BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
HỌC VIỆN ÂM NHẠC QUỐC GIA VIỆT NAM
_______________________
TRẦN THỊ KIM NGA
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY MÔN DÂN CA
CHO HỆ CAO ĐẲNG TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÔNG NAI
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGHỆ THUẬT ÂM NHẠC
HÀ NỘI, NĂM 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
HỌC VIỆN ÂM NHẠC QUỐC GIA VIỆT NAM
_______________________
TRẦN THỊ KIM NGA
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY MÔN DÂN CA
CHO HỆ CAO ĐẲNG TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÔNG NAI
Chuyên ngành: Lý luận và Phương pháp dạy học Âm nhạc phổ thông
Mã số:
60.14.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGHỆ THUẬT ÂM NHẠC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. BÙI HUYỀN NGA
HÀ NỘI, NĂM 2013
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu, kết quả thực nghiệm nêu
trong luận văn là trung thực và chưa được ai công
bố trong bất kì công trình nào khác. Nếu có điều gì
trái với lời cam đoan, tôi xin hoàn toàn chịu trách
nhiệm.
Hà Nội, ngày tháng năm 2013
Tác giả luận văn
Trần Thị Kim Nga
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin cảm ơn tới các thầy cô giáo, các cán bộ của học viện
âm nhạc Quốc gia và học viện âm nhạc Huế đã giúp đỡ và trang bị cho tôi
những kiến thức quý báu trong quá trình học tập.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Bùi Huyền Nga –
Người đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên
cứu và hoàn thiện đề tài.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu, các đồng nghiệp
và sinh viên trường Đại học Đồng Nai đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá
trình thực hiện đề tài.
Thành công này của tôi, cũng nhờ có sự động viên, khuyến khích tạo
mọi điều kiện của những người thân yêu và bạn bè đã luôn bên tôi để tôi hoàn
thành tốt công việc.
Luận văn chắc chắn sẽ không tránh khỏi các thiếu sót. Rất mong được
sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn đồng nghiệp.
Tác giả luận văn
Trần Thị Kim Nga
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ANDG
: Âm nhạc dân gian
CĐ
: Cao đẳng
CĐSP
: Cao đẳng sư phạm
CNTT
: Công nghệ thông tin
ĐH
: Đại học
ĐHSP
: Đại học sư phạm
GV
: Giảng viên
KHXH
: Khoa học xã hội
NCKH
: Nghiên cứu khoa học
NXB
: Nhà xuất bản
PPDH
: Phương pháp dạy học
QHBN
: Quan họ Bắc Ninh
SV
: Sinh viên
TCSP
: Trung cấp sư phạm
UBND
: Uỷ ban nhân dân
Mục lục
Phần mở đầu
1
Chương 1: Vài nét về dân ca Việt Nam và việc giảng dạy môn dân ca ở 6
trường Đại học Đồng Nai
1.1. Vài nét về dân ca Việt Nam
6
1.2. Việc giảng dạy môn dân ca ở trường Đại học Đồng Nai
22
* Tiểu kết chương 1
39
Chương 2: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn 41
dân ca ở trường Đại học Đồng Nai
2.1. Giải pháp về xây dựng nội dung chương trình và giáo trình
41
2.2. Giải pháp về phương pháp dạy môn dân ca
47
2.3. Dạy hát dân ca kết hợp với các loại hình nghệ thuật khác
53
2.4. Giải pháp thực tập sư phạm
56
2.5. Một số giải pháp hỗ trợ khác
67
* Tiểu kết chương 2
74
Kết luận
75
Tài liệu tham khảo
77
Phụ lục
79
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, vì vậy Việt Nam có một kho tàng
dân ca rất phong phú và đa dạng. Mỗi vùng miền đều có những thể loại dân ca
với những làn điệu mang âm hưởng khác nhau. Những thể loại, những làn
điệu này luôn gắn liền với cuộc sống của người dân lao động xưa. Vì thế, qua
những bài dân ca, người nghe có thể cảm nhận được những tâm tư tình cảm,
những hoạt động lao động của người dân ở mỗi vùng miền.
Dân ca Việt Nam là một kho tàng lớn, để nắm bắt được cái hồn và thể
hiện được nó đòi hỏi cần có một quá trình, và Hát là con đường tiếp cận dễ
nhất. Có thể nói, chỉ cần nắm bắt được cái hồn và tính chất vùng miền, đặc
trưng của bài dân ca thì ai cũng có thể hát được. Nhưng với cuộc sống hiện
nay dân ca đang dần bị lãng quên, thay vào đó là những “làn gió mới” của âm
nhạc nước ngoài như thể loại Rock, Jazz, hay những ca khúc nhạc ngoại lời
Việt. Đây là những thể loại nhạc mà trong thời đại mở cửa này phù hợp với
tâm lý của tuổi trẻ. Bởi vậy, lớp trẻ ngày nay thường say mê các ca khúc nước
ngoài hơn là dân ca. Dân ca được xem là lỗi thời, không hợp mốt và nếu họ có
hát thì các bài dân ca đó được cách điệu với phong cách biểu diễn hiện đại,
sống động, náo nhiệt khác với truyền thống. Dân ca là một di sản văn hóa lớn
mà cha ông đã để lại cho chúng ta. Vậy, phải làm sao để lớp trẻ yêu môn dân
ca và thông qua môn dân ca để hiểu biết về văn hóa Việt Nam. Nói cách khác
làm thế nào để giữ gìn, bảo tồn và phát huy dân ca Việt Nam trong đời sống
đương đại. Và, với thực trạng như vậy thì cách làm hiệu quả nhất hiện nay là
đưa dân ca vào giảng dạy trong nhà trường.
Trường Đại học Đồng Nai với bề dày 35 năm truyền thống đã và đang
góp phần vào việc đào tạo giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở trong
toàn tỉnh. Đối với việc đào tạo hệ sư phạm, mục tiêu đưa ra là cung cấp một
2
đội ngũ giáo viên tương lai có đầy đủ kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp về các
cơ sở giáo dục từ mầm non, tiểu học cho đến trung học cơ sở. Đây là công
việc rất khó khăn cho những người làm công tác giáo dục tại trường. Đặc biệt
là chuyên nghành Hát của các em sinh viên sư phạm âm nhạc cần phải được
quan tâm. Là giảng viên giảng dạy âm nhạc của trường, chúng tôi hiểu rất rõ
được những điều kiện cần và đủ của các sinh viên, hiểu được tầm quan trọng
của việc giáo dục âm nhạc nói chung và giảng dạy hát nói riêng. Đặc biệt vốn
kiến thức, kỹ năng thực hành và thể hiện bài hát dân ca của các em sinh viên
còn rất hạn chế, chính vì thế mà rất cần thiết cung cấp cho các em những kiến
thức cơ bản, những vốn hiểu biết về dân ca các vùng miền, cần thực hiện
được kỹ năng, kỹ xảo hát dân ca; tính chất, tâm hồn của những bài dân ca,…
Qua đó các em có thể tìm hiều về văn hóa, phong tục của các địa phương khác
nhau.
Môn dân ca cũng được đưa vào giảng dạy cho hệ cao đẳng của trường
Đại học Đồng Nai. Tuy nhiên, chương trình cũng như phương pháp giảng dạy
còn nhiều điều bất cập và hạn chế nên chưa đáp ứng được mục tiêu đào mà
môn học hướng tới.
Vì những lý do trên, tôi chọn đề tài “Nâng cao chất lượng giảng dạy
môn dân ca cho hệ Cao đẳng tại trường Đại học Đồng Nai” làm đối tượng
nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ chuyên ngành Phương pháp và lý luận dạy
học phổ thông cho mình.
2. Lịch sử đề tài:
Các công trình nghiên cứu về vấn đề giáo dục dân ca và âm nhạc dân
gian nói chung cho trường học hay tầm quan trọng, sức sống của âm nhạc dân
gian trong lịch sử … đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu:
Trong cuốn “Sức sống của nền âm nhạc cổ truyền Việt Nam” của PGS
Tô Vũ xuất bản năm 1996, tác giả có đề cấp đến vấn đề “Xây dựng khoa
3
thanh nhạc cổ truyền” trong hệ thống đào tạo chuyên nghiệp và đặc biệt nhấn
mạnh đến tầm quan trọng của nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy
cũng như đội ngũ giáo viên.
Nhà nghiên cứu âm nhạc Bùi Trọng Hiền có bài viết “Giáo dục cổ
nhạc Việt Nam – những bài học thực tiễn từ giảng đường” (hội khảo khoa
học – viện Âm nhạc – năm 2003) đã nêu lên sự “thờ ơ” đối với âm nhạc cổ
truyền của công chúng và đặc biệt là giới trẻ. Bài viết nêu rõ vai trò của giáo
dục – đào tạo trong việc truyền bá vốn âm nhạc truyền thống cho các em, nhất
là tầng lớp thanh niên, những chủ nhân tương lai của đất nước.
Tháng 3 năm 2010, tại Hà Nội Bộ Giáo dục và đào tạo tổ chức hội thảo
Tăng cường năng lực cho giảng viên các trường, khoa sư phạm đào tạo giáo
viên thể dục, âm nhạc, mỹ thuật cho tất cả các trường cao đẳng sư phạm và
đại học sư phạm. Hội thảo đã đưa ra rất nhiều ý kiến, quan điểm về nhu cầu
cần thay đổi chương trình, phương pháp nhằm đáp ứng với yêu cầu thực tế
giáo dục hiện nay.
Năm 2010, tác giả Lại Thị Phương Thảo đã hoàn thành luận văn cao
học văn hóa với tiêu đề: Âm nhạc dân gian trong công tác đào tạo tại trường
Đại học sư phạm Nghệ thuật trung ương nhằm đưa ra một cái nhìn tổng quan
và chi tiết về diện mạo của việc đưa âm nhạc dân gian vào công tác giảng dạy,
đào tạo sinh viên hệ Đại học sư phạm Nghệ thuật trung ương nhằm góp phần
nâng cao hiệu quả… Bên cạnh đó, đề tài còn hướng đến giữ gìn, phát triển các
giá trị âm nhạc dân gian cổ truyền thông qua việc đào tạo các lớp sinh viên là
những thầy cô giáo dạy nhạc tương lai [20, tr7]. Và, nhiều luận văn khác có
đề cập đến việc đưa dân ca địa phương vào chương trình môn hát nhạc ở các
trường phổ thông trên địa bàn đất nước.
4
Những công trình nghiên cứu, những bài viết trên có sự liên quan gián
tiếp đến đề tài của chúng tôi. Đây sẽ là những gợi ý, tài liệu để chúng tôi có
thể tham khảo hướng phát triển luận văn của mình.
Mặc dầu vậy, cho đến nay vẫn chưa có công trình nào đề cập đến việc
nâng cao chất lượng giảng dạy môn dân ca cho hệ cao đẳng tại trường Đại
học Đồng Nai.
Song, các tập dân ca do tác giả Trần Viết Bính sưu tầm, ghi âm gồm:
“51 bài dân ca Mạ, Chau Ro, S`Tiêng ở Đồng Nai”, hay, “Dân ca Chau Ro ở
Bà Rịa – Vũng Tàu” gồm 32 bài dân ca của tác giả Trần Viết Bính – Võ Lê
khảo cứu và sưu tầm… đã khẳng định được giá trị to lớn của âm nhạc dân
gian và dân ca của các tộc người bản địa tại khu vực Đồng Nai sẽ là tư liệu
quí giá để chúng tôi có thể tham khảo và đưa vào sử dụng trong luận văn.
3. Mục đích nghiên cứu:
Dựa trên cơ sở phân tích thực tế về nội dung chương trình, phương
pháp giảng dạy, đối tượng học,… kết hợp với những kiến thức đã được học,
tôi hy vọng sẽ đưa ra được những giải pháp cụ thể góp phần vào việc nâng
cao chất lượng giảng dạy môn dân ca cho hệ cao đẳng trường Đại Học Đồng
Nai trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng:
+ Thực trạng giảng dạy môn dân ca trong trường Đại học Đồng Nai,
những mặt được và chưa được cùng những nguyên nhân.
+ Vai trò của dân ca trong cuộc sống đương đại và việc truyền dạy môn
dân ca trong hệ thống các trường cao đẳng ở nước ta hiện nay.
+ Yếu tố vùng miền trong việc giảng dạy môn dân ca cho hệ Cao đẳng
sư phạm âm nhạc tại trường Đại học Đồng Nai.
- Phạm vi: Việc truyền dạy dân ca ở trường Đại học Đồng Nai.
5
5. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp khảo sát, thâm nhập thực tế.
- Phương pháp phân tích tổng hợp.
Ngoài ra, ở một mức độ nhất định có sử dụng phương pháp thống kê, so
sánh đối chiếu và kế thừa những tư liệu của các tác giả đi trước.
6. Đóng góp của đề tài:
- Đề tài là công trình nghiên cứu về những vấn đề giảng dạy môn dân
ca hệ Cao đẳng trường Đại học Đồng Nai.
- Đề tài đưa ra những kiến nghị, đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả vào chất lượng đào tạo, góp phần giữ gìn những giá trị văn hóa cổ truyền.
7. Bố cục luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn
gồm có hai chương.
- Chương 1: Vài nét về dân ca Việt Nam và việc giảng dạy môn dân ca
ở trường Đại học Đồng Nai.
- Chương 2: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy
môn dân ca ở trường Đại học Đồng Nai.
6
Chương 1
VÀI NÉT VỀ DÂN CA VIỆT NAM VÀ VIỆC GIẢNG DẠY MÔN
DÂN CA Ở ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI
1.1. Vài nét về dân ca Việt Nam
1.1.1. Giới thiệu một số thể loại dân ca Việt Nam tiêu biểu
Trong kho tàng âm nhạc dân gian của nước ta, dân ca được xem như
một tài sản vô giá và lâu đời nhất. Dân ca nói lên được tập tục sinh hoạt,
phong cách, đặc điểm riêng của từng dân tộc bằng những câu ca hết sức mộc
mạc, giản dị nhưng lại hết sức mượt mà phong phú.
Dân ca là sản phẩm của người dân lao động, là tiếng nói tình cảm, sản
phẩm tinh thần, nguồn nuôi dưỡng tâm hồn con người Việt Nam từ thế hệ này
đến thế hệ khác và có sức sống mãnh liệt.
Dân ca gắn liền với con người từ khi sinh ra cho đến khi từ giã cõi đời.
Khi vừa chào đời chúng ta được nghe những bài hát ru ngọt ngào từ những
người mẹ (hát ru, ru con,…), lớn hơn một chút thì ta được hát cùng bạn bè
những bài đồng dao, đến tuổi cập kê thì hát tặng nhau những bài hát giao
duyên, khi nhắm mắt xuôi tay thì có những bài hát đưa tiễn. Khi lao động thì
có những bài hát lao động (hò giã gạo, hò đua thuyền, hò kéo gỗ,…). Đến các
dịp lễ cũng có các bài hát lễ nghi phong tục (như trong hát Xoan có: Hát chúc,
giáo trống, giáo pháo,… và bài hát Dậm như: Dâng hương, hoa sắc,…).
Ở miền Bắc âm nhạc dân ca giàu chất trữ tình, lãng mạn; miền Trung
thì dịu dàng kín đáo, mang nhiều tự sự; miền Nam dí dỏm, tình cảm đậm đà
tình làng nghĩa xóm bởi những điệu lý câu hò; còn dân ca của các dân tộc ít
người ở Tây Nguyên, Tây Bắc,… do ảnh hưởng của thiên nhiên nên âm nhạc
mộc mạc, chân chất và đầy huyền bí,…
Hát dân ca là tìm đến cội nguồn dân tộc để hiểu rõ hơn về đời sống
phong tục tập quán, sinh hoạt văn hóa của ông cha ta.
7
Ngày nay các giá trị cao đẹp của kho tàng dân ca, là nguồn sáng tạo để
các nhạc sĩ nghiên cứu sử dụng vào các ca khúc góp phần xây dựng nền âm
nhạc hiện thực xã hội chủ nghĩa dân tộc và hiện đại.
- Hát ru:
Là thể loại dùng để ru trẻ ngủ. Lần đầu tiên cảm nhận được hơi ấm là
được nghe tiếng ru của người mẹ. Hát ru là tiếng lòng người mẹ, là hạt nhân
cơ bản của gia đình. Người mẹ nuôi dưỡng con khôn lớn không phải chỉ bằng
dòng sữa ngọt ngào mà còn bằng những sáng tạo của mình đó là tiếng hát ru.
Bài hát ru đặt nền móng cho cuộc sống sinh vật và tâm hồn. Lời ru là bản sắc
văn hóa dân tộc.
“Âm điệu của hát ru khá phong phú. Hát ru của mỗi dân tộc lại có
những âm điệu ru mang âm hưởng khác nhau. Những bài hát ru ở Miền Bắc
thường có nội dung ngụ ngôn. Hình ảnh những con vật thân thuộc gần với
cuộc sống của người nông dân như hình ảnh con cò, con vạc, con tôm, con
kiến, con mèo,… được đưa vào bài hát để dỗ trẻ con ngủ. Lời của các bài hát
ru này thường ở các loại thơ bốn chữ, lục bát, lục bát biến thể, song thất lục
bát, bảy chữ, tám chữ,… Những bài hát ru miền Trung là những bài hát kết
hợp giữa hát nói và hát ngâm, sử dụng nhiều loại thơ dân gian và thơ tự do.
Những bài hát ru này là tiếng nói tâm tình của các bà mẹ, các chị, các bà nên
nội dung mang tính chất tâm tình, trữ tình, đôi khi mang nội dung giáo dục
nhân cách, lịch sử, ca ngợi quê hương đất nước, thời sự. Đó là những bài hát
với nội dung nhắn gửi tâm sự của người phụ nữ, của người vợ với người
chồng, của mẹ với con,… Điệu hát có nhịp điệu dịu dàng đong đưa của nhịp
võng. Thường sử dụng thang âm ngũ cung, thể thơ thông thường được dùng
làm lời hát ru là thơ lục bát”. [11,tr. 22,94,111]
Thật vậy, hát ru không chỉ bày tỏ tình cảm trực tiếp đối với đứa trẻ
đang ôm ru trong lòng mà nội dung hát ru còn mang tâm sự của người vợ đối
8
với chồng, của người con đối với cha mẹ ông bà, hay những câu than thân
trách phận hoặc giải bày nỗi niềm chua xót với tình duyên lận đận lao đao do
lễ giáo phong kiến áp đặt. Lời lẽ hát ru còn để tự nói với mình về lòng chung
thủy, về mối tình nghèo, về lòng hiếu thảo, về tính nhân ái, về cách dạy con,
về cách đối nhân xử thế, về những bài học rút ra từ cuộc sống,...
“Thể loại hát ru hình thành từ rất sớm, được lưu truyền một cách mạnh
mẽ, dai dẳng và lâu bền... từ thế hệ này sang thế hệ khác. Chúng được phân
bổ đều khắp, rộng khắp trên lãnh thổ Việt Nam, từ đất tổ Hùng Vương xuống
đồng bằng sông Hồng, chạy dọc theo miền duyên hải Trung Bộ, vô đến khu
vực đồng bằng sông Cửu Long.
Hát ru cũng có mặt lâu đời trong cộng đồng các dân tộc thiểu số, từ
Đông Bắc và Tây Bắc Bộ, dài theo dải Trường Sơn, tích tụ trên các buôn làng
Tây Nguyên, thẳng vô núi rừng miền Đông Nam Bộ và trong các phum sóc
Khmer...”. [26, tr.bìa]
Hát ru miền Bắc thường sử dụng dạng 5 âm điệu thức Bắc, sắc thái có
khi khỏe khoắn, sáng sủa, tươi vui tình tứ như trong 1 số bài như Hát ru con
(Đồng bằng bắc Bộ), Hát ru (Hà Nam), Ru con (Việt Trì), có khi lại dịu dàng
duyên dáng, sâu lắng như: Giọng ru (Hát ghẹo Phú Thọ), Hát ru (Phú Thọ)...
Hát ru miền Trung đặc biệt là vùng Bình - Trị - Thiên, gọi hát ru là Hát
ru con, thường sử dụng trên thơ lục bát, là loại diễn xướng cá nhân đơn lẻ, lời
chứa đựng nhiều tâm trạng và thường bộc lộ cảm xúc của người mẹ đang ru
con ngủ. Nhịp điệu chậm rãi, sắc thái thiết tha dịu dàng, đều đặn chất chứa
nỗi buồn.
Ở miền Nam, thể loại hát ru được gọi là Hát đưa em hoặc Hát ầu ơ.
Chúng mang sắc thái âm nhạc độc đáo. Nhịp điệu lúc khoan thai, buông lơi
rơi đều theo nhịp võng, tao nôi và khi dỗ đứa trẻ khóc thì dồn dập, khẩn
9
trương. Âm điệu Hát đưa em nghe buồn man mác, dịu êm, có khi thảm thiết ai
oán, mùi mẫn, có lúc vui tươi yêu đời...
Với dân tộc thiểu số hát ru gắn liền với những chiếc địu trên lưng các
bà mẹ đi làm nương rẫy. Bởi vậy những bài hát ru của các tộc người thiểu số
gắn với công việc lao động thường ngày. Nếu như ở dân tộc Thái, hát ru là
những làn điệu Ulúknón thì với dân tộc mường lại đa dạng hơn. Hát ru của
người Mường được chia làm hai loại riêng biệt: loại dành riêng để ru ban
ngày và loại chỉ để ru ban đêm. Phụ nữ Khmú lại dùng Pí tót để ru con ngủ.
Âm hưởng của nó rất độc đáo đó là xen lẫn tiếng sáo là những âm thanh giọng
người và trong cung bậc luyến láy trầm bổng của âm nhạc là tiếng dỗ dành
êm ái của người mẹ. Có vùng trẻ em Khơ mú lại được ru bằng những nét nhạc
thì thào lẫn trong âm sắc rè rè của tiết tấu đao (ví dụ bài Li hem sih - Ru em
ngủ). Với dân tộc Khmer, “Hát ru con (Bomke Kôn) vốn phổ biến lâu đời
trong dân gian được lưu truyền từ các bà mẹ, ông bà hoặc chị. Loại hát ru này
có rất nhiều dị bản với những biến hóa phát triển ít nhiều khác biệt. Nhịp điệu
của chúng thường chậm rãi, phù hợp với nhịp võng đong đưa kẽo kẹt hoặc
theo nhịp đẩy đưa của hai cánh tay người hát ru đang ôm ghì con vào lồng
ngực. Giai điệu hát ru chạy theo đường nét dợn sóng, bắt đầu từ thấp uốn
cong lên rồi đổ dần xuống về âm chủ của thang âm điệu thức.” [ 27, tr.68].
Những bài hát ru trong sinh hoạt đã được nhiều thế hệ các bà mẹ trau
chuốt với tất cả tấm lòng yêu thương trìu mến đối với đứa con đang được ru.
Trải qua bao đời và qua bao nhiêu nghệ sĩ dân gian những bài hát ru được trau
chuốt dần dần hình thành những bài dân ca mang tính nghệ thuật cao. Bởi
vậy, có những bài hát ru dần dần tách rời khỏi môi trường diễn xướng ban đầu
để trở thành những tiết mục trình diễn trong những cuộc sinh hoạt văn hóa
nghệ thuật và cả trong một số lễ hội. Ví dụ những điệu hát trong ca trù, hát
xoan,…
10
“Xét cho cùng thì hát ru là loại hát trữ tình, chất chứa tình thương của
người mẹ đối với con, ước mong sao cho con mau lớn nên người. Và hơn thế
nữa, cứ mỗi lần hát ru là mỗi lần người mẹ ôn lại những chuỗi ngày đã qua
mà bộc lộ bao nỗi niềm ngọt bùi cay đắng, Hát ru vẫn là những khúc ca vỗ về,
nựng nịu, ru ngủ nhằm “thuyết phục” và quyến rũ đối tượng bé bỏng. Có phải
vì vậy mà hình tượng âm nhạc của hát ru nghe uyển chuyển và dễ nhớ? Mặc
dầu người nghe có thể chưa biết rõ tiếng tộc người này hoặc tiếng tộc người
khác, nhưng vẫn cảm nhận một cách trực quan và phân biệt được hát ru với
loại hát khác trong dân ca.” [27, tr.69]
Một bà lão tên Trần thị Ba, xã Trung Nhất, huyện Thốt Nốt đã nói một
câu rất hay từa tựa với lời người cha của nhà thơ lỗi lạc Rasun - Gamzatov
rằng “kẻ nào không được nghe tiếng mẹ hát ru thì cũng thể như mồ côi. Và ai
lớn lên dù thiếu cha thiếu mẹ nhưng được nghe hát từ trong nôi thì không thể
gọi là mồ côi”.
“Mặc dầu trong thời đại ngày nay cuộc sống đã có nhiều thay đổi
những điệu hát ru trong cuộc đời vẫn là món ăn tinh thần quý giá cho trẻ nhỏ
cần được kế thừa và phát triển. Đó là cả tấm lòng trìu mến thiết tha mà trẻ
nhỏ cần ở người lớn. Đó cũng là tầm hồn của dân tộc từ ngàn xưa qua tiếng
hát của những người bà, người mẹ, những người chị hoặc anh thẩm thấu dần
vào tiềm thức của các bé ngay từ thủa còn nằm trên nôi để rồi sau này sẽ
cùng với những yếu tố khác nảy nở thành nhân cách và tình yêu quê hương
đất nước trong mỗi con người Việt Nam,…” [9, tr.82-83].
- Đồng dao:
Là thể loại ca nhạc dùng cho thiếu niên nhi đồng như một hình thức
vừa học vừa chơi. Một số trò chơi dùng kèm với nhạc khí. Đây là một hình
thức vừa chơi vừa học rất bổ ích. Đồng dao có tác dụng rất lớn trong việc giáo
dục nhân cách trẻ. Trước hết là nội dung lời ca của các bài đồng dao rất đa
11
dạng. Lời ca mang tính giáo dục trẻ ở nhiều khía cạnh khác nhau: Giữ vệ sinh,
gần gũi với thiên nhiên, dạy các em cách quan sát các sự vật hiện tượng tự
nhiên xảy ra xung quanh hoặc hình ảnh của một số loài vật.
Con Công hay múa
Nó múa làm sao
Nó rụt cổ vào
Nó xèo cánh ra
Nhiều bài đồng dao có tác dụng rèn luyện sự nhanh nhẹn và phản xạ
chính xác cho các em.
Chi chi chành chành
Cái đanh thổi lửa
Con ngựa chết trương
Ba vương ngũ đế
Bắt dế đi tìm
Ù à ù ập
Đóng sập cửa lại
[18,tr.168]
Đồng dao đã mở rộng cánh cửa tâm hồn của trẻ nhỏ giúp các em dễ
dàng tiếp cận với thế giới bên ngoài. Bằng ngôn ngữ mang phong cách trẻ
thơ, đồng dao cung cấp cho các em nhiều kiến thức về tự nhiên, về cuộc sống.
Lại có những bài dạy cho các em sử dụng gia vị cho thích hợp với từng loại
thực phẩm.
Con gà cục tác lá chanh
Con lợn ủn ỉn mua hành cho tôi
Con chó khóc đứng khóc ngồi
Bà ơi đi chợ mua tôi đồng riềng.
[Đồng dao, 23, 693]
12
Đồng dao còn là những bài luyện phát âm cho trẻ. Những câu nói ngắn
gọn với âm điệu phức tạp, đồng dao không những giúp trẻ em rèn luyện phát
âm tròn vành rõ chữ mà còn làm cho tiếng nói của trẻ thêm giàu nhạc điệu.
Tháng năm nắng lắm
Ốc bám cọc cầu ao
Nồi đồng nấu ốc
Nồi đất nấu ếch.
Đồng dao là những bài học thực hành âm nhạc thậm chí “dù ở dạng
đơn giản nhất, nghĩa là khi nó chưa phải là những bài hát thực sự mà chỉ là
những câu thơ được đọc cách điệu theo thanh điệu của lời thơ và một vài kiểu
tiết tấu nào đó, cũng là những bài học đầu tiên rèn luyện mĩ cảm âm nhạc và
năng lực diễn xướng cho các em” [9, tr.85]
Tính giản dị, khúc chiết gọn gàng dễ nhớ dễ thuộc và yếu tố nội trội là
tính tiết tấu. Đó là những đặc trưng phổ biến của các bài đồng dao.
Đồng dao không chỉ có mặt ở người Kinh mà còn có mặt ở các tộc
người thiểu số khác như ở vùng Hà Giang thì có “Tình củm cắp tình cay”.
Ngoài lời ca và nhạc điệu phần trò chơi gắn với các bài đồng dao có tác
dụng quan trọng trong việc tập luyện và chuẩn bị những năng lực cần thiết
cho các em để sau này có thể vững vàng bước vào đời. Qua những bài hát trò
chơi này các em làm quen và rèn luyện những phản xạ nhanh chính xác, khả
năng giữ thăng bằng, sự phối hợp tập thể, sự nhanh nhẹn, khéo léo, sức khỏe.
Các em có thể tự làm đồ chơi cho mình như thế sẽ phát triển được tính sáng
tạo, không những thế còn rèn luyện được sự khéo léo, tỉ mỉ và lòng kiên trì.
Tập sử dụng những trò chơi này vừa là những bài học đầu tiên về sử dụng
nhạc khí đồng thời là những bài học chuẩn bị cho các em gia nhập các sinh
hoạt văn hóa cộng đồng. “Quả thật các bài hát kèm theo trò chơi này không
những là bài học đầu tiên về ca nhạc mà còn là những bài học vỡ lòng về thế
13
giới tự nhiên và cuộc sống xã hội vẫn còn lạ lẫm với tuổi thơ. Đó cũng là
những bài tập giúp các em rèn luyện một số khă năng và tập quán cần thiết
cho cuộc sống trong tương lai. Vì vậy, các bài đồng dao không chỉ thuần túy
là những trò vui giải trí cho các em mà còn là những hình thức chơi mà học
tổng hợp rất bổ ích và cần thiết cho lứa tuổi thiếu niên nhi đồng chẳng những
ở các thời đại xa xưa mà ở cả thời đại ngày nay” [9, tr. 88-89].
- Hát giao duyên: Là thể loại hát đối đáp giữa nam và nữ. Đây là thể
loại khá phong phú phổ biến khắp các dân tộc. Người Việt thì có Ví, Đúm, Cò
lả, hát ghẹo Phú Thọ, Quan họ Bắc Ninh, người Tày thì có hát Phong slư, hát
Cọi ở Hà Giang, hát giao duyên Sli, Lượn của người Tày, Nùng các tỉnh Cao
Bằng, Bắc Kạn, người Dao có hát Páo dung, người Mường có hát Đúm, người
Thái có hát Khắp Tua…
Ở người Hmông có những bài hát tình yêu (Gầu Phlềnh) và những hình
thức trao đổi tình cảm trong những ngày hội đầu xuân Gầu tào, Sải sán bằng
lối hát tương tự như người Chăm, Việt, Mường… Và đặc biệt là bằng tiếng
đàn môi, kèn lá mô phỏng tiếng người nhờ đó “đối tượng” nghe hiểu được
chàng trai hay cô gái muốn nói điều gì. Mỗi loại có rất nhiều làn điều khác
nhau, dùng để đối đáp thăm hỏi trao đổi tình cảm, ước hẹn… trong những
ngày hội, ngày tết, đám cưới, chợ phiên… đặc biệt là đồng bào Nùng có lối
hát đối đáp hai bè giữa từng đôi nam với đôi nữ. Hát đối đáp của đồng bào
Mường phong phú về thể loại: thường, rang, bộ mẹng, bỉ, túm... Nhạc cụ đi
kèm với các làn điệu ấy cũng rất đa dạng. Các chàng trai dân tộc Lự có Pí Lự,
có khen (khèn) hoặc các cặp Pí Me Lụ làm nhạc cụ cho những cuộc hát đối
đáp nam nữ. Các chàng trai Khmú lại dùng Pí tót nhỏ xinh để “hát” giao
duyên với các cô gái. Còn ở người Tày hát giao duyên của mỗi vùng lại có
cách thể hiện và trình diễn khác nhau như: Cọi, Lượn Nàng ới ở Bắc Cạn, hát
lếu ở Hà Giang, điệu phong Slư ở Cao Bằng… Nét đặc trưng của dân ca giao
14
duyên Tày, Nùng là âm nhạc mộc mạc nhưng không đơn điệu, lời hát bay
lượn, mềm mại du dương, lời hát đối đáp có sự pha trộn tiếng hán việt.
Ở người Việt thể loại này thể hiện ở nhiều loại hình khác nhau như hát
Ghẹo, hát Đúm, Cò lả, ví, Trống quân, Quan họ ….
- Dân ca lễ nghi phong tục:
Ngay từ thời nguyên thủy, những sinh hoạt lễ nghi tín ngưỡng đã xuất
hiện và đôi khi phục vụ cho sản xuất. Dân ca lễ nghi phong tục là dân ca dùng
trong nghi lễ cúng bái gồm các nghi lễ cộng đồng và nghi lễ gia đình.
Nghi lễ cộng đồng có hát cửa đình, hát văn,… Hát văn là lối hát thờ
gắn với tục lên đồng và một phức hợp tín ngưỡng của người Việt, trong đó
nổi bật nhất là tín ngưỡng Tứ phủ. Hát Văn do các cung văn thể hiện ở các
đền, phủ hoặc trong chùa (nhung chỉ hát trước Điện thờ hệ thống thần linh của
phức hợp tín ngưỡng này ở trong khuôn viên chùa). Nhiều làn điệu bài bản có
sắc thái tình cảm đa dạng, song Cờn Dọc Xá là những điệu hát riêng độc đáo
của hát văn. Nét nổi bật nhất của thể loại này là tính tiết tấu.
Ca trù (hát ả Đào): Đây là lối hát thờ của người Việt dùng ở đình đền,
vì vậy nó nằm trong thể loại hát cửa đình. Các cuộc hát cổ xưa có nhiều nhạc
khí về sau chúng dần được tinh giảm chỉ còn một trống chầu do quan viên
cầm chầu dùng để thưởng phạt và hai nhạc khí đệm đặc trưng chỉ có trong hát
ả đào: Đàn đáy và phách bàn với bộ dù ba lá dùng trong lối hát chơi.
Hát xoan (khúc đình môn): Chỉ có ở Vĩnh Phú, là thể loại diễn xướng
tổng hợp sôi nổi gồm cả hát – múa và trò diễn. Nó có một hệ bài bản phong
phú được trình diễn theo lề lối quy định với ba chặng chính có đặc trưng khác
nhau. Tiết mục đặc sắc nhất của hát xoan là một trò diễn vui và sôi nổi: Đánh
cá. Tuy nhiên đó là một nghi thức có liên quan đến tín ngưỡng dùng để kết
thúc lễ hội.
15
Với tộc người thiểu số điển hình cho lễ nghi phong tục đó là hát Then.
Nó có nhiều làn điệu phục vụ các nghi lễ cúng tế, phổ biến trong một số tộc
người miền núi phía Bắc đặc biệt là người Tày, Nùng. Có thể xem hát Then
như một cuộc diễn xướng trường ca mang tính chất tâm linh tín ngưỡng tường
thuật lại cuộc hành trình của pháp sư đưa đoàn âm binh lên biên giới để cầu
xin Ngọc Hoàng giải quyết một số vấn đề gì đó theo yêu cầu của giai điệu
hoặc chính vì người làm Then. Mặc dầu vậy, từ xưa đồng bào cũng đã sử
dụng hát Then vào những mục đích khác ngoài mục đích cầu cúng. Nhạc khí
phổ biến trong các cuộc hát Then là tính tẩu và chùm nhạc xóc.
Hát đám cưới là thể loại phổ biến ở khá nhiều tộc miền núi phía Bắc
như Tày, Nùng, Thái, Cao Lan – Sán chỉ, Dao, Lô lô,… như hát Cò lẩu ở
người Nùng phàn Slình, Nai của người Nùng cháo, Xướng quan làng của
người Tày. Đồng bào Nùng có nhiều bái hát do thân nhân của người quá cố và
thầy Tào thực hiện trong quá trình lễ tang: Hát khóc, cầu siêu, tế,… Người
Mường thì có hát Mo, hát Rằng,… Đặc biệt phải kể đến dân ca trong các nghi
lễ người Chăm Bàlamôn âm nhạc đều tham gia một cách tích cực và trở thành
nhân tố quan trọng trong nhiều nghi lễ, lễ hội. Dàn nhạc Chăm với trống Ginăng, Baranưng, kèn Saranai, đàn Kanhi. Vùng Tây nguyên là nơi có các tộc
người sinh sống lâu đời như banar, Êđê, Gia rai,… Giai điệu trong những bài
dân ca của các tộc người Tây nguyên thường sử dụng nửa cung trong đầu câu
hát và gần cuối câu hát tạo cảm giác mênh mang. Họ sử dụng cồng chiêng và
mọi người nhảy múa khi làm lễ. Loại hình hát kể được sử dụng phổ biến ở
đây.
- Dân ca sinh hoạt:
Dân ca sinh hoạt của người Việt là những câu hát phản ánh đời sống
sinh hoạt của người dân, đó là câu hát trong lao động sản xuất, trong đời sống
thường nhật. Miền bắc có thể kể đến các làn điệu hát ngâm như sa mạc, bồng
16
mạc; miền trung có hát giặm, có lý, vè,…; nam bộ có nói thơ, lý,… và hát ru
có ở mọi miền của tổ quốc. Trong đó, “… Xẩm là một loại dân ca đặc biệt của
người khiếm thị miền Bắc, thường thấy ở đồng bằng và trung du Bắc bộ, hát
xẩm có nhiều tiếng đưa hơi và đi kèm đệm theo là tiếng đàn bầu hay tiếng nhị
với Xênh và phách” [19,tr.617]. Với diễn xướng của hát xẩm rất thoải mái, tự
do không cần sân khấu biểu diễn hay nghệ sĩ tài hoa thể hiện. Hay, hát Giặm
là thể loại dân ca đặc sắc của Nghệ - Tĩnh. Nó cấu trúc đặc biệt: Đó là mô
hình tiết tấu cơ bản hình thành trên thể thơ năm chữ làm cơ sở cho sự triển
khai toàn bộ dân ca, câu cuối khổ hoặc cuối bài bao giờ cũng kết thúc bằng sự
láy lại mấy từ cuối của câu trước nó. [9, tr.109].
Thể hiện rõ nhất trong dân ca lao động đó là Hò. Hò phổ biến rộng rãi
khắp đất nước. Hò khá đa dạng: Hò sông nước, hò trên cạn. Những điệu hò
phản ánh toàn bộ cuộc sống của người dân lao động. Những sinh hoạt đời
thường được thể hiện nhiều nhất qua những bài hát ru “loại dân ca này phổ
biến khắp trong nước, mỗi miền hát một cách khác nhau nhưng có chung một
phong thái là ngân nga, êm dịu” [19,tr.735]. Bên cạnh đó là ngâm thơ và Vè
là những thể loại dân ca mô tả rất chân thật cuộc sống lao động và sinh hoạt
của người dân Việt Nam.
Dân ca sinh hoạt của các tộc người thiểu số cũng có các thể loại khác
nhau. Những sinh hoạt thường ngày, những công việc nương rẫy lúc địu con
đều được thể hiện qua những bài hát ru, hát giao duyên của dân tộc thiểu số
mặc dù không được phổ biến nhưng lại có những nét đặc sắc riêng. Ví dụ như
hát giao duyên người Tày có Phong Slư, hát Cọi ở vùng sông Chảy, người
Thái có Khắp Loong toong, hát trên cánh đồng,…
- Dân ca phong tục khác:
17
“Hát Sắc bùa là một thể loại được dùng với mục đích tống quỷ trừ tà,
chúc phúc lộc cho các gia đình nhân dịp năm mới. Tục này phổ biến ở người
Mường và người Việt từ bắc chí nam. [9,tr.129]
Hát Bả Trảo: “Là một thể loại diễn xướng phổ biến ở các cư dân Việt
vùng ven biển miền trung và một số nơi ở nam bộ. Nó gắn với tục thờ các
Ông tên gọi biểu lộ sự kính trọng mà những người đi biển dành cho loài cá
voi” [9, tr.130]
Hát múa đội đèn: Là một trong những trò thuộc hệ thống trò Đông Anh.
Hát múa đội đèn là hình thức nghệ thuật phản ánh lịch tiết của nông dân trong
một thời vụ trồng lúa.
Hát múa bóng rỗi: Thể loại dân ca nghi lễ phổ biến ở Nam Trung Bộ và
Nam Bộ.
1.1.2. Vai trò và giá trị của dân ca trong cuộc sống xưa và nay
Theo Âm nhạc cổ truyền Việt Nam của PGS-TS.Nguyễn Thị Loan thì:
“Âm nhạc dân gian là một bộ phận ra đời sớm nhất và có sức bền vững nhất.
Nó đã xuất hiện ngay từ thời nguyên thủy và tiếp tục tồn tại cho đến tận ngày
nay. Bởi vậy, kể từ thuở dựng nước tới nay, bộ phận âm nhạc này đã có tuổi
đời trên dưới bốn ngàn năm. Trong suốt chặng đường dài ấy âm nhạc dân gian
đã không ngừng phát triển ngày càng phong phú đa dạng và nhiều thể loại đã
đạt đến trình độ nghệ thuật cao. Dân ca chính là một trong những hợp phần
của bộ phận này. Nó cũng mang trong mình bề dày lịch sử và những đặc
trưng bao quát nhất của âm nhạc dân ca nói chung” [9, tr.153,154].
Dân ca là những tác phẩm được tập thể nhân dân cùng góp phần sáng
tạo và biểu diễn để phục vụ nhu cầu tinh thần của chính mình trong đời sống
thường ngày cũng như trong các sinh hoạt tập thể cộng đồng. Vì vậy, tác giả
của những bài dân ca chủ yếu là những người dân lao động bình dị. Họ
18
thường ứng tác tại chỗ - đặc biệt là phần lời ca - trong những dịp gặp gỡ đông
người hay dịp lễ tết hội hè…
Những bài dân ca đó được truyền khẩu cho nhau từ nơi này đến nơi
khác, từ đời này đến đời khác. Qua mỗi địa phương, mỗi thế hệ, mỗi con
người cụ thể, dân ca đã được sửa sang, gọt giũa rồi dần trở thành những sáng
tạo mang tính tập thể và luôn tồn tại dưới dạng dị bản. Những dị bản này vừa
mang nét chung của cả tộc người lại vừa có những nét riêng của từng địa
phương (ví dụ bài “lý con sáo” của người Việt với 19 dị bản có mặt khắp từ
bắc tới nam). Với khả năng biến hóa tài tình, kết hợp với những sáng tạo
không ngừng của nhân dân trong quá trình phát triển của lịch sử, ngày nay
kho tàng dân ca vẫn được lưu giữ với hàng ngàn bài ca lời hay, ý đẹp và giàu
sức truyền cảm trong nhạc điệu. Đây chính tài sản quý báu của đất nước mà
chúng ta đang được nắm giữ, kế thừa từ biết bao thế hệ cha ông.
Dân ca cho dù ở mức độ nào cũng luôn chứa đựng trong mình những
giá trị quí báu, bởi nó không chỉ có giá trị về âm nhạc cũng như lời ca mà cao
hơn chính là giá trị phản ảnh cuộc sống và làm thỏa mãn nhu cầu cảm xúc của
con người.
Chắc hẳn trong chúng ta ai cũng hơn một lần nghe khúc hát quan họ
của vùng quê Kinh Bắc hay cũng đã từng được nghe những câu Hò, Ví, Giặm
Nghệ Tĩnh, cùng những điệu Lý, câu hò khoan nhặt trên sông nước Nam bộ
hay ở nhiều vùng miền khác của đất nước. Những điệu hát Then, những câu
Sli, Lượn thật quyến rũ, độc đáo của người Tày - Nùng; những câu hát giao
duyên của người Thái - Mèo - Dao…; những câu hát ru em cùng nhiều làn
điệu dân ca khác của các tộc người ở Tây Nguyên… Tất cả những giai điệu,
lời ca ấy đã không chỉ làm nên nét đặc trưng của văn hóa vùng miền, mà còn
đem lại cho người nghe biết bao sự rung động khiến bất kỳ ai cứ mỗi khi nghe
thấy làn điệu dân ca quê hương lại không thể kìm được cảm xúc, để rồi sống
19
tốt hơn sao cho xứng đáng với quê hương - nơi đã sinh ra và nuôi dưỡng ta
thành người. Giá trị và vẻ đẹp bình dị, mộc mại của dân ca đã được một nhà
phê bình Nghệ Thuật người Nga ghi nhận và mô tả: “Cũng như một đóa hoa
huệ, trong vẻ tráng lệ hoàn mãn của nó đã làm mờ cả màu gấm vẻ ngọc, âm
nhạc dân gian với cái giản dị tươi tắn của nó, còn trăm ngàn lần phong phú
hơn, đẹp đẽ hơn tất cả các kĩ xảo kinh viện”. [13, tr.67]
Thật vậy, sự trường tồn của nền âm nhạc dân gian nói chung, dân ca
nói riêng không chỉ bởi nó gần gũi thân thiết với người con người mà còn bởi
những giá trị mà nó mang lại.
Dân ca là nơi lưu trữ những dấu ấn văn hóa tinh thần hàng ngàn năm
của dân tộc. Đó là tiếng nói bình dị của người lao động các tộc người cùng
sống trên dải đất Việt Nam, là cốt cách tâm hồn, là lối sống nhân hậu của con
người Việt Nam được chắt lọc qua năm tháng để trở thành tinh hoa văn hóa
của dân tộc Việt Nam. Qua dân ca chúng ta sẽ cảm nhận được những phẩm
chất tốt đẹp, cao quý của dân tộc được biểu hiện qua sự đa dạng của đề tài
như: Tình yêu thiên nhiên, yêu tổ quốc, ca ngợi đức tính thủy chung son sắt,
tình nghĩa bạn bè, lòng biết ơn đối với cha mẹ, với những người có công với
đất nước…
Dân ca Việt Nam chứa đựng những giá trị giáo dục đa chiều. Chúng ta
có thể tìm thấy trong dân ca những bài học về đạo lý làm người, uống nước
nhớ nguồn, khắc nhớ công lao trời biển của những người sinh thành của bao
thế hệ cha ông:
Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi.
(Hát ru - người Việt)