Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Nâng cao chất lượng giảng dạy môn đàn organ cho sinh viên cao đẳng sư phạmm nhạc trường cao đẳng văn hoá nghệ thuật đăk lăk (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.26 KB, 25 trang )

1. Lý do chọn đề tài
Đàn phím điện tử (electric keyboard) là nhạc cụ rất được yêu thích bởi sự linh
hoạt mà nó mang lại. Cây đàn khơng chỉ dành cho trẻ nhỏ, cho người mới
học nhạc Cũng bởi sự linh động và phổ biến của nhạc cụ này mà đa số các
trường phổ thơng đều trang bị đàn phím điện tử (tại trường Cao đẳng Văn
hóa nghệ thuật Đăk Lăk còn được gọi là đàn Organ) để phục vụ cho việc
giảng dạy môn đàn Organ cho chuyên ngành Cao đẳng sư phạm Âm nhạc –
đây là chuyên ngành được coi là thế mạnh của nhà trường.
Là một giảng viên Âm nhạc được đào tạo chính quy về đàn Organ, về Sư
phạm Âm nhạc tơi ln mong muốn được đóng góp những kinh nghiệm thiết
thực của mình vào việc nâng cao chất lượng đào tạo bộ môn này. Xét về lĩnh
vực nghiên cứu mang tính lý luận, trong cơng tác đào tạo ở trường Cao đẳng
Văn hóa nghệ thuật Đăk Lăk chưa có một cơng trình nào thuộc lĩnh vực này
để từ đó có thể ứng dụng nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn nhạc cụ
Organ.
Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi chọn đề tài: “Nâng cao chất lượng giảng
dạy môn đàn Organ cho sinh viên Cao đẳng sư phạm âm nhạc trường
Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Đăk Lăk” làm tiêu đề cho luận văn tốt nghiệp
trình độ thạc sĩ của mình.
2. Lịch sử chọn đề tài
Trong những năm gần Phương pháp giảng dạy đàn Organ luôn là một đề tài
được quan tâm và đã có một số luận văn thạc sĩ và các tài liệu liên quan đến
đề tài như:
- Luận văn thạc sĩ của Phan Bảo (2007) với đề tài Một số giải pháp nâng cao
khả năng Organ cho học sinh trường Văn hoá nghệ thuật tỉnh Bắc Giang.
- Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Ngọc Anh (2013) với đề tài Nâng cao chất
lượng giảng dạy đàn Keyboard cho sinh viên Đại học Sư phạm Âm nhạc tại
Hà Nội.
- Luận văn Thạc sĩ của Đặng Hùng Dũng (2013) với đề tài Nâng cao năng lực
đệm đàn phím điện tử cho sinh viên Sư phạm – Học viện Âm nhạc Huế.
- Luận văn Thạc sĩ của Trương Thị Lệ Thương (2013) với đề tài Đổi mới giáo


trình và phương pháp giảng dạy đàn Organ cho sinh viên khoa sư phạm của
Học viện Âm nhạc Học viện Âm nhạc Huế.


- Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Chuyên (2015) với đề tài Nâng cao chất
lượng dạy đàn Organ điện tử cho sinh viên Cao đẳng VHNT và du lịch
Nguyễn Du, Hà Tĩnh.
Các tài liệu liên quan đến đề tài như:
- Xuân Tứ (2001), Hướng dẫn dạy và học đàn Organ cho hệ Cao đẳng sư
phạm trường Cao đẳng Sư phạm Nhạc – Hoạ Trung ương tập 1, 2…
- Kim Bình, Ngọc Thanh, Các tác phẩm độc tấu soạn cho đàn phím điện tử,
Nhà xuất bản Trung tâm suối nhạc. Cuốn sách là những tác phẩm độc tấu do
2 nhạc sĩ chuyển soạn.
- PGS, TS Nguyễn Phúc Linh, PGS. TS Lưu Quang Minh (2005), Tuyển tập
tác phẩm cho Accordion và Keyboard. Trung tâm thông tin - Thư viện Âm
nhạc Nhạc viện Hà Nội.
- Nguyễn Minh Toàn, Phương pháp học đàn Organ, giáo trình đào tạo giáo
viên Trung học cơ sở, Cao đẳng Sư phạm tập 1.
Các luận văn và tài liệu trên đã tìm ra rất nhiều khía cạnh khác nhau nhằm
nâng cao chất lượng dạy đàn Organ cho các cơ sở đào tạo nói chung nhưng
chưa có luận văn hay tài liệu nào có những nét riêng phù hợp với trường Cao
đẳng Văn hóa nghệ thuật Đăk Lăk. Chính vì vậy mà đề tài của chúng tơi sẽ
khơng bị trùng lặp trên phương diện này.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn đàn
Organ cho sinh viên Cao đẳng sư phạm âm nhạc trường Cao đẳng Văn hóa
Nghệ thuật Đăk Lăk; Góp phần xây dựng kỹ năng chơi đàn Organ cho sinh
viên sư phạm Âm nhạc với các ca khúc THCS, đặc biệt là các ca khúc thiếu
nhi mang âm hưởng Ngũ Cung Tây Nguyên.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

Thực trạng dạy học bộ môn đàn Organ; Nội dung chương trình và phương
pháp giảng dạy mơn đàn Organ cho sinh viên Cao đẳng sư phạm Âm nhạc
tại khoa Âm nhạc- Múa trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Đăk Lăk.
5. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu đã được sử dụng:
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết.


Phương pháp thực tiễn.
Phương pháp phê bình.
Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm

6. Đóng góp mới của luận văn
Luận văn góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy môn đàn Organ (mở rộng
thêm các ca khúc thiếu nhi mang âm hưởng Ngũ cung Tây nguyên) cho sinh
viên cao đẳng sư phạm Âm nhạc tại trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật
Đăk Lăk.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung
luận văn gồm 2 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực trạng giảng dạy.
Chương 2: Một số giải pháp cụ thể

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG GIẢNG DẠY
1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Vai trò của đàn Organ trong đời sống hiện nay
Có thể nói, ngày nay đàn Organ là nhạc cụ phổ biến, có mặt trong rất nhiều
hoạt động sinh hoạt âm nhạc như dạy học âm nhạc trong các trường tiểu học
và trung học cơ sở; Sử dụng để đệm hát, tham gia các hoạt động văn hóa,

văn nghệ của phường, quận, thành phố…Với nhiều tính năng tiến tiến và rất
tiện dụng nên cây đàn ngày càng được ưa chuộng trong cả giới nghệ sĩ
chuyên và không chuyên.
Đối với các giáo viên âm nhạc, đàn Organ được coi là vật “bất ly thân”, là
công cụ quan trọng và được sử dụng thường xuyên trong các giờ lên lớp, giờ
hoạt động ngoại khóa và các hoạt động phong trào của nhà trường; Là công
cụ thiết thực nhằm truyền tải tốt hơn những kiến thức âm nhạc cần thiết tới


học sinh, giúp cho giờ học trở nên sinh động và thu hút hơn. Đặc biệt, trong
các tiết học âm nhạc các em không chỉ được nghe những đường nét giai
điệu, mơ hình tiết tấu mà cịn được rèn luyện tai nghe, cách phân biệt âm
sắc. Trí nhớ âm nhạc của các em còn được rèn luyện bằng các thao tác tư
duy trừu tượng, nhận biết các câu, đoạn nhạc, phân biệt điệu trưởng- thứ…
Điều này cho thấy đàn Organ nói riêng, cũng như khả năng chơi đàn, đệm
đàn là cơng cụ bổ ích, cần thiết và khơng thể thiếu đối với một giáo viên mơn
Âm nhạc.
1.1.2 Vai trị của đàn Organ đối với sinh viên
Cây đàn Organ hỗ trợ rất nhiều cho sinh viên Âm nhạc khi học các mơn Âm
nhạc như: Thanh nhạc, Hịa thanh, Ký- xướng âm, phân tích tác phẩm, hợp
xướng; Là phương tiện dạy học không thể thiếu trong những kỳ kiến tập,
thực tập sư phạm và các hoạt động âm nhạc ngoại khóa; Là phương tiện
giúp các em có thể kiếm thêm thu nhập bằng các công việc như: làm nhạc
công tiệc đám cưới, hội nghị... đi dạy gia sư thêm cho những người có nhu
cầu học cơ bản. Đây là cơ hội để sinh viên tích lũy thêm kinh nghiệm thực tếnhững bài học quý mà trong sách vở trên ghế nhà trường khơng có.
Việc hiểu biết và sử dụng cây đàn Organ là rất quan trọng đối với sinh viên
sư phạm Âm nhạc, đây là một trong những thước đo quan trọng trong việc
đánh giá năng lực chuyên môn của người giáo viên Âm nhạc hiện nay.
1.2 Thực trạng công tác dạy đàn Organ tại trường Cao đẳng Văn hóa
Nghệ thuật Đăk Lăk.

1.2.1. Giới thiệu trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Đăk Lăk
Tiền thân là trường Nghiệp vụ văn hóa Thơng tin được UBND tỉnh ký quyết
định thành lập ngày 16.04.1977. Ngày 24. 08. 1992, trường được nâng cấp
thành trường Trung học Văn hóa – Nghệ thuật và Thể thao. Ngày 29.03.1995,
trường được đổi tên thành trường Trung học Văn hóa – Nghệ thuật. Năm học
2005 – 2006 trường vinh dự đón nhận Huân chương lao động hạng III của
Thủ tướng chính phủ và ngày 16.05.2005 chính thức trở thành Trường Cao
đẳng văn hóa Nghệ thuật Đăk Lăk như hiện nay.
Là cơ sở đào tạo nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực Văn hóa Nghệ
thuật, trong 35 năm hoạt động đến nay, nhà trường đã đào tạo với số lượng
lớn học sinh- sinh viên có trình độ từ Sơ cấp, Trung cấp và Cao đẳng hệ
chính quy các chuyên ngành: Thư viện, Sáng tác, Lý luận, Thanh nhạc,
Organ, Guitar, Văn hóa quần chúng, Hội họa, Múa, Quản lý văn hóa, Sư
phạm Âm nhạc, Sư phạm Mỹ thuật, ngoài ra trường cịn tham gia bồi dưỡng
nghiệp vụ cho ngành Văn hóa Thông tin tỉnh nhà.


Tổ chức hiện tại của nhà trường bao gồm: Ban giám hiệu, 7 Phòng chức
năng (Đào tạo, Tổ chức, hành chính, Tài vụ, Văn thư, Thư viện, Thanh tra) , 2
tổ ( Văn hóa, Chính trị) và 2 Khoa chun mơn (Mỹ thuật và Sư phạm Âm
nhạc - Múa).
Về trình độ chuyên môn, giảng viên đều đạt chuẩn theo yêu cầu của bậc học
trong đó có 1 Tiến sĩ, 1 Giảng viên chính và 24 thạc sĩ (24/106 giảng viên).
Theo kế hoạch, nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX của Bộ Giáo
dục – Đào tạo năm 2000, trong mỗi trường Đại học, Cao đẳng phải có 65%
giảng viên có trình độ Thạc sĩ trở lên.
1.2.2. Tổ chức và đội ngũ giảng viên khoa Âm nhạc - Múa
- Cán bộ viên chức Khoa Âm nhạc - múa
Khoa Âm nhạc - Múa trường Cao đẳng văn hóa Nghệ thuật Đắk Lắk được
thành lập năm 2006, tên gọi trước là tổ sư phạm âm nhạc. Chức năng của

khoa là đào tạo các diễn viên, nhạc công và giáo viên âm nhạc phục vụ cho
ngành giáo dục tại tỉnh nhà cũng như các tỉnh lân cận. Như vậy khoa có chức
năng kép vừa giảng dạy âm nhạc chuyên nghiệp và đào tạo sư phạm âm
nhạc phổ thông.
Hiện tại, cơ cấu giảng viên của khoa gồm 31 giảng viên với nhiều chuyên
ngành: Thanh nhạc, Múa, Ghita, Organ, Sư phạm Âm nhạc để đáp ứng được
chức năng đào tạo kép; của khoa: Múa- Âm nhạc chuyên nghiệp và Sư phạm
Âm nhạc. Số lượng giảng viên dạy âm nhạc chuyên nghiệp chiếm 70% để
dạy cho 30% lượng sinh viên của khoa. Trong khí đó số lượng giảng viên dạy
sư phạm âm nhạc chỉ chiếm 30% nhưng phải dạy 70% sinh viên toàn khoa.
Đây là điều khó khăn của khoa trong việc sắp xếp, phân bố giờ giảng dạy cho
giảng viên trong những năm gần đây.
- Giảng viên giảng dạy môn Organ
Trong 31 giảng viên của khoa có 10 giảng viên giảng dạy Organ cho sinh viên
Cao đẳng Sư phạm Âm nhạc. Trong đó tỉ lệ giảng viên tốt nghiệp Học viện
âm nhạc Huế chiếm tỉ lệ cao nhất (70%), giảng viên tốt nghiệp trường Nhạc
viện thành phố Hồ Chí Minh chiếm 20%, và thấp nhất là giảng viên tốt nghiệp
Học viên Âm nhạc quốc gia Việt Nam (10%).
Qua phân tích chúng tơi thấy, đội ngũ giảng viên bộ môn nhạc cụ Organ khá
phức tạp, mặc dù đều tốt nghiệp Đại học nhưng trình độ chuyên ngành được
đào tạo còn nhiều hạn chế sau:
- Giảng viên trái chuyên ngành (Violon, Guita) được phân công giảng dạy
mơn Organ là khơng hợp lí.


- Giảng viên được đào tạo ở hệ tại chức (2/10) không được đào tạo bài bản,
đầy đủ kiến thức cũng như kỹ năng thực hành trong âm nhạc.
- Giảng viên đúng chuyên ngành sư phạm âm nhạc chính quy chiếm 6/10
giảng viên, trong đó 4 giảng viên tuy đúng chuyên ngành và được đào tạo
chính quy nhưng đa số lại được đào tạo ở Học viện nghệ thuật Huế, chất

lượng đào tạo chưa cao, còn nhiều vấn đề phải xem xét, 1 giảng viên được
đào tạo ở Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh và 1 giảng viên được đào tạo
tại Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam – là trường âm nhạc có chất lượng
đào tạo cao nhất Việt Nam. Giảng viên này được đào tạo chính quy, bài bản,
có hệ thống kiến thức, kỹ năng đầy đủ do các giảng viên âm nhạc hàng đầu
giảng dạy.
Từ những phân tích trên chúng ta thấy giảng viên đạt chất lượng cịn q ít,
đội ngũ giảng viên bộ mơn gặp nhiều khó khăn, hạn chế trong việc giảng dạy
điều này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy môn đàn Organ cho sinh
viên cao đẳng sư phạm Âm nhạc trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật Đăk
Lăk.
1.2.3. Khả năng tiếp thu của sinh viên
Tuyển sinh đầu vào:
độ âm nhạc, thẩm âm, tiết tấu và môn Văn học. Điểm thi mơn năng khiếu
được tính hệ số 2. Đến nay trường đã tuyển sinh được 09 khóa với hơn 300
sinh viên.
Thi tuyển đầu vào bắt buộc thí sinh phải dự thi 3 mơn ( Văn, Hát, Thẩm âm ,
tiết tấu) ngồi ra với tiêu chí khuyến khích các thí sinh có khả năng chơi nhạc
cụ Organ , Piano hoặc Guitar … sẽ được cộng điểm ưu tiên. Tuy nhiên có rất
ít thí sinh làm được điêù này, nếu có cũng chỉ chơi được 1 bài “tủ”, đi thi theo
phương thức “học vẹt”.
Sau khi thống kê các dữ liệu điểm tuyển sinh đầu vào từ năm 2015 đến nay,
đa số các thí sinh thi tuyển vào chuyên ngành Cao đẳng Sư phạm âm nhạc
đã tốt nghiệp phổ thông ở các địa phương khác nhau, đặc biệt có thí sinh là
người dân tộc Ê đê tăng lên đáng kể.
Bên cạnh đó vì nhũng lý do khách quan mà lượng thi sinh dự thi ngày càng ít,
do đó để việc tuyển sinh đạt chỉ tiêu như mong muốn buộc phải hạ thấp các
yêu cầu về thi tuyển. Điều này dẫn đến việc thí sinh khơng có năng khiếu
trúng tuyển ngày càng gia tăng. Cụ thể với môn nhạc cụ Organ, theo thống
kê bảng điểm thi đầu vào số thí sinh khơng biết gì chiếm tỉ lệ 90% nên việc

phân nhóm cho các em trong buổi học rất khó.


Vậy nên muốn đào tạo Cao đẳng Sư phạm Âm nhạc đạt hiệu quả chất lượng
tốt thì vấn đề tuyển sinh cũng cần chú ý hơn về mặt năng khiếu của thí sinh
để chọn lựa chất lượng đầu vào…
Cơ sở vật chất
Hiện nay nhà trường vẫn phải sử dụng khuôn viên cũ với diện tích chỉ có
9.400m2, phịng làm việc, phòng học, phòng thực hành vẫn còn thiếu và chật
hẹp, chưa có sân chơi , qui mơ thư viện cịn nhỏ, phòng đọc chưa đạt chuẩn,
trang thiết bị , phương tiện giảng dạy, học tập, tài liệu nghiên cứu, học tập
q ít, thiếu nhiều tài liệu chun ngành…
Chưa có chính sách thu hút, sử dụng nhân tài (nghệ nhân, nghệ sĩ, chuyên
gia) có tài năng và kinh nghiệm thực tiễn tham gia giảng dạy, đào tạo.
Cơng tác tuyển sinh cịn hạn chế, số lượng thí sinh đăng ký và dự thi ngày
càng giảm.
Mơi trường học
- Chưa có được các chương trình Âm nhạc ngoại khóa để sinh viên có thể
giao lưu học hỏi lẫn nhau, được thực hành biểu diễn Âm nhạc chuyên đề
nâng cao trình độ chuyên ngành mà mình theo học.
Bên cạnh đó sinh viên sư pham Âm nhạc, ngồi mơn nhạc cụ Organ các em
cịn được học rất nhiều phân mơn khác như: Chính trị, Chủ nghĩa Mác- Lênin,
ngoại ngữ, giáo dục thể chất, giáo dục Quốc phòng, Tâm lý học đại cương,
Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học Sư phạm…
Các môn kiến thức âm nhạc như: Lý thuyết âm nhạc cơ bản (1, 2), Hình thức
và thể loại âm nhạc (1, 2), Lịch sử âm nhạc thế giới (1, 2), Ký xướng âm, Chỉ
huy và dàn dựng hát tập thể. Kiến thức âm nhạc cơ bản rất lớn, nhiều mơn
học mang tính thực hành địi hỏi lượng thời gian tương xứng. Vì vậy nếu thời
gian học tập quá ngắn, thời gian đào tạo kiến thức chun ngành ít thì sinh
viên khơng thể tiếp nhận được đủ những kiến thức chun ngành cần có cho

cơng tác của mình sau khi ra trường.
1.2.4. Chương trình và tài liệu giảng dạy
1.2.4.1. Chương trình giảng dạy
Thời lượng dành cho các môn học là 2 năm, 4 kỳ học; Mỗi học kỳ 15 tuần.
Dưới đây là chương trình các mơn học trong chương trình đào tạo cho hệ
Cao đẳng sư phạm Âm nhạc: (xem ở phụ lục trang 93- 94)


Nhìn chung, chương trình giảng dạy các mơn đã được phân bổ theo đúng
chương trình đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào Tạo và được áp dụng vào
công tác giảng dạy ở trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Đăk Lăk.
Trong đó mơn học nhạc cụ Organ là một trong những mơn học nằm trong
chương trình đào tạo Cao đẳng sư phạm Âm nhạc. Thời lượng chương trình
chia đều trong 2 năm học; 4 học kỳ. Mỗi học kỳ 15 tuần; Mỗi tuần 2 tiết/ 10
sinh viên. Hiện tại các nhóm được phân theo thứ tự trong danh sách lớp. Mục
đích của mơn học này là biết sử dụng đàn Organ và đệm hát.
Dựa vào mục đích của mơn học và chương trình khung của Bộ Giáo dụcĐào tạo, nhóm giảng viên giảng dạy mơn nhạc cụ Organ tạm thời đưa ra và
thống nhất trong nội bộ nhóm về mục đích u cầu và nội dung chương trình
cho từng học kỳ cụ thể. Nội dung chương trình này vẫn cịn đang áp dụng
tạm thời vì nội dung chương trình môn học nhạc cụ Organ cho sinh viên Cao
đẳng sư phạm Âm nhạc chính thức của nội bộ trường Cao đẳng Văn hóa
nghệ thuật Đăk Lăk vẫn đang nằm trong q trình nghiên cứu.
Qua phân tích nội dung chương trình và mục đích u cầu của từng học kỳ
chúng tơi thấy cịn rất nhiều vấn đề bất cập và khơng hợp lí như sau:
- Nhiều kiến thức, kỹ năng cần thiết cho sư phạm Âm nhạc lại được phân bổ
ít, cịn những kiến thức, kỹ năng q sức, khơng cần thiết lại thừa và chiếm
nhiều thời gian.
- Phần nội dung chương trình của từng học kỳ chưa phù hợp, mang tính
chung chung; mục đích yêu cầu và nội dung chương trình giảng dạy của từng
học kỳ cịn lủng củng, thiếu logic và không hợp lý.

- Chưa đưa yếu tố âm nhạc Tây nguyên vào mục đích yêu cầu và nội dung
chương trình giảng mơn nhạc cụ Organ cho sinh viên cao đẳng sư phạm Âm
nhạc Đăk Lăk – đây là một thiếu sót cơ bản, điều này cho thấy tinh thần bản
sắc dân tộc vùng miền bị bỏ quên, và sẽ không khai thác được hết đam mê
Âm nhạc của đa số sinh viên con em đồng bào Ê đê đang theo học; và đây
cũng là một ‘‘điểm khuyết’’ lớn cho một giáo viên Âm nhạc vùng Tây nguyên
sau này.
1.2.4.2. Tài liệu giảng dạy
Từ trước đến nay giảng viên khi dạy đàn Organ đều phải tự chắt lọc, lựa
chọn những bài tập, bài học ở các giáo trình, sách xuất bản có liên quan theo
khả năng chủ quan của người dạy. Trong đó chủ yếu là các sách của các tác
giả: Lê Vũ (2012) “Phương pháp học đàn Organ Keyboard” (tập 1, 2), Lê Vũ –
Quang Đạt (2013) “Độc tấu trên đàn Organ, Keyboard”. Xuân Tứ “Tuyển tập


các tác phẩm soạn cho đàn phím điện tử” (tập 1, 2), Kim Bình – Ngọc
Thanh “Các tác phẩm độc tấu chuyển soạn cho đàn phím điện tử” (tập 1)…
Các giảng viên cũng sử dụng một số bài ca khúc trong tập ca khúc, các
chương trình đào tạo THCS để dạy các em học đệm.
Nhìn chung tất cả các tài liệu giảng dạy trên đều chưa thật sự phù hợp với
đối tượng sinh viên của trường; khơng có các ca khúc viết cho thiếu nhi, thiếu
niên Tây Nguyên.
1.2.5. Phương pháp giảng dạy
Hiện nay tại khoa Sư phạm Âm nhạc, các sinh viên học đàn Organ được chia
theo nhóm để giảng dạy. Mỗi nhóm là 10 sinh viên học trong hai tiết (90 phút).
Hiện tại, chúng tôi nhận thấy các giảng viên môn Organ cho sinh viên Cao
đẳng sư phạm Âm nhạc tại trường Cao đẳng văn hóa Nghệ thuật Đăk Lăk
đang sử dụng hai phương pháp cơ bản để giảng dạy, đó là:
Phương pháp thuyết trình, hướng dẫn thực hành tại chỗ (truyền ngón):
Phương pháp địi hỏi giảng viên - sinh viên phải có nhiều thời gian làm việc

cùng nhau. Giảng viên thuyết trình giảng giải, thực hành mẫu sau đó trực tiếp
hướng dẫn từng em trong q trình thực hành trên lớp, giúp các em tập đúng
và hiểu kỹ bài học ngay từ đầu. Tuy nhiên nhiều giảng viên q chú trọng đến
thuyết trình dẫn đến học sinh khơng áp dụng được vào luyện tập. Một số
khác lại quá chú trọng đến việc truyền ngón dẫn đến sinh viên khơng có khả
năng tự soạn bài mới…Vì vayaj nên cịn nhiều hạn chế trong việc sử dụng
các phương pháp giảng dạy như:
- Vận dụng các phương pháp dạy học như truyết trình, truyền ngón, thị phạm,
thực hành luyện tập…chưa hợp lý, chưa đầy đủ, không phát huy được thế
mạnh của từng phương pháp dạy học, chưa thu hút được sự chú ý, hào
hứng, ham học hỏi, đôi khi dẫn đến thái độ không phục của sinh viên.
- Không đưa ra được cách giải quyết một bài tập mới, không phát huy được
khả năng tự học của sinh viên, dẫn đến việc sinh viên không hiểu và không tự
luyện tập được
- Phương pháp truyền đạt cịn nhiều hạn chế, khơng biết cách phân chia các
nội dung bài học, thời gian cụ thể cho từng bước lên lớp dẫn đến việc hết
thời gian trên lớp sinh viên vẫn chưa lĩnh hội được kiến thức và kỹ năng thực
hành.
- Khả năng lĩnh hội kiến thức và kỹ năng của sinh viên không đồng đều, điều
kiện luyện tập ở nhà khơng có…dẫn đến hiệu quả giờ học không cao.


1.2.6. Kiểm tra đánh giá:
Sau 30 tiết của mỗi học kỳ giảng viên sẽ cho sinh viên kiểm tra hết học kỳ.
Chương trình bài kiểm tra như sau:
Học kỳ I: 1 gam, 1 Etude, 1 tiểu phẩm đàn Organ.
Học kỳ II: 1 gam, 1 Etude, 1 tiểu phẩm đàn Organ
Học kỳ III: 1 gam, 1 Etude, 1 Sonatine, 1 bài độc tấu đàn Organ.
Học kỳ IV: Bài thi tốt nghiệp gồm: 1 gam, 1 độc tấu đàn Organ, 1 bài đệm hát.
Chưa có tiêu chí đánh giá cụ thể nên kết quả kiểm tra vẫn chưa thuyết phục

được sinh viên

Tiểu kết chương 1
Trong quá trình giảng dạy, khảo sát các buổi học đàn Organ của sinh viên
trong trường chúng tôi nhận thấy có những điểm hạn chế cịn tồn tại:
- Đội ngũ giảng viên có trình độ chun mơn khơng đồng đều. Một số giảng
viên trái chuyên ngành hoặc chưa đạt tiêu chuẩn chất lượng. Điều này dẫn
đến những hạn chế như thiếu kinh nghiệm giao bài, phương pháp giảng dạy
chưa thống nhất giữa các nhóm học.
- Việc phân chia 10 sinh viên cho một nhóm theo danh sách lớp dẫn đến sự
khơng đồng nhất về trình độ..
- Trong chương trình giảng dạy bộ mơn Organ cho sinh viên có nội dung dạy
đệm ca khúc, bài kỹ thuật, bài tiểu phẩm Organ, tiểu phẩm cho piano. Hiện tại
trường chưa có chương trình, tài liệu giảng dạy riêng cho mơn Organ.
- Phương pháp dạy học của các giảng viên là thuyết trình và thị phạm. Đây
là những phương pháp cơ bản được dùng trong giảng dạy. Tuy nhiên việc áp
dụng hai phương pháp này sao cho phù hợp với đối tượng học lại chưa được
đa số các giảng viên quan tâm.
- Kết quả kiểm tra đánh giá chưa thật chính xác do chưa có chương trình bài
thi bắt buộc cũng như tiêu chí đánh giá.
Do đó, để góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy môn đàn Organ cho sinh
viên Cao đẳng sư phạm Âm nhạc trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Đăk


Lăk tiếp theo đây chúng tôi sẽ điều chỉnh và đưa ra một số giải pháp cụ thể
nhằm đem lại kết quả học tập chất lượng cao, cung cấp các kiến thức nền
tảng giúp sinh viên sau khi tốt nghiệp có nghiệp vụ chun mơn, tự tin cơng
tác, có khả năng thích nghi, đáp ứng những địi hỏi của cơng việc thực tiễn
quê hương của mình.


Chương 2
MỘT SỐ GIẢI PHÁP CỤ THỂ
2.1 Điều chỉnh nội dung chương trình giảng dạy.
2.1.1. Gam
Gam từ 0 đến 3 dấu hóa sắp xếp đều cho 4 học kỳ.
Gam Ngũ cung Tây nguyên thể 2 (thông dụng nhất trong các ca khúc Tây
Nguyên)
Như vậy trong 4 học kỳ sinh viên đã được luyện tập tất cả là 12 gam (6 gam
trưởng và 6 gam thứ); chỉ cao nhất là 3 dấu hóa nhưng lại được nhiều gam
khác nhau điều này cho thấy lượng kiến thức phong phú nhưng khơng q
khó về mặt luyện tập; Gam ngũ cung Tây Nguyên thể 2 (thể thường gặp trong
các ca khúc viết cho thiếu nhi Tây Nguyên) được đưa vào chương trình và
luyện tập với các âm hình tiết tấu chủ đạo của Âm nhạc Tây Nguyên như:
móc giật, kép trước, kép sau.
Qua đây chúng ta thấy được điểm nổi trội của bài tập gam trong chương trình
điều trình là: được sắp xếp logic từ thấp đến cao, số lượng gam phong phú,
đảm bảo được lượng kiến thức chung, có yếu tố âm nhạc vùng niềm; vừa
sức với đối tượng học là sinh viên Cao đẳng sư phạm Âm nhạc.
2.1.2. Etude:
Bên cạnh việc luyện tập gam thì Etude cũng đóng một vai trị quan trọng
trong việc giảng dạy và luyện tập đàn Organ. Tuy nhiên chương trình cũ có
một số bất cập nên chúng tôi sẽ điều chỉnh như sau:
Lựa chọn và sắp xếp các bài Etude theo trình độ từ vỡ lịng – có dấu hóanhịp phách phức tạp; Mỗi trình độ sẽ có những bài tập và sách cụ thể, thống
nhất. Điều này giúp cho tất cả các giảng viên dễ dàng chọn lựa bài tập phù
hợp với mục tiêu môn học và khả năng của sinh viên.


2.1.3. Tiểu phẩm Organ:
Sử dụng các ca khúc thiếu nhi, các ca khúc trong chương trình Âm nhạc
THCS và đặc biệt là các ca khúc Tây nguyên và sắp xếp cũng theo trình tự từ

đơn giản và nâng dần độ khó lên qua các học kỳ:
- Sonatine Piano cổ điển của các nhạc sĩ J.Haydn, W.A Mozart, L.V.
Beethove… được chuyển soạn cho Organ dạng đơn giản với mục đích cho
các em là quen với Âm nhạc cổ điển, những bài thay thế này rất phù hợp và
vừa sức, giúp cho các em dễ dàng tiếp cận được với Sonatine – Âm nhạc cổ
điển.
2.1.4. Soạn đệm:
Soạn đệm ca khúc trong chương trình Âm nhạc THCS và ca khúc Thiếu Nhi
Tây Nguyên.
Nhìn chung, tổng thể chương trình điều chỉnh, chúng tơi giữ nguyên thời
lượng tập gam và bổ sung gam ngũ cung Tây nguyên thể 2; cụ thể hóa các
bài Etude theo trình tự từ vỡ lịng đến tăng dần độ khó. Giảm thiểu các bài
mang tính biểu diễn, địi hỏi kỹ thuật phức tạp nâng cao không phù hợp với
mục tiêu mơn học cũng như đối tượng học, thay vào đó là tập trung chính vào
các ca khúc thiếu nhi Tây nguyên, ca khúc trong chương trình Âm nhạc
THCS bằng cách trải đều từ học kỳ I đến học kỳ III, để sinh viên có thể thời
gian luyện tập thành thạo, nhuần nhuyễn các ca khúc THCS và ca khúc thiếu
nhi Tây nguyên. Đây là một điều chỉnh hoàn toàn hợp lý và vô cùng quan
trọng. Đối với soạn đệm cũng cụ thể hóa thể loại bài trọng tâm, điều này giúp
các em nhuần nhuyễn, thành thạo hầu hết các ca khúc trong chương trình
Âm nhạc THCS và các ca khúc thiếu nhi Tây nguyên, đây cũng là một phần
hành trang để các em tự tin hoạt động công tác giảng dạy sau này.
2.2. Đổi mới phương pháp dạy học
2.2.1. Cân bằng giữa phương pháp thuyết trình và phương pháp thị
phạm:
- Thời gian dùng phương pháp thuyết trình chiếm 20% giờ dạy, 30% giờ
dạy dùng phương pháp thị phạm và 50% giờ dạy dùng phương pháp truyền
ngón.
Việc phân chia thời gian và sắp xếp sử dụng hai phương pháp thuyết
trình và thị phạm rất rõ ràng, chặt chẽ, logic; mỗi một nội dung cụ thể sẽ sử

dụng 1 phương pháp với mức thời gian quy định tùy vào nội dung bài học mà
quy định thời gian cụ thể, Điều này đã giúp cho giảng viên xác định và sắp
xếp được các nội dung cần truyền tải đến sinh viên, và chủ động điều khiển,


cuốn hút sự chú ý tập trung của sinh viên theo suốt các hoạt động của mình;
Bên cạnh đó sinh viên cịn được phát biểu cảm nhận của mình khi nghe
giảng viên làm mẫu, hào hứng lấy đó làm đích để luyện tập… Chúng tôi thấy
giải pháp cân bằng giữa hai phương pháp thuyết trình và thị phạm trong việc
giảng dạy môn nhạc cụ Organ cho sinh viên cao đẳng sư phạm đã mang lại
kết quả khá bất ngờ so với phương pháp cũ thông qua kiểm ttra thực
nghiệm.
2.2.2. Dạy học tích hợp nhạc lý, hịa âm, phân tích tác phẩm:
Những năm gần đây, phương pháp dạy học tích hợp gần như đã trở thành
một xu thế trong việc xây dựng nội dung dạy học của nhiều cấp học, chương
trình học và ngày càng trở nên quan trọng trong công tác giáo dục âm nhạc
cũng như của toàn ngành giáo dục trong nước và quốc tế. Chính vì vậy, trong
khi thực hiện đề tài, chúng tôi cũng đã tiến hành thực nghiệm dạy học tích
hợp tại khoa Sư phạm Âm nhạc – Múa của trường. Trong đó, chúng tơi
hướng tới trọng tâm là dạy tích hợp các mơn kiến thức quan trọng và phù
hợp với trình độ của các em như: Lý thuyết âm nhạc cơ bản, Hịa thanh,
Phân tích tác phẩm kiến thức của các môn này thường xuyên có trong phần
lý thuyết của các dạng bài tập Organ, đặc biệt là trong thể loại Soạn đệm cac
khúc. Chính vì vậy chúng tơi đã nghiên cứu và chọn ra giải pháp giúp cho
việc giảng dạy môn Organ cho sinh viên sư phạm đạt kết quả cao đó là:
phương pháp dạy học tích hợp các mơn nhạc lý, hịa âm, phân tích tác phẩm


Dạy tích hợp mơn Lý thuyết Âm nhạc cơ bản


Lý thuyết âm nhạc cơ bản là môn học các sinh viên cũng đã được học tại
năm thứ nhất. Tuy nhiên, nhiều sinh viên là đồng bào dân tộc Ê Đê lại lần đầu
tiếp xúc với việc học Âm nhạc, các em có thể hiểu ngay các vấn đề mà giảng
viên và sách lý thuyết nêu ra là điều rất khó. Khơng ít các trường hợp, nói
chuyện với các em cịn gặp khó khăn vậy nên các từ ngữ mang tính chun
mơn được phiên dịch trong sách càng khiến các em khó hiểu. Bên cạnh đó,
một lớp học tập thể đông sinh viên, các giảng viên bộ môn cũng không thể
theo sát từng em. Bởi vậy, việc giảng viên môn đàn Organ dạy thêm cho các
em về môn lý thuyết cơ bản trong các tiết học đàn, vừa mang tính thực hành
tại chỗ vừa giúp các em ơn luyện lại các kiến thức đã học. Thậm chí, việc làm
này cịn có thể giúp các em bổ sung những lỗ hổng kiến thức do rào cản
ngôn ngữ gây ra.
Lý thuyết âm nhạc cơ bản là môn học cơ sở, bao gồm nhiều vấn đề. Đối với
các sinh viên trong trường, chúng tôi thấy vấn đề nổi cộm hơn cả là việc xác
định đúng giọng cho một ca khúc hay tác phẩm âm nhạc. Tuy những bài tập
được sử dụng khá là đơn giản. Nhưng với nhiều em, đặc biệt là các bạn
người dân tộc, việc áp dụng lý thuyết để tìm giọng vẫn cịn khiến các em khá


lúng túng. Bởi vậy, giảng viên trực tiếp hướng dẫn các em cách xác định
giọng cho một ca khúc một cách cụ thể, dễ nhớ nhất với ba bước sau:
Bước 1: Xác định thứ tự xuất hiện các dấu thăng , giáng trên hóa biểu (biết
và thuộc lịng như bảng cửu chương)
Bước 2: Xác định 2 giọng song song của hóa biểu đó
Sau đây sẽ là cách thực hiện từng bước cụ thể:
Bước 1: Thứ tự xuất hiện các dấu hóa trong hóa biểu:
+ Thứ tự xuất hiện các dấu thăng (#): Fa- Đô- Sol- Rê- La- Mi- Si
+ Thứ tự xuất hiện các dấu giáng (b): Si- Mi- La- Rê- Sol- Đô- Fa (ngược lại
với dấu thăng).
Bước 2: Cách xác định giọng song song với hóa biểu

1. Hóa biểu dấu thăng : lấy dấu thăng cuối cùng đi lên nửa cung ta có tên
giọng trưởng; Từ giọng trưởng đi xuống một quãng 3 thứ ta sẽ tìm được tên
của giọng thứ song song.
Ví dụ: hóa biểu có 1 dấu Fa #: Fa # + 1/2 cung là Sol: giọng Sol trưởng; Từ
nốt Sol (nốt gốc của giọng Sol trưởng) đi xuống một quãng 3 thứ (Sol- Fa- Mi)
giọng Mi thứ; Như vậy Sol trưởng và Mi thứ sẽ là cặp giọng song song của
hóa biểu có một dấu Fa thăng.
2. Hóa biểu dấu giáng (b): Nếu chỉ có một dấu giáng thì là giọng Fa trưởng và
giọng song song là Rê thứ (học thuộc lòng). Từ hai dấu giáng trở lên thì lấy
dấu giáng trước dấu cuối cùng làm tên cho giọng trưởng. Từ giọng trưởng
xuống một quãng 3 thứ ta sẽ tên của giọng thứ song song với giọng trưởng
đó.
Ví dụ: hóa biểu có 2 dấu Si b và Mi b: sẽ là giọng Si giáng trưởng và giọng
song song là Sol thứ.
Nhận xét: giảng viên truyền đạt cụ thể, rõ ràng, dễ hiểu; Bên cạnh đó đưa ra
bài tập thực hành áp dụng các lý thuyết vừa học để giải quyết bài làm trong
1 khoảng thời gian nhất định. Điều này buộc sinh viên phải tập trung làm bài
và đưa ra kết quả chính xác cho bài tập giảng viên đưa ra qua đó giảng viên
đánh giá được mức độ hiểu bài và khả năng tiếp thu nội dung bài vừa học
của sinh viên ngay tại lớp cách chính xác.


Dạy tích hợp mơn Hịa thanh


Hịa thanh cũng là một bộ mơn cơ bản có trong chương trình học của sinh
viên cao đẳng Sư phạm Âm nhạc trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Đăk
Lăk. Đây là môn học quan trọng, bổ trợ rất nhiều cho kỹ năng đệm đàn
Organ.
Trong chương trình học mơn Hịa thanh của hệ Cao đẳng Sư phạm Âm nhạc,

các em được học về các bậc công năng, cách xây dựng từng hợp âm và
cách nối tiếp hòa âm. Cuối chương trình, các em sinh viên được học tập
thêm về cách vận dụng, đặt hợp âm cho một nét giai điệu, làn điệu dân ca
hay ca khúc. Tuy nhiên, đây là một mơn học khó, nhiều em sinh viên khơng
thể nắm bắt được các bài giảng trên lớp học hòa thanh. Thậm chí, do mơn
học có nhiều từ ngữ chun mơn được phiên dịch sang tiếng phổ thơng
(tiếng Việt), nên có những em người dân tộc thiểu số không thể hiểu được
nếu khơng được giải thích kỹ. Chính vì vậy để nâng cao chất lượng của môn
Organ, giảng viên môn Organ hướng dẫn cụ thể, chi tiết cho các em về phần
hòa thanh ứng dụng trên là điều hết sức cần thiết và hữu ích. Đặc biệt là
phần thành lập được vòng hòa âm cơ bản của các giọng trưởng và thứ; tìm
các hợp âm cơ bản (T- S- D tương đương với bậc I, IV, V) của giọng chính và
đặt các các hợp âm vào bản nhạc cụ thể như sau:
Bước 1: Thành lập các hợp âm ba từ 7 bậc của một giọng trưởng, thứ.
Bước 2: xác định được vịng cơng năng T- S- D của giọng
Như vậy, chúng ta có vịng hịa âm cơ bản cho các giọng trưởng và thứ; tuy
nhiên vong hòa âm này sử dụng cho các cac khúc thiếu nhi đơn có giai điệu
đơn giản, ngắn gọn thì rất phù hợp, nhưng đối với một vài ca khúc trong
chương trình Âm nhạc THCS hoặc các ca khúc Tây Nguyên thì chúng ta cần
mở rộng vịng hịa âm cơ bản để có nhiều hợp âm đặt vào bài, làm cho phần
đệm thêm phong phú, đặc sắc hơn bằng cách sau: Khi đã có được các hợp
âm có bản của một giọng, chúng ta tiếp tục tìm hợp âm phụ của giọng sẽ là
các bậc cịn lại ngồi bậc I- IV- V đó là Hợp âm bậc II, III, VI, VII của giọng
chính.
Như vậy, để đệm một ca khúc chúng ta cần vòng hòa âm cơ bản 4 hợp
âm chính, hoặc 4 hợp âm phụ trên giọng chủ của ca khúc là đầy đủ, nhưng
nếu chúng ta không đặt các hợp âm này đúng chỗ và hợp lí vào giai điệu của
ca khúc thì phần đệm của ca khúc vẫn chưa hoàn thiện.
Bước 2: cách đặt hợp âm vào ca khúc
Thông thường chúng ta sẽ đặt các hợp âm vào giai điệu như sau:

- Hợp âm đầu tiên và hợp âm cuối cùng luôn là hợp âm bậc I của giọng.


- Hết câu nhạc 1 thường là hợp âm bậc V, V7 của giọng chính; Hết đoạn sẽ là
hợp âm chủ (bậc I) của giọng chính.
- Các hợp âm có thể được thay đổi theo phách, theo nhịp tùy thuộc vào giai
điệu của từng ca khúc, cũng có những ca khúc cả đoạn dài chỉ sử dụng một
hợp âm, cũng có ca khúc trong một ơ nhịp thay đổi 2, 3 hợp âm…
* Cách tìm hợp âm cho các ca khúc Tây Nguyên: Để chuẩn bị cho việc
đệm các ca khúc mang âm hưởng Ngũ cung Tây nguyên, chúng tôi đã chuẩn
bị cho sinh viên bằng cách luyện tập gam Ngũ cung Tây nguyên thể 2
(thường gặp trong các ca khúc thiếu nhi viết cho Tây Nguyên). Dân ca Ê Đê
và các ca khúc mang âm hưởng Tây Nguyên có một sắc thái riêng biệt như:
cấu tạo giai điệu dựa trên ngũ cung Tây Nguyên, hình tiết tấu chủ đạo là: móc
giật, kép trước, kép sau, địn gánh…chính vì vậy nên để thể hiện được nét
riêng của Âm nhạc Tây Nguyên phần hòa âm cần phải sử dụng nét đặc trưng
trong Âm nhạc Tây Nguyên như sau:
- Xác định được gam Ngũ cung sử dụng trong ca khúc.
- Dùng các nốt trong gam Ngũ cung thành lập hợp âm ba để đặt vào bài.


Dạy tích hợp mơn Phân tích tác phẩm

Phân tích tác phẩm là một mơn học quan trọng mang tính tổng hợp. Phân
tích tác phẩm, hiểu được tác phẩm các sinh viên sẽ dễ dàng hơn trong việc
luyện tập và diễn tấu. Tầm quan trọng của việc nhận biết những chỗ ngắt
câu, chuyển đoạn trong mỗi tác phẩm đối với các sinh viên ngành sư phạm
âm nhạc còn quan trọng hơn nữa. Khi các em dạy học, việc truyền đạt từng
câu, đoạn nhạc sẽ dễ dàng hơn nhiều cho lứa tuổi học sinh có thể học và
thuộc bài nhanh chóng. Bên cạnh đó, khi diễn tấu cho học sinh nghe nếu các

em dựa vào việc chuyển đoạn của tác phẩm để thay đổi phần đệm sẽ tăng
phần hấp dẫn.
Trong các tiết học tích hợp việc dạy Phân tích tác phẩm và Organ, các giảng
viên và sinh viên thường rất thuận lợi trong việc nhận biết câu đoạn của các
ca khúc hay dân ca (nhạc có lời) khi dựa vào lời ca để phân câu.Tuy nhiên,
với những tác phẩm nhạc khơng lời, các em sinh viên gặp nhiều khó khăn
hơn. Bởi vậy, để nâng cao khả năng phân tích của các em sinh viên, chúng
tôi sử dụng các tài liệu giảng dạy là những giai điệu ca khúc đã được bỏ phần
lời ca để các em phân tích, sau đó đối chiếu với bản ca khúc đầy đủ.
Sau khi các em đã nắm vững câu nhạc và đoạn nhạc của ca khúc. Các giảng
viên mới hướng dẫn thêm việc chuyển đổi phần đệm sao cho tính chất âm
nhạc giữa các đoạn được linh động, phong phú hơn. Mặt khác, khi biết phân
chia câu nhạc, đoạn nhạc các em sẽ rất dễ dàng trong việc dùng các câu


nhạc trong ca khúc làm câu nhạc dạo mở đầu, dạo giữa, hay kết thúc cho
phần bài soạn đệm của mình thuận lợi và vừa sức hơn.
Với phương pháp tích hợp dạy kèm mơn phân tích mà chúng tơi đã thử thực
nghiệm, nhiều em sinh viên tỏ ra khá thích thú. Bởi, khi tìm các câu, đoạn
nhạc các em đều phải sử dụng kỹ năng đọc nốt nhạc…, một trong những
mơn lý thuyết cơ bản đã được học trước đó và được rèn luyện thêm rất nhiều
về kỹ năng này.
Như vậy chúng ta thấy để hướng dẫn sinh viên soạn đêm một ca khúc hoàn
chỉnh phải sử dụng kiến thức từ các môn học khác chú không thể chỉ kiến
thức, kỹ năng của mơn Organ mà đầy đủ được. Vì vậy việc chúng tơi đưa ra
giải pháp dạy học tích hợp các mơn Nhạc lí Âm nhạc cơ bản, Hịa thanh,
Phân tích tác phẩm vào giảng dạy mơn Organ cho sinh viên Cao đẳng sư
phạm Âm nhạc tại khoa Âm nhạc- Múa trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật
Đăk Lăk là hết sức đúng đắn và cần thiết.
2.2.3 Hướng dẫn khả năng tự học:

Đây là khả năng cần thiết cho người học các môn nhạc cụ, đặc biệt là đàn
Organ. Khả năng thị tấu nhanh sẽ giúp người học lĩnh hội kiến thức mới một
chủ động từ đó có thể tìm tìm tịi, sáng tạo ra phương pháp luyện tập, thực
hành cho bản thân mà không thấy bị động, nhàm chán. Khi có khả năng thị
tấu người học sẽ cảm thấy tự tin, hào hứng với môn học, sẽ hạn chế được
rất nhiều khó khăn trong q trình học tập và luyện tập thực hành trên đàn
Organ. Qua đây chúng tơi nhận thấy rằng nếu người học có kỹ năng thị tấu
bài tốt thì đồng nghĩa với việc người đó có khả năng tự học, tự lĩnh hội và giải
quyết được vấn đề trong khi luyện tập. Vậy thế nào là thị tấu? làm thế nào để
luyện tập được khả năng thị tấu của người học ngày càng tốt hơn....Chúng tôi
xin đưa ra khái niệm thị tấu dễ hiểu dành cho người đang học nhạc cụ Organ
như sau: Thị tấu là khả năng nhận một bài tập mới, sau đó vừa nhìn vừa đàn,
nhưng phải chính xác được 70% tồn bài thì mới gọi là thị tấu tốt của người
học chuyên ngành. Còn đối với sinh viên sư phạm Âm nhạc thì việc thị tấu
phải luyện tập dần dần cấp độ từ đơn giản đến phức tập dần.
Đối với sinh viên cao đẳng sư phạm âm nhạc trường Cao đẳng Văn hóa
nghệ thuật Đăk Lăk, qua nghiên cứu chúng tơi nhân thấy mặc dù các giảng
viên đã kết hợp những phương pháp truyền thống, đặc thù với mơn học, tận
tình hướng dẫn những kết quả vẫn khơng cao chính là do ngun nhân sinh
viên khơng có khả năng thị tấu- bị động tiếp thu tất cả những thông tin giảng
viên truyền đạt và thực hành luyện tập cũng theo vậy, đợi giảng viên làm
mẫu rồi bắt chước lại, hoàn toàn khơng có khả năng tự học. Vì vậy để nâng
cao chất lượng giảng dạy nhạc cụ Organ cho sinh viên sư phạm Âm nhạc,
chúng tôi mạnh dạn đưa ra các biện pháp hỗ trợ cho sinh viên biết cách thị
tấu bài một cách chính xác từ chậm đến nhanh dần, từ đó tạo cho sinh viên


thói quen tự giải quyết một bài tập mới mà không cần phụ thuộc hoặc hỗ trợ
từ đâu, đây cũng là khả năng tự học của sinh viên.
Qua khảo sát điểm thi đầu vào của sinh viên sư phạm Âm nhạc tại trường

Cao đẳng văn hóa Nghệ thuật những năm gần đây chúng tơi nhận thấy
khoảng 90% thí sinh khơng biết sử dụng đàn Organ. Đây sẽ là trở ngại lớn, là
nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến thái độ cũng như kết quả của mơn
Organ. Chính vì vậy chúng tơi đã nghiên cứu và tìm ra vài cách luyện tập kỹ
năng thị tấu cho sinh viên theo 3 mức độ nhận thức như sau:
* Cách 1: Đọc tên nốt kèm theo các kí hiệu ngân nghỉ của phách.
Cách này áp dụng cho những sinh viên khả năng tiếp thu chậm, nhưng có
được thói quen thị tấu chậm và chính xác này sẽ làm tăng dần khả năng tập
trung tư duy nhanh, giúp sinh viên phản xạ nhanh với những kiến thức, bài
tập mới, từ đó sẽ có cách riêng để đạt được điều mình muốn và mơn học u
cầu.
* Cách 2: thị tấu theo phút hoặc giây đồng hồ.
Cách tạo áp lực cho người học trong một khoảng thời gian ngắn nhất có thể
tùy theo khả năng của mình, sinh viên phải hoàn thành bài và cứ như vậy sẽ
giảm dần thời gian thị tấu của sinh viên đến mức thấp nhất.
* Cách 3: bài khó hơn yêu cầu sinh viên thị tấu cả bài. Với những bài khó
hơn, mức thời gian ngắn sẽ áp dụng cho những sinh viên khá.
Phương pháp này không chỉ giúp sinh viên tự rèn luyện nâng cao khả năng
tự học của bản thân ở nhà, mà đây cũng là phương pháp tốt để tăng sự tập
trung và thi đua trong môn học Organ; Bởi vậy những người học chuyên
ngành Âm nhạc vẫn rất nể phục những bạn đồng mơn có khả năng thị tấu
giỏi.
2.2.4. Kiểm tra, đánh giá:
Trong giờ học đàn Organ chúng tôi nhận thấy, việc quan sát và
kiểm tra bài tập của sinh viên là rất cần thiết. Trong thực tế khi các em tập bài
ở nhà sẽ không tránh khỏi những sai phạm, vì vậy sự kiểm tra của người
Thầy giúp sinh viên phát hiện ra những chỗ sai của mình và khắc phục.
Những lỗi mà các em thường gặp phải khi mới tiếp xúc và học tập môn đàn
Organ là: thực hiện sai yêu cầu của bài taajpj, sai ngón bấm, khơng chú ý dấu
hóa, nhịp độ…Trong khi tập bài sinh viên thường muốn tập nhanh. Vì vậy

giảng viên phải có sự quan sát, kiểm tra đồng thời hướng dẫn về phương
pháp tập đàn cho sinh viên ngay từ những buổi đầu khi giao bài tập về nhà
cho các em. Quan sát sư phạm và kiểm tra năng lực cho sinh viên là quá


trình lâu dài, địi hỏi phải có sự thường xun và sự thận trọng của giảng viên
trong suốt quá trình dạy học. Để đánh giá kết quả học tập của sinh viên thì
giảng viên cần phải dựa vào các tiêu chí như: ý thức, thái độ học tập, khả
năng hồn thành bài tập, cụ thể như sau:
Tiêu chí chấm thi:
Khi chấm thi giảng viên phải căn cứ vào những tiêu chí sau:
+ Điểm chuyên cần, thái độ học tập (1,5 điểm): xét quá trình sinh viên đi học
đầy đủ , vắng có lý do hoặc khơng lý do. Trong q trình học, sinh viên có ý
thức, thái độ học tập tích cực hay chỉ đi điểm danh…
+ Điểm kỹ năng (3 điểm): xét theo yêu cầu bài thi.
+ Điểm xử lý bài, cấp độ bài (3 điểm): Bài thi sạch, diễn tấu sắc thái, có sự
sáng tạo trong việc chọn âm sắc, tiết điệu…
+ Khả năng đệm hát (2,5 điểm): bài đệm có sự sáng tạo, làm nổi bật được
tính chất Âm nhạc của ca khúc…
2.3. Một số giải pháp khác:
Ngoài các giải pháp điều chỉnh nội dung dạy dọc, phương pháp dạy học
nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn nhạc cụ Organ cho sinh viên cao
đẳng sư phạm Âm nhạc tại trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Đăk Lăk,
chúng tôi xin đưa thêm các giải pháp phù hợp với sinh viên, tạo điều kiện để
các em học tập nhau, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, giúp các em có khơng gian
để tự lập, sáng tạo…đây cũng là nguyên nhân giúp cho việc học và luyện tập
môn nhạc cụ Organ đạt kết quả tốt.
2.3.1. Tổ chức lớp học
Phương pháp tổ chức lớp học là phương pháp lựa chọn, đánh giá khả năng
của sinh viên mà sắp xếp các em theo từng nhóm học tập. Nhà sư phạm

muốn áp dụng phương pháp này cần phải có kinh nghiệm, chú ý quan sát và
khả năng sắp xếp khoa học. Trong chương trình mới này, chúng tơi lựa chọn
phân nhóm sinh viên chủ yếu dựa theo các tiêu chí: Năng lực học tập, dân
tộc.
Sau cơ sở phân nhóm ban đầu, trong q trình giảng dạy phải ln quan sát
khả năng tiếp thu, thái độ học tập của từng sinh viên trong các nhóm để kịp
thời điều chỉnh, sắp xếp, luân chuyển otrong suốt q trình học tập. Qua thực
tế, khơng hiếm các trường hợp, một số em khi mới vào trường biểu hiện rất
tốt nhưng thời gian sau do nhiều nguyên nhân, cả khách quan lẫn chủ quan


các em phát triển chậm lại. Hay ngược lại, có những em mới vào trường biểu
hiện kém nhưng do nỗ lực cá nhân các em ngày càng phát triển tốt. Bởi vậy,
việc giảng viên luôn theo sát, quan tâm để phân nhóm sinh viên là việc làm
cần thiết.
Với phương pháp này, chúng tôi hướng tới mục tiêu tất cả các sinh viên đều
sẽ nhận được chương trình học phù hợp với khả năng của mình qua từng
học kỳ. Các em khá sẽ có cơ hội được luyện tập các bài mới với dộ khó tăng
dần, giúp các em tiến bộ nhanh hơn; các em trung bình yếu sẽ khơng phải
rèn luyện những bài khó, khơng vừa sức với trình độ của mình.
Trong năm học 2016- 2017 chúng tơi cũng đã thực nghiệm lựa chọn một số
các em khá và yếu của lớp để tham gia hai nhóm học tập. Khi học và kiểm tra
đều được đánh giá, nhận xét dựa trên những yêu cầu và nội dung cụ thể
riêng của từng nhóm học sinh. Nhìn chung, khi được phân theo nhóm có
cùng trình độ và u cầu học tập các em đều có tiến bộ tốt. Các em khá được
phát huy tính cạnh tranh chun mơn nên rất nỗ lực học tập và rèn luyện.
Các em yếu có tâm lý tốt, thoải mái do khơng cịn bị áp lực từ sự tiến bộ
nhanh của bạn bè cũng như yêu cầu q cao của q trình học mà các em
khơng theo kịp. Thay vào đó, các em hịa đồng và có ý thức hơn trong việc
cùng giúp nhau học tập. Tất cả các em đều hoàn thành tốt học phần được

giao. Điều này cho thấy đây là cách tổ chức lớp học tích cực, đem lại hiệu
quả giảng dạy và luyện tập môn nhạc cụ Organ ngày càng tiến bộ.

2.3.2. Tổ chức luyện tập theo nhóm ngồi giờ học chính khóa:
Mục đích của việc tổ chức luyện tập mơn Organ theo nhóm ngồi giờ
học chính khóa cho sinh viên cao đẳng sư phạm Âm nhạc là tạo môi trường
cho các em học tập lẫn nhau “học Thày không tày học bạn”, giúp đỡ nhau,
thân thiện đồn kết; có nhiều sáng tạo trong việc luyện tập bài sao cho đúng,
nhanh thuộc, thi đua, kiểm tra lẫn nhau, tạo tinh thần vui vẻ trong khi luyện
tập bài.
Giờ học mơn Organ chỉ có 2 tiết/1 tuần, vì vậy để đảm bào thời gian
luyện tập hoàn thiện bài, ngoài thời gian luyện tập cá nhân, chúng tơi hướng
dẫn các em chia nhóm tự học với nhau như sau:
5 bạn/1 nhóm (1 bạn khá 4 bạn trung bình);
Thời gian luyện tập cùng nhau là: 1 lần/90 phút/1 tuần;


Mục tiêu: cả nhóm đều hiểu và thuộc bài tập trong giờ chính khóa.
Cách thực hiện: bạn khá sẽ giúp các bạn trung bình, giải đáp làm mẫu những
chỗ bạn mình chưa làm được, lần lượt đàn cho nhau nghe; bạn đàn mình
đọc nốt đếm phách theo; bạn tay phải mình tay trái…
Viết lại các việc đã làm và báo cáo lại cho giảng viên: 1 bạn đại diện làm việc
này…và với cách luyện tập từng nhóm với nhau như thế này sẽ đem lại hiểu
quả cao trong việc luyện tập bài cũ, củng cố kiến thức đã học một cách tốt
nhất trong sinh viên.
Như vậy, việc luyên tập theo nhóm ngoại khóa giúp cho các em biết
cách phân chia công việc phải làm theo năng lực của bản thân, biết lắng
nghe ý kiến của người khác, rút kinh nghiệm cho bản thân, có tinh thần trách
nhiệm cao đối với kết quả của cả nhóm, khơng để bản thân mình làm ảnh
hưởng đến tập thể…Đây cũng là một yếu tố quan trọng của một giáo viên Âm

nhạc trong tương lai cần phải có.
2.4. Thực nghiệm Sư phạm:
Sau khi tìm hiểu và nghiên cứu theo mục tiêu của đề tài, chúng tôi cũng đã
tiến hành thực nghiệm sư phạm đối với một số sinh viên năm thứ hai, học kỳ
III. Trong tiết học này chúng tôi đã tiến hành dạy theo phương pháp tích hợp
mơn nhạc Lý thuyết cơ bản, hịa thanh và phân tích tác phẩm với đàn Organ,
với sự phân chia thời gian cho từng nội dung bài học và điều chỉnh cân bằng
giữa các phương pháp dạy học. Với nội dung bài dạy: Luyện tập Gam Ngũ
cung Tây nguyên thể 1 và tập bài Hát gọi mặt trời của Nguyễn Thúy Liễu (ca
khúc thiếu nhi mang âm hưởng gam Ngũ cung Tây nguyên thể 2)
Qua đợt thực tập sư phạm, điều khiến tôi cảm thấy vui là các em đã có
sự tiến bộ trong học tập, khoảng cách giữa sinh viên và giảng viên cũng gần
gũi hơn. Tôi ln trị chuyện, hỏi thăm việc học tập các mơn học khác của các
em, về cuộc sống, về các sinh hoạt cộng đồng…Bên cạnh đó trong khi
hướng dẫn các phần khó trong bài tơi cũng đã có những cách diễn đạt vui vẻ
nên các em đã chủ động chia sẻ và tích cực hỏi về bài học nhiều hơn. Cơng
việc giảng dạy không chỉ dừng lại ở việc truyền đạt kiến thức mà giảng viên
cần phải lắng nghe, thấu hiểu và chia sẻ với sinh viên để giờ học không bị
nhàm chán, buồn tẻ.
Sau khi thực nghiệm giảng dạy các giáo án theo nội dung chương trình và
phương pháp dạy học đã được chiều chỉnh, chúng tôi đã lấy ý kiến của các
sinh viên trong các nhóm với các nội dung thể loại bài học khác nhau. Dưới
đây là bảng tổng kết đánh giá khả năng hiểu bài và tự luyện tập của hai nhóm
sinh viên theo chương trình cũ và chương trình mới chúng tơi thấy sau khi có
giải pháp mới về phương pháp dạy học cũng như sắp xếp thay đổi nội dung


chương trình học cho phù hợp với mục đích mơn học và đối tượng học thì kết
quả tiếp thu kiến thức , kỹ năng thực hành trên đàn Organ của sinh viên sư
phạm Âm nhạc trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Đăk Lăk cũng tăng lên

rõ rệt, cụ thể là: khơng cịn tình trạng sinh viên tập bài được do bắt chước
phần đàn mẫu, hoặc dạy truyền ngón của giảng viên, khơng cịn tình trạng
sinh viên vẫn cịn mơ hồ không hiểu cách tập bài như thế nào…100 % sinh
viên hiểu và biết cách tự tập bài – Đây là mục đích chúng tơi mong muốn nhất
cho sinh viên của mình, vì thế chúng tơi đã nghiên cứu và đưa ra các giải
pháp để khắc phục; Và kết quả của các giờ dạy thực nghiệm đã chứng minh
được các giải pháp chúng tơi đưa ra hồn tồn phù hợp và cần thiết cho sinh
viên sư phạm Âm nhạc trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Đăk Lăk.
Qua đợt thực nghiệm sư phạm, tuy chỉ kéo dài trong một học kỳ và với một
nhóm sinh viên năm nhất, các kỹ năng còn chưa thuần thục. Nhưng với sự cố
gắng của cả giảng viên và sinh viên, chúng tôi cũng đã đạt được những tín
hiệu khả quan về sự hiệu quả của chương trình mới. Biểu hiện cụ thể nhất đó
là sự tiến bộ của các nhóm sinh viên qua quá trình kiểm tra, đánh giá định kỳ
tại học kỳ II, đặc biệt là khơng cịn sinh viên dưới điểm trung bình.

Tiểu kết chương 2
Nhận thấy sự cần thiết về việc nâng cao chất lượng giảng dạy môn đàn
Organ cho sinh viên Cao đẳng sư phạm Âm nhạc trường Cao đẳng Văn hóa
Nghệ thuật Đăk Lăk. Đồng thời, để đáp ứng nhu cầu học tập của sinh viên
chúng tơi đã tìm hiểu, nghiên cứu và mạnh dạn đưa ra những giải pháp nhằm
nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn này. Cụ thể như sau:
Về nội dung chương trình giảng dạy: chúng tôi sử dụng chủ yếu các ca khúc
trong chương trình Âm nhạc THCS và mang điệu thức Ngũ cung Tây Nguyên
và các bài dân ca, ca khúc thiếu nhi Tây nguyên.
Về phương pháp dạy học: chúng tôi bổ sung thêm Phương pháp lấy người
học làm trung tâm; giải pháp cân bằng giữa hai phương pháp thuyết trình và
thị phạm; Với Phương pháp tích hợp mơn Lý thuyết Âm nhạc cơ bản, Hịa
thanh, Phân tích tác phẩm hướng dẫn khả năng tự học cho sinh viên.
Với một số các phương pháp như tổ chức lớp học, tổ chức luyện tập theo
nhóm ngồi giờ học chính khóa: chúng tơi tổ chức lớp học theo cách phân

nhóm sinh viên hướng tới mục tiêu tất cả các sinh viên đều sẽ nhận được
chương trình học phù hợp với khả năng của mình qua từng học kỳ.
Qua đợt thực nghiệm sư phạm vào học kỳ II năm học 2016-2017 đối với một
nhóm sinh viên năm thứ nhất, chúng tôi cũng đã đạt được những tín hiệu khả


quan về tính hiệu quả của chương trình mới. Hi vọng, trong thời gian tới, sau
khi luận văn được hoàn thành, chúng tơi sẽ có điều kiện để thực hiện những
tìm hiểu, nghiên cứu của mình tại khoa Sư phạm Âm nhạc – Múa trường Cao
đẳng Văn hóa Nghệ thuật Đăk Lăk

Kết luận
Trong nhiều năm trở lại đây, tuy vẫn cịn gặp nhiều khó khăn nhưng các thế
hệ cán bộ, giảng viên trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Đăk Lăk ln
xác định đúng chức năng nhiệm vụ của mình, không ngừng cố gắng từng
bước nâng cao năng lực giảng dạy, cải thiện và nâng cấp điều kiện cơ sở vật
chất cũng như quy mơ đào tạo. Trong đó, Khoa Sư phạm Âm nhạc – Múa
đang hết sức phấn đấu để dần trở thành một cơ sở uy tín, chất lượng trong
công tác đào tạo chuyên ngành sư phạm âm nhạc, tạo nguồn giáo viên âm
nhạc cho các trường tiểu học, trung học trong và ngoài tỉnh. Để hoàn thành
mục tiêu đó và đáp ứng xu thế phát triển từng ngày của xã hội, chúng tôi
nhận thấy yêu cầu cần nâng cao chất lượng giảng dạy mơn âm nhạc nói
chung và bộ mơn Organ nói riêng là rất cần thiết. Vì vậy, sau khi đã xác định
rõ mục tiêu nghiên cứu cho đề tài này, chúng tơi đã tìm hiểu và phân tích
những bất cập trong thực trạng giảng dạy mơn Organ hiện nay tại cơ sở và
nhận thấy:
Giáo trình được sử dụng khơng thống nhất. Đồng thời, chưa có yêu cầu cụ
thể và chi tiết nên trong quá trình giảng dạy, giữa các giảng viên việc lựa
chọn bài cho sinh viên cịn chưa thật sự phù hợp, đơi khi là khơng đúng với
trình độ, năng lực thật sự của sinh viên. Bên cạnh đó, nội dung và thời lượng

phân bổ các nội dung mơn học trong chương trình cịn nhiều hạn chế, không
phù hợp với nhu cầu thực tiễn đòi hỏi.
Cách tổ chức lớp học chưa tạo nên được một giờ học chất lượng. Thời
lượng mỗi kỳ học trong 15 tuần và mỗi tuần có 02 tiết (45 phút/1 tiết) cho 01
nhóm với 10 sinh viên là chưa thật sự hợp lý.
Các giảng viên hầu như chưa khai thác các phương pháp mới cũng như
không thường xuyên cập nhật các thông tin, phương tiện tiên tiến của xã hội
nhằm hỗ trợ cho công tác giảng dạy. Bởi vậy, việc nâng cao chất lượng dạy
và học của môn đàn Organ chưa đạt hiệu quả và chất lượng tốt nhất.
Những bất cập trên đang tồn tại thực trạng giảng dạy môn Organ tại
trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Đăk Lăk. Với kinh nghiệm giảng dạy
của bản thân cùng sự tham gia, giúp đỡ và đóng góp ý kiến của nhiều


anh/chị/em đồng nghiệp, các thầy cô và những nhà nghiên cứu giáo dục –
văn hóa, sau một thời gian học hỏi, tìm tịi nghiên cứu chúng tơi cũng xin đưa
ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn đàn Organ tại
Khoa Sư phạm Âm nhạc – Múa trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Đăk
Lăk. Các nội dung của chương trình mới của chúng tơi hướng tới:
Thay đổi, phân bố lại chương trình đào tạo 02 năm cho hệ Cao đẳng
ngành Sư phạm Âm nhạc cho hợp lý hơn với định hướng thúc đẩy việc đáp
ứng của các sinh viên với nhu cầu công việc thực tế. Chương trình mới sẽ
giảm thiểu những bài bản có tính chất chun nghiệp, những bài bản có kỹ
thuật khó, phức tạp thiên về phô diễn kỹ thuật trong giáo trình. Thay vào đó,
chúng tơi tập trung vào các ca khúc trong chương trình Âm nhạc THCS, đặc
biệt là các điệu thức Ngũ cung Ê Đê và các ca khúc mang âm hưởng dân
gian Tây Nguyên.
Đưa thêm một số phương pháp giảng dạy mới để thực hiện các mục
tiêu như: cân bằng các phương pháp đã và đang sử dụng; các cách cụ thể
giúp các em nâng cao khả năng tự học; phân nhóm các sinh viên dựa trên

cơ sở đánh giá năng khiếu, năng lực học tập nhằm tạo cho các em tâm lý
học tập thoải mái; Tích hợp các môn để củng cố, bổ sung kiến thức âm nhạc
cho các em sinh viên ngay trong các giờ học Organ;Trang bị cho sinh viên
những kỹ năng quan trọng và cơ bản nhất để phục vụ hoạt động và làm việc
sau khi ra trường.
Hi vọng, cơng trình “Nâng cao chất lượng giảng dạy môn đàn Organ cho
sinh viên sư phạm âm nhạc trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Đăk
Lăk” của chúng tơi sẽ góp một phần nhỏ bé vào cơng tác cải tiến chương
trình giảng dạy tại Khoa Sư phạm Âm nhạc – Múa, trường Cao đẳng Văn hóa
Nghệ thuật Đăk Lăk. Qua đó, giúp cho sinh viên được học tập, trau dồi các kỹ
năng một cách thuận lợi, hiệu quả hơn để các em trở thành nguồn nhân lực
quý giá phục vụ nhu cầu phát triển giáo dục - văn hóa tại tỉnh nhà.

Khuyến nghị
Qua thực tế cơng tác tại trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Đắk Lắk tôi
thấy những năm gần đây Trường đã đặc biệt quan tâm đến chất lượng dạy
và học môn Organ cho sinh viên Cao đẳng sư phạm Âm nhạc.
Trên thực tế những cố gắng này đã đáp ứng được phần nào trong yêu cầu
đòi hỏi giáo dục của Tỉnh nhà. Tuy nhiên vấn đề chất lượng luôn luôn cần
thiết để nâng cao hơn nữa chất lượng giảng dạy trong đề tài nghiên cứu của
chúng tôi đã đưa ra một số giải pháp điều chỉnh chương trình và phương
pháp. Chúng tơi xin có một số ý kiến như sau:


Nâng cao chất lượng chuyên môn nghiệp vụ của giảng viên giảng dạy môn
đàn Organ cho sinh viên sư phạm Âm nhạc (theo hình thức tự học hoặc BGD
tổ chức ).
Cần trú trọng trong viêc tuyển sinh năng khiếu cho sinh viên (vì năng khiếu là
yếu tố hỗ trợ rất tốt cho việc học âm nhạc).
Cần phân bố giảng viên đúng chuyên ngành giảng dạy môn đàn Organ cho

hợp lý, hạn chế sử dụng mức thấp nhất giảng viên trái chun ngành.
Cần có giáo trình nội bộ của mơn học; các buổi tham giao lưu biểu học tập
lẫn nhau giữ các khóa, các lớp sư phạm Âm nhạc về đàn Organ./.


×