Tải bản đầy đủ (.ppt) (61 trang)

TUYÊN TRUYỀN GIÁO DỤC SỨC KHỎE PHÒNG CHỐNG BỆNH LAO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (386.26 KB, 61 trang )

HƯỚNG DẪN TƯ VẤN, GIÁO DỤC SỨC
KHỎE BỆNH LAO PHỔI


NỘI DUNG
A.BỆNH HỌC
B.DỊCH TỄ BỆNH LAO
C.NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI TƯ VẤN,
GDSK VỀ BỆNH LAO PHỔI

Page  2


A. BỆNH HỌC


I. Nguyên nhân mắc bệnh:
Lao là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lao
(Mycobacterium tuberculosis) gây nên.
Trong tất cả các thể lao, lao phổi là thể lao nhiều
nhất (chiếm 80 -85%) và là nguồn lao lây bệnh cho
người xung quanh.

Page  4


I. Nguyên nhân mắc bệnh (tt)
Năm 1982 Rober koch đã tìm ra trực khuẩn gây
ra bệnh lao, trực khuẩn lao hình gậy, thân mảnh dẻ,
không có nha bào, khích thước từ 2-3micron (u), chiều
dài 0.3 (u), kháng cồn, kháng acid.


Trực khuẩn lao sinh sản chậm, cứ 20 giờ mới có
1 lần phân chia tế bào, trong khi phế cầu khuẩn cứ 15
phút lại sinh sản một lần. Vì vậy tiến triển bệnh lao vẩn
mang tính bán cấp hoặc mãn tính nhiều hơn là cấp tính.
Trực khuẩn lao có cấu trúc rất phức tạp, hoàn
hảo, ít vi sinh vật có được.
Page  5


Page  6


Page  7


II. Nguồn truyền bệnh:
 Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khả năng đề
kháng của cơ thể đối với trực khuẩn lao. 
Những yếu tố cơ bản là: yếu tố chủng tộc, sự
nghèo đói, làm việc cực nhọc, căng thẳng, tình trạng đói
khát, suy dinh dưỡng, các yếu tố độc hại đối với cơ thể,
việc mắc phải một số bệnh mãn tính làm suy giảm khả
năng miễn dịch, dùng các thuốc gây suy giảm miễn
dịch, hút thuốc lá, thuốc chữa ung thư, dùng các thuốc
corticosterroid lâu dài, ảnh hưởng chủa tuổi và giới
tính…
Page  8


III. Đường lây bệnh:

Vi trùng lao xâm nhập vào cơ thể qua đường hô
hấp là chủ yếu. Vi trùng lao ở trong không  khí, nên khi
ta hít thở vi trùng lao dễ xâm nhập vào cơ thể qua
đường hô hấp khiến cơ thể bị nhiễm lao.
 Vị trí đầu tiên vi trùng lao xâm nhập và cư trú
trong cơ thể là Phổi, chúng có thể gây bệnh tại đó,
hoặc có thể lan theo dòng máu đến các bộ phận khác
của cơ thể để gây bệnh.

Page  9


IV. Nhiễm lao và mắc bệnh lao:
 1. Nhiễm lao:
Khi hít phải vi khuẩn lao lần đầu chỉ bị nhiễm lao. Đa
số người nhiễm lao vẫn khỏe mạnh suốt cuộc đời, chỉ
có 5 – 10% số người nhiễm lao có thể trở thành mắc
bệnh lao do sức đề kháng của cơ thể suy giảm.
Những yếu tố làm suy giảm sức đề kháng.
Nhiễm HIV/ AIDS
Suy dinh dưỡng
Trẻ em dưới 5 tuổi
Mắc các bệnh mãn tính : tiểu đường,…
Page  10


IV. Nhiễm lao và mắc bệnh lao (tt):
            2. Mắc bệnh lao:
Sức đề kháng của cơ thể suy giảm tạo điều kiện cho vi
khuẩn lao phát triển và gây bệnh.


Page  11


V. Những dấu hiệu nghi ngờ mắc
bệnh lao phổi

Page  12


V. Những dấu hiệu nghi ngờ mắc
bệnh lao phổi
1. Triệu chứng lâm sàng:
1.1. Triệu chứng về hô hấp:
Các triệu chứng quan trọng nhất là ho khạc đàm kéo
dài, ho ra máu. Các triệu chứng kèm theo như đau ngực,
khó thở, có tiếng rên khu trú ở một vùng của phổi…
1.2. Triệu chứng toàn thân:
Các triệu chứng quan trọng nhất là gầy, sút cân, sốt, ra
nhiều mồ hôi. Các triệu chứng kèm theo như chán ăn, mệt
mỏi…

Page  13


V. Những dấu hiệu nghi ngờ mắc
bệnh lao phổi (tt)
2. Triệu chứng thực thể:
- Đối với lao phổi: nghe thấy các tiếng thở bất thường ở phổi.
- Đối với lao ngoài màng phổi: làm các xét nghiệm như sinh

thiết hạch, chụp cắt lớp…
- Như vậy để xác định người nghi ngờ lao phổi:
Ho khạc đờm kéo dài trên 2 tuần là triệu chứng quan trọng
nhất;
Ngoài ra: Gầy sút, kém ăn, mệt mỏi; Sốt nhẹ về chiều; Ra mồ
hôi trộm vào ban đêm; Đau ngực, khó thở; Ho ra máu…

Page  14


VI. Nơi khám và phát hiện bệnh lao:
Khi thấy dấu hiệu mắc bệnh lao cần đến ngay
cơ sở y tế gần nhất khám bệnh, xét nghiệm đờm để
phát hiện sớm bệnh lao và điều trị kịp thời.
Bệnh lao hoàn toàn chữa được nếu phát hiện
bệnh sớm và điều trị đúng cách.

Page  15


VII. Chữa bệnh lao đúng và không
đúng sẽ nguy hại tới sức khỏe.
1. Chữa đúng cách: Để chữa bệnh lao đúng cách,
cần thực hiện 4 nguyên tắc theo chỉ dẫn chữa thầy
thuốc như sau:
- Dùng phối hợp 4 loại thuốc chống lao
- Uống thuốc đúng liều lượng
- Uống thuốc đều đặn, đúng giờ.
- Uống thuốc đủ thời gian (8 tháng liên tục)
- Dùng thuốc dưới sự giám sát của cán bộ y tế.


Page  16


VII. Chữa bệnh lao đúng và không
đúng sẽ nguy hại tới sức khỏe (tt).
2. Chữa không đúng cách sẽ nguy hiểm tới
tính mạng và cộng đồng vì:
- Vi trùng lao kháng (nhờn) thuốc, bệnh không
chữa khỏi
- Lây vi trùng lao kháng thuốc cho người khác
- Nguy cơ tàn phế và tử vong cao

Page  17


VIII. Dự phòng lao:
Bệnh lao là bệnh lây truyền qua đường hô hấp do
hít phải không khí có chứa vi khuẩn lao được sinh ra
trong quá trình ho, khạc đòm, hắt hơi hoặc nói chuyện
của người bị lao phổi trong giai đoạn tiến triển.
 Do vậy cần phát hiện sớm và điều trị sớm làm
giảm nhanh chóng khả năng lây truyền lao ( sau 2 – 4
tuần) là biện pháp phòng bệnh tốt nhất.

Page  18


VIII. Dự phòng lao (tt)
 * Giảm nguy cơ nhiễm lao:

- Vệ sinh môi trường
- Sử dụng trang bị phòng hộ cá nhân
- Giảm tiếp xúc nguồn lây
* Giảm nguy cơ chuyển từ nhiễm lao sang bệnh lao.
 - Tiêm vacxin BCG
 - Điều trị dự phòng lao bằng INH.

Page  19


B. DỊCH TỄ BỆNH LAO


 Lao phổi là thể bệnh hay gặp nhất, chiếm khoảng 80% tổng số
bệnh lao. Ở nước ta, hàng năm, theo ước tính cứ trên 100.000 dân có
85 trường hợp lao phổi có vi khuẩn trong đờm tìm thấy được bằng
phương pháp nhuộm soi kính trực tiếp.
 Nguồn lây bệnh lao cho người lành chủ yếu là người bệnh mắc 
lao phổi, đặc biệt là người bệnh có vi khuẩn tìm thấy được bằng xét
nghiệm đờm soi kính trực tiếp.
Đây chính là nguyên nhân làm cho bệnh lao tồn tại ở mọi quốc gia.

Page  21


1. Bệnh lao
 Hiện nay, Tổ chức Y tế Thế giới xếp Việt Nam đứng thứ 12

trong số 22 quốc gia có tình trạng bệnh lao nặng nề nhất trên thế
giới. Ở Việt Nam, mỗi năm có khoảng 130.000 người mới mắc

bệnh lao và chúng ta mới chỉ phát hiện được 100.000 người.
 Ước tính mỗi năm có khoảng 18.000 người chết vì lao,

khoảng 8.000 người vừa mắc bệnh lao vừa nhiễm HIV, khoảng
6.000 người mắc lao đa kháng thuốc.

Page  22


1. Bệnh lao

Vi khuẩn gây bệnh lao chủ yếu là vi khuẩn lao

người (M. tuberculosis hominis); có thể do vi khuẩn lao
bò nhưng ít gặp hơn.

Page  23


1. Bệnh lao
 Một người bị bệnh lao nếu không được điều trị

hoặc điều trị không đúng sẽ làm lây lan sang người khác.
 Trung bình một bệnh nhân lao nếu không được

điều trị sẽ lây cho khoảng 10 người. Những người tiếp
xúc với bệnh nhân càng nhiều thời gian và càng trực tiếp
thì nguy cơ bị lây bệnh càng cao.

Page  24



1. Bệnh lao
Bệnh nhân lao phổi khi ho, khạc, hắt hơi... sẽ

làm bắn ra môi trường xung quanh những hạt nước bọt
có chứa vi khuẩn lao. Những hạt này, đặc biệt những
hạt dưới 5 micrômét bay lơ lửng trong không khí, người
bình thường hít phải những hạt này sẽ bị nhiễm vi
khuẩn lao.

Page  25


×