Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Một số kinh nghiệm sử dụng đồ dùng dạy học trong giảng dạy tiếng anh bậc trung học cơ sở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.88 MB, 13 trang )

Một số kinh nghiệm sử dụng đồ dùng dạy học trong giảng dạy Tiếng Anh bậc Trung Học Cơ Sở

I- Lý do chọn đề tài :
- Thế kỉ XXI, thế kỷ của những phát minh khoa học có khả năng làm thay đổi
diện mạo của Thế Giới. Vì vậy để đào tạo ra những chủ nhân của những phát minh
ấy thì phải cần đến sự nghiệp giáo dục. Giáo dục là một trong những công cụ mạnh
nhất mà chúng ta có trong tay để tạo nên tương lai .
- Ngày nay cùng với phát triển đất nước về mọi mặt như kinh tế, chính trị,
khoa học kỹ thuật… thì vấn đề chất lượng giáo dục được đặt lên hàng đầu, luôn là
sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, các ban ngành và nhất là các bậc phụ huynh học
sinh.
- Tiếng Anh đã trở thành một môn học không thể thiếu trong tất cả các cấp học
. Tiếng Anh còn là môn học hữu dụng cho tất cả những ai muốn hòa nhập vào cộng
đồng quốc tế, muốn tham gia vào các lĩnh vực kinh tế, kinh doanh, ngoại thương, du
lịch ...… Do vậy, mỗi chúng ta nói chung và mỗi học sinh nói riêng cần phải học
Tiếng Anh và hơn nữa là phải học thật giỏi để bắt kịp tiến độ phát triển của thế giới.
- Từ những nguyên nhân trên, Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đã tiến hành cải cách
sách giáo khoa, cải cách phương pháp giảng dạy chú trọng đến việc phát triển tư duy
sáng tạo, tìm tòi và sự năng động của học sinh, chú trọng đến việc bồi dưỡng
phương pháp tự học tự rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Để làm
được điều đó cả học sinh lẫn giáo viên phải có sự chuẩn bị bài hết sức chu đáo; giáo
viên phải biết kết hợp nhiều phương pháp trong giảng dạy. Đây chính là lý do mà tôi
chọn viết đề tài: “Một số kinh nghiệm sử dụng đồ dùng dạy học dạy học Tiếng
Anh ở bậc Trung Học Cơ Sở” nhằm nêu lên những suy nghĩ, những băn khoăn và
một số phương pháp sử dụng đồ dùng dạy học (ĐDDH) trong tiết dạy mà bản thân
tôi đã thực hiện để gây hứng thú nhằm giúp học sinh tiếp thu bài tốt hơn đồng thời
giúp các em mạnh dạn giao tiếp bằng Tiếng Anh với nhau trong các giờ học ngoại
ngữ.

II. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI.
1. Thuận lợi :


- Sự chỉ đạo kịp thời và chính xác của Ban giám hiệu nhà trường và của phòng Giáo
Dục, của chuyên môn, sự hỗ trợ tận tình của đồng nghiệp.
- Môn Anh Văn gắn liền với cuộc sống hiện đại do đó nó đã trở thành một ngoại ngữ
mang tính quốc tế .
- Trang thiết bị và đồ dùng dạy học ( Mô hình, tranh ảnh, sách tham khảo, băng đĩa
) tương đối đầy đủ .
2. Khó khăn :
- Học sinh phần lớn là con em nông dân nghèo, làm nương rẫy nên điều kiện đầu tư
cho học tập còn nhiều hạn chế, mặt khác nhiều học sinh ở rất xa trường nên việc
học cũng gặp những khó khăn nhất định .
- Mặt bằng kiến thức của các em không đồng đều.
Trường THCS Vĩnh Tân

1

Người viết: Kiều Thiện Khiêm


Một số kinh nghiệm sử dụng đồ dùng dạy học trong giảng dạy Tiếng Anh bậc Trung Học Cơ Sở

- Các em ở địa phương chưa được làm quen với môn Tiếng Anh từ cấp 1 nên ảnh
hưởng đến việc tiếp thu của các em .
3. Số liệu thống kê.
- Kết quả thực tế về chất lượng bộ môn Anh Văn 8 qua ba lớp học trước khi chưa
áp dụng đề tài :
S
T
T

Lớp


1

8/3

2
3

Sĩ số

Giỏi

Khá

SL

TL%

45

3

8/4

42

8/5
Tổng

TB


Yếu

Kém

TL%

SL

TL%

SL

TL%

6,7

S
L
16

35,6

20

44,4

6

13,3


5

11,9

15

35,7

16

38,1

5

11,9

43

8

18,6

13

30,2

16

37,2


6

14

130

16

12,3

44

33,8

52

40,0

17

13,1

SL

TL
%

1


2,4

1

0,8

III/ NỘI DUNG ĐỀ TÀI :
1. Cơ sở lý luận :
- Tiếng Anh là môn học đòi hỏi tư duy, sáng tạo lẫn tính cần cù, siêng năng. Đặc
biệt đối với những học sinh còn xem nhẹ môn học này thì việc học từ vựng là một
vấn đề hết sức khó khăn. Điều đó không chỉ là khó khăn của học sinh mà còn là lo
lắng của rất nhiều giáo viên trực tiếp giảng dạy.
- Do đó, để dạy tốt và giúp học sinh tiếp thu bài tốt, giáo viên cần phải chuẩn bị
chu đáo từ khâu soạn giảng đến việc chuẩn bị đồ dùng dạy học và phải khẳng định
rằng: đồ dùng dạy học là phương tiện dạy học đặc biệt không thể thiếu. Đồ dùng
dạy học môn Tiếng Anh tuy chưa nhiều song cũng khá đủ để giáo viên có thể sử
dụng nhằm mục đích tăng tính hiệu quả trong việc truyền thụ kiến thức cho học
sinh.
- Nghị quyết TW 2 khóa VIII ( tháng 12 năm 1996) nhận định “ Phương pháp giáo
dục chậm được đổi mới, chưa phát huy được tính chủ động sáng tạo của người học”
và tiếp tục khẳng định “ Phải đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo , khắc phục lối
truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học ’’ .
2- Nội dung :
- Chương trình nội dung sách giáo khoa và phương pháp dạy học tích cực là một
trong những vấn đề cấp bách và rất thiết thực đối với mỗi suy nghĩ của các cán bộ
ngành giáo dục và cũng là nỗi trăn trở của không ít giáo viên khi đứng lớp. Phương
tiện để giúp các giáo viên giải quyết những trở ngại , bớt đi khó khăn khi giảng dạy
đó chính là đồ dùng dạy học . Vấn đề tiếp theo đòi hỏi các giáo viên phải tiếp tục
đầu tư suy nghĩ là phải sử dụng đồ dùng dạy học như thế nào ?. Sử dụng sao cho có
hiệu quả và đạt hiệu quả cao nhất ?.

- Để giải quyết câu hỏi này tôi xin đưa ra những kinh nghiệm mà tôi đã làm được
trong những tiết lên lớp của bản thân.
Trường THCS Vĩnh Tân

2

Người viết: Kiều Thiện Khiêm


Một số kinh nghiệm sử dụng đồ dùng dạy học trong giảng dạy Tiếng Anh bậc Trung Học Cơ Sở

A.Tranh ảnh :
- Bộ tranh ảnh để giảng dạy Tiếng Anh 6, 7, 8, 9 ngày càng phong phú, đa dạng,
sinh động . Giáo viên có thể sử dụng tranh ảnh để đưa vào các giáo án các tiết dạy
thường cũng như tiết dạy sử dụng bằng Powerpoint hay Violet nhằm làm cho tiết
học sinh động và gây hứng thú cho học sinh .Sau đây là một số hoạt động tôi đã
thực hiện :
1). Giới thiệu chủ đề vào bài giảng làm nổi bật nội dung và trọng tâm bài học :
Ví dụ : English 9 - Unit 2: CLOTHING

2). Giới thiệu từ mới.
Ví dụ :
English 6 - Unit 9: Section A
- PARTS OF THE BODY

3). Giới thiệu một số điểm ngữ pháp.
Ví dụ : English 7
– LANGUAGE FOCUS 1

4). Hỗ trợ cho các hoạt động nghe.

Ví dụ : English 7 – Unit 10: LISTEN. Listen and put the pictures in the order you
hear.
Trường THCS Vĩnh Tân

3

Người viết: Kiều Thiện Khiêm


Một số kinh nghiệm sử dụng đồ dùng dạy học trong giảng dạy Tiếng Anh bậc Trung Học Cơ Sở

5). Hỗ trợ cho các hoạt động nói.
Ví dụ: English 8 – Unit 1: SPEAK

6). Hỗ trợ cho các hoạt động viết.
Ví dụ: English 9 – Unit 3: WRITE

- Mặc dù tranh ảnh có nhiều tác dụng tích cực và rất cần thiết cho việc dạy học theo
phương pháp mới nhưng chúng vẫn có thể trở nên mất tác dụng, gây mất thời gian
và làm giảm hiệu quả giờ học nêu giáo viên chuẩn bị không kỹ hoặc không chính
xác mục đích sử dụng tranh ảnh của mình. Vì vậy, tranh ảnh khi được sử dụng trong
quá trình giảng dạy phải được chọn lựa kỹ càng, có mục đích rõ ràng, đảm bảo tính
chính xác, khoa học, và nêu bật được nội dung kiến thức cần khai thác và đồng thời
phải chuyển tải được nội dung bài học.

Trường THCS Vĩnh Tân

4

Người viết: Kiều Thiện Khiêm



Một số kinh nghiệm sử dụng đồ dùng dạy học trong giảng dạy Tiếng Anh bậc Trung Học Cơ Sở

- Ngoài tranh ảnh có sẵn theo hệ thống sách gáo khoa và thiết bị nhà trường, giáo
viên chúng ta có thể sưu tầm thêm tranh ảnh từ sách báo, tạp chí, Internet… sao cho
phù hợp với nội dung bài học nhằm giúp tiết dạy đạt hiệu quả cao hơn.
B.Máy vi tính + laptop – máy chiếu( OVERHEAD PROJECTOR ).
- Nếu như vài năm trước đây máy tính và máy chiếu thường chỉ áp dụng trong
các trường Đại học và Cao đẳng thì hiện nay bộ phương tiện này đang dần dần đi
vào các tiết dạy của các thầy cô giáo qua ứng dụng phần mềm PowerPoint hay
Violet ở các trường THPT, THCS, Tiểu học… Phần mềm ứng dụng này đã và đang
được các thầy cô giáo nhất là ở khối THCS trao đổi, vận dụng đưa vào giảng dạy .
- Tuy nhiên, về phía giáo viên, giáo án điện tử cũng có thể trở nên phản tác dụng
nếu sự đầu tư của chúng ta không thật công phu và không kỹ lưỡng từ việc bố trí nội
dung, thiết kế các Slide (trang giáo án) đến việc cài đặt các hiệu ứng hoạt hình, ghi
âm, bố trí hình ảnh cho bài dạy…và khi đó khả năng xảy ra sự cố kỹ thuật là không
tránh khỏi.
- Về phía học sinh, nếu được học và tiếp thu kiến thức thông qua giáo án điện
tử chắc hẳn các em sẽ vô cùng thích thú , say mê học tập.
C. Các phần mềm thông dụng :
Cùng với sự ứng dụng của các trang thiết bị hiện đại đã nêu ở trên nhằm bổ trợ
cho tiết dạy được hiệu quả cao hơn và đem lại hứng thú cho tiết học chúng ta còn có
thêm một số phần mềm ứng dụng rất nhỏ gọn và hữu ích . Sau đây là một số phần
mềm mà tôi đã sử dụng và chúng đã mang lại những kết quả tích cực :
1.Phần mềm đọc tiếng Anh từ văn bản :
- Phần mềm này rất hữu ích cho những giáo viên không có đĩa CD Anh Văn
6,7,8,9 hoặc khi máy đĩa có bị hư hoặc nghe không rõ thì chúng ta có thể dùng phần
mềm này để đọc các bài Text sang dạng âm thanh .
- Từ tựa đề , các mục lục cho đến bất cứ đoạn văn hay đoạn đối thoại nào thì

chúng ta đều có thể sử dụng nó để có được phần phát âm theo tiếng bản ngữ một
cách nhanh chóng và mang lại những hiệu quả cao . Phần mềm này có tên là Read
Please
+ Bước 1 : Giáo viên đánh máy bài TEXT hay câu mà mình muốn đọc bằng Tiếng
Anh

Trường THCS Vĩnh Tân

5

Người viết: Kiều Thiện Khiêm


Một số kinh nghiệm sử dụng đồ dùng dạy học trong giảng dạy Tiếng Anh bậc Trung Học Cơ Sở

Bước 2 : Vào mục Open -> Chọn File ta muốn đọc -> OK-> Bấm Play để nghe

đọc .
2.Phần mềm My Audio Studio :
- Phần mềm này giúp các giáo viên dạy môn Anh Văn không còn lo lắng khi sử
dụng đĩa CD nhiều lần có thể làm hư đĩa .
- Phần mềm này giúp chúng ta chuyển hết các File Audio trong đĩa CD định dạng
MP3 và chúng ta có thể cắt các đoạn Audio phục vụ cho tiết dạy cũng như làm
khiểm tra 1 tiết.

D.Một số ứng dụng và mẹo nhỏ khi dùng phần mềm Powerpoint :
1. Ứng dụng :
A. Ứng dụng trong Powerpoint (PPT) :
Để ứng dụng trong PPT có thể sẽ chiếm nhiều thời gian hơn trong quá trình thiết kế
và giảng dạy. Song điều đó hoàn toàn có thể khắc phục được vì giáo viên thao tác nhanh

thì vấn đề thời gian viết bảng và đánh máy trực tiếp không chênh lệch bao nhiêu. Mặc
khác chúng ta lại có thể chỉnh sửa để dùng thiết kế cho nhiều lần sau. Do vậy tôi đã
khắc phục được những hạn chế này và thiết kế trên PPT thành công. Để thiết kế trong
PPT, tôi đã dùng Textbox trong Control Toolbox để có thể tương tác với học sinh khi
trình chiếu. Nghĩa là nếu chỉ làm ở mức độ cơ bản thì không thể tương tác qua lại trong
khi trình chiếu, giáo viên không thể bổ sung thêm những gì học sinh nói ra . Tuy nhiên,
cách thức sử dụng TextBox trong Control Toolbox lại cho phép người dùng bổ sung
thêm văn bản ngay cả khi chương trình đang được trình chiếu. Điều thú vị là tiện ích
Trường THCS Vĩnh Tân

6

Người viết: Kiều Thiện Khiêm


Một số kinh nghiệm sử dụng đồ dùng dạy học trong giảng dạy Tiếng Anh bậc Trung Học Cơ Sở

này luôn có sẵn trong chương trình PowerPoint và để sử dụng nó lại rất đơn giản và dễ
dàng. Ví dụ khi dạy English 8-Unit 5- Lesson 4 : Read ; tôi đã thiết kế trò chơi như
sau :
Ảnh chụp màn
hình đang
trình chiếu,
một số từ đã
được ghi và
một số khung
chưa ghi.
Khung này
đang ghi.
- Cách làm cụ thể

+ Bước 1 : Mở file PPT, vào View chọn Toolbars  Control Toolbox.

+ Bước 2: Vào AutoShapes vẽ 1 vòng tròn và các mũi tên. Ở vòng tròn chính
bấm chuột phải, chọn Add Text để ghi từ chủ đạo cần elicit ra. Tiếp theo, tại thanh công
cụ Control Toolbox, chọn vào ô Textbox (ô có chữ abc), sau đó chuột sẽ có dấu cộng
(+), rê chuột đến mũi tên trên màn hình và kéo chuột vẽ thành một ô vuông. Khung ô
Textbox màu trắng xuất hiện như bị lõm vào trong.
+Bước 3 : Bấm phải tại ô Text Box vừa tạo, chọn Properties và thiết lập các
thông số sau:
ExterKeyBehavior:
chọn True (cho phép
viết vào đoạn text).
MultiLine: chọn True
(để có thể viết được
nhiều dòng, nếu một ô
viết 2 dòng trở lên).

+ Bước 4 : Copy ô vuông đó và dán vào các mũi tên còn lại.
*Lưu ý : Nếu muốn tạo các ô có màu thì tại BackColor chọn màu tùy ý, và muốn
thay đổi kiểu chữ thì tại Font chọn kiểu chữ và cỡ chữ.

Trường THCS Vĩnh Tân

7

Người viết: Kiều Thiện Khiêm


Một số kinh nghiệm sử dụng đồ dùng dạy học trong giảng dạy Tiếng Anh bậc Trung Học Cơ Sở


Tất nhiên, phương pháp này cho phép
chúng ta nhập văn bản trong chế độ trình
chiếu nhưng lại không thể bổ sung văn bản
trong khi đang ở chế độ thiết kế. Văn bản
được nhập sẽ được lưu lại tự động vào ô
TextBox đã tạo. Và với cách thức đơn giản
trên, ngoài thiết kế trò chơi Brainstorming
hay Networks, tôi còn có thể tạo ra các bài
giảng khác như dạng bổ sung các bài tập dạng
trắc nghiệm đơn giản và nhiều bài tập khác để
hỗ trợ cho bài học thêm phong phú. Một ví
dụ khác khi dạy English 7-Unit 9 B 1, 2
tôi đã sử dụng tiện ích này để thiết kế bài tập như hình trên.
Với bài tập này, học sinh sẽ sử dụng bàn phím và gõ chữ vào ô trống của bất kỳ câu trả
lời nào mà các em có thể làm được. Sau đó giáo viên feedback và sửa lại cho đúng.
Như vậy, nhờ sự thiết kế này mà mang lại cho tôi bài giảng hiệu quả, không có
khoảng cách giữa người chiếu và người xem. Mà thay vào đó là sự phối kết hợp giữa
dạy học và thực hành của học sinh và giáo viên .
B. Ứng dụng trong vẽ Bản đồ tư duy dùng phần mềm Mindjet Mindmanager
Pro : - Sau đây tôi đưa ra một ứng dụng sử dụng phần mềm Mindjet Mindmanager
Pro khi dạy Unit 3 – English 9 :

- Bản đồ tư duy là một công cụ tổ chức tư duy. Đây là phương pháp dễ nhất để chuyển
tải thông tin vào bộ não của bạn rồi đưa thông tin ra ngoài bộ não. Nó là một phương
Trường THCS Vĩnh Tân

8

Người viết: Kiều Thiện Khiêm



Một số kinh nghiệm sử dụng đồ dùng dạy học trong giảng dạy Tiếng Anh bậc Trung Học Cơ Sở

tiện ghi chép đầy sáng tạo và rất hiệu quả theo đúng nghĩa của nó, “sắp xếp” ý nghĩ của
bạn.
- Ứng dụng bản đồ tư duy trong giảng dạy Anh Văn giúp học sinh ghi nhớ bài học và
kiến thức nhanh hơn và lâu hơn .
- Đầu năm học giáo viên chúng ta đã được tập huấn về bản đồ tư duy . Qua lớp tập huấn
đó đã giúp giáo viên tiếp cận được một cách tóm tắt bài giảng và học sinh cũng qua đó
tự rèn cho mình khả năng học tập mới , tự mình chiếm lĩnh kiến thức và tự mình diễn
đạt sự hiểu biết của mình thông qua Bản đồ tư duy .
- Có rất nhiều phần mềm về Bản đồ tư duy hay như : Mindjet Mindmanager Pro ,
Imindmap 5, CD mindmap …

2. Mẹo nhỏ :
- Khi giảng dạy bằng phần mềm Powerpoint thì phần chuẩn bị là hết sức quan trọng ,
tuy nhiên việc sử dụng phần mềm đối với một số giáo viên chưa được thành thạo có thể
khiến bài dạy không đạt kết quả như mong đợi . Sau đây tôi xin chia sẻ một số kinh
nghiệm sử dụng các phím tắt khi trình chiếu Powerpoint để giúp các thầy cô giảng bài
được tự tin hơn nhằm mang lại bài giảng thành công nhất Phím Space, phím mũi tên
xuống, phím Enter, phím Page Down hay bấm chuột để sang trang tiếp theo.
- Phím Back Space, phím P, phím mũi
tên đi lên, phím mũi tên trái hoặc
phím Page Up để trở về trang trước.
- Phím B hoặc phím dấu chấm (.) để
làm đen màn hình hoặc trở lại màn
hình trình chiếu sau khi giải lao.
- Phím W hoặc phím dấu phảy (,) để
làm trắng màn hình hoặc trở lại màn
hình trình chiếu.

- Phím A hoặc = để ẩn hoặc hiện con
trỏ
- Phím S hoặc + để bật/tắt chế độ tự
động
trình
diễn
- Phím Esc hoặc Ctrl+Break hoặc
phím - để dừng việc trình chiếu
- Phím Ctrl+P thay đổi con trỏ thành
“cây bút”, bạn có thể dùng nó để sửa
lại bài báo cáo nếu có sai, lỗi, hoặc
nếu bạn muốn ghi chú gì đó.
Trường THCS Vĩnh Tân

9

Người viết: Kiều Thiện Khiêm


Một số kinh nghiệm sử dụng đồ dùng dạy học trong giảng dạy Tiếng Anh bậc Trung Học Cơ Sở

E. Ví dụ minh hoạ :

Ví dụ 1 :Warm-up hay
Consolidation
HĐ 1 : Giáo viên sử dụng
tranh ảnh làm Game Trúc
xanh trong phần Warm-up
(English 6 : Places )
HĐ 2 : Giáo viên cho

Review :
What is that ?
What are those ?

Ví dụ 2 : Dùng máy tính và phần
mềm Powerpoint để làm Warm-up
HĐ 1 : Giáo viên sử dụng tranh ảnh
về Countryside trong phần Warmup ( English 9 : A trip to the
countryside )
HĐ 2 : Giáo viên cho Review :
What is he/she doing ?
What are they doing ?
HĐ 3: Description
Giáo viên cho học trò nhìn tranh và
mô tả các hoạt động ở miền quê

Trường THCS Vĩnh Tân

10

Người viết: Kiều Thiện Khiêm


Một số kinh nghiệm sử dụng đồ dùng dạy học trong giảng dạy Tiếng Anh bậc Trung Học Cơ Sở

IV. KẾT QUẢ .
Qua một số năm giảng dạy chương trình đổi mới ở trường THCS, tôi thường
xuyên sử dụng một số phương pháp, kỹ năng rèn luyện Anh Văn và bổ trợ cho tiết
dạy Anh Văn đã có kết quả cao hơn so với các phương pháp cũ trước kia. Hiện nay
tôi đang tiếp tục sử dụng các đồ dùng dạy học vào giảng dạy và có hiệu quả cao. Đó

là học sinh có hứng thú học hơn, giờ học sôi nổi hơn , sự tư duy và sáng tạo của học
sinh ngày càng được phát huy. Sau một thời gian thực hiện các phương pháp trên và
thống kê kết quả học tập của học sinh lớp 8 như sau:

Số liệu thống kê trước khi áp dụng đề tài :
S
T
T

Lớp


số

Giỏi

1

SL

TL%

SL

TL%

SL

TL%


SL

TL%

8/3

45

3

6,7

16

35,6

20

44,4

6

13,3

2

8/4

42


5

11,9

15

35,7

16

38,1

5

11,9

3

8/5

43

8

18,6

13

30,2


16

37,2

6

14,0

130

16

12,3

44

33,8

52

40,0

17

13,1

Tổng

Khá


TB

Yếu

Kém
SL

TL
%

1

2,4

1

0,8

Kết quả sau khi thực hiện đề tài
STT

Lớp


số

Giỏi

Khá


TB

Yếu

Kém

1

8/3

45

SL
9

2

8/4

42

10

23,8

18

42,8

12


28,6

2

4,8

3

8/5

43

13

30,2

16

37,2

11

25,6

3

7,0

130


32

24,6

54

41,5

36

27,7

8

6,2

Tổng

TL%
20,0

SL
20

TL%
44,4

SL
13


TL%
28,9

SL
3

TL%
6,7

SL

TL%

V.BÀI HỌC KINH NGHIỆM
- Dạy Anh Văn không chỉ là qúa trình dạy, truyền thụ kiến thức, “POUR” –
TRUYỀN THỤ MỘT CHIỀU kiến thức vào cho học sinh mà chủ yếu là qúa trình
giáo viên thiết kế , tổ chức, điều khiển các hoạt động của học sinh để đạt được các
mục tiêu cụ thể ở mỗi UNIT , SECTION cụ thể.
- Tạo điều kiện để cho mọi học sinh ở những trình độ khác nhau có thể phát huy
tính tích cực của mình.
- Để giúp việc dạy học có hiệu quả nhất phải áp dụng nhiều phương pháp và nhiều
phương tiện dạy học.
- Thiết kế và thực hiện việc sử dụng “ Giáo án điện tử” như là nguồn để học sinh
khai thác, tìm kiếm, phát hiện những kiến thức, kĩ năng .

Trường THCS Vĩnh Tân

11


Người viết: Kiều Thiện Khiêm


Một số kinh nghiệm sử dụng đồ dùng dạy học trong giảng dạy Tiếng Anh bậc Trung Học Cơ Sở

- Giáo viên lên lớp với phong thái nhẹ nhàng, thoải mái, đảm bảo tính chính xác
khoa học, nâng cao tính hệ thống kiến thức bài dạy, làm nổi bật trọng tâm của bài;
đồng thời giúp giáo viên kết hợp và sử dụng tốt các phương pháp trong dạy và học
phù hợp với từng kiểu bài, với phương tiện và thiết bị dạy học hiện có.
Giáo viên tổ chức và điều khiển học sinh học tập tích cực, nâng cao sự tập trung,
hứng thú học tập của các em, kích thích lòng say mê tìm hiểu kiến thức nơi các em,
các em sẽ chủ động xây dựng bài học, phát huy được tính tư duy, năng lực sáng tạo
và tự tin trong học tập.
Rèn cho học sinh có các thao tác, kỹ năng tương đối chính xác khi học tập .
- Việc lựa chọn và sử dụng đồ dùng dạy học trong tiết dạy là việc làm không thể
thiếu của mỗi giáo viên, sử dụng đồ dùng dạy học đúng mục đích, đúng phương
pháp, có đầu tư nghiên cứu kỹ lưỡng sẽ làm tăng tính hiệu quả của bài dạy. Từ đó
giúp các em học sinh hoạt động tích cực hơn, tiết học sinh động và phong phú hơn.
Những kinh nghiệm này có thể được áp dụng triệt để trong các tiết dạy Tiếng Anh
nói riêng và các bộ môn khác như: Toán, Lý, Hoá, Văn, …nói chung.
VI/ KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ :
1.Kết luận:
- Môn Tiếng Anh ngày nay đã được quan tâm, coi trọng và nhất là trong thời đại
mở cửa hiện nay – thời đại công nghệ thông tin phát triển thì Tiếng Anh lại càng trở
nên không thể thiếu vì nó là ngôn ngữ giao tiếp thông dụng trên toàn thế giới. Tuy
nhiên, đối với bộ môn Tiếng Anh, học sinh sẽ học những nội dung gì và học như thế
nào để đạt được mục đích của bộ môn là hai vấn đề cần được quan tâm .
- Tôi viết đề tài này từ thực tiễn việc sử dụng đồ dùng dạy học trong giảng dạy
của bản thân và dự giờ các đồng nghiệp. Tôi chắc chắn không tránh khỏi những
nhận định còn mang tính chủ quan và không tránh khỏi thiếu sót. Tôi rất mong được

sự góp ý xây dựng thêm của quý thầy cô với mong muốn làm cho tiết dạy Tiếng Anh
của tôi ngày càng tăng tính hiệu quả, sinh động, tăng thêm lòng say mê, hứng thú
học tập của học sinh.
2. Kiến nghị :
- Đề nghị cung cấp đủ máy chiếu, máy tính để có thể phát huy tối đa hiệu quả.
- Đi đôi với việc đổi mới SGK, cần phải có ngân hàng tranh ảnh, phim, tư liệu,
liên quan từng bài để sử dụng “ Giáo án điện tử ” .
- Cần có tài liệu hướng dẫn và những buổi tập huấn sử dụng “ Giáo án điện tử”, các
phần mềm mới phục vụ cho giảng dạy .
- Tổ chức những tiết dạy chuyên đề mẫu có sử dụng những phần mềm mới hay
những ứng dụng mới vào tiết dạy .

Trường THCS Vĩnh Tân

12

Người viết: Kiều Thiện Khiêm


Một số kinh nghiệm sử dụng đồ dùng dạy học trong giảng dạy Tiếng Anh bậc Trung Học Cơ Sở

VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO :
+ English 6,7,8,9 textbooks + English 6,7,8,9 pictures
+ The English Languege Teacher’s Handbook – Joanna Baker and Heather Westrup
+ A Practical Hand Book of Language Teaching – David Cross .
+ Teach English – Trainer’s handbook .
+ Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học – Đào Ngọc Lộc & Nguyễn Hạnh
Dung.
+ Hướng dẫn sử dụng phần mềm Microsoft Powerpoint - Lê Khắc Quyền .
+


1 số trang Web tham khảo :

-


www.hoctienganhonline.info


/>o

/>
Thực hiện viết ngày 10 tháng 12 năm 2011
Người viết

Kiều Thiện Khiêm

Trường THCS Vĩnh Tân

13

Người viết: Kiều Thiện Khiêm



×