Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

Một số biện pháp đảm bảo vệ sinh an toan thực phẩm tại trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 47 trang )

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
TRƯỜNG TRUNG CÂP DU LỊCH – CÔNG NGHỆ SỐ 9
KHOA KINH TẾ - DU LỊCH

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Đề tài: " MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO VỆ SINH AN TOÀN
THỰC PHẨM TRONG TRƯỜNG MẦM NON CÓ TỔ CHỨC
BÁN TRÚ "
Chuyên ngành: KỸ THUẬT CHẾ BIẾN MÓN ĂN

Giáo viên hướng dẫn:
Học viên thực hiện:
Lớp:
Niên khóa:

1


LỜI CẢM ƠN
Mái trường là nơi ươm mầm những tri thức, thầy cô là cầu nối giữa học
sinh và nghề nghiệp, trường là nơi gieo mầm tri thức, chấp cánh tương lai cho
mỗi học sinh.
Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Trung cấp
Du lịch – Công nghệ số 9, cùng các thầy, cô giáo trong Khoa Kinh tế- du lịch đã
giúp đỡ em trong suốt quá trình học và thực tập.
Em xin gửi lời cảm ơn tới thầy giáo Hoàng Quang Hiệu đã giúp đỡ, chỉ bảo
và hướng dẫn tận tình để em hoàn thành báo cáo này.
Em xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới Ban giám hiệu Trường Mầm non
Liên Trạch và các chị em trong tổ cô nuôi đã tạo điều kiện thuận lợi giúp em
hoàn thành thời gian thực tập này.
Do thời gian tiếp xúc với thực tế còn ngắn và năng lực có hạn nên bài báo


cáo còn có nhiều sai sót rất mong được sự đóng góp và giúp đỡ của các thầy, cô
giáo để bài báo cáo tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa em xin kính chúc toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên Trường
Trung cấp Du lịch – Công nghệ số 9 và toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên
Trường Mầm non Liên Trạch sức khỏe, hạnh phúc và thành công trong cuộc
sống.
Em xin chân thành cảm ơn./.
Học sinh
Trần Thị Huyền

2
i


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài...........................................................................................1
1.1. Lý do khách quan..........................................................................................1
1.2 Lý do chủ quan...............................................................................................2
2. Mục đích tìm hiểu đề tài.................................................................................2
3. Phương pháp nghiên cứu................................................................................2
4. Phạm vi nghiên cứu.........................................................................................2
CHƯƠNG I..........................................................................................................3
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VSATTP TRONG TRƯỜNG MẦM NON.................3
1.1. Một số khái niệm về vấn đề VSATTP.........................................................3
1.1.1. Khái niệm thực phẩm.................................................................................3
1.1.2.

Khái niệm vệ sinh thực phẩm.................................................................3


1.1.3. Khái niệm an toàn thực phẩm...................................................................3
1.1.4. Khái niệm ngộ độc thực phẩm...................................................................4
1.1.5. Khái niệm bếp ăn tập thể............................................................................4
1.1.6. Định nghĩa vệ sinh an toàn thực phẩm.....................................................4
1.2. Vai trò của VSATTP trong trường Mầm non............................................4
1.3. Một số tác nhân gây ô nhiễm thực phẩm...................................................5
1.3.1. Tác nhân sinh học......................................................................................5
1.3.2 Tác nhân hóa học........................................................................................6
1.3.3 Tác nhân vật lý............................................................................................7
1.3.4. Một số lý do thông thường.........................................................................7
1.4. Các yêu cầu điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đối với bếp ăn tập thể.
...............................................................................................................................7
1.5. Những nguyên tắc ảnh hưởng đến VSATTP..............................................8
1.5.1. Do quá trình chăn nuôi, giao trồng, sản xuất thực phẩm, lương thực.. .8
1.5.2. Do quá trình chế biến không đúng............................................................9
1.5.3. Do quá trình sử dụng và bảo quản không đúng.......................................9
1.6. Mười nguyên tắc VSATTP của tổ chức y tế thế giới (WHO)...................9
ii 3


CHƯƠNG II.......................................................................................................11
THỰC TRẠNG VSATTP TRƯỜNG MẦM NON LIÊN TRẠCH..............11
2.1. Giới thiệu chung về trường Mầm non Liên Trạch..................................11
2.1.1. Giới thiệu khái quát về trường Mầm non Liên Trạch............................11
2.1.2. Chức năng nhiệm vụ của trường.............................................................12
2.1.3. Cơ cấu tổ chức trường Mầm non Liên Trạch.........................................13
2.1.4. Một số kết quả đạt được:..........................................................................16
2.1.5. Hoạt động của bộ phận bếp trong nhà trường........................................17
2.1.5.1. Bộ máy tổ chức bộ phận nhà bếp.........................................................17

2.1.6 Chức năng nhiệm vụ của bộ phận nhà bếp............................................19
2.1.7 Tổ chức sản xuất và bố trí phân công lao động.....................................19
2.1.8. Thực trạng của bộ phận nhà bếp...........................................................20
2.2 Thực trạng về VSATTP trong nhà trường................................................21
2.2.1. Thuận lợi và một số kết quả đạt được.....................................................21
2.2.2. Khó khăn và một số tồn tại.....................................................................22
2.2.3. Một số món ăn tại trường Mầm non Liên Trạch..................................23
2.2.4: Kế hoạch xây dựng thực đơn tại trường Mầm non Liên Trạch.........31
CHƯƠNG III.....................................................................................................33
MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO VSATTP TRONG TRƯỜNG................33
MẦM NON LIÊN TRẠCH..............................................................................33
3.1. Định hướng, mục tiêu của trường Mầm non Liên Trạch.......................33
3.2. Giải pháp.....................................................................................................33
3.2.1. Giải pháp cơ bản......................................................................................33
3.2.2. Các giải pháp cụ thể................................................................................34
3.3. Kiến nghị đề xuất........................................................................................38
KẾT LUẬN........................................................................................................39
PHỤ LỤC...........................................................................................................43
MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRANG THIẾT BỊ PHỤC VỤ TRONG TRƯỜNG 43
NHẰM ĐẢM BẢO VSATTP............................................................................43
iii4


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Lý do khách quan.
Ngày nay cùng với sự phát triển chung của xã hội, mỗi gia đình đều có
cuộc sống đầy đủ, sung túc hơn, trình độ dân trí ngày cũng được nâng cao.
Chính vì vậy việc chăm sóc giáo dục trẻ cũng được gia đình và toàn xã hội đặc
biệt quan tâm.Vậy quan tâm như thế nào là đúng mực để cơ thể khỏe mạnh, học

tốt phát triển cân đối thì trước tiên ta phải có một chế độ ăn uống hợp lý, khoa
học nhằm giúp trẻ ăn uống ngon miệng nhưng luôn phải đảm bảo vệ sinh an
toàn thực phẩm. Thực hiện tốt các biện pháp chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh an
toàn thực phẩm là giúp trẻ có một cuộc sống tự tin và lành mạnh. Chuẩn bị cho
trẻ có một cuộc sống học tập lâu dài, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống
của con người Việt Nam.
Hiện nay vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đang là mối quan tâm của toàn
xã hội, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm liên quan đến cả quá trình từ khâu
sản xuất đến khâu tiêu dùng, trên công tác này đòi hỏi có tính liên ngành cao là
công việc của toàn dân. Đối với ngành giáo dục mầm non đóng vai trò rất lớn
đến việc tổ chức khâu an toàn vệ sinh thực phẩm cho trẻ ăn bán trú tại trường
mầm non. Vì vậy vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm giữ vai trò quan trọng đối
với sức khỏe trẻ thơ nó góp phần nâng cao sức khỏe học tập, lao động của trẻ
trong xã hội ngày càng phát triển. Hiện nay trường mầm non là nơi tập trung
đông trẻ nên dễ phát sinh các nguồn bệnh, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của
nhiều trẻ. Chính vì vậy nên tôi chọn đề tài “Một số biện pháp đảm bảo vệ sinh
an toàn thực phẩm trong trường mầm non có tổ chức ăn bán trú” để làm đề
tài cho bản báo cáo thực tập tốt nghiệp của tôi.
1.2 Lý do chủ quan
An toàn thực phẩm là một vấn đề được quan tâm và đáng báo động của xã
hội hiện nay. Vì vậy mỗi chúng ta hãy cùng quan tâm hơn cùng chung tay, cùng
góp sức cùng nhau bảo vệ những chồi non của đất nước.
5


Đối với ngành giáo dục nhất là giáo dục Mầm non cần được quan tâm
nhất vì gần như 100% trẻ đều ăn bán trú tại trường. Việc ăn bán trú tại trường
cũng rất phức tạp vì số lượng suất ăn nhiều, lượng thực phẩm cũng nhiều và việc
đảm bảo các thực phẩm phải sạch sẽ trong quá trình chế biến, bảo quản và cả khi
cho trẻ ăn là một vấn đề không đơn giản. Nên không những cần sự cố gắng của

các cô nuôi trong nhà bếp mà cần cả sự quan tâm của các cô giáo, nhà trường.
Trường mầm non là cái nôi nuôi dưỡng những ước mơ đầu tiên của trẻ vì
vậy ngay từ bây giờ chúng ta phải đưa ra những thông điệp kêu gọi cộng đồng,
xã hội cùng quan tâm và chung tay góp sức bảo vệ sức khõe cộng đồng cũng
như sức khõe trẻ nhỏ.
2. Mục đích tìm hiểu đề tài.
- Đưa ra tầm quan trọng cũng như nguyên nhân, nguy cơ về vấn đề
VSATTP trong trường Mầm non có tổ chức bán trú.
- Các ý kiến của bản thân về vấn đề VSATTP.
- Đưa ra một số thực trạng tồn tại tại trường mầm non
- Đưa ra một số giải pháp để giải quyết những điều còn bất cập trong
vấn đề VSATTP tại trường mầm non.
3. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp trao đổi trực tiếp qua thực tiễn.
- Phương pháp kiểm tra, đánh giá số lượng, chất lượng thực phẩm hàng
ngày, hàng tuần, hàng tháng và theo định kỳ.
- Phương pháp đánh giá theo biểu đồ tăng trưởng của từng giai đoạn và
khám sức khõe định kỳ hàng năm.
4. Phạm vi nghiên cứu.
- Bộ phận chế biến tại trường Mầm non Liên Trạch, Huyện Bố Trạch,
tỉnh Quảng Bình.

6


CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Khái niệm thực phẩm.
Thực phẩm là những thức ăn, đồ uống của con người dưới dạng tươi sống

hoặc đả qua sơ chế, chế biến; bao gồm cả đồ uống nhai ngậm và các chất đã sử
dụng trong sản xuất, chế biến thực phẩm.
1.1.2. Khái niệm vệ sinh thực phẩm.
Vệ sinh thực phẩm là mọi điều kiện và biện pháp cần thiết để đảm bảo sự
an toàn và phù hợp của thực phẩm ở mọi khâu thuộc chu trình thực phẩm.
1.1.3. Khái niệm an toàn thực phẩm.
An toàn thực phẩm là sự bảo đảm thực phẩm không gây hại cho người
tiêu dùng khi nó được chuẩn bị ăn hoặc ăn theo mục đích sử dụng.

Rau tươi sạch

Thịt tươi sạch
Hình 1.1: Thực phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

7


1.1.4. Khái niệm ngộ độc thực phẩm.
Ngộ độc thực phẩm còn được gọi là ngộ độc thức ăn hay trúng thực là các
biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống phải những loại thực phẩm nhiễm
khuẩn, nhiễm độc hoặc có chứa chất gây ngộ độc hoặc thức ăn bị biến chất, ôi
thiu, có chất bảo quản, phụ gia nó cũng có thể coi là bệnh truyền qua thực phẩm,
là kết quả của việc ăn thực phẩm bị ô nhiễm. Người bị ngộ độc thực phẩm
thường biểu hiện qua những triệu chứng lâm sàng như nôn, mửa, tiêu chảy,
chóng mặt, đau bụng. Ngộ độc thực phẩm không chỉ gây hại cho sức khõe ( có
thể dẫn đến tử vong) mà còn khiến tinh thần con gnười mệt mỏi.
1.1.5. Khái niệm bếp ăn tập thể.
Bếp ăn tập thể là cơ sở chế biến, nấu nướng phục vụ cho một tập thể nhiều
người cùng ăn tại chổ, hoặc ở nơi khác.
1.1.6. Khái niệm vệ sinh an toàn thực phẩm.

Vệ sinh an toàn thực phẩm là tất cả điều kiện, biện pháp cần thiết từ khâu
sản xuất, chế biến, bảo quản, phân phối vận chuyển cũng như sử dụng nhằm bảo
đảm cho thực phẩm sạch sẽ, an toàn, không gây hại cho sức khõe, tính mạng
người tiêu dùng. Vì vậy, vệ sinh an toàn thực phẩm là công việc đòi hỏi sự tham
gia của nhiều ngành, nhiều khâu có liên quan đến thực phẩm như nông nghiệp,
thú y, cơ sở chế biến thực phâm, y tế người tiêu dùng.
1.2. Vai trò của VSATTP trong chế biến món ăn
Mọi người chúng ta đều nhận thấy tầm quan trọng của ăn uống, đó là nhu
cầu hàng ngày, rất cấp bách và phải đáp ứng, bệnh từ miệng vào, thức ăn sẽ
không còn giá trị cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể, nếu không bảo đảm vệ
sinh an toàn. Khi ăn phải thực phẩm bị ô nhiễm vi khuẩn hoặc các chất độc hại
với lượng quá cao, sau một vài giờ có thể xuất hiện các triệu chứng của ngộ độc
thực phẩm như siết, nôn, đau đầu, đau bụng, ĩa chảy và có thể dẫn đến tử vong.
Thực phẩm kém vệ sinh an toàn không chỉ gây nên ngộ độc cấp tính một
cách ồ ạt dễ nhận thấy mà còn phải kể đến các bệnh mãn tính gây suy kiệt sức
khõe do nhiễm và tích lũy các chất độc hại như: Chì, thủy ngân, a sen, thuốc bảo
vệ thực vật, phẩm màu độc với lượng nhỏ nhưng kéo dài thời gian sử dụng, đặc
8


biệt là các độc tố vi nấm như: antoxin trong ngô, đậu, lạc móc... có thể gây ung
thư gan.
Đối với ngành giáo dục mầm non thì phải đảm bảo VSATTP giữ một vai trò
rất lớn vì trường Mầm non là nơi học tập, vui chơi, ăn nghĩ của trẻ nhỏ, các em
là mầm non, là thế hệ tương lai của nước nhà, gần nữa thời gian sinh hoạt của
các em là ở trường nên vấn đề bảo đảm vệ sinh nơi học tập, vui chơi, nơi ngũ và
nhất là khâu ăn uống là rất quan trọng và không thể lơ là. Vì nó ảnh hưỡng đến
sức khõe của các em. Một môi trường sạch sẽ đảm bảo vệ sinh sẽ giúp các em
nâng cao sức khõe, khả năng học tập, tiếp thu giúp trẻ phát triển toàn diện về
mọi mặt và đáp ứng niềm tin niềm mong đợi của quý phụ huynh khi gửi con, em

tại các trường Mầm non.
1.3. Những tác nhân gây ô nhiễm thực phẩm.
1.3.1. Tác nhân sinh học.
1.3.1.1. Vi khuẩn.
Vi khuẩn có mọi nơi xung quanh chúng ta. Phân, nước thải, rác, bụi, thực
phẩm tươi sóng là ổ chứa của nhiều loại vi khuẩn gây bệnh. Trong không khí và
trong cơ thể người có hàng trăm vi khuẩn gây bệnh. Chúng cư trú ở da (Đặc biệt
là bàn tay), ở miệng, đường hô hấp, đường tiêu hóa, bộ phận sinh dục tiết niệu.
Thức ăn chín để ở nhiệt độ thường là môi trường tốt cho vi khuẩn trong không
khí xâm nhập và phát triển rất nhanh. Đặc biệt, thức ăn còn thừa sau các bữa ăn
chỉ cần một vài giừo là số lượng vi khuẩn có thể sinh sản đạt đến mức gây ngộ
độc thực phẩm.
1.3.1.2. Nấm móc.
Nấm móc thường gặp trong môi trường sống nhất là các loại ngũ cốc, quả,
hạt có dầu dự trữ trong điều kiện khí hậu nóng và ẩm như ở nước ta. Nấm móc
gây hư hỏng thực phẩm một số loại còn sản sinh ra các độc tố nguy hiểm.
Aflatoxin là độc tố vi nấm được biết rỏ nhất Aspergillus Flavius và Aspergillus
Parasiticus sản sinh ra trong ngô, đậu và lạc ẩm móc có thể gây ung thư gan.

9


1.3.1.3. Vi rút.
Vi rút gây ngộ độc thực phẩm thường có trong ruột người. Các sinh vật
nhiễm thể sống ở vùng nước ô nhiễm, rau quả tưới nước có phân tươi hoặc các
món rau ăn sóng chuẩn bị trong điều kiện thiếu vệ sinh thường hay nhiễm vi rút
bại liệt, vi rút viêm gan. Vi rút có thể lây truyền từ phân qua tay người tiếp xúc
hoặc từ nước bị ô nhiễm phân vào thực phẩm. Với một lượng rất ít vi rút gây
nhiễm bệnh cho người. Vi rút nhiễm ở người có thể gây sang thực phẩm hoặc
trực tiếp lây sang người khác trước khi phát bệnh.

1.3.1.4. Ký sinh trùng.
Ký sinh trùng thường gặp trong thực phẩm là giun sán. Người ăn phải thịt có
ấu trùng dây trong thịt bò ( Sán dây bò ) trong thịt lợn ( thịt lợn gạo ) chưa nấu
chín, khi vào cơ thể thì ấu trùng phát triển thành sán trưởng thành ký sinh ở
đường tiêu hóa và gây rối loạn tiêu hóa.
Khi ăn phải cá nước ngọt như cá diếc, cá rô, cá chép... có nang trùng sán lá
gan nhỏ chưa nấu chín thì nang trùng chuyển tới ống mật, lên gan và phát triển
gan thành sán trưởng thành gây tổn thương gan mạch. Nếu ăn phải tôm cua có
nang trùng sán lá phổi chưa nấu chín hoặc uống nước có nang trùng thì chúng sẽ
xuyên qua thành ruột và qua cơ hoành lên phổi, phát triển thành sán trưởng
thành gây viêm phế quản, đau ngực, ho khạc ra máu. Bệnh do giun xoắn cũng
bởi tập quán ăn thịt tái, nem bằng thịt sống, ăn tiết canh có ấu trùng gây nhiễm
độc, dị ứng, sốt cao, liệt cơ hô hấp, có thể dẫn đến tử vong.
1.3.2 Tác nhân hóa học.
Các chất ô nhiễm trong công nghiệp và môi trường như: dioxin, các chất
phóng xạ, các kim loại nặng như : Chì, thủy ngân, asen, cadimi...
Các chất hóa học sử dụng trong nông nghiệp sai quy cách như: Thuốc bảo vệ
thực vật, động vật, thuốc thú y, chất tăng trưởng, phân bón, thuốc trừ giun sán và
chất hun khói
Các chất phụ gia sử dụng không đúng quy định như: Các chất tạo màu, tạo
mùi, tạo ngọt, tăng độ kết dính, ổn định, chất bảo quản, chất chống oxy hóa, chất
tẩy rửa.
10


Các chất độc hại do thực phẩm biến chất tạo ra trong quá trình chế biến thịt
hun khói, dầu mở bị cháy khét, các hợp chất tạo ra do phản ứng hóa học trong
thực phẩm, sự sản sinh độc tố trong quá trình bảo quản, dự trữ thực phẩm bị
nhiễm nấm móc hay biến chất ôi hỏng.
Các độc tố tự nhiên có sẵn trong thực phẩm như mầm khoai tây, sắn, măng,

nấm độc, cá nóc, cốc...
Các chất gây dị ứng trong một số hải sản, nhộng tằm.
1.3.3 Tác nhân vật lý.
Tác nhân vật lý như : Mãnh thủy tinh, gỗ, kim loại, đá sạn, xương, móng,
lông tóc và các vật lạ khác lẫn vào thực phẩm cũng gây nguy hại đáng kể như
gảy răng, hóc xương, tổn thương niêm mạc dạ dày, miệng...
1.3.4. Một số lý do thông thường.
Thực phẩm từ nguồn đôộng ật có bệnh hoặc thủy hải sản sống ửo nguồn
nước bị nhiễm bẩn.
Các loại rau được bón quá nhiều loại phân hóa học, thu hái sau khi vừa bơm
thuốc sâu, nước phâ tuươi hoặc nước thả bẩn.
Không rửa tay đúng cách trước khi chế biến thực phẩm.
Rửa thực phẩm dụng cụ ăn uống bằng nước bẩn.
Người chế biến thức ăn đồ uống bị mắc bệnh truyền nhiễm, ỉa chảy đau
bụng, sốt, ho hoặc nhiễm trùng ngoài da.
Nấu thực phẩm chưa chín hoặc không đun sôi.
Thức ăn để qua đêm hoặc bày bán cả ngày ở nhiệt độ thường không che đậy.
Dùng màu thực phẩm ngoài danh mục Bộ y tế cho phép như đường hóa
học...
Tất cả các lý do kể trên đều có thể phòng tránh được nếu chúng ta nắm vững
kiến thức kết hợp với thực hành VSATTP tốt.
1.4. Các yêu cầu điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đối với bếp ăn tập thể.
- Phải có hợp đồng nguồn cung cấp thực phẩm an toàn, thực hiện đầy đủ chế
độ kiểm thực 3 bước ( kiểm tra trước khi nhận, trước khi nấu và trước khi ăn).
Thực hiện chế độ lưu mẫu thực phẩm 24 - 48 giờ.
11


- Nhân viên phục vụ phải được khám sức khõe định kỳ ít nhất 6 tháng/1 lần,
có chứng chỉ tập huấn vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định và đảm bảo thực

hiện tốt vệ sinh cá nhân.
- Đảm bảo các yêu cầu VSATTP của cơ sở, thiết bị dụng cụ và quy trình chế
biến, nấu nướng theo nguyên tắc một chiều.
- Nhà ăn phải thoáng mát, đủ ánh sáng, có thiết bị chống ruồi, muỗi, chuột
bọ, động vật gây hại khác và duy trì chế độ vệ sinh cơ sở sạch sẽ.
- Có hệ thống thiết bị bảo quản thực phẩm như: tủ lạnh... Hệ thống nhà vệ
sinh, rửa tay bằng xà phòng và thu dọn chất thải, rác thải hàng ngày sạch sẽ
trước khi kết thúc một ngày làm việc.

ơ

Hình 1.2: Bếp ăn tập thể một chiều
1.5. Những nguyên nhân ảnh hưởng đến VSATTP.
1.5.1. Do quá trình chăn nuôi, giao trồng, sản xuất thực phẩm, lương thực.
- Thực phẩm có nguồn gốc từ gia súc, gia cầm bị bệnh hoặc thủy sản sống ở
nguồn nước bị nhiễm bệnh.
- Các loại rau, quả được bón quá nhiều phân hóa học, sử dụng thuốc trừ sâu
không cho phép, hoặc cho phép nhưng không đúng liều lượng hay thời gian cất

12


ly. Cây trồng ở vùng đất bị ô nhiểm hoặc tưới phân hay nước thải bẩn. Sử dụng
các chất kích thích tăng trưởng, thuốc kháng sinh.
1.5.2. Do quá trình chế biến
- Qúa trình giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm, quá trình thu hái lương thực
rau, quả không theo đúng quy trình.
- Dùng chất phụ gia không đúng với quy định của Bộ y tế để chế biến T
phẩm.
- Dùng chung dao thớt hoặc để thực phẩm sống với thực phẩm chính.

- Dùng khăn bẩn để lau dụng cụ ăn uống. Bàn chế biến thực phẩm, bàn ăn
hoặc dụng cụ ăn uống bị bẩn. Không rữa tay trước khi chế biến thực phẩm nhất
là khi chuẩn bị thực phẩm cho trẻ em.
- Người chế biến thực phẩm đang bị bệnh truyền nhiễm, tiêu chảy, đau bụng,
nôn, sốt, ho hoặc nhiễm trùng ngoài da.
- Rửa thực phẩm, dụng cụ ăn uống bằng nước nhiễm bẩn. Nấu thực phẩm
chưa chín hoặc không đun lại trước khi ăn.
1.5.3. Do quá trình sử dụng và bảo quản
- Dùng dụng cụ sàng sứ, sắt tráng men, nhựa tái sinh... bị nhiễm chất chì để
chứa đựng thực phẩm.
- Để thực phẩm ăn qua đêm hoặc bán cả ngày ở nhiệt độ thường, thức ăn
không được đậy kỷ, để bụi bẩn, các loại côn trùng gậm nhấm, ruồi và các động
vật khác tiếp xúc gây ô nhiễm.
- Do thực phẩm bảo quản không đủ độ lạnh hoặc không đủ độ nóng làm cho
vi khuẩn phát triển.
1.6. Mười nguyên tắc VSATTP của tổ chức y tế thế giới (WHO).
Nguyên tắc 1: Chọn thực phẩm an toàn:
Chọn thực phẩm tươi; Rau, quả ăn sống phải được ngâm rữa kỷ bằng nước
sạch. Qủa nên gọt võ trước khi ăn, thực phẩm đông lạnh để tan đá, rồi làm đông
đá lại là kém an toàn.
Nguyễn tắc 2: Nấu chín kỷ thức ăn:
13


Nấu chín kỷ hoàn toàn thức ăn, là bảo đảm nhiệt bên trong khối thực phẩm là
phải đạt tới trên 700c.
Nguyên tắc 3: Ăn ngay sau khi nấu:
Hãy ăn ngay sau khi vừa nấu xong vì thức ăn càng để lâu càng nguy hiểm.
Nguyên tắc 4: Bảo quản cẩn thận các thức ăn đả nấu chín;
Muốn giữ thức ăn quá 5 tiếng đồng hồ cần giữ nóng liên tục trên 60 0c hoặc lạnh

dưới 100c. Thức ăn cho trẻ nhỏ không nên dùng lại.
Nguyên tắc 5: Nấu lại thức ăn thật kỷ.
Các thức ăn chín dùng lại sau 5 tiếng, nhất thiết phải được đun kỷ lại.
Nguyên tắc 6: Tránh nhiễm khuẩn chéo giữa thức ăn chín và sống,
Với bề mặt bẩn thức ăn đả được nấu chín có thể bị nhiễm mầm bệnh do tiếp xúc
trực tiếp với thức ăn sống hoặc gián tiếp với các bề mặt bẩn.
Nguyên tắc 7: Rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn và sau mỗi lần gián
đoạn để làm việc khác.
Nếu bạn bị nhiễm trùng ở bàn tay, hãy băng kỷ và kín vết thương nhiễm trùng
đó trước khi chế biến thức ăn.
Nguyễn tắc 8: Giữ sạch các bề mặt chế biến thức ăn.
Do thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn, bất cứ bề mặt nào dùng để chế biến thức ăn cũng
phải được giữ sạch. Khăn lau bát đĩa cần phải luộc nước sôi và thay thường
xuyên trước khi sử dụng lại.
Nguyên tắc 9: Che đậy thực phẩm để tránh côn trùng và các động vật khác.
Che đậy giữ thực phẩm trong hộp kín, chạn, tủ kính, lòng bàn...Dó là cách bảo
vệ tốt nhất. Khăn đả dùng để che đậy thức ăn chín phải được giặt sạch lại.
Nguyên tắc 10: Sử dụng nguồn nước sạch an toàn.
Nước sạch là nước không màu, vị lạ và không chứa mầm bệnh. Hãy đun sôi
trước khi làm đá uống. Đặc biệt cẩn thận với nguồn nước dùng nấu thức ăn cho
trẻ nhỏ.

14


CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐẢM BẢO VSATTP TẠI TRƯỜNG MẦM
NON LIÊN TRẠCH
2.1. Giới thiệu chung về trường Mầm non Liên Trạch
2.1.1. Giới thiệu khái quát về trường Mầm non Liên Trạch


Hình 2.1: Trường Mầm non Liên Trạch
Trường Mầm non Liên Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Được
thành lập vào ngày 2008 theo quyết định của Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh Quảng
Bình, với trách nhiệm chăm sóc thế hệ trẻ măng non của đất nước. Nhà trường
đã đạt rất nhiều thành tích trong những năm tháng hoạt động.Trước kia đây chỉ
một ngôi trường nhỏ nhưng được sự giúp đỡ của Đảng và Nhà nước cùng sự
đóng góp của nhân dân nên ngày nay nhà trường được xây dựng khang trang ,
đầy đủ thiết bị nhằm phục vụ dạy và học.

15


Trường có một khuôn viên đẹp, rộng rãi, sạch sẽ thích hợp cho việc nuôi
dưỡng những mầm non tương lai. Sân trước cửa trường rộng, vừa là sân chơi,
vừa là sân tập thể dục cho trẻ, trong sân có nhiều đồ chơi ngoài trời giúp cho trẻ
em hoạt động vui chơi phát triển về thể chất lẫn tinh thần. Ngoài ra trường còn
có một vườn thực vật phía sau gọi là: “ vườn rau của bé’’ nhằm giúp trẻ tiếp cận
và tìm hiểu về thế giới thiên nhiên vốn rất phong phú và đa dạng và cũng vừa là
nguồn rau sạch cung cấp cho các bữa ăn hằng ngày của trẻ.
Để thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ theo yêu cầu bảo đảm
chất lượng thì công tác trường lớp là rất quan trọng và cần thiết đối với bậc học
Mầm non.
Trước những khó khăn và đòi hỏi như vậy. Ban giám hiệu trường Mầm
non Liên Trạch đã có những biện pháp để thực hiện chương trình chăm sóc giáo
dục trẻ theo yêu cầu đảm bảo chất lượng, đây là một vấn đề rất quan trọng và
cần thiết đối với bậc học Mầm non.
Ban giám hiệu đã tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân và các bậc phụ
huynh, các ban ngành đoàn thể trong xã hội để họ có nhận thức về đặc thù của
ngành học.

Tích cực vận động và thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục để tạo
dựng cơ sở vật chất, xây dựng môi trường xanh – sạch – đẹp và an toàn.
Xây dựng đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên có lương tâm với nghề, vận
động phụ huynh cho trẻ vào học lớp bán trú.
2.1.2. Chức năng nhiệm vụ
Trường Mầm non là nơi bắt đầu gieo mầm cho trẻ để biết phát huy tính
thông minh của mình.
Đây là nơi để chăm sóc giáo dục trẻ vừa nâng cao chất lượng chăm sóc
giáo dục trẻ vừa đạt được chăm sóc nuôi dưỡng trẻ đạt được tỷ lệ dinh dưỡng.
Giáo dục chăm sóc trẻ là vấn đề nhân bản thể hiện một đạo lý truyền
thống của con người. Đặc biệt ở lĩnh vực giáo dục vai trò chăm sóc trẻ đã trở
thành một nhiệm vụ thiêng liêng nhưng cũng vô cùng gian khổ.

16


Trường Mầm non là nơi gắn kết tình thương mến trẻ đối với các bậc phụ
huynh. Là nơi tinh tưởng để phụ huynh gửi gắm con em của mình khi bắt đầu
cháu thành những con người toàn diện.
Huy động trẻ em lứa tuổi Mầm non trong địa bàn xã đến trường, tổ chức
giáo dục hòa nhập cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em khuyết tật.
Quản lý cán bộ giáo viên, nhân viên để thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng,
chăm sóc và giáo dục trẻ.
Xây dựng cơ sở vật chất theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa hoặc theo
yêu cầu tối thiểu đối với vùng đặc biệt khó khăn.
Phối hợp với gia đình trẻ em, tổ chức thực hiện hoạt động nuôi dưỡng,
chăm sóc và giáo dục trẻ em.
Tổ chức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và trẻ em tham gia các
hoạt động xã hội trong cộng đồng.
Thực hiện kiểm định chất lượng nuôi dưỡng , chăm sóc và giáo dục trẻ

em theo quy định.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức trường Mầm non Liên Trạch
Trường Mầm non Liên Trạch có 24 cán bộ giáo viên và nhân viên, trong đó
có 1 hiệu trưởng và 2 hiệu phó, có 15 giáo viên, 1 kế toán, 1 văn phòng, 1 y tế,
3 cô nuôi
Giữa các bộ phận luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau, không chồng chéo
nhau và luôn tạo cái mới lạ để chăm sóc, nuôi dưỡng dạy dỗ trẻ tôt nhất
Phần lớn trình độ giáo viên đã được đào tạo đúng chuyên ngành phù hợp với
các chỉ tiêu mà công viêc đề ra, tập thể lao động của nhà trường được bố trí, sắp
xếp một cách khoa học và có hiệu quả, qua đó phần nào đánh giá được khả năng
lãnh đạo tài tình của Ban giám hiệu nhà trường và được thể hiện qua sơ đồ sau;
Hiệu trưởng

Phó Hiệu trưởng

Phó hiệu trưởng
17


Bộ phận

Bộ phận

Bộ phận

Bộ phận

Bộ phận

giáo viên


y tế

kế toán

cô nuôi

bảo vệ

Hình 2.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Trường Mầm non Liên Trạch
* Chức năng và nhiệm vụ của từng phòng.
- Hiệu trưởng: Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường, lập kế hoạch
và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục từng năm học, báo cáo, đánh giá kết quả
thực hiện trước hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền.
Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trong
nhà trường, bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó. Đề xuất các thành viên của hội đồng
trường trình cấp có thẩm quyền quyết định.
Phân công quản lý, đánh giá, xếp loại, tham gia quá trình tuyển dụng,
thuyên chuyển, khen thưởng thi hành kỷ luật đối với giáo viên, nhân viên theo
quy định.
Quản lý và sử dụng có hiệu quả, có nguồn tài chính, tài sản của nhà
trường. Tiếp nhận trẻ em, quản lý trẻ em và các hoạt động nuôi dưỡng chăm sóc,
giáo dục trẻ em của nhà trường. Quyết định khen thưởng phê duyệt kết quả đánh
giá trẻ theo các nội dung nuôi dưỡng chăm sóc, giáo dục trẻ em do Bộ Giaó dục
và Đào tạo quy định.
Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lý, tham
gia các hoạt động giáo dục 2 giờ trong một tuần, được hưởng chế độ phụ cấp và
các chính sách ưu đải theo quy định.
Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và tạo điều kiện cho các tổ chức chính
trị - xã hội trong Nhà trường hoạt động nhằm nâng cao chăm sóc giáo dục trẻ.

Thực hiện xã hội hóa giáo dục, phát huy vai trò của Nhà trường đối với
cộng đồng.
- Phó hiệu trưởng: Phó hiệu trưởng là người giúp việc cho hiệu trưởng
và chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng, do Uỷ ban nhân dân cấp Huyện bổ nhiệm
18


đối với nhà trường, nhà trẻ dân lập, tư thục theo đề nghị của trưởng phòng Giaó
dục và Đào tạo. Chịu trách nhiệm điều hành do hiệu trưởng phân công. Điều
hành hoạt động của nhà trường, nhà trẻ khi hiệu trưởng ủy quyền.
Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lý, tham
gia các hoạt động giáo dục 4 giừo trong một tuần, được hưởng chế độ phụ cấp
và các chính sách ưu đải theo quy định.
- Giaó viên: ( Các cô đúng lớp) là người có vai trò thay thế người mẹ.
Chăm sóc, nuôi dưỡng trong thời gian ở trường..
Bảo vệ an toàn sức khõe, tính mạng của trẻ em trong thời gian trẻ ở Nhà
trường, nhà trẻ.
Thực hiện công tác nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ em theo phương
pháp giáo dục Mầm non, lập kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ em, tham gia tốt
các hoạt động chuyên môn của nhà trường, nhà trẻ.
Trau dồi đạo đức, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo, gương
mẫu, thương yêu trẻ em, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của trẻ em,
bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của trẻ em, đoàn kết giúp đở đồng
nghiệp.
Tuyên truyền, phổ biến kiến thức khoa học nuôi dạy trẻ em cho cha mẹ
trẻ. Chủ động phối hợp với gia đình để thực hiện mục tiêu giáo dục trẻ em.
Rèn luyện sức khõe, học tập văn hóa, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ
để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ em.
Thực hiện các nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và của
ngành, các quy định của nhà trường và các quyết định của hiệu trưởng.

- Kế toán: Có chức năng tham mưu, theo dỏi tất cả các phát sinh trong
trường đồng thời theo dỏi kịp thời và vạch ra những phương pháp kế toán hợp
lý, có nhiệm vụ nộp tất cả các giấy tờ, sổ sách cho Hiệu trưởng và chịu sự quản
lý của Nhà nước, đồng thời bảo quản hồ sơ, lưu trử tài liệu, tập trung thống nhất
các số liệu cho các bộ phận khác liên quan ở trường
- Y tế: Tham mưu cho Hiệu trưởng nhà trường trong việc xây dựng kế
hoạch, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác y tế trường học hàng năm. Theo dỏi
19


và khám sức khõe định kỳ học sinh. Sơ cấp cứu và xử lý các trường hợp tai nạn,
thương tích và bệnh tật khi xảy ra trong trường học.
Tổ chức thực hiện các biện pháp giữa gìn vệ sinh, góp phần bảo vệ môi
trường xanh – sạch đẹp.
Kiểm tra vệ sinh, an toàn các cơ sở học tập, phương tiện đồ dùng dạy học,
nhà ăn, các công trình vệ sinh, nước sạch…
Tuyên truyền giáo dục dinh dưỡng và sức khõe cho trẻ em, giáo viên và
các bậc cha mẹ.
Quản lý sổ sức khõe và các tài sản của phòng y tế.
- Cô nuôi: Là người sơ chế và chế biến chăm sóc dinh dưỡng, nâng cao
chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Vì đây là khâu quan trọng nhất để có thể ở lại
trường để học và giáo dục trẻ một cách tốt nhất.
2.1.4. Một số kết quả đạt được:
Trường Mầm non Liên Trạch trong những năm vừa qua luôn được sự
quan tâm giúp đở của các cấp lãnh đạo, chính quyền địa phương, đặc biệt là sự
chỉ đạo trực tiếp của Phòng Giaó dục đào tạo huyện Bố Trạch. Nhà trường đã
phấn đấu được một số kết quả đáng kể. Quy mô trường lớp tiếp tục được cũng
cố và phát triển. Có 8 nhóm lớp với 308 cháu duy trì trẻ đến trường đạt 100%.
Tỷ lệ huy động trẻ đến trường đúng độ tuổi tăng đều hàng năm. Trẻ ăn bán trú
đạt 100%. Kết quả theo dỏi biểu đồ phát triển giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng

xuống con 8%, kết quả xếp loại chung các lĩnh vực giáo dục mầm non mới đạt
yêu cầu đạt tỷ lệ 92,3%, khảo sát cuối năm theo yêu cầu độ tuổi đạt 92,5%.
Trình độ giáo viên ngày càng được chuẩn hóa. Nhà trường đả có kế hoạch cho
giáo viên tham gia các lớp học nâng chuẩn, quản lý, các tổ trưởng chuyên môn
trong nhà trường được tham gia các lớp tập huấn do phòng tổ chức. Năm qua
trường đả tích cực tham mưu huy động các nguồn lực xây dựng, các điều kiện
hoạt động phục vụ cho cơ sở giáo dục trẻ.
2.1.5. Hoạt động của bộ phận bếp trong nhà trường.
2.1.5.1. Bộ máy tổ chức bộ phận nhà bếp.
20


Bếp trưởng

Bếp phó

Người đi

Người quản

Người chế biến

chợ



thức ăn

Hình 2.3 : Sơ đồ bộ máy bộ phận bếp.


2.1.5.2. Sơ đồ tổng thể mặt bằng của bộ phận bếp ( bếp 1 chiều )

Khu vực chia thức ăn theo khẩu phần ăn của trẻ

Bàn để thức ăn chín

Bếp
ga

21

Tủ
lạnh


Cửa ra

Bếp ga

Bếp ga

Khu vực đựng dụng cụ

Khu vực sơ chế thực phẩm
Cửa vào
Khu
vực
rửa
Bồn
rửa


Bếp

Sơ đồ 2.4 : Sơ đồ tổng thể mặt bằng của bộ phận bếp.

2.1.6 Chức năng nhiệm vụ của bộ phận nhà bếp.
2.1.6.1. Chức danh.
Bộ phận bếp gồm có 5 người
1 bếp trưởng
1 bếp phó
1 người đi chợ
1 người quản lý
3 người chế biến ( trong đó có người đi chợ và người quản lý)
2.1.6.2. Chức năng và nhiệm vụ.
22


Bếp trưởng: Là người lên thực đơn của trẻ hàng ngày và làm chín thức ăn.
Bếp phó: Là người trợ lý cho bếp trưởng.
Người đi chợ : Là người mua thực phẩm theo thực đơn của bếp trưởng.
Người quản lý: Là người giám sát quá trình hoạt động của bộ phận bếp.
Người chế biến: Thực hiện công việc sơ chế thực phẩm.
Trong bộ máy hoạt động của nhà bếp đều đi theo một nguyên tắc thực
hiện tốt, đúng chức năng và nhiệm vụ hoạt động có hiệu quả cao về chế biến
món ăn dinh dưỡng cho trẻ, đảm bảo vệ sinh trong các bửa ăn của trẻ hàng ngày
và đầy đủ các chất dinh dưỡng để giúp trẻ phát triển toàn diện hơn về tất cả các
mặt.
2.1.7 Tổ chức sản xuất và bố trí phân công lao động.
Bộ phận bếp của trường được xây dựng theo hình thức bếp 1 chiều, khuôn
viên bếp được thiết kế rộng rãi, thoáng mát. Hệ thống cấp thoát nước sạch sẽ, cơ

sở vật chất tương đối đầy đủ.
Việc tổ chức bữa ăn cho trẻ gồm 2 bữa: Bữa trưa và bữa xế.
6h - 6h30 nhân viên bếp có mặt đầy đủ, dọn dẹp vệ sinh trong nhà bếp, nấu
nước. Còn người đi chợ thì đi sớm hơn.
7h - 9h15 sơ chế thực phẩm
9h - 10h chế biến thức ăn và nấu chín thức ăn bửa trưa.
10h - 10h30 chia thức ăn theo khẩu phần cho trẻ.
10h30- 11h30 các cô cho trẻ ăn trưa.
13h – 14h làm bữa xế cho trẻ và chia ra cho các lớp sau đó dọn dẹp vệ sinh
và kết thúc công việc hàng ngày.
2.1.8. Thực trạng của bộ phận nhà bếp.
2.1.8.1. Vai trò, vị trí của bộ phận nhà bếp.
Nhà bếp là một bộ phận không thể tách rời của trường Mầm non . Ngoài
nhiệm vụ chăm sóc và dạy dổ trẻ thì một nhiệm vụ chính và cần thiết nữa là nuôi
dưỡng. Khi đến trường ngoài việc được các cô dạy dỗ mọi điều, được các cô
chăm sóc tận tình trẻ còn được các cô cho ăn cho ngủ. Việc cho trẻ ăn là việc
không thể tách rời khỏi công việc của cô bởi ngoài thời gian ở nhà gần như 2/3
23


thời gian hoạt động của trẻ là ở trường. Chính vì vậy mà công tác nấu nướng
được đặt lên hàng đầu , bởi nấu sao cho đảm bảo đủ năng lượng cho trẻ trong
một ngày hoạt động., còn phải đảm bảo giá trị dinh dưỡng cho sự phát triển khõe
mạnh cả về thể chất và trí tuệ của trẻ và không thể tách rời vấn đề vệ sinh an
toàn thực phẩm. Để vấn đề nuôi dạy trẻ được đảm bảo thì nhà bếp phải phát huy
hết mức vai trò của mình trong nhà trường. Phải nhiệt tình gố gắng hết mức với
vai trò là một cô nuôi. Ngoài ra cô nuôi dù hoạt động trong nhà bếp nhưng cũng
có những tình yêu thương đối với trẻ không kém gì những cô giáo trực tiếp
chăm sóc các em, tình yêu đó được gửi gắm bằng những món ăn đảm bảo vệ
sinh, dinh dưỡng. Vì vậy mà cô nuôi có những vị trí, vai trò không thể tách rời

khỏi bất kỳ trường Mầm non nào không gì riêng trường Mầm non Liên Trạch
2.1.8.2. Đánh giá của bộ phận nhà bếp.
Ngoài các hoạt động chính trong bếp như cung cấp chất dinh dưỡng, các
vấn đề chung trong môi trường nhà bếp đều gắn liền với hoạt động chung của
nhà trường. Các hoạt động đều được các thành viên trong nhà bếp thực hiện gắn
kết và nhịp nhàng cùng nhau, tạo ra mối quan hệ gắn kết giưuã các chức danh
trong nhà bếp và các chức danh khác của nhà trường. Như hoạt động kiểm tra
chất lượng dinh dưỡng bửa ăn theo thực đơn, hoạt động đôn đốc và kiểm tra chất
lượng món ăn, giữ gìn vệ sinh chung trong môi trường nhà bếp.Tất cả các hoạt
động trên đều được thực hiện một cách gần như chuyên nghiệp, gắn kết với nhau
một cách chặt chẽ. Chính vì sự gắn kết chặt chẻ đó mà tạo nên một môi trường
thân thiện, lành mạnh và năng động không chỉ riêng nhà bếp mà toàn bộ nhà
trường.
2.2 Thực trạng công tác đảm bảo VSATTP tại nhà trường.
2.2.1. Thuận lợi và một số kết quả đạt được.
Trường Mầm non Liên Trạch với khuôn viên rộng rãi, thoáng mát, sạch sẽ
đảm bảo cho trẻ học tập vui chơi ở trường và nhất là 3 nhà bếp khang trang, sạch
sẽ, tương đối đầy đủ trang thiết bị và dụng cụ phục vụ cho quá trình chế biến, ăn
uống cho hơn 308 trẻ , tất cả các thiết bị dụng cụ này đều được đảm bảo an toàn
trong quá trình chế biến cũng như ăn uống.
24


Khu vực vệ sinh đảm bảo và cách xa khu vực chế biến và khu vực ăn
uống, không gây ô nhiểm ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm.
Bếp được xây dựng theo nguyên tắc 1 chiều, cao ráo, sạch sẽ, đảm bảo
trong quá trình chế biến củng như chia thức ăn.
Rác thải trong nhà bếp được phân loại, đựng trong dụng cụ chứa rác có
nắp đậy và luôn được xử lý khi kết thúc công việc, không được tồn động rác qua
ngày mất vệ sinh.

Đội ngủ cô nuôi trong nhà trường được đào tạo bài bản, luôn có ý thức
tuân thủ nguyên tắc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm , thường xuyên được
nhà trường tạo điều kiện cho đi tập huấn kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm do
trung tâm y tế dự phòng huyện tổ chức định kỳ.
100% giáo viên biên chế, đội ngủ cô nuôi mặc dù hợp đồng nhưng có
nhiều chế độ ưu đải, lương trường trả đảm bảo đời sống để các cô yên tâm công
tác.
Sự quan tâm quán triệt tinh thần của lãnh đạo nhà trường, ý thức giữ gìn
vệ sinh chung của toàn thể giáo viên, nhân viên và đặc biệt là tinh thần trách
nhiệm của các cô nuôi trong nhà trường.
Cán bộ, giáo viên và nhân viên thường xuyên được khám sức khõe định
kỳ.
2.2.2. Khó khăn và một số tồn tại.
* Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi cũng vẫn tồn động những khó khăn sau:
- Do trường được chia thành nhiều khu vực nên việc quản lý, kiểm tra,
đôn đốc tất cả các khu vực cùng lúc gấy kho khăn trong nhà trường.
- Dù trường tổ chức ăn bán trú nhưng chưa có nhà ăn riêng, phải tổ chức
cho trẻ ăn tại phòng học nên việc vệ sinh chưa được đảm bảo.
- Do điều kiện kinh tế còn khó khăn nhất là nguồn kinh phí để đầu tư cho
nhà trường tổ chức ăn bán trú chủ yếu dựa vào sự đóng góp của phụ huynh là
chính, nên không đủ mua sắm một số trang thiết bị cần thiết
* Một số tồn tại:
25


×