Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

NGHIÊN CỨU SỰ THAM GIA CỦA HỘI NÔNG DÂN TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY VỐN ỦY THÁC CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN YÊN DŨNG, TỈNH BẮC GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 72 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

PHẠM THỊ BÍCH YẾN

NGHIÊN CỨU SỰ THAM GIA CỦA HỘI NÔNG DÂN
TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY VỐN ỦY THÁC
CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
HUYỆN YÊN DŨNG, TỈNH BẮC GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Phạm Thị Bích Yên

NGHIÊN CỨU SỰ THAM GIA CỦA HỘI NÔNG DÂN
TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY VỐN ỦY THÁC
CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
HUYỆN YÊN DŨNG, TỈNH BẮC GIANG

Chuyên ngành

: Kinh tế nông nghiệp

Mã số

: 60.62.01.15


Người hướng dẫn khoa học PGS.TS Phạm Bảo Dương

HÀ NỘI, 2015


MỤC LỤC

MỤC LỤC............................................................................................................i
DANH MỤC BẢNG..........................................................................................iv
DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ..............................................................................v
PHẦN 1. MỞ ĐẦU.............................................................................................1
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI....................................................................
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU............................................................................
1.2.1 Mục tiêu chung.............................................................................................
1.2.2 Mục tiêu cụ thê.............................................................................................
1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.................................................
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu...................................................................................
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu......................................................................................
PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SỰ THAM GIA CỦA
HỘI NÔNG DÂN TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY VỐN ỦY THÁC CỦA
NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI............................................................4
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN...........................................................................................
2.1.1 Một số khái niệm..........................................................................................
2.1.2 Vai trò của sự tham gia của Hội Nông dân trong hoạt động cho vay
vốn ủy thác của Ngân hàng Chính sách - xã hội.........................................
2.1.3 Đặc điêm của sự tham gia của Hội Nông dân trong hoạt động cho vay
vốn ủy thác của Ngân hàng Chính sách - xã hội.........................................
2.1.4 Nội dung nghiên cứu sự tham gia của Hội Nông dân trong hoạt động
cho vay vốn ủy thác của Ngân hàng Chính sách - xã hội............................
2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của Hội Nông dân trong hoạt

động cho vay vốn ủy thác của Ngân hàng Chính sách - xã hội...................
2.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN.....................................................................................


2.2.1 Kinh nghiệm về sự tham gia của Hội Nông dân trong hoạt động cho
vay vốn ủy thác của ngân hàng ở một số nước trên thế giới.......................
2.2.2 Kinh nghiệm về sự tham gia của Hội Nông dân trong hoạt động cho
vay vốn ủy thác của Ngân hàng Chính sách - xã hội ở một số địa
phương ở Việt Nam.....................................................................................
2.2.3 Một số bài học kinh nghiệm được rút ra.....................................................
PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................27
3.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU........................................................
3.1.1 Đặc điêm điều kiện tự nhiên.......................................................................
3.1.2 Đặc điêm kinh tế - xã hội............................................................................
3.1.3 Giới thiệu về Hội nông dân huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang...................
3.2 Phương pháp nghiên cứu...............................................................................
3.2.1 Phương pháp chọn điêm nghiên cứu...........................................................
3.2.2 Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu.........................................................
3.2.3 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu......................................................
3.2.4 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu................................................................
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN...............................51
4.1 THỰC TRẠNG SỰ THAM GIA CỦA HỘI NÔNG DÂN TRONG
HOẠT ĐỘNG CHO VAY VỐN ỦY THÁC CỦA NGÂN HÀNG
CHÍNH SÁCH - XÃ HỘI HUYỆN YÊN DŨNG, TỈNH BẮC GIANG
......................................................................................................................
4.1.1 Sự tham gia của Hội Nông dân trong công tác phổ biến tuyên truyền
chính sách tín dụng ưu đãi của Ngân hàng Chính sách - xã hội..................
4.1.2 Sự tham gia của Hội nông dân trong hoạt động thành lập Tổ tiết kiệm
và vay vốn, bình xét hộ có nhu cầu và đủ điều kiện vay vốn......................
4.1.3 Sự tham gia của Hội nông dân trong hoạt động kiêm tra, giám sát quá

trình sử dụng vốn vay của hộ......................................................................
4.1.4 Sự tham gia của Hội nông dân trong hoạt động thu nợ (nợ gốc, lãi,
tiền gửi tiết kiệm)........................................................................................

ii


4.1.5 Sự tham gia của Hội nông dân trong trường hợp xử lý nợ xấu, nợ quá
hạn..............................................................................................................
4.1.6 Sự tham gia của Hội Nông dân trong kiêm tra, giám sát quá trình thực
hiện chính sách tín dụng ưu đãi..................................................................
4.2 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ THAM GIA CỦA HỘI NÔNG
DÂN TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY VỐN ỦY THÁC CỦA
NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH - XÃ HỘI HUYỆN YÊN DŨNG................
4.2.1 Các yếu tố khách quan................................................................................
4.2.2 Các yếu tố chủ quan...................................................................................
4.3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG SỰ
THAM GIA CỦA HỘI NÔNG DÂN TRONG HOẠT ĐỘNG CHO
VAY VỐN ỦY THÁC CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH - XÃ HỘI
HUYỆN YÊN DŨNG, TỈNH BẮC GIANG THỜI GIAN TỚI....................
4.3.1 Định hướng.................................................................................................
4.3.2 Hệ thống các giải pháp...............................................................................
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..........................................................54
5.1 KẾT LUẬN...................................................................................................
5.2 KIẾN NGHỊ..................................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................55
PHIẾU ĐIỀU TRA...........................................................................................56
5. Trình độ văn hóa của người được phỏng vấn? (ghi theo số năm đi học):
….....…................................................................................................................ 56
Cụ thể về trình độ học vấn:.............................................................................56

5. Trình độ văn hóa của người được phỏng vấn? (ghi theo số năm đi học):
….....…................................................................................................................ 62
Cụ thể về trình độ học vấn:.............................................................................62
KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU...........................................................................65

iii


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1. Tình hình sử dụng và phân bổ đất đai trong 3 năm 2013 2015.....................................................................................................33
Bảng 3.2 Tình hình phát triên ngành chăn nuôi qua các năm..............36
Bảng 3.3. Tình hình nhân khẩu và lao động của huyện Yên Dũng năm
2013- 2015...........................................................................................39
Bảng 3.4. Tình hình cơ sở hạ tầng nông thôn huyện Yên Dũng, năm
2015.....................................................................................................40
Bảng 3.5. Số lượng mẫu điều tra tại các điêm nghiên cứu...................47
5. Trình độ văn hóa của người được phỏng vấn? (ghi theo số năm đi học):
….....…................................................................................................................ 56
Cụ thể về trình độ học vấn:.............................................................................56
5. Trình độ văn hóa của người được phỏng vấn? (ghi theo số năm đi học):
….....…................................................................................................................ 62
Cụ thể về trình độ học vấn:.............................................................................62

iv


DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ

Hình 3.1 Bản đồ hành chính huyện Yên Dũng....................................................

Hình 3.1 Cơ cấu đất đai của huyện Yên Dũng, năm 2015...................................
Hình 3.2. Tình hình KT-XH Yên Dũng 5 năm 2011 - 2015.................................
Sơ đồ 3.1 Tổ chức bộ máy Hội Nông dân huyện Yên Dũng............................44

v


PHẦN 1. MỞ ĐẦU

1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Tại các nước đang phát triên, một bộ phận quan trọng của chiến lược phát
triên là hoạt động xóa đói giảm nghèo, đặc biệt là ở khu vực nông thôn. Trong đó
hoạt động cho vay vốn là cách kích thích các hoạt động tạo thu nhập đê giúp
người nghèo vượt khỏi đói nghèo. Cho vay tín dụng ưu đãi không giống như các
yếu tố đầu vào thông thường như hạt giống hay phân bón, tín dụng giúp người
nghèo nắm quyền kiêm soát các nguồn tài nguyên, có tiếng nói trọng lượng hơn
trong các giao dịch kinh tế cũng như quan hệ xã hội. Trong lý thuyết phát triên
kinh tế, sự tham gia tín dụng ưu đãi của người dân nông thôn là một yếu tố quan
trọng đê “trao quyền” cho người dân.
Ở Việt Nam, khu vực kinh tế nông thôn hiện nay đang phát triên mạnh
và ngày càng thê hiện được sự đóng góp quan trọng của nó đối với nền kinh tế
quốc dân. Sự chuyên đổi kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn đã tạo ra các cơ
hội đầu tư vào các trang trại, các dự án sản xuất nông nghiệp. Nhu cầu đầu tư
vốn phát triên sản xuất kinh doanh của các hộ nông dân một phần là tự đáp ứng,
phần khác được huy động từ các nguồn tín dụng chính thức và phi chính thức.
Do đó, cung cấp các khoản vay có lãi suất phù hợp có thê thúc đẩy ứng dụng
công nghệ mới, mở rộng sản xuất lương thực và tăng thu nhập trong nông
nghiệp (Zeller và cs, 1997).
Tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện ủy thác cho vay hộ nghèo và các
đối tượng chính sách của Hội nông dân Việt Nam ngày 24 tháng 5 năm 2013 đã

nêu rõ: 10 năm qua, Hội Nông dân Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ với ngân hàng
Chính sách xã hội và chính quyền địa phương tiến hành sắp xếp, củng cố, kiện
toàn nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng. Hiện nay, Hội nông dân Việt Nam
đang quản lý 69.170 Tổ tiết kiệm và vay vốn với gần 2,5 triệu thành viên, tổng
dư nợ đạt 37.990 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 34% tổng dư nợ ủy thác của ngân hàng
Chính sách xã hội cho 4 tổ chức Hội, đoàn thê (Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến
binh, Hội Nông dân và Hội Phụ nữ). Dư nợ này tập trung tại 14 chương trình tín
dụng chính sách, bình quân 18,56 triệu đồng/hộ vay vốn. Bên cạnh đó, thời gian
qua, Hội nông dân Việt Nam còn làm tốt công tác quản lý và thu hồi các khoản

1


nợ vay, huy động tiền gửi của các thành viên thông qua tổ Tiết kiệm và vay vốn
do Hội quản lý với số dư đạt trên 700 tỷ đồng.
Yên Dũng là một huyện miền núi và cũng là huyện còn nhiều khó khăn trên
địa bàn tỉnh Bắc Giang. Trong những năm qua, huyện Yên Dũng đã triên khai nhiều
chương trình cho vay vốn hỗ trợ cho nông dân với mục tiêu giúp nông hộ có điều kiện
phát triên kinh tế, kết quả đã đạt được những thành công nhất định. Tuy nhiên, sự
tham gia vay vốn của các nông hộ trên địa bàn huyện Yên Dũng vẫn còn thấp, nhất là
đối với nhóm hộ nghèo và cận nghèo ở các xã còn nhiều khó khăn trên địa bàn.
Đến hết năm 2014, Ngân hàng Chính sách - xã hội có tổng dư nợ trên địa
bàn huyện Yên Dũng là 250,026 tỷ đồng cho 10.318 hộ vay vốn thông qua 300
Tổ tiết kiệm và vay vốn. Hội Nông dân huyện Yên Dũng nhận vốn vay ủy thác
của Ngân hàng Chính sách - xã hội với số dư nợ là 77,914 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ
31,2% tổng dư nợ ủy thác của ngân hàng cho 4 tổ chức Hội, đoàn thê; có số hội
viên tham gia vay vốn là 3.449 hộ, chiếm tỷ lệ 33,4%, thông qua 103 Tổ tiết
kiệm và vay vốn, chiếm tỷ lệ 34,3%.
Là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp nông dân, Hội Nông dân Việt Nam
nói chung và Hội Nông dân huyện Yên Dũng nói riêng có vai trò quan trọng trong

việc tổ chức vận động hội viên, nông dân tích cực tham gia góp phần thực hiện công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Là một người con của huyện Yên
Dũng, là một cán bộ Hội Nông dân huyện với tâm huyết mong muốn đóng góp một
phần nhỏ bé của mình vào sự phát triên của tổ chức Hội nói chung và sự phát triên của
kinh tế hội viên nói riêng, tôi lựa chọn đề tài “Nghiên cứu sự tham gia của Hội Nông
dân trong hoạt động cho vay vốn ủy thác của Ngân hàng Chính sách - xã hội
huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang” làm đề tài thạc si.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng sự tham gia của Hội Nông dân trong
hoạt động cho vay vốn ủy thác của Ngân hàng Chính sách - xã hội huyện Yên
Dũng thời gian qua, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường sự
tham gia của Hội Nông dân trong hoạt động cho vay vốn ủy thác của Ngân hàng
Chính sách - xã hội huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hoá một số vấn đề lý luận và thực tiễn về sự tham gia

2


của Hội Nông dân trong hoạt động cho vay vốn ủy thác của Ngân hàng;
- Nghiên cứu thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của Hội
Nông dân trong hoạt động cho vay vốn ủy thác của Ngân hàng Chính sách - xã
hội huyện Yên Dũng thời gian qua;
- Đề xuất định hướng và một số giải pháp nhằm tăng cường sự tham gia
của Hội Nông dân trong hoạt động cho vay vốn ủy thác của Ngân hàng Chính
sách - xã hội huyện Yên Dũng thời gian tới.
1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là sự tham gia của Hội Nông dân trong hoạt động cho

vay vốn ủy thác của Ngân hàng Chính sách - xã hội huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang
Đối tượng khảo sát là cán bộ, hội viên Hội Nông dân, các cán bộ Ngân
hàng Chính sách - xã hội huyện Yên Dũng, cán bộ phụ trách tín dụng cấp xã.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu sự tham gia của Hội Nông dân trong
hoạt động cho vay vốn ủy thác của Ngân hàng Chính sách - xã hội huyện Yên
Dũng, tỉnh Bắc Giang bao gồm: sự tham gia của Hội Nông dân trong công tác
tuyên truyền về chính sách cho vay vốn ưu đãi của ngân hàng; sự tham gia trong tổ
chức thực hiện hoạt động cho vay vốn ủy thác của Ngân hàng Chính sách - xã hội;
sự tham gia trong quản lý, giám sát hoạt động cho vay vốn ủy thác của ngân hàng
- Phạm vi về không gian: Nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn huyện
Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang
- Phạm vi về thời gian: Số liệu thu thập từ các tài liệu đã công bố trong
khoảng thời gian từ năm 2013 - 2015; số liệu khảo sát thực trạng được điều tra
trong năm 2015; các giải pháp đề xuất đến năm 2020.

3


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SỰ THAM GIA
CỦA HỘI NÔNG DÂN TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY VỐN ỦY
THÁC CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Một số khái niệm
2.1.1.1 Khái niệm về sự tham gia
a. Khái niệm sự tham gia
Theo cách hiêu chung thì tham gia là góp phần hoạt động của mình vào một
hoạt động, một tổ chức chung nào đó. Cách hiêu này tương đối đơn giản và không
khái quát được bản chất, nội dung của tham gia trong tổng thê các mối quan hệ của

nó, đặc biệt là trong phát triên cộng đồng.
Theo quan điêm của các nhà nghiên cứu phát triên, tham gia (Participation)
là một triết lý đặc biệt quan trọng trong nghiên cứu phát triên cộng đồng. Theo
Oakley P. (1989) cho rằng, tham gia là một quá trình tạo khả năng nhạy cảm của
người dân và làm tăng khả năng tiếp thu vào năng lực của người dân nhằm đáp
ứng các nhu cầu phát triên cũng như khích lệ các sáng kiến địa phương. Quá trình
này hướng tới sự tăng cường năng lực tự kiêm soát các nguồn lực và tổ chức điều
hành trong những hoàn cảnh nhất định. Tham gia bao hàm việc ra quyết định, thực
hiện, phân chia lợi ích và đánh giá các hoạt động phát triên của người dân (Nguyễn
Ngọc Hơi, 2003).
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện phát triên theo định hướng cộng
đồng từ những năm 1970 thì các khái niệm như “sự tham gia” hay “tăng cường
quyền lực” đã được sử dụng rất phổ biến, nhất là trong các tài liệu về các biện
pháp xoá đói giảm nghèo và cải thiện hiệu quả và tính bền vững của các biện pháp
thúc đẩy sự phát triên. Tuy vậy không có một định nghia duy nhất về “sự tham
gia” đê có thê áp dụng cho tất cả các chương trình hay dự án phát triên, việc diễn
giải bản chất cũng như quá trình tham gia phụ thuộc vào yêu cầu phát triên của
mỗi tổ chức (Vũ Thị Huyền Trang, 2009).
Trong các tác phẩm của mình, ông cũng luôn nhấn mạnh rằng quan điêm
và cách hành xử của cán bộ hỗ trợ còn quan trọng hơn nhiều so với kỹ năng của
họ trong việc áp dụng phương pháp này. Cùng với thời gian thì PRA đã trở thành

4


một phương pháp phát triên nông thôn (Chambers, 1997, trích dẫn bởi Vũ Thị
Huyền Trang, 2009).
Các linh vực tham gia thay đổi tùy theo mục tiêu của người nghiên cứu. Tuy
nhiên, việc ra quyết định luôn được xem là linh vực quyết định nhất cho bất kì mục
tiêu nào và không đựơc bỏ qua. Cohen và Uphoff (1979) đã đưa ra khung phân tích

đê giám sát vai trò của tham gia trong các dự án và chương trình phát triên. Họ thấy
có 4 linh vực tham gia: (1) ra quyết định, (2) Thực hiện, (3) Hưởng lợi, (4) Đánh giá
(Cohen và Uphoff, 1979, trích dẫn bởi Vũ Thị Huyền Trang, 2009)
Trong khi đó, Finsterbusch và Wiclin (1987) nhận thấy dự án có 3 pha và 5
hình thức tham gia là (1) Lập kế hoạch (nguyên gốc và thiết kế), (2) Thực hiện
(thực hiện và thiết kế lại), và (3) bảo dưỡng. Khung phân tích Cohen và Uphoff có
mục tiêu tham gia và khung phân Finsterbusch và Wiclin có mục tiêu dự án, nhưng
chúng tương hợp đê phù hợp với thực tế (Finsterbusch và Wiclin, 1987, trích dẫn
bởi Vũ Thị Huyền Trang, 2009).
Như vậy, với phạm vi nghiên cứu của đề tài về sự tham gia của Hội nông
dân trong xây dựng nông thôn mới cũng mang đầy đủ những nội dung và tính
chất của sự tham gia như trong bất kỳ sự phát triên nào. Trong nghiên cứu này, sự
tham gia của Hội nông dân được hiêu là sự tham gia của tổ chức Hội và của cả
các hội viên trong tổ chức Hội vào các hoạt động trong chương trình xây dựng
nông thôn mới.
b. Các hình thức tham gia
Trong phạm vi của đề tài này, sự tham gia của tổ chức Hội Nông dân được
hiêu bao gồm các hình thức sau:
- Sự tham gia trong công tác phổ biến tuyên truyền
- Sự tham gia trong các hoạt động tổ chức thực hiện
- Sự tham gia trong quản lý và giám sát
c. Tiêu chí đánh giá sự tham gia
- Tính minh bạch và công khai
- Tính công bằng
- Tính hiệu quả
- Tính bền vững

5



2.1.1.2 Khái niệm hoạt động cho vay vốn ủy thác
- Hoạt động ủy thác là việc bên ủy thác giao vốn (bằng tiền) cho bên nhận
ủy thác đê sử dụng cho đối tượng thụ hưởng của ủy thác với mục đích, lợi ích
hợp pháp do bên ủy thác chỉ định trên cơ sở hợp đồng ủy thác
- Bên ủy thác là bên giao vốn (bằng tiền) cho bên nhận ủy thác đê thực
hiện hoạt động ủy thác được quy định cụ thê tại hợp đồng ủy thác.
- Bên nhận ủy thác là bên nhận vốn (bằng tiền) do bên ủy thác giao đê
thực hiện hoạt động ủy thác được quy định cụ thê tại hợp đồng ủy thác
- Ủy thác cho vay là hoạt động ủy thác mà bên ủy thác giao vốn (bằng
tiền) cho bên nhận ủy thác đê cho vay đối tượng thụ hưởng của ủy thác
- Vốn ủy thác là khoản tiền của bên ủy thác giao cho bên nhận ủy thác đê
sử dụng cho đối tượng của ủy thác với mục đích sinh lời hoặc lợi ích hợp pháp
khác do bên ủy thác chỉ định trên cơ sở hợp đồng ủy thác
* Nguyên tắc ủy thác
- Hoạt động ủy thác phải được thỏa thuận bằng hợp đồng uỷ thác ký kết
giữa bên ủy thác và bên nhận ủy thác phù hợp với quy định tại Thông tư này và
các quy định pháp luật khác có liên quan.
- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là bên ủy thác chỉ
được ủy thác cho tổ chức tín dụng khác, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác,
tổ chức được kinh doanh trái phiếu theo quy định của pháp luật đê thực hiện một
hoặc một số hoạt động ngân hàng mà bên ủy thác và bên nhận ủy thác được thực
hiện theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là bên nhận ủy thác
chỉ được nhận ủy thác từ tổ chức tín dụng khác, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
khác, tổ chức, cá nhân đê thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng mà
bên nhận ủy thác và bên ủy thác được thực hiện theo quy định của pháp luật.
- Bên nhận uỷ thác không được thực hiện việc uỷ thác lại cho bên thứ ba.
- Bên nhận uỷ thác không được sử dụng vốn uỷ thác trái với mục đích, nội
dung của hoạt động uỷ thác được quy định tại hợp đồng uỷ thác.
- Việc chi nhánh ngân hàng nước ngoài nhận ủy thác của ngân hàng mẹ đê cho

vay, mua trái phiếu phải tuân thủ quy định của pháp luật về vay trả nợ nước ngoài.
- Các khoản ủy thác là tài sản của bên ủy thác. Tổ chức tín dụng, chi

6


nhánh ngân hàng nước ngoài phải tính số dư ủy thác vào dư nợ cấp tín dụng khi
xác định các giới hạn và tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín
dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật.
- Bên ủy thác là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải
thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phòng và sử dụng dự phòng đê xử lý rủi ro
đối với số dư ủy thác theo quy định của pháp luật.
Bên nhận ủy thác là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
không phải thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phòng và sử dụng dự phòng đê xử
lý rủi ro đối với số dư nhận ủy thác theo quy định của pháp luật.
- Bên ủy thác, bên nhận ủy thác phải tuân thủ các quy định của pháp luật
về hoạt động ngân hàng.
2.1.1.3 Hoạt động cho vay vốn ủy thác của Ngân hàng Chính sách - xã hội
a. Các văn bản quy định
Thực hiện Điều 5 Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của
Chính phủ, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) và các tổ chức chính trị xã hội (4 tổ chức chính trị - xã hội gồm: Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân,
Hội Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh) đã ký kết văn bản
liên tịch, văn bản thoả thuận về tổ chức thực hiện uỷ thác cho vay hộ nghèo và
các đối tượng chính sách khác. Đê các chi nhánh triên khai thực hiện thuận lợi,
Tổng giám đốc NHCSXH phân cấp uỷ quyền ký kết các văn bản như sau:
* Tại NHCSXH cấp Trung ương
Tổng giám đốc trực tiếp ký các văn bản liên tịch, văn bản thoả thuận với
các tổ chức Hội cấp trung ương, cụ thê:
Văn bản liên tịch:
- Ngày 14/4/2003 Hội Phụ nữ và NHCSXH đã ký văn bản liên tịch số

213/VBLT “Về uỷ thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác”.
- Ngày 15/4/2003 Hội Nông dân và NHCSXH đã ký văn bản liên tịch số
235/VBLT “Về uỷ thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác”.
- Ngày 25/4/2003 Đoàn Thanh niên và NHCSXH đã ký văn bản liên tịch
số 283/VBLT “Về uỷ thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác”.
- Ngày 18/8/2003 Hội Cựu chiến binh và NHCSXH đã ký văn bản liên tịch
số 1099/VBLT “Về uỷ thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác”.

7


Văn bản thoả thuận:
Sau khi ký văn bản liên tịch với các tổ chức Hội, đoàn thê NHCSXH đã
ký Văn bản thoả thuận với các tổ chức Hội, đoàn thê về việc thực hiện uỷ thác
cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Sau 3 năm triên khai thực
hiện đã phát sinh một số bất cập nên NHCSXH và các tổ chức Hội, đoàn thê đã
ký lại các Văn bản thoả thuận, cụ thê:
- Ngày 15/11/2006 ký Văn bản thoả thuận số 2795/VBTT với Đoàn Thanh
niên và văn bản 2796/VBTT với Hội Cựu Chiến binh.
- Ngày 27/11/2006 ký Văn bản thoả thuận số 2912/VBTT với Hội Phụ nữ.
- Ngày 4/12/2006 ký Văn bản thoả thuận số 2976/VBTT với Hội Nông dân.
Nội dung các Văn bản thoả thuận với các tổ chức Hội đều tập trung và
thống nhất như nhau.
Tháng 03/2009, NHCSXH đã ký bổ sung 4 văn bản thoả thuận với 4 tổ
chức Hội, đoàn thê về việc điều chỉnh mức phí uỷ thác cho vay hộ nghèo và các
đối tượng chính sách khác và thống nhất phân bổ cho từng cấp Hội, đoàn thê theo
mức mới, được áp dụng từ ngày 01/7/2009, cụ thê:
- Ngày 20/03/2009 ký Văn bản thoả thuận số 608/VBTT với Hội Liên
hiệp Phụ nữ Việt Nam và văn bản số 612/VBTT với Hội Cựu chiến binh Việt
Nam.

- Ngày 23/03/2009 ký Văn bản thoả thuận số 298/VBTT với Đoàn Thanh
niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
- Ngày 30/03/2009 ký Văn bản thoả thuận số 664/VBTT với Hội Nông
dân Việt Nam.
Ngày 7/4/2009, Tổng giám đốc đã ban hành văn bản số 747/NHCS-TD về
việc điều chỉnh phí uỷ thác trả cho các tổ chức chính trị - xã hội, yêu cầu các chi
nhánh trong toàn hệ thống rà soát lại các văn bản liên tịch, hợp đồng uỷ thác cho
vay đã ký với từng tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp đê sửa đổi các điều khoản
liên quan đến điều chỉnh phí dịch vụ uỷ thác đê thống nhất thực hiện mức phí ủy
thác mới từ ngày 01/7/2009.
Tổng giám đốc NHCSXH ủy quyền cho Giám đốc NHCSXH cấp tỉnh
và Giám đốc Phòng giao dịch NHCSXH cấp huyện ký các văn bản tại cấp
tỉnh, huyện.

8


* Tại NHCSXH cấp tỉnh
Giám đốc các chi nhánh NHCSXH tỉnh ký kết văn bản liên tịch với tổ
chức Hội, đoàn thê cấp tỉnh về uỷ thác cho vay vốn đối với hộ nghèo và các đối
tượng chính sách khác.
* Tại NHCSXH cấp huyện
Giám đốc các Phòng Giao dịch ký các loại văn bản sau:
+ Văn bản liên tịch với tổ chức Hội, đoàn thê cấp huyện về uỷ thác cho
vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác;
+ Hợp đồng uỷ thác với tổ chức Hội, đoàn thê cấp xã về nội dung uỷ thác
cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác;
+ Hợp đồng uỷ nhiệm với Tổ TK&VV (mẫu số 11/TD).
b. Các chương trình tín dụng và các dự án hiện nay ngân hàng Chính
sách xã hội đang uỷ thác cho tổ chức chính trị - xã hội

1.Cho vay hộ nghèo
2.Cho vay hộ cận nghèo
3.Cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn (cho vay thông qua hộ gia đình
tham gia Tổ TK&VV).
4.Cho vay giải quyết việc làm (đối với các dự án hộ gia đình vay vốn
thuộc nguồn vốn do UBND cấp tỉnh và nguồn vốn do Hội liên hiệp phụ nữ Việt
Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội cựu chiến binh Việt Nam và
Hội nông dân Việt Nam quản lý).
5.Cho vay các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài.
6.Cho vay hộ sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn (đối với mức vay
đến 30 triệu đồng/hộ).
7.Cho vay hộ đồng bào dân tộc thiêu số đặc biệt khó khăn
8.Cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn
9.Cho vay hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định 167/QĐ-TTg
10. Cho vay thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn (Đối
với thương nhân là cá nhân)
11. Cho vay hộ đồng bào dân tộc thiêu số nghèo Đồng bằng sông Cửu
Long theo Quyết định 74/QĐ-TTg

9


12. Cho vay vốn đối với hộ đồng bào thiêu số nghèo theo Quyết định
1592/QĐ-TTg
13. Cho vay hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp
phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009 - 2020.
14. Cho vay nhà ở vùng thường xuyên ngập lũ Đồng bằng sông Cửu
Long (đối với hộ gia đình).
15. Cho vay cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ và doanh nghiệp sử dụng
lao động là người sau cai nghiện ma tuý (đối với hộ gia đình).

16. Cho vay hộ nghèo xây dựng chòi phòng tránh lũ, lụt theo Quyết định
716/QĐ-TTg ngày 14/6/2012 của TTCP.
17. Dự án IFAD Tuyên Quang.
18. Dự án Phát triên ngành lâm nghiệp (đối với hộ gia đình tham gia Tổ
TK&VV).
19. Dự án Rừng ngập mặn miền Nam Việt Nam.
c. Điều kiện thực hiện cho vay uỷ thác
* Đối với hộ vay:
- Phải là thành viên Tổ TK&VV.
- Chấp hành các quy ước hoạt động của Tổ.
* Đối với Tổ TK&VV:
- Hoạt động của Tổ TK&VV theo đúng Quyết định số 15/QĐ-HĐQT ngày
05/3/2013 của HĐQT NHCSXH.
- Tuân thủ nguyên tắc công khai, dân chủ, công bằng.
* Đối với tổ chức Hội:
- Được NHCSXH ký văn bản Liên tịch và văn bản Thoả thuận.
- Tổ chức, chỉ đạo, kiêm tra giám sát hoạt động của Tổ TK&VV theo nội
dung hợp đồng uỷ nhiệm Tổ đã ký với NHCSXH.
2.1.2 Vai trò của sự tham gia của Hội Nông dân trong hoạt động cho vay vốn
ủy thác của Ngân hàng Chính sách - xã hội
- Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị - xã hội, trong đó
có Hội nông dân, tạo nên một kênh dẫn vốn, quản lý vốn tín dụng chính sách an

10


toàn, hữu hiệu, tin cậy đối với nhân dân và cấp ủy Đảng, chính quyền địa
phương.
- Xã hội hóa, công khai hóa hoạt động tín dụng chính sách nói chung và
hoạt động của ngân hàng Chính sách xã hội nói riêng, đê nhân dân cùng tham gia

giám sát và thực hiện, nhằm đưa vốn đến đúng đối tượng thụ hưởng; đồng thời
nâng cao chất lượng tín dụng chính sách và củng cố thêm mối quan hệ chặt chẽ
giữa ngân hàng Chính sách xã hội với tổ chức Hội nông dân
- Củng cố hoạt động của tổ chức Hội nông dân thông qua hoạt động ủy thác
của ngân hàng Chính sách xã hội, tổ chức Hội nông dân có điều kiện quan tâm hơn
đến hội viên làm cho sinh hoạt Hội có nội dung phong phú hơn, lồng ghép triên
khai thực hiện nhiệm vụ chính trị khác góp phần tiết giảm chi phí xã hội.
- Giúp cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác tiếp
cận với các hoạt động vay vốn, gửi tiền của ngân hàng Chính sách xã hội một
cách nhanh chóng, thuận lợi, an toàn và hiệu quả, tiết kiệm thời gian và chi phí
của hội viên khi vay vốn.
2.1.3 Đặc điểm của sự tham gia của Hội Nông dân trong hoạt động cho vay
vốn ủy thác của Ngân hàng Chính sách - xã hội
Sự tham gia của Hội nông dân trong hoạt động cho vay vốn ủy thác của
ngân hàng Chính sách xã hội được thực hiện thông qua việc tăng cường năng lực
cho tổ chức Hội và cán bộ hội viên nông dân đê họ tham gia thực sự vào các hoạt
động cho vay vốn của ngân hàng. Tùy thuộc vào trình độ nhận thức, văn hóa,
điều kiện kinh tế, địa lý của từng vùng miền khác nhau mà mức độ tham gia của
tổ chức Hội nói chung và của từng cán bộ hội viên nói riêng vào các chương
trình cho vay tín dụng của ngân hàng có sự khác nhau.
Bên cạnh đó, hoạt động cho vay vốn ủy thác của ngân hàng Chính sách xã
hội thông qua Hội nông dân mang những đặc trưng cơ bản trong cho vay nông
nghiệp như tính thời vụ và chi phí tổ chức cho vay cao
* Tính thời vụ
Tính chất thời vụ trong cho vay nông nghiệp có liên quan đến chu kỳ sinh
trưởng của động, thực vật trong ngành nông nghiệp. Tính thời vụ được biêu hiện
ở những mặt sau:
- Vụ, mùa trong sản xuất nông nghiệp quyết định thời điêm cho vay và thu
hồi nợ. Nếu ngân hàng tập trung cho vay vào các chuyên ngành hẹp như cho vay


11


một số cây, con nhất định thì phải tổ chức cho vay tập trung vào một thời gian nhất
định của năm, đầu vụ tiến hành cho vay, đến kỳ thu hoạch, tiêu thụ tiến hành thu
hồi nợ.
- Chu kỳ sống tự nhiên của cây, con là yếu tố quyết định đê tính toán thời
hạn cho vay. Chu kỳ ngắn hạn hay dài hạn phụ thuộc vào loại giống cây hoặc on
và quy trình sản xuất. Ngày nay, công nghệ về sinh học cho phép lai tạo nhiều
giống mới có năng suất, sản lượng cao hơn và thời gian sinh trưởng ngắn hơn.
* Chi phí tổ chức cho vay cao
Chi phí tổ chức cho vay có liên quan đến nhiều yếu tố như chi phí tổ chức
mạng lưới, chi phí cho việc thẩm định, theo dõi khách hàng, chi phí phòng ngừa
rủi ro. Cụ thê:
- Cho vay nông nghiệp, đặc biệt là cho vay hộ sản xuất nông nghiệp
thường chi phí nghiệp vụ cho mỗi đồng vốn vay thường cao do quy mô từng vốn
vay nhỏ
- Số lượng khách hàng đông, phân bố ở khắp nơi nên việc mở rộng cho
vay thường liên quan tới việc mở rộng mạng lưới cho vay và thu nợ (mở chi
nhánh, bàn giao dịch, tổ cho vay tại xã...).
- Do ngành nông nghiệp có độ rủi ro tương đối cao (thiên tai, dịch bệnh...)
nên chi phí cho dự phòng rủi ro là tương đối lớn so với các ngành khác.
2.1.4 Nội dung nghiên cứu sự tham gia của Hội Nông dân trong hoạt động
cho vay vốn ủy thác của Ngân hàng Chính sách - xã hội
2.1.4.1 Sự tham gia của Hội Nông dân trong công tác phổ biến tuyên truyền về
chính sách cho vay vốn ưu đãi của Ngân hàng
Thông báo và phổ biến các chính sách tín dụng có ưu đãi của Ngân hàng
Chính sách - xã hội đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, chỉ
đạo tổ chức họp các đối tượng thuộc diện thụ hưởng các chính sách tín dụng ưu
đãi có nhu cầu vay vốn.

2.1.4.2 Sự tham gia của Hội Nông dân trong hoạt động thành lập Tổ tiết kiệm
và vay vốn, khảo sát nhu cầu vay vốn, lập kế hoạch, bình xét hộ có nhu cầu
và đủ điều kiện vay vốn
Hội Nông dân tham gia trong việc chỉ đạo, hướng dẫn thành lập Tổ
TK&VV, tổ chức họp Tổ đê kết nạp thành viên vào Tổ TK&VV, bầu Ban quản
lý Tổ, xây dựng quy ước hoạt động của Tổ, bình xét công khai các hộ có nhu

12


cầu và đủ điều kiện vay vốn đưa vào Danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn
ngân hàng Chính sách xã hội trình UBND cấp xã xác nhận, đề nghị ngân hàng
cho vay.
Hội Nông dân có trách nhiệm nhận và thông báo kết quả phê duyệt danh sách
hộ gia đình được vay vốn cho Tổ TK&VV đê Tổ TK&VV thông báo đến từng hộ gia
đình được vay vốn. Cùng Tổ TK&VV chứng kiến việc giải ngân, thu nợ, thu lãi của
người vay tại các Điêm giao dịch của ngân hàng Chính sách xã hội.
2.1.4.3 Sự tham gia của Hội Nông dân trong hướng dẫn quá trình thực hiện
chính sách tín dụng ưu đãi
Phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức tập huấn nghiệp vụ uỷ thác
cho cán bộ tổ chức Hội, cán bộ Tổ TK&VV; Phổ biến, tuyên truyền chủ trương,
chính sách có liên quan đến chính sách tín dụng ưu đãi và tập huấn công tác
khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư... đê giúp người vay sử dụng vốn vay có
hiệu quả.
2.1.4.4 Sự tham gia của Hội Nông dân trong hoạt động kiểm tra, giám sát quá
trình sử dụng vốn vay của hộ
Hội Nông dân phối hợp với Ban quản lý Tổ TK&VV kiêm tra, giám sát
quá trình sử dụng vốn vay, đôn đốc người vay trả nợ gốc, lãi theo định kỳ đã thoả
thuận, thông báo kịp thời cho ngân hàng Chính sách xã hội nơi cho vay về các
trường hợp sử dụng vốn vay bị rủi ro do nguyên nhân khách quan (thiên tai, dịch

bệnh, hỏa hoạn, chết, mất tích…) và rủi ro do nguyên nhân chủ quan như: sử
dụng vốn vay sai mục đích,… đê có biện pháp xử lý thích hợp, kịp thời.
2.1.4.5 Sự tham gia của Hội Nông dân trong hoạt động thu nợ (nợ gốc, lãi,
tiền gửi tiết kiệm)
Hội Nông dân tham gia đôn đốc Ban quản lý Tổ TK&VV thực hiện hợp
đồng uỷ nhiệm đã ký với ngân hàng Chính sách xã hội, chỉ đạo và giám sát Ban
quản lý Tổ TK&VV trong các việc sau:
- Đôn đốc các tổ viên đem tiền đến điêm giao dịch của ngân hàng Chính
sách xã hội đê trả nợ gốc theo kế hoạch trả nợ đã thoả thuận;
- Thực hiện việc thu lãi, thu tiền tiết kiệm (đối với các Tổ TK&VV được
ngân hàng Chính sách xã hội uỷ nhiệm thu) hoặc đôn đốc các tổ viên đem tiền
đến Điêm giao dịch của ngân hàng Chính sách xã hội đê trả lãi, gửi tiết kiệm (nếu

13


có) theo định kỳ đã thoả thuận (đối với các tổ TK&VV không được ngân hàng
Chính sách xã hội uỷ nhiệm thu).
- Định kỳ hàng quý, 6 tháng, cả năm hoặc đột xuất (theo yêu cầu của ngân
hàng), phối hợp cùng ngân hàng Chính sách xã hội cấp huyện tiến hành đánh giá
hoạt động của từng Tổ đê xếp loại Tổ theo tiêu chí, những Tổ yếu kém, không còn
khả năng hoạt động thì tổ chức sáp nhập, giải thê theo quy định.
2.1.4.6 Sự tham gia của Hội Nông dân trong trường hợp xử lý nợ xấu, nợ quá
hạn
Hội Nông dân tham gia chỉ đạo, theo dõi, kiêm tra quá trình sử dụng vốn
của người vay; kiêm tra hoạt động của các Tổ TK&VV và của tổ chức chính trị xã hội cấp dưới thuộc phạm vi quản lý theo định kỳ hoặc đột xuất. Phối hợp cùng
ngân hàng Chính sách xã hội và chính quyền địa phương xử lý các trường hợp nợ
chây ỳ, nợ quá hạn và hướng dẫn hộ vay lập hồ sơ đề nghị xử lý nợ bị rủi ro do
nguyên nhân khách quan (nếu có)
2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của Hội Nông dân trong hoạt

động cho vay vốn ủy thác của Ngân hàng Chính sách - xã hội
2.1.5.1 Các yếu tố khách quan
- Cơ chế, chính sách cho vay tín dụng ưu đãi của Chính phủ nói chung và
của ngân hàng Chính sách xã hội nói riêng
- Mức độ phát triên của mạng lưới Ngân hàng Chính sách - xã hội
- Tập quán vay vốn của người nông dân
- Chương trình, chính sách cho vay tín dụng ưu đãi của Chính phủ nói
chung và của ngân hàng Chính sách xã hội nói riêng
- Sự phối hợp giữa chính quyền địa phương và ngân hàng Chính sách xã hội
2.1.5.2 Các yếu tố chủ quan
- Năng lực của cán bộ Hội Nông dân các cấp
- Sự am hiêu của cán bộ Hội về hoạt động cho vay tín dụng ưu đãi, cho
vay vốn ủy thác của ngân hàng Chính sách xã hội
- Các yếu tố thuộc về điều kiện của hộ làm ảnh hưởng đến việc được vay
vốn hay không được vay vốn của hộ
- Năng lực trình độ của hội viên có ảnh hưởng đến việc sử dụng vốn sau
khi vay: sử dụng vốn vay đúng mục đích, sử dụng vốn vay đem lại hiệu quả cho

14


kinh tế hộ.
- Sự phối hợp giữa tổ chức Hội nông dân với ngân hàng Chính sách xã hội
và chính quyền địa phương.
2.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.2.1 Kinh nghiệm về sự tham gia của Hội Nông dân trong hoạt động cho
vay vốn ủy thác của ngân hàng ở một số nước trên thế giới
Trong nhiều thập niên vừa qua, chiến lược phát triên của các nước đang
phát triên dành nhiều ưu tiến cho các chương trình xóa đói giảm nghèo, đặc
biệt là ở khu vực nông thôn. Một trong những nội dung chính là cung cấp dịch

vụ tài chính vi mô có chi phí phù hợp với khả năng của người dân nông thôn,
đặc biệt là những người nghèo đê phát triên sản xuất, tăng thu nhập và nhờ đó
vượt qua khỏi vòng nghèo đói.
Như đã phân tích ở trên, nguyên nhân chính của nghèo đói chính la thiếu
vốn. Vốn là yếu tố đầu vào quan trọng giúp người nghèo vượt ra khỏi đói nghèo
bằng cách nuôi sống các hoạt động tạo thu nhập. Nhưng vốn không chỉ đơn thuần
là một yếu tố đầu vào, vốn còn giúp người nghèo nắm quyền kiêm soát các tài
sản khác, giúp cho tiếng nói của họ có trọng lượng hơn trong các giao dịch kinh
tế cũng như quan hệ xã hội.
Đặc trưng của những hệ thống tài chính ở các nước đang phát triên là tình
trạng “lưỡng thê tài chính” tức là khu vực tài chính chính thức và khu vực tài chính
phi chính thức cùng tồn tại và hoạt động song song với nhau. Khu vực tài chính
phí chính thức ước tính chiếm từ 30 - 80% nguồn cung tín dụng nông thôn ở các
nước đang phát triên. Ngoài ra, ước tính chưa đến 5% nông dân ở châu Phi, 15%
nông dân ở châu Mỹ La Tinh và 25% nông dân ở châu Á tiếp cận được với tín
dụng chính thức.
2.2.1.1 Tiếp cận tín dụng vi mô cho người nghèo ở Bangladesh
Ngân hàng Grameen (GB) là định chế tài chính nổi tiếng nhất thế giới về
tín dụng nông thôn dành cho người nghèo. GB có mạng lưới chi nhánh rộng
khắp đến tận cấp cơ sở, mỗi chi nhánh phục vụ từ 15 đến 22 làng. Đối tượng
phục vụ là các gia đình có chưa đến 0,2 ha đất. Đê vay được tín dụng, người
trong những gia đình đủ tiêu chuẩn sẽ lập nhóm gồm 5 người có hoàn cảnh kinh
tế xã hội giống nhau. Thông thường, mỗi gia đình chỉ được phép có một người
tham gia một nhóm. Mỗi nhóm bầu một trưởng nhóm và một thư ký đê chủ trì

15


cuộc họp hàng tuần. Sau khi nhóm được thành lập, mỗi nhân viên ngân hàng sẽ
đến thăm gia đình và kiêm tra tư cách của mỗi thành viên đê lấy thông tin về tài

sản, thu nhập…
Khoảng 5 hoặc 6 nhóm sẽ lập nên một trung tâm trong cùng địa phương.
Từ các trưởng nhóm sẽ bầu ra trưởng trung tâm, là người chịu trách nhiệm giúp
các thành viên tìm hiêu về kỷ cương của ngân hàng và chủ trì cuộc họp hàng
tuần. Tất cả các thành viên sẽ được nhân viên ngân hàng giải thích quy định của
Grameen cũng như quyền và nghia vụ của các thành viên. Sauk hi kết thúc khóa
học và nếu đạt yêu cầu, mỗi người được cấp giấy chứng nhận là thành viên chính
thức. Trước khi đủ tiêu chuẩn vay tiền, mọi thành viên phải chứng tỏ tính thành
thục và tính đoàn kết bằng cách tham dự tất cả các buổi họp nhóm trong ba tuần
kế tiếp. Trong thời gian này, nhân viên ngân hàng tiếp tục bàn về quy định của
Grameen và giải đáp thắc mắc. Các thành viên mù chữ cũng được dạy cách ký
tên. Các thành viên không cần phải đến trụ sở của ngân hàng đê giao dịch. Nhân
viên ngân hàng đến với họ tại những buổi họp hàng tuần đê cấp tiền vay, thu tiền
trả nợ và vào sổ sách ngay tại trung tâm.
Tại mỗi cuộc họp hàng tuần, mỗi thành viên đóng góp một taka (đơn vị
tiền tệ của Bangladesh) vào quỹ nhóm. Ban đầu chỉ có hai thành viên được vay
tiền. Thêm hai người nữa được vay nếu hai người đầu tiên trả nợ đúng hạn trong
hai tháng đầu tiên. Người cuối cùng (thường là trưởng nhóm) phải đợi thêm hai
tháng nữa cho đến khi những người vay tiền trước mình chứng tỏ là đáng tin cậy.
Mỗi khoản vay phải được trả dần hàng tuần trong vòng một năm. Nếu một
người vỡ nợ, những người khác trong nhóm sẽ không được vay. Do đó, áp lực
của các thành viên trong nhóm là một yếu tố quan trọng đảm bảo mỗi thành viên
sẽ trả nợ đầy đủ. Ngoài việc đóng góp 1kata mỗi tuần, mỗi thành viên khi vay
được tiền phải đóng góp 5% tiền vay vào quỹ nhóm. Các thành viên có thê vay
mượn từ quỹ này với bất cứ một mục đích gì, kê cả trả nợ ngân hàng hay tiêu
dùng. Nhờ đó, họ có thê hỗ trợ nhau trả nợ ngay cả lúc gặp hoàn cảnh khó khăn
và tránh dùng khoản vay ban đầu đê tiêu dùng. Tiên vay từ quỹ nhóm cũng phải
được trả hàng tuần. Mỗi nhóm còn lập quỹ khẩn cấp với mức đóng góp bằng 4%
tiền vay ngân hàng. Quỹ này chỉ dùng đê giúp các thành viên trả nợ trong trường
hợp cấp bách như có tử vong, bị mất cắp hay thiên tai; do vậy, quỹ này giống như

một khoản bảo hiêm.
Bằng các dịch vụ tiết kiệm - tín dụng linh hoạt, ngân hàng Grameen đã rất

16


thành công trong việc tiếp cận được tầng lớp người nghèo nhất (đặc biệt là phụ nữ
nông thôn không có tài sản), đạt tỷ lệ thu hồi nợ gần 100% và nâng cao vị thế kinh tế
xã hội của khách hàng. Grameen đặc biệt nhấn mạnh những khía cạnh xã hội và con
người trong quá trình phát triên của người nghèo, chứ không chỉ dừng lại ở chương
trình tiết kiệm - tín dụng thông thường. Nhiều nghiên cứu đánh giá rằng Grameen
cải thiện tính đoàn kết giữa các thành viên, nâng cao ý thức của họ, khuyến khích họ
lập các chương trình học quy mô nhỏ và tổ chức các sự kiện thê thao cho con cái họ,
loại bỏ các tập tục của hồi môn, phòng chống các bệnh thường gặp như tiêu chảy và
chứng quáng gà ở trẻ em và chống lại những bất công xã hội. Phần lớn những cam
kết này được nêu trong “16 quyết định” mà thành viên nào cũng thuộc, thê hiện
quyết tâm xây dựng một cuộc sống đàng hoàng và một xã hội tươi đẹp hơn.
Mô hình Grameen có 6 đặc điêm chính là:
- Được cấp giấy phép (môn bài) và như vậy có thê tự thê hiện như một
phần của hệ thống gửi các tổ chức tài chính rộng lớn và có khả năng tiếp cận luật
bảo vệ tiền gửi và khách hàng của mình.
- Hoạt động của ngân hàng được xây dựng trên các khoản cho vay dựa
vào sức mạnh của thay thế thế chấp qua các thủ tục “nhóm đồng đẳng” do khách
hàng lựa chọn, bắt tuân thủ việc quản lý rủi ro và trả nợ. Các nhóm nhỏ không
quá 5 người gặp gỡ thường xuyên và có trách nhiệm hỗ trợ tương hỗ và thu các
khoản tiền nhỏ theo lịch trình thường xuyên.
- Chủ yếu cho phụ nữ nghèo của các hộ không có đất nông nghiệp hoặc
các tài sản vay khác.
- Chương trình này dành cho người yêu cầu tối thiêu, đặc biệt trọng giai
đoạn ngắn với tỷ lệ lãi cao hơn mức lạm phát và chi phí vốn, các công việc như

huấn luyện cho khách hàng, thu tiền gửi và tiền trả nợ, kích thích tham gia đối
với các nhóm và các lãnh đạo nhóm. Hình thành nhóm và các hoạt động nhóm là
cốt yếu của mô hình ngân hàng GB, còn chi phí cho các hoạt động này thì các
thành viên nhóm phải gánh chịu.
- Cho vay các món nhỏ trong thời gian ngắn với lãi suất trên mức lạm phát
và chi phí vốn.
- Tất cả người vay phải cam kết thực hiện quy chế tiết kiệm bắt buộc, đây
là hình thức của chương trình bảo hiêm cho việc không trả nợ được.
2.2.1.2 Tiếp cận tín dụng vi mô cho người nghèo ở Indonexia

17


Năm 1984, ngân hàng quốc doanh chuyên về phát triên nông nghiệp nông
thôn Bank Rakayt Indonexia (BRI) thành lập hệ thống Uni Desa (UD) tức là
ngân hàng làng xã. Tuy trực thuộc BRI nhưng UD là đơn vị hoạch toán độc lập
và toàn quyền quyết định chủ trương hoạt động kinh doanh. Hệ thống UD hoạt
động dựa vào mạng lưới chân rết là các đại lý tại các làng xã, họ hiêu biết rõ về
địa phương và nắm bắt thông tin về các đối tượng vay. Các đại lý này theo dõi
hành động của người đi vay và thi hành các hợp đồng vay. Ngoài ra các đối
tượng đi vay phải được các nhân vật có uy tín tại địa phương (cha đạo, thầy giáo,
quan chức địa phương…) giới thiệu. Phần lớn các khoản vay không còn thế chấp
mà dựa trên uy tín tại địa phương chủ quan đê đảm bảo tránh vỡ nợ.
Kết quả hệ thống UD đã tự lực được về tài chính và bắt đầu có lãi lớn chỉ
vài năm sau hoạt động. Ngay cả trong giai đoạn khủng hoảng tài chính 1997 –
1998, UD vẫn đứng vững, tăng doanh số tiền gửi trong khi tỷ lệ vỡ nợ hầu như
không tăng. Đến năm 1999, UD có khoảng 2,5 triệu khách hàng vay tiền và
khoảng 29 triệu tài khoản tiết kiệm.
Thành công của UD là có hệ thống các địa lý rộng khắp, đỗi ngũ nhân
viên có trình độ chuyên môn cao, am hiêu đối tượng vay vốn đặc biệt là các hộ

nghèo; với phương thức cho vay linh hoạt, cho đến nay UD đã có mặt trên phạm
vi toàn quốc với khoảng 3.700 ngân hàng làng xã.
2.2.1.3 Tiếp cận tín dụng vi mô cho người nghèo ở Philippin
Ngân hàng Land Bank tổ chức theo hình thức hợp tác xã. Mỗi thành viên
vào phải đóng góp cổ phần, lợi tức được chia hoặc giữ lại. Các hợp tác xã có
chức năng dẫn vốn từ ngân hàng đến các thành viên; nhận diện từ các tầng lớp
dân cư, cung cấp các dịch vụ kỹ thuật đầu vào, ký các hợp đồng với các công ty
chế biến đê giúp các thành viên tiêu thụ sản phẩm.
Biện pháp áp dụng đối với các thành viên nghèo không có tài sản thế
chấp:
- Có kỹ thuật viên hướng dẫn gieo trồng, chăm sóc, bảo quản sản phẩm.
- Hướng dẫn các hộ lập dự án, đơn xin vay, duyệt cấp đủ số lượng vốn
đúng theo nhu cầu của dự án.

Hộp 2.1 Thành công của một số Ngân hàng làng

18


×