Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Tình hình hội chứng bệnh hô hấp ở lợn nái sinh sản tại trại lợn lê văn tuấn, xã bình xuyên huyện bình giang tỉnh hải dương và biện pháp phòng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 66 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

VY THỊ KIỀU LOAN
Tên chuyên đề:
TÌNH HÌNH HỘI CHỨNG BỆNH ĐƢỜNG HÔ HẤP Ở LỢN NÁI
SINH SẢN TẠI TRẠI LỢN LÊ VĂN TUẤN, XÃ BÌNH XUYÊN,
HUYỆN BÌNH GIANG, TỈNH HẢI DƢƠNG
VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Chăn nuôi

Khoa

: Chăn nuôi thú y

Khóa học

: 2013 - 2017

Thái Nguyên, năm 2017



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

VY THỊ KIỀU LOAN
Tên chuyên đề:
TÌNH HÌNH HỘI CHỨNG BỆNH ĐƢỜNG HÔ HẤP Ở LỢN NÁI
SINH SẢN TẠI TRẠI LỢN LÊ VĂN TUẤN, XÃ BÌNH XUYÊN,
HUYỆN BÌNH GIANG, TỈNH HẢI DƢƠNG
VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Lớp
Khoa
Khóa học
Giảng viên hƣớng dẫn

: Chính quy
: Chăn nuôi
: K45 - CNTY (NO2)
: Chăn nuôi thú y
: 2013 - 2017
: PGS.TS Đặng Xuân Bình

Thái Nguyên, năm 2017


i


LỜI CẢM ƠN

Nhận được sự sắp xếp của Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên,
sau thời gian thực tập 6 tháng tại trại lợn nái của ông Lê Văn Tuấn, xã Bình
Xuyên, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương, em đã hoàn thành tốt quá trình
thực tập tại cơ sở. Ngoài việc nghiên cứu về đề tài em còn học hỏi được rất
nhiều kiến thức và kĩ năng về chuyên ngành.
Nhân dịp này em xin bày t ỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến:
Ban chủ nhiệm khoa Chăn Nuôi thú y Trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên, Ban lãnh đạo, cùng các kỹ thuật và công nhân tại trại ông Lê Văn
Tuấn. Cùng tập thể các thầy cô giáo trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
đã tạo mọi điều kiện cho em hoàn thành khóa luận này đúng thời hạn.
Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ rất nhiệt tình
của thầy giáo hướng dẫn: PGS.TS Đặng Xuân Bình đã giúp đỡ em trong quá
trình thực tập và hoàn thiện bài báo cáo này.
Ngoài ra em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp đã thường xuyên tạo mọi điều kiện giúp đỡ, động viên em trong suốt
thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận.
Cuối cùng em xin chúc các thầy cô giáo mạnh khỏe hạnh phúc, đạt nhiều
thành tích trong giảng dạy và nhiều thành công trong nghiên cứu khoa học.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên

Vy Thị Kiều Loan


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG


Trang
Bảng 2.1: Cơ cấu đàn lợn của trại từ năm 2014 - 2016 .................................. 10
Bảng 4.1. Lịch sử dụng vacxin trong trang trại .............................................. 38
Bảng 4.2. Kết quả công tác phục vụ sản xuất ................................................. 41
Bảng 4.3. Tình hình mắc bệnh viêm đường hô hấp ở lợn nái 3 năm gần đây
tại trại lợn Lê Văn Tuấn xã Bình Xuyên, Bình Giang, Hải Dương.41
Bảng 4.4. Tỷ lệ mắc bệnh đường hô hấp ở lợn nái theo cá thể ...................... 42
Bảng 4.5. Tỷ lệ mắc bệnh đường hô hấp ở lợn nái theo đàn .......................... 43
Bảng 4.6. Tỷ lệ mắc bệnh đường hô hấp ở lợn nái ở các tháng ..................... 44
Bảng 4.7. Kết quả theo dõi tỷ lệ lợn chết do mắc bệnh .................................. 46
Bảng 4.8. Kết quả kiểm tra một số triệu chứng lâm sàng ở lợn mắc bệnh
đường hô hấp ................................................................................... 47
Bảng 4.9. Phân biệt một số bệnh đường hô hấp ............................................. 48
Bảng 4.10. Kết quả điều trị bệnh hô hấp ở lợn nái theo các phác đồ điều trị
thực tế tại trại ................................................................................... 48


iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

cs

: Cộng sự

ĐVT

: Đơn vị tính


g

: Gam

kg

: Kilô gam

LMLM

: Lở mồm long móng

ml

: Mililít

NXB

: Nhà xuất bản

PGS

: Phó giáo sư

STT

: Số thứ tự

TNHH


: Trách nhiệm hữu hạn

TT

: Thể trọng


iv

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................. ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................... iii
MỤC LỤC ....................................................................................................... iv
Phần 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài ................................................................ 2
1.2.1. Mục tiêu ............................................................................................ 2
1.2.2. Yêu cầu của đề tài ............................................................................. 2
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 3
2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập ................................................................... 3
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................. 3
2.1.2. Điều kiện kinh tế ............................................................................... 4
2.1.3. Văn hóa xã hội .................................................................................. 4
2.1.4. Đánh giá chung ................................................................................. 4
2.2. Quá trình thành lập và phát triển của trại................................................ 5
2.2.1. Quá trình thành lập ........................................................................... 5
2.2.2. Cơ cấu tổ chức của trang trại ............................................................ 5
2.2.3. Cơ sở vật chất của trang trại ............................................................. 6

2.3. Đối tượng và các kết quả sản xuất của cơ sở .......................................... 9
2.3.1. Công tác chọn giống ......................................................................... 9
2.3.2. Tình hình chăn nuôi của trại ............................................................. 9
2.3.3. Đánh giá chung ............................................................................... 12
2.4. Tổng quan tài liệu và các kết quả nghiên cứu trong nước và ngoài nước 13
2.4.1. Vai trò chức năng của bộ máy hô hấp ............................................ 13
2.4.2. Hiểu biết về một số bệnh về đường hô hấp .................................... 14
2.4.3. Biện pháp phòng, trị bệnh chung cho hội chứng bệnh hô hấp ở lợn
................................................................................................................... 26
2.5. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ........................................... 28
2.5.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ................................................. 28


v

2.5.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ................................................... 29
Phần 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP TIẾN HÀNH31
3.1. Đối tượng .............................................................................................. 31
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................ 31
3.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 31
3.4. Phương pháp nghiên cứu, chỉ tiêu theo dõi .......................................... 31
3.4.1. Phương pháp nghiên cứu ................................................................ 31
3.4.2. Chỉ tiêu theo dõi .............................................................................. 34
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 35
4.1. Kết quả phục vụ sản xuất ...................................................................... 35
4.1.1. Công tác giống ................................................................................ 35
4.1.2. Công tác chăn nuôi ......................................................................... 35
4.1.3. Công tác thú y. ................................................................................ 37
4.1.4. Công tác khác.................................................................................. 40
4.2. Kết quả nghiên cứu ............................................................................... 41

4.2.1. Điều tra tình hình lợn có biểu hiện hội chứng bệnh đường hô hấp 41
4.2.2. Tỷ lệ mắc bệnh đường hô hấp ở lợn nái theo cá thể ....................... 42
4.2.3. Tỷ lệ mắc bệnh đường hô hấp ở lợn nái theo đàn .......................... 43
4.2.4. Tỷ lệ mắc bệnh đường hô hấp theo các tháng(từ tháng 6 đến tháng 10)
................................................................................................................... 44
4.2.5. Tình hình lợn chết do mắc bệnh đường hô hấp .............................. 45
4.2.6. Kiểm tra một số triệu chứng lâm sàng ở lợn mắc bệnh đường hô
hấp ............................................................................................................. 47
4.3. Đánh giá khả năng điều trị bệnh theo một số phác đồ điều trị tại trại .. 48
4.4. Biện pháp phòng bệnh hô hấp ở lợn nái sinh sản ................................. 49
4.5. Quy trình điều trị bệnh .......................................................................... 53
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................. 54
5.1. Kết luận ................................................................................................. 54
5.2. Đề nghị .................................................................................................. 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 56


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Việt Nam là một nước nông nghiệp, cuộc sống của nhân dân gắn liền với
chăn nuôi và trồng trọt. Trong sự nghiệp phát triển của kinh tế quốc dân,
ngành chăn nuôi vẫn giữ vị trí quan trọng, đặt biệt là chăn nuôi lợn. Đây là
nghề có truyền thống lâu đời và luôn được khuyến khích phát triển ở nước ta.
Những năm gần đây, việc áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào ngành
chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng ngày càng phát triển. Nhờ đó
mà đàn lợn ở nước ta ngày càng tăng nhanh về số lượng và chất lượng, cung
cấp thực phẩm nguồn gốc động vật có giá trị dinh dưỡng cao cho con người.

Ngoài ra, chăn nuôi lợn còn cung cấp một lượng lớn phân hữu cơ cho ngành
trồng trọt.
Hải Dương nói chung và huyện Bình Giang nói riêng có những điều
kiện thuận lợi để phát triển ngành chăn nuôi, có nhiều trang trại được đầu tư
quy mô lớn. Nhờ vào chăn nuôi lợn mà nhiều hộ gia đình trong huyện đã có
cuộc sống phát triển và vươn lên làm giàu bằng nghề chăn nuôi lợn đặc biệt là
chăn nuôi lợn nái sinh sản. Chăn nuôi lợn phát triển nhưng đồng thời cũng
làm gia tăng nguy cơ dịch bệnh cộng với thời tiết, khí hậu, đất đai không
thuận tiện nên dịch bệnh phát sinh nhiều và khó kiểm soát, đặc biệt là các
bệnh hô hấp lợn sẽ ngày càng tăng lên.
Có nhiều nguyên nhân gây ra các bệnh đường hô hấp như: vi khuẩn,
virus, ký sinh trùng... gây ảnh hưởng đến chức năng hô hấp ở lợn, nhất là lợn
nái sinh sản. Mặc dù tỷ lệ chết không cao nhưng các bệnh này lại làm giảm
khả năng sinh sản, chậm sinh trưởng và làm tiêu tốn thức ăn. Đòi hỏi ngành
thú y can thiệp để tìm ra các nguyên nhân, cơ chế, phương thức truyền bệnh
để có các phương án, biện pháp điều trị kịp thời chữa trị và đảm bảo ngành
chăn nuôi thú y ngày càng phát triển.


2

Để góp phần giúp người chăn nuôi phòng và trị bệnh hô hấp có hiệu
quả, em tiến hành nghiên cứu chuyên đề: “Tình hình hội chứng bệnh hô hấp
ở lợn nái sinh sản tại trại lợn Lê Văn Tuấn, xã Bình Xuyên huyện Bình
Giang tỉnh Hải Dương và biện pháp phòng trị”.
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu
- Tìm hiểu một số đặc điểm dịch tễ hội chứng bệnh đường hô hấp ở lợn
nái sinh sản.
- Lựa chọn phác đồ điều trị bệnh đường hô hấp ở lợn nái sinh sản.

- Xây dựng biện pháp phòng, trị bệnh, góp phần hạn chế thiệt hại do
bệnh đường hô hấp gây ra ở lợn nái sinh sản.
1.2.2. Yêu cầu của đề tài
- Nắm được tình hình hội chứng bệnh đường hô hấp ở lợn nái sinh sản
tại trại lợn Lê Văn Tuấn, xã Bình Xuyên huyện Bình Giang tỉnh Hải Dương.
- Lựa chọn phác đồ điều trị hiệu quả bệnh đường hô hấp ở lợn nái
sinh sản.
- Xây dựng biện pháp phòng, trị bệnh, góp phần hạn chế thiệt hại do
bệnh đường hô hấp gây ra ở lợn nái tại xã Bình Xuyên huyện Bình Giang tỉnh
Hải Dương.


3

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Xã Bình Xuyên nằm ở phía nam của huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.
Huyện Bình Giang nằm ở phía Tây của thành phố Hải Dương cách thành phố
Hải Dương 20 km.
Phía Bắc giáp huyện Cẩm Giàng.
Phía Nam giáp huyện Thanh Miện.
Phía Đông giáp huyện Gia Lộc.
Phía Tây giáp huyện Ân Thi và Mỹ Hào của tỉnh Hưng Yên.
2.1.1.2. Điều kiện địa hình đất đai
Địa hình bằng phẳng rộng lớn, xung quanh bao bọc bởi các con sông như
sông Kẻ Sặt, sông Đình Hào, sông Cửu An... thuận lợi cho phát triển ngành
nông nghiệp, công nghiệp, giao thương hàng hóa.

Diện tích đất tự nhiên của xã Bình Xuyên là 853,78 ha. Đất đai màu mỡ
thích hợp phát triển cây nông nghiệp và cây ăn quả.
2.1.1.3. Giao thông vận tải.
Bình xuyên là một trong các xã đi đầu trong phòng trào xây dựng nông
thôn mới, đường xá được bê tông hóa hoàn toàn. Thuận lợi cho phát triển
kinh tế, xã hội và giao lưu hàng hóa.
2.1.1.4. Điều kiện khí hậu.
Khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa đông ngắn, lạnh, ít mưa, mùa hè dài,
nóng, mưa nhiều. khí hậu tương đối thuận lợi cho phát triển ngành trồng trọt
và chăn nuôi.


4

2.1.2. Điều kiện kinh tế
Là vùng có nền kinh tế đang trên đà phát triển. Giai đoạn (2015-2016)
lĩnh vực phát triển kinh tế của xã đạt được những thành tựu đáng kể, giá trị
sản xuất một số ngành chủ yếu của xã tăng trưởng khá cao, nằm trong tốp
tăng cao của Huyện, tỉnh Hải Dương. Sản xuất nông nghiệp liên tục đạt đỉnh
cao về năng suất, sản lượng và bình quân lương thực đầu người, hoàn thành
toàn diện các mục tiêu phát triển kinh tế đặt ra. Tăng trưởng kinh tế đạt 11,72
%/năm, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, thủy sản tăng thêm 86,6%/năm;
Công nghiệp-xây dựng tăng thêm 53,8%/năm; Dịch vụ tăng thêm 99,6%/năm.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm dần tỉ trọng nông
nghiệp, tăng dần tỉ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.
Toàn xã hiện nay có 5 trang trại chăn nuôi hằng năm tạo việc làm cho
hơn 100 lao động có thu nhập ổn định. Nhiều công ty nhà máy mọc lên tạo
việc làm nâng cao thu nhập cho người dân.
2.1.3. Văn hóa xã hội
Có nhiều sự đổi mới và có tiến bộ khoa học trong các lĩnh vực như: Giáo

dục và đào tạo, công tác y tế, truyền thanh truyền hình, bưu chính viễn thông,
điện lưới quốc gia.
2.1.4. Đánh giá chung
2.1.4.1. Thuận lợi
Có nguồn nhân lực dồi dào. Đất đai rộng thuận lợi cho canh tác nông
nghiệp và chăn nuôi phát triển.
Kinh tế phát triển nhận được nhiều sự quan tâm của nhà nước đặc biệt
là ngành chăn nuôi.
Hàng hóa lưu thông giữa các tỉnh, giao thoa nền văn hóa giữa các dân
tộc. Thu hút vốn đầu tư lớn do có nguồn lao động dồi dào.


5

2.1.4.2. Khó khăn
Điều kiện khí hậu diễn biến thất thường khó khăn trong kiểm soát dịch
bệnh khi dịch bệnh xảy ra.
Chưa áp dụng khoa học kĩ thuật vào trong sản xuất và chăn nuôi nên
năng xuất chưa cao.
Trình độ kĩ thuật của người dân còn hạn chế.
2.2. Quá trình thành lập và phát triển của trại
2.2.1. Quá trình thành lập
Trang trại lợn ông Lê Văn Tuấn nằm trên địa phận thôn Dinh Như, xã
Bình Xuyên, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Trang trại là trại lợn gia
công của Công ty Chăn nuôi CP Việt Nam (Công ty TNHH Charoen
Pokphand Việt Nam). Hoạt động theo phương thức chủ trại xây dựng cơ sở
vật chất, thuê công nhân, công ty đưa tới giống lợn, thức ăn, thuốc thú y, cán
bộ kỹ thuật. Hiện nay, trang trại do ông Lê Văn Tuấn làm chủ trại, cán bộ kỹ
thuật của Công ty Chăn nuôi CP Việt Nam chịu trách nhiệm giám sát mọi
hoạt động của trang trại. Mỗi một khâu trong quy trình chăn nuôi, đều được

khoán đến từng công nhân nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm, thúc đẩy sự
phát triển của trang trại.
2.2.2. Cơ cấu tổ chức của trang trại
Cơ cấu tổ chức: gồm 3 nhóm
+ Nhóm quản lý: 01 chủ trại, 01 quản lý trại.
+ Nhóm cán bộ kỹ thuật: 1 kỹ sư, 2 kỹ thuật điện nước.
+ Nhóm nhân viên: 10 công nhân, 5 sinh viên thực tập.
Với đội ngũ công nhân trên, trại phân ra làm các tổ nhóm khác nhau
như tổ chuồng đẻ, tổ chuồng nái chửa, nhà bếp. Mỗi một khâu trong quy trình
chăn nuôi, đều được khoán đến từng công nhân, ngoài ra các tổ trưởng có
nhiệm vụ đôn đốc quản lý chung các thành viên trong tổ nhằm nâng cao tinh
thần trách nhiệm, thúc đẩy sự phát triển của trang trại.


6

2.2.3. Cơ sở vật chất của trang trại
Trang trại nằm trên khu vực thuộc thôn Dinh Như xung quanh là cánh
đồng lúa rộng lớn, đường giao thông được bê tông hóa thuận tiện cho việc đi
lại, vận chuyển. Trại lợn cách khu dân cư khoảng hơn 1km, với diện tích
khoảng 3 ha. Trong đó:
- Đất trồng cây ăn quả.
- Ao, hồ chứa nước và nuôi cá.
- Đất xây dựng hệ thống xử lí nước thải.
- Đất xây dựng khu nhà điều hành, khu nhà ở cho công nhân, bếp ăn, các
công trình phục vụ cho công nhân và các hoạt động khác của trại.
- Khu chăn nuôi xung quanh có hàng rào bao bọc và có cổng vào riêng.
Chuồng trại được quy hoạch bố trí xây dựng phù hợp với hướng chăn nuôi
công nghiệp, hệ thống chuồng nuôi lồng, nền sàn bê tông cho lợn nái, lợn
đực, sàn nhựa cho lợn con cùng với hệ thống vòi nước tự động và máng ăn.

Chuồng nuôi được xây dựng đảm bảo đủ cho hơn 600 nái cơ bản bao gồm: 3
chuồng đẻ (mỗi chuồng có 58 ô), 1 chuồng nái chửa (có 560 ô), 1 chuồng
cách ly, cùng một số công trình phụ phục vụ cho chăn nuôi như: nhà ăn của
công nhân, nhà tắm, kho thức ăn, phòng sát trùng, phòng pha tinh, kho thuốc,
kho để đồ dụng cụ, nhà phân...
Khu chuồng bầu gồm 4 dãy dành cho lợn mang thai và đây cũng là
chuồng có diện tích lớn nhất, cách sắp xếp lợn trong chuồng đối với những
lợn nái mang thai ở các giai đoạn khác nhau được xếp vào những dãy khác
nhau, lợn đực phục vụ việc lấy tinh phối giống được xếp ở dãy trong cùng gần
khu vực lấy tinh, lợn nái cai sữa về được đưa về nơi chờ phối trong chuồng
bầu nhằm thuận tiện cho việc kiểm tra và lên giống. Một góc chuồng bầu là
khu kiểm tra lợn động dục, khu phối, khu lấy tinh, cạnh khu lấy tinh có phòng
nhỏ để kiểm tra tinh được gọi là phòng tinh. Phòng tinh được trang bị khá đầy
đủ: kính hiển vi, tủ lạnh, nồi hấp dụng cụ, máy ép túi tinh, nhiệt kế,… Chuồng


7

được xây dựng đạt tiêu chuẩn của một chuồng kín với kết cấu tất cả sàn
chuồng đều được làm bằng bê tông, sàn cao hơn hẳn nền chuồng giúp công
việc vệ sinh, khử trùng được thuận tiện. Đầu chuồng bầu có hệ thống giàn
mát, cuối chuồng có hệ thống quạt thông gió với 8 quạt hoạt động nhằm tạo
sự thông thoáng cho chuồng, ngoài ra bên trong chuồng còn được trang bị đầy
đủ hệ thống vòi nước tự động, máng ăn cho từng ô lợn nái nhằm đảm bảo việc
chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái mang thai đạt hiệu quả nhất.
Khu chuồng đẻ gồm 3 chuồng gần kề nhau được sắp xếp thành chuồng
đẻ 1, chuồng đẻ 2, chuồng đẻ 3. Mỗi chuồng đẻ gồm 2 ngăn, mỗi ngăn gồm 2
dãy và có một công nhân phụ trách. Trong chuồng đẻ sàn chuồng lợn mẹ làm
bằng bê tông còn sàn chuồng dành cho lợn con làm bằng nhựa cứng. Mỗi một
ô chuồng đẻ đều có vòi nước tự động dành cho lợn mẹ và dành cho lợn con.

Phần chuồng cho lợn con khá rộng rãi, một góc để lồng úm, lồng úm được
làm bằng khung sắt và đan bao tải cám đã được ngâm sát trùng. Mỗi lồng úm
được trang bị một bóng đèn sưởi ấm, trong mỗi ô chuồng để một máng ăn nhỏ
cho lợn con tập ăn. Mỗi chuồng cũng có hệ thống giàn mát và 6 quạt thông
gió và nhiệt kế đo nhiệt độ chuồng. Tại khu chuồng đẻ mỗi lần xuất lợn con
và đuổi lợn mẹ về khu vực chờ phối thì chuồng được cọ rửa và phun vôi để
trống chuồng 1 tuần trước khi đuổi lợn bầu sắp đẻ lên.
Khu chuồng cách ly là khu chuồng nuôi lợn hậu bị mới nhập về để thay
thế đàn và lợn nái loại thải. Vị trí chuồng nằm gần chuồng bầu thuận tiện cho
việc vận chuyển lợn lên chuồng bầu khi đã đủ điều kiện phối giống. Khu
chuồng cách ly được xây dựng với bên trong là các ô nuôi lợn tập trung gồm 6
ô lớn được trang bị khá đầy đủ với hệ thống nước uống và máng ăn tự động
bên trong các ô, khu bên trên đầu chuồng là hệ thống giàn mát và khu cuối
chuồng là hệ thống quạt thông gió nhằm tạo sự thông thoáng cho chuồng nuôi.
Nhìn chung cơ sở vật chất của trại là khá hoàn chỉnh và đạt yêu cầu so
với một chuồng nuôi kín hiện nay tuy nhiên việc cho ăn trong các chuồng lại


8

hoàn toàn làm theo phương thức thủ công với mỗi chuồng đều có hệ thống
máng ăn, mỗi con có một máng ăn riêng và khi cho ăn thì công nhân phụ
trách chuồng phải đổ cám vào từng máng ăn đó lật cho nái ăn theo khung giờ
quy định hằng ngày.
Nguồn nước sử dụng cho chăn nuôi tại trại được lọc qua bể lọc và dẫn
trực tiếp đến từng ô chuồng bằng vòi uống tự động, trước khi được đưa đến
các vòi tự động nước được xử lý qua chlorin. Trang trại lợn nái Tuấn Hà là
một trại quy mô công nghiệp nên hàng ngày sử dụng một khối lượng nước rất
lớn để phục vụ chăn nuôi, vệ sinh chuồng trại, đặc biệt về mùa nóng cần một
lượng nước rất lớn để vận hành hoạt động của giàn mát. Nước dùng cho chăn

nuôi được bơm từ lòng đất qua hệ thống bể lọc, đưa lên các bồn chứa nước ở
độ cao, áp lực đủ mạnh tới các vòi nước tự động ở từng ô chuồng. Bên cạnh
đó, hệ thống bạt che, giàn mát, quạt thông gió được trang bị rất đầy đủ.
Nguồn nước thải được thải ra các ao quanh trại, phân trong các khu chuồng
thì được công nhân hót vào bao cuối mỗi buổi sáng và chiều trong ngày đổ ra
đống chung để bán và một phần là để vun trồng vào các gốc cây. Trước cửa
vào mỗi chuồng đều có một chậu nước sát trùng để nhúng ủng của công nhân
trước khi đi vào chuồng làm việc.
Thức ăn: nguồn thức ăn của trại được cung cấp từ công ty Chaoroen
Phokphand (CP) Việt Nam. Các loại cám được sử dụng tại trại gồm có: 550
S.F, 566 S.F, 567 S.F, tùy vào đối tượng mà sẽ cho ăn từng loại cám riêng và
khối lượng cám riêng.Lợn nái gồm 2 chu kì mang thai,lợn nái mang thai chu
kì 1 được tính từ ngày 1 đến ngày 84 ăn với lượng 2-2,5 kg/con/ngày tùy thể
trạng từng con. Lợn mang thai từ ngày 85 đến khi đẻ ăn 3kg - 3,5 kg/con/ngày
gọi là lợn mang thai chu kỳ 2. Lợn hậu bị thì cho ăn 1,5-2 kg/con/ngày. Với
lợn mang thai trên 12 tuần là hậu bị ăn 1,8 - 2,0 kg/con/ngày, lợn nái lứa 1 ăn
2,5 - 3 kg/con/ngày, lợn nái từ lứa 2 trở đi ăn 3,0 - 3,5 kg/con/ngày. Các loại
cám được phân bố cho ăn theo thời gian mang thai của lợn, với lợn bắt đầu


9

mang thai đến 2 tuần trước khi đẻ ăn cám 566S.F, lợn trước đẻ 2 tuần và trong
thời gian đẻ là cám 567 S.F. Thời gian đẻ lợn được ăn ngày 2 bữa là bữa sáng
và bữa chiều với lượng cám được quy định riêng. Lợn trước đẻ 1 ngày, ngay
đẻ và sau đẻ 1 ngày ăn 1kg/con/ngày. Lợn đẻ sau 2 ngày ăn 2kg/con/ngày.
Lợn đẻ 3 được 3 ngày ăn 3kg/con/ngày. Lợn đẻ sau 4 ngày ăn 4kg/con/ngày.
Lợn đẻ từ 5 ngày trở đi ăn 5kg/con/ngày.
Ngay tại cổng vào khu chăn nuôi trại có xây dựng 3 phòng tắm sát trùng
cho công nhân trước khi ra, vào chuồng chăm sóc lợn, 1 kho thuốc, 1 kho

cám, 1 phòng ăn và phòng nghỉ trưa cho công nhân..
Một số thiết bị khác cũng được trang bị đầy đủ: Tủ lạnh bảo quản
vaccine, tủ thuốc để bảo quản và dự trữ thuốc cho trại, xe chở cám từ nhà kho
xuống chuồng, máy nén khí phun sát trùng di động khu vực trong và ngoài
chuồng nuôi.
2.3. Đối tƣợng và các kết quả sản xuất của cơ sở
2.3.1. Công tác chọn giống
Công tác cho ̣n giố ng đươ ̣c công ty chú tro ̣ng , Lợn nái lai có nguồn gốc
giống là Yorkshire lai Landrace, giống lợn đực là Duroc thuần và PiDu
(Pietrain lai Duroc) ưu điểm của giống này là đẻ sai con , nuôi con khéo , tuổ i
sử du ̣ng kéo dài , khả năng tiết sữa tốt , chịu đựng tốt trong đi ều kiê ̣n khí hâ ̣u .
Lợn nái sinh sản được nuôi từ tháng tuổi thứ 8 và được sử dụng với mục đích
sinh sản đến hết lứa sinh sản thứ 9, thứ 10 hoặc hơn thì loại thải tùy theo thể
trạng từng con.. Mỗi con lơ ̣n nái có thể đẻ từ 2,2 đến 2,5 lứa/năm, mỗi lứa đa ̣t
từ 10 - 12 con lơ ̣n. Lơ ̣n con 21 đến 23 ngày thì cai sữa tách đàn lợn con ra
khỏi chuồng nái.
2.3.2. Tình hình chăn nuôi của trại
Từ khi được thành lập đến nay, trại hoạt động khá ổn định, cơ cấu đàn
lợn luôn được duy trì với số lượng lớn với mô đầu nái là trên 600 con. Trang
Trại lợn Tuấn Hà là trại gia công cho công ty cổ phần Charoen Phokphand


10

(CP) Việt Nam, trại thành lập là có sự hợp tác giữa nhà đầu tư với nhà kỹ
thuật. Nhà đầu tư sẽ thuê đất, xây dựng chuồng trại, thuê người quản lý trại và
thuê công nhân. Bên phía công ty CP sẽ đưa lợn đến, cung cấp cám, thuốc
men, thuê kỹ sư và có nhiệm vụ tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi. Hàng tháng kỹ
sư trại sẽ xem xét loại bỏ những lợn nái sinh sản kém từ các lứa trước, lợn có
vấn đề và thay thế đàn bằng những lợn nái hậu bị được đưa từ chuồng cách ly

lên. Cơ cấu đàn lợn ngày càng tăng thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.1: Cơ cấu đàn lợn của trại từ năm 2014 - 2016
Năm

Số nái
sinh sản
(con)

Số lợn
nái hậu bị
(con)

Số
lợn đực
(con)

2014

580

75

10

1100

1765

2015


610

60

10

1150

1830

2016

600

80

11

1180

1871

Số lợn con
Tổng (con)
(con)

(Nguồn: BIGPRO CPV)
Qua bảng 2.1 cho thấy tổng số lợn nuôi ở trại qua 3 năm 2014, 2015,
2016 có xu hướng tăng lên. Năm 2014 là 1765 con, năm 2015 là 1830 con,
năm 2016 là 1871 con.

Trong đó số lợn nái sinh sản năm 2015 tăng lên 30 con so với năm 2014,
năm 2016 giảm 10 con so với năm 1015 do quá trình loại thải những lợn nái
già sinh sản kém, bị bệnh. Số lợn nái hậu bị năm 2015 lại giảm so với năm
2014 trong khi năm 2016 lại tăng lên 80 con. Số lợn con tăng đều qua các
năm và giữ ở mức ổn định. Lợn con sau 21 ngày được xuất đến các trại.
* Công tác chăn nuôi:
Nhiệm vụ chính của trang trại là sản xuất con giống và chuyển giao tiến
bộ khoa học kỹ thuật.


11

Hiện nay, trung bình lợn nái của trại sản xuất được 2,45 - 2,47 lứa/năm.
Số con sơ sinh là 11,23 con/đàn, số con cai sữa: 10,7 con/đàn. Trại hoạt động
vào mức khá theo đánh giá của Công ty Chăn nuôi CP Việt Nam.
Tại trại, lợn con theo mẹ được nuôi đến 21 ngày tuổi, chậm nhất là 26
ngày thì tiến hành cai sữa và chuyển sang các trại chăn nuôi lợn giống của
công ty.
Trong trại có 10 con lợn đực giống được chuyển về cùng một đợt, các
lợn đực giống này được nuôi nhằm mục đích kích thích động dục cho lợn nái
và khai thác tinh để thụ tinh nhân tạo. Tinh lợn được khai thác từ 2 giống lợn
Pietrain và Duroc. Lợn nái được phối 3 lần và được luân chuyển giống cũng
như con đực.
Thức ăn cho lợn nái là thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh có chất lượng cao,
được Công ty Chăn nuôi CP Việt Nam cấp cho từng đối tượng lợn của trại.
* Công tác vệ sinh:
Hệ thống chuồng trại luôn đảm bảo thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa
đông. Hàng ngày luôn có công nhân quét dọn vệ sinh chuồng trại, thu gom
phân, nước tiểu, khơi thông cống rãnh, đường đi trong trại được quét dọn, phun
thuốc sát trùng, hành lang đi lại được quét dọn và rắc vôi theo quy định.

Công nhân, kỹ sư, khách tham quan trước khi vào khu chăn nuôi đều
phải sát trùng tắm rửa sạch sẽ, thay quần áo bảo hộ lao động.
* Công tác phòng bệnh:
Trong khu vực chăn nuôi hạn chế đi lại giữa các chuồng, hành lang giữa
các chuồng và bên ngoài chuồng đều được rắc vôi bột, các phương tiện ra vào
trại được sát trùng một cách nghiêm ngặt ngay tại cổng vào. Quy trình phòng
bệnh bằng vaccine luôn được trang trại thực hiện nghiêm túc, đầy đủ và đúng
kỹ thuật. Đối với từng loại lợn có quy trình tiêm phòng riêng, từ lợn nái, lợn
hậu bị, lợn đực, lợn con. Lợn được tiêm vaccine ở trạng thái khỏe mạnh, được


12

chăm sóc nuôi dưỡng tốt, không mắc các bệnh truyền nhiễm và các bệnh mãn
tính khác để tạo được trạng thái miễn dịch tốt nhất cho đàn lợn. Tỷ lệ tiêm
phòng vaccine cho đàn lợn luôn đạt 100%.
* Công tác trị bệnh:
Cán bộ kỹ thuật của trang trại có nhiệm vụ theo dõi, kiểm tra đàn lợn
thường xuyên, các bệnh xảy ra ở lợn nuôi tại trang trại luôn được kỹ thuật
viên phát hiện sớm, cách ly, điều trị ở ngay giai đoạn đầu, nên điều trị đạt
hiệu quả từ 80 - 90% trong một thời gian ngắn. Vì vậy, không gây thiệt hại
lớn về số lượng đàn gia súc.
2.3.3. Đánh giá chung
2.3.3.1. Thuận lợi
Được sự quan tâm tạo điều kiện và có các chính sách hỗ trợ đúng đắn
của các cấp, các ngành có liên quan như UBND xã Bình Xuyên, Trạm thú y
huyện Bình Giang tạo điều kiện cho sự phát triển của trại.
Trang trại được xây dựng ở vị trí thuận lợi: xa khu dân cư, giao thông
thuận tiện cho việc đi lại, vận chuyển.
Chủ trại có năng lực, năng động, nắm bắt được tình hình xã hội, luôn

quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ kỹ thuật và công nhân.
Cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên môn vững vàng, công nhân nhiệt tình
và có tinh thần trách nhiệm cao trong sản xuất.
Chuồng trại được trang thiết bị hiện đại, điện lưới và hệ thống nước sạch
luôn cung cấp đầy đủ cho sinh hoạt và chăn nuôi.
Con giống tốt, thức ăn, thuốc chất lượng cao, quy trình chăn nuôi khép
kín và khoa học của Công ty cổ phần chăn nuôi CP - Việt Nam đã mang lại
hiệu quả chăn nuôi cao cho trang trại.


13

2.3.3.2. Khó khăn
Điều kiện thời tiết trong những năm gần đây diễn biến khá phức tạp kèm
theo dịch bệnh xảy ra khó kiểm soát gây khó khăn cho chăn nuôi. Do đó đòi
hỏi công tác phòng chống dịch bệnh và nâng cao sức đề kháng cho đàn lợn
cần phải được đẩy mạnh.
Đội ngũ công nhân trong trại còn thiếu, do đó ảnh hưởng đến tiến độ
công việc.
Trang thiết bị vật tư, hệ thống chăn nuôi còn thiếu chưa đáp ứng được
nhu cầu sản xuất.
Ngoài ra, quy mô chăn nuôi lớn nên lượng chất thải nhiều, việc đầu tư
cho công tác xử lý nước thải của trại còn nhiều khó khăn.
2.4. Tổng quan tài liệu và các kết quả nghiên cứu trong nước và ngoài nước
2.4.1. Vai trò chức năng của bộ máy hô hấp
Hô hấp là quá trình trao đổi khí liên tục giữa cơ thể và môi trường xung
quanh, gồm sự tiếp thu, vận chuyển và thải các chất khí. Một trong những yếu
tố quyết định sự sống đối với tất cả các loại động vật là có đủ lượng oxy. Để
có được lượng oxy thiết yếu và thải được lượng cacbonic ra khỏi cơ thể thì cơ
thể phải thực hiện động tác hô hấp.

Hô hấp của cơ thể lợn được chia thành 3 quá trình:
- Hô hấp ngoài: Là quá trình trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường
được thực hiện ở phổi thông qua các phế nang.
- Hô hấp trong: Là quá trình sử dụng oxy của mô bào.
- Quá trình vận chuyển cacbonic, oxy từ phổi đến mô bào và ngược lại
động tác hô hấp được điều khiển bằng cơ chế thần kinh.
Khi vào đường hô hấp, không khí được hâm nóng, làm ẩm và lọc sạch
bụi, vi sinh vật nhờ hệ thống mạch quản ở niêm mạc mũi, các lông mũi rồi
mới đi vào phế quản. Niêm mạc đường hô hấp có lông rung. Cơ quan thụ cảm


14

trên niêm mạc đường hô hấp rất nhạy cảm với các thành phần lạ có trong
không khí. Khi có vật lạ cơ thể có phản xạ ho, hắt hơi nhằm đẩy vật lạ ra
ngoài, không cho xâm nhập sâu vào trong đường hô hấp. Nguyên nhân làm
rối loạn hoạt động hô hấp chủ yếu là do vi sinh vật, các yếu tố ngoại cảnh
khác như: nhiệt độ, ẩm độ, các chất khí độc trong chuồng nuôi, thức ăn và kế
phát từ một số bệnh.
2.4.2. Hiểu biết về một số bệnh về đường hô hấp
 Bệnh viêm phổi - màng phổi
Theo Nguyễn Bá Hiên và Huỳnh Thị Mỹ Lệ (2012)[3] bệnh viêm phổi màng phổi ở lợn là bệnh đường hô hấp lây lan mạnh, bệnh thường gây chết
lợn. Đặc trưng của bệnh là ho, khó thở, thở thể bụng, tần số hô hấp tăng cao.
Lợn chết với bệnh tích phổi bị gan hoá và viêm dính thành ngực.
+ Nguyên nhân gây bệnh
Do vi khuẩn Actinobacillus pleuropneumoniae gây ra.
+ Loài mắc bệnh
Bệnh xảy ra ở lợn mọi lứa tuổi, nhưng thường nhiễm ở lợn từ 2-6 tháng
tuổi; đôi khi gây xuất huyết trên lợn nái và hậu bị.
+ Phương thức truyền lây

Theo Cù Hữu Phú và cs (2002)[8] bệnh lây chủ yếu qua tiếp xúc trực
tiếp giữa lợn bệnh và lợn khỏe. Bệnh còn lây lan qua đường không khí, lây từ
nái sang con. Bệnh lây lan giữa các lợn thịt, xảy ra do tác động của các yếu tố
stress như mật độ chuồng nuôi cao, môi trường không thông thoáng, thời tiết
khí hậu thay đổi, vận chuyển hoặc xáo trộn đàn.
+ Chất chứa mầm bệnh
Vi khuẩn có trong các tổ chức của phổi, cư trú tại các hạch amidan.
+ Cơ chế sinh bệnh
Vi khuẩn này có khả năng giải phóng ra Enzym protease có khả năng
phân hủy hemoglobin, sắc tố vận chuyển oxy trong máu. Các protein có


15

khả năng gắn với sắt có trong vi khuẩn này cho phép chúng lấy đi sắt trong
vật chủ. Chúng có khả năng sinh ra ngoại độc tố và nội độc tố. Ngoài ra,
bản thân vi khuẩn cũng có bao bọc bởi một lớp giáp mô có tác dụng bảo vệ
vi khuẩn bởi các tế bào bảo hộ của vật chủ (Nguyễn Bá Hiên và Huỳnh Thị
Mỹ Lệ, 2012) [3].
+ Triệu chứng
Vi khuẩn gây bệnh ở lợn với 3 thể chủ yếu: Thể quá cấp, thể cấp tính và
thể mãn tính (Taylor.D.J, 2005) [18].
Thể quá cấp
Lợn mệt mỏi, ủ rũ, bỏ ăn, tách riêng khỏi đàn, sốt cao (41,50C), tần số hô
hấp tăng, thở khó, mạch đập tăng và trụy tim mạch. Lợn bệnh có bọt máu lẫn
trong dịch mũi, nước dãi ở giai đoạn cuối của bệnh. Bệnh tiến triển rất nhanh,
lợn bệnh chết sau 24 giờ sau khi có dấu hiệu bệnh. Trước khi chết có dấu hiệu
tai, mũi, da ở vùng mỏng như da đùi, da bụng tím xanh thành từng mảng. Một
số trường hợp lợn có thể chết mà không có biểu hiện triệu chứng lâm sàng.
Thể cấp tính

Triệu chứng tương tự như thể quá cấp tính nhưng tiến triển chậm hơn.
Lợn sốt cao trên 410C, ho, khó thở, thở thể bụng, bụng hóp lại, lợn ỉa chảy
nôn mửa, mắt có dử đôi khi nhầm với dịch tả.
Đa số lợn chết, lợn chết trong vòng 1 - 4 ngày. Lợn sống sót có thể phục
hồi hoàn toàn hoặc có thể phát triển thành thể mãn tính.
Thể mãn tính
Xuất hiện sau khi dấu hiệu cấp tính mất đi. Lợn sốt nhẹ (40,5 - 410C),
hay nằm, lúc ăn lúc bỏ ăn, ho kéo dài, thở thể bụng, da nhợt nhạt, lông xù, gầy
còm, tăng trọng kém, mắt có dử, dịch mũi đặc và đục.
+ Bệnh tích
Bệnh tích đại thể


16

Bệnh tích đại thể chủ yếu tập chung ở đường hô hấp.Phổi thường bị viêm
có tính chất đối xứng, gồm thùy tim, thùy đỉnh và một phần thùy hoành. Bệnh
tích phổi bị viêm thường tập chung thành từng đám và có danh giới rõ ràng. Thể
cấp tính bệnh tích đặc trưng là viêm màng phổi có fibrin, xoang bao tim chứa
đầy dịch lẫn máu (Nguyễn Bá Hiên và Huỳnh Thị Mỹ Lệ, 2012)[3].
Bệnh tích vi thể
Trong giai đoạn đầu của bệnh, biến đổi bệnh tích vi thể chủ yếu là hiện
tượng hoại tử, xuất huyết và thâm nhiễm tế bào đa nhân trung tính, đại thực
bào và tiểu huyết cầu. Ngoài ra còn thấy hiện tượng nghẽn mạch, phù thũng
lan tràn và dịch thủy thũng có nhiều fibrin. Các vùng phổi viêm dần dần bị
hoại tử, đặc trưng là viêm màng phổi có fibrin (Nguyễn Bá Hiên và Huỳnh
Thị Mỹ Lệ, 2012)[3].
+ Phòng và điều trị bệnh
Phòng bệnh
Công tác hộ lý và chăm sóc nuôi dưỡng tốt

Tiêm phòng đầy đủ vacxin phòng bệnh
Kết hợp vệ sinh chuồng trại và hạn chế các tác nhân gây stress: Mật độ
chuồng nuôi, tiếng ồn.
Điều trị bệnh
Theo Phạm Sỹ Lăng và cs (2002)[2] dùng một số loại kháng sinh như:
Amoxcillin, Neomycin, Penicillin
Dùng kháng sinh có thể kết hợp với:
Bromhexincos tác dụng long đờm, cắt cơn ho, giãn phế quản.
Bcomplex, vitamin C để tăng cường sức đề kháng.
 Bệnh tụ huyết trùng
Theo Nguyễn Như Thanh và cs (2011) [12] bệnh xuất hiện rộng khắp
trên thế giới nhưng bệnh hay xảy ra và gây thiệt hại nặng, ở các nước có khí


17

hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới như Ấn Độ, Pakistan, Iran, Thái Lan, Lào, Việt
Nam. Vi khuẩn thường cư trú ở đường hô hấp của lợn do vậy thường rất khó
tiêu diệt.
- Nguyên nhân gây bệnh
Do vi khuẩn Pasteurella multocida gây ra, có dạng cầu trực khuẩn, vi
khuẩn bắt màu Gram âm. Vi khuẩn có 5 serotyp giáp mô là A, B, D, E, F.
Trong đó, typ A, B và D thường gặp ở lợn. Hầu hết chủng phân lập từ phổi
lợn bị viêm thuộc typ A và một số typ D (Nguyễn Bá Hiên và Huỳnh Thị Mỹ
Lệ, 2012) [3].
- Loài mắc bệnh
Chủ yếu là lợn nuôi, lợn rừng, lợn đang trong giai đoạn sinh sản (mang
thai, nuôi con).
- Phương thức truyền lây
Theo Lê Văn Tạo (2007)[11] bệnh lây qua không khí và đường tiêu hóa

là chủ yếu: Vi khuẩn có sẵn trong hạch amidan của lợn, khi điều kiện môi
trường xung quanh thay đổi như thời tiết nóng lạnh bất thường, chuồng trại
chật hẹp, nhất là có ảnh hưởng nghiêm trọng tới gia súc đang mang thai và
sau khi sinh, đối cơ thể con vật dễ làm giảm sức đề kháng, con vật không
chống chịu được với dịch bệnh.
Bệnh lây qua đường truyền ngang hoặc đường truyền dọc. Tức lây từ mẹ
sang con hoặc trong một đàn. Ngoài ra, chuột và các loài gặp nhấm là nguồn
lây lan bệnh.
Bệnh thường kết hợp thêm các bệnh trên đường hô hấp khác như viêm
phổi, viêm teo mũi truyền nhiễm.
- Chất chứa mầm bệnh
Chủ yếu là ở phổi, có ở hạch amidan và bao tim.
- Cơ chế sinh bệnh


18

Lợn khỏe thường không mắc bệnh, bệnh thường kế phát sau một số tác
nhân gây bệnh khác. Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể lợn gây chứng tụ huyết,
xuất huyết ở những vùng đặc biệt trên cơ thể (bụng, lưng) và sau cùng là xâm
nhập vào máu gây bại huyết toàn thân (Nguyễn Bá Hiên và Huỳnh Thị Mỹ
Lệ, 2012) [3].
- Triệu chứng
Theo Nguyễn Bá Hiên và Huỳnh Thị Mỹ Lệ (2012) [3] triệu chứng
bệnh gồm:
Thể quá cấp tính
Thể này phát ra ở thời kỳ đầu ổ dịch, bệnh ít xảy ra, thời gian ngắn vài
giờ, lợn bị phát bệnh lăn ra chết. Trước khi chết thấy lợn khỏe mạnh, bỏ ăn,
sốt cao 420C. Sau vài giờ lợn khó thở, sau một hồi heo bị kích thích thần kinh
chạy lung tung, kêu la rồi lăn ra chết.

Thể cấp tính
Lợn mắc bệnh phổ biến ở thể này có biểu hiện ủ rũ, ăn ít hoặc bỏ ăn, ít
vận động. Lúc đầu thở nhanh không đều sau khó thở, ho khan, ho từng tiếng,
sau ho liên tục. Da ở tai, đùi, dưới da bụng nổi lên từng đám có màu đỏ, vài
hôm sau chuyển sang màu tím.
Thể mãn tính
Con vật thở khó, thở nhanh, khò khè, ho từng hồi, ho liên miên kéo dài.
Có hiện tượng viêm khớp, sưng khớp, sưng đầu gối, lợn đi khập khiễng.
Ở thể nặng, miệng xuất hiện màng giả trắng đục có mùi hôi. Sau 5 đến 6
tuần lợn chết do suy nhược cơ thể.
- Bệnh tích
Phổi chắc và có bọt khí bên trong khí quản, có đường ranh giới rõ ràng
giữa vùng phổi bị viêm và phổi bình thường, phổi bị viêm chuyển từ màu đỏ
sang màu xanh xám phụ thuộc vào tiến triển của bệnh.


×