Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Bai tap co ban hóa 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 27 trang )

TRƯỜNG THCS TRƯỜNG XUÂN

TÀI LIỀU MÔN HÓA HỌC 8 CƠ BẢN

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN THÁP MƯỜI
TRƯỜNG THCS TRƯỜNG XUÂN

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH
MÔN HÓA HỌC 8
(BÀI TẬP)

Lưu hành nội bộ

Page 1


TRƯỜNG THCS TRƯỜNG XUÂN

TÀI LIỀU MÔN HÓA HỌC 8 CƠ BẢN

LUYỆN TẬP CHƯƠNG 1
Bài tập 1. Trong các câu sau từ nào chỉ vật thể, từ nào chỉ chất:
1. Dây điện bằng đồng hoặc nhôm; 2. Lưỡi dao bằng sắt, cán dao bằng nhựa.
3. Xe đạp được chế tạo từ sắt, nhôm, cao su; 4. Không khí gồm oxi, nitơ, khí cacbonic…
5. Nước biển gồm nước, muối và một số chất khác.
6. Cơ thể người có tới 63 đến 68% là nước, còn có các chất lipit(mỡ), protein (thịt nạc…),
muối khoáng, đường glucozơ…
7. Than chì là chất dùng làm lõi bút chì. Bút chì viết lên những dòng chữ mềm mại trên tờ
giấy làm từ gỗ (chất xơ hay xenlulozơ).
8. Chiếc xe đạp điện được chế tạo từ các chất như: sắt, nhôm, đồng, cao su…và có bình ắc
quy, trong đó có axit.


9. Máy bay được sản xuất từ nhôm và một số chất khác.
10. Lọ cắm hoa làm bằng đất sét nung có nhiều hoa văn đẹp
11. Điện thắp sáng được dẫn từ nơi này sang nơi khác là nhờ sử dụng dây dẫn bằng đồng
hoặc nhôm được bọc nhựa.
12. Thân cây bạch đàn có thành phần chính là xenlulozơ được dùng để sản xuất giấy.
13. Dây điện làm bằng đồng được bọc một lớp chất dẻo.
14. Áo may bằng sợi bông (95 - 98% là xenlulozơ) mặc thoáng mát hơn may bằng nilon
(một thứ tơ tổng hợp).
15. Hơi nước ngưng tụ thành các đám mây dầy đặc.
16. Dọc bờ biển Quảng Bình có những bãi cát trắng.
17. Bình này đựng nước, còn bình kia đựng rượu.
18. Sông cầu nước chảy lơ thơ; 19. Cái lọ hoa này làm bằng thủy tinh trong suốt.
Bài 2.
a. Hãy kể tên bốn vật thể làm bằng:
1. Nhôm; 2. Sắt; 3. Thủy tinh; 4. Chất dẻo; 5. Gỗ; 6. Vàng; 7. Đồng; 8. Bạc;
b. Hãy kể tên 20 loại đồ vật (vật thể) khác nhau được làm từ 1 chất và 1 loại đồ vật được
làm từ 5 chất khác nhau.
Bài 3. Hãy chỉ ra 10 loại vật thể tự nhiên, 20 loại vật thể nhân tạo.
Bài 4. Những hiện tượng dưới đây đâu là hiện tượng thể hiện tính chất vật lý hay tính chất
hóa học?
1. Về mùa hè vành xe đạp bằng sắt bị han gỉ nhanh hơn mùa đông
2. Mặt trời mọc, sương bắt đầu tan dần
3. Cháy rừng ở Indonexia gây ô nhiễm rất lớn cho môi trường
4. Hiệu ứng nhà kính (do CO2 tích tụ trong khí quyển) làm cho trái đất ấm lên
5. “Ma trơi” là ánh sáng xanh (ban đêm) do photphin (PH3) cháy trong không khí
6. Đèn tín hiệu chuyển từ màu xanh sang màu vàng rồi màu đỏ, cần phải dừng lại gấp
7. Giấy quỳ tím khi nhúng vào dung dich axit bị chuyển thành màu đỏ
8. Khi đốt cháy than, củi sinh ra nhiều khí độc: CO, SO2 gây ô nhiễm môi trường.
9. Các quả bóng bay lên trời rồi nổ tung
10. Khi đun nóng, lúc đầu đường chảy lỏng, sau đó cháy khét.

Bài 5. Hãy chỉ ra những tính chất gì giống nhau và khác nhau của các chất sau?
1. Đường và Muối; 2. Giấm và Nước; 3. Sắt và Đông; 4. Đồng và Nhôm.
5. Nước tinh khiết và nước khoáng
Bài 6.
a. Trong tự nhiên, người ta thường gặp chất tinh khiết hay hỗn hợp? Hãy cho 5 ví dụ về
chất và hỗn hợp.
Page 2


TRƯỜNG THCS TRƯỜNG XUÂN

TÀI LIỀU MÔN HÓA HỌC 8 CƠ BẢN

b. Hãy cho biết các chất sau là chất tinh khiết hay hỗn hợp. Vì sao?
1. Rượu 300 (để uống); 2. Khí oxi; 3. Nước biển; 4. Nước khoáng; 5. Sắt; 6. Không khí; 7. Giấm
ăn; 8. Nước cất; 9. Nước suối; 10. Khí Hidro; 12. Nước mắm; 13. Nước chanh đường; 14. Gạo
Bài 7. Để xác định tính chất của một chất, người dùng các phương pháp thích hợp. Hãy
ghép những phương pháp ở cột II sao cho phù hợp với tính chất của chất cần xác định ở cột I.
Tính chất của chất (I)
Phương pháp xác định (II)
A. Màu sắc
1. Cân
B. Khối lượng riêng
2. Đo thể tích
C. Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi
3. Làm thí nghiệm
D. Tính chất hóa học
4. Quan sát
5. Dùng ampe kế
6. Dùng nhiệt kế

Bài 8. Có một số phương pháp tách phổ biến sau: bay hơi, chưng cất, lọc. Phương pháp
nào là phù hợp nhất cho việc làm sau:
1. Tách nước từ nước biển; 2. Tách muối từ nước biển; 3. Tách bụi có trong không khí.
4. Tách rượu từ hỗn hợp rượu – nước (Biết cồn sôi ở 73,80C);
5. Tách cát, sạn có trong muối ăn.
Bài 9. Làm thế nào để tách chất thành từng chất riêng biệt
1. Hỗn hợp gồm nước và dầu ăn; 2. Muối ăn có lẫn bột lưu huỳnh; 3. Bột than và mạt sắt
4. Hỗn hợp gồm nước và rượu; 5. Khi axetylen có lẫn khí cacbonic; 6. Đường và cát.
7. Một hỗn hợp gòm bột sắt và đồng; 8. Hỗn hợp muối ăn và vôi sống; 9. Muối, cát, nước;
10. Tách muối ăn ra khỏi hỗn hợp muối ăn và cát; 11. Dầu hoả, nước;
12. Tách đường cát ra khỏi hỗn hợp đường và tinh bột; 13. Bột đá vôi và muối ăn;
13. Rượu, nước. Biết rượu sôi ở nhiệt độ 78,30C; 14. Bột sắt, vụn gỗ, vụn đồng;
15. Tách riêng các chất ra khỏi hỗn hợp gồm bột sắt, lưu huỳnh và muối ăn;
16. Tách khí oxi và khí nitơ ra khỏi hỗn hợp khí gồm nitơ và oxi. Biết nhiệt độ hóa lỏng
của nitơ là – 1960C và oxi là – 1830C;
17. Tách riêng Cu ra khỏi hỗn hợp gồm vụn Cu và Fe. Biết kim loại sắt có tính từ (bị nam
châm hút), kim loại đồng không có tính từ;
18. Tách riêng khí oxi ra khỏi hỗn hợp khí oxi và khí cacbonic. Biết khí cacbonic làm đục
nước vôi trong.
Bài 10.
1. Nguyên tử nitơ có 7 proton, 7 nơtron, 7electron. Tính khối lượng theo gam của n.tử nitơ.
2. Nguyên tử oxi có 8 proton, 8 nơtron, 8electron. Tính khối lượng theo gam của n.tử oxi.
3. Nguyên tử Cacbon có 6 proton, 6 nơtron, 6electron. Tính khối lượng theo gam của
nguyên tử Cacbon.
4. Nguyên tử Kẽm có 30 proton, 35 nơtron, 30electron. Tính khối lượng theo gam của
nguyên tử kẽm.
5. Nguyên tử Nhôm có 13 proton, 14 nơtron, 13electron. Tính khối lượng theo gam của
nguyên tử nhôm.
6. Nguyên tử Sắt có 26 proton, 30 nơtron, 26electron. Tính khối lượng theo gam của
nguyên tử sắt.

7. Nguyên tử Đồng có 29 proton, 35 nơtron, 29electron. Tính khối lượng theo gam của
nguyên tử đồng.
Bài 11.
1. Hãy so sánh xem nguyên tử O nặng hơn hay nhẹ hơn nguyên tử phi kim khác ở trang 42
SGK hóa học 8 bao nhiêu lần?
Page 3


TRƯỜNG THCS TRƯỜNG XUÂN

TÀI LIỀU MÔN HÓA HỌC 8 CƠ BẢN

2. Hãy so sánh xem nguyên tử Al nặng hơn hay nhẹ hơn nguyên tử kim loại khác ở trang 42
SGK hóa học 8 bao nhiêu lần?
3. Hãy so sánh xem nguyên tử S nặng hơn hay nhẹ hơn nguyên tử phi kim khác ở trang 42
SGK hóa học 8 bao nhiêu lần?
4. Hãy so sánh xem nguyên tử Fe nặng hơn hay nhẹ hơn nguyên tử kim loại khác ở trang 42
SGK hóa học 8 bao nhiêu lần?
Bài 12. Dùng chữ số và kí hiệu để biểu diễn: năm nguyên tử hiđro, bảy nguyên tử kali, sáu
nguyên tử lưu huỳnh, ba nguyên tử cacbon, bảy nguyên tử sắt, sáu nguyên tử oxi, tám nguyên tử
nhôm, mười bảy nguyên tử kẽm, hai sáu nguyên tử clo …
Bài 13.
1. Nguyên tử A nặng gấp 2 lần n.tử Lưu huỳnh. Tính khối lượng n.tử A; viết KHHH của A.
2. Nguyên tử B nặng bằng 1/2 nguyên tử Y và nguyên tử Y nặng bằng 1,5 NTK của Z.
a. Tính nguyên tử khối của B.
b. Viết KHHH của B và Y. Biết Z là nguyên tố oxi.
3. Có 6 nguyên tố hóa học được đánh số là: (1), (2), (3), (4), (5), (6). Biết rằng:
- Nguyên tử (6) nặng hơn nguyên tử (3) khoảng 1,66 lần.
- Nguyên tử (3) nặng hơn nguyên tử (4) khoảng 1,16 lần.
- Nguyên tử (4) nặng hơn nguyên tử (2) khoảng 1,4 lần.

- Nguyên tử (2) nặng hơn nguyên tử (5) khoảng 2,857 lần.
- Nguyên tử (5) nặng hơn nguyên tử (1) khoảng 1,166 lần.
Biết rằng nguyên tử (1) có nguyên tử khối là 12. Hãy tìm tên và kí hiệu hóa học của các
nguyên tử nói trên.
Bài 14. Trong các dãy chất sau hãy chỉ ra chất nào thuộc đơn chất, chất nào thuộc hợp
chất. Vì sao?
1. Fe, H2O, Cl2, CO2, H2O2, CO, Fe2O3, S, H2;
2. HCl, O2, CaCO3, SO2, Cl2, NH3, H2O, NaCl, Zn;
3. O3, NO2, KOH, P, H3PO4, CuO, H2, CO2;
4. H2SO4, NaCl, Cl2, O3, NH3, Na2CO3;
5. H2, NaOH, HCl, Na2SO4, K, N2, Ni, He , Na3PO4.
Bài 15. Trong các dãy chất sau hãy chỉ ra chất nào thuộc hợp chất vô cơ, chất nào thuộc hợp
chất hữu cơ. Vì sao?
1. H2O, CH4, CO2, CO, Fe2O3, C2H5OH, C2H4Br2;
2. HCl, CH3COOH, CaCO3, SO2, HCOOH, NH3, H2O, CH3Cl;
3. NO2, KOH, C2H4, H3PO4, CuO, C2H2, SO3, C6H12O6 ;
4. H2SO4, NaCl, CH2Cl2, NH3, Na2CO3, C2H6;
5. NaCl, CCl4, NH4Cl, C6H6Cl6, CaCO3, CO2, CH3OH.
Bài 16.
1. Lập CTHH của các hợp chất theo các bước rồi điền CTHH đúng vào bảng sau:
Hóa trị
(I) (I) (II) (II) (II) (III) (II) (II) (III) (II) (II) (II) (II) (III) (I) (II) (I) (II) (II) (I)
N. tử
K Na Ca Ba Mg Al Mn Zn Cr Fe Ni Sn Pb Fe H Cu Ag Hg Pt (NH4)
OH (I)
H (I)
O (II)
S (II)
Cl (I)
Br (I)


X

X

X

X X X X

Page 4

X

X X X

X

X
X


TRƯỜNG THCS TRƯỜNG XUÂN

TÀI LIỀU MÔN HÓA HỌC 8 CƠ BẢN

SO4 (II)
HSO4 (I)
SO3 (II)
HSO3 (I)
PO4 (III)

HPO4 (II)
CO3 (II)
HCO3 (I)
SiO3(II)
CH3COO(I)
X
CH3CH2O(I)
X
2. Cho biết ý nghĩa của các công thức đã lập được.
Bài 17.
1. Tính hóa tị của các nguyên tố hay nhóm nguyên tử có trong các hợp chất sau:
CH4; CO2; CO; Fe2O3; HCl; SO2; NH3; NO2; CuO; SO3.
2. Tính hóa tị của các nhóm nguyên tử có trong các hợp chất sau:
CH3COOH; CaCO3; HCOOH; KOH; H3PO4; H2SO4; Na2CO3.
3. Tính hóa trị của Clo trong Cl2O; Cl2O3; Cl2O7
4. Xác định hóa trị các nguyên tố trong các hợp chất sau, biết hóa trị của O là II.
1.CaO; 2.SO3; 3.Fe2O3; 4. CuO; 5.Cr2O3; 6.MnO2; 7.Cu2O; 8.HgO; 9.NO2; 10.FeO; 11.PbO2;
12.MgO; 13.NO; 14.ZnO; 15.PbO; 16.BaO; 17.Al2O3; 18.N2O; 19.CO; 20.K2O; 21.Li2O;
22.N2O3; 23.Hg2O; 24.P2O3; 25.Mn2O7; 26.SnO2; 27.Cl2O7; 28.SiO2; 29.NiO; 30.SnO2.

Page 5


TRƯỜNG THCS TRƯỜNG XUÂN

TÀI LIỀU MÔN HÓA HỌC 8 CƠ BẢN

LUYỆN TẬP CHƯƠNG 2
Bài 1. Trong số những quá trình kể dưới đây, cho biết đâu là hiện tượng vật lý, đâu là hiện
tượng hóa học. Giải thích?

1. Quả táo bị ngả sang màu nâu khi bị gọt bỏ vỏ.
2. Quá trình quang hợp của cây xanh.
3. Sự đông đặc ở mỡ động vật.
4. Ly sữa có vị chua khi để lâu ngoài không khí.
5. Quá trình bẻ đôi viên phấn.
6. Quá trình lên men rượu.
7. Quá trình ra mực của bút bi.
8. Thủy tinh nóng chảy đươc thổi thành bình cầu.
9. Khí metan (CH4) cháy tào thành khí cacbonic và hơi nước.
10. Hòa tan axit axetic vào nước được dung dịch axetic loãng dùng làm giấm ăn.
11. Cho vôi sống (CaO) vào nước được Ca(OH)2
12. Mở nút chai nước giải khát loại có ga thấy có bọt sủi lên.
13. Vào mùa hè băng ở hai cực trái đất tan dần.
14. Thổi hơi thở của chúng ta vào nước vôi trong làm nước vôi trong vẩn đục.
15. Đốt cháy đường mía cháy thành màu đen và mùi khét.
16. Sắt bị nam châm hút ra khỏi hỗn hợp gồm sắt và lưu huỳnh.
17. Đun nóng hỗn hợp gồm sắt và lưu huỳnh trong ống nghiệm. Hỗn hợp nóng sáng lên và
chuyển dần thành chất rắn màu xám.
18. Rượu etylic để lâu trong không khí bay hơi và loãng dần.
19. Đốt cháy rượu etylic thành khí cacbon đioxit với nước.
20. Khi ở 00C nước lỏng hóa rắn thành nước đá.
21. Cho một mẩu kim loại natri vào nước ta thấy mẩu kim loại tan dần và tạo thành dung
dịch có tính bazơ.
22. Hiện tượng cháy rừng gây ô nhiễm môi trường.
23. Để làm giảm độ chua của đất trồng cần phải bón vôi.
24. Để làm giảm độ mặn của đất, phải đưa nước vào ruộng để rửa mặn.
25. Dây tóc bóng đèn nóng và sáng lên khi có dòng điện đi qua.
26. Rượu etylic để lâu trong không khí có mùi chua.
27. Xăng cháy tạo ra khí cacbonic và hơi nước.
28. Hòa tan đường vào nước ta được dung dịch nước đường.

Bài 2. Hãy phân tích và chỉ ra ở giai đoạn nào diễn ra hiện tượng vật lí, giai đoạn nào diễn
ra hiện tượng hóa học trong các hiện tượng sau:
1. “Khi sản xuất vôi sống, người ta đập đá vôi thành những cục nhỏ có kích thước thích hợp
cho vào lò nung, nung đá vôi ta được vôi sống và khí cacbonic. Khuấy vôi sống với ít nước ta
được nước vôi đặc, thêm nước vào nước vôi đặc ta được nước vôi loãng.”
2. Thanh sắt hơ nóng, dát mỏng, kéo dài thành dây sắt, sau đó tiếp tục nung nóng thành chất
bột màu nâu.
3. Khi trời lạnh, chúng ta thấy mỡ đóng thành ván. Khi đun nóng, các ván mỡ này tan chảy.
Nếu đun quá lửa, thì một phần mỡ hóa hơi và một phần bị cháy đen.
4. Khi đốt nến (làm bằng parafin), nến chảy lỏng thấm vào bấc, sau đó nến lỏng chuyển
thành hơi. Hơi nến cháy trong không khí tạo thành khí cacbon đioxit và hơi nước.
5. Giũa một đinh sắt thành mạt sắt. Ngâm mạt sắt trong ống nghiệmđựng axit clohidric, thu
được sắt clorua và khí hidro.
6. Cho một ít đường vào ống nghiệm đựng nước, khuấy cho đường tan hết ta được nước
Page 6


TRƯỜNG THCS TRƯỜNG XUÂN

TÀI LIỀU MÔN HÓA HỌC 8 CƠ BẢN

đường. Đun sôi nước đường trên ngọn lữa đèn cồn, nước bay hơi hết, tiếp tục dun ta được chất
rắn màu đen và có chất khí thoát ra, khí này làm đục nước vôi trong.
Bài 3.
1. Than cháy theo phản ứng hóa học: Cacbon + khí Oxi  khí Cacbonic .
Cho biết khối lượng của cacbon là 4,5 kg, khối lượng oxi là 12,5 kg. Hãy tính khối lượng
khí cacbonic là bao nhiêu kg?
2. Khi nung đá vôi (canxi cacbonat) bị phân hủy theo phản ứng hóa học:
Canxi cacbonat
 Vôi sống

+
khí Cacbonic
Cho biết khối lượng canxi cacbonat là 100 kg, khối lượng khí cacbonic là 44 kg. Hãy tính
khối lượng vôi sống là bao nhiêu gam?
3. Đốt cháy hết 24 gam Magie(Mg) trong không khí thu được 40 gam hợp chất magie oxit
(MgO). Biết rằng, Magie cháy là xảy ra phản ứng với khí Oxi (O2) trong không khí.
a) Viết công thức về khối lượng của phản ứng xảy ra.
b) Tính khối lượng của oxi tham gia phản ứng.
4. Đốt cháy hết 2,7 gam Nhôm (Al) trong không khí thu được hợp chất Nhôm oxit
(Al2O3). Biết rằng, Nhôm cháy là xảy ra phản ứng với 3,2 gam khí Oxi (O2) trong không khí.
a) Viết phương trình chữ của phản ứng.
b) Viết công thức về khối lượng của phản ứng xảy ra.
c) Tính khối lượng của Nhôm oxit tạo thành.
5. Đốt cháy hết 5,6 gam Sắt (Fe) trong không khí thu được hợp chất Sắt (III) oxit( Fe2O3).
Biết rằng, Sắt cháy là xảy ra phản ứng với 3,2 gam khí Oxi (O2) trong không khí.
a) Viết phương trình chữ của phản ứng.
b) Viết công thức về khối lượng của phản ứng xảy ra.
c) Tính khối lượng của Sắt (III) oxit tạo thành.
6. Cho 11,9 gam Natri sunfat (NaSO4) tác dụng với Bari clorua (BaCl2) thu được kết tủa
23,3 gam Bari sunfat (BaSO4) và 5,85 gam Natri clorua (NaCl).
a) Viết phương trình chữ của phản ứng.
b) Viết công thức về khối lượng của phản ứng xảy ra
c) Tính khối lượng của Bari clorua tham gia phản ứng.
7. a) Viết công thức về khối lượng cho phản ứng giữa kim loại kẽm và axit clohiđric HCl
tạo ra chất kẽm clorua ZnCl2 và khí hiđro.
b) Cho biết khối lượng của kẽm và axit clohiđric đã phản ứng là 6,5 g và 7,3 g, khối
lượng của chất kẽm clorua là 13,6 g. Hãy tính khối lượng của khí hiđro bay lên.
8. Đun nóng mạnh hỗn hợp gồm 28 g bột sắt và 20 g bột lưu huỳnh thu được 44 g chất
sắt(II) sunfua (FeS) màu xám.
Biết rằng, để cho phản ứng hoá hợp xảy ra hết người ta đã lấy dư lưu huỳnh. Tính khối

lượng lưu huỳnh lấy dư.
9. Còn có thể điều chế khí oxi bằng cách đun nóng kali clorat (KClO3) (chất rắn màu
trắng). Khi đun nóng 24,5 g KClO3, chất rắn còn lại trong ống nghiệm có khối lượng là 13,45 g.
Tính khối lượng khí oxi thu được, biết hiệu suất của phản ứng phân huỷ là 80%.
10. Còn có thể điều chế khí oxi bằng cách điện phân nước. Khi khi điện phân 18 gam
nước (H2O), thu được 2 gam khí hidro và khí oxi. Tính khối lượng khí oxi thu được, biết hiệu
suất của phản ứng phân huỷ là 85%.
11. Cho 160 gam Sắt (III) oxit (Fe2O3) tác dụng với 2 gam khí hiđro tạo thành kim loại sắt
và 18 nước (H2O). Tính khối lượng kim loại sắt thu được sau phản ứng.
12. Đốt cháy 3,2 g lưu huỳnh S trong không khí thu được 6,4 g lưu huỳnh đioxit. Tính khối
lượng của oxi đã phản ứng.
Page 7


TRƯỜNG THCS TRƯỜNG XUÂN

TÀI LIỀU MÔN HÓA HỌC 8 CƠ BẢN

13. Đốt cháy m gam kim loại magie Mg trong không khí thu được 8 gam hợp chất magie
oxit (MgO). Biết rằng khối lượng magie Mg tham gia bằng 1,5 lần khối lượng của oxi (không
khí) tham gia phản ứng.
a. Viết phản ứng hóa học.
b. Tính khối lượng của Mg và oxi đã phản ứng.
14. Đá đôlomit (là hỗn hợp của CaCO3 và MgCO3), khi nung nóng đá này tạo ra 2 oxit là
canxi oxit CaO và magie oxit MgO và thu được khí cacbon đioxit.
a. Viết phản ứng hóa học xảy ra và phương trình khối lượng nung đá đolomit.
b. Nếu nung đá đôlomit, sau phản ứng thu được 88 kg khí cacbon đioxit và 104 kg hai oxit
các loại thì phải dùng khối lượng đá đôlomit
15. Hãy giải thích vì sao khi nung thanh sắt thì thấy khối lượng thanh sắt tăng lên, con khi
nung nóng đá vôi thấy khối lượng giảm đi.

16. Hòa tan cacbua canxi (CaC2) vào nước (H2O) ta thu được khí axetylen (C2H2) và canxi
hiđroxit (Ca(OH)2).
a. Lập phương trình khối lượng cho quá trình trên.
b. Nếu dùng 41 gam CaC2 thì thu được 13 gam C2H2 và 37 gam Ca(OH)2. Vậy phải dùng
bao nhiêu mililit nước? Biết rằng khối lượng riêng của nước là 1g/ml.
17. Khi cho Mg tác dụng với dung dịch axit clohiđric (HCl) thì khối lượng của magie
clorua (MgCl2) nhỏ hơn tổng khối lượng của Mg và axit clohiđric tham gia phản ứng. Điều này
có phù hợp với định luật bảo toàn khối lượng không? Giải thích.
Bài 4: Lập phương trình hoá học và cho biết tỉ lệ số phân tử, số nguyên tử trong các
phương trình phản ứng sau:
1. Magie tác dụng với axít clohidric (HCl) tạo thành Magie clorua (MgCl2) và khí hidro.
2. Sắt tác dụng với đồng sunfat (CuSO4) tạo thành sắt (II) sunfat (FeSO4) và đồng.
3. Khí Hiđro tác dụng với khí oxi tạo thành nước (H2O).
4. Natri sunfat (Na2SO4) tác dụng với bari clorua (BaCl2) tạo thành bari sunfat (BaSO4) và natri
clorua (NaCl).
5. Kali hiđroxit (KOH) tác dụng với sắt(II)sunfat (FeSO4) tạo thành sắt (II) hiđroxit (Fe(OH)2 và
kali sunfat (K2SO4).
6. Sắt (III) oxit tác dụng với khí hiđro tạo thành kim loại sắt và nước (H2O).
7. Đồng (II) oxit (CuO) tác dụng với axit sunfurit (H2SO4) tạo thành Đồng (II) sunfat (CuSO4) và
nước (H2O).
8. Ben zen(C6H6) tác dụng với khí oxi tạo thành khí cacbonic (CO2) và hơi nước (H2O).
9. Đồng(II) hiđroxit (Cu(OH)2) tác dụng với axit sunfurit (H2SO4) tạo thành Đồng (II) sunfat
(CuSO4) và nước (H2O).
10. Nhôm tác dụng với axit sunfurit (H2SO4) tạo thành Nhôm (III) sunfat (Al2(SO4)3) và khí
hiđrô.
11. Nhiệt phân hủy Kali pemanganat (KMnO4) thu được Kali manganat (K2MnO4), Mangan (IV)
oxit (MnO2) và khí Oxi.
12. Nhiệt phân hủy Kali clorat (KClO3) thu được Kali clorua (KCl) và khí Oxi.
13. Crom(III) hidroxit tác dụng với axit clohidric(HCl) tạo thành Crom(III) Clorua và nước
(H2O).

14. Nhiệt phân hủy Caxi cacbonat (CaCO3) thu được Caxi oxit (CaO) và khí Cacbonic (CO2).
15. Natri sunfat (NaSO4) tác dụng với Bari clorua (BaCl2) thu được kết tủa Bari sunfat (BaSO4)
và Natri clorua (NaCl).
Bài 5. Lập phương trình hóa học và cho biết tỉ lệ số phân tử, số nguyên tử trong các phương
trình phản ứng sau:
Page 8


TRƯỜNG THCS TRƯỜNG XUÂN

TÀI LIỀU MÔN HÓA HỌC 8 CƠ BẢN

1/ Na2O + H2O
NaOH
2/ Na + H2O
NaOH + H2 
3/ Al(OH)3
Al2O3 + H2O
4/ Al2O3 + HC l
AlCl3 + H2O
5/ Al + HCl
AlCl3 + H2 
6/ FeO + HCl
FeCl2 + H2O
7/ Fe2O3 + H2SO4
Fe2(SO4)3 + H2O
8/ NaOH + H2SO4
Na2SO4 + H2O
9/ Ca(OH)2 + FeCl3
CaCl2 + Fe(OH)3 

10/ BaCl2 + H2SO4
BaSO4  + HCl
11/ Fe(OH)3
Fe2O3 + H2O
12/ Fe(OH)3 + HCl
FeCl3 + H2O
13/ CaCl2 + AgNO3
Ca(NO3)2 + AgCl 
14/ P + O2
P2O5
15/ N2O5 + H2O
HNO3
16/ Zn + HCl
ZnCl2 + H2 
17/ Al2O3 + H2SO4
Al2(SO4)3 + H2O
18/ CO2 + Ca(OH)2
CaCO3  + H2O
19/ SO2 + Ba(OH)2
BaSO3  + H2O
20/ KMnO4
K2MnO4 + MnO2 + O2
21/ Fe2O3 + HCl
FeCl3 + H2O
22/ Al2(SO4)3 + NaOH
Al(OH)3 + Na2SO4
23/ Fe + O2
Fe3O4
24/ Cr(OH)3 + HCl
CrCl3 + H2O

25/ Cr + HCl
CrCl3+ H2↑

26/ Al(OH)3 + H2SO4
Al2(SO4)3 + H2O
27/ Fe + HCl
FeCl2 + H2 ↑
28/ Fe3O4 + C
Fe + CO2↑
29/ KClO3
KCl + O2↑
30/ Al + Fe2O3
Fe + Al2O3
31/ Al2O3 + C
Al4C3 + CO
32/ Fe2O3 + HNO3 (loãng)
Fe(NO3)3 + H2O
33/ Fe2O3 + Fe
FeO
34/ Fe2(SO4)3
Fe2O3 + SO2↑ + O2↑
35/ FeCl2 + Cl2
FeCl3
36/ SO2 + O2
SO3
37/ Cr + O2
Cr2O3
38/ CH4 + O2
CO2 + H2O
39/ CH4 + Cl2

CH2Cl2 + HCl
40/ CH4 + Cl2
CCl4 + HCl
41/ CH3COONa + NaOH
CH4 + Na2CO3
42/ Al2C3 + H2O
CH4 + Al(OH)3↓
43/ Al2C3 + HCl
CH4 + AlCl3
44/ C2H4 + O2
CO2 + H2O
45/ C2H2 + O2
CO2 + H2O
46/ CaC2 + H2O
C2H2 + Ca(OH)2↓
47/ C6H6 + O2
CO2 + H2O
48/ C6H6 + H2
C6H12
49/ C6H6 + Cl2
C6H6Cl6
50/ C2H6O + O2
CO2 + H2O

Bài 6: Hoàn thành phương trình hóa học:
1/ Na + H2O
.......... + H2 
2/ Al(OH)3
Al2O3 + ..........
3/ Al2O3 + HC l

........... + H2O
4/ Al + HCl
AlCl3 + ......... 
5/ FeO + HCl
.......... + H2O
6/ Fe2O3 + H2SO4
............ + H2O
7/ NaOH + H2SO4
.......... + H2O
8/ Ca(OH)2 + FeCl3
CaCl2 + .............. 
9/ BaCl2 + H2SO4
.............  + HCl
10/ Fe(OH)3
............ + H2O

Page 9

11/ Fe(OH)3 + HCl
FeCl3 + ........
12/ CaCl2 + AgNO3
……… + AgCl 
13/ Zn + HCl
ZnCl2 + ............. 
14/ Al2O3 + H2SO4
.............. + H2O
15/ CO2 + Ca(OH)2
............  + H2O
16/ SO2 + Ba(OH)2
BaSO3  + ..........

17/ KMnO4
......... + MnO2 + ............↑
18/ KClO3
KCl + ..............↑
19/ NaOH + FeCl2
.............↓ + NaCl
20/ NaOH + CuCl2
.............↓ + NaCl


TRƯỜNG THCS TRƯỜNG XUÂN

TÀI LIỀU MÔN HÓA HỌC 8 CƠ BẢN

LUYỆN TẬP CHƯƠNG 3
Bài 1: Tính khối lượng mol của: Fe, O, CuSO4, NaOH, FeCl3, Zn, MgCl2, AgNO3, CaCO3,
H2SO4, HCl, CuSO4, H3PO4, BaSO4, CO2, H2O…
Bài 2: Tính số hạt (nguyên tử hoặc phân tử) có trong: 1) 0,4 mol Fe; 2) 0,25 mol Ag;
3)0,125 mol Hg; 4) 1,25 mol CO2; 5) 1 mol Cu; 6) 0,3 mol NaCl; 7) 0,45 mol HCl;
8) 2,5 mol Cu; 9) 1,25 mol Al; 10) 0,2 mol O2; 11) 0,5 mol N2; 12) 0,06 mol Na2CO3; 13) 0,08
mol CuSO4; 14) 0.075 mol NaOH; 15) 0,25 mol O2; 16)27 g H2O; 17)28 g N; 18) 50 g CaCO3;
Bài 3: Tính số mol của: 1) 1,8 N H2; 2) 3,6 N NaCl; 3) 2,5 N N2; 4) 0,06.1023 C12H12O11;
5) 1,8.1024 NaCl; 6) 3,6.1022 Fe; 7) 1,2.1022 H2SO4; 8) 2,4.1021 O2; 9) 3,6.1020 Ag.
Bài 4: Tính số mol của các chất trong trường hợp sau: 1)18g CuO; 2) 40g Fe2(SO4);
3) 22,2g CaCl2; 4) 8g NaOH; 5) 19,6g H2SO4; 6) 68,4g C12H22O11;
Bài 5: Tính khối lượng của: 1) 5 mol oxi; 2) 6.1 mol Fe; 3) 1.25 mol S; 4) 1.3 mol SO3;
5)0,7 mol N; 6)4.5 mol oxi; 7)6.8 mol Fe2O3; 8)0.3 mol SO2; 9) 0.75 mol Fe3O4; 10) 0,2 mol Cl2.
Bài 6: Tính thể tích của ở đktc: 1) 2,45 mol N2; 2) 1,45 mol CO2; 3) 0,2 mol NO2;
4) 0,5 mol H2; 5) 2 mol CO2; 6) 3,2 mol O2; 7) 0,15 mol CO2; 8) 0,02 mol SO2; 9) 0,8 mol O2;
10)3 mol CH4; 11)0,9 mol N2; 12)1,5 mol H2.

Bài 7:
1. Một hỗn hợp gồm 14 g nitơ và 4 g khí NO.
a) Tính thể tích của hỗn hợp khí X (đktc).
b) Tính khối lượng của hỗn hợp khí X.
2. Một hỗn hợp khí X gồm 0,25 mol khí SO2; 0,15 mol khí CO2; 0,65 mol khí N2 và 0,45 mol khí
H2 .
a) Tính thể tích của hỗn hợp khí X (đktc).
b) Tính khối lượng của hỗn hợp khí X.
Bài 8:
1. Tính tỉ khối của các khí: 1) CO với N2; 2) CO2 với O2; 3) N2 với khí H2; 4) CO2 với N2;
5) H2S với H2; 6) CO với H2S
2. Tính tỉ khối của các khí đối với không khí: 1) N2; 2) CO2; 3) CO; 4) C2H2; 5) C2H4; 6)
Cl2; 7) SO2; 8) O3; 9) H2S;10) CH4.
3. Có những khí sau: N2, O2, SO2, H2S, C2H2. Hãy cho biết:
a) Những khí nào nặng hay nhẹ hơn không khí và nặng hay nhẹ hơn bao nhiêu lần.
b) Những khí nào nặng hay nhẹ hơn khí hiđro và nặng hay nhẹ hơn bao nhiêu lần.
c) Khí SO2 nặng hạy nhẹ hơn khí O2 là bao nhiêu lần.
d) Khí nào là nặng nhất. Khí nào là nhẹ nhất.
4. Có những khí sau: H2S; O2; C2H2; Cl2.
a) Những khí nào nặng hay nhẹ hơn khí hidro bao nhiêu lần?
b) Những khí nào nặng hay nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần?
c) Khí nào nặng nhất?
d) Khí nào nhẹ nhất?
5. Tỉ khối hơi của chất khí X so với khí metan CH4 bằng 4. Tìm khối lượng mol của chất
khí X.
6. 16 g khí A có tỉ khối hơi đối với khí metan CH4 bằng 4.
a) Tính khối lượng mol của khí A.
b) Tính thể tích của khí A ở đktc.
7. Cho chất khí A có tỉ khối hơi đối với khí metan CH4 bằng 2,75. Tìm khối lượng mol của
chất khí B, biết rằng tỉ khối hơi của chất khí B so với chất khí A bằng 1,4545.

Page 10


TRƯỜNG THCS TRƯỜNG XUÂN

TÀI LIỀU MÔN HÓA HỌC 8 CƠ BẢN

8. Hỗn hợp khí gồm 11,2 lít khí N2 và 33,6 lít khí O2 ở đktc.
a) Tính khối lượng của hỗn hợp khí.
b) Tính phần trăm theo khối lượng của mỗi khí trong hỗn hợp.
c) Hỗn hợp khí này nặng hay nhẹ hơn không khí.
9. Tại sao ngày xưa trong các hầm mỏ bỏ hoang lâu năm khi cần đi vào các khu mỏ đó thì
người đi vào thường cầm theo một cây đèn dầu (hoặc nến) để cao ngang thắt lưng hay dẫn theo
một con chó, nếu ngọn đèn tắt hay con chó sủa, có dấu hiệu kiệt sức, khó thở thì người đó sẽ
không vào sâu nữa mà sẽ quay trở ra. Lí do? Giải thích?
10. Tại sao ngày xưa các giếng khoan cạn nước nếu các người thợ muốn xuống để đào tìm
tiếp nguồn nước thì trước khi xuống giếng các người thợ thường chặt các nhánh cây tươi thả
xuống giếng chừng 5 – 10 phút lại kéo lên rồi lại thả xuống nhiều lần rồi mới xuống giếng đào?
Bài 9: Bài tập tính toán theo công thức hóa học
1. Xác định thành phần phần trăm (theo khối lượng) của các nguyên tố trong các hợp chất sau:
a. KOH
b. H2SO4
c. Fe2(CO3)3
d. Zn(OH)2
e. AgNO3
f. Al(NO3)3
g. Ag2O
h. Na2SO4
i. ZnSO4
k. BaCl

h. Bài tập tự luyện ( Các công thức được lập ở bài 16 chương 1)
2. Lập công thức hóa học của các hợp chất:
a) A gồm 40 % Cu; 20% S, 40% O, biết khối lượng mol của A là 160.
b) B gồm 82,35% N và 17,65% H, biết khối lượng mol của B là 17.
c) C gồm 32,39 % Na; 22,53% S và O, biết khối lượng mol của C là 142.
d) D gồm 36,8 % Fe; 21% S còn lại là O, biết khối lượng mol của D là 152.
e) E gồm 80 % C và 20% H, biết khối lượng mol của B là 30.
f) F gồm 23,8% C; 5,9% H và 70,3% Cl, biết phân tử khối F bằng 50,5.
g) G gồm 40 % C; 6,7%H và 53,3% O, biết phân tử khối G bằng 180.
h) H gồm 39,3% Na và 61,7 % Cl, biết phân tử khối H bằng 35,5.
3. Hợp chất X có phân tử khối bằng 62 đvC. Trong hợp chất nguyên tố oxi chiếm 25% theo khối
lượng còn lại là nguyên tố Na. Số nguyên tử của nguyên tố O và Na trong phân tử hợp chất là
bao nhiêu?
4 Hợp chất A có 24,68% K; 34,81% Mn; 40,51%O. Hợp chất A nặng hơn NaNO3 1,86 lần. Xác
định công thức hóa học của A.
5. Xác định công thức hóa học của B, biết trong B chứa 5,88% về khối lượng là H còn lại là của
S và B nặng hơn khí hiđro 17 lần.
6. Hợp chất A có thành phần % theo khối lượng của các nguyên tố như sau: 82, 35% N và
17,65% H. Xác định công thức hoá học của hợp chất A, biết tỉ khối của A đối với H2 là 8,5.
7. Hai nguyên tử X kết hợp với 1 nguyên tử O tạo ra phân tử oxit. Trong phân tử, nguyên tử oxi
chiếm 25,8% về khối lượng. Hỏi nguyên tố X là nguyên tố nào?
8. Một oxit nitơ có công thức NOx và có %N = 30,43%. Tìm công thức của oxit đó.
9. Oxit đồng có công thức CuxOy và có mCu : mO = 4 : 1. Tìm công thức oxit.
10.Oxit cao nhất của một nguyên tố có công thức R2Ox phân tử khối của oxit là 102 đvC, biết
thành phần khối lượng của oxi là 47,06%. Xác định R.
Bài 10: Bài tập tính toán theo phương trình hóa học
1. Cho PTHH Cu + O2  CuO
a) Tính khối lượng CuO sinh ra khi có 2,56g Cu tham gia phản ứng.
b) Tính khối lượng Cu và thể tích khí O2 (đktc) cần dùng để điều chế 24g CuO
2. Cho PTHH CaCO3 + HCl  CaCl2 + CO2 + H2O

a) Nếu có 8,96l khí CO2 tạo thành thì cần bao nhiêu gam CaCO3, bao nhiêu gam HCl tham gia
phản ứng?
Page 11


TRƯỜNG THCS TRƯỜNG XUÂN

TÀI LIỀU MÔN HÓA HỌC 8 CƠ BẢN

b) Nếu có 20 g CaCO3 tham gia phản ứng, thì khối lượng HCl cần dùng và thể tích khí CO2
(đktc) sinh ra là bao nhiêu?
3. Cho 11,2 g sắt tác dụng vừa đủ với HCl. Sau phản ứng thu được sản phẩm gồm m (g) FeCl2 và
V lít khí Hiđro ở đktc. Tìm m, V.
4. Cho 32 g CuO tác dụng vừa đủ với H2SO4. Tính khối lượng CuSO4 và H2SO4.
5. Cho 48g Fe2O3 tác dụng vừa đủ với HCl, sản phầm tạo thành gồm FeCl3 và H2O. Tính khối
lượng HCl và FeCl3.
6. Cho 16 g NaOH tác dụng vừa đủ với H2SO4, sản phầm tạo thành gồm Na2SO4 và H2O. Tìm
khối lượng H2SO4 và Na2SO4.
7. Cho 10 g CaCO3 vào một bình kín rồi đun nóng, phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được CaO và
CO2. Tìm thể tích khí CO2 ở đktc và Tính khối lượng CaO tạo thành sau phản ứng.
8. Cho 78 g Al(OH)3 tác dụng vừa đủ với H2SO4, phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được Al2(SO4)3
và H2O. Tính khối lượng H2SO4 và Al2(SO4)3 tạo thành sau phản ứng.
9. Cho 22,2 g CaCl2, tác dụng vừa đủ với AgNO3, phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được AgCl và
Ca(NO3)2. Tính khối lượng AgCl tạo thành.
10. Cho 10,6 g Na2CO3 tác dụng vừa đủ với CaCl2 phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được NaCl và
CaCO3. Tính khối lượng các chất tạo thành sau phản ứng.
11. Cho 23 g Na tác dụng với H2SO4, phản ứng xong thu được Na2SO4 và khí hiđro. Tìm thể tích
khí Hiđro sinh ra (ở đktc), khối lượng của Na2SO4 tạo thành sau phản ứng.
12. Cho 11,2 g sắt tác dụng vừa đủ với HCl, sau phản ứng thu được sản phẩm gồm FeCl2 và V lít
khí H2. Toàn bộ lượng Hiđro sinh ra cho tác dụng vừa đủ với m (g) lưu huỳnh S. Tìm V và m.

13. Đốt cháy 16,8 g Fe trong V lít khí Oxi vừa đủ thì thu được Fe2O3. Cho toàn bộ lượng Fe2O3
tạo thành sau phản ứng này tác dụng với m (g) H2SO4, thu được sản phẩm gồm Fe2 (SO4)3 và
H2O. Tìm V và m.
14. Tính thể tích khí Oxi và Hiđro ở đktc để điều chế 900g nước.
15. Một loại thép có chứa 98% là sắt được điều chế bằng cách cho Fe2O3 tác dụng với H2, sau
phản ừng thu được Fe và H2O Tính khối lượng của Fe2O3 và thể tích khí Hiđro cần để điều chế
10 kg thép loại trên.
16. Cho PTHH Fe+ CuSO4  FeSO4+ Cu
Nếu cho 11,2 g sắt vào 40 g CuSO4. Tính khối lượng Cu thu được sau phản ứng.
17. Fe+ H2SO4  FeSO4+ H2
Có 22,4 g sắt tác dụng với 24,5 g H2SO4.Tính thể tích khí H2 thu được ở đktc và Khối lượng các
chất còn lại sau phản ứng.
18. Người ta cho 26 g Zn tác dụng với 49 g H2SO4, sau phản ứng thu được muối ZnSO4, khí H2
và chất còn dư. Tính thể tích (đktc) khí hidro sinh ra và khối lượng các chất còn lại sau phản ứng.
19. Cho PTHH CuO+ HCl  CuCl2+ H2O
Cho 4 gam CuO tác dụng với 2,92 g HCl theo phương trình hóa học.Tính khối lượng các chất
còn lại sau phản ứng.
20. Cho 3,2 g S tác dụng với 11,2 g Fe. Hỏi sau phản ứng hóa học trên tạo thành bao nhiêu g
FeS? Tính khối lượng chất còn dư.
21. Cho 11,2 g CaO tác dụng với dung dịch có chứa 39,2 g H2SO4. phản ứng xảy ra thu được
CaSO4 và H2O Tính khối lượng các chất còn lại trong phản ứng hóa học trên
22. Đốt cháy 6,4 g lưu huỳnh bằng 11,2 lít khí O2 (đktc) thu được sản phẩm là SO2. Tính thể tích
của các khí thu được sau phản ứng hóa học trên ở đktc.
23. Đốt cháy 4,8 g cacbon bằng 6,72 lít khí oxi thu được sản phẩm sau phản ứng là CO2. Tìm
khối lượng chất còn dư và thể tích khí CO2 thu được.
24. Cho 32,5 gam kẽm tác dụng với dung dịch axit clohiđric dư. Tính thể tích khí hiđro sinh ra
Page 12


TRƯỜNG THCS TRƯỜNG XUÂN


TÀI LIỀU MÔN HÓA HỌC 8 CƠ BẢN

(đktc) và khối lượng lượng muối kẽm clorua tạo thành?
25. Cho nhôm kim loại tác dụng với dung dịch axit sunfuric (đủ). Biết có 34,2 gam muối nhôm
sunfat tạo thành. Tính lượng nhôm phản ứng và thể tích khí hiđro thu được (đktc)?
26. Cho 5,4 gam nhôm phản ứng với dung dịch axit clohiđric (đủ) tạo thành muối nhôm clorua
và khí hiđro. Tính thể tích khí hiđro thu được (đktc) và khối lượng muối nhôm clorua tạo thành?
27. Cho khí CO dư đi qua sắt (III) oxit nung nóng thu được 11,2 gam sắt. Tính khối lượng sắt
(III) oxit và thể tích khí CO đã phản ứng?
28. Oxi hóa sắt ở nhiệt độ cao thu được oxit sắt từ Fe3O4. Tính số gam sắt và thể tích khí oxi cần
dùng (đktc) để điều chế được 23,2 gam oxit sắt từ?
29. Cho 11,2 g sắt tác dụng vừa đủ với HCl. Sau phản ứng thu được V lít khí Hiđro ở đktc.
a) Tìm V
b) Tìm khối lượng của FeCl2 tạo ra sau phản ứng
c) Tìm khối lượng của HCl
30. Cho 32 g CuO tác dụng vừa đủ với H2SO4.
a) Tìm khối lượng của H2SO4
b) Tìm khối lượng của CuSO4 tạo ra sau phản ứng
31. Cho 48g Fe2O3 tác dụng vừa đủ với HCl.
a) Tìm khối lượng HCl
b) Tìm khối lượng FeCl3 tạo thành sau phản ứng
32. Cho 16 g NaOH tác dụng vừa đủ với H2SO4.
a) Tìm khối lượng H2SO4
b) Tìm khối lượng của Na2SO4 tạo thành sau phản ứng
33. Cho 10 g CaCO3 vào một bình kín rồi đun nóng tới khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu
được CaO và CO2.
a) Tìm thể tích khí CO2 ở đktc
b) Tính khối lượng CaO tạo thành sau phản ứng
34. Cho 78 g Al(OH)3 tác dụng vừa đủ với H2SO4.

a) Tính khối lượng H2SO4
b) Tính khối lượng của Al2(SO4)3 tạo thành sau phản ứng
35. Cho 22,2 g CaCl2, tác dụng vừa đủ với AgNO3.
a) Tính khối lượng AgNO3
b) Tính khối lượng các chất còn lại trong phản ứng
36. Cho 10,6 g Na2CO3 tác dụng vừa đủ với CaCl2. Tính khối lượng các chất tạo thành sau phản
ứng
37. Cho 11,2 g sắt tác dụng vừa đủ với HCl. Toàn bộ lượng Hiđro sinh ra cho tác dụng vừa đủ
với m (g) CuO.
a) Tìm m
b) Tìm khối lượng FeCl2
38. Đốt cháy 16,8 g Fe trong khí Oxi vừa đủ thì thu được Fe2O3. Cho toàn bộ lượng Fe2O3 tạo
thành sau phản ứng này tác dụng với m (g) H2SO4.
a) Tìm thể tích khí Oxi để đốt cháy lượng sắt trên
b) Tìm m
39. Cho 48 g Fe2O3 tác dụng vừa đủ với HCl.
a) Tìm khối lượng của FeCl3 tạo thành
b) Tìm khối lượng của HCl
40. Cho 24 g CaO tác dụng với H2SO4 có trong dung dịch loãng.
a) Tìm thể tích khí Hiđro sinh ra (ở đktc)
Page 13


TRƯỜNG THCS TRƯỜNG XUÂN

TÀI LIỀU MÔN HÓA HỌC 8 CƠ BẢN

b) Tìm khối lượng của H2SO4
c) Tìm khối lượng của CaSO4 tạo thành sau phản ứng
41. Cho 32 g Oxi tác dụng vừa đủ với Magie.

a) Tìm khối lượng của Mg trong phản ứng.
b) Tìm khối lượng của Magie oxit tạo thành
42. Để điều chế 55,5 g CaCl2 người ta cho Ca tác dụng với HCl
a) Tìm khối lượng của Ca và HCl trong phản ứng
b) Tìm thể tích khí Hiđro sinh ra (ở đktc)
43. Tính thể tích khí Oxi và Hiđro ở đktc để điều chế 900g nước
44. Để điều chế 1 tấn KNO3 người ta cho KOH tác dụng với HNO3. Tính khối lượng của KOH
và HNO3 cần dùng đề điều chế
45. Một loại thép có chứa 98% là sắt được điều chế bằng cách cho Fe2O3 tác dụng với H2. Tính
khối lượng của Fe2O3 và thể tích khí Hiđro cần để điều chế 10 tấn thép loại trên
46. CaCO3 dùng để sản xuất CaO. Tính khối lượng CaCO3 cần dùng để điều chế 5,6 tấn CaO
47. Đốt cháy 12 tấn Cacbon cần bao nhiêu m3 không khí. Biết rằng khí Oxi 1/5 V không khí
Bài 11: Bài tập tính toán theo phương trình hóa học dạng dư.
Hướng dẫn sơ lược:
Là bài toán về phương trình hóa học mà đề bài cho 2 dữ kiện
Giả sử có phản ứng hóa học: aA + bB ------- > cC + dD. Cho nA và nB
nA nB

=
=> A và B là 2 chất phản ứng hết (vừa đủ)
a
b
nA nB

>
=> Sau phản ứng thì A còn dư và B đã phản ứng hết
a
b
nA nB


<
=> Sau phản ứng thì A phản ứng hết và B còn dư
a
b
Lưu ý: Tính theo phương trình hóa học thì phải tính theo chất hết
1. Cho 32,8 g Na3PO4 tác dụng với 51 g AgNO3. Tính khối lượng các chất còn lại sau phản ứng
2. Cho 3,2 g S tác dụng với 11,2 g Fe. Hỏi sau phản ứng hóa học trên tạo thành bao nhiêu g FeS?
Tính khối lượng chất còn dư.
3. Cho 11,2 g CaO tác dụng với dung dịch có chứa 39,2 g H2SO4. Tính khối lượng các chất còn
lại trong phản ứng hóa học trên (không tính khối lượng nước)
4. Đốt cháy 6,4 g lưu huỳnh bằng 11,2 lít khí O2 (đktc) thu được sản phẩm là SO2. Tính thể tích
của các khí thu được sau phản ứng hóa học trên ở đktc
5. Đốt cháy 4,8 g cacbon bằng 6,72 lít khí oxi thu được sản phẩm sau phản ứng là CO2. Tìm khối
lượng chaatss còn dư và thể tích khí CO2 thu được
6. Cho 20,8 g BaCl2 tác dụng với dung dịch chứa 9,8 g H2SO4. Tính khối lượng các chất thu
được sau phản ứng.
7. Cho 20 g CuO tác dụng với dung dịch chứa 18,25 g HCl. Tính khối lượng các chất thu được
sau phản ứng.
8. Cho V lít khí Oxi ở đktc tác dụng với 16,8 g sắt. Sau phản ứng thu được 16 g sắt (III) oxit.
a) Chứng minh rằng: Oxi phản ứng hết, sắt còn dư
b) Tính V và khối lượng sắt còn dư
9. Cho 24,8 g Na2O tác dụng với dung dịch chứa 50,4 g HNO3. Tính khối lượng các chất thu
được sau phản ứng.
10. Cho 20 g MgO tác dụng với 19,6 g H3PO4. Tính khối lượng các chất thu được sau phản ứng.
11. Cho 4,8 g Magie tác dụng với HCl thì thu được 2,24 lít khí Hiđro ở đktc
Page 14


TRƯỜNG THCS TRƯỜNG XUÂN


TÀI LIỀU MÔN HÓA HỌC 8 CƠ BẢN

a) Chứng minh rằng Mg dư còn HCl hết
b) Tìm khối lượng của Mg dư và MgCl2 tạo thành sau phản ứng
12. Cho 10, 8 lít khí Cl ở đktc tác dụng với m (g) Cu. Sau phản ứng thu được 63,9 g chất rắn.
a) Chất nào phản ứng hết? Chất nào còn dư?
b) Tính m và phần trăm khối lượng các chất sau phản ứng
13. Đốt cháy 16 g lưu huỳnh thì thu được 8,96 lít khí
a) Chứng minh rằng: Lưu huỳnh dư
b) Tính thể tích oxi tham gia vào phản ứng
14. Cho 22,2 g CaCl2 tác dụng với 31,8 g Na2CO3. Tính khối lượng các chất sau khi phản ứng.
15. Cho 5,4 g nhôm tác dụng hết với HCl. Hỗn hợp thu được say phản ứng hòa tan được tiếp với
m’ g Mg và thu được 2,24 lít khí H2 ở đktc. Tìm m và m’
16. Cho 8 g NaOH tác dụng với m (g) H2SO4. Sau phản ứng lượng axit còn dư tác dụng vừa đủ
với 11,2 g sắt.
a) Tính m
b) Tính thể tích khí Hiđro sinh ra ở đktc
17. Cho 32 g Cu tác dụng với V lít khí Oxi. Sau phản ứng thì oxi còn dư. Lượng oxi còn dư này
tác dụng vừa đủ với 11,2 g sắt. Tính V
18. Đốt cháy hoàn toàn 16 g canxi. Cho chất rắn sau phản ứng tác dụng với 18,25 g axit HCl.
Tính khối lượng các chất còn lại sau phản ứng.
19. Cho 22,4 g sắt tác dụng vừa đủ với V lít khí Cl. Chất rắn sau phản ứng tác dụng tiếp với 255
g AgNO3. Tính V và khối lượng các chất thu được
20. Cho m (g) CaCO3 tác dụng với dung dịch chứa 36,5 g axit HCl. Lượng axit dư phản ứng vừa
đủ với 10 g MgO. Tính m
21. Cho 5,4 gam nhôm tác dụng với 36,5 gam axit clohiđric tạo thành khí hiđro và muối nhôm
clorua.
a. Tính thể tích khí hiđro thu được (đktc)?
b. Tính khối lượng muối nhôm clorua tạo thành?
22. Cho 7,2 gam sắt (II) oxit tác dụng với dung dịch có chứa 0,4 mol axit clohiđric thu được

muối sắt (II) clorua và nước.
a. Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra?
b. Tính khối lượng muối sắt (II) clorua tạo thành?
23. Cho 8,1 gam nhôm tác dụng với 29,4 gam axit sunfuric thu được khí hiđro và muối nhôm
sunfat.
a. Tính thể tích khí hiđro thu được (đktc)?
b. Tính khối lượng muối nhôm sunfat tạo thành?
24. Dẫn 11,2 lít khí CO (đktc) qua 16 gam sắt (III) oxit nung nóng thu được kim loại sắt và khí
CO2
a. Tính thể tích khí CO phản ứng (đktc)?
b. Tính khối lượng Fe sinh ra?
25. Cho 1,68 lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch chứa 3,7 gam Ca(OH)2 tạo thành kết tủa CaCO3(↓)
và nước. Xác định lượng kết tủa CaCO3 thu được?

Page 15


TRƯỜNG THCS TRƯỜNG XUÂN

TÀI LIỀU MÔN HÓA HỌC 8 CƠ BẢN

LUYỆN TẬP CHƯƠNG 4
Bài 1:
1. Lấy thí dụ bằng phương trình hoá học của phản ứng oxi tác dụng với:
a) kim loại; b) phi kim; c) hợp chất.
2. Viết PTHH phản ứng cháy của các chất sau trong oxi: H2; Mg; Cu; S; Al; C và P.
Vẽ biểu đồ (hình tròn) biểu thị thành phần không khí: 21% khí oxi; 78% khí nitơ và 1% khí khác.
3. Cho các chất: cacbon (C); Mg; Al; H2; C2H6. Viết phương trình hoá học của phản ứng giữ các
chất trên với oxi và cho biết phản ứng nào là phản ứng hoá hợp?
4. Nêu hai thí dụ về sự oxi hoá có lợi và 2 thí dụ về sự oxi hoá có hại trong đời sống và sản xuất.

5. Lập phương trình hoá học của các sơ đồ phản ứng sau và nhận xét về loại phản ứng và loại
hợp chất của sản phẩm phản ứng.
Na
+ …… 
 Na2O
S + ......  SO2
to
Al + O2
Al2O3
Mg
+ O2 
?

o
t
KNO
KNO2 + O2
3
……. + O2 
 P2O5
o
t
P + O2
P2O5
Al
+ ……… 
 Al2O3
o
t
C2H2 + O2

CO2 + H2O
o
t
Zn
+ .......  ZnO
HgO
Hg
+ O2
C2H6 + .......  CO2 + H2O
6. Để điều chế oxi một học sinh đã lấy lượng hoá chất như sau đem nung nóng. Trường hợp thu
được nhiều oxi nhất.
A) Nung 10 g KClO3.
B) Nung 10 g KMnO4.
C) Nung hỗn hợp 5 g KMnO4 trộn lẫn 5 g KClO3.
D) Nung 10 g KNO3.
Bài 2: Cacbon cháy trong bình đựng khí oxi tạo thành khí cacbonic. Viết PTHH và tính khối
lượng khí cacbonic sinh ra trong mỗi trường hợp sau:
a) khi có 6,4g khí oxi tham gia phản ứng
b) khi đốt 6gam cacbon trong bình đựng 19,2 gam khí oxi
Bài 3: Khi đốt khí metan (CH4); khí axetilen (C2H2), rượu etylic (C2H6O) đều cho sản phẩm là
khí cacbonic và hơi nước. Hãy viết PTHH phản ứng cháy của các phản ứng trên
Bài 4: Tính lượng oxi cần dùng để đốt cháy hết:
a) 46,5 gam Photpho
b) 67,5 gam nhôm
c) 33,6 lít hiđro
Bài 5: Người ta đốt cháy lưu huỳnh trong bình chứa 15 gam oxi. Sau phản ứng thu được 19,2
gam khí sunfurơ (SO2)
a) Tính số gam lưu huỳnh đã cháy.
b) Tính số gam oxi còn dư sau phản ứng cháy.
Bài 6: Hãy cho biết 3. 1024 phân tử oxi có thể tích là bao nhiêu lít?

Bài 7: Đốt cháy 6,2 gam P trong bình chứa 6,72 lít khí oxi (đktc) tạo thành điphotpho pentaoxit.
a) Chất nào còn dư sau phản ứng, với khối lượng là bao nhiêu?
b) Tính khối lượng sản phẩm tạo thành.
Bài 8: Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế oxit sắt từ Fe3O4 bằng cách dùng oxi oxi hóa
sắt ở nhiệt độ cao.
a) Tính số gam sắt và thể tích oxi cần dùng để có thể điều chế được 2,32 gam oxit sắt từ
b) Tính số gam kali pemanganat KMnO4 cần dùng để có được lượng oxi dùng cho phản ứng trên.
Bài 9: Đốt 5,6gam hỗn hợp cacbon và lưu huỳnh cần 9,6 gam khí oxi
a) Viết PTHH các phản ứng xảy ra
b) Tính khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu
Page 16


TRƯỜNG THCS TRƯỜNG XUÂN

TÀI LIỀU MÔN HÓA HỌC 8 CƠ BẢN

c) Tính thành phần phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu
d) Tính thành phần phần trăm theo số mol của mỗi chất có trong hỗn hợp khí thu được sau
phản ứng
Bài 10: Có 2 lọ thuỷ tinh, một lọ đựng khí oxi, một lọ đựng không khí. Hãy phân biệt 2 lọ.
Bài 11: Tính khối lượng oxi cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 1 tấn than chứa 95% cacbon. Các
tạp chất còn lại không cháy.
Bài 12: Viết những PTHH biểu diễn sự oxi hóa:
a) Đơn chất: Al, Zn, Fe, Cu, Na, C, S, P.
b) Hợp chất: CO, CH4, C2H2, C2H6O
Bài 13: Bình đựng gaz dùng để đun nấu trong gia đình có chứa 13,05 butan (C4H10) ở thể lỏng do
được nén dưới áp suất cao. Tính thể tích không khí (đktc) cần thiết để đốt cháy hết lượng butan
có trong bình. Biết oxi chiếm 20% về thể tích của không khí
Bài 14: Những chất nào trong mỗi dãy sau có hàm lượng (thành phần phần trăm theo khối lượng)

oxi cao nhất, thấp nhất
a) FeO; Fe2O3; Fe3O4
b) NO; NO2; N2O; N2O5
c) KMnO4; KClO3; KNO3
Bài 15: Tính khối lượng khí oxi cần dùng để đốt cháy hết hỗn hợp:
a) Hỗn hợp A: 0,5 mol sắt; 1,25 mol nhôm; 1,5 mol kẽm.
b) Hỗn hợp B: 3,1 gam P; 6,4 gam S; 3,6 gam C.
c) Hỗn hợp C: 1,6 gam CH4; 2,8 gam CO; 0,58 gam C4H10.
Bài 16: Đốt cháy hoàn toàn một hỗn hợp khí gồm có CO và H2 cần dùng 9,6 gam khí oxi. Khí
sinh ra có 8,8 gam CO2.
a) Viết các PTHH xảy ra.
b) Tính thành phần phần trăm của hỗn hợp khí ban đầu theo số mol và theo khối lượng.
Bài 17: Những lĩnh vực nào của con người cần thiết phải dùng bình đựng khí nén oxi để hô hấp?
Bài 18: Viết các CTHH của các oxit tạo nên từ các nguyên tố sau và gọi tên
a) Cu (I) và O (II); Cu (II) và O.
b) Al và O; Zn và O; Mg và O;
c) Fe (II) và O; Fe(III) và O
d) N (I) và O; N (II) và O; N (III) và O; N (IV) và O; N (V) và O.
Bài 19: Oxit của một nguyên tố hoá trị (II) chứa 20% oxi theo khối lượng. Xác định CTPT của
oxit.
Bài 20: Người ta điều chế kẽm oxit bằng cách đốt kẽm trong oxi.
a) Tính thể tích oxi (đktc) cần thiết để điều chế 40,5 gam kẽm oxit
b)Muốn có lượng oxi nói trên cần phân huỷ bao nhiêu gam Kali clorat (KClO3)
Giả thiết các phản ứng có hiệu suất 100%
Bài 21:
1. Hãy phân loại và gọi tên các hợp chất sau: K2O; KCl; FeO; Fe2O3; N2O5; SO3; CO2; CaO;
H2SO4; Ba(OH)2; NaHCO3; CuSO4;
2. Cho các chất có công thức: FeO; CO; SO2; CO2; MgO; H2SO4; H2SO3; HCl; HNO3; CuSO4;
Mg(OH)2; NaOH; KOH; BaSO4; AlCl3; Ba(OH)2; Cu(OH)2; Ca(HCO3)2; KHSO4; CaHPO4 và
các công thức được lập ở bài 16 của chương 1. Hãy xếp công thức các chất trên vào cột phù hợp

trong bảng sau:
Oxit bazơ Oxit axit Axit không có oxi Axit có oxi Bazơ Kiềm Muối trung hòa Muối axit
3. Hãy ghép cột:
Page 17


TRƯỜNG THCS TRƯỜNG XUÂN

TÀI LIỀU MÔN HÓA HỌC 8 CƠ BẢN

a. Hãy ghép cột (I) cho phù hợp với các thí dụ ở cột (II).
Khái niệm (I)
Thí dụ (II)
A) Axit
1. H2CO3; MgCl2; Ba(OH)2
B) Bazơ
2. CaO; MgO; Al2O3; CuO
C) Muối
3. Na2SO; CaCO3; ZnCl2; Pb(NO3)2
D) Oxit
4. HCl; H2SO4; HNO3; H3PO4
5. Cu(OH)2; Mg(OH)2; NaOH; KOH
6. CuO; Ag2O ; KMnO4 ; HgO
b. Hãy chọn công thức hoá học ở cột (II) sao cho phù hợp với các khái niệm ở cột (I)
Khái niệm (I)
Các công thức (II)
A) Oxit
1. H2SO4 ; HCl ; HNO3
B) Kiềm
2. NaOH ; Mg(OH)2 ; Ba(OH)2

C) Muối
3. CaO ; Fe2O3 ; MnO2
D) Axit
5. KOH ; NaOH ; Ca(OH)2
4. Hãy giải thích vì sao:
a) Than cháy trong oxi tạo ra nhiệt độ cao hơn khi than cháy trong không khí?
b) Dây sắt nóng đỏ cháy sáng trong oxi, nhưng không cháy được trong không khí?
5. Viết 4 PTHH mà sản phẩm là:
a) oxit kim loại.
b) oxit phi kim.
c) oxit và nước.
6. Trong các oxit sau đây, oxit nào tan được trong nước? Viết PTHH và gọi tên chất sản phẩm
tạo thành: SO3; CO; CuO; Na2O; CaO; CO2; Al2O3.
7. Người ta thu khí oxi bằng phương pháp đẩy nước là dựa vào tinh chất vật lý nào của oxi?
Người ta còn có thể thu khí oxi bắng phương pháp đẩy không khí là dựa vào tính chất nào?
8. Chỉ ra công thức viết sai hãy sửa lại cho đúng: MgO, P2O, FeO2, ZnO, Cu2O, Hg2O, Al3O2;
Fe2O3; Ba(SO4)2; H2O2; Al(SO4)3; CaH2; S2O2; FeCl; Fe2Cl3; Na(HCO3)2; MgHSO4; FeO; CO;
SO2; MgO; H2SO4; H2SO3; H2Cl; HNO3; CuSO4; Mg2(OH); NaOH; K(OH)2; Ba(OH)2.
9. Có 4 lọ được đậy kín nút bị mất nhãn, mỗi lọ đựng 1 trong các chất khí sau: oxi, nitơ, không
khí, khí cacbonic. Làm thế nào có thể nhận biết được chất khí nào ở trong mỗi lọ bằng phương
pháp hoá học? viết PTHH (nếu có).
10. Có 4 lọ đựng một trong những chất lỏng sau: nước cất, cồn, nước đường, nước muối. Bằng
phương pháp hoá học hãy nêu cách để nhận biết chất lỏng nào đựng trong mỗi lọ.
11. Muốn cho một vật nào đó có thể bắt cháy và tiếp tục cháy ta phải làm thế nào? Muốn dập tắt
ngọn lửa đang cháy ta phải làm thế nào?
12. Oxit của nguyên tố R có hóa trị III chứa 70% về khối lượng nguyên tố R. Hãy cho biết
oxit trên thuộc loại oxit axit hay oxit bazơ.
13. Một hợp chất oxit chứa 50% về khối lượng của S. Xác định CTHH của oxit.
Bài 22: Nung thuỷ ngân oxit thu được thuỷ ngân và oxi.
a) Viết PTHH của phản ứng

b) Phản ứng trên thuộc loại phản ứng nào
c) Nung 21,7 gam thuỷ ngân oxit. Tính thể tích oxi (đktc) và khối lượng thuỷ ngân thu được
Bài 23: Tính thể tích oxi thu được:
a) Khi phân huỷ 9,8 gam kali clorat trong PTN
b) Khi điện phân 36 Kg H2O trong công nghiệp
Bài 24: Khi nung nóng kali pemanganat (KMnO4) tạo thành Kali manganat (K2MnO4), mangan
đioxit và oxi.
a) Hãy viết PTHH của phản ứng
Page 18


TRƯỜNG THCS TRƯỜNG XUÂN

TÀI LIỀU MÔN HÓA HỌC 8 CƠ BẢN

b) Tính khối lượng kali pemanganat cần lấy để điều chế được 33,6 lít khí oxi (đktc)
Bài 25: Nếu lấy 2 chất pemanganat(KMnO4) và Kali clorat (KClO3) với khối lượng bằng nhau
để điều chế oxi. Chất nào cho thể tích oxi nhiều hơn.
Bài 26: Nung nóng Kali nitrat (KNO3) tạo thành Kali nitrit (KNO2) và oxi.
Viết PTHH biểu diễn sự phân huỷ và tính lương KNO3 cần dùng để điều chế được 1,68 lít khí
oxi (đkc). Biết hiệu suất phản ứng là 85%
Bài 27: Vì sao sự cháy của một vật trong không khí xảy ra chậm hơn và tạo ra nhiệt độ thấp hơn
so với sự cháy của vật đó trong khí oxi?
Bài 28: Xác định thành phần % theo khối lượng và theo thể tích của các khí có trong hỗn hợp:
a) 3 lít khí CO2, 1 lít O2 và 6 lít khí N2
b) 4,4 gam khí CO2; 16 gam khí oxi và 4 gam khí hiđro
c) 3 mol khí CO2, 5 mol khí oxi và 2 mol khí CO
Các thể tích khí đo cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất.
Bài 29: Một hỗn hợp khí gồm có 0,1 mol O2; 0,25 mol N2 và 0,15 mol CO
a) Tìm khối lượng trung bình của 1 mol hỗn hợp trên

b) Xác định tỉ khối của hỗn hợp trên đối với khí hiđro và với không khí.
Bài 30: Một bình kín dung tích 5,6 lít chứa đầy không khí (đktc). Cho vào bình 10 gam photpho
và đốt. Hỏi photpho bị cháy hết không? Biết oxi chiếm 20% thể tích không khí.

Page 19


TRƯỜNG THCS TRƯỜNG XUÂN

TÀI LIỀU MÔN HÓA HỌC 8 CƠ BẢN

LUYỆN TẬP CHƯƠNG 5
Bài 1.
1. Hãy chọn các ứng dụng ở cột (II) có liên quan đến tính chất của hiđro ở cột (I).
Tính chất của hiđro
ứng dụng
A) Khí nhẹ
1. Điều chế kim loại
B) Cháy toả nhiều nhiệt
2. Làm bóng bay
C) Khử oxit của một số kim loại ở nhiệt độ cao
3. Hàn, cắt kim loại
4. Làm nhiên liệu
5. Sản xuất amoniac
2. Cho các cụm từ: tính khử, chiếm oxi, nhẹ nhất, sự khử, sự oxi hoá, phản ứng oxi hoá – khử,
tính oxi hoá, nhường oxi, phản ứng phân huỷ, phản ứng hoá hợp. Hãy điền các cụm từ thích hợp
trên vào các câu sau sao cho hoàn chỉnh.
a) Trong các chất khí, khí hiđro là khí … (1) …, khí hiđro có … (2) …
b) Trong phản ứng giữa H2 và CuO ở nhiệt độ cao, H2 có … (3) … vì H2 … (4) … của chất
khác.

c) Quá trình H2 chiếm oxi trong CuO gọi là … (5) … CuO có … (6) …vì … (7) cho H2.
d) Quá trình tách oxi trong CuO gọi là ... (8) … Trong phản ứng xảy ra đồng thời hai quá
trình trên gọi là … (9) …
3. Trong công nghiệp người ta điều chế H2 bằng hai phương pháp:
a) Điện phân nước.
o

t
 H2 + CO
b) Cho hơi nước qua than nung đỏ: C + H2O 
So sánh ưu, nhược điểm của hai phương pháp.
4. Em hãy nêu ba nguyên nhân chính làm ô nhiễm nguồn nước.
5. Kí hiệu kim loại bằng chữ M; hoá trị kim loại bằng chữ n; gốc axit bằng chữ R; hoá trị gốc
axit bằng chữ m. Hãy viết công thức tổng quát của axit, muối, bazơ, mỗi loại cho một thí dụ, rồi
gọi tên.
6. Để xác định nước có tinh khiết hay không người ta làm như sau:
A) Quan sát;
C) Làm nước bay hơi;
B) Thử mùi vị;
D) Phân tích hoá học.
Phương pháp nào xác định được nước tinh khiết tốt nhất?
7. Để thu được nước tinh khiết từ nước có tạp chất người ta làm như sau:
A) Lọc; B) Chưng cất; C) Điện phân; D) Làm lạnh.
Hãy chọn cách làm đúng và nêu cách tiến hành.
8. Dầu hoả không tan trong nước, nhẹ hơn nước. Để tách dầu hoả ra khỏi nước người ta làm như
sau: A) lọc; B) chưng cất; C) chiết; D) cả ba cách trên. Hãy chọn cách làm đúng.
9. Không khí ẩm (có hơi nước) và không khí khô (không có hơi nước) ở cùng điều kiện, không
khí nào nặng hơn? Giải thích.
10. Trong phòng thí nghiệm có các hoá chất: KMnO4; Cu; Zn; HCl. Hãy viết các phương trình
hoá học của phản ứng điều chế:

a) Khí O2 và khí H2; b) Kẽm oxit và đồng oxit. Dụng cụ cần thiết coi như có đủ.
11. Viết PTHH:
a) Cho H2 pư lần lượt với: CuO, FeO, Fe2O3, Fe3O4, ZnO, HgO, PbO, O2.
b) Cho HCl, H2SO4 pư lần lượt với Mg, Al, Zn, Fe, Ca, Na

Bài 3. Viết các phương trình hoá học của các sơ đồ và ghi rõ điều kiện phản ứng:
Mg(OH)2 + HCl 
C
+ O2 
 …...... + H2O
 ............
Page 20


TRƯỜNG THCS TRƯỜNG XUÂN

TÀI LIỀU MÔN HÓA HỌC 8 CƠ BẢN

PbO2 +
H2 
C2H4 + O2 

 ........... + .......
CuO + H2 
 ........... + .........
CaO + CO2

 .............
Fe2O3 + CO 
 .......... + .........

HgO + H2

 .......... + ..........
Mg + CO2 
 .......... + C
CO + CuO

 ........ + ......
Al + HCl 
 .......... + .........
Ag2O +
H2 

H2O 
 .......... + .........
Fe3O4 +
H2 

Bài 4:
1. Cho khí H2 dư đi qua CuO đun nóng thu được 0,32 g kim loại Cu.
a) Nêu hiện tượng, viết phương trình hoá học.
b) Tính khối lượng CuO đã phản ứng và khối lượng H 2 O thu được sau phản ứng.
2. Khử 12 g sắt (III) oxit bằng khí hiđro.
a) Thể tích khí hiđro (đktc) cần dùng.
b) Khối lượng Fe thu được.
3. Hoà tan hoàn toàn 3,6 g một kim loại bằng dung dịch HCl, sau phản ứng thu được 3,36 lít một
chất khí ở đktc. Hãy xác định kim loại.
4. Khử 4,8 gam CuO bằng khí hidro. Hãy tính khối lượng của kim loại đồng thu được sau phản
ứng và thể tích khí hidro (đktc) đã dùng.
5. Khử 43,4 gam HgO bằng khí hidro. Hãy tính khối lượng của kim loại Hg thu được sau phản

ứng và thể tích khí hidro (đktc) đã dùng.
6. Tính số gam của nước thu được khi cho 8,4 lit khí hidro tác dụng với 2,8 lit khí oxi ở (đktc).
7. Trong PTN, người ta đã dùng CO để khử 0,2 mol Fe3O4 và dùng khí hidro để khử 0,2 mol
Fe2O3 ở nhiệt độ cao.
a) Viết phương trình hóa học của các phản ứng đã xảy ra.
b) Tính số lít khí CO và H2 ở đktc cần dùng cho mỗi phản ứng;
c) Tính số gam sắt thu được ở mỗi phản ứng hóa học.
8. Trong PTN có các kim loại kẽm và sắt, dung dịch axit clohidric (HCl) và dung dịch axit
sunfuric (H2SO4) loãng.
a) Viết các phương trình hóa học có thể điều chế hidro;
b) Phải dùng bao nhiêu gam kẽm, bao nhiêu gam sắt để điều chế được 2,24 lit khí hidro (ở đktc).
9. Cho 22,4 gam sắt tác dụng với dung dịch loãng có chứa 24,5 gam axit sunfuric.
a) Chất nào còn dư sau phản ứng và dư bao nhiêu gam?
b) Tính thể tích khí hidro thu được ở đktc.
10. Trong PTN có các kim loại kẽm và sắt, dung dịch axit clohidric (HCl) để điều chế khí hidro.
Nếu muốn điều chế 5,6 lit khí hidro (ở đktc)thì phải dùng:
a) bao nhiêu gam kẽm;
b) bao nhiêu gam sắt.
11. Dẫn 11,2 lít khí H2 (dktc) qua ống nghiệm chứa 16g CuO. Sau pư kết thúc, hãy tính: m kim
loại thu được. Sau pư có chất nào còn dư không? Tính m oxit dư hoặc V khí còn dư
12. Đốt cháy hoàn toàn 4,48 lít khí H2 trong bình chứa 11,2 lít khí O2. Tính m H2O thu được. Các
khí đo ở đktc
13. Để khử 16g sắt (III) oxit ở to cao người ta dùng 16,8 lít khí H2 (đktc). Sau pư kết thúc, hỏi sắt
(III) oxit có bị khử hết không? Tính khối lượng kim loại sắt thu được
14. Để khử hoàn toàn 13g kẽm trong dung dịch axit HCl thu được bao nhiêu lít khí H2 (đktc)?
Dẫn toàn bộ khí thu được qua 23,2g bột Fe3O4, hãy tính khối lượng kim loại thu được.
15. Ngâm 2,7g bột nhôm trong dung dịch chứa 39,2g H2SO4
a) Tính VH2 thu được (đktc)
b) Lượng khí H2 trên có thể dùng để khử tối da bao nhiêu gam bột chì (II) oxit?
Page 21



TRƯỜNG THCS TRƯỜNG XUÂN

TÀI LIỀU MÔN HÓA HỌC 8 CƠ BẢN

LUYỆN TẬP CHƯƠNG 6
Bài 1. Có 4 chất lỏng trong suốt: dung dịch NaOH; dung dịch NaCl; dung dịch H2SO4; H2O. Chỉ
dùng thêm một thuốc thử, hãy nêu cách nhận ra từng dung dịch.
Bài 2. Nêu điều kiện để hoà tan nhanh:
a) Một chất rắn trong nước.
b) Một chất khí trong nước.
So sánh các điều kiện hoà tan chất rắn và chất khí.
Bài 3. Đồ thị biểu diễn độ tan (S) của chất rắn X trong nước:

a) Hãy cho biết dung dịch bão hoà ở trong những khoảng nhiệt độ nào?
b) Nếu 130 g dung dịch đang ở 70 oC, hạ nhiệt độ xuống còn 30 oC thì sẽ có bao nhiêu gam X
tách ra khỏi dung dịch?
4. Dùng bảng tính tan hãy cho biết các chất nào tan được trong nước: NaOH; CuSO4; H2SO4;
Mg(OH)2, KCl; Mg(NO3)2; Ba(OH)2; MgSO4; KOH; HNO3; CaCO3; AlCl3; FeCl3; H2SiO3; HCl;
Na2CO3
5. Tính chất của dung dịch bão hoà được áp dụng để tinh chế một chất rắn tan trong nước. Hãy
giải thích.
Bảng dưới đây cho biết độ tan cùa một muối trong nước thay đổi theo nhiệt độ:
Nhiệt độ(0C)
20
30
40
50
60

Độ tan (g/100g nước) 5
11
18
28
40
Vẽ đồ thị biểu diễn độ tan của muối trong nước (trục tung biểu thị khối lượng chất tan, trục
hoành biểu thị nhiệt độ).
a) Căn cứ vào đồ thị, hãy ước lượng độ tan của muối ở 25°c và 55°c.
b) Tính số gam muối tan trong:
– 200g nước để có dung dịch bão hoà ở nhiệt độ 20°c.
– 2kg nước để có dung dịch bão hoà ở nhiệt độ 50°c.
Bài 4. Người ta thực hiện các thí nghiệm sau:
1. Cho một mẩu kim loại Na vào cốc đựng nước.
2. Cho một thìa muối ăn vào nước rồi khuấy nhẹ.
3. Cho một ít chất rắn K2O vào nước.
4. Cho một ít bột P2O5 vào nước.
a) Nêu hiện tượng, viết phương trình hoá học của phản ứng (nếu có).
b) Trong các hiện tượng trên, hiện tượng nào là hiện tượng vật lí, hiện tượng nào là hiện
tượng hoá học?
c) So sánh sự giống và khác nhau giữa các hiện tượng trên, rút ra nhận xét về sự hoà tan
một chất vào trong nước.
Page 22


TRƯỜNG THCS TRƯỜNG XUÂN

TÀI LIỀU MÔN HÓA HỌC 8 CƠ BẢN

Bài 5:
1. Lấy 8,4 (g) MgCO3 hoà tan vào 146 (g) dung dịch HCl thì vừa đủ.

a. Viết phương trình phản ứng.
b. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch HCl đầu?
c.Tính nồng độ phần trăm các chất trong dung dịch sau phản ứng?
2. Hoà tan 10 (g) CaCO3 vào 114,1 (g) dung dịch HCl 8%.
a. Viết phương trình phản ứng.
b. Tính nồng độ phần trăm các chất thu được sau phản ứng?
3. Hoà tan hoà toàn 16,25g một kim loại hoá trị (II) bằng dung dịch HCl 18,25% (D = 1,2g/ml),
thu được dung dịch muối và 5,6l khí hiđro (đktc).
a. Xác định kim loại?
b. Xác định khối lượng ddHCl 18,25% đã dùng?
c.Tính CM của dung dịch HCl trên?
d.Tìm nồng độ phần trăm của dung dịch muối sau phản ứng?
4. Cho a (g) Fe tác dụng vừa đủ 150ml dung dịch HCl (D = 1,2 g/ml) thu được dung dịch và 6,72
lít khí (đktc). Cho toàn bộ lượng dung dịch trên tác dụng với dung dịch AgNO3 dư, thu được b(g)
kết tủa.
a. Viết các phương trình phản ứng.
b. Tìm giá trị a, b?
c. Tính nồng độ phần trăm và nồng độ mol/l dung dịch HCl?
5. Trộn 300 gam dung dịch HCl 7,3% với 200 gam dung dịch NaOH 4%. Tính C% các chất tan
có trong dung dịch?
6. Trộn 200 ml dung dịch H2SO4 20% (D= 1,137 g/ml) Với 400 gam dd BaCl2 5,2% thu được kết
tủa A và dd B. Tính khối lượng kết tủa A và C% các chất có trong dd B?
7. Cho 10,2 g Al2O3 tác dụng hoàn toàn với 200g dd H2SO4 loãng 20%.
a. Tính khối lượng chất dư sau phản ứng?
b. Tính khối lượng muối sau phản ứng?
c. Tính C% các chất có trong dd sau phản ứng ?
8. Cho 11,2 g Fe tác dụng hoàn toàn với 350 ml dd HCl 1,2M.
a. Tính khối lượng chất dư ?
b. Tính thể tích khí sinh ra đktc?
c.Tính nồng độ mol các chất có trong dd sau phản ứng ? biết Vdd sau phản ứng không đổi ?

9. Cho 23,2 g Fe3O4 tác dụng hoàn toàn với 200g dd HCl 3,65%
a. Tính khối lượng chất dư?
b. Tính khối lượng muối sau phản ứng?
c.Tính nồng độ % các chất có trong dd sau phản ứng ?
10. Cho 8,1g Al tác dụng hoàn toàn với 0,3 mol H2SO4 10%.
a. Tính khối lượng dd H2SO4 ban đầu? b. Tính khối lượng dd sau phản ứng?
c. Tính C% chất có trong dd sau phản ứng ?
11. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch thu được khi:
a. Hoà tan 8 gam CuSO4 vào 192 gam H2O.
b. Hoà tan 32 gam Fe2(SO4)3 vào 368 gam H2O.
c. Hoà tan 4 gam NaOH vào nước được 200 gam dung dịch NaOH.
d. Hoà tan 11,4 gam KOH vào nước được 300 gam dung dịch NaOH.
12. Tính khối lượng dung dịch thu được khi:
a. Cho 5,6 gam KOH vào nước được dd KOH 10%.
b. Hoà 34,2 gam Al2(SO4)3 vào nước được dd Al2(SO4)3 20%.
1 3.
Page 23


TRƯỜNG THCS TRƯỜNG XUÂN

TÀI LIỀU MÔN HÓA HỌC 8 CƠ BẢN

a. Tính khối lượng, số mol của Zn(NO3)2 có trong 200 gam dd Zn(NO3)2 18,9%.
b. Tính khối lượng, số mol của MgCl2 có trong 300 gam dd MgCl29,5%.
1 4. Cho nhôm phản ứng với 300 gam dung dịch HCl 7,3%.
a. Tính khối lượng Al phản ứng.
b. Tính khối lượng AlCl3 sinh ra.
c. Tính thể tích hiđro thu được(đktc).
15. Cho 5,6 gam sắt tác dụng với 200 gam dung dịch H2SO4.

a. Tính khối lượng và nồng độ % của dd H2SO4 phản ứng.
b. Tính khối lượng FeSO4 sinh ra.
c. Tính thể tích hiđro thoát ra (đktc).
16. Hoà tan hoàn toàn 10,2 gam Al2O3 trong dung dịch HNO3 15%.
a. Tính khối lượng dung dịch HNO3 phản ứng.
b. Tính số phân tử nước tạo thành.
17. Cho 100 gam dung dịch NaOH 8% vào 200 gam dung dịch HCl.
a. Tính nồng độ % của dung dịch HCl phản ứng.
b. Tính nồng độ % của dung dịch thu được sau phản ứng.
18. Cho dung dịch KOH 5,6% vào 100 gam dung dịch H2SO4 19,6%
a. Tính khối lượng dung dịch KOH 5,6% phản ứng.
b. Tính nồng độ % của dung dịch K2SO4 thu được sau phản ứng.
19. Cho 10 gam CaCO3 phản ứng với 200 gam dung dịch HNO3.
a. Tính nồng độ % của dung dịch HNO3 phản ứng.
b. Tính nồng độ % của dung dịch thu được sau phản ứng.
20. Hoà 200 gam dd CuSO4 16% vào dd NaOH 8%.
a. Tính khối lượng dung dịch NaOH 8% phản ứng.
b. Tính nồng độ % của dung dịch Na2SO4 thu được sau phản ứng.
21. Ở 200C, hòa tan 14,36 gam muối ăn vào 40 gam nước thì thu được dung dịch bão hòa. Tính
độ tan và nồng độ % của dung dịch NaCl thu đươc.
22. Ở 200C, hòa tan 53,75 gam muối Na2CO3 vào 250 gam nước thì thu được dung dịch bão hòa.
Tính độ tan và nồng độ % của dung dịch Na2CO3 thu đươc.
23. Ở 200C, hòa tan 5 gam muối ăn vào 120 gam nước thì thu được dung dịch bão hòa. Tính độ
tan và nồng độ % của dung dịch NaCl thu đươc.
24. Ở 200C, độ tan của K2SO4 là 11,1 gam. Tính nồng độ % của dd K2SO4.
Bài 6.
1. Tính nồng độ mol của dung dịch thu được khi:
a. Cho 4 gam NaOH vào nước được 200 ml dung dịch NaOH.
b. Cho 5,6 gam KOH vào nước được 250 ml dung dịch KOH.
2. Tính x, y khi:

a. Hoà 7,45 gam KCl vào nước thu được x lít dung dịch KCl 1M.
b. Hoà 19,6 gam H2SO4 vào nước thu được y lít dung dịch H2SO4 0,2M.
Page 24


TRƯỜNG THCS TRƯỜNG XUÂN

TÀI LIỀU MÔN HÓA HỌC 8 CƠ BẢN

3. Tính số mol, khối lượng của:
a. CuSO4 có trong 200 ml dung dịch CuSO4 0,2M.
b. H2SO4 có trong 100 ml dung dịch H2SO4 1M.
4. Cho Zn tác dụng với 200 ml dung dịch HCl 1M.
a. Tính khối lượng Zn phản ứng.
b. Tính thể tích H2 thu được (ở đktc).
5. Cho 5,4 gam Al phản với 300 ml dung dịch H2SO4.
a. Tính nồng độ mol của dd dd H2SO4.
b. Tính thể tích H2 thu được sau phản ứng.
c. Tính CM của dd Al2(SO4)3 thu được sau phản ứng.
6. Tìm thể tích của dung dịch HCl 2M để trong đó có hòa tan 0,5 mol HCl.
7. Tìm thể tích của dung dịch NaOH 5M để trong đó có hòa tan 60g NaOH
8. Cho 100 ml dung dịch HCl 2M tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 0,2M
a. Tính thể tích dung dịch Ba(OH)2 0,2M phản ứng.
b. Tính CM của dd BaCl2 thu được sau phản ứng.
9. Cho 200 ml dung dịch H2SO4 1M vào 200 ml dung dịch Ca(OH)2.
a. Tính CM của dung dịch Ca(OH)2.
b. Tính CM của dung dịch CaSO4 thu được sau phản ứng.
10. Hoà 150 ml dung dịch NaCl 2M vào 150 ml dung dịch AgNO3 3M. Tính CM của dung dịch
thu được.
Bài 7.

1. Có sẵn 60 gam dung dịch NaOH 20%. Tính nồng độ % của dung dịch thu được khi:
a. Pha thêm 40 gam nước.
b. Cô cạn bớt 10 gam nước.
2. Có sẵn 60 gam dung dịch HNO3 20%. Tính nồng độ % của dung dịch thu được khi:
a. Pha thêm 200 gam nước.
b. Cô cạn bớt 400 gam nước.
3. Có sẵn 400 gam dung dịch H2SO4 19,6%. Tính nồng độ % của dung dịch thu được khi:
a. Pha thêm 200 gam nước.
b. Cô cạn bớt 100 gam nước.
4. Phải pha thêm bao nhiêu gam nước vào 200 gam dung dịch NaCl 10% để được dung dịch
NaCl 5%.
5. Phải cô cạn bao nhiêu gam nước từ 400 gam d/dịch H2SO4 8% để thu được
dung dịch H2SO4 12%.
6. Có sẵn 300 gam dung dịch HCl 6%. Phải cô cạn bao nhiêu gam nước để thu được dung dịch
HCl 10%.
7. Hòa thêm 300 ml nước vào 200 ml dung dịch NaOH 0,25M. Tính nồng độ mol của dung dịch
thu được.
8. Phải pha thêm bao nhiêu lít nước vào 2 lít dung dịch NaOH 1M để thu được dung dịch NaOH
0,1M.
9. Phải cô cạn bao nhiêu lít nước có trong 300 ml dung dịch BaCl2 0,1M để được dung dịch
BaCl2 0,5M.
10. Cân 10,6 g muối Na2CO3 cho vào cốc chia độ. Rót vào cốc khoảng vài chục mililít nước cất,
khuấy cho muối tan hết. Sau đó rót thêm nước vào cốc cho đủ 200 ml. Ta được dung
dịch Na2CO3 có khối lượng riêng là 1,05 g/ml. Hãy tính nồng độ phần trăm và nồng độ mol của
dung dịch vừa pha chế.
Page 25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×