi hố tiêu đầy phải đổi đi chỗ khác hoặc lấy phân ra.


-

Có thể làm ô nhiễm nguồn nước.

b. Cầu tiêu trên ao cá
Có thể nói, đây là loại hình hố xí được đánh giá thấp về mặt vệ sinh và mỹ quan;
Vì vậy chúng ta cần đề xuất phương pháp để giảm thiểu nguy cơ gây ô nhiễm môi trường
cho loại hình này.

19


Để giảm nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước từ cầu tiêu trên ao cá, dọc theo chiều
dài (hoặc chiều rộng) của ao nơi đoạn tiếp giáp với nguồn nước đào một đoạn rãnh dài và
đổ cát vào rãnh (loại cát xây dựng) thành một dãi cát (hoặc túi cát), đoạn này càng dài và
rộng càng tốt, nên từ 2-3m. Phía trên phần cát, ta lấp đất sét, đất thịt và được trồng lao
sậy, cỏ.
Nối 2 đoạn ống xả từ ao ra sông, ống tiếp giáp với ao đặt ở đáy dãi cát, đoạn ống
từ dãi cát ra sông đặt ở đầu trên dãi cát. Đây là kiểu lọc nước bẩn qua đất cưỡng bức khi
mực nước trong ao cao hơn mực nước sông. Ống lấy nước sông vào ao thì đặt cao hơn
dải cát và đoạn ống phía ao bố trí van 1 chiều nhằm chỉ cho nước từ sông vào ao.
Tùy vào điều kiện kinh tế của mỗi hộ gia đình, điều kiện tự nhiên, nguồn nước của từng
vùng mà chọn loại nhà tiêu phù hợp.
c. Hố xí thùng
Hố xí thùng (the bucket latrine) là tên gọi chung để chỉ cách thu gom chất bài tiết
người qua thùng, giỏ, xô, bô, ... rồi đem đi đổ nơi khác (có hoặc không xử lý trước khi
đổ nơi khác). Hố xí thùng được làm bằng gỗ, có nắp đậy. Nơi đổ thường là các hố đào
sẵn, các vùng nước hoặc được ủ làm phân bón. Xô thùng sau khi đổ sẽ được khuấy rửa
sạch và tái sử dụng. Đây là cách người xưa làm trước khi có hệ thống thoát nước thải như
hiện này. Tuy vậy, cách cổ điển này vẫn còn nhiều nơi áp dụng ở nhiều nơi trên thế giới ở

các nước đang phát triển, không chỉ cho trẻ con và người già mới được áp dụng cách này
mà cả cho người lớn. Có lẽ hố xí thùng là dạng rẻ tiền nhất và có tính cơ động cao để
thu gom chất bài tiết người.

20


d. Hố xí 2 ngăn phổ biến ở Việt Nam
Hố xí ủ phân 2 ngăn kiểu Việt Nam (The Vietnamese double-vault composting
latrine, gọi tắt là DVC) loại hố xí này được Bộ Y tế phổ biến trong một chiến dịch rộng
rãi từ năm 1956 ở miền Bắc Việt Nam. Loại hố xí 2 ngăn được thiết kế để phân và nước
tiểu thu gom riêng rẽ. Loại này đuợc xem là loại hố xí khô, yếm khí, không dùng nước
hoàn toàn (Hình 3.4, Hình 3.5).

21


Hố xí 2 ngăn áp dụng ở Việt Nam
Diện tích thông thường cho một nhà vệ sinh loại này khoảng 1,8 – 2,0 m2, được
xây bằng gạch nung thô, xây theo kiểu hộc cao chừng 0,8 m, có vách ngăn thành 2 hộc
liền kề với nhau, mỗi hộc có dung tích khoảng 0,3 m3. Người sử dụng có thể tham khảo
kích thước hộc chứa phân ở bảng 3.1. Phía trên nắp hộc (xây bằng dale bê-tông) bố trí 2
bệ ngồi xổm đối xứng với nhau. Phân được xả trực tiệp vào hộc. Lỗ nhận phân được đậy
bằng một cái nắp đậy có cán dài. Giữa 2 bệ xổm là một rãng dẫn nước tiểu thoát ra ngoài
và gom vào một các chậu hoặc bô sành. Ở mỗi hộc có tấm cửa gỗ để đóng mở hộc chứa
phân. Nền hộc có thể xây bằng gạch, bê-tông hoặc đất nện. Hộc được xây cao ít nhất khỏi
mặt đất là 10 cm để ngăn nước ngập hoặc nước mưa tràn vào bên trong hộc.

IV. Hiện trạng nhà vệ sinh ở thành phố Đông Hà
4.1. Kết quả thống kê tỉ lệ sử dụng nhà vệ sinh bể tự hoại


22


Theo kết quả thống kê của Phòng khảo sát – thống kê thành phố Đông Hà cung
cấp,ở khu vực đô thị của thành phố bao gồm các phường sau: Phường 1, một phần các
phường Đông Lương, Đông Lễ, Phường 5, Phường 2 thì khoảng 85% các hộ gia đình đã
sử dụng nhà vệ sinh tự hoại. Số còn lại do điều kiện kinh tế không cho phép nên vẫn sử
dụng nhà vệ sinh tạm bợ.
Khu vực nông thôn, tỉ lệ sử dụng bể tự hoại chỉ vào khoảng 55% thấp hơn nhiều
so với khu đô thị .Các khác biệt lớn nhất giữa nông thôn và thành thị chính là sự cách biệt
quá xa về thu nhập, mức sống, điều kiện học hành, điều kiện hưởng thụ nước sạch, vệ
sinh môi trường, khám chữa bệnh, đi lại và hưởng thụ văn hóa, thông tin, ... Tập quán
sống dựa vào các điều kiện tự nhiên của người dân nông thôn chưa có sự thay đổi lớn. Từ
những hạn chế này, đa phần người dân nông thôn vẫn chưa quan tâm đến việc xây dựng
nhà vệ sinh nông thôn. Sơ bộ có thể liệt kê:
• Thu nhập thấp;
• Chi phí làm nhà vệ sinh cao;
• Khó khăn về nguồn nước;
• Ý thức vệ sinh thấp;
• Thói quen đại tiện ở ngoài đồng, trên sông rạch;
• Không thích sự tù túng, chật hẹp trong nhà vệ sinh;
• Xem việc nuôi cá bằng phân người và gia súc như một nguồn thu nhập;
• Thói quen làm chuồng trại gia súc, lò sát sinh, họp chợ sát bên kênh rạch;
• Cho rằng nhà vệ sinh là không cần thíết và;
• Chưa được sự quan tâm hỗ trợ cao của các cấp chính quyền.
4.2. Nhà vệ sinh công cộng ở thành phố Đông Hà
Một thực tế đáng lo ngại cho thành phố Đông Hà đó là số lượng Nhà vệ sinh công
cộng rất ít, thường chỉ có ở các khu vực chợ… Trong đó, chợ Đông Hà là nơi sử dụng
nhà vệ sinh công cộng nhiều nhất, một số chợ nhà vệ sinh có nhưng bỏ phí như Chợ

Đông Lương, Phường 3… có nhưng sử dụng hạn chế như chợ Trung Chỉ, 1/5…Ở những

23


nơi vui chơi giải trí như Công viên Lê Duẩn, sân Nhà văn hoá Tỉnh… thì không được xây
dựng nhà vệ sinh công cộng. Vì vậy, người dân thiếu ý làm mất mỹ quan khu đô thị .

24


V. Mô hình bể tự hoại:
5.1. Thiết kế bể tự hoại
Tổng dung tích của bể tự hoại V (m 3) được tính bằng tổng dung tích ướt (dung
tích
hữu ích) của bể tự hoại VƯ, cộng với dung tích phần lưu không tính từ mặt nước lên tấm
đan nắp bể Vk.
V = V Ư + Vk

(1)

Dung tích ướt của bể tự hoại bao gồm 4 vùng phân biệt, tính từ dưới lên trên:
- Vùng tích luỹ bùn cặn đã phân huỷ Vt;
- Vùng chứa cặn tươi, đang tham gia quá trình phân huỷ Vb;
- Vùng tách cặn (vùng lắng) Vn;
- Vùng tích luỹ váng - chất nổi Vv

Cách tính giản lược đối với bể tự hoại cho hộ gia đình
Đối với bể tự hoại xử lý nước thải sinh hoạt cho các hộ và nhóm hộ gia đình, để
cho đơn giản, lấy nhiệt độ trung bình của nước thải bằng 20 oC. Dung tích ướt tối thiểu

của bể tự hoại xử lý nước đen và nước xám bằng:
Vư = (N.qo.tn + 24 + 56.T)/1000

(6)

Tương tự, dung tích ướt của bể tự hoại xử lý nước đen từ khu vệ sinh bằng:
Vư = (N.qo.tn + 24 + 42.T)/1000

(7)

- Đối với bể tự hoại xử lý nước thải cho các hộ gia đình đơn lẻ,có thể xác định sơ
bộ dung tích ướt tối thiểu của bể một cách đơn giản hơn nữa,theo số người thực tế sử
dụng bể , theo công thức:
Vư = N.Vo

(8)

Trong đó:
25


×