Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Cau hoi nhan dinh dung sai luat hanh chinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (538 KB, 16 trang )

CÂU HỎI THAM KHẢO MÔN LUẬT HÀNH CHÍNH 1 (KL303)
Cho biết nhận định sau đây là đúng hay sai, giải thích tại sao:
1.

“Quản lý nhà nước” là tất cả các hoạt động mang tính quyền lực nhà nước.
Sai
Khái niệm quản lý nhà nước được hiểu theo hai góc độ. Nếu theo nghĩa rộng thì quản lý nhà
nước bao gồm tất cả các hoạt động mang tính quyền lực nhà nước. Nếu theo nghĩa hẹp thì
quản lý nhà nước chủ yếu diễn ra trong lĩnh vực hành pháp và chủ yếu do các cơ quan hành
chính nhà nước thực hiện.

2.

Thuật ngữ “quản lý nhà nước” trong các văn bản quy phạm pháp luật của nước ta chủ yếu
được hiểu theo nghĩa hẹp.
Đúng
Thuật ngữ quản lý nhà nước, quản lý hành chính nhà nước, hành chính nhà nước được sử
dụng đang xen trong các văn bản quy phạm pháp luật ở nước ta. Và chủ yếu được hiểu là hoạt
động chấp hành, điều hành chủ yếu của cơ quan hành chính nhà nước.

3.

Bộ luật hành chính ở nước ta là sản phẩm của việc đã hoàn tất công tác pháp điển các nguồn
của Luật hành chính Việt Nam.
Sai
Trong hệ thống pháp luật Việt Nam không có văn bản nào mang tên là Luật hành chính hay
Bộ luật hành chính. Quốc hội chỉ mới ra Nghị quyết về việc lập ban soạn thảo Dự án “Luật
hành chính công”. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có được bản Dự thảo lần đầu.

4.


Đối tượng điều chỉnh của luật hành chính chỉ là những quan hệ xã hội phát sinh trong quá
trình cơ quan hành chính nhà nước thực hiện chức năng chấp hành, điều hành.
Sai
Nó còn bao gồm cả các quan hệ khi cơ quan nhà nước khác, tổ chức và cá nhân ngoài nhà
nước thực hiện hoạt động quản lý nhà nước.

5.

Ngành luật hành chính Việt Nam chỉ có phương pháp điều chỉnh là mệnh lệnh – phục tùng.
Sai
Mệnh lệnh – phục tùng là phương pháp điều chỉnh chủ yếu của Luật hành chính Việt Nam
nhưng không phải là phương pháp duy nhất. Phương pháp thỏa thuận cũng được sử dụng đan
xen trong quá trình quản lý nhà nước. Ví dụ khoản 2 Điều 17 Luật thanh tra năm 2010 quy
định: “Chánh Thanh tra bộ do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất
với Tổng Thanh tra Chính phủ”.

6.

Luật hành chính là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
Đúng
Luật hành chính có đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh riêng. Đối tượng điều
chỉnh của luật hành chính là quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lý nhà nước.
Phương pháp điểu chỉnh: mệnh lệnh – phục tùng và phương pháp thỏa thuận.

7.

Các văn bản quy phạm pháp luật là nguồn của Luật hành chính Việt Nam.
1



Sai
Đối với văn bản quy phạm pháp luật, chỉ có các văn bản quy phạm pháp luật hành chính mới
là nguồn của Luật hành chính Việt Nam.
8.

Quyết định xử phạt vi phạm hành chính là nguồn của Luật hành chính Việt Nam
Sai
Quyết định xử phạt vi phạm hành chính là quyết định dùng để giải quyết một trường hợp cụ
thể, cá biệt và áp dụng 1 lần cho đối tượng vi phạm hành chính. Đây không phải là nguồn của
Luật hành chính Việt Nam.

9.

Các tổ chức ngoài nhà nước không được tiến hành hoạt động quản lý nhà nước theo pháp luật
Việt Nam.
Sai
Hoạt động quản lý nhà nước do cơ quan hành chính nhà nước hoặc cơ quan nhà nước khác
hoặc tổ chức, cá nhân ngoài nhà nước có thẩm quyền hành chính thực hiện. Ví dụ Đoàn Chủ
tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với Chính phủ để ban hành nghị
quyết liên tịch theo Điều 4 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015.

10.

Cá nhân đủ 18 tuổi trở lên có thể tham gia vào các quan hệ pháp luật hành chính.
Sai
Do không có Bộ luật hành chính hay Luật hành chính là một văn bản pháp điển tập trung, việc
xác định năng lực chủ thể hành chính của cá nhân được đánh giá theo từng quan hệ cụ thể.
Mỗi quan hệ pháp luật hành chính sẽ có những yêu cầu khác nhau về năng lực pháp luật hành
chính và năng lực hành vi hành chính. Đơn cử, việc xử phạt vi phạm hành chính đối với cá
nhân nếu chỉ xét khía cạnh độ tuổi thì từ đủ 14 tuổi trở lên là được nếu vi phạm của cá nhân là

do cố ý mà không cần phải đủ 18 tuổi.

11.

Quan hệ pháp luật hành chính không phát sinh giữa các chủ thể không mang thẩm quyền
trong quản lý nhà nước.
Đúng
Quan hệ pháp luật hành chính đòi hỏi phải có ít nhất một trong các bên tham gia với tư các là
chủ thể có thẩm quyền hành chính.

12.

Người nước ngoài không thể trở thành chủ thể quản lý nhà nước theo pháp luật Việt Nam.
Sai
Nhà nước có thể trao quyền cho cá nhân, tổ chức ngoài nhà nước thực hiện hoạt động quản lý
nhà nước ở Việt Nam mà không phải lúc nào cũng phân biệt đây là công dân Việt nam hay
người nước ngoài. Ví dụ “Vi phạm hành chính xảy ra trên tàu bay, tàu biển, tàu hỏa thì người
chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu có trách nhiệm tổ chức lập biên bản và chuyển
ngay cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính khi tàu bay, tàu biển, tàu hỏa về
đến sân bay, bến cảng, nhà ga”.

13.

Chủ thể của luật hành chính phải có thẩm quyền hành chính nhà nước.
Sai
Chủ thể của luật hành chính cần có năng lực pháp luật và năng lực hành vi hành chính là được
chứ không nhất thiết phải có thẩm quyền hành chính nhà nước. Ví dụ cá nhân bị xử phạt vi
phạm hành chính là đã tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính.
2



14.

Giữa Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã và cá nhân cư trú trên địa bàn xã luôn tồn tại quan hệ
pháp luật hành chính.
Sai
Quan hệ pháp luật hành chính không mặc nhiên phát sinh giữa các chủ thể của ngành Luật
hành chính. Để có quan hệ pháp luật phát sinh giữa các chủ thể này thì cần có quy phạm pháp
luật hành chính và sự kiện pháp lý hành chính.

15.

Sự kiện pháp lý hành chính là sự kiện xảy ra trên thực tế do con người thực hiện.
Sai
Sự kiện pháp lý hành chính thông thường được chia thành hai loại là hành vi pháp lý hành
chính và sự biến pháp lý hành chính. Sự biến pháp lý hành chính thì không do con người thực
hiện.

16.

Hành vi pháp lý hành chính là hành vi hành chính.
Sai
Hành vi hành chính là hành vi của chủ thể có thẩm quyền hành chính nhà nước, còn hành vi
pháp lý hành chính có thể do chủ thể có thẩm quyền cũng có thể do các chủ thể khác của
ngành luật hành chính thực hiện.

17.

Trong một số trường hợp, văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan trung ương ban hành chỉ
có hiệu lực ở phạm vi địa phương nhất định.

Đúng
Khoản 1 Điều 155 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015: “Văn bản quy phạm
pháp luật của các cơ quan nhà nước ở trung ương có hiệu lực trong phạm vi cả nước và được
áp dụng đối với mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân trừ trường hợp văn bản quy phạm pháp luật
của cơ quan nhà nước cấp trên có thẩm quyền hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác”.

18.

Văn bản quy phạm pháp luật hành chính tuyệt đối chỉ có giá trị áp dụng từ ngày có hiệu lực
cho đến thời điểm hết hiệu lực.
Sai
Khoản 4 Điều 156 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015: “Trong trường hợp
văn bản quy phạm pháp luật mới không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách
nhiệm pháp lý nhẹ hơn đối với hành vi xảy ra, trước ngày văn bản có hiệu lực thì áp dụng văn
bản mới”.

19.

Văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam phối hợp
với Chính phủ ban hành là nghị quyết liên tịch.
Sai
Theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 thì tổ chức Đảng
không phối hợp hay đơn phương ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

20.

Các cơ quan hành chính nhà nước đều được ban hành văn bản quy phạm pháp luật để thực
hiện chức năng quản lý nhà nước của mình.
Sai

Chỉ có các cơ quan được quy định trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015
mới được ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
3


21.

Từ ngày 01/7/2016, tất cả các chỉ thị của Ủy ban nhân dân đều không phải là văn bản quy
phạm pháp luật.
Sai
Nếu chỉ thị do Ủy ban nhân dân ban hành trước ngày 01/7/2016 mà đó là văn bản quy phạm
pháp luật thì theo khoản 4 Điều 172 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 nó vẫn
tiếp tục là văn bản quy phạm pháp luật cho đến khi hết hiệu lực.

22.

“Quyết định” của Thủ tướng Chính phủ có thể không phải là văn bản quy phạm pháp luật.
Đúng
Chỉ các quyết định nào có chứa quy phạm pháp luật được ban hành đúng thẩm quyền, đúng
hình thức và trình tự, thủ tục thì mới là văn bản quy phạm pháp luật. Ví dụ quyết định của
Thủ tướng về việc bổ nhiệm Thứ trưởng là quyết định cá biệt.

23.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân chỉ được ban hành văn bản quy phạm pháp luật dưới dạng “chỉ
thị”.
Sai
Theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân
không có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật.


24.

Văn bản quy phạm pháp luật hành chính tuyệt đối chỉ áp dụng trong phạm vi lãnh thổ nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Sai
Phạm vi tác động về mặt không gian có thể trên phạm vi vùng tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền
kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ví dụ Điều 5 Luật xử
lý vi phạm hành chính 2012.

25.

Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước ban hành.
Sai
Văn bản quy phạm pháp luật hành chính là văn bản quy phạm pháp luật chứa nội dung điều
chỉnh về vấn đề quản lý nhà nước, không lệ thuộc vào chủ thể ban hành là cơ quan nào. Ví dụ
Luật cán bộ, công chức năm 2008 do Quốc hội ban hành vẫn là văn bản quy phạm pháp luật
hành chính.

26.

Văn bản do cơ quan hành chính nhà nước ban hành là văn bản quy phạm pháp luật hành
chính.
Sai
Văn bản quy phạm pháp luật hành chính trước hết phải là văn bản quy phạm pháp luật. Do đó
nếu văn bản do cơ quan hành chính nhà nước ban hành nhưng lại không có quy phạm pháp
luật thì không thể nào là văn bản quy phạm pháp luật hành chính.

27.

Khi nghị định hết hiệu lực thì thông tư quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành cho nó vẫn còn

hiệu lực (trừ trường hợp hết hiệu lực vì lý do khác).
Sai
Điều 154 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 quy định về các trường hợp
làm văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực.

28.

Khi văn bản quy phạm pháp luật bị bãi bỏ thì hết hiệu lực.
4


Đúng
Điều 154 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015.
29.

Văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan trung ương ban hành có thể có hiệu lực sớm hơn 45
ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành trong một số trường hợp.
Đúng
Văn bản quy phạm pháp luật được ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn thì có thể có hiệu
lực kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành theo Điều 151 Luật ban hành văn bản quy phạm
pháp luật năm 2015.

30.

“Thông tư” của Bộ trưởng sẽ hết hiệu lực khi không còn đối tượng điều chỉnh.
Sai
Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực khi (Điều 154 Luật ban hành văn bản quy phạm
pháp luật năm 2015):
1. Hết thời hạn có hiệu lực đã được quy định trong văn bản;
2. Được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật mới của chính cơ

quan nhà nước đã ban hành văn bản đó;
3. Bị bãi bỏ bằng một văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
4. Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thì văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết
thi hành, văn bản đó cũng đồng thời hết hiệu lực.

31.

“Thông tư” của Bộ trưởng trái với “quyết định” của Thủ tướng Chính phủ sẽ hết hiệu lực.
Sai
Điều 154 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015.

32.

“Quyết định” của Ủy ban nhân đân cấp tỉnh có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày Ủy ban nhân
dân thông qua (không kể trường hợp ban hành theo thủ tục rút gọn).
Sai
Điều 151 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, văn bản quy định thời điểm
bắt đầu có hiệu lực nhưng không sớm hơn 10 ngày kể từ ngày ký ban hành trừ trường hợp
được ban hành theo thủ tục rút gọn thì có thể có hiệu lực sớm hơn.

33.

Văn bản quy phạm pháp luật có thể có hiệu lực ngay vào thời điểm ký ban hành trong một số
trường hợp.
Đúng
Trong trường hợp ban hành theo thủ tục rút gọn thì có thể có hiệu lực sớm hơn bình thường.
Điều 151 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015.

34.


Văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành của văn bản hết hiệu lực cũng đồng thời hết
hiệu lực cùng với văn bản đó.
Đúng
Điều 151 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015.

35.

Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày Hội đồng
nhân dân thông qua.
5


Sai.
Thời điểm có hiệu lực của toàn bộ hoặc một phần văn bản quy phạm pháp luật được quy định
tại văn bản đó nhưng không sớm hơn 45 ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành đối với
văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước trung ương; không sớm hơn 10 ngày kể từ
ngày ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân; Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh; không sớm hơn 07 ngày kể từ ngày ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp
luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp xã.
Khoản 1 Điều 151 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015.
36.

Văn bản quy phạm pháp luật sẽ hết hiệu lực khi văn bản mà nó căn cứ vào hết hiệu lực.
Sai
Điều 151 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015.

37.

Từ ngày 01/7/2016 Thông tư liên tịch do các Bộ trưởng phối hợp ban hành trước đây không
còn là văn bản quy phạm pháp luật.

Sai
Khoản 4 Điều 172.

38.

Các văn bản quy phạm pháp luật quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng theo văn
bản được ban hành sau.
Sai
Khoản 3 Điều 156, trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan
ban hành có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản quy
phạm pháp luật ban hành sau. Nếu không cùng cơ quan ban hành thì đầu tiên phải xác định
xem văn bản nào có hiệu lực pháp lý cao hơn.

39.

Khi cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản quy phạm pháp luật ra quyết định đình chỉ văn
bản thì làm cho nó ngưng hiệu lực.
Sai
Điểm b khoản 1 Điều 153, cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật
quyết định ngưng hiệu lực của văn bản đó trong một thời hạn nhất định để giải quyết các vấn
đề kinh tế – xã hội phát sinh.

40.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được ký ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Đúng
Chủ tịch Ủy ban nhân dân không có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật nhưng
được ký ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Khoản 3 Điều 132 Luật ban hành văn bản quy
phạm pháp luật năm 2015.


41.

Chính phủ không được ban hành văn bản dưới dạng nghị quyết.
Sai
Chính phủ được ban hành nghị quyết, nghị định.
Khoản 2 Điều 25 Luật tổ chức Chính phủ năm 2015.

42.

Bộ trưởng Chỉ được ban hành một loại văn bản là thông tư.
Sai
6


Bộ trưởng được ban hành thông tư và các văn bản khác về quản lý nhà nước đối với ngành,
lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ theo khoản 5 Điều 6 Nghị định
123/2016/NĐ-CP.
43.

Văn bản quy phạm pháp luật hành chính do Hội đồng nhân dân ban hành có hiệu lực pháp lý
cao hơn văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân ban hành.
Sai
Khi xác định hiệu lực pháp lý, ưu tiên xác định dựa trên cấp ban hành trước rồi mới đến quan
hệ giữa cơ quan hành chính và cơ quan quyền lực. Ví dụ của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cao
hơn của Hội đồng nhân dân cấp huyện.

44.

Văn bản quy phạm pháp luật hành chính phải được đăng công báo.
Sai

Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã phải
được niêm yết công khai và phải được đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng ở địa
phương. Thời gian và địa điểm niêm yết công khai do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp
quyết định. Khoản 3 Điều 150 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015.

45.

Toàn bộ nội dung văn bản quy phạm pháp luật sẽ có hiệu lực vào cùng một thời điểm.
Sai
Khoản 1Điều 151 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 quy định thời điểm
văn bản có hiệu lực 1 phần hoặc toàn bộ…. Như vậy có thể văn bản sẽ chỉ có hiệu lực trước 1
phần chứ không hẳn là toàn bộ sẽ có hiệu lực đồng loạt. Ví dụ trước đây có Luật xử lý vi
phạm hành chính năm 2012.

46.

Văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao hơn văn bản không có chứa quy phạm
pháp luật.
Sai
Ví dụ khoản 8 Điều 28 Luật tổ chức Chính phủ năm 2015: “Đình chỉ việc thi hành hoặc bãi
bỏ văn bản của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh trái với Hiến pháp, luật và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; đình chỉ
việc thi hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, trái với Hiến pháp, luật và văn bản
của cơ quan nhà nước cấp trên, đồng thời đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội bãi bỏ”.

47.

Các cơ quan hành chính nhà nước đều tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc trực thuộc hai
chiều.
Sai

Nguyên tắc này chỉ áp dụng đối với cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.

48.

Chính phủ hoạt động theo chế độ thủ trưởng.
Sai
Chính phủ làm việc theo chế độ kết hợp giữa quyền hạn, trách nhiệm của tập thể Chính phủ
với quyền hạn, trách nhiệm cá nhân của Thủ tướng Chính phủ và cá nhân từng thành viên
Chính phủ.
Khoản 1 Điều 12 Nghị định số 138/2016/NĐ-CP.

49.

Chính phủ có 1 Phó Thủ tướng thường trực và 3 Phó Thủ tướng khác.
7


Sai
Chính phủ có 5 Phó Thủ tướng.
50.

Người đứng đầu các đơn vị thuộc bộ có tối đa 03 người là cấp phó.
Sai
Số lượng cấp phó của người đứng đầu vụ, văn phòng, thanh tra, cục, đơn vị sự nghiệp công
lập không quá 03; số lượng cấp phó của người đứng đầu tổng cục không quá 04.
Khoản 2 Điều 40 Luật tổ chức Chính phủ năm 2015.

51.

Cơ cấu tổ chức của Chính phủ gồm: bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.

Sai
Bao gồm bộ, cơ quan ngang bộ. Điều 2 Luật tổ chức Chính phủ năm 2015.

52.

Ngoài chịu trách nhiệm trước Quốc hội, Chính phủ còn chịu trách nhiệm trước Uỷ ban thường
vụ Quốc hội và Chủ tịch nước.
Sai
Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội theo Điều 1 Luật tổ chức Chính phủ năm 2015.

53.

Chính phủ có quyền điều chỉnh địa giới hành chính các cấp.
Sai
Do Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội điều chỉnh.

54.

Tổng cục do Thủ tướng quyết định thành lập.
Sai
Khoản 3 Điều 40 Luật tổ chức Chính phủ năm 2015: “Việc thành lập vụ, văn phòng, thanh
tra, cục, tổng cục, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc bộ do Chính phủ quyết định căn cứ vào
tính chất, phạm vi quản lý, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của từng bộ, cơ quan ngang
bộ”.

55.

Các đơn vị thuộc bộ có con dấu.
Sai
Vụ không có tư cách pháp nhân, không có con dấu, không có tài Khoản. Vụ trưởng được ký

thừa lệnh Bộ trưởng các văn bản hướng dẫn, giải quyết, thông báo các vấn đề liên quan đến
chuyên môn, nghiệp vụ thuộc chức năng, nhiệm vụ của vụ. Theo khoản 2 Điều 18 Nghị định
123/2016/NĐ-CP.

56.

Nhiệm kỳ của Thứ trưởng theo nhiệm kỳ của Quốc hội.
Sai
Thứ trưởng do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, thời hạn tối đa là 5 năm. Không tính theo
nhiệm kỳ.

57.

Các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc bộ được thành lập nhằm giúp Bộ trưởng quản lý nhà
nước các dịch vụ công.
Sai
Các đơn vị sự nghiệp thuộc bộ không thực hiện chức năng quản lý nhà nước. Khoản 2 Điều
23 Nghị định 123/2016/NĐ-CP.
8


58.

Cục, tổng cục là tổ chức trực thuộc bộ.
Sai
Cục có thể trực thuộc bộ hoặc trực thuộc tổng cục. Ví dụ Cục Thi hành án dân sự trực thuộc
Tổng cục Thi hành án dân sự.

59.


Người đứng đầu các đơn vị thuộc bộ do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm.
Sai
Bộ trưởng “bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, cho từ chức, đình chỉ công tác, khen thưởng,
kỷ luật người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu tổ chức, đơn vị trực thuộc” theo quy
định tại khoản 9 Điều 34 Luật tổ chức Chính phủ năm 2015.
Đối với Tổng cục trưởng và tương đương thì chỉ thực hiện sau khi có ý kiến của Thủ tướng
Chính phủ theo khoản 7 Điều 24 Nghị định 123/2016/NĐ-CP.

60.

Cấp phó của người đứng đầu đơn vị thuộc bộ do Bộ trưởng bổ nhiệm.
Đúng
Bộ trưởng “bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, cho từ chức, đình chỉ công tác, khen thưởng,
kỷ luật người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu tổ chức, đơn vị trực thuộc” theo quy
định tại khoản 9 Điều 34 Luật tổ chức Chính phủ năm 2015.

61.

Những vấn đề thuộc thẩm quyền của Chính phủ phải được thảo luận tập thể và biểu quyết tại
các phiên họp của Chính phủ.
Sai
Theo Điều 44 Luật tổ chức Chính phủ năm 2015 và khoản 2 Điều 3 Quy chế làm việc của
Chính phủ thì cách thức giải quyết công việc của Chính phủ bao gồm thảo luận và quyết nghị
tại phiên họp Chính phủ hoặc gửi phiếu lấy ý kiến các thành viên Chính phủ.

62.

Các quyết định của Chính phủ phải được quá nửa số thành viên của Chính phủ tham gia biểu
quyết cho biểu quyết tán thành.
Sai

Khoản 3 Điều 46 Luật tổ chức Chính phủ năm 2015: “Các quyết định của Chính phủ phải
được quá nửa tổng số thành viên Chính phủ biểu quyết tán thành. Trong trường hợp biểu
quyết ngang nhau thì thực hiện theo ý kiến mà Thủ tướng Chính phủ đã biểu quyết”.

63.

Khi biểu quyết, các thành viên Chính phủ cho ý kiến biểu quyết “đồng ý”, “không đồng ý”
hoặc “không có ý kiến”.
Sai
Chỉ có 2 phương án biểu quyết là “đồng ý” hoặc “không đồng ý”.
Khoản 3 Điều 3 Nghị định số 138/2016/NĐ-CP.

64.

Thành viên Chính phủ là Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ vắng trong phiên họp của
Chính phủ được cử cấp phó đi dự họp và biểu quyết thay mình.
Sai
Thành viên Chính phủ là Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ vắng mặt được cử cấp phó
dự thay. Người dự họp thay có trách nhiệm trình bày trước Chính phủ ý kiến của thành viên
Chính phủ vắng mặt nhưng không được biểu quyết.
Khoản 1 Điều 28 Nghị định số 138/2016/NĐ-CP.
9


65.

Ủy ban nhân dân là cơ quan có thẩm quyền chuyên môn trên nhiều lĩnh vực ở địa phương.
Sai
Ủy ban nhân dân là cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung ở địa phương.


66.

Ủy viên Ủy ban nhân dân bao gồm ủy viên phụ trách công an, quân sự và ủy viên là người
đứng đầu cơ quan chuyên môn.
Sai
Ủy viên Ủy ban nhân dân cấp xã bao gồm ủy viên phụ trách công an, quân sự; không có ủy
viên là người đứng đầu cơ quan chuyên môn.
Ví dụ Điều 62 Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 về cơ cấu Ủy ban nhân dân
phường.

67.

Ở mỗi đơn vị hành chính cấp tỉnh có tối đa 20 cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh.
Sai
Đối với Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, nếu có sở được tổ chức theo điều kiện đặc thù do
Thủ tướng Chính phủ quy định và có Sở Nội vụ, Ban Dân tộc, Sở Quy hoạch, kiến trúc thì tới
21 sở và cơ quan tương đương. Nghị định 24/2014/NĐ-CP.

68.

Ở mỗi đơn vị hành chính cấp huyện được tổ chức 12 Phòng (nếu có thêm Phòng Dân tộc thì
có 13 phòng) thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Sai
Đối với địa bàn huyện đảo do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ở đó quyết định số lượng phòng cụ
thể nhưng không quá 10 phòng. Điều 9 Nghị định 37/2014/NĐ-CP.

69.

Kết quả bầu cử Ủy ban nhân dân cấp xã, cấp huyện do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp trên trực

tiếp phê chuẩn.
Sai
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp trên phê chuẩn kết quả bầu cử Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp dưới trực tiếp, kết quả bầu cử Ủy viên Ủy ban nhân dân không có yêu cầu phê
chuẩn. Khoản 7 Điều 83 Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015.

70.

Trong một số trường hợp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân có thể không phải là đại biểu Hội đồng
nhân dân cùng cấp.
Đúng
Chủ tịch Ủy ban nhân dân được bầu trong nhiệm kỳ không bắt buộc là đại biểu Hội đồng
nhân dân. Khoản 1 Điều 83 Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015.

71.

Ủy ban nhân dân thực hiện chức năng nhiệm vụ quyền hạn của mình sau khi được Chủ tịch
Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp hoặc Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn.
Sai
Khoản 9 Điều 83: “Người giữ chức vụ quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này thực hiện
nhiệm vụ, quyền hạn của mình ngay sau khi được Hội đồng nhân dân bầu”.

72.

Thành viên Ủy ban nhân dân phải là địa biểu Hội đồng nhân dân cùng cấp.
Sai
10


Khoản 3, 4 Điều 83 Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015.

73.

Giám đốc sở là thành viên Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Đúng
Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh gồm các Ủy viên là người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc
Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy viên phụ trách quân sự, Ủy viên phụ trách công an. Khoản 1 Điều
20 Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015.
Ủy viên Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc trung ương gồm các Ủy viên là người đứng
đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc trung ương, Ủy viên
phụ trách quân sự, Ủy viên phụ trách công an. Khoản 1 Điều 41 Luật tổ chức chính quyền địa
phương năm 2015.

74.

Thủ trưởng cơ quan Công an cấp tỉnh là thành viên Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Sai
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có một ủy viên phụ trách công an chứ không có quy định bắt buộc
là Thủ trưởng cơ quan công an. Điều 20 Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015.

75.

Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân bao gồm các cơ quan chuyên môn.
Sai
Cấp xã không có tổ chức cơ quan chuyên môn. Khoản 1 Điều 9 Luật tổ chức chính quyền địa
phương năm 2015: “Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân được tổ chức ở cấp tỉnh,
cấp huyện, là cơ quan tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thực hiện chức năng quản lý nhà
nước về ngành, lĩnh vực ở địa phương và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo sự phân
cấp, ủy quyền của cơ quan nhà nước cấp trên”.

76.


Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân chịu sự quản lý về biên chế của cơ quan chuyên
môn cấp trên trực tiếp theo ngành dọc.
Sai
Khoản 2 Điều 9 Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015: “Cơ quan chuyên môn
thuộc Ủy ban nhân dân chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban
nhân dân, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về nghiệp vụ của cơ quan quản lý nhà nước về
ngành, lĩnh vực cấp trên”.

77.

Cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bao gồm: văn
phòng, thanh tra, chi cục và đơn vị sự nghiệp trực thuộc.
Sai
Trong cơ cấu của sở không nhất thiết có thanh tra, chi cục, đơn vị sự nghiệp.
Điều 5 Nghị định số 24/2014/NĐ-CP

78.

Theo Điều 2 Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, chính quyền địa phương được
tổ chức ở 04 cấp: tỉnh, huyện, xã và đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt.
Sai

11


Chính quyền địa phương được tổ chức ở 03 cấp là tỉnh, huyện, xã và chính quyền địa phương
ở đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt.
79.


Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân được thành lập tương ứng với các cơ quan
chuyên môn cấp trên.
Sai
Khoản 2 Điều 2 Nghị định 24/2014/NĐ-CP: “2. Tinh gọn, hợp lý, hiệu lực, hiệu quả, tổ chức
sở quản lý đa ngành, đa lĩnh vực; không nhất thiết ở Trung ương có Bộ, cơ quan ngang Bộ thì
cấp tỉnh có tổ chức tương ứng”.
Khoản 2 Điều 2 Nghị định số 37/2014/NĐ-CP: “2. Tổ chức phòng quản lý đa ngành, đa lĩnh
vực; bảo đảm tinh gọn, hợp lý, hiệu quả; không nhất thiết ở cấp tỉnh có sở nào thì cấp huyện
có tổ chức tương ứng”.

80.

Cục Thuế ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban
nhân dân loại đặc biệt vừa thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh vừa thuộc Tổng cục Thuế.
Sai
Cục Thuế là cơ quan tổ chức theo ngành dọc. Cục thuế trực thuộc Tổng cục Thuế chứ không
thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. 21 cơ quan chuyên môn được quy định tại Nghị định
24/2014/NĐ-CP không có Cục Thuế.

81.

Phó Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là cán bộ.
Sai
Là công chức.
Điểm b Khoản 1 Điều 6 Nghị dịnh số 06/2010/NĐ-CP.

82.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã là cán bộ.
Sai

Là cán bộ cấp xã.

83.

Trong tất cả các vụ vi phạm, thời hạn xử lý kỷ luật đối với công chức luôn là 2 tháng.
Sai
Có thể lên đến 4 tháng.
Khoản 2 Điều 80 Luật cán bộ, công chức năm 2008: “Thời hạn xử lý kỷ luật không quá 02
tháng; trường hợp vụ việc có những tình tiết phức tạp cần có thời gian thanh tra, kiểm tra để
xác minh làm rõ thêm thì thời hạn xử lý kỷ luật có thể kéo dài nhưng tối đa không quá 04
tháng”.

84.

Khi công chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm kỷ luật thì sẽ bị xử lý và thi hành từng hình
thức kỷ luật.
Sai
Việc thi hành được tổng hợp theo Điều 2 Nghị định 34/2011/NĐ-CP: “Mỗi hành vi vi phạm
pháp luật chỉ bị xử lý một hình thức kỷ luật. Nếu công chức có nhiều hành vi vi phạm pháp
12


luật thì bị xử lý kỷ luật về từng hành vi vi phạm và chịu hình thức kỷ luật nặng hơn một mức
so với hình thức kỷ luật áp dụng đối với hành vi vi phạm nặng nhất, trừ trường hợp có hành vi
vi phạm phải xử lý kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc”.
85.

Khi tiến hành xử lý kỷ luật công chức phải thành lập Hội đồng kỷ luật.
Sai
Công chức có hành vi vi phạm pháp luật bị phạt tù mà không được hưởng án treo; Công chức

giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý bị xem xét xử lý kỷ luật khi đã có kết luận về hành vi vi phạm
pháp luật của cấp ủy, tổ chức Đảng theo quy định phân cấp quản lý cán bộ, công chức của
Ban Chấp hành Trung ương.
Điều 17 Nghị định 34/2011/NĐ-CP

86.

Bãi nhiệm là việc công chức không được tiếp tục giữ chức vụ, chức danh khi chưa hết nhiệm
kỳ.
Sai
Không áp dụng bãi nhiệm đối với công chức.
Khoản 7 Điều 7 Luật cán bộ, công chức năm 2008: “Bãi nhiệm là việc cán bộ không được
tiếp tục giữ chức vụ, chức danh khi chưa hết nhiệm kỳ”.

87.

Người có quốc tịch Việt Nam thì đủ điều kiện về quốc tịch để đăng ký dự tuyển công chức.
Sai
Người có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam mới đủ điều kiện về quốc tịch.
Điều 36 Luật cán bộ, công chức năm 2008.

88.

Cán bộ vi phạm kỷ luật có thể bị giáng chức.
Sai
Cán bộ chỉ có thể kỷ luật bằng các hình thức: khiển trách, cảnh cáo, cách chức, bãi nhiệm.
Điều 78 Luật cán bộ, công chức năm 2008.

89.


Thời hiệu xử lý kỷ luật cong chuc là 24 tháng kể từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm.
Sai
Từ lúc công chức có hành vi vi phạm.
Điều 80 Luật cán bộ, công chức năm 2008: “Thời hiệu xử lý kỷ luật là 24 tháng, kể từ thời
điểm công chức có hành vi vi phạm pháp luật cho đến thời điểm người đứng đầu cơ quan, tổ
chức, đơn vị có thẩm quyền ra thông báo bằng văn bản về việc xem xét xử lý kỷ luật”.

90.

Cán bộ, công chức bị xử lý kỷ luật thì thời gian nâng lương bị kéo dài 12 tháng, kể từ ngày
quyết định kỷ luật có hiệu lực.
Sai
Cán bộ, công chức bị khiển trách hoặc cảnh cáo thì thời gian nâng lương bị kéo dài 06 tháng,
kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực; nếu bị giáng chức, cách chức thì thời gian nâng
lương bị kéo dài 12 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực.
Điều 82 Luật cán bộ, công chức năm 2008.

91.

Phó Hiệu trưởng trường Đại học Cần Thơ (thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo) là công chức.
13


Đúng
Điều 11 Nghị định 06/2010/NĐ-CP.
92.

Phó Hiệu trưởng trường Đại học Trà Vinh (thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh) là công
chức.
Sai

Chỉ có người đứng đầu, không bao gồm cấp phó của người đứng đầu.
Điều 11 Nghị định 06/2010/NĐ-CP.

93.

Thời gian tập sự đối với công chức là 12 tháng (nếu thuộc trường hợp áp dụng chế độ tập sự).
Sai
Công chức loại D thời gian tập sự là 06 tháng, ….
Khoản 2 Điều 20 Nghị định 24/2010/NĐ-CP: “2. Thời gian tập sự được quy định như sau:
a) 12 tháng đối với trường hợp tuyển dụng vào công chức loại C;
b) 06 tháng đối với trường hợp tuyển dụng vào công chức loại D;
c) Người được tuyển dụng vào công chức dự bị trước ngày 01 tháng 01 năm 2010 theo quy
định của Pháp lệnh Cán bộ, công chức thì chuyển sang thực hiện chế độ tập sự. Thời gian đã
thực hiện chế độ công chức dự bị được tính vào thời gian tập sự;
d) Thời gian nghỉ sinh con theo chế độ bảo hiểm xã hội và thời gian nghỉ ốm đau, bị tạm
giam, tạm giữ, tạm đình chỉ công tác theo quy định của pháp luật không được tính vào thời
gian tập sự:.

94.

Hội đồng kỷ luật có thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với công chức vi phạm kỷ luật.
Sai
Hội đồng đề xuất hình thức cho người có thẩm quyền quy định tại Điều 15 Nghị định
34/2011/NĐ-CP.

95.

Việc tuyển dụng công chức có thể thực hiện bằng hình thức xét tuyển.
Đúng
Điều 37 Luật cán bộ, công chức năm 2008 quy định Người có đủ điều kiện quy định tại khoản

1 Điều 36 của Luật này cam kết tình nguyện làm việc từ 05 năm trở lên ở miền núi, biên giới,
hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt
khó khăn thì được tuyển dụng thông qua xét tuyển.

96.

Việc bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm cán bộ cấp xã được thực hiện theo quy định của Luật Tổ
chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân.
Sai
Cán bộ cấp xã hình thành qua bầu cử.
Khoản 3 Điều 4 Luật cán bộ, công chức năm 2008.

97.

Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có thể không phải là công chức.
Đúng
Nếu không có trong biên chế.
Khoản 2 Điều 4 Luật cán bộ, công chức năm 2008.
14


98.

Trưởng Công an cấp xã là công chức cấp xã.
Sai
Nếu Trưởng Công an cấp xã là sỹ quan công an nhân dân thì không được xác định là công
chức vì theo khoản 3 Điều 4 Luật cán bộ, công chức năm 2008 thì công chức cấp xã phải
thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã.

99.


Công chức là người được hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Sai
Công chức trong đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được đảm bảo từ quỹ lương của đơn vị
sự nghiệp công lập.
Khoản 2 Điều 4 Luật cán bộ, công chức năm 2008.

100. Công chức cấp xã hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Đúng
Công chức cấp xã giữ chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong
biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Khoản 3 Điều 4 Luật cán bộ, công chức năm 2008.
101. Cán bộ, cán bộ cấp xã là công dân Việt Nam do bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ,
chức danh theo nhiệm kỳ.
Sai
Cán bộ cấp xã là công dân Việt Nam do bầu cử.
Khoản 3 Điều 4 Luật cán bộ, công chức năm 2008.
102. Việc xử lý kỷ luật công chức chỉ được thực hiện khi còn trong thời hiệu xử lý kỷ luật.
Sai
Thời hiệu xử lý kỷ luật đối với công chức là 24 tháng kể từ thời điểm công chức có hành vi vi
phạm kỷ luật cho đến lúc người có thẩm quyền phát hiện hành vi và ra thông báo bằng văn
bản. Khoản 1 Điều 6 Nghị định 34/2011/NĐ-CP.
103. Công chức đang thi hành hình thức kỷ luật bị áp dụng trước đó thì chưa xem xét xử lý kỷ luật
hành vi tiếp theo.
Sai
Vẫn xem xét tiến hành xử lý kỷ luật và tổng hợp việc thi hành theo Điều 4 Nghị định số
34/2011/NĐ-CP.
104. Việc điều động công chức cấp xã lên công tác ở cơ quan cấp huyện chỉ khi nào có chỉ tiêu
biên chế và đáp ứng đủ tiêu chuẩn của vị trí công tác mới.
Sai

Đây không phải là điều động là mà xét chuyển công chức cấp xã thành công chức từ cấp
huyện trở lên; ngoài ra còn có các yêu cầu khác thì mới được xét chuyển.
105. Người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội ở cấp xã đều là cán bộ cấp xã.
Sai
Vì phải trong biên chế. Ví dụ theo Điều 61, Chủ tịch Công đoàn không phải là cán bộ cấp xã.
15


Biên chế công chức của cơ quan nào thì do cơ quan đó tuyển dụng.
Sai
Điều 39 Luật cán bộ, công chức năm 2008.
106. Việc bổ nhiệm công chức ngạch chuyên viên lên ngạch chuyên viên chính khi trúng tuyển kỳ
thi nâng ngạch được gọi là chuyển ngạch.
Sai
Theo khoản 1 Điều 43 Luật cán bộ, công chức năm 2008: “Chuyển ngạch là việc công chức
đang giữ ngạch của ngành chuyên môn này được bổ nhiệm sang ngạch của ngành chuyên
môn khác có cùng thứ bậc về chuyên môn, nghiệp vụ.”
107. Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý với mỗi nhiệm kỳ là 05 năm.
Sai
Tính thời hạn bổ nhiệm chứ không phải nhiệm kỳ. Khoản 2 Điều 51: “Thời hạn bổ nhiệm
công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý là 05 năm; khi hết thời hạn, cơ quan, tổ chức, đơn vị
có thẩm quyền phải xem xét bổ nhiệm lại hoặc không bổ nhiệm lại”.
108. Việc xử lý kỷ luật công chức phải thành lập Hội đồng kỷ luật.
Sai
Có một số trường hợp không thành lập Hội đồng kỷ luật theo khoản 2 Điều 17 Nghị định
34/2014/NĐ-CP: “a) Công chức có hành vi vi phạm pháp luật bị phạt tù mà không được
hưởng án treo; b) Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý bị xem xét xử lý kỷ luật khi đã có
kết luận về hành vi vi phạm pháp luật của cấp ủy, tổ chức Đảng theo quy định phân cấp quản
lý cán bộ, công chức của Ban Chấp hành Trung ương”.
109. Trường hợp công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý mà không còn chức vụ lãnh đạo thấp

hơn chức vụ đang giữ nếu có hành vi vi phạm pháp luật bị xem xét ở hình thức kỷ luật giáng
chức thì bị cách chức.
Sai
Trường hợp công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý mà không còn chức vụ lãnh đạo thấp
hơn chức vụ đang giữ nếu có hành vi vi phạm pháp luật bị xem xét ở hình thức kỷ luật giáng
chức thì giáng xuống không còn chức vụ. (Khoản 3 Điều 23 Nghị định 34/2011/NĐ-CP)
110. Công chức bị kỷ luật hạ bậc lương mà đang hưởng lương bậc 1 thì chuyển xếp lương xuống
bậc cao nhất của ngạch thấp hơn liền kề.
Sai
Trường hợp công chức đang hưởng lương bậc 1 hoặc đang hưởng phụ cấp thâm niên vượt
khung của ngạch hoặc chức danh thì không áp dụng hình thức kỷ luật hạ bậc lương; tùy theo
tính chất, mức độ của hành vi vi phạm pháp luật người có thẩm quyền xem xét áp dụng hình
thức kỷ luật phù hợp.
Khoản 1 Điều 24 Nghị định số 34/2011/NĐ-CP.
---------- Hết ----------

16



×