Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

DE CUONG LVTHS Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.45 KB, 13 trang )

1

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
1. Tên đề tài: “Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đất đai trên
địa bàn huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai”
2. Họ và tên học viên thực hiện: Lê Văn Bình
3. Lớp Cao học kinh tế nông nghiệp K22B – Cơ sở 2
4. Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
5. Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Trần Hữu Dào

II. NỘI DUNG ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành
phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố dân cư, xây
dựng cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng. Trải qua nhiều thế hệ,
nhân dân ta đã tốn bao công sức, xương máu mới tạo lập và bảo vệ vốn đất như
ngày nay. Thật vậy, đất đai tồn tại từ xa xưa, từ trước khi xuất hiện loài người,
qua nhiều thiên niên kỷ, con người người sống và tồn tại vĩnh hằng với đất. Đất
đai gắn bó với con người một cách chặt chẽ. Đất đai thì có hạn nhưng có nguy
cơ giảm đi do xu hướng khí hậu nóng lên làm mực nước biển dâng cao. Bên
cạnh đó là việc sử dụng đất đai lãng phí, không hiệu quả, việc hủy hoại đất
cũng như tốc độ gia tăng về dân số, đặc biệt là khu vực đô thị khu vực đông
dân cư khiến cho đất đai khan hiếm ngày càng khan hiếm hơn. Vì vậy, công tác
quản lý nhà nước về đất đai là một nội dung quan trọng nghiên cứu các quan hệ
xã hội phát sinh trong quá trình sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá
nhân. Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, các mối quan


2



hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực đất đai ngày càng nóng bỏng phức tạp liên
quan trực tiếp tới lợi ích của từng đối tượng sử dụng đất. Các quan hệ đất đai
chuyển từ chỗ là quan hệ khai thác chinh phục tự nhiên chuyển thành các quan
hệ KT - XH về sở hữu và sử dụng một loại tư liệu sản xuất đặc biệt quan trọng.
Để phù hợp với quá trình đổi mới kinh tế, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm
đến vấn đề đất đai và đã ban hành nhiều văn bản pháp luật để quản lý đất đai,
điều chỉnh các mối quan hệ đất đai theo kịp với tình hình thực tế. Bên cạnh đó,
Đảng và Nhà nước luôn khuyến khích động viên các đối tượng sử dụng đất
đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả theo quy định của pháp luật. Tuy vậy, đất
đai là sản phẩm của tự nhiên và nó tham gia vào tất cả các hoạt động KT – XH.
Do đó, các quan hệ đất đai luôn chứa đựng trong nó những vấn đề phức tạp, đòi
hỏi phải có sự giải quyết kịp thời đảm bảo được các lợi ích của người sử dụng
đất. Luật đất đai năm 2003, 2013 và bộ Luật dân sự năm 2005 cũng đã có
những quy định đối với công tác quản lý nhà nước về đất đai; Trong đó, Luật
Đất đai 2013 quy định cụ thể nội dung công tác quản lý nhà nước về đất đai.
Đây là những nội dung quan trọng nhằm xác lập mối quan hệ pháp lý đầy đủ
giữa Nhà nước và người sử dụng đất để người sử dụng đất và cơ quan quản lý
nhà nước thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của
pháp luật hiện hành.
Đối với huyện Cẩm Mỹ, yêu cầu đặt ra đối với công tác quản lý nhà nước
về đất đai trên địa bàn là sử dụng đất đai đạt hiệu quả cao, đúng quy định của
pháp luật. Đây là mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển KT - XH của
huyện. Mục tiêu đó đã và đang được Đảng, Nhà nước và nhân dân quyết tâm
thực hiện nhằm đảm bảo công tác quản lý và sử dụng đất đai được thực hiện
đúng theo quy định của pháp luật góp phần vào sự nghiệp phát triển KT - XH.
Để đạt được mục tiêu mà huyện Cẩm Mỹ đề ra, trong thời gian qua huyện đã
triển khai thực hiện 15 nội dung liên quan đến công tác quản lý nhà nước về đất
đai theo luật định nhằm quản lý chặt chẽ toàn bộ quỹ đất trên địa bàn đồng thời



3

bảo vệ được quyền và lợi ích chính đáng của người dân. Tuy nhiên, trong quá
trình triển khai thực hiện công tác này tại địa phương vẫn còn một số vấn đề
tồn tại cần phải được xem xét, đánh giá để kịp thời tìm ra nguyên nhân dẫn đến
những hạn chế nhằm đề xuất những biện pháp khắc phục; Đồng thời, rút ra
những bài học kinh nghiệm trong công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa
huyện.
Vì những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác quản lý
nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai” làm chuyên
đề tốt nghiệp.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
2.1. Mục tiêu tổng quát:
Trên cơ sở phân tích thực trạng tình hình quản lý nhà nước về đất đai, đề
xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đất đai tại huyện
Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai.
2.2. Mục tiêu cụ thể:
- Hệ thống hoá các cơ sở lý luận và thực tiễn công tác quản lý nhà nước
về đất đai.
- Đánh giá thực trạng công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn
huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai.
- Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đất
đai trên địa bàn huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai trong thời gian tới.
3. Đối tượng nghiên cứu và Phạm vi nghiên cứu:
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn
huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi về nội dung: Luận văn nghiên cứu các nội dung, công cụ quản

lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai .


4

- Phạm vi về không gian: Luận văn nghiên cứu công tác quản lý nhà nước
về đất đai 13 xã trên địa bàn huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai.
- Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu trong khoảng thời gian từ năm 2010 2015.
4. Nội dung nghiên cứu:
4.1.Thực trạng công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện
Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai cụ thể gồm 15 nội dung (điều 22 luật đất đai 2013):
4.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về đất
đai trên địa bàn huyện Cẩm Mỹ.
4.3 Những thành công, những tồn tại, nguyên nhân trong công tác quản lý
nhà nước về đất đai tại huyện Cẩm Mỹ.
4.4. Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đất
đai tại huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai trong thời gian tới.
5. Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
luận văn gồm có ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn công tác quản ly Nhà nước về
đất đai.
Chương 2: Đặc điểm tình hình huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai và
phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Kết quả nghiên cứu dự kiến và thảo luận.
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CÔNG TÁC QUẢN
LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI
1.1. Cơ sở lý luận công tác quản lý nhà nước về đất đai
1.1.1. Khát quát chung công tác quản lý nhà nước về đất đai.
1.1.1.1. Khái niệm, vai trò quản lý nhà nước về đất đai.

1.1.1.2. Khái niệm đất đai:


5

1.1.1.3. Khái niệm quản lý nhà nước về đất đai.
1.1.1.4. Vai trò quản lý nhà nước về đất đai.
1.1.1.5. Đặc điểm quản lý nhà nước về đất đai.
1.1.2. Nội dung, công cụ và phương pháp quản lý nhà nước địa
phương về đất đai.
1.1.2.1. Nội dung quản lý nhà nước địa phương về đất đai.
1.1.2.2. Công cụ và phương pháp quản lý nhà nước địa phương về đất
đai.
1.1.2.3. Phương pháp quản lý nhà nước địa phương về đất đai.
1.2.2.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước địa
phương về đất đai.
1.2. Cơ sở thực tiễn công tác quản lý nhà nước về đất đai.
1.2.1. Tình hình công tác quản lý nhà nước về đất đai trên thế giới.
1.2.2. Tình hình công tác quản lý nhà nước về đất đai của Việt Nam.
1.3. Tổng quan về các tài liệu, các công trình nghiên cứu có liên quan
đến công tác quản lý nhà nước về đất đai.
Chương 2: ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH HUYỆN CẨM MỸ VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đặc điểm cơ bản của huyện Cẩm Mỹ:
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên.
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội.
2.1.3. Đánh giá chung về đặc điểm, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã
hội của huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai.
2.2. Phương pháp nghiên cứu:
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu:

Luân văn dùng phương pháp thu thập số liệu thứ cấp là chính ngoài ra còn
sử dụng phương pháp thu thấp số liệu sơ cấp nhằm kiểm chứng lại kết quả của


6

số liệu thứ cấp.
* Phương pháp chọn điểm nghiên cứu:
Huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai gồm 13 xã. Tác giả chọn điểm nghiên cứu
tại 03 xã đại diện 03 nhóm xã.
- Nhóm xã có diện tích đất nông nghiệp và phi nông nghiệp lớn: Xã Xuân
Tây (đất nông nghiệp 4.825,7909ha chiếm 11,408%; đất phi nông nghiệp
472,9161ha chiếm 1,009% tổng diện tích toàn huyên).
- Nhóm xã có diện tích đất nông nghiệp và phi nông nghiệp trung bình: Xã
Bảo Bình (đất nông nghiệp 3.449,5961 ha chiếm 7,362%; đất phi nông nghiệp
288,4791ha chiếm 0,616% tổng diện tích toàn huyên)
- Nhóm xã có diện tích đất nông nghiệp và phi nông nghiệp nhỏ: Xã Nhân
Nghĩa (đất nông nghiệp 1.517,5081ha chiếm 3,239%; đất phi nông nghiệp
155,1376ha chiếm 0,331% tổng diện tích toàn huyên)
2.2.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp:
- Thu thập và sử dụng các nguồn thông tin đã được công bố trên Internet,
trên các tạp chí và thông qua các báo cáo kết quả thực hiện công tác quản lý nhà
nước về đất đai qua các năm của các địa phương.
- Thu thập số liệu của các xã, tại phòng Tài nguyên và Môi trường huyện
Cẩm Mỹ, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai, từ năm 2010 đến năm
2015.
2.2.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp:
Thu thập số liệu điều tra trực tiếp từ việc khảo sát, chia theo nhóm:
- Nhóm lãnh đạo quản lý; công chức, viên chức tại phòng Tài nguyên và
Môi trường huyện; Chủ tịch, phó Chủ tịch và công chức địa chính xã.

- Nhóm trực tiếp sử dụng đất (Tổ chức, hộ gia đình và cá nhân).
* Chọn mẫu điều tra:
- Phỏng vấn 40 người (cán bộ lãnh đạo quản lý, công chức, viên chức
chuyên môn phòng Tài nguyên và Môi trường 10 người; Chủ tịch, phó Chủ tịch,


7

công chức địa chính 13 xã 30 người.
- Khảo sát, phỏng vấn 120 tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sử dụng
đất tại 03 xã nghiên cứu điển hình (mỗi xã 40 người) thông qua việc điều tra,
phỏng vấn trực tiếp qua phiếu chuẩn bị sẵn.
Nội dung phỏng vấn:
- Tìm hiểu xem những người trực tiếp quản lý, điều hành, tham mưu về
lĩnh vực đất đai như:
+ Trình độ, ý thức thực thi luật pháp đất đai của cán bộ, công chức ở địa
phương.
+ Ý kiến gì về thực trạng quản lý nhà nước về đất đai trong thời gian qua.
+ Những tồn tại, hạn chế; Những nhân tố nào ảnh hưởng đến công tác
quản lý: Do hệ thống pháp luật, do bộ máy hoạt động hay do con người trực tiếp
quản lý.
+ Có những giải pháp nào góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý
nhà nước về đất đai cho địa phương.
- Tìm hiểu xem một số tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sử dụng đất
trên địa bàn nghiên cứu:
+ Hiểu về ý nghĩa quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
+ Ý thức chấp hành luật pháp về đất đai của người sử dụng đất ở địa
phương.
2.2.2. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu:
2.2.3.1. Phương pháp xử lý số liệu:

- Xử lý số liệu đã thu thập được chọn ra những thông tin phù hợp với
hướng nghiên cứu của đề tài.
2.2.3.2. Phương pháp phân tích số liệu:
- Các số liệu, tài liệu đã thu thập được hệ thống hóa và phân thành từng
nhóm dữ liệu để phân tích và xử lý bằng phần mềm Microsoft Exel.
2.2.3.3. Phương pháp phân tích so sánh:


8

- Trên cơ sở các số liệu thu thập được tiến hành so sách các chỉ tiêu có mối
quan hệ tương quan, kết quả thực hiện của từng xã.
- Nghiên cứu hiện nay sẽ sử dụng phương pháp tổng hợp phân tích thực
tiễn, phân tích số liệu thứ cấp;
- Phân tích, so sánh, đánh giá và tổng hợp thông tin và lấy ý kiến chuyên
gia, phỏng vấn.
- Phương pháp phân tích, thống kê mô tả, phương pháp so sánh.
2.3. Các nội dung chính nghiên cứu:
2.3.1. Thực trạng công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện
Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai cụ thể gồm 15 nội dung (điều 22 luật đất đai 2013):
2.3.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về
đất đai tại huyện Cẩm Mỹ.
2.3.3. Những thành công, những tồn tại và nguyên nhân trong công tác
quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Cẩm Mỹ.
2.3.4. Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về
đất đai tại huyện Cẩm Mỹ trong thời gian tới.
2.2.5. Các chỉ tiêu đánh giá sử dụng trong luận văn:
- Tính thống nhất.
- Tính hiệu lực.
- Tính hiệu quả.

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1.Thực trạng công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn
huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai cụ thể gồm 15 nội dung (điều 22 luật đất đai
2013):
* Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ
chức thực hiện văn bản đó.
* Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính,
lập bản đồ hành chính.


9

* Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và
bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây
dựng giá đất.
* Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
* Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử
dụng đất.
* Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất.
* Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
* Thống kê, kiểm kê đất đai.
* Xây dựng hệ thống thông tin đất đai.
* Quản lý tài chính về đất đai và giá đất.
* Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng
đất.
* Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định
của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.
* Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai.
* Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản

lý và sử dụng đất đai.
* Quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai.
3.2. Thực trạng công tác quản lý nhà nước về đất đai tại xã Xuân Tây,
xã Bảo Bình, xã Nhân Nghĩa (điểm nghiên cứu):
3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về đất đai
trên địa bàn huyện Cẩm Mỹ.
3.4. Những thành công, những tồn tại, nguyên nhân trong công tác
quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Cẩm Mỹ.
3.5. Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về


10

đất đai tại huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai trong thời gian tới.
4.1. Những khuyến nghị để thực hiện các giải pháp:
4.1.1. Khuyến nghị với tỉnh Đồng Nai.
4.1..2. Khuyến nghị với các bộ, ngành Trung ương.
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Đất đai số 13/2003/QH 11 ngày 26/11/2003 (luật đất đai 2003).
2. Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 về thi hành luật đất đai

2003.
3. Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 về bồi thường, hỗ trợ, tái

định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
4. Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 Quy định bổ sung về việc

cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất,thực hiện quyền
sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà

nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai.
5. Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ Quy định

bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ
trợ và tái định cư.
6. Nghị định 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2007 quy định về cấp Giấy

chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất.
7. Thông tư 17/2010/TT-BTNMT ngày 04/10/2010 của Bộ Tài nguyên và

Môi trường Quy định kỹ thuật về chuẩn dữ liệu địa chính do Bộ Tài
nguyên và Môi trường ban hành.
8. Luật Đất đai số 45/2013/QH 13 ngày 29/11/2013 (luật đất đai 2013).


11

9. Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 về thi hành luật đất đai

2013.
10. Nghị định 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định về giá đất.
11. Nghị định 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định về thu tiền sử

dụng đất.
12. Nghị định 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định về thu tiền thuê

đất, thuê mặt nước.
13. Nghị định 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định về bồ thường, hỗ


trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.
14. Nghị định 105/2009/NĐ-CP ngày 11/11/2009 xử phạt vi phạm hành

chính trong lĩnh vực đất đai.
15. Nghị định 102/2014/NĐ-CP ngày 10/11/2014 xử phạt vi phạm hành

chính trong lĩnh vực đất đai.
16. Thông tư 21/2015/TT-BTNMT ngày22/05/2015 ban hành định mức

kinh tế - kỹ thuật công nghệ tổng hợp đo đac và bản đồ.
17. Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên

và Môi trường quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền
sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
18. Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên

và Môi trường quy định về hồ sơ địa chính.
19. Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính

hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số
83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ.
20. Thông tư số 76/2014/TT-BTC ngày 16/6/2014 của Bộ Tài chính

hướng dẫn một số điều của Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày
15/5/2014 của Chính phủ quy định về thu tiền sử dụng đất.


12


21. Quyết định số 07/2011/QĐ-UBND ngày 28/01/2011 của UBND tỉnh

Đồng Nai về việc ban hành lệ phí cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh
Đồng Nai.
22. Luật số 15/2012/QH 13 ngày 20/6/2012 luật xử lý vi phạm hành

chính.
23. Bộ luật dân sự số 33/2005/QH 11 ngày 14/6/2005.
24. Bộ luật dân sự số 91/2015/QH 13 ngày 24/11/2015.
25. Luật khiếu nại 02/2012/QH 13 ngày 11/11/2011.
26. Luật tố cáo 03/2012/QH 13 ngày 11/11/2011.
27. Nghị quyết tỉnh Ủy Đồng Nai, huyện Ủy Cẩm Mỹ; Nghị quyết HĐND

tỉnh Đồng Nai, HĐND huyện Cẩm Mỹ từ năm 2010 – 2015.
28. Kế hoạch, báo cáo tổng kết,... của UBND huyện Cẩm Mỹ, Sở Tài

nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai, phòng Tài Nguyên và Môi
trường huyện Cẩm Mỹ về lĩnh vực đất đai trong khoảng thời gian từ
năm 2010 – 2015.

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ST
T
1

NỘI DUNG THỰC HIỆN
Viết đề cương chuyên đề

THỜI GIAN

Tháng 02- 03/2016

ĐỊA ĐIỂM
Phòng TNMT


13

2

Thu thập số liệu thực tế

Tháng 04 - 05/2016

Phòng TNMT,
UBND các xã,
Sở TNMT

3

Xử lý số liệu, viết báo cáo

Tháng 06 - 08/2016

Phòng TNMT

4

Chỉnh sửa và hoàn thiện báo
cáo


Tháng 09/2016

Phòng TNMT

5

Nộp báo cáo

Tháng 10/2016

Trường
ĐH
Lâm Nghiệp

Hà Nội, ngày 25 tháng 3 năm 2016
Trưởng tiểu ban
duyệt đề cương

Giáo viên hướng dẫn

Học viên thực hiện

Trần Hữu Dào

Lê Văn Bình




×