Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Thực hiện quy trình sản xuất giống cá lăng chấm (hemibagrus guttatus lacépede, 1803) bằng phương pháp sinh sản nhân tạo tại trung tâm thủy sản tuyên quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (892.78 KB, 58 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LÊ THỊ KIM HUYÊN
Tên đề tài:
THỰC HIỆN QUY TRÌNH SẢN XUẤT GIỐNG CÁ LĂNG CHẤM
(HEMIBAGRUS GUTTATUS. LACÉPEDE, 1803)
BẰNG PHƢƠNG PHÁP SINH SẢN NHÂN TẠO TẠI TRUNG TÂM
THỦY SẢN TUYÊN QUANG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành: Nuôi trồng thủy sản
Khoa

: Chăn nuôi Thú y

Khóa học

: 2013 – 2017

Thái Nguyên, năm 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LÊ THỊ KIM HUYÊN


Tên đề tài:
THỰC HIỆN QUY TRÌNH SẢN XUẤT GIỐNG CÁ LĂNG CHẤM
(HEMIBAGRUS GUTTATUS. LACÉPEDE, 1803)
BẰNG PHƢƠNG PHÁP SINH SẢN NHÂN TẠO TẠI TRUNG TÂM
GIỐNG THỦY SẢN TUYÊN QUANG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành: Nuôi trồng thủy sản
Lớp

: K45 - NTTS

Khoa

: Chăn nuôi Thú y

Khóa học

: 2013 – 2017

Giáo viên hƣớng dẫn: TS. Hà Văn Doanh

Thái Nguyên, năm 2017


i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chƣơng trình đạo đạo trong nhà trƣờng, thực hiện phƣơng
châm "Học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực tế. Thực tập tốt nghiệp
là một trong những giai đoạn quan trọng trong quá trình đào tạo sinh viên của
Nhà trƣờng. Đây là khoảng thời gian sinh viên đƣợc tiếp cận thực tế, đồng
thời giúp sinh viên củng cố kiến thức đã đƣợc học trong Nhà trƣờng.
Để có bài khóa luận này, bằng tấm lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân
thành cảm ơn Tiến sỹ Hà Văn Doanh, giảng viên trƣờng Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên đã tận tình hƣớng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện khóa
luận tốt nghiệp này. Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trƣờng Đại
học Nông Lâm Thái Nguyên, đặc biệt các thầy, cô giáo khoa Chăn nuôi Thú y
là những ngƣời đã dạy bảo và hƣớng dẫn em tận tình trong suốt 4 năm học tập
và rèn luyện tại trƣờng.
Tôi xin chân cảm ơn Kỹ sƣ Phạm Mạnh Thông, Giám đốc Trung tâm
thủy sản tỉnh Tuyên Quang, phòng Kỹ thuật – Kinh doanh, Trại cá Hoàng
Khai và các cán bộ, công nhân viên chức lao động Trung tâm Thủy sản đã tạo
điều kiện thuận lợi để giúp tôi hoàn thành tốt đợt thực tập tốt nghiệp này.
Do thời gian nghiên cứu và năng lực bản thân có hạn, đặc biệt là kinh
nghiệm thực tế còn hạn chế nên quá trình thực tập tốt nghiệp hiện đề tài
không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận đƣợc sự góp ý của quý thầy,
cô và các bạn sinh viên để khóa luận tốt nghiệp của em đƣợc hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 07 tháng 06 năm 2017
Sinh viên thực tập
Lê Thị Kim Huyên


ii


DANH MỤC BẢNG, HÌNH
Hình 2.1. Cá Lăng chấm H. guttatus............................................................... 12
Bảng 4.1: Các yếu tố môi trƣờng trong ao nuôi vỗ cá bố mẹ. ........................ 33
Bảng 4.2: Chế độ chăm sóc và quản lý ao nuôi vỗ cá bố mẹ ......................... 34
Bảng 4.3: Sức sinh sản tƣơng đối của cá lăng chấm ....................................... 36
Bảng 4.4: Theo dõi một số chỉ tiêu sinh sản cá Lăng chấm. .......................... 37
Bảng 4.5. Các yếu tố môi trƣờng trong bể cá hƣơng 15 ngày tuổi. ................ 39
Bảng 4.6. Tốc độ tăng trƣởng và khẩu phần ăn của cá hƣơng 15 ngày tuổi... 40
Bảng 4.7: Tốc độ tăng trƣởng của cá hƣơng 30 ngày tuổi. ............................. 42


iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

dKH

Độ kiềm

DOM

Doperidom

HCG

Human Chorionic Gonadotrophin

LRH-a

Luteotropin Releasing Hormoed Analog


PTNT

Phát triển nông thôn

TB

Trung bình

UBND

Ủy ban nhân dân


i

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC BẢNG, HÌNH ............................................................................. ii
MỤC LỤC .......................................................................................................... i
Phần 1 MỞ ĐẦU ............................................................................................. 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài ................................................................... 2
1.2.1 Mục đích nghiên cứu ................................................................................ 2
1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu................................................................................. 2
Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................. 3
2.1. Điều kiện cơ sở thực tập............................................................................. 3
2.1.1 Vị trí địa lý tỉnh Tuyên Quang. ................................................................ 3
2.1.2. Khái quát về Trung tâm Thủy sản. ......................................................... 7
2.2. Cơ sở khoa học ......................................................................................... 11

2.2.1. Đặc điểm sinh học. ................................................................................ 11
2.2.2. Nghiên cứu về sản xuất giống. ............................................................. 15
2.2.3. Cơ sở thực tiễn của đề tài ...................................................................... 17
2.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc .............................................. 18
2.3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ........................................................ 18
2.3.2. Tình hình ngiên cứu trong nƣớc............................................................ 19
Phần 3 ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
......................................................................................................................... 21
3.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu. ........................................................... 21
3.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu............................................................................ 21
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu. .............................................................................. 21
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 21


ii

3.2.1. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................. 21
3.2.2. Thời gian nghiên cứu ............................................................................ 21
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 21
3.3.1. Quy trình kĩ thuật sản xuất giống cá lăng chấm.................................... 21
3.3.2. Quản lý và chăm sóc cá bố mẹ:............................................................. 23
3.3.3. Chuẩn bị vật tƣ, trang thiết bị phục cho đẻ: .......................................... 24
3.3.4. Sinh sản nhân tạo cá Lăng chấm: ......................................................... 25
3.3.5. Ƣơng nuôi cá giống. .............................................................................. 28
3.3.6. Một số bệnh thƣờng gặp và cách phòng trị bệnh ................................. 30
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu......................................................................... 30
3.5. Phƣơng pháp thu thập và xử lý số liệu. ................................................... 32
Phần 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.......................................................... 33
4.1 Kết quả chăm sóc, quản lý cá Lăng chấm bố mẹ. ..................................... 33
4.1.1. Quản lý và chăm sóc cá bố mẹ. .......................................................... 33

4.1.2. Chế độ chăm sóc và quản lý cá bố mẹ .................................................. 34
4.2. Sinh sản nhân tạo các lăng chấm. ............................................................ 35
4.3. Kết quả ƣơng nuôi cá bột lên cá hƣơng 15 ngày tuổi. ............................. 39
4.4. Ƣơng nuôi từ cá hƣơng 15 ngày tuổi lên cá hƣơng 30 ngày tuổi. ........... 41
Phần 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .............................................................. 43
5.1. Kết luận. ................................................................................................... 43
5.2. Đề nghị. .................................................................................................... 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 1


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Cá Lăng chấm (Hemibagrus guttatus. Lacépede, 1803) là loài cá bản
địa quý hiếm có giá trị kinh tế cao của nƣớc ta đƣợc xếp vào hàng ngũ quý (cá
Bỗng, Chiên, Lăng chấm, Rầm xanh, Anh vũ) đang có nguy cơ tuyệt chủng
bậc V, cần phải bảo vệ gấp (Sách đỏ Bộ Khoa học – Công nghệ và môi
trƣờng , 1992) [12]. Thịt cá thơm, ngon, đƣợc coi là một trong những loài cá
ngon nhất của hệ thống sông Lô - Gâm và sông Hồng với giá bán trung bình
từ 500.000 - 600.000đ/kg (tùy từng cỡ cá). Trƣớc đây cá Lăng chấm có ở hầu
hết các sông suối thuộc trung và thƣợng lƣu hệ thống sông Lô – Gâm và sông
Hồng. Tuy nhiên điều kiện sinh thái các thủy vực này đang có nhiều biến đổi
hết sức phức tạp nhƣ việc xây dựng các đập thủy điện, xây cầu, kè sông và
các hoạt động khai thác khoáng sản đã làm cản trở đƣờng di cƣ và làm mất
các bãi đẻ tự nhiên của cá; ngoài ra việc khai thác quá mức bằng các phƣơng
tiện mang tính hủy diệt đã làm cho sản lƣợng cá Lăng chấm bị giảm sút
nghiêm trọng và có nguy cơ tuyệt chủng. (Nguyễn Dƣơng Dũng và cs,
2001)[3].

Nơi cƣ trú của cá bị thu hẹp do xây dựng các hồ chứa thủy điện;
nhiều sông suối bị lũ lớn, điều kiện sinh thái nơi sinh sống và bãi cá đẻ bị thay
đổi nên việc tái tạo quần đàn bị hạn chế. Áp lực từ việc tăng dân số đã làm
cho nhu cầu tiêu dùng thịt cá Lăng chấm ngày càng tăng. Trƣớc đây sản
lƣợng cá Lăng chấm hàng năm ở sông Hồng từ 26 - 30 tấn, hồ thủy điện Hoà
Bình 8 - 9 tấn, sông Lô - Gâm 9 - 10 tấn, sông Thao 5 - 6 tấn, hồ thủy điện
Thác Bà 4 - 5 tấn; nhƣng hiện nay sản lƣợc chỉ còn 2,2% so với những năm
1960 - 1970 (Phạm Báu và cs, 2000)[1].


2

Cá Lăng chấm giống ngày càng trở nên khan hiếm nên có giá rất cao,
do các ngƣ dân sử dụng ngƣ cụ đánh bắt, khai thác, sử dụng lƣới có kích
thƣớc mắt nhỏ bắt cỡ cá giống từ 10 – 12 cm/con để bán lại cho các hộ nuôi
cá lồng, nuôi ao dẫn đến tình trạng cá giống ngoài tự nhiên hiếm, cá thƣơng
phẩm không đủ cung cấp cho thị trƣờng. Trƣớc thực trạng đó, việc nghiên cứu
sinh sản nhân tạo cá lăng chấm trong điều kiện nuôi là biện pháp hữu hiệu
nhất để bảo tồn loài cá này thoát khỏi nguy cơ tuyệt chủng.
Để tìm hiểu về quá trình sinh sản nhân tạo cá lăng chấm tại Trung
tâm Thủy sản Tuyên Quang tôi đã tiến hành ngiên cứu đề tài: “Thục hiện quy
trình sản xuất giống cá lăng chấm (Hemibagrus guttatus. Lacépede, 1803)
bằng phương pháp sinh sản nhân tạo tại Trung tâm Thủy sản Tuyên
Quang”
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài
1.2.1 Mục đích nghiên cứu
- Nắm đƣợc quy trình sản xuất nhân tạo giống cá lăng chấm, gắn kết
đƣợc lý thuyết đã học với thực tiễn sản xuất.
- Đánh giá tốc độ sinh trƣởng và tỷ lệ sống của cá lăng chấm trong điều
kiện sinh sản nhân tạo.

1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Làm quen với phƣơng pháp nghiên cứu khoa học.
- Rèn luyện tay nghề nâng cao kinh nghiệm thực tiễn.
- sinh sản nhân tạo cá Lăng chấm tại trung tâm Thủy sản Tuyên Quang.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở đánh giá quy trình sản xuất
giống cá Lăng chấm bằng phƣơng pháp sinh sản nhân tạo.


3

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Điều kiện cơ sở thực tập.
2.1.1 Vị trí địa lý tỉnh Tuyên Quang.
Tuyên Quang nằm trong toạ độ địa lý từ 21030’ đến 22040’ Bắc và
104053’ đến 105040’ Đông. Tuyên Quang là tỉnh miền núi phía Bắc. Phía Đông
giáp các tỉnh Bắc Kạn, Cao Bằng và Thái Nguyên; phía Tây giáp tỉnh Yên Bái;
phía Nam giáp tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc; phía Bắc giáp tỉnh Hà Giang.
Là tỉnh nằm sâu trong nội địa, cách xa các trung tâm kinh tế - thƣơng
mại lớn của cả nƣớc, Tuyên Quang chƣa có đƣờng sắt và đƣờng hàng không,
vì vậy việc thông thƣơng sang các tỉnh khác và ra nƣớc ngoài nhờ vào hệ
thống đƣờng bộ quốc lộ 2 và quốc lộ 37.
Tuyên Quang nằm xa khu trung tâm, giao thông không thuận lợi, kinh
tế nhìn chung phát triển chậm, kết cấu hạ tầng cơ sở còn thấp kém nên gặp
nhiều khó khăn.
* Khí hậu thủy văn.
Tuyên Quang mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm có
hai mùa rõ rệt: mùa đông lạnh – khô hanh; mùa hè nóng ẩm mƣa nhiều. Đặc
điểm khí hậu này thích ứng cho sự sinh trƣởng, phát triển của các loại cây
trồng nhiệt đới. Nhiệt độ trung bình trong năm từ 22 – 24°C, lƣợng mƣa trung

bình từ 1.500–1.800 mm; độ ẩm trung bình là 85%.
Nhìn chung, tỉnh có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa tạo ra những điều
kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế, nhất là đối với nông nghiệp. Với mùa
đông lạnh, đây là vùng có khả năng sản xuất đƣợc cả các sản phẩm nông
nghiệp của cận nhiệt đới và ôn đới. Tuy nhiên, các tai biến thiên nhiên nhƣ


4

sƣơng muối, mƣa đá, lốc bão ... đã có ảnh hƣởng nhiều đến đời sống và sản
xuất của nhân dân trong tỉnh, đặc biệt là đối với nông, lâm nghiệp.
Khí hậu của Tuyên Quang có thể chia làm hai tiểu vùng :
- Tiểu vùng phía Bắc gồm huyện Na Hang và phần Bắc của các huyện
Hàm Yên, Chiêm Hoá. Đặc trƣng của tiểu vùng này là có mùa đông tƣơng đối
dài (khoảng 5 -6 tháng), thƣờng xuất hiện sƣơng muối vào mùa đông và gió,
lốc xoáy vào mùa hạ.
- Tiểu vùng phía Nam bao gồm phần còn lại của tỉnh với một số đặc
trƣng nhƣ mùa đông ngắn (khoảng 4 tháng, lƣợng mƣa tƣơng triển về đầu
trang đối cao, trên 1800mm, các tháng đầu mùa hạ thƣờng xuất hiện dông và
mƣa đá.
* Về giao thông.
Trong những năm gần đây, ngành giao thông vận tải của tỉnh đã
đƣợc chú trọng phát triển. Các loại hình giao thông vận tải ở Tuyên Quang
chủ yếu là đƣờng ô tô và một phần là đƣờng sông.
Hiện nay cả tỉnh có khoảng 340,6 km đƣờng quốc lộ; 392,6km đƣờng
tỉnh; 579,8 đƣờng huyện; 141,71 km đƣờng đô thị; kết cấu mặt đƣờng bao
gồm các loại đƣờng cấp phối, đƣờng nhựa và bê tông... Tuyên Quang có các
đƣờng giao thông quan trọng nhƣ Quốc lộ 2 đi qua địa bàn tỉnh 90 km nối liền
Thủ đô Hà Nội, Phú Thọ với Tuyên Quang và Hà Giang, Quốc lộ 37 từ Thái
Nguyên đi qua huyện Sơn Dƣơng, Yên Sơn đi Yên Bái, Quốc lộ 2C từ thị xã

Vĩnh Yên lên Sơn Dƣơng và thành phố Tuyên Quang. Trong đó có những
tuyến giao thông huyết mạch, chiến lƣợc của cả nƣớc đi qua địa phận tỉnh nhƣ
đƣờng Hồ Chí Minh. Tuyến đƣờng sông Việt Trì - Tuyên Quang - Hạ lƣu
thuỷ điện Tuyên Quang. Hệ thống giao thông này sẽ làm thay đổi một cách
căn bản kinh tế của tỉnh, tạo điều kiện thu hút đầu tƣ và mở rộng giao thƣơng
để phát triển.


5

* Thuỷ văn
a) Mạng lƣới sông ngòi.
Mạng lƣới sông ngòi ở Tuyên Quang tƣơng đối dày với mật độ
0.9km/km2 và phân bố tƣơng đối đồng đều. Các dòng sông lớn chảy trên địa
bàn của tỉnh có một số phụ lƣu. Do chảy trên địa hình đồi núi nên lòng sông
dốc, nƣớc chảy xiết và có khả năng tập trung nƣớc nhanh vào mùa lũ. Cũng
chịu ảnh hƣởng của địa hình mà dòng chảy có hƣớng Bắc Nam (sông Gâm)
hoặc Tây Bắc - Đông Nam (sông Lô).
Thuỷ chế chia làm hai mùa rõ rệt, phù hợp với hai mùa của khí hâu .
Mùa lũ tập trung tới 80% tổng lƣợng nƣớc trong năm và thƣờng gây ra
ngập lụt ở một số vùng.
Ba sông lớn chảy qua Tuyên Quang là sông Lô, sông Gâm và sông Phó Đáy.
- Sông Lô bắt nguồn từ Vân Nam - Trung Quốc (dài 457 km), chảy theo
hƣớng Tây bắc - Đông nam vào nƣớc ta (227 km), qua Hà Giang xuống Tuyên
Quang và hợp lƣu với sông Hồng tại Việt Trì. Đoạn chảy qua Tuyên Quang dài
145 km. Đây là đƣờng thuỷ duy nhất nối Tuyên Quang với Hà Giang ở phía
Bắc và với Hà Nội cũng nhƣ một số tỉnh ở trung du và đồng bằng bắc bộ ở phía
Nam. Nhìn chung, thuỷ chế ít điều hoà và có sự chênh lệch lớn giữa các mùa
trong năm, giữa năm này với năm khác (lƣu lƣợng lớn nhất 11.700 m3/s; nhỏ
nhất 128 m3/s)

Sông Lô có khả năng vận tải lớn trên đoạn từ thành phố Tuyên Quang
về xuôi. Các phƣơng tiện vận tải có thể đi lại dễ dàng vào mùa mƣa (trọng tải
trên 100 tấn) và cả mùa khô (trọng tải khoảng 50 tấn). Đoạn từ thành phố trở
lên, việc vận tải gặp nhiều khó khăn do lòng sông dốc, có nhiều thác ghềnh.
- Sông Gâm cũng bắt nguồn từ Vân Nam - Trung Quốc (dài 280km),
chảy vào nứơc ta (217 km) qua Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang gần nhƣ


6

theo hƣớng bắc nam và đổ vào sông Lô (cách thị xã Tuyên Quang 10 km ở xã
Tứ Quận huyện Yên Sơn). Đoạn chảy qua tỉnh dài khoảng 110km.
Giá trị vận tải của sông Gâm tƣơng đối hạn chế. Đây là tuyến đƣờng
thuỷ nối các huyện Na Hang, Chiêm Hoá với thành phố Tuyên Quang. Các
phƣơng tiện vận tải vào mùa khô dƣói 10 tấn và dƣới 50 tấn vào mùa mƣa
mới đi lại đƣợc trên đoạn từ Chiêm Hoá trở xuống.
- Sông Phó Đáy bắt nguồn từ núi Tam Tạo thuộc huyện Chợ Đồn (Bắc
Kạn) chảy qua các huyện Yên Sơn, Sơn Dƣơng theo hƣớng Bắc - Nam rồi
chảy vào sông Lô trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Chiều dài của sông là 170 km,
đoạn chảy qua tỉnh Tuyên Quang dài 81 km. Lƣu lƣợng dòng chảy không lớn,
sông hẹp, nông, ít có khả năng vận tải đƣờng thuỷ.
Ngoài 3 sông chính, ở Tuyên Quang còn có các sông nhỏ (sông Năng ở Na
Hang) và hàng trăm ngòi lạch (ngòi Bắc Nhụng, ngòi Cổ Linh, ngòi Chinh, ngòi
Là, ngòi Quảng…) cùng nhiều suối nhỏ len lách giữa vùng đồi vúi trùng điệp đã
bồi đắp nên những soi bẫi, cánh đồng giữa núi, thuận tiện cho việc gieo trồng.
Mạng lƣới sông ngòi của Tuyên Quang có vai trò quan trọng đối với
sản xuất và đời sống; vừa là đƣờng giao thông thuỷ, vừa là nguồn cung cấp
nƣớc cho nông nghiệp, cho nuôi trồng và đánh bắt thủy sản phục vụ đời sống
của nhân dân. Ngoài ra sông Lô và sông Gâm có tiềm năng về thuỷ điện. ở các
huỵên Na Hang, Chiêm Hoá, Sơn Dƣơng đã xuất hiện một số công trình thuỷ

điện nhỏ phục vụ sinh hoạt, góp phần nâng cao đời sống văn hoá cho nhân dân
các dân tộc.
Tuy nhiên, sông ngòi dốc, lắm thác ghềnh cùng với chế độ khí hậu
có hai mùa dẫn đến ngập lụt nghiêm trọng trong mùa mƣa, đặc biệt tại khu
vực thị xã và các vùng đồng bằng, thung lũng ven sông thuộc các huyện
Yên Sơn, Sơn Dƣơng


7

b) Bên cạnh nguồn nƣớc mạch phong phú, Tuyên Quang còn có nguồn
nƣớc dƣới đất, nƣớc khoáng. Đáng chú ý hơn cả là các nguồn nƣớc khoáng
Mỹ Lâm và Bình Ca
Nguồn nƣớc khoáng ở Mỹ Lâm (huyện Yên Sơn) tƣơng đối nổi tiếng và
đang đƣợc khai thác. Nhiệt độ nƣớc khoảng 40oC, chất lƣợng tốt với công
dụng chủ yếu là điều hoà chức năng tiêu hoá, chữa các bệnh khớp, xƣơng,
viêm đại tràng, phụ khoa…
Hiện nay tại Mỹ Lâm đã xây dựng trại điều dƣỡng và khu nhà nghỉ, đồng
thời đang sử dụng nguồn nƣớc khóang để chữa bệnh và phục hồi sức khoẻ của
nhân dân.
2.1.2. Khái quát về Trung tâm Thủy sản.
a) Khái quát chung.
Trung tâm Thủy sản là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Nông
nghiệp và PTNT tỉnh Tuyên Quang, đƣợc giao quyền tự chủ, tự chịu trách
nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và tài chính;
có chức năng nghiên cứu, thực nghiệm và ứng dụng các công nghệ về giống
thuỷ sản; lƣu giữ giống thủy sản đặc hữu ở địa phƣơng, nhân các loại giống
thuần cung cấp cho các cơ sở sản xuất giống; tham gia đào tạo kỹ thuật và
chuyển giao công nghệ về giống thuỷ sản; sản xuất, dịch vụ con giống thuỷ
sản theo nhu cầu của mọi thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh.

Hiện Trung tâm đang quản lý và sử dụng 130 ao, hồ, đập (27,386 ha mặt
nƣớc), trong đó: Sử dụng nuôi cá bố mẹ là 17 ao (3,38 ha); Sử dụng ƣơng
nuôi cá giống là 103 ao (18,96 ha); Sử dụng làm ao chứa nƣớc, ao nƣớc thải,
ao cách ly, nuôi thƣơng phẩm là 10 ao (5,35 ha). Ngoài ra còn có hệ thống
nhà xƣởng, bể cho cá đẻ, bể ấp trứng các loài cá truyền thống đã đƣợc hoàn
thiện nhƣ: 01 bể cho cá đẻ có thể tích 30 m3 nƣớc, 04 bể ấp trứng có thể tích 3
m3 nƣớc và 02 dàn khay ấp trứng cá rô phi, 02 bình Weiss ấp trứng cá chép có


8

thể tích 100 lít/bình và mới đầu tƣ 01 khu sinh sản nhân tạo các loài cá quý
hiếm nhƣ cá Lăng, cá Rầm xanh, Anh vũ từ các chƣơng trình dự án khoa học.
Đàn cá bố mẹ truyền thống đƣa vào nuôi vỗ phục vụ sản xuất năm 2016 là
7.737 con (4,141 tấn). Hàng năm sản xuất và cung ứng từ 140 - 145 triệu con
cá bột, 23 - 24 triệu con cá giống các loại.
b) Cơ cấu tổ chức.
Hiện Trung tâm Thủy sản Tuyên Quang có 01 giám đốc, 02 phòng chuyên
môn, nghiệp vụ: phòng Hành chính - Kế hoạch - Tổng hợp (01 trƣởng phòng
kiêm kế toán; 01 văn thƣ, thủ quỹ, tạp vụ; 01 lái xe); phòng Kỹ thuật - Kinh
doanh (01 trƣởng phòng, 01 cán bộ kỹ thuật); Bộ phận sản xuất gồm: Trại cá
Na Hang (đang xây dựng); Trại cá Sơn Dƣơng (01 trại trƣởng, 01 lao động);
Trại cá Hàm Yên (01 cán bộ phụ trách); Trại cá Hoàng Khai (01 trại trƣởng, 17
lao động); Trại cá thành phố Tuyên Quang (01 cán bộ phụ trách, 06 lao động).
Trung tâm Thủy sản Tuyên Quang đƣợc nhà nƣớc đầu tƣ cơ sở vật chất
với tổng tài sản hơn 41 tỷ đồng bao gồm nhà làm việc, ao hồ, kênh mƣơng và
thiết bị chuyên ngành, diện tích nuôi trồng thủy sản là 27,386ha.
c) Chức năng nhiệm vụ của Trung tâm.
+ Chức năng
Đảm bảo sản xuất, cung cấp con giống thủy sản nƣớc ngọt chất lƣợng

cao và kỹ thuật nuôi cho các nông hộ, trang trại nuôi cá, cung cấp con giống
cho bà con nuôi trồng thủy sản trong và ngoài tỉnh.
+ Nhiệm vụ
- Tiến hành các chƣơng trình nghiên cứu, thí nghiệm nâng cao chất
lƣợng di truyền các loài thủy sản nƣớc ngọt để tạo ra các sản phẩm giống mới
có đặc tính ƣu việt trong nuôi thủy sản
- Nghiên cứu xây dựng các quy trình công nghệ lƣu giữ gen, công nghệ
sản xuất giống và công nghệ nuôi các đối tƣợng thủy sản nƣớc ngọt. Tổ chức


9

quản lý lƣu giữ đàn giống gốc đảm bảo chất lƣợng tốt, bao gồm các giống địa
phƣơng, các giống mới gia hóa hoặc các giống nhập nội đã gia hóa hiệu quả.
- Chuyển giao các tiến bộ khoa học công nghệ, tham gia đào tạo cán bộ
kỹ thuật và cán bộ khuyến ngƣ cho nhu cầu các tỉnh miền núi Đông Bắc.
- Trao đổi thông tin khoa học công nghệ, kinh tế và quản lý trong lĩnh
vực giống thủy sản.
- Tận dụng cở sở vật chất của Trung tâm để phát triển sản xuất có thêm
nguồn thu, đảm bảo trả lƣơng cho lao động hợp đồng và hỗ trợ kinh phí cho
hoạt động của trung tâm.
- Quản lý và sử dụng đúng mục đích có hiệu quả cơ sở vật chất, nguồn
vốn và lao động của trung tâm theo đúng quy định của pháp luật.
d) Hoạt động của Trung tâm.
* Đề tài và dự án
- Trung tâm đã thực hiện đề tài "Nghiên cứu sản xuất giống cá Trắm đen
bằng phƣơng pháp sinh sản nhân tạo và thử nghiệm nuôi thƣơng phẩm".
- Đề tài “Nghiên cứu, ứng dụng sản xuất giống cá Rầm xanh, Anh vũ
bằng phƣơng pháp sinh sản nhân tạo” tại Tuyên Quang.
- Dự án “Xây dựng mô hình trình diễn công nghệ và cung cấp giống cá

Chiên (Bagarius rutilus Ng&kottelat, 2000) một số tỉnh miền núi phía Bắc”,
tại Tuyên Quang.
- Dự án “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật sản xuất giống cá Lăng chấm bằng
phƣơng pháp sinh sản nhân tạo’’.
- Cung cấp con giống cho các hộ thực hiện “Dự án ƣơng nuôi cá giống
và nuôi cá thƣơng phẩm trong ao hồ nhỏ năm 2015 tại xã Hoàng Khai, huyện
Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang” theo Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới.


10

- Hàng năm phối hợp với Vụ Bảo tồn và Phát triển nguồn lợi thủy sản,
UBND huyện Na Hang và các đơn vị có liên quan tổ chức "Lễ thả cá giống Tái tạo nguồn lợi thủy sản" tại hồ thủy điện Tuyên Quang.
- Xây dựng mô hình nuôi cá Tầm trong lồng trên hồ thủy điện Na Hang
với quy mô 100m3/03 hộ thực hiện.
- Thực hiện Đề tài “Nghiên cứu xác định một số bệnh ở cá Chiên
(Bagarius yarrelli) nuôi trong lồng trên sông, hồ thủy điện và đề xuất các
giải pháp phòng trị bệnh”;
- Phối kết hợp với Chi cục Thủy sản Tuyên Quang tổ chức lớp tập huấn
về kỹ thuật nuôi trồng thuỷ sản.
- Tổ chức các lớp tập huấn về kỹ thuật nuôi và phòng trị bệnh thủy sản.
* Sản xuất giống và dịch vụ.
Thực hiện nhiệm vụ sản xuất giống các loài cá đặc sản Lăng chấm,
Rầm xanh, Anh vũ và cá Chiên bằng phƣơng pháp sinh sản nhân tạo: Kết quả
đã cho cá Lăng chấm sinh sản 03 đợt, với tổng số 18 con (38,4kg) cá bố mẹ,
thu đƣợc 26.000 trứng; Đối với cá Rầm xanh đã cho sinh sản 02 đợt, với tổng
với tổng số 06 con (5,4kg) cá bố mẹ, thu đƣợc 500 con cá bột (kích cỡ 1,72,0cm/con); Đối với cá Anh vũ đã cho sinh sản 07 đợt, với tổng với tổng số
56 con (22,4kg) cá bố mẹ, thu đƣợc 6.500 con cá bột (kích cỡ 1,6-1,8cm/con);
Đối với cá Chiên đã cho sinh sản 04 đợt, với tổng số đàn cá bố mẹ 15 con
(48,7kg), thu đƣợc từ 10-15 vạn trứng/đợt. Đến đợt thứ tƣ thu đƣợc 240 con

cá giống (kích cỡ 6,0-8,0cm/con).
Thực hiện nhiệm vụ sản xuất, dịch vụ giống thủy sản năm 2015: Đã sản
xuất đƣợc 84,4 triệu con cá bột, đạt 58,2% so với kế hoạch (trong đó: cá Trắm
cỏ 24,7 triệu con; cá Chép lai 34,2 triệu con; cá Rô phi 5,8 triệu con; cá Mè
10,5 triệu con; cá Trôi 9,2 triệu con). Đối với cá giống sản xuất đƣợc 22,97
triệu con, đạt 99,9% so với kế hoạch (trong đó: Cá Trắm cỏ 6,2 triệu con; cá


11

Chép 4,6 triệu con; cá Rô phi đơn tính 3,5 triệu con; cá Mè 3,6 triệu con; cá
Trôi 6,2 triệu con). Ngoài ra còn sản xuất, dịch vụ đƣợc 2,55 triệu con cá Rô
phi 21 ngày tuổi, đạt 68,9% so với kế hoạch.
Đối với sản xuất cá bột: Hàng năm sản xuất và cung ứng cá bột và cá rô
phi đơn tính 21 ngày tuổi 65 triệu con, trong đó: Cá rô phi 5 triệu con; cá chép
lai V1 20 triệu con; cá trắm cỏ 15 triệu con; cá trôi 20 triệu con; cá mè 5 triệu
con. Ngoài ra còn sản xuất và dịch vụ các loài cá quý hiếm bản địa nhƣ cá
Bỗng, Chiên, Lăng, Rầm xanh, Anh vũ khoảng 2,5 vạn con.
Đối với sản xuất cá hƣơng: Hàng năm sản xuất và dịch vụ cá hƣơng 1.807
vạn con, trong đó: Cá rô phi đơn tính 209 vạn con; cá chép lai V1 403 vạn con;
cá trắm cỏ 716 vạn con; cá trôi 298 vạn con; cá mè 179 vạn con. Ngoài ra còn
sản xuất và dịch vụ các loài cá có giá trị kinh tế khác 6,96 vạn con
Đối với sản xuất cá giống: Hàng năm sản xuất và dịch vụ cá giống 659
vạn con, trong đó: Cá rô phi đơn tính 73 vạn con; cá chép lai V1 101 vạn con;
cá trắm cỏ 305 vạn con; cá trôi 105 vạn con; cá mè 76 vạn con. Ngoài ra còn
sản xuất và dịch vụ các loài cá có giá trị kinh tế khác 2,78 vạn con.
2.2. Cơ sở khoa học
2.2.1. Đặc điểm sinh học.
Cá Lăng chấm đƣợc các nhà phân loại đặt cho nhiều cái tên khác nhau.
Theo Chu Xinluo và cs. 1989, 1990 [14] cá Lăng chấm đƣợc xếp vào giống

Hemibagrus.
Ở nƣớc ta, cá Lăng chấm đã đƣợc các tác giả Mai Đình Yên (1983)[10],
Nguyễn văn Hảo (1993)[4] nghiên cứu về hình thái, phân loại, phân bố. Kết
quả nghiên cứu của các tác giả trên cho thấy cá Lăng chấm thuộc bộ cá Nheo
Siluriformes, họ cá Lăng Bagridae, giống Hemibagrus và loài H. guttatus
(Lacépède, 1803), cá Lăng chấm còn có các tên giống loài khác nhƣ Mystus
elongatus (Gunther, 1865), Macrones elongatus, Mystus guttatus. Tên thƣờng


12

gọi theo tên địa phƣơng vùng có phân bố của cá Lăng là cá Lăng (khi trƣởng
thành) và cá Quất (khi còn nhỏ). Họ cá Lăng Bagridae ở Việt nam có 7 giống
gồm 18 loài trong đó giống Hemibagrus có ba loài (Nguyễn Văn Hảo,
1993)[4]Trong các loài thuộc họ Bagridae thì cá Lăng chấm H. guttatus là
loài có kích thƣớc lớn nhất, phân bố rộng rãi ở thƣợng lƣu và trung lƣu các
sông suối lớn ở miền Bắc nƣớc ta
- Vị trí phân loại.
Bộ cá nheo: Siluriformes
Họ cá Lăng: Bagridae
Giống cá Lăng: Hemibagrus
Loài cá Lăng: H. guttatus (Lacépède, 1803).
Tên thƣờng gọi: Cá Lăng chấm, cá Quất (từ địa phƣơng).
Các chỉ tiêu đếm: D II, 7; A 3, 7-10; P I, 8-12; V 1, 5; C 1 + 9 + 9 + 1,
bóng hơi 2 ngăn, số lƣợc mang 18-22, số đốt sống toàn thân 54-56 (1 đốt
sống đầu, 18-19 đốt sống thân, 33-34 đốt sống cuống đuôi, 1 đốt sống đuôi),
(Mai Đình Yên, 2000)[11].

Hình 2.1. Cá Lăng chấm H. guttatus
Là một loài cá không có xƣơng dăm, thịt rất ngon nên rất đƣợc ƣa

chuộng. Chả cá Lã Vọng ở Hà Nội trở nên nổi tiếng cũng nhờ làm từ loài cá
này. Ở vùng Phú Thọ cá lăng hiện diện ở hầu hết các nhà hàng cá sông, nhiều
nhà hàng chỉ bán độc nhất các món ăn chế biến từ cá lăng [19].
 Phân bố.


13

Trên thế giới cá Lăng chấm sống ở sông Tây Dƣơng, sông Nguyên (Vân
Nam Trung Quốc) là loài đặc hữu của vùng Hoa Nam.
Cá Lăng chấm còn có các tên giống loài khác nhƣ Mystus elongatus
(Gunther, 1865), Macrones elongatus, Mystus guttatus. Tên thƣờng gọi theo
tên địa phƣơng vùng có phân bố của cá Lăng là cá Lăng (khi trƣởng thành) và
cá Quất (khi còn nhỏ). Họ cá Lăng Bagridae ở Việt nam có 7 giống gồm 18
loài trong đó giống Hemibagrus có ba loài (Nguyễn Văn Hảo, 1993)[4].
Trong các loài thuộc họ Bagridae thì cá Lăng chấm H. guttatus là loài có kích
thƣớc lớn nhất.
Ở Việt Nam chúng chỉ có mặt ở một vài con sông ở miền núi và chỉ có ở
những đoạn nhiều ghềnh thác, dòng chảy mạnh, chúng có rất nhiều ở sông
Đà, sông Lô vùng Phú Thọ.
Cá cỡ lớn, thân trần dài, phần trƣớc dẹp bằng, sau dẹp bên. Đầu rộng, bẹt
và tƣơng đối dài. Mõm rộng, phía trƣớc hơi bằng. Mắt ở phía trên và nửa
trƣớc của đầu. Khoảng cách 2 mắt rộng bằng. Lỗ mũi trƣớc và sau xa nhau.
Có 4 đôi râu. Râu hàm dài nhất tới mút sau vây bụng. Miệng to, kề dƣới, hình
cung nông. Hai hàm có răng dạng lông nhung xếp thành dải. Răng trên xƣơng
vòm xếp thành dải hình cung nông, giữa nhỏ và 2 bên to hơn. Vây lƣng cao,
tia gai vây lƣng dài, phía sau có răng cƣa. Hậu môn gần vây bụng hơn vây
hậu môn. Vây đuôi phân thuỳ sâu. Đƣờng bên hoàn toàn, bằng thẳng. Bóng
hơi 2 ngăn. Lƣng xám đen, bụng trắng nhạt, bên thân có nhiều chấm đen to
nhỏ. Vây lƣng, vây mỡ và vây đuôi màu hơi đen. Vây ngực, vây bụng và vây

hậu môn màu nhạt.
 Tập tính sống của cá lăng chấm
Cá Lăng chấm có mặt ở một vài con sông ở miền núi và chỉ có ở những
đoạn nhiều ghềnh thác, dòng chảy mạnh, chúng có ở sông Đà, sông Lô vùng
Phú Thọ


14

Cá Lăng chấm có kích thƣớc lớn, tối đa tới 40kg/con, thƣờng gặp cỡ 1 4kg. Cá lăng chấm ở sông Hồng sau 1 năm dài 22 - 25cm, sau 2 năm chiều
dài tăng gấp đôi. Những năm sau cá tăng trƣởng chiều dài giảm nhƣng tăng về
khối lƣợng nhanh. Cá có tuổi lớn nhất tới 13 - 15 năm.
Cá lăng là loài cá dữ điển hình. Cá nhỏ có phổ thức ăn khá rộng gồm: ấu
trùng, côn trùng, giun ít tơ, rễ cây... Cá lớn ăn chủ yếu là cá con, tôm cua.
 Đặc điểm dinh dƣỡng.
Cá Lăng chấm có cấu tạo bộ máy tiêu hoá của loài cá dữ điển hình:
miệng rộng, răng hàm sắc, nhọn, dạ dày lớn, tỷ lệ chiều dài ruột/chiều dài
thân là 89,35%. Phân tích 25 mẫu vật thức ăn trong ruột cá, cho thấy chỉ số no
đầy là 1,18. Thức ăn chủ yếu bao gồm: cá, tôm, côn trùng, giun, cua chiếm
28-60% về thành phần, 15,8-36% về khối lƣợng (Phạm Báu và cs, 2000)[1].
 Đặc điểm sinh trƣởng.
Xác định tuổi của cá Lăng chấm bằng cắt lát tia vây ngực, đốt sống thân,
vòn tuổi của cá thể hiện tƣơng đối dõ. Vòng năm là những vòng trong, đồng
tâm nằm giữa vùng mờ đục vfa vùng mờ sáng. Vòng phụ là những vòng
không hoàn chỉnh, sắp xếp không theo quy luật. Thời gian hình thành vòng
tuổi từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau, (Mai Đình Yên, 1966)[9].
Cá Lăng chấm thuộc loại cá sinh trƣởng tƣơng đối nhanh. Trong bốn
năm đầu, cá tăng nhanh về chiều dài đạt 13-17 cm/năm, sau đó giảm dần, ở
tuổi 9+-12+ còn 4-7 cm/năm.
Về khối lƣợng, cá tăng chậm trong những năm đầu, năm thứ nhất 30-60

g/năm, năm thứ 2 tăng trƣởng từ 190-240 g/năm. Tăng nhanh từ năm thứ 5
đạt 1.000-1.400 g/năm (Phạm Báu, 2000)[1].
 Đặc điểm sinh sản.
+ Tuổi thành thục:


15

- 100% cá cái tuổi 1+, 2+ chƣa phát dục; 25% cá cái tuổi 3+ bắt gặp có
noãn sào ở giai đoạn IV, V, VI - II. Cỡ cá cái nhỏ nhất có khả năng thành thục
có chiều dài 61 cm, khối lƣợng 1,6 kg.
- 100% cá đực 0+, 1+, 2+, 3+ chƣa phát dục; 20% cá đực tuổi 4+ bắt gặp
trong mùa sinh sản có tinh sào ở giai đoạn IV. Cỡ cá đực nhỏ nhất thành thục
đã bắt đƣợc có chiều dài 72 cm, khối lƣợng 2,7 kg (Phạm Báu, 2000)[1].
+ Mùa sinh sản:
Mùa sinh sản của cá Lăng chấm kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9. Hệ số
thành thục của cá tăng dần từ tháng 4 đạt cực đại vào tháng 6 sau đó giảm dần
và thấp nhất vào tháng 9 (Phạm Báu, 2000)[1].
+ Sức sinh sản:
Nhìn chung, cá Lăng chấm có sức sinh sản thấp, hệ số thành thục trung
bình 7,48, sức sinh sản tuyệt đối tăng theo tuổi cá từ 3-11 tuổi đạt 6.34254.575 hạt trứng, sức sinh sản tƣơng đối trung bình đạt 3.750 hạt trứng/kg
(Phạm Báu, 2000)[1].
+ Tập tính sinh sản:
Cá Lăng chấm sinh sản theo từng đợt khi xuất hiện mƣa lũ và nhiệt độ
nƣớc là 260C-280C. Cá thƣờng sinh sản trong các hang, hốc đá ở ven sông,
suối. Do các đợt mƣa lũ ở các nhánh sông suối trên hệ thống sông Hồng diễn
ra trong các thời gian rất khác nhau nên thời gian các đợt đẻ trứng của cá
Lăng chấm cũng khác nhau, nhƣng nhìn chung cá lớn đẻ vào tháng 6, cá nhỏ
đẻ muộn hơn, vào tháng 7, 8 (Phạm Báu, 2000)[1].
2.2.2. Nghiên cứu về sản xuất giống.

Trong 2 năm (1997 - 1998) Viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản I đã
tiến hành một số thử nghiệm sinh sản nhân tạo đối với cá Lăng chấm bố mẹ
thành thục trong điều kiện tự nhiên tại sông Lô, Gâm thuộc địa bàn tỉnh
Tuyên Quang và tại lòng hồ thuỷ điện Hoà Bình thuộc tỉnh Hoà Bình. Cá bố


16

mẹ thành thục đƣợc thu thập, chọn lọc từ các hộ thu mua cá trên lòng hồ hoặc
trên sông sau đó nhốt trong các lồng bằng gỗ hoặc bằng nhựa. Thử nghiệm sử
dụng một số loại kích dục tố LRHa, HCG, não thuỳ cá, Domperidon tiêm kích
thích cá bố mẹ sinh sản; thụ tinh cho trứng và ấp nở bằng phƣơng pháp nhân
tạo. Các thử nghiệm trên đã thu đƣợc kết quả tỷ lệ rụng trứng khá cao, tuy
nhiên tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở rất thấp thậm chí trứng ấp không nở. Tổng số
cá bột thu đƣợc của các đợt thí nghiệm là 30 con (Phạm Báu và cs, 2000)[1].
Năm 2000-2001, Đề án Lƣu giữ nguồn gen và giống thuỷ sản đã đƣa vào
hoạt động thuần hoá cá Lăng chấm trong điều kiện ao nuôi. Đề án đã thu thập
đƣợc 25 cá Lăng chấm bố mẹ và hậu bị có khối lƣợng 1,0-4,0 kg tại hồ Hoà
Bình thả nuôi trong ao nƣớc tĩnh có diện tích 500m2, độ sâu 0,7m - 0,8m. Kết
quả thuần hóa trong điều kiện nhân tạo cho thấy cá Lăng chấm có khả năng
sinh trƣởng và thành thục khá tốt, tƣơng đƣơng trong điều kiện tự nhiên. Đã
thử nghiệm một số loại kích dục tố nhƣ LRHa, HCG, não thuỳ cá,
Domperidon tiêm kích thích cá bố mẹ sinh sản nhân tạo và đã có 5 cá cái rụng
trứng nhƣng tỷ lệ thụ tinh rất thấp. Thử nghiệm ấp trứng trong chậu có sục khí
và trong khay ấp rô phi có dòng nƣớc chảy liên tục, phôi phát triển đến 56 giờ
nhƣng sau đó phôi đã chết (Nguyễn Đức Tuân, 2005)[7].
Trong 3 năm (từ 2002-2004), Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản I
đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu kỹ thuật sản xuất giống cá Lăng chấm trong
điều kiện nuôi”. Kết quả nghiên cứu cho thấy cá Lăng chấm thích nghi tƣơng
đối tốt với môi trƣờng nuôi ao, sinh truởng nhanh, tốc độ tăng trƣởng trung

bình đạt 58-142 g/tháng. Trong năm 2004, với việc áp dụng kỹ thuật nuôi vỗ
cá bố mẹ bằng thức ăn tƣơi sống và bơm nƣớc tạo dòng chảy, phun mƣa nhân
tạo trong ao đã thu đƣợc những kết quả khả quan. Tỷ lệ cá bố mẹ thành thục
và tỷ lệ cá đẻ đạt trên 90%, tỷ lệ thụ tinh trung bình đạt 76%, tỷ lệ nở trung
bình là 58%. Thí nghiệm ƣơng cá bột thu đƣợc tỷ lệ sống trên 70%, ƣơng cá


17

hƣơng thành cá giống đạt trên 80%. Đề tài đã sản xuất đƣợc trên 12 vạn cá
giống cỡ 4-6cm. (Nguyễn Đức Tuân và cs, 2004)[6].
* Khả năng thích ứng của cá lăng chấm.
- Nhiệt độ là yếu tố quyết định đến sự hoạt động, khả năng ăn mồi, tốc
độ sinh trƣởng và thời gian sinh sản của cá lăng chấm.
- Nhiệt độ thích hợp cho cá lăng chấm là từ đầu tháng 5 đến tháng 9 thời
tiết nóng ấm.
- Về mùa đông ở các tỉnh miền Bắc, cá lăng chấm ăn rất ít gần nhƣ
không ăn.
- Ngƣỡng nhiệt thích hợp cho cá lăng chấm phát triển tốt là từ 24-30°C.
- Tác động của pH đến đời sống cá lăng chấm có tính chất giãn tiếp, pH
ảnh hƣởng đến quá trình cân bằng hóa học và sinh học trong nƣớc nhƣ sự cần
bằng NH3, H2S trong ao nuôi. Cá lăng chấm thích sống ở môi trƣờng nƣớc
sạch, pH từ 7-8.
2.2.3. Cơ sở thực tiễn của đề tài
Trong điều kiện kinh tế hội nhập hiện nay, đòi hỏi mỗi ngành, mỗi lĩnh
vực, mỗi quốc gia không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động của mình, phát
huy lợi thế để tăng sức cạnh tranh trên thị trƣờng. Nƣớc ta là một nƣớc nông
nghiệp với hơn 70% dân số sống bằng nghề nông, vì vậy cần phải xác định
nông nghiệp là một thế mạnh cần đƣợc phát triển trong điều kiện hiện nay.
Trong đó có ngành nuôi trồng thủy sản đã và đang mang lại lợi ích kinh

tế lớn và là mặt hàng tiêu dùng và xuất khẩu có giá trị cao. Phát triển nghề
nuôi trồng thủy sản tạo ra công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho ngƣời
dân, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn theo hƣớng công nghiệp
hóa, hiện đại hóa.
Trong những năm trở lại đây, nghề nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam đã có
những bƣớc chuyển đáng kể, tạo ra thêm những ngành mới cho cơ cấu nền


18

nông nghiệp nƣớc ta, thúc đẩy kinh tế, không những xóa đói giảm nghèo cho
ngƣời nông dân mà nhiều ngƣời từ nông dân phát triển kinh tế trở thành triệu
phú, tỷ phú, góp phần không nhỏ vào thu nhập của nền kinh tế quốc dân.
Song nghề nuôi trồng thủy sản cho đến nay chỉ phát triển ở một số tỉnh phía
Bắc và phía Nam nhƣ: Hải Dƣơng, Bình Dƣơng, Vĩnh Long
Cá lăng chấm là1 loài cá có giá trị kinh tế (Giá bán từ 500.000 600.000đ/kg) tùy từng khối lƣợng mà giá bán cao hoặc thấp, thịt thơm ngon.
Thức ăn cho cá lăng chấm chủ yếu sử dụng thức ăn chủ yếu cá tạp có sẵn tại
địa phƣơng. Nếu phát triển nghề nuôi cá lăng chấm bền vững đây sẽ là đối
tƣợng giúp ngƣời nông dân xóa đói giảm nghèo [20].
2.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc
2.3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Trên thế giới cá Lăng chấm sống ở sông Tây Dƣơng, sông Nguyên (Vân
Nam Trung Quốc) là loài đặc hữu của vùng Hoa Nam. Cá Lăng chấm thuộc
Bộ cá Nheo Siluriformes, Họ cá Lăng Bagridae, Giống cá Lăng Mystus (cá
Lăng chấm đƣợc xếp vào giống Mystus). Từ năm 1997 đến năm 2000, Trại cá
giống đặc sản Long Phát, huyện Thuận Đức, tỉnh Quảng Đông đã cho sinh
sản thành công cá Lăng chấm ở quy mô thử nghiệm bƣớc đầu, tác giả Hứa
Chấn Bình cho rằng kỹ thuật cho cá Lăng chấm sinh sản là rất khó, yêu cầu
thao tác kỹ thuật rất cao, khâu quan trọng nhất là khâu nuôi vỗ thành thục
(Hứa Chấn Bình, 2011)[2].

Tác giả Dƣơng Gia Kiên thuộc Viện nghiên cứu Thuỷ sản tỉnh Quảng
Tây đã công bố tài liệu về kết quả thí nghiệm ƣơng cá bột cá Lăng chấm tại
các mật độ và bằng các loại thức ăn khác nhau trong năm 2002. Theo tài liệu
này, tỷ lệ sống qua các đợt ƣơng đạt trung bình 60,2%, đợt có tỷ lệ cao nhất
đạt 88,6%. Mật độ ƣơng cá từ cỡ 1,2-1,5 cm thành cỡ 3-5 cm theo khuyến cáo
của tác giả tốt nhất 178 con/m2.


×