Tải bản đầy đủ (.docx) (91 trang)

SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH CHUYÊN ĐỀ TRONG BỐI CẢNH TRUYỀN THÔNG ĐA PHƯƠNG TIỆN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 91 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------------------

BÙI THỊ BÍCH HƯỜNG

SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH CHUYÊN
ĐỀ
TRONG BỐI CẢNH TRUYỀN THÔNG ĐA PHƯƠNG TIỆN

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ


Hà Nội, 2018
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------------------

BÙI THỊ BÍCH HƯỜNG

SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH CHUYÊN
ĐỀ
TRONG BỐI CẢNH TRUYỀN THÔNG ĐA PHƯƠNG TIỆN

Chuyên ngành: Báo chí học
Mã số: 62.30.01.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ

Người hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ Đậu Ngọc Đản



Hà Nội, 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng: Luận văn này là công trình nghiên cứu của cá
nhân tôi, thực hiện dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Đậu Ngọc Đản – Nguyên
Tổng biên tập Tạp chí truyền hình thuộc Đài THVN. Các số liệu phân tích và
đánh giá trong luận văn là dựa trên cơ sở thực tế nghiên cứu, trung thực và
khách quan. Tôi xin chịu trách nhiệm về công trình của mình.
Tác giả luận văn: Bùi Thị Bích Hường


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn Tiến sĩ Đậu Ngọc Đản - người đã trực tiếp
hướng dẫn tôi nghiên cứu và hoàn thành luận văn này với đề tài: Sản xuất
chương trình truyền hình chuyên đề trong bối cảnh truyền thông đa phương tiện.
Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô giáo trong khoa Báo chí và
Truyền thông, Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn đã giảng dạy và
hướng dẫn tôi tận tình, giúp tôi có cách nhìn khoa học về sản xuất truyền hình
trong bối cảnh truyền thông mới.
Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Trung tâm Phim tài liệu và phóng
sự (Ban Biên tập chương trình truyền hình chuyên đề cũ), Đài Truyền hình
Việt Nam đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Tác giả luận văn: Bùi Thị Bích Hường


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU..............................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................1

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài:.............................................3
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của luận văn:....................................6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:..........................................................7
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu:.............................................7
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài:...................................................8
7. Kết cấu của luận văn:..............................................................................9
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TRUYỀN HÌNH
VÀ SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH TRONG BỐI
CẢNH TRUYỀN THÔNG ĐA PHƯƠNG TIỆN.......................................10
1.1. Lý luận về truyền hình, phương thức sản xuất chương trình
truyền hình và chương trình Truyền hình chuyên đề..........................10
1.1.1. Lý luận về truyền hình và chương trình truyền hình.......................10
1.1.2. Quan niệm về chương trình truyền hình chuyên đề........................11
1.1.3. Phương thức sản xuất chương trình truyền hình............................13
1.1.4. Phương thức sản xuất chương trình truyền hình trong bối cảnh
truyền thông đa phương tiện.....................................................................14
1.1.5. Tính ưu việt của chương trình truyền hình được sản xuất trong bối
cảnh truyền thông đa phương tiện............................................................16
1.1.6. Yêu cầu để tổ chức sản xuất thành công chương trình truyền hình
trong bối cảnh truyền thông đa phương tiện.............................................17
1.1.7. Tiêu chí để xây dựng một chương trình truyền hình chuyên đề tốt.....19
1.1.8. Thế mạnh của chương trình truyền hình chuyên đề trong bối cảnh
truyền thông đa phương tiện.....................................................................19


1.2. Một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu......................20
1.2.1. Đa phương tiện................................................................................20
1.2.2. Truyền thông đa phương tiện..........................................................22
1.2.3. Hội tụ truyền thông.........................................................................25
1.2.4. Tòa soạn đa loại hình và cơ quan báo chí - truyền thông đa phương

tiện.............................................................................................................27
Chương 2. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN
HÌNH CHUYÊN ĐỀ TẠI ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM TRONG
BỐI CẢNH TRUYỀN THÔNG ĐA PHƯƠNG TIỆN...............................31
2.1. Tổng quan về sản xuất chương trình Truyền hình Chuyên đề tại
Đài Truyền hình Việt Nam......................................................................31
2.1.1. Đôi nét về Đài Truyền hình Việt Nam.............................................31
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Trung tâm Phim tài liệu & Phóng sự.......35
2.1.3. Đặc điểm một số chương trình khảo sát trong việc nghiên cứu sản
xuất chương trình truyền hình chuyên đề..................................................37
2.2. Cách thức sản xuất chương trình truyền hình chuyên đề của Đài
Truyền hình Việt Nam.............................................................................39
2.2.1. Cách thức tổ chức và hoạt động của Trung tâm Phim tài liệu &
Phóng sự....................................................................................................39
2.2.2. Quy trình tổ chức sản xuất chương trình truyền hình chuyên đề của
Trung tâm Phim tài liệu & Phóng sự........................................................41
2.2.3. Nội dung thông tin của chương trình truyền hình chuyên đề do Trung
tâm Phim tài liệu & Phóng sự - Đài Truyền hình Việt Nam sản xuất.............45
2.2.4. Yếu tố mới trong cách thức sản xuất chương trình truyền hình
chuyên đề trong bối cảnh truyền thông đa phương tiện............................45


2.3. Đánh giá chung về thành công, hạn chế trong phương thức sản
xuất Chương trình Truyền hình chuyên đề trong bối cảnh truyền
thông đa phương tiện..............................................................................54
2.3.1. Thành công......................................................................................54
2.3.2. Hạn chế...........................................................................................56
2.4. Nguyên nhân.....................................................................................57
2.4.1. Nguyên nhân thành công.................................................................57
2.4.2. Nguyên nhân hạn chế......................................................................59

Chương 3. NHỮNG KHUYẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN
HÌNH CHUYÊN ĐỀ TRONG BỐI CẢNH TRUYỀN THÔNG ĐA
PHƯƠNG TIỆN..........................................................................................62
3.1. Cơ sở đề xuất....................................................................................62
3.1.1. Quy hoạch báo chí đến năm 2025 – xây dựng Đài Truyền hình
thành cơ quan truyền thông đa phương tiện.............................................62
3.1.2. Đa phương tiện là xu thế tất yếu của truyền thông, báo chí hiện đại....64
3.1.3. Nhu cầu tiếp nhận thông tin của công chúng hiện đại trong bối
cảnh truyền thông đa phương tiện............................................................66
3.1.4. Sự quan tâm của lãnh đạo Đài Truyền hình Việt Nam tới sản xuất
chương trình truyền hình theo phương thức đa phương tiện....................68
3.2 Những đề xuất góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất chương trình
truyền hình chuyên đề trong bối cảnh đa phương tiện hiện nay........68
3.2.1. Bồi dưỡng chuyên môn đội ngũ sản xuất chương trình truyền hình
chuyên đề...................................................................................................68
3.2.2. Nâng cao năng lực của đội ngũ quản lý..........................................71


3.2.3. Đổi mới quy trình sản xuất chương trình truyền hình chuyên đề
trong bối cảnh đa phương tiện..................................................................72
3.2.4 Nâng cao chất lượng công nghệ và kỹ thuật....................................75
3.2.5. Tăng cường đầu tư tài chính...........................................................76
3.2.6. Tăng cường sự hỗ trợ, hợp tác giữa Trung tâm Phim tài liệu &
Phóng sự với các bộ phận trong Đài Truyền hình Việt Nam.....................76
KẾT LUẬN....................................................................................................78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................79


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Internet ra đời đã tạo được bước đột phá mang tính cách mạng trong
truyền tải và thể hiện thông tin từ những năm 2000 đến nay. Trong xu thế phát
triển với tốc độ chóng mặt đó, truyền thông cũng chịu tác động không nhỏ.
Ngày nay, trên thế giới, một cơ quan báo chí có thể sở hữu nhiều loại hình báo
chí khác nhau, từ báo in, báo điện tử đến truyền hình. Bước tiến đó giúp công
chúng trong thời đại truyền thông đa phương tiện được thụ hưởng rất nhiều
lợi ích mà xu thế này mang lại. Sự xuất hiện của báo điện tử, mạng xã hội…
trên nền tảng internet đã khiến thị hiếu của khán giả xem truyền hình thay đổi,
không chỉ trung thành với chiếc Ti vi gia đình mà thay vào đó, chỉ bẳng một
thiết bị cầm tay thông minh như máy tính bảng, điện thoại smartphone…khán
giả đã có thể xem truyền hình trực tuyến hay xem lại qua dạng video. Công
nghiệp 3.0 và bây giờ là 4.0 đã làm thay đổi cách thức truyền thông. Bước
tiến vượt bậc của các phương tiện truyền thông, đặc biệt là truyền thông đa
phương tiện đã và đang tạo ra những thách thức lớn cho người làm báo truyền
hình ở nước ta nói chung và Đài Truyền hình Việt Nam nói riêng. Để có được
thị phần công chúng, các đài truyền hình, đặc biệt là các chương trình truyền
hình chuyên biệt không thể không tính đến việc xây dựng cách thức sản xuất
mới, hiện đại hơn, nâng cao chất lượng từng sản phẩm, tác phẩm truyền hình.
Đây là yêu cầu bắt buộc để tồn tại, nâng cao khả năng cạnh tranh và thực hiện
sứ mệnh phục vụ công chúng.
Đối với báo chí truyền hình thì chương trình truyền hình chuyên đề
được quan tâm và sử dụng nhiều ở tất cả các kênh truyền hình, đài truyền hình
hiện nay. Sự hiện diện của chương trình truyền hình chuyên đề nhiều như vậy
ở các kênh truyền hình xuất phát bởi lượng thông tin được truyền tải nhiều, đa
dạng, phong phú, sinh động và có chiều sâu. Vì vậy chương trình truyền hình
chuyên đề được khán giả đánh giá cao. Một số chương trình truyền hình
1



chuyên đề độc đáo, mới mẻ, có sự đầu tư trong quá trình sản xuất bao giờ
cũng chứa đựng một lượng thông tin có giá trị nhất định, tạo hiệu ứng xã hội
cao. Nếu chương trình thành công, nó có thể nâng cao nhận thức, làm thay đổi
hành vi của công chúng và tác động của nó sâu sắc hơn so với việc sử dụng
các thể loại báo chí khác trong truyền tải thông tin. Vì vậy nâng cao chất
lượng chương trình truyền hình chuyên đề cũng là cách để cải thiện nội dung
kênh truyên hình, thu hút khán giả quan tâm theo dõi. Đây là mối quan hệ
mang tính biện chứng lẫn nhau.
Tuy nhiên, một vài năm gần đây, sự lên ngôi của báo điện tử, mạng xã
hội và các loại hình truyền thông đa phương tiện khác đã khiến truyền hình
nói chung và chương trình truyền hình chuyên đề nói riêng phần nào mất đi
lượng khán giả nhất định. Chương trình truyền hình chuyên đề của Đài
Truyền hình Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó. Nếu không thay đổi
theo hướng đi mới và nâng cao chất lượng chương trình, đáp ứng tốt hơn nhu
cầu thông tin của công chúng, những chương trình chuyên đề của Đài Truyền
hình Việt Nam sẽ mất đi một lượng lớn khán giả. Để thu hút công chúng về
mình nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và doanh thu quảng cáo, một trong
những vấn đề sống còn của Đài Truyền hình Việt Nam là sản xuất chương
trình truyền hình chuyên đề theo hướng đi mới, bắt kịp xu thế của thời đại.
Từ những lý do nói trên, tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài “Sản xuất
chương trình truyền hình chuyên đề trong bối cảnh truyền thông đa phương
tiện” để chỉ ra và phân tích những ưu điểm, hạn chế, thực trạng chất lượng
chương trình truyền hình chuyên đề qua khảo sát tại và Trung tâm Phim tài
liệu & Phóng sự (Ban Chuyên đề trước đây) - Đài Truyền hình Việt Nam. Từ
đó, luận văn cũng đề xuất một số giải pháp khắc phục làm cơ sở cho việc đổi
mới cách thức sản xuất, nội dung, hình thức thể hiện và các giải pháp cơ bản,
để những người làm truyền hình tham khảo và thực hiện chương trình truyền
hình chuyên đề đạt chất lượng cao. Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng
chương trình truyền hình chuyên đề nói chung và các sản phẩm tại Trung tâm
2



Phim tài liệu & Phóng sự (Ban Chuyên đề trước đây) – Đài Truyền hình Việt
Nam nói riêng.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài:
Thực tế đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học, sách, các bài viết
của các nhà báo, nhà khoa học, nhà quản lý về chương trình truyền hình nói
chung và chương trình truyền hình chuyên đề nói riêng. Cụ thể như:
- Giáo trình Báo chí Truyền hình do PGS.TS Dương Xuân Sơn chủ
biên – NXB Đại học Quốc gia Hà Nội xuất bản năm 2009 đã chỉ ra những lý
thuyết căn bản về Truyền hình. Trong đó có nói sâu về phim tài liệu truyền
hình, một thể loại gần gũi với chương trình truyền hình chuyên đề.
- Cuốn Sản xuất chương trình truyền hình của tác giả Trần Bảo Khánh,
Nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin 2003 đã nói sâu về việc tổ chức sản xuất
một chương trình truyền hình, bao gồm đầy đủ các thể loại: Tin, phóng sự
truyền hình, chương trình truyền hình thực tế… Cuốn sách cung cấp những
kiến thức sâu sắc về các khâu để cho ra đời một sản phẩm báo chí truyền hình
hoàn chỉnh.
- Cuốn “Báo chí truyền thông hiện đại (từ hàn lâm đến đời thường)”
của PSG.TS. Nguyễn Văn Dững do NXB Đại học Quốc gia Hà Nội phát hành
năm 2011 đã cung cấp các kiến thức lý luận và thực tiễn báo chí Việt Nam.
Trong đó, tác giả cũng dành vài trang viết để nhận định về truyền thông đa
phương tiện. Theo tác giả, truyền thông đa phương tiện là thế mạnh nổi trội
của báo điện tử.
- Trên Tạp chí Cộng sản, số 15 – năm 2015, GS.TS Tạ Ngọc Tấn có bài
viết “Phát triển báo chí trước những yêu cầu mới của đất nước”. Ở bài viết
này, tác giả khẳng định: Để bắt kịp xu thế phát triển của truyền thông hiện đại
phải đổi mới báo chí. Các cơ quan báo chí cần đổi mới để thu hút công chúng.
- Tháng 6/2013, Viện Nghiên cứu Báo chí và Truyền thông – Học viện
Báo chí và Tuyên truyền đã tổ chức hội thảo khoa học “Sự vận động, phát

triển của Báo chí, Truyền thông trong thời kỳ Hội tụ truyền thông, tích hợp
3


phương tiện”. Tại hội thảo nhiều bài viết có liên quan đến chủ đề truyền thông
đa phương tiện, hội tụ truyền thông đã được đưa ra như: “Xu thế báo chí đa
phương tiện thời truyền thông hội tụ” của TS. Nguyễn Thị Trường Giang, Phó
trưởng khoa Phát thanh – Truyền hình, Học viện Báo chí và Tuyên truyền,
“Tòa soạn hội tụ và xu thế phát triển ở Việt Nam hiện nay” do TS. Trương Thị
Kiên – Phó Tổng biên tập tạp chí Lý luận Chính trị và Truyền thông, Học viện
Báo chí và Tuyên truyền viết, TS. Nguyễn Thị Hằng - Viện Nghiên cứu Báo
chí và Truyền thông – Học viện Báo chí và Tuyên truyền cũng nêu ra nhiều
vấn đề thú vị trong bài viết “Truyền thông đa phương tiện – Xu thế tất yếu
toàn cầu”… Những bài viết đều nêu ra vấn đề hội tụ truyền thông, truyền
thông đa phương tiện dưới góc nhìn sâu sắc, thấu đáo. Hội thảo thực sự mang
lại những kiến thức, kinh nghiệm quý báu cả về lý thuyết lẫn hoạt động thực
tiễn liên quan đến xu thế truyền thông đa phương tiện.
- Trong luận văn Thạc sĩ “Xây dựng mô hình tòa soạn đa phương tiện
của báo Kinh tế và Đô thị”, tác giả Phùng Thị Hồng Hạnh hoàn thiện năm
2013 cũng nhấn mạnh cần xây dựng mô hình tòa soạn đa phương tiện tại tờ
báo này. Nhận định này được đưa ra trên cơ sở phân tích, đánh giá những ưu
nhược điểm trong quá trình tổ chức hoạt động tòa soạn Báo Kinh tế và Đô thị.
Giải pháp xây dựng tòa soạn đa phương tiện rất phù hợp với bước phát triển
của tờ báo này.
- Luận văn Thạc sĩ “Cách thức đưa tin đa phương tiện trên báo mạng
điện tử ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Phạm Thị Hồng hoàn thành năm
2010 đã chỉ ra cách thức sản xuất tin tức đa phương tiện tại tòa soạn báo điện
tử. Trên cơ sở khảo sát quá trình sản xuất tin tức tại báo điện tử Vietnam.vn và
VnExpress tác giả đã chỉ ra ưu, nhược điểm của tin đa phương tiện hiện nay
từ đó đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng nội dung các tin bài multimedia.

- Tác giả Lý Hoàng Tú Anh cũng đã nghiên cứu mô hình tòa soạn đa
loại hình của báo An ninh Thủ đô trong luận văn “Mô hình tổ chức tòa soạn

4


đa loại hình của báo An ninh thủ đô – Thực trạng và vấn đề đặt ra” (2012).
Tác giả đã chỉ ra ưu điểm của sự phối hợp giữa các loại hình trong tòa soạn,
những rào cản trong quá trình phát triển của tòa soạn. Từ đó, tác giả đặt ra
những đề xuất góp phần xây dựng tòa soạn đa loại hình.
- “Đổi mới mô hình tổ chức hoạt động của Tòa soạn Báo in trong cơ
quan báo chí đa loại hình” là luận văn của tác giả Nguyễn Quý Hoài thực hiện
năm 2012. Bằng việc đưa ra ví dụ về một số mô hình cơ quan báo in nằm
trong tòa soạn báo chí đa loại hình tại các nước tiên tiến trên thế giới, tác giả
đã đề xuất một số giải pháp để đổi mới mô hình tổ chức hoạt động của tòa
soạn báo in trong cơ quan báo chí đa loại hình tại nước ta.
Những cuốn sách, giáo trình, công trình nghiên cứu nêu trên đều có góc
độ tiếp cận, cách nhìn khác nhau và đều đề cập những vấn đề lý luận truyền
thông đa phương tiện; về cách thức tổ chức thực hiện các sản phẩm báo chí đa
phương tiện, sản xuất chương trình truyền hình, nâng cao chất lượng sản
phẩm báo chí, truyền thông trong bối cảnh truyền thông đa phương tiện. Các
tác giải cũng đề cập nhiều đến tòa soạn đa phương tiện dưới nhiều góc độ
khác nhau, cả về lý luận và thực tiễn. Tuy nhiên, chưa có công trình nào
nghiên cứu một cách tổng thể về vấn đề sản xuất chương trình truyền hình
chuyên đề trong bối cảnh truyền thông đa phương tiện và chương trình truyền
hình chuyên đề tại Đài Truyền hình Việt Nam.
Có thể nói luận văn này là công trình nghiên cứu, đánh giá một cách
toàn diện và thấu đáo về thực trạng quy trình sản xuất chương trình truyền
hình chuyên đề trong bối cảnh truyền thông đa phương tiện và những hạn chế
trong việc nâng cao chất lượng chương trình truyền hình chuyên đề trên Đài

Truyền hình Việt Nam. Qua đó, đưa ra những giải pháp cụ thể để nâng cao
hơn nữa thể loại chương trình truyền hình chuyên đề trong thời gian tới.
Như vậy, có thể khẳng định rằng, đề tài “Sản xuất chương trình truyền
hình chuyên đề trong bối cảnh truyền thông đa phương tiện” cho đến thời
5


điểm này vẫn có ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn. Ở đây, tác giả có kế
thừa những thành tựu nghiên cứu của các nhà khoa học, các thầy cô và anh
chị đồng nghiệp đi trước để làm cơ sở lý luận và kinh nghiệm kiên cứu giúp
tác giả thực hiện đề tài này.
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của luận văn:
3.1. Mục đích nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu của đề tài này là làm rõ ưu điểm và hạn chế của
việc sản xuất chương trình truyền hình chuyên đề từ trước đến nay của Trung
tâm Phim tài liệu & Phóng sự (Ban Chuyên đề trước đây) – Đài Truyền hình
Việt Nam. Từ đó, đề xuất các giải pháp để thay đổi cách thức tổ chức sản
xuất, nâng cao chất lượng chương trình truyền hình chuyên đề cả về nội dung
và hình thức trong bối cảnh truyền thông đa phương tiện.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt được những mục đích trên, luận văn thực hiện những nhiệm vụ
sau đây:
- Trình bày những vấn đề lý luận cơ bản về truyền thông đa phương
tiện nói chung, phương thức sản xuất chương trình truyền hình dưới góc độ đa
phương tiện nói riêng.
- Khái quát hệ thống những vấn đề lý luận liên quan đến việc sản xuất
chương trình truyền hình chuyên đề, chất lượng chương trình truyền hình
chuyên đề của Đài Truyền hình Việt Nam trong bối cảnh truyền thông đa
phương tiện, cũng như tâm lý tiếp nhận các chương trình truyền hình của
công chúng trong thời đại thông tin số.

- Chỉ ra những ưu điểm và hạn chế trong quá trình sản xuất chương
trình truyền hình chuyên đề của Đài Truyền hình Việt Nam trong bối cảnh
truyền thông đa phương tiện qua khảo sát thực tế.

6


- Đưa ra một số kiến nghị và giải pháp để cải tiến cách thức sản xuất
chương trình truyền hình chuyên đề của Đài Truyền hình Việt Nam trong bối
cảnh truyền thông đa phương tiện.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu, khảo sát cách thức tổ chức sản xuất các chương trình
truyền hình chuyên đề do và Trung tâm Phim tài liệu & Phóng sự (Ban
Chuyên đề trước đây) của Đài Truyền hình Việt Nam sản xuất.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
Trong phạm vi luận văn này, tác giả chỉ khảo sát cách thức tổ chức sản
xuất các chương trình truyền hình chuyên đề do và Trung tâm Phim tài liệu &
Phóng sự (Ban Chuyên đề trước đây) của Đài Truyền hình Việt Nam trong
khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2016.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu:
5.1. Cơ sở lý luận:
Khi thực hiện luận văn, tác giả sử dụng lý luận chung mang tính hệ
thống về loại hình báo chí truyền hình, xu hướng phát triển của truyền hình ở
Việt Nam, hệ thống lý thuyết về chương trình truyền hình, chất lượng của
chương trình truyền hình, chương trình truyền hình chuyên đề và cách thức tổ
chức sản xuất của nó… Từ đó, vận dụng vào việc khảo sát, phân tích sự phát
triển của chương trình truyền hình chuyên đề được phát sóng trên sóng Đài
Truyền hình Việt Nam.
5.2. Phương pháp nghiên cứu:

Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, tác giả thực hiện
những phương pháp nghiên cứu chính sau đây:
- Phương pháp phân tích tài liệu: Thực hiện trong quá trình khảo sát
nghiên cứu các tài liệu khoa học, giá trình, các văn bản,… Phương pháp này
được sử dụng để hệ thống hóa những vấn đề về lý luận báo chí, truyền hình
tạo cơ sở lý thuyết cho đề tài nghiên cứu.
7


- Phương pháp khảo sát: Khảo sát bằng phân tích quy trình tổ chức sản
xuất chương trình truyền hình chuyên đề tại Trung tâm Phim tài liệu & Phóng
sự (Ban Chuyên đề trước đây) của Đài Truyền hình Việt Nam.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Dựa trên các dữ liệu có được từ
khảo sát thực tiễn, tác giả phân tích, đánh giá ưu, nhược điểm của việc sản
xuất chương trình truyền hình chuyên đề của Đài Truyền hình Việt Nam trong
bối cảnh đa phương tiện. Từ đó, tổng hợp và phân tích để làm sáng tỏ mục
đích nghiên cứu đề tài.
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Phỏng vấn sâu các tác giả thực hiện
chương trình truyền hình chuyên đề tại Trung tâm Phim tài liệu & Phóng sự
(Ban Chuyên đề trước đây) của Đài Truyền hình Việt Nam.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài:
6.1. Ý nghĩa lý luận:
Luận văn sẽ góp phần hệ thống hóa thêm khung lý luận về báo chí
truyền hình, cụ thể là về quy trình thực hiện chương trình truyền hình chuyên
đề. Đồng thời nêu ra những yêu cầu cần thiết đối với người làm báo truyền
hình để tối ưu hóa việc thực hiện chương trình truyền hình chuyên đề trong xu
thế truyền thông đa phương tiện – xu thế tương lai.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn:
Đề xuất một số giải pháp nhằm thay đổi những mặt hạn chế của quy
trình thực hiện chương trình truyền hình chuyên đề theo lối truyền thống để

có thể đáp ứng tối đa yêu cầu sản xuất chương trình truyền hình trong bối
cảnh truyền thông đa phương tiện. Từ đó, đáp ứng tốt hơn nhu cầu và tâm lý
tiếp nhận thông tin của công chung hiện đại.
Kết quả đạt dược của luận văn sẽ giúp ích cho việc phát triển nghề của
những người làm báo truyền hình, tối ưu hóa quá trình sản xuất chương trình
truyền hình cũng như chương trình truyền hình chuyên đề ở Đài Truyền hình

8


Việt Nam. Đây cũng là tài liệu giúp các Đài Truyền hình tham khảo về việc tổ
chức sản xuất chương trình truyền hình chuyên đề trong xu thế mới.
7. Kết cấu của luận văn:
Ngoài mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính
của luận văn được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về truyền hình và sản xuất
chương trình truyền hình trong bối cảnh truyền thông đa phương tiện
Chương 2: Thực trạng sản xuất chương trình truyền hình chuyên đề
trong bối cảnh truyền thông đa phương tiện của Đài Truyền hình Việt Nam
Chương 3: Những khuyến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
sản xuất chương trình truyền hình chuyên đề trong bối cảnh truyền thông đa
phương tiện

9


Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TRUYỀN HÌNH
VÀ SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH TRONG BỐI
CẢNH TRUYỀN THÔNG ĐA PHƯƠNG TIỆN
1.1. Lý luận về truyền hình, phương thức sản xuất chương trình truyền

hình và chương trình Truyền hình chuyên đề
1.1.1. Lý luận về truyền hình và chương trình truyền hình
Để hiểu rõ hơn về quy trình sản xuất chương trình truyền hình nói
chung và chương trình truyền hình chuyên đề trong bối cảnh đa phương tiện
nói riêng, ta cần tìm hiểu các khái niệm cơ bản về truyền hình.
Trong giáo trình “Báo chí truyền hình”, PGS.TS Dương Xuân Sơn có
viết: Truyền hình là một loại hình truyền thông đại chúng chuyển tải thông tin
bằng hình ảnh và âm thanh về một vật thể hoặc một cảnh đi xa bằng sóng vô
tuyến điện. [1]
Theo nghiên cứu của PGS.TS Dương Xuân Sơn, Truyền hình xuất hiện
vào đầu thế kỉ thứ XX và phát triển với tôc độ như vũ bão nhờ sự tiến bộ của
khoa học kỹ thuật và công nghệ, tạo ra một kênh thông tin quan trọng trong đời
sống xã hội. Ngày nay, truyền hình là phương tiện thiết yếu cho mỗi gia đình,
mỗi quốc gia, dân tộc. Truyền hình trở thành công cụ sắc bén trên mặt trận tư
tưởng văn hóa cũng như các lĩnh vực kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng.
Sự ra đời của truyền hình đã góp phần làm cho hệ thống truyền thông
đại chúng càng thêm hùng mạnh, không chỉ tăng về số lượng mà còn tăng về
chất lượng. Công chúng của truyền hình ngày càng đông đảo trên khắp hành
tinh. Với những ưu thế về kỹ thuật và công nghệ truyền hình đã làm cho cuộc
sống như được cô đọng lại làm giàu thêm ý nghĩa, sáng tỏ hơn về hình thức
và phong phú hơn về nội dung. Trong các loại hình truyền thông đại chúng,
truyền hình là phương tiện ra đời muộn, tuy nhiên nó là sản phẩm của nền văn
minh khoa học công nghệ phát triển.
10


Trước khi tìm hiểu về phương thức sản xuất chương trình truyền hình,
trước cần hiểu thế nào là chương trình truyền hình.
Thuật ngữ chương trình “program” trong chương trình truyền hình được
hiểu gồm các chương trình như: chương trình “Thời sự”, “Vì an ninh Tổ quốc”,

chương trình “Kinh tế”, “Văn hóa”, “Quân đội”, “Phụ nữ”, “Thiếu nhi”, “Trò
chơi (show games)”,… được phân bổ theo các kênh chương trình và được thể
hiện bằng những nội dung cụ thể qua tin, bài, tác phẩm truyền hình.
PGS.TS Dương Xuân Sơn khẳng định: Chương trình truyền hình là sự
liên kết, sắp xếp bố trí hợp lý các tin bài, bảng tư liệu, hình ảnh, âm thanh
trong một thời gian nhất định được mở đầu bằng lời giới thiệu, nhạc hiệu, kết
thúc bằng lời chào tạm biệt, đáp ứng yêu cầu tuyên truyền của cơ quan báo
chí truyền hình nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho khán giả.
Báo chí truyền hình có nhiều dạng chương trình khác nhau. Nếu phân
chia theo tiêu chí tính chất thời sự của thông tin, có: chương trình Thời sự,
chương trình Chuyên đề. Nếu phân chia theo lĩnh vực phản ánh, có: chương
trình Kinh tế, Văn hóa, Quân đội, Giáo dục, Y tế, Thể thao… Nếu chia theo
tiêu chí giới và lứa tuổi, có các chương trình: Phụ nữ, Thiếu nhi, Thanh niên,
Người cao tuổi… Nếu theo tiêu chí mục đích thông tin, chủ yếu có các
chương trình Giải trí (gameshows), các chương trình tin tức thời sự…
Mỗi chương trình truyền hình có chức năng nhiệm vụ khác nhau và
hướng đến đối tượng khán giả khác nhau. Căn cứ vào các yếu tố đó, người ta
thường xây dựng chương trình có cấu trúc, format tương đối ổn định, có thời
lượng xác định, thời điểm phát cụ thể. Các chương trình được phát trên từng
kênh sóng khác nhau.
1.1.2. Quan niệm về chương trình truyền hình chuyên đề
Hệ thống chương trình chuyên đề là mảng nội dung quan trọng của bất
kỳ kênh truyền hình nào. Trên thực tế tại tất cả các đài phát thanh – truyền
hình toàn quốc đều có các chương trình chuyên đề trên sóng. Tuy nhiên, đến
11


nay chưa có tài liệu nào nghiên cứu về khái niệm “chương trình truyền hình
chuyên đề”. Khái niệm này cũng chưa được sử dụng một cách nhất quán.
Theo từ điển Tiếng Việt, thì “chuyên đề” là vấn đề chuyên môn có giới

hạn, được nghiên cứu riêng. Có thể hiểu thuật ngữ “chuyên đề” bao gồm
“chuyên” và “đề”. “Chuyên” là chuyên sâu, chuyên biệt, chuyên về một lĩnh
vực cụ thể. Còn “đề” trong phạm vi nghiên cứu này có nghĩa là vấn đề, đề tài,
chủ đề. Như vậy, thông tin chuyên đề là thông tin chuyên sâu, chuyên biệt về
một chủ đề, vấn đề, đề tài chuyên môn nào đó, trong các lĩnh vực khác nhau
của đời sống xã hội, dưới các góc độ, các thức, phương pháp, phương tiện kỹ
thuật tiếp cận khác nhau. Từ đó, nhằm cung cấp một khối lượng thông tin
nhất định trước một chủ đề, vấn đề, đề tài nào đó cho công chúng, khán, thính
giả hoặc độc giả nhà báo thường chọn chuyên đề báo chí. Riêng với truyền
hình, các đài truyền hình thường có riêng bộ phận sản xuất chương trình
truyền hình chuyên đề với chức năng, nhiệm vụ rõ ràng. [2]
Chuyên đề báo chí truyền hình là những chương trình phản ánh hiện
thực khách quan những vấn đề mang tính thời sự của đời sống xã hội, có đối
tượng công chúng xác định. Chương trình chuyên đề không có tính hư cấu như
văn nghệ, giải trí, cũng không phải các chương trình nghệ thuật trên truyền
hình mà là chương trình mang tính báo chí, phản ánh thực tiễn cuộc sống.
Chương trình truyền hình chuyên đề gồm một chuỗi các tác phẩm
chuyên sâu, chuyên biệt về một chủ đề, vấn đề nhất định; được biểu hiện
thông qua nhiều óc độ nhằm làm rõ bản chất của sự việc, hiện tượng đã được
nêu và hướng tới một nhóm đối tượng công chúng xác định.
Một số đặc điểm cơ bản của chương trình truyền hình chuyên đề đó là:
- Tính định hướng và chuyên sâu
- Tính định kỳ
- Hướng tới đối tượng công chúng cụ thể
- Sử dụng đa dạng các loại thể của báo hình
12


1.1.3. Phương thức sản xuất chương trình truyền hình
Phương thức sản xuất Chương trình Truyền hình có thể hiểu là toàn bộ

những công việc nhằm làm ra một chương trình truyền hình trong một thời
gian nhất định, được sắp xếp theo một quy trình định sẵn.
Đối với một Đài truyền hình quá trình sản xuất bắt đầu bằng việc sáng
tạo các tác phẩm truyền hình. Trong đó phóng viên là người trực tiếp sáng tạo
tác phẩm báo chí truyền hình. Các tác phẩm tin, bài được phát qua các chương
trình truyền hình đều có sự lựa chọn, xắp xếp bố trí hợp lý để giúp khán giả
tiếp nhận chương trình một cách đầy đủ, hệ thống, có chiều sâu.
Trên thực tế sự tính toán đến điều kiện, sở thích của từng nhóm khán
giả để thỏa mãn nhu cầu của công chúng chỉ là tương đối vì không thể có sự
thống nhất hoàn toàn giữa các chương trình trong điều kiện nhiều kênh cùng
phát sóng, cũng như trong sở thích của các nhóm đối tượng khán giả của
truyền hình.
Tóm lại, chương trình truyền hình là kết quả của quá trình sáng tạo ra
nó từ nhiều công đoạn như tạo dựng kế hoach, hoạch định tác phẩm, hình
thành chương trình. Quá trình tạo dựng kế hoạch và xắp xếp chương trình
được gọi là chương trình truyền hình.
Trong cuốn Giáo trình báo chí truyền hình, tác giả - PGS. TS. Dương
Xuân Sơn nhận định: Dựa vào khả năng kỹ thuật và công nghệ, có thể phân
chia các loại phương thức sản xuất chương trình truyền hình như sau:
- Chương trình băng từ
- Chương trình phim nhựa
- Chương trình phát trực tiếp (...)
Trong đó, chương trình sản xuất bằng phim nhựa vì giá thành rất cao
nên hầu như không được sử dụng trong truyền hình. Vì vậy, trong sản xuất
chương trình truyền hình thường có hai loại: băng từ và trực tiếp.
Như vậy, theo cách lý giải của PGS. TS. Dương Xuân Sơn: Phương
thức sản xuất chương trình băng từ chính là phương thức sản xuất chương
trình có hậu kỳ.
13



Trong luận văn này, khi nghiên cứu về phương thức sản xuất chương
trình truyền hình, từ việc tìm hiểu, khảo sát quy trình sản xuất chương trình
truyền hình có hậu kỳ, tôi đi sâu nghiên cứu kỹ về quy trình tổ chức sản xuất
một chương trình truyền hình chuyên đề trong cơ quan báo chí đa phương tiện.
1.1.4. Phương thức sản xuất chương trình truyền hình trong bối
cảnh truyền thông đa phương tiện
1.1.4.1. Giải nghĩa thuật ngữ “Bối cảnh”
Để đi sâu tìm hiểu về phương thức sản xuất chương trình truyền hình
trong bối cảnh truyền thông đa phương tiện. Trước hết, tác giả tìm hiểu nghĩa
của từ “bối cảnh”. Đây là từ Hán Việt, “bối” có nghĩa là lưng, “cảnh” là quang
cảnh, cảnh vật. Nghĩa đen của "bối cảnh" là quanh cảnh cảnh vật sau lưng,
nghĩa mở rộng là hoàn cảnh, tình hình lịch sử có tác động ảnh hưởng đến một
nhân vật, sự kiện hay vấn đề nào đó. Bối cảnh được hiểu là hoàn cảnh, là tình
hình ở lúc đang nói có thể là hiện tại hay quá khứ. Nó còn là nguyên nhân để
xảy ra sự việc hiện tượng.
Ở luận văn này, khi nói đến “bối cảnh truyền thông đa phương tiện
trong sản xuất chương trình truyền hình”, tác giả muốn tìm hiểu hoàn cảnh,
xu thế tác động đến chương trình truyền hình ở thời điểm hiện tại. Hoàn cảnh
đó chính là những thay đổi của truyền thông trong những năm gần đây.
Truyền thông đa phương tiện đã ảnh hưởng, chi phối như thế nào đến quá
trình sản xuất chương trình truyền hình.
1.1.4.2. Bối cảnh truyền thông đa phương tiện tác động như thế nào
đến phương thức sản xuất chương trình truyền hình
Như tác giả đã nêu ở phần lý do để chọn đề tài, sự xuất hiện của báo
điện tử, mạng xã hội… trên nền tảng internet đã khiến thị hiếu của khán giả
xem truyền hình thay đổi, khán giả không chỉ trung thành với chiếc Ti vi gia
đình mà thay vào đó, chỉ bẳng một thiết bị cầm tay thông minh như máy tính
bảng, điện thoại smartphone…khán giả đã có thể xem truyền hình trực tuyến
14



hay xem lại qua dạng video. Công nghiệp 3.0 và bây giờ là 4.0 đã làm thay
đổi cách thức truyền thông, và những người tạo ra sản phẩm truyền thông
trong đó có những phóng viên truyền hình đã phải suy nghĩ và thay đổi cách
thức truyền thông để phù hợp với xu thế chung của nhân loại.
Truyền thông đa phương tiện tác động đến tác phẩm truyền hình ở hai
khía cạnh: nội dung sản phẩm và quá trình tạo ra tác phẩm cũng như tòa soạn,
cơ quan báo chí nơi sản xuất ra sản phẩm.
Với nội dung sản phẩm, một sản phẩm truyền hình đa phương tiện
ngoài hình ảnh, âm thanh (những tư liệu truyền thống) sẽ có thêm đồ hình, đồ
họa, chữ viết và những nội dung tương tác trực tiếp như điện thoại từ hiện
trường, trao đổi với nhân vật qua internet.
Với quá trình tạo ra sản phẩm truyền hình, đa phương tiện được biểu
hiện như sau:
- Đa phương tiện trong quá trình khai thác tư liệu để xây dựng kịch
bản: Ngoài việc tìm kiếm nguồn tin đơn thuần, các sản phẩm truyền hình có
thể được sản xuất, khai thác từ nhiều loại phương tiện truyền thông đại chúng
khác nhau như: báo in, báo ảnh, phát thanh, báo điện tử…
- Đa phương tiện trong xử lý và biên tập nội dung: Sau khi tìm kiếm
các đề tài, nguồn tin được đăng tải trên các phương tiện truyền thông khác,
phóng viên/biên tập viên truyền hình sẽ biên tập, xây dựng kịch bản phù hợp
với yêu cầu của chương trình truyền hình.
- Đa phương tiện với quá trình phát sóng và tương tác với khán giả:
Nhờ có đa phương tiện, chương trình truyền hình thay vì chỉ phát trên sóng
truyền hình, khán giả xem bằng vô tuyến sẽ được phát trực tiếp hoặc phát lại
(dạng video) trên trang báo điện tử, trên kênh mạng xã hội hay ứng dụng xem
truyền hình bằng thiết bị cầm tay… tất cả đều dựa trên nền internet. Nhờ vậy,
công chúng cũng dễ tiếp cận hơn với các chương trình truyền hình và xem lại
mọi nơi, mọi lúc trên mọi thiết bị đầu cuối. Từ thực tế phát triển này, một số

15


cơ quan hoặc kênh truyền hình tại Việt Nam đã có bộ phận chuyên trách đưa
các chương trình truyền hình lên trang thông tin điện tử, báo điện tử của riêng
mình để thu hút công chúng theo dõi lại chương trình bất cứ lúc nào.
- Đa phương tiện trong tương tác với công chúng: Cũng nhờ nền tảng
internet có thể kết nối mọi lúc, mọi nơi, khán giả hiện đại có thể phản hồi,
bình luận, tương tác khi xem chương trình truyền hình rất dễ dàng. Thay vì
gửi thư tay qua đường bưu điện theo cách truyền thống, họ có thể gửi thư điện
tử đến bộ phận sản xuất, tương tác trực tiếp thông qua phần bình luận trên
trang thông tin điện tử/ báo điện tử, để lại bình luận trên trang mạng xã hội.
Thậm chí, một số chương trình truyền hình đã tương tác trực tiếp với khán giả
bằng tin nhắn qua điện thoại di động, phần bình luận trên mạng xã hội… Khi
đó, khán giả được tham gia trực tiếp và phần nào đó quyết định kịch bản của
chương trình.
- Đa phương tiện trong tác nghiệp: Để hoàn thiện các sản phẩm truyền
hình chất lượng trong bối cảnh truyền thông đa phương tiện, người làm truyền
hình (phóng viên/biên tập viên/ tổ chức sản xuất) ngoài kỹ năng nghiệp vụ,
kiến thức chuyên môn cần có của người làm truyền hình còn phải đa năng,
nắm được nghiệp vụ của tất cả các loại hình báo chí và sử dụng thành thạo
các thiết bị kỹ thuật, thiết bị công nghệ.
Như vậy, từ việc tìm hiểu rõ các khía cạnh của quá trình sản xuất
chương trình truyền hình trong bối cảnh truyền thông đa phương tiện, tác giả
sẽ có những sở cứ để khảo sát và phân tích một số chương trình truyền hình
chuyên đề của Đài Truyền hình Việt Nam ở chương sau.
1.1.5. Tính ưu việt của chương trình truyền hình được sản xuất
trong bối cảnh truyền thông đa phương tiện
- Đối với người làm truyền hình, được tham gia vào quá trình sản xuất
chương trình trong bối cảnh đa phương tiện sẽ cho họ môi trường làm việc cởi

mở, năng động, được tiếp cận với nguồn thông tin dưới nhiều hình thức khác
16


×