Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

MỘT số BIỆN PHÁP NHẰM đạt HIỆU QUẢ TIẾT dạy có nội DUNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (473.62 KB, 20 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM ĐẠT HIỆU QUẢ TIẾT DẠY CÓ NỘI DUNG
TÍCH HỢP “TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH” TRONG MÔN HỌC
ÂM NHẠC Ở TRƯỜNG THCS
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, một nội dung quan trọng được đặc biệt quan tâm là tư
tưởng về đạo đức. Người thường căn dặn: “Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó.
Có tài mà không có đức thì là người vô dụng”.
Ngày 7/11/2006, Đảng và nhà nước ta triển khai cuộc vận động “Học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Ngày 3/2/2007, Bộ GD&ĐT đã chính thức phát động
cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Tháng 2 năm 2010,
bộ tài liệu Hướng dẫn tích hợp nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh được Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức phát hành và đã có văn bản chỉ đạo sử dụng
trong nhà trường. Từ năm học 2010 – 2011 trở đi, tích hợp nội dung học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học bộ môn Âm nhạc ở trường THCS là bắt buộc.
Khi giảng dạy bộ môn Âm nhạc ở trường THCS, trong một số tiết học có tích hợp
Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, giáo viên cho các em nghe một số bài hát trích đoạn ca
ngợi Bác, nhưng đa số các em không thích nghe, có lẽ các em chưa hiểu sâu về Tấm gương
đạo đức của Người. Các em nói rằng: Các bài hát hát về Bác không hay, tính chất không sôi
động, nội dung ca ngợi hơi quá, không thực… từ những suy nghĩ trên đã dẫn đến việc giáo
viên dạy tiết dạy có nội dung tích hợp Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh chưa đạt hiệu quả.
* Vậy Làm thế nào để đạt hiệu quả tiết dạy có nội dung tích hợp “Tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh” trong môn học Âm nhạc ở trường THCS? Qua một thời gian nghiên cứu
và thực nghiệm, tôi đã trả lời được câu hỏi trên và đây chính là lí do tôi chọn đề tài: Một số
biện pháp nhằm đạt hiệu quả tiết dạy có nội dung tích hợp “Tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh” trong môn học Âm nhạc ở trường THCS.
II. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI
1/ Thuận lợi
+ Về phía giáo viên:
- Đề tài đưa ra là một thiết thực, nhằm hỗ trợ cho việc nâng cao chất lượng giảng dạy
bộ môn Âm nhạc trong nhà trường, giáo dục cho học sinh học tập và làm theo tấm gương


đạo đức Hồ Chí Minh.
- Đội ngũ giáo viên trẻ, ham học hỏi, nhiệt tình, có kiến thức chuyên môn vững vàng.

Giáo viên thực hiện: Kiều Thị Phương Dung
1

Trang


- Giáo viên được tập huấn chương trình thay sách, các nội dung liên quan đến bộ
môn đầy đủ.
- Kiến thức nội dung trong sách giáo khoa đều cụ thể, rõ ràng.
- Giáo viên thường xuyên dự giờ trao đổi kinh nghiệm, nhận xét và rút ra những mặt
còn tồn tại để kịp thời khắc phục cũng như phát huy những ưu điểm trong công tác
dạy và học.
+ Về phía học sinh:
- Đa số học sinh đều ngoan.
- Đa số học sinh đều yêu thích và có năng khiếu về bộ môn Âm nhạc.
2/ Khó khăn
+ Về phía giáo viên:
- Đồ dùng dạy học còn thiếu nhiều, chưa đáp ứng đủ cho tiết học.
- Các đĩa nhạc, bài hát, tư liệu về Bác chưa đầy đủ và chất lượng hình ảnh âm thanh
trong các đĩa chưa phong phú.
+ Về phía học sinh:
- Một số học sinh có hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn, ít điều kiện tiếp xúc với âm
nhạc nên khả năng cảm nhận âm nhạc còn hạn chế.
- Còn có một số học sinh không được sự quan tâm của gia đình, các em bị các tệ nạn
xã hội lôi cuốn nên đạo đức, nhận thức của các em chưa cao.
- Do ảnh hưởng của dòng nhạc trẻ, các nhạc nước ngoài nên các em không thích nghe
những nhạc truyền thống nhạc cách mạng, nhạc ca ngợi Bác, nhạc thiếu nhi…

3/ Số liệu thống kê
Trước khi thực hiện đề tài này, tôi đã tiến hành làm phiếu khảo sát về sự hứng thú của
học sinh trong tiết dạy có nội dung tích hợp tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh với tất cả các
em học sinh khối 8, trường THCS Vĩnh Tân.
Phiếu khảo sát: Em có thích nghe và học các bài hát ca ngợi về Bác Hồ hay không?
Kết quả thu được như sau:
Khối 8

Thích

Không thích lắm

Giáo viên thực hiện: Kiều Thị Phương Dung
2

Không thích

Trang


376

SL

TL

SL

TL


SL

TL

76

20,2 %

195

51,9 %

105

27,9 %

II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
1/ Cơ sở lí luận
+ Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là:
- Tấm gương trọn đời phấn đấu, hi sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng
giai cấp, giải phóng con người.
- Tấm gương của ý chí và nghị lực tinh thần to lớn, vượt qua mọi thử thách, khó khăn
để đạt mục đích.
- Tấm gương tuyệt đối tin tưởng vào sức mạnh của nhân dân, kính trọng nhân dân, hết
lòng, hết sức phục vụ nhân dân.
- Tấm gương của một con người nhân ái, vị tha, khoan dung, nhân hậu hết mức vì con
người.
- Tấm gương cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư, đời riêng trong sáng, nếp sống giản
dị và đức khiêm tốn phi thường.
+ Tích hợp giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong môn Âm nhạc nhằm:

- Trang bị cho học sinh những hiểu biết thiết thực về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh,
trên cơ sở đó các em có được nhận thức, thái độ và hành vi tích cực học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh.
- Giáo dục ý thức quan tâm tới việc học, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; làm
cho việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trở thành thói quen và nếp
sống của học sinh theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
- Góp phần giáo dục cho học sinh trở thành người công dân tốt, biết sống và làm việc
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và có trách nhiệm đối với đất nước.
* Làm thế nào để đạt hiệu quả tiết dạy có nội dung tích hợp “Tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh” trong môn học Âm nhạc ở trường THCS? Đây có lẽ là suy nghĩ của tất cả quý
thầy cô khi soạn giáo án 1 tiết dạy có tích hợp “Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Nếu
không có sự đầu tư thật kĩ thì khó có thể có được một giờ dạy chất lượng, đạt hiệu quả.
Để đạt hiệu quả tiết dạy có nội dung tích hợp “Tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh”, trước hết đòi hỏi giáo viên phải thể hiện được vai trò chủ đạo của mình, luôn là
Giáo viên thực hiện: Kiều Thị Phương Dung
3

Trang


người đóng vai trò thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động học tập, song song đó giáo
viên phải có trình sâu rộng, nghiên cứu tài liệu, nắm thật vững chương trình, kiến thức, yêu
cầu của sách giáo khoa và các gợi ý trong sách giáo viên, sách thiết kế bài giảng. Cần có
nhận định thật cụ thể cho từng tiết học để có thể vận dụng phương pháp phù hợp cũng như
bố trí các đồ dùng dạy học hợp lí phục vụ cho tiết dạy.
2/ Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài
Như chúng ta đã biết Âm nhạc là một bộ môn nghệ thuật, dùng âm thanh để thể hiện
tâm tư tình cảm, cảm xúc của con người. Cuộc sống của chúng ta không có Âm nhạc, con
người của chúng ta sẽ trở nên khô cứng, cằn cỗi. Vì thế Âm nhạc chính là phần nửa cuộc
sống của chúng ta. Thông qua môn học Âm nhạc ở một số tiết có tích hợp Tấm gương đạo

đức Hồ Chí Minh, giáo viên cần cho học sinh nghe các bài hát, mẫu chuyện, bài thơ…có nội
dung về ca ngợi Bác và giáo dục cho các em hiểu được tấm gương đạo đức của Người, các
em cần phải học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Người.
Muốn đạt được hiệu quả của tiết dạy, chúng ta cần xác định, thực hiện tập trung vào các
điểm chủ yếu sau:
2.1/ Xác định mức độ tích hợp giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Tùy theo nội dung, đặc điểm và khả năng thực hiện việc tích hợp giáo dục về tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh của môn học để lựa chọn mức độ tích hợp thích hợp.
2.1.1/ Liên hệ: (Chỉ khai thác nội dung bài học và liên hệ với kiến thức về tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh, mức độ hạn chế nhất).
Ví dụ 1 :
Lớp

Tên bài

Chủ đề

Giáo viên thực hiện: Kiều Thị Phương Dung
4

Mức độ

Nội dung tích hợp

Trang


7

Tiết 24:

- Ôn tập bài hát:
Khúc ca
bốn mùa.
- Ôn tập Tập đọc
nhạc: TĐN số 7.
- Âm nhạc thường
thức: Vài nét về âm
nhạc thiếu nhi Việt
Nam.

- Tinh thần yêu Liên hệ.
nước, đấu tranh cho
hòa bình, vì độc lập
tự do của Tổ quốc.
-Sự quan tâm, chăm
sóc và tình cảm Bác
Hồ với các em thiếu
niên, nhi đồng.

- Trong phần giới thiệu
vài nét về âm nhạc thiếu
nhi Việt Nam, cho học
sinh nghe một số bài hát
thiếu nhi viết về Bác
Hồ: Em là mầm non
của Đảng, Em mơ gặp
Bác Hồ,… nêu được
tình cảm của các em đối
với Bác Hồ. Từ đó, các
em sẽ luôn cố gắng

phấn đấu, học tập và
làm theo 5 điều Bác dạy.

Ví dụ 2:
Lớp

Tên bài

8

Tiết 13:
- Ôn tập bài hát:
Hò ba lí.
- Nhạc lí: Thứ tự
các dấu thăng,
giáng ở hóa biểuGiọng cùng tên.
- Tập đọc nhạc:
TĐN số 4.

Chủ đề

Mức độ

- Sự quan tâm, Liên hệ.
chăm sóc và
tình cảm Bác
Hồ với các em
thiếu niên, nhi
đồng.


Nội dung tích hợp
- Giới thiệu về bài TĐN
số 4 Chim hót đầu xuân.
Qua bài hát, hình ảnh của
Bác Hồ hiện lên thật đẹp.
Cả cuộc đời Bác luôn dành
tình yêu thương cho các em
thiếu niên, nhi đồng.

2.1.2/ Tích hợp bộ phận: (Chỉ một phần của bài học, hoạt động thực hiện nội dung giáo
dục về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, mức độ trung bình).
Ví dụ :
Lớp

Tên bài

Chủ đề

Giáo viên thực hiện: Kiều Thị Phương Dung
5

Mức độ

Nội dung tích hợp

Trang


9


Tiết 7:
- Ôn tập.
- Bài đọc thêm:
Nhạc sỹ Xuân
Hồng và bài hát
Mùa xuân trên
Thành phố Hồ
Chí Minh.

- Ca ngợi công lao Tích hợp
của Bác Hồ đối với bộ phận.
dân tộc Việt Nam.

- Giới thiệu và cho học sinh
nghe bài hát Mùa xuân trên
thành phố Hồ Chí Minh.
Bài hát đã ca ngợi công lao
của Bác Hồ trong sự nghiệp
đấu tranh giải phóng dân
tộc. Từ bến cảng Nhà Rồng
(TP. Sài Gòn), năm 1911,
Bác Hồ đã ra đi khắp năm
châu để tìm đường cứu
nước. Để ghi nhớ công lao
của Bác Hồ, TP. Sài Gòn
được vinh dự mang tên là
TPHCM.

2.1.3/ Tích hợp toàn phần: (Cả một bài có nội dung trùng khớp với nội dung giáo dục về
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, mức độ cao nhất).

Ví dụ :
Lớp

7

Tên bài

Chủ đề

Tiết 9:
Học hát Bài:
Chúng em cần
hòa bình.

- Tinh thần yêu
nước, đấu tranh
cho hòa bình, vì
độc lập tự do
của Tổ quốc.
- Sự quan tâm,
chăm sóc và
tình cảm Bác
Hồ với các em
thiếu niên, nhi
đồng.

Mức độ

Nội dung tích hợp


Tích hợp
- Cho học sinh nghe bài
toàn phần. hát: Bác Hồ -Người cho
em tất cả; Từ rừng xanh
cháu về thăm lăng Bác.
Bài hát đã ca ngợi tình
cảm, lòng kính yêu của
các em thiếu niên, nhi
đồng đối với Bác Hồ. Hình
ảnh của Bác luôn in đậm
trong trái tim các em. Các
em luôn nghi nhớ công ơn
của Bác, nguyện học tập
và làm theo 5 điều Bác
dạy.

2.1.4 / Tích hợp, liên hệ: (Giáo viên vừa tích hợp vừa liên hệ)
Ví dụ:
Giáo viên thực hiện: Kiều Thị Phương Dung
6

Trang


Lớp

Tên bài

Chủ đề


Tiết 21: 3
- Nhạc lí: Nhịp 4

6

- Tinh thần yêu
nước,
đấu
3 tranh cho hòa
Cách đánh nhịp 4 bình, vì độc
4
lập tự do cho
Tổ quốc.
- Âm nhạc thường
- Sự quan tâm,
thức: Nhạc sĩ Phong chăm sóc và
Nhã và bài hát Ai
tình cảm Bác
yêu Bác Hồ Chí
Hồ với các em
Minh hơn thiếu niên thiếu niên, nhi
nhi đồng.
đồng.

Mức độ

Nội dung tích hợp

Tích - Giới thiệu nhạc sĩ Phong Nhã,
hợp, giới thiệu và cho học sinh nghe

liên hệ. bài Ai yêu Bác Hồ Chí Minh
hơn thiếu niên nhi đồng, qua
đó học sinh sẽ thấy được tình
cảm, lòng kính yêu của các em
thiếu niên, nhi đồng cả nước
đối với Bác. Mặc dù bận trăm
công, nghìn việc nhưng Bác
vẫn luôn dành những tình cảm,
sự quan tâm đặc biệt tới các
cháu thiếu nhi.

+ Trong các tiết dạy có nội dung tích hợp tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh (nếu còn
thời gian). Giáo viên nên cho học sinh xem một số hình ảnh, nghe một số câu chuyện, bài
thơ… về Bác, các em sẽ rất hứng thú học.
Ví dụ. Lớp 8.
Tiết 2: - Ôn tập bài hát: Mùa thu ngày khai trường.
- Tập đọc nhạc: TĐN số 1.
Sau khi học xong bài TĐN số 1 (trích đoạn bài hát Chiếc đèn ông sao). Giáo viên
tích hợp tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Nếu còn thời gian giáo viên ngâm trích đoạn
bài thơ Cháu nhớ Bác Hồ của nhà thơ Thanh Hải.

Giáo viên thực hiện: Kiều Thị Phương Dung
7

Trang


Tư liệu: CHÁU NHỚ BÁC HỒ
(Trích)
Nhà thơ: Thanh Hải

Đêm nay bên bến Ô Lâu
Cháu ngồi cháu nhớ chòm râu Bác Hồ
Nhớ hình Bác giữa bóng cờ
Hồng hào đôi má, bạc phơ mái đầu
Mắt hiền sáng rực như sao
Bác nhìn tận đến Cà Mau sáng ngời
Nhớ khi trăng sáng đầy trời
Trung thu bác gởi những lời vào thăm
Đêm đêm cháu những bâng khuâng
Giở xem ảnh Bác cất thầm bấy lâu
Nhìn mắt sáng, nhìn chòm râu
Nhìn vầng trán rộng, nhìn đầu bạc phơ
Càng nhìn càng lại ngẩn ngơ
Ôm hôn ảnh Bác mà ngờ Bác hôn
Giáo viên thực hiện: Kiều Thị Phương Dung
8

Trang


Bác ơi dù cách núi non
Mà hình Bác vẫn trong lòng không xa
Ung dung Bác vuốt chòm râu
Bác xoa đầu cháu, Bác âu yếm cười
Đêm nay trăng lại sáng rồi
Trung thu nhớ Bác cháu ngồi cháu trông.
Ví dụ. Lớp 6.
Tiết 1:- Giới thiệu môn học Âm nhạc ở trường THCS.
- Tập hát: Quốc ca
Qua giới thiệu và học bài Quốc ca nêu được vai trò của Chủ tich Hồ Chí Minh trong sự

nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giành độc lập tự do cho Tổ quốc.
Gv kể tóm tắt câu chuyện dẫn chứng thêm ( nếu còn thời gian)
Tư liệu: HỒ CHÍ MINH TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC
Xuất thân trong một gia đình Nho học giàu truyền thống yêu nước, từ lúc thiếu thời
đến tuổi trưởng thành, Hồ Chí Minh đã nhận được sự giáo dục theo đạo Thánh hiền và được
nuôi dưỡng bằng truyền thống nhân ái của dân tộc. Quá trình tìm đường cứu nước của Hồ
Chí Minh là một quá trình vận động biện chứng từ một người yêu nước trở thành một người
cộng sản chân chính.
Lớn lên trong thời kỳ đất nước bị chìm đắm trong vòng nô lệ, Người đã được chứng
kiến nhiều cuộc khởi nghĩa, nhiều phong trào yêu nước của các nhà chí sĩ bị thực dân Pháp
dập tắt như cuộc khởi nghĩa của Phan Đình Phùng hay các phong trào Đông Du, Duy Tân
của Phan Bội Châu, Phan Chu Chinh. Sự đàn áp của thực dân Pháp khiến cách mạng nước ta
lâm vào tình trạng khủng hoảng, thiếu hẳn một con đường cách mạng phù hợp với tình hình
mới. Một đòi hỏi tất yếu là phải tìm ra con đường giải phóng cho dân tộc. Hồ Chí Minh
khâm phục tinh thần yêu nước của Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phan Bội Châu,
Phan Chu Trinh,… nhưng không tán thành con đường cứu nước của họ.
Xuất phát từ thực tiễn đất nước trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể, Hồ Chí Minh đã vượt
thoát khỏi tín điều Nho giáo, phê phán các phong trào yêu nước mang nặng cốt cách
phong kiến. Người cho rằng, các cuộc khởi nghĩa mang “cốt cách phong kiến” lỗi thời
không thể có được sức mạnh thực hiện nhiệm vụ đánh đuổi thực dân, giành lại độc lập
cho dân tộc trong điều kiện, hoàn cảnh mới. Bên cạnh đó, mặc dù sớm tiếp xúc với Tân
văn, Tân thư của các nhà cách mạng Trung Quốc, chứng kiến các phong trào yêu nước
trên lập trường dân chủ tư sản và cũng đồng thời chứng kiến sự thất bại của các phong
trào này, Hồ Chí Minh nhận ra một điều rằng lập trường dân chủ tư sản ở một nước thuộc
địa nửa phong kiến ở Việt Nam chưa đủ sức tập hợp được lực lượng để chống lại chủ
nghĩa thực dân, chưa đủ sức chống lại được sự đàn áp của thực dân Pháp.
Giáo viên thực hiện: Kiều Thị Phương Dung
9

Trang



Chính vì vậy, để tìm ra con đường cứu nước, không còn con đường nào khác là phải ra
nước ngoài, xem nước Pháp và các nước khác như thế nào, để trở về giúp đồng bào mình.
Do đó, Người đã quyết định ra đi tìm đường cứu nước. Năm 1923 Người đã trả lời một
nhà báo Nga rằng: “Khi tôi độ mười ba tuổi, lần đầu tiên tôi được nghe ba chữ Pháp Tự
do, Bình đẳng, Bác ái… Tôi rất muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem
những gì ẩn giấu đằng sau những chữ ấy”: “Nhân dân Việt Nam trong đó có ông cụ thân
sinh ra tôi, lúc này thường tự hỏi nhau ai sẽ là người giúp mình thoát khỏi ách thống trị
của Pháp. Người này nghĩ là Anh, có người lại cho là Mỹ. Tôi thấy phải đi ra nước ngoài
xem cho rõ. Sau khi xem xét họ làm ăn ra sao, tôi sẽ trở về giúp đồng bào tôi”.

Ngày 5-6-1911, trên con tàu Đô đốc Latútsơ Tơrêvin, từ bến cảng Sài Gòn, thành phố
Sài Gòn, Hồ Chí Minh rời Tổ quốc ra đi tìm đường cứu nước.
Trong suốt hành trình tìm đường cứu nước, động lực mạnh mẽ thôi thúc Hồ Chí Minh
chính là lòng yêu nước, vì dân. Khi đến với Luận cương của V.I.Lênin, đến với Quốc tế III,
Người thấy rằng đó chính là con đường duy nhất có thể giúp dân tộc mình có được độc lập,
dân mình có được tự do. Người viết: “chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn của đất nước” Theo
Người, chủ nghĩa dân tộc gắn với tôn quân (quân quyền) phải được thay thế bởi chủ nghĩa
dân tộc gắn với dân quyền. Người xác định cần phải phát động chủ nghĩa dân tộc bản xứ.
Người nói: “…người ta sẽ không thể làm gì được cho người An Nam nếu không dựa trên
động lực vĩ đại, và duy nhất của đời sống xã hội của họ”.
* Giáo viên khi tích hợp các câu chuyện, bài thơ… cần xác định nội dung cho phù hợp
với tiết dạy.
2.2/ Xác định các tấm gương tiêu biểu để giáo dục:

Giáo viên thực hiện: Kiều Thị Phương Dung
10

Trang



2.2.1. Giáo dục về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh tấm gương trọn
đời phấn đấu, hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con
người.
Ví dụ. Lớp 6.
Tiết 1:- Giới thiệu môn học Âm nhạc ở trường THCS.
- Tập hát: Quốc ca
Qua giới thiệu và học bài Quốc ca nêu được vai trò của Chủ tich Hồ Chí Minh trong sự
nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giành độc lập tự do cho Tổ quốc.
2.2.2/ Giáo dục tấm gương của ý chí và nghị lực tinh thần to lớn, vượt qua mọi thử
thách, khó khăn để đạt mục đích.
Ví dụ. Lớp 9. Tiết 7:
- Ôn tập.
- Bài đọc thêm: Nhạc sĩ Xuân Hồng và bài hát Mùa xuân trên Thành phố Hồ Chí
Minh.
Giáo viên giới thiệu và cho học sinh nghe bài hát Mùa xuân trên thành phố Hồ Chí Minh.
Bài hát đã ca ngợi công lao của Bác Hồ trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Từ
bến cảng Nhà Rồng (TP. Sài Gòn), năm 1911, Bác Hồ đã ra đi khắp năm châu để tìm đường
cứu nước. Để ghi nhớ công lao của Bác Hồ, TP. Sài Gòn được vinh dự mang tên là TP. Hồ
Chí Minh.
2.2.3/ Giáo dục tấm gương tuyệt đối tin tưởng vào sức mạnh của nhân dân, kính trọng
nhân dân, hết sức phục vụ nhân dân.
Ví dụ: Lớp 8. Tiết 2:
- Ôn tập bài hát: Mùa thu ngày khai trường.
- Tập đọc nhạc: TĐN số 1.
Trong phần TĐN giáo viên giáo dục cho học sinh về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
ở điểm: Chủ tịch Hồ Chí Minh trọn đời phấn đấu, hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, vì
nhân dân, vì tổ quốc Việt Nam. Người luôn quan tâm chăm sóc, dành nhiều tình cảm cho các
em thiếu niên, nhi đồng. Các em thiếu niên, nhi đồng luôn tỏ lòng biết ơn vô hạn đối với

Bác. Bác như vì sao “Tỏa sáng khắp nơi nơi”.
2.2.4/ Giáo dục tấm gương của một con người nhân ái, vị tha, khoan dung, nhân hậu
hết mực vì con người.
+ Ví dụ: Lớp 6. Tiết 21:
3

Giáo viên thực hiện: Kiều Thị Phương Dung
11

Trang


- Nhạc lí: Nhịp 4
3

Cách đánh nhịp 4
- Âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ Phong Nhã và bài hát Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn
thiếu niên nhi đồng.
Khi giới thiệu nhạc sĩ Phong Nhã, giáo viên giới thiệu và cho học sinh nghe bài
Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng, qua đó học sinh sẽ thấy được tình cảm,
lòng kính yêu của các em thiếu niên, nhi đồng cả nước đối với Bác. Mặc dù bận trăm công,
nghìn việc nhưng Bác vẫn luôn dành những tình cảm, sự quan tâm đặc biệt tới các cháu
thiếu nhi. Từ 5 điều Bác dạy, tới các bức thư gửi cho học sinh nhân ngày khai trường, ngày
tết trung thu đầu tiên khi đất nước giành được độc lập…
2.2.5/ Giáo dục tấm gương cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, đời riêng trong
sáng, nếp sống giản dị và đức khiêm tốn phi thường.
+ Ví dụ: Lớp 7. Tiết 24:
- Ôn tập bài hát: Khúc ca bốn mùa.
- Ôn tập Tập đọc nhạc: TĐN số 7.
- Âm nhạc thường thức:Vài nét về âm nhạc thiếu nhi Việt Nam.

Trong phần giới thiệu vài nét về âm nhạc thiếu nhi Việt Nam, cho học sinh nghe
một số bài hát thiếu nhi viết về Bác Hồ: Em là mầm non của Đảng, Em mơ gặp Bác Hồ,
Đôi dép Bác Hồ, … nêu được tình cảm của các em đối với Bác Hồ. Từ đó, các em sẽ
luôn cố gắng phấn đấu, học tập và làm theo 5 điều Bác dạy. Giáo viên cho học sinh nghe
bài hát Đôi dép Bác Hồ. Sau đó phân tích hình ảnh hoặc giáo viên kể câu chuyện: (nếu
còn thời gian)
Tư liệu: TẤM

GƯƠNG CẦN KIỆM CỦA BÁC

Bác Hồ thường căn dặn mọi người phải thực hành tiết kiệm, tiết kiệm sức lao động, tiết
kiệm thì giờ, tiền bạc; phải tiết kiệm từ cái to đến cái nhỏ, không xa xỉ, hoang phí, không
bừa bãi, phô trương hình thức.
Sinh thời, để tiết kiệm thời gian, Bác dạy: “Ai mang vàng vứt đi là người điên rồ. Ai
mang thời giờ vứt đi là người ngu dại”, “Từ Chủ tịch Chính phủ cho đến người chạy giấy,
người quét dọn trong một cơ quan nhỏ, đều là những người ăn lương của dân, làm việc cho
dân... làm việc phải đến đúng giờ, chớ đến trễ về sớm... Phải nhớ rằng: Dân đã lấy tiền mồ
hôi nước mắt để trả lương cho ta trong những giờ đó. Ai lười biếng tức là lừa gạt dân”.

Giáo viên thực hiện: Kiều Thị Phương Dung
12

Trang


Nhà ở của Bác chỉ là một ngôi nhà sàn gỗ lợp ngói, trên gác có hai phòng mỗi phòng
hơn 10 m2, vậy mà Bác đề nghị để đồng chí Phạm Văn Đồng sử dụng một phòng, để khỏi
lãng phí. Một tổng biên tập nước ngoài được Bác tiếp tại nơi đó đã kể lại: “Chúng tôi được
dẫn vào tầng dưới ngôi nhà sàn của Bác Hồ. Chúng tôi đợi Người ở đấy. Tôi còn kịp lướt
nhìn mọi thứ được xếp đặt trong phòng khách của Người. Gọi là phòng khách của vị nguyên

thủ quốc gia mà thật vô cùng giản dị, có lẽ không khác những gian nhà của nông dân Việt
Nam mà tôi có dịp tới. Trong gian phòng này có lẽ chỉ có bộ bàn ghế mây được coi là nổi
bật”.
Bữa ăn của Bác như bữa ăn của mọi nhà: Bát canh, quả cà, con cá kho, hoặc lát thịt kho.
Bác luôn nghĩ đến người nghèo “Lúc chúng ta nâng bát cơm ăn, nghĩ đến kẻ đói khổ, chúng
ta không khỏi động lòng. Vậy tôi đề nghị với đồng bào cả nước và tôi xin thực hành trước,
cứ 10 ngày nhịn ăn 1 bữa, mỗi tháng nhịn 3 bữa. Đem gạo đó (mỗi bữa 1 bơ) để cứu dân
nghèo”. Một hôm, Bác đi họp ở đâu về, sợ Bác đói, nhà bếp vẫn để dành cơm cho Bác,
nhưng Bác kiên quyết từ chối không ăn, mặc dầu Bác chưa ăn cơm. Vì hôm đó đúng bữa
nhịn của Bác để góp vào hũ gạo tiết kiệm.
Khi ăn, không bao giờ Bác để rơi cơm. Đồng chí Phạm Văn Đồng có lần kể: Ăn cơm
với Cụ hàng trăm lần, lần nào cũng thấy Cụ tém vén không để rơi một hạt cơm. Bởi vì Cụ
trọng và tiết kiệm công sức của người làm ra lúa gạo. Chuyện nhỏ, đức lớn hài hoà ở một
con người.
Khi dùng các món ăn bao giờ Bác cũng dùng hết, không để thừa lãng phí. Hồi 1957,
Bác về thăm quê, lần ăn cơm với lãnh đạo tỉnh, khi đưa thêm các món ăn, Bác gạt đi: Dùng
hết lấy thêm, đừng để người khác ăn thừa của mình.
Bác mặc bộ quần áo ka ki đã sờn cổ, sờn tay, xin được thay bộ khác, Bác bảo: Nếu thi
sang thì thua, thi tiết kiệm thì thắng. Bác mặc như thế phù hợp với hoàn cảnh của nước của
dân không phải thay. Xưởng may X biếu Bác bộ quần áo ka ki mới, Bác nhận, nhưng rồi Bác
lại gửi lại xưởng may để làm phần thưởng thi đua.
Bác dạy: “Người ta ai cũng muốn ăn ngon, mặc đẹp, nhưng phải đúng thời, đúng hoàn
cảnh. Trong lúc nhân dân còn khó khăn, một người nào đó muốn sống hưởng ăn ngon, mặc
đẹp thì không có đạo đức”. Và Bác thường xuyên nhắc nhở phải coi đạo đức là cái gốc của
người cách mạng, của con người, phải thực hành cần, kiệm, liêm, chính. Người chỉ rõ: “Một
dân tộc biết cần, kiệm, liêm, chính là một dân tộc giàu về vật chất, mạnh về tinh thần, một
dân tộc văn minh tiến bộ”.
2.3/ Ngoài ra khi dạy các tiết có nội dung tích hợp tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh giáo viên cần chú ý các điểm sau:
+ Thứ nhất: Cần xác định rõ, đây là dạy học bộ môn Âm nhạc chứ không phải dạy về

Tiểu sử Hồ Chí Minh hay dạy môn Tư tưởng Hồ Chí Minh.
Giáo viên thực hiện: Kiều Thị Phương Dung
13

Trang


+ Thứ hai: Việc giáo dục về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh phải dựa trên cơ sở
từng bài cụ thể, chính xác, phải dựa theo “Hướng dẫn tích hợp nội dung học tập và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành.
+ Thứ ba: Phải biết trình bày, khai thác nội dung sự kiện, nêu kết luận khái quát sự
kiện, vận dụng sự kiện đó để tiếp nhận kiến thức mới.
+ Thứ tư: Bồi dưỡng kĩ năng và phát huy tính tích cực của học sinh khi học tập tìm hiểu
về Người.
+ Thứ năm: Đảm bảo nguyên tắc “Học đi đôi với hành”, “Nói và làm”, “Nêu gương”
phải cụ thể.
+ Thứ sáu: Chuẩn bị đầy đủ về thiết bị, đổi mới phương pháp giảng dạy…để nâng cao
hiệu quả giáo dục.
* Nói chung: Khi dạy tiết dạy có tích hợp Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Giáo viên
cần áp dụng các phương pháp dạy học tích cực và giải quyết vấn đề, tổ chức cho học sinh
thảo luận, sưu tầm tranh ảnh giới thiệu về cuộc đời sự nghiệp của Bác, hình ảnh, lời dạy thể
hiện đức tính cao đẹp của Bác, sưu tầm các trích đoạn video về các hoạt động của Bác cho
học sinh quan sát, học sinh nghe và kể những mẫu chuyện về tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh. Hạn chế thuyết trình mang tính hình thức, giáo điều “Giông dài” làm mất đi
hứng thú học tập của học sinh.
IV. KẾT QUẢ
Cùng với sự đổi mới về một số phương pháp dạy học và sử dụng một số biện pháp nhằm
đạt hiệu quả tiết dạy có nội dung tích hợp “Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Sau khi thực
hiện vận dụng đề tài này, tôi nhận thấy đa số HS rất thích học trong tiết học có nội dung tích
hợp “Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Cũng với câu hỏi khảo sát như tôi đã khảo sát

trước khi thực hiện đề tài này:
Phiếu khảo sát: Em có thích nghe và học các bài hát ca ngợi về Bác Hồ hay không?
Kết quả như sau :
Thích

Không thích lắm

Không thích

Khối 8

376

SL

TL

SL

TL

SL

TL

155

41,2 %

175


46,6 %

46

12,2 %

V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Giáo viên thực hiện: Kiều Thị Phương Dung
14

Trang


Để phát huy cao hơn nữa hiệu quả tiết dạy có nội dung dung tích hợp “Tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh” trong môn học Âm nhạc ở trường THCS, giáo viên nên sử dụng đồ
dùng dạy học đầy đủ, áp dụng ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác giảng dạy.
Đầu tư cho tiết dạy chu đáo. Chọn lựa những video, đĩa bài hát, hình ảnh, có chất
lượng cao để đưa vào bài dạy.
Giáo viên phải không ngừng học tập, trau dồi kinh nghiệm giảng dạy, học hỏi đồng
nghiệp, đọc sách, báo, tài liệu tham khảo…
Rèn luyện cho học sinh cách thưởng thức âm nhạc cũng như lựa chọn những bài hát
phù hợp với các em.
Khuyến khích các em cùng tham gia tìm tư liệu hỗ trợ cho bài dạy qua đó thể hiện việc
làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Cần khen ngợi kịp thời các em tích cực trong học tập.
VI. KẾT LUẬN
Trước những yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy và học hiện nay. Giáo viên cần
phải suy nghĩ, lựa chọn các phương pháp tích cực, kết hợp sử dụng các phương tiện dạy học
truyền thống, hiện đại, phù hợp với thực tiễn địa phương.

Giáo viên luôn là người tổ chức và hướng dẫn học sinh hoạt động, rèn luyện học sinh
kĩ năng thực hành nhiều trên phương tiện thiết bị dạy học. Vì vậy giáo viên cần linh hoạt
trong phương pháp dạy để tạo sự mới mẻ trong tiết học, kích thích việc tìm tòi kiến thức mới
và hứng thú học tập của học sinh, đồng thời biết vận dụng kiến thức.
Việc tích hợp nội dung cần phù hợp, linh hoạt nhuần nhuyễn không áp đặt, gò bó..
.Khi thực hiện tích hợp nội dung “Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” vào các bài học có nội
dung liên quan, cần chú ý đến thời lượng để đảm bảo kiến thức trọng tâm của bài học.
Để đảm bảo cho việc giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh có hiệu quả, ngoài
việc chuẩn bị tốt các nội dung, phương tiện và cách tổ chức giờ học mang tính tích cực thầy
cô giáo cần nêu gương, tạo môi trường giáo dục thân thiện gắn lý thuyết với thực tiễn.
Trên đây là những ý kiến nhỏ được rút ra từ thực tiễn giảng dạy, đôi lúc còn mang tính
chủ quan và không thể tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp quý báu của quý
ban giám khảo, quý đồng nghiệp nhằm góp phần làm cho bài dạy, làm cho tiết học được sinh
động và hiệu quả hơn.
* Kiến nghị : Kính mong các cấp quản lí tạo điều kiện cung cấp đầy đủ các đồ dùng
phục vụ cho công tác giảng dạy như: Tranh ảnh video về Bác Hồ, về các bài hát ca ngợi
Bác, Nhạc sĩ, bảng phụ các bài hát và bài Tập Đọc Nhạc… Để môn học Âm nhạc đạt được
kết quả cao trong học tập, đạo đức và tạo cho các em sự hứng thú học môn Âm nhạc.
VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO
STT

TÊN TÁC GIẢ

1

Trần Ngọc LinhLương Văn PhúNguyễn Hữu Đảng

TÊN TÀI LIỆU
Kể Chuyện Bác Hồ (Tập 2)


Giáo viên thực hiện: Kiều Thị Phương Dung
15

NHÀ XUẤT BẢN
NXB Giáo dục tại
Hà Nội 2008

Trang


2

NguyễnTrọng Hồn

Tài liệu hướng dẫn tích hợp nội
dung học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh

NXB Giáo dục
Việt Nam

3

Nhiều tác giả

Thơ ca chống Mỹ

NXB Giáo dục

4


Nhiều tác giả

Tuyển tập các bài hát về Bác

NXB Nghệ An

GIÁO ÁN MINH HỌA MƠN ÂM NHẠC LỚP 8

TIẾT 2:
- ÔN TẬP BÀI HÁT: MÙA THU NGÀY
KHAITRƯỜNG
- TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 1
I/ MỤC TIÊU
- Hs học thuộc lời và hát thuần thục bài hát Mùa thu ngày
khai trường.
- Hs đọc đúng nhạc và hát đúng lời bài Tập đọc nhạc số 4
(Trích đoạn bài hát Chiếc đèn ông sao).
- Qua nội dung bài Tập đọc nhạc giáo dục các em luôn tỏ
lòng kính yêu và biết ơn vô vàn đối với Bác.
II/ CHUẨN BỊ
1. Giáo viên : Đàn organ, bài giảng điện tử.
2. Học sinh : Sách, vở….
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1/ Ổn đònh lớp: Hát bài hát tập thể, kiểm tra só số.
2/ Kiểm tra bài cũ:
Xen kẽ trong tiết học.
3/ Bài mới:
Các em thân mến! Ở Tiết trước các em đã được học bài
hát Mùa thu ngày khai trường. Trong tiết học hôm nay, cô sẽ

ôn lại bài hát cho các em, nhằm giúp các em hát đúng cao
độ, trường độ và thể hiện sắc thái của bài hát, đồng
thời cô sẽ hướng dẫn các em một số động tác minh họa
Giáo viên thực hiện: Kiều Thị Phương Dung
16

Trang


cho bài hát và cũng trong tiết học này chúng ta sẽ được học
bài Tập đọc nhạc số 1 là trích đoạn của bài hát Chiếc đèn
ông sao nhạc và lời của chú Phạm Tuyên nói lên tình cảm
của các em nhỏ với Bác Hồ kính yêu. Các em ghi bài vào
nha!
Phương pháp
Gv ghi tựa lên bảng (Hs ghi bài)
Gv hướng dẫn hoạt động 1.
Gv cho hs tìm hiểu lại bài hát: Tác
giả, tính chất, nhòp, kí hiệu, nội
dung.
Gv cho hs nghe lại bài hát qua trình
bày của gv kết hợp với 1 số
động tác minh họa.
Gv đệm đàn và hướng dẫn cả
lớp luyện thanh.

Gv hướng dẫn hát lại bài hát 1
lần.
Gv gợi ý một số động tác minh
họa cho bài hát.

Gv cho cả lớp hát kết hợp với
vận động.
Gv chia lớp làm 2 nhóm: Nhóm
Chim họa mi thực hiện, nhóm Chim
sơn ca nghe và nhận xét. Sau đó
Giáo viên thực hiện: Kiều Thị Phương Dung
17

Nội dung
I/ Ôn tập bài hát :
Mùa thu ngày khai
trường
Nhạc và lời : Vũ
Trọng Tường

II/ Tập đọc nhạc : TĐN
số 1
Trang


đổi ngược lại.
Gv yêu cầu nhóm 4 Hs lên trình
bày.
Hs nhận xét. Gv nhận xét chung
và xếp loại một số trường hợp.
Gv chuyển qua hoạt động 2.
Gv giới thiệu bài : Tập đọc nhạc
số 1 là
trích đoạn của bài hát Chiếc
đèn ông sao

do nhạc só Phạm Tuyên sáng tác.
Với giai
điệu vui tươi hồn nhiên, nội dung
nói về tình cảm của các em
nhỏ với Bác Hồ kính yêu.
Gv đưa ra câu hỏi tìm hiểu bài.
2
4

+ Bài viết loại nhòp gì?(

Chiếc đèn
ông sao.
( Trích )
Nhạc và lời: Phạm
Tuyên

)

+ Bài viết ở giọng gì? (C)
+ Gv hướng dẫn chia từng câu:
+ Bản nhạc có mấy câu?(4
câu)
+ Về cao độ gồm những nốt
gì? (Đô, Rê, Mi, Pha, Son, La)
+ Về trường độä gồm những
hình nốt gì?
+ Có các kí hiệu gì? (Dấu nhắc
lại, dấu chấm dôi, dấu luyến)
Gv cho cả lớp xác đònh tên nốt.

Gv hướng dẫn gõ tiết tấu

- GV hướng dẫn HS đọc gam Đô
trưởng.

- Đọc các âm ổn đònh.

Giáo viên thực hiện: Kiều Thị Phương Dung
18

Trang


Gv đánh đàn giai điệu toàn bài (
2 lần)
Gv đánh giai điệu câu 1 (2-3 lần).
Hs tập đọc. Sửa sai (nếu có)
Tiếp tục tập theo lối móc xích.
Gv cho hs tập gõ phách.
Cả lớp đọc toàn bài kết hợp gõ
phách.
Gv cho hs ghép lời ca.
Chia nhóm: : Nhóm Chim họa mi
đọc nhạc gõ phách, nhóm Chim
sơn ca hát lời. Sau đó đổi ngược
lại.
Gv đánh giai điệu một câu và cho
hs nhận biết câu số mấy, hs đọc
lại cao độ, trường độ và gõ
phách câu nhạc đó.

Hs nhận xét. Gv nhận xét chung
và xếp loại.
- Gv tích hợp tấm gương đạo đức
HCM: Gv tình chiếu hình ảnh Bác Hồ
vui đón tết Trung thu cùng thiếu
niên, nhi đồng (hình ảnh thiếu nhi
gần gũi, yêu mến kính trọng
Bác, hình ảnh
thiếu niên nhi đồng quây quần
nghe Bác kể chuyện)
Gv đưa ra một số câu hỏi, gợi
mở để Hs nêu bật lên tình cảm
của mình với Bác.
? Em hãy cho biết kỷ niệm về
tết Trung thu của mình?
? Hãy kể những cảm xúc của
mình khi được rước đèn và ngắm
trăng sáng.
? Để có những kỉ niệm đẹp như
vậy, chúng ta luôn nhớ đến ai
Giáo viên thực hiện: Kiều Thị Phương Dung
19

Trang


được nhắc đến trong bài TĐN.
Gv ngâm một đoạn bài thơ “
Cháu nhớ Bác Hồ”của nhà thơ
Thanh Hải hoặc kể câu chuyện

về Bác (nếu còn thời gian)
4/ Củng cố
- Gv đệm đàn cả lớp hát lại bài hát và thể hiện động tác
minh hoạ.
- Gv đệm đàn cả lớp đọc lại bài tập đọc nhạc kết hợp gõ phách.
5/ Dặn dò
- Về nhà học bài và làm bài tập trong sách giáo khoa.
Chép bài Tập đọc nhạc vào vở
- Chuẩn bò Tiết 3: - ÔN TẬP BÀI HÁT: MÙA THU NGÀY KHAI
TRƯỜNG
- ÔN TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 1
- ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC: NHẠC SĨ TRẦN
HOÀN
VÀ BÀI HÁT MỘT
MÙA XUÂN NHO NHỎ
- Tìm hiểu về tiể sử nhạc só Trần Hoàn và sưu tầm một số
bài hát của nhạc só.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
……………………………………………………………………….............................
Vĩnh Tân, ngày …. tháng …. năm 2011
Người viết

Kiều Thị Phương Dung

Giáo viên thực hiện: Kiều Thị Phương Dung
20

Trang




×