Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Dự án đầu tư trạm dừng chân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (451 KB, 38 trang )

Dự án: Trạm dừng nghỉ Quán Ngang
MỤC LỤC

MỤC LỤC............................................................................................................1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CHUNG VỀ DỰ ÁN...........................................2
I. Giới thiệu về chủ đầu tư.................................................................................2
II. Mô tả sơ bộ thông tin dự án..........................................................................3
IV. Căn cứ pháp lý xây dựng.............................................................................3
CHƯƠNG II: BỐI CẢNH VÀ CĂN CỨ CỦA DỰ ÁN...................................7
I. Căn cứ xác định sự cần thiết và tính cấp thiết của dự án...............................7
1. Phân tích môi trường vĩ mô.......................................................................7
2. Chính sách phát triển.................................................................................8
II. Các điều kiện và cơ sở của dự án.................................................................9
1. Ngành........................................................................................................9
2. Môi trường thực hiện dự án.....................................................................12
3. Kết luận về sự cần thiết đầu tư................................................................14
CHƯƠNG III: ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG.........................................................14
I. Vị trí xây dựng.............................................................................................14
II. Điều kiện tự nhiên......................................................................................15
III. Cơ sở hạ tầng của khu vực........................................................................15
IV. Kết luận......................................................................................................16
CHƯƠNG IV: QUY MÔ VÀ PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT............................16
I. Quy mô xây dựng.........................................................................................16
II. Phương án kỹ thuật.....................................................................................16
1. Tiêu chuẩn chung....................................................................................16
2. Tiêu chí xây dựng trạm dừng nghỉ..........................................................17
3. Tiêu chí xây dựng trung tâm Đăng kiểm.................................................18
4. Tiêu chuẩn thiết kế mặt bằng...................................................................18
III. Định hướng đầu tư xây dựng trạm dừng nghỉ...........................................19
1. Định hướng phát triển không gian và phân khu chức năng....................19
2. Định hướng các chức năng hoạt động.....................................................19


3. Định hướng quy mô phục vụ...................................................................19
CHƯƠNG V: CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN...............................................19
I. Phương án quy hoạch thiết kế kiến trúc, mặt bằng tổng thể........................19
II. Tiến độ và thời gian thực hiện....................................................................21
III. Nhu cầu sử dụng lao động.........................................................................22
1. Sơ đồ tổ chức...........................................................................................22
2. Số lượng lao động...................................................................................22
CHƯƠNG VII: TỔNG MỨC ĐẦU TƯ DỰ ÁN.............................................22
I. Cơ sở lập tổng mức đầu tư...........................................................................22
II. Nội dung tổng mức đầu tư..........................................................................23
2. Giai đoạn 2: ( Đang triển khai các thủ tục xin thuê đất, dự kiến tháng
3/2017 hoàn thành, đưa toàn bộ dự án vào hoạt đọng, khai thác và sử
dụng )..................................................................................................................25
CHƯƠNG VIII: NGUỒN VỐN THỰC HIỆN DỰ ÁN.................................26
1


Dự án: Trạm dừng nghỉ Quán Ngang

A. Nguồn vốn đầu tư của dự án :....................................................................26
1. Cấu trúc nguồn vốn và phân bổ vốn đầu tư.............................................26
2. Tiến độ sử dụng vốn................................................................................26
1. Cấu trúc nguồn vốn và phân bổ vốn đầu tư.............................................27
2. Tiến độ sử dụng vốn................................................................................27
III. Tính toán chi phí của dự án.......................................................................28
1. Chi phí nhân công...................................................................................28
2. Chi phí hoạt động....................................................................................29
CHƯƠNG IX: HIỆU QUẢ KINH TẾ -TÀI CHÍNH.....................................30
I. Các giả định kinh tế và cơ sở tính toán........................................................30
II. Doanh thu từ dự án.....................................................................................31

III. Các chỉ tiêu kinh tế của dự án...................................................................33
1. Dự kiến lãi – lỗ của dự án.......................................................................33
2. Hiệu quả kinh tế của dự án......................................................................34
3. Kế hoạch trả nợ vay ngân hàng...............................................................36
IV. Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội.............................................................36
CHƯƠNG X: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................37

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CHUNG VỀ DỰ ÁN
I. Giới thiệu về chủ đầu tư.
• Chủ đầu tư
: Công ty Cổ Phần Trường Danh.
• Mã số thuế
: 3200172428.
• Đăng ký lần đầu ngày: 11/03/2003.
• Nơi đăng ký
: Cục thuế tỉnh Quảng Trị.
• Ngành nghề chính : Xây dựng công trình Giao thông, dân dụng & Công
nghiệp, thủy lợi, thủy điện.
• Mã ngành
: 4210
• Đại diện pháp luật : Ông: Nguyễn Xuân Hải.
Chức vụ: Giám đốc
• Địa chỉ trụ sở
: Hà Thanh, Gio Châu, Gio Linh, Quảng Trị.
2


Dự án: Trạm dừng nghỉ Quán Ngang
II. Mô tả sơ bộ thông tin dự án.
• Tên dự án

: Trạm dừng nghỉ Quán Ngang.
• Địa điểm xây dựng : QL1A, Hà Thanh, Gio Châu, Gio Linh, Quảng Trị.
• Mục tiêu dự án
: Xây dựng trạm dừng nghỉ Quán Ngang phức hợp gồm:
Nhà nghỉ cho lái xe, khách du lịch; Khu vực ăn uống, giải khát; Khu vực giới thiệu và
bán hàng hóa; Trạm dịch vụ bảo dưỡng và cung cấp vật tư; Cửa hàng xăng dầu; Trung
tâm đăng kiểm xe cơ giới; Nơi cung cấp thông tin, tổ chức tuyên truyền về an toàn
giao thông; Nhà trực nhân viên cứu hộ, sơ cứu tại nạn giao thông; Bãi đổ xe và đường
nội bộ; Vườn hoa cây xanh, hệ thống cấp nước, thoát nước.
• Mục đích đầu tư:
+ Tạo bộ mặt mới cho hệ thống giao thông, Phục vụ xe khách, xe tải lưu thông
trên tuyến đường Quốc lộ 1A;
+ Phục vụ lợi ích công cộng, góp phần bảo đảm an toàn sinh mạng con người,
tài sản và môi trường trong suốt quá trình khai thác các phương tiện giao thông đường
bộ;
+ Dự án được triển khai sẽ làm giảm lượng xe ra vào Thành phố để kiểm định
tại dây chuyền kiểm định cũ, giảm ách tắc giao thông cho đường phố, giảm thời gian
chờ kiểm định, giảm ô nhiểm môi trường trong thành phố do khí thải gây ra. Vì vậy
dự án tạo điều kiện kiểm định xe cơ giới với chất lượng cao hơn và đúng định kỳ hơn,
đem lại sự an toàn cho các phương tiện cơ giới khi lưu thông trên đường bộ.
+ Tạo việc làm và nâng cao mức sống cho lao động địa phương;
+ Đóng góp cho thu ngân sách một khoản lớn từ thuế GTGT và thuế Thu nhập
doanh nghiệp góp phần tăng trưởng kinh tế xã hội địa phương.
• Hình thức đầu tư
: Đầu tư xây dựng mới
III/ Tổng mức đầu tư của toàn bộ Dự án: 130.649.085.000 đồng
1/ Mức đầu tư ( Giai đoạn 1) : 59.831.085.000 đồng.
Trong đó:
- Vốn tự có
: 35.898.651.000 đồng (Tương đương 60% vốn)

- Vốn vay
: 23.932.434.000 đồng (Tương đương 40% vốn)
• Thời gian hoạt động : 20 năm, dự án đã đi vào hoạt động từ tháng 8/2015
2/ Mức đầu tư ( Giai đoạn 2 ) : 70.818.000.000 đồng
Trong đó:
- Vốn tự có
: 42.490.800.000 đồng (Tương đương 60% vốn)
- Vốn vay
: 28.327.200.000 đồng (Tương đương 40% vốn)
• Thời gian hoạt động : dự án sẽ dần đi vào hoạt động dự kiến khoảng quý III
năm 2017;
• Hình thức quản lý : Điều hành trực tiếp từ Công ty;
IV. Căn cứ pháp lý xây dựng.
• Văn bản pháp lý.

3


Dự án: Trạm dừng nghỉ Quán Ngang
- Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội nước
CHXHCN Việt Nam;
- Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 của Quốc Hội nước CHXHCN
Việt Nam;
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng
cơ bản của Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 5 số 38/2009/QH12 ngày 19/6/2009;
- Luật Đất đai số 13/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội nước CHXHCN
ViệtNam;
- Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN
Việt Nam;
- Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước

CHXHCN Việt Nam;
- Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước
CHXHCN Việt Nam;
- Luật Kinh doanh Bất động sản 63/2006/QH11 ngày 29/6/2006 của Quốc Hội
nước CHXHCN Việt Nam;
- Luật Nhà ở 56/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN
Việt Nam;
- Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc
Hội nước CHXHCN Việt Nam;
- Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước
CHXHCN Việt Nam;
- Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/6/2005 của Quốc Hội nước
CHXHCN Việt Nam;
- Luật thuế Giá trị giá tăng số 13/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc Hội nước
CHXHCN Việt Nam;
- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về việc Quản lý
dự án đầu tư xây dựng công trình.
- Nghị định số 124/2008 NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính Phủ về
thuế thu nhập doanh nghiệp;
- Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 của Chính phủ Qui định chi
tiết thi hành Luật Thuế giá trị giá tăng;
- Nghị định 140/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22 tháng 11 năm 2006 quy
định việc bảo vệ môi trường trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực
hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển;
- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường;
- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009 của Chính phủ về việc Quản lý
dự án đầu tư và xây dựng công trình;

4



Dự án: Trạm dừng nghỉ Quán Ngang
- Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về việc sửa, đổi
bổ sung một số điều Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009 của Chính phủ về
việc Quản lý dự án đầu tư và xây dựng công trình;
- Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về sửa đổi bổ
sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ
về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi
trường;
- Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/06/2009 của Chính phủ về quản lý chi
phí đầu tư xây dựng công trình;
- Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 4/4/2003 của Chính phủ quy định chi tiết
một số điều luật phòng cháy và chữa cháy;
- Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/2/2013 của Chính phủ về việc Quản lý
chất lượng công trình xây dựng và Thông tư 10/2013 ngày 25/7/2013 Quy định chi tiết
một số nội dung về quản lý chất lượng xây dựng công trình;
- Nghị định 91/2009/NĐ-CP ngày 21/10/2009 của Chính phủ quy định về kinh
doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô;
- Nghị định 95/2009/NĐ-CP ngày 30/10/2009 của Chính phủ quy định niên hạn
sử dụng xe chở hàng và xe chở người;
- Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về việc quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
- Thông tư 21/2010/TT-BGTVT ngày 10/8/2010 của Bộ trưởng Bộ GTVT về
việc hướng dẫn thực hiện Nghị định 95/2010/NĐ-CP ngày 30/10/2009 của Chính phủ;
- Thông tư 30/2011/TT-BGTVT ngày 15/4/2011 của Bộ trưởng Bộ GTVT Quy
định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trong sản xuất, lắp
ráp xe cơ giới;
- Thông tư số 22/2009/TT-BGTVT ngày 06/10/2009 của Bộ GTVT Quy định về
thủ tục kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ

giới đường bộ;
- Thông tư 11/2009/TT-BGTVT ngày 24/6/2009 của Bộ trưởng Bộ GTVT Quy
định điều kiện đối với Trung tâm đăng kiểm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ;
- Thông tư số 10/2009/TT-BGTVT ngày 24/6/2009 của Bộ trưởng Bộ GTVT về
kiểm tra an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trương phương tiện gio thông cơ giới đường
bộ;
- Thông tư số 29/TT-BGTVT ngày 31/7/2012 của Bộ trưởng Bộ GTVT quy định
về cải tạo phương tiện giao thông cơ giới đường bộ;
- Thông tư số 27/2013/TT-BGTVT ngày 24/9/2013 của Bộ trưởng Bộ GTVT quy
định về tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn đối với lãnh đạo, nhân viên trung tâm đăng
kiểm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ;
- Thông tư số 59/2013/TT-BGTVT ngày 30/12/2013 của Bộ Giao thông vận tải
Quy định điều kiện thành lập và hoạt động của Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới;
5


Dự án: Trạm dừng nghỉ Quán Ngang
- Thông tư số 102/2008/TT-BTC ngày 11/11/2008 của Bộ trưởng Bộ tài chính về
việc ban hành mức thu lệ phí kiểm định an toàn kỹ thuật, chất lượng xe cơ giới và các
loại thiết bị, xe máy chuyên dùng;
- Thông tư số 12/2008/TT-BXD ngày 07/05/2008 của Bộ xây dựng hướng dẫn
việc lập và quản lý chi phí khảo sát xây dựng;
- Thông tư số 05/2009/TT-BXD ngày 15/04/2009 của Bộ Xây dựng hướng dẫn
điều chỉnh dự toán xây dựng công trình;
- Thông tư số 12/2008/TT-BXD ngày 07/05/2008 của Bộ Xây dựng hướng dẫn
việc lập và quản lý chi phí khảo sát xây dựng;
- Định mức chi phí quản lý dự án và từ vấn đầu tư xây dựng kèm theo Quyết định
số 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng;
- Quyết định 249/2005/QĐ-TTg ngày 10/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ về
quy định lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với phương tiện giao thông cơ giới

đường bộ;
- Quyết định 49/2011/QĐ-TTg ngày 01/9/2011 của Thủ tướng Chính phủ quy
định lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với xe ô tô, xe mô tô 2 bánh sản xuất, lắp
ráp và nhập khẩu mới;
- Quyết định 4597/2001/QGG-BGTVT ngày 28/12/2001 của Bộ trưởng Bộ
GTVT “Quy định kiểu loại phương tiện giao thông cơ giới đường bộ được phép tham
gia giao thông”;
- Quyết định 4455/2002/QĐ-BGTVT ngày 31/12/2002 của Bộ trưởng Bộ GTVT
quy định trách nhiệm và xử lý vi phạm về quản lý, kiểm tra chất lượng và an toàn kỹ
thuật phương tiện giao thông vận tải;
- Quyết định số 101/2008/QĐ-BTC ngày 11/11/2008 của Bộ tài chính về việc sửa
đổi, bổ sung Quyết định 10/2003/QĐ-BTC ngày 24/01/2003 của Bộ Tài chính về việc
ban hành mức thu phí kiểm định an toàn kỹ thuật, chất lượng xe cơ giới và các loại
thiết bị, xe máy chuyên dùng;
- Quyết định số 4098/QĐ-BGTVT ngày 13 tháng 12 năm 2013 của Bộ Giao
thông vận tải về việc Bổ sung trạm dừng nghỉ Quán Ngang tỉnh Quảng Trị vào “ Quy
hoạch hệ thống trạm dừng nghỉ trên Quốc lộ đến năm 2020 và định hướng đến năm
2030;
- Công văn số 63/UBND-NN ngày 07 tháng 1 năm 2014 về việc thuê đất mở
rộng Trạm dừng nghỉ Quán Ngang;
- Công văn số 121/STNMT-QLĐĐ ngày 17 tháng 1 năm 2014 về việc thuê đất
mở rộng Trạm dừng nghỉ Quán Ngang;
- Văn bản số: 1441/UBN-TM ngày 09/5/2014 của UBN tỉnh Quảng Trị về việc
chấp thuận địa điểm xây dựng Trung tâm đăng kiểm giao thông cơ giới đường bộ
Quán Ngang;
- Văn bản chấp thuận xây dựng Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 74-02D số:
2891/ĐKVN-VAR của Cục Đăng kiểm Việt Nam ngày 17/07/2014.
6



Dự án: Trạm dừng nghỉ Quán Ngang
- Các văn bản khác của Nhà nước liên quan đến lập Tổng mức đầu tư, tổng dự
toán và dự toán công trình;
• Các tiêu chuẩn:
Dự án “Trạm dừng nghỉ Quán Ngang” được xây dựng dựa trên những tiêu
chuẩn, quy chuẩn chính như sau:
- Quy chuẩn xây dựng Việt Nam (tập 1, 2, 3 xuất bản 1997-BXD);
- Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 03/4/2008. Ban hành Quy chuẩn kỹ
thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng (QCVN: 01/2008/BXD); Quy định về trạm
dừng nghỉ : Thông tư số 48/2012/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải;
- TCVN 2737-1995 : Tải trọng và tác động- Tiêu chuẩn thiết kế;
- TCXD 45-1978
: Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và công trình;
- TCVN 6160 – 1996: Yêu cầu chung về thiết kế, lắp đặt, sử dụng hệ thống chữa
cháy;
- TCVN 5673:1992 : Tiêu Chuẩn Thiết kế hệ thống cấp thoát nước bên trong;
- 11TCN 19-84
: Đường dây điện;
- EVN
: Yêu cầu của ngành điện lực Việt Nam (Electricity of
VietNam).

CHƯƠNG II: BỐI CẢNH VÀ CĂN CỨ CỦA DỰ ÁN
I. Căn cứ xác định sự cần thiết và tính cấp thiết của dự án.
1. Phân tích môi trường vĩ mô.
Trong bối cảnh phải đối mặt với những khó khăn, thách thức ở trong nước và
trên thế giới như cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, thiên tai,
dịch bệnh diễn biến bất thường, an ninh chính trị còn tiềm ẩn những yếu tố phức tạp…
song, tỉnh Quảng Trị đã tranh thủ thời cơ, vượt qua khó khăn, thách thức để đạt được
những thành tựu:

7


Dự án: Trạm dừng nghỉ Quán Ngang
- Nông nghiệp: Toàn tỉnh cơ bản đã thu hoạch xong vụ Hè Thu. Năng suất, sản
lượng của nhiều loại cây trồng đạt khá.
- Lâm nghiệp: Dự ước toàn tỉnh tiến hành trồng mới 3.000 ha rừng.
- Thủy sản: Diện tích nuôi trồng thủy sản hiện có 2.951,2 ha, giảm 3,8% so với
năm 2011;
- Sản xuất công nghiệp: Tình hình sản xuất công nghiệp tiếp tục ổn định. Chỉ số
sản xuất công nghiệp tháng 10/2012 tăng 6,3% so tháng 9/2012.
- Vốn đầu tư phát triển: Tổng mức đầu tư phát triển thuộc nguồn vốn nhà nước
do địa phương quản lý tháng 10/2012 ước thực hiện 192 tỷ đồng, tăng 19% so với
tháng trước;
- Giao thông vận tải: Doanh thu vận tải tháng 10/2012 thực hiện 73 tỷ đồng tăng
2,4% so với tháng trước; khối lượng hành khách vận chuyển thực hiện 389,2 ngàn
người, tăng 2%; khối lượng hành khách luân chuyển thực hiện 32.966 ngàn người.km,
tăng 3%. Khối lượng hàng hoá vận chuyển thực hiện 465 ngàn tấn, tăng 0,7%; khối
lượng hàng hoá luân chuyển thực hiện 31.576 ngàn tấn.km, tăng 2,8%.
- Thương mại, giá cả: Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tháng
10/2012 thực hiện 1.321 tỷ đồng, giảm 1,6% so tháng trước.
- Thu chi ngân sách địa phương: Tổng thu ngân sách trên địa bàn tính đến
20/10/2012 là: 1.175,6 tỷ đồng, đạt 80,2% dự toán địa phương.
2. Chính sách phát triển.
Một số chỉ tiêu phát triển chủ yếu:
- Tốc độ tăng GDP bình quân thời kỳ 2011 - 2015 đạt 11,5-12,5%, thời kỳ 2016 2020 đạt 12,5-13,5%.
- Thu nhập bình quân đầu người đạt 15 triệu đồng năm 2010 và 32 triệu đồng
năm 2015 và đạt 69 triệu đồng năm 2020 (giá HH).
- Tỷ lệ lao động được đào tạo đạt từ 31-32% vào năm 2010; trên 40 % vào năm
2015; trên 50% vào năm 2020.

- Giảm tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 15% vào năm 2010; giai đoạn2011-2020 giảm
bình quân từ 2,5-3%/năm.
- Định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực của tỉnh Quảng Trị đến 2020: Đẩy
mạnh phát triển công nghiệp, tạo động lực phát triển cho nền kinh tế. Tăng cường đầu
tưkết cấu hạ tầng và thu hút đầu tư, phát huy hiệu quả các khu Công nghiệp. Tập trung
đầu tưphát triển các ngành công nghiệp có tiềm năng lợi thế như: thủy điện, nhiệt điện,
sản xuất xi măng, vật liệu xây dựng, chế biến nông lâm, thủy sản...Chú trọng sử dụng
công nghệ tiên tiến, hiện đại, ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn, tạo
hàng hóa xuất khẩu.
- Tạo bước chuyển biến mạnh trong phát triển thương mại, du lịch, dịch vụ, tăng
khả năng đóng góp cho nền kinh tế và tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập dân cư.
Tập trung đầu tưvà khai thác hiệu quả các trung tâm thương mại của tỉnh, phát huy các
lợi thế của Hành lang kinh tế Đông - Tây. Phát triển mạnh các loại hình dịch vụ,
thương mại. Hình thành các trung tâm thương mại, tài chính, ngân hàng, bưu chính
8


Dự án: Trạm dừng nghỉ Quán Ngang
viễn thông...đáp ứng nhu cầu giáo lưu khu vực. Tăng cường công tác đối ngoại và hợp
tác kinh tế quốc tế, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế khu vực và toàn cầu; tham
giatích cực vào chương trình hợp tác phát triển tiểu vùng sông Mêkông mở rộng, các
chương trình du lịch kết nối di sản văn hóa của các tỉnh miền Trung và các nước dọc
Hành lang kinh tế Đông - Tây.
- Phát triển nông, lâm, ngư nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, đẩy mạnh thâm
canh và đầu tưchiều sâu, sử dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ sạch gắn với công
nghiệp chế biến, đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn, kết hợp với giữ gìn môi
trường, bảo đảm phát triển bền vững.
- Ổn định diện tích trồng lúa nước 2 vụ hiện có, đi sâu vào thâm canh và sản xuất
lúa chất lượng cao, phát triển mạnh các vùng chuyên canh sản xuất tập trung các loại
cây trồng vật nuôi chủ lực. Tăng cường áp dụng khoa học công nghệ trong tất cả các

khâu sản xuất, bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Nâng cao chất lượng, khả năng
cạnh tranh của hàng hóa nông lâm, thủy sản trên thị trường trong nước và xuất khẩu,
tăng giá trị kinh tế và hiệu quả sản xuất.
- Chú trọng đầu tư các lĩnh vực xã hội như: Đẩy mạnh giáo dục - đào tạo để nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực; Nâng cao năng lực, chất lượng khám, chữa bệnh và
chăm sóc sức khỏe cho nhân dân; bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền
thống dân tộc, quê hương. Thực hiện tốt các chính sách xã hội, xóa đói, giảm nghèo;
Bảo vệ an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường thuận lợi cho phát
triển kinh tế - xã hội.
- Xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và phát triển mạng lưới đô
thị theo hướng hiện đại, tạo nền tảng vững chắc cho bước phát triển tiếp theo.
Tập trung xây dựng và nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, tiền đề cho
khai thác hiệu quả Hành lang kinh tế Đông – Tây, bao gồm nâng cấp các tuyến đường
quan trọng như Quốc lộ 1A, Quốc lộ 9 đến Cửa Việt, đường ven biển, đường cao tốc
Quảng Trị - Huế, đường 4 làn xe Đông Hà – Lao Bảo, nâng cấp cảng hàng hóa Cửa
Việt, xây dựng cảng biển Mỹ Thủy, cầu Cửa Việt, nhà máy đóng tàu. Hoàn thiện hệ
thống giao thông nội tỉnh. Khai thác hiệu quả công trình thủy lợi – thủy điện Quảng
Trị, nâng cấp hệ thống các công trình thủy lợi hiện có.
II. Các điều kiện và cơ sở của dự án.
1. Ngành.
• Thực trạng giao thông đường bộ và trạm dừng nghỉ tại Việt Nam.
Trong nhiều năm trở lại đây, cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước, bộ
mặt giao thông của Việt Nam đã được cải thiện đáng kể thể hiện qua tốc độ tăng
trưởng của phương tiện giao thông, vận tải hàng hóa và khách du lịch tăng. Tuy nhiên
hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật và các dịch vụ hỗ trợ cho giao thông
đường bộ còn nhiều bất cập.
Theo báo cáo sơ kết 6 tháng đầu năm 2012 của Bộ Giao thông Vận tải, công
tác vận tải hành khách và hàng hóa bị ảnh hưởng trực tiếp từ khủng hoảng kinh tế, sản
lượng vận tải hàng hóa nói chung và đặc biệt là vận tải hàng hóa bằng đường biển đã
9



Dự án: Trạm dừng nghỉ Quán Ngang
sụt giảm gần 14%. Nhưng đáng mừng là vận tải đường bộ duy trì mức tăng cao, đạt
341.4 triệu tấn hàng hóa, tăng 12.6% và 18.3 tỷ tấn/km, tăng 9.7% so với cùng kỳ năm
trước; sản lượng vận tải hành khách đạt 1.5 tỷ lượt khách, tăng 14% và 52.4 tỷ lượt
khách/km, tăng 12.1% so với cùng kỳ 2011.
Xét trung bình năm thì tốc độ tăng trưởng về phương tiện vẫn tăng đáng kể,
nhưng số phương tiện vận tải đang mất cân đối do nhu cầu vận tải ít hơn năng lực của
các phương tiện. Số lượng xe cũ, thậm chí không đạt chuẩn, chủng loại xuất xứ không
đồng bộ đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình đảm bảo an toàn khi khai thác cùng
với công tác tổ chức sản xuất manh mún, nhỏ lẻ là những bất cập của bộ mặt vận tải
Việt Nam. Hiện Việt Nam có trên 1,000 doanh nghiệp vận tải ôtô nhưng có hàng chục
ngàn hộ cá thể có ôtô tham gia vận tải. Trong đó hơn 30% doanh nghiệp có quy mô
nhỏ, chỉ có một vài xe. Một số loại hình vận tải ôtô như: vận tải container, vận tải nặng
siêu trường siêu trọng chủ yếu do từ nhân nắm giữ thị phần, nhưng năng lực hạn chế,
chưa đáp ứng được nhu cầu khi hội nhập với các nước lân cận và trong khu vực.
Về vận tải hành khách, mặc dù đã có nhiều chuyển biến, tai nạn giao thông có
giảm nhưng vẫn còn tình trạng phóng nhanh vượt ẩu để tranh giành khách, nhồi nhét
khách trong các dịp lễ tết, bán khách, cơm tù dọc đường vẫn xảy ra. Số tai nạn giao
thông 6 tháng đầu năm 2012 giảm so với cùng kỳ năm ngoái, tuy nhiên số người chết
và bị thương vẫn còn cao. Theo báo cáo của Ủy ban An Toàn Giao thông Quốc gia,
toàn quốc đã xảy ra 17,886 vụ tại nạn giao thông, làm chết 4,953 người và bị thương
19,977 người; giảm 21.63% số vụ tai nạn giao thông so với cùng kỳ năm ngoái, giảm
16.69% số người chết và giảm 21.63% số người bị thương.
Bên cạnh những bất cập nêu trên thì trạm dừng nghỉ và dịch vụ kỹ thuật (dịch
vụ và an toàn vận tải đường bộ) cũng là một vấn đề đang được quan tâm. Theo thống
kê,Việt Nam hiện có khoảng 280,000km đường, riêng quốc lộ là trên 17,000km, trong
khi đó số lượng trạm dừng nghỉ hầu như tự phát, trên dọc tuyến quốc lộ trong cả
nướcchỉ có các quán ăn tự phát dọc đường, các trạm cấp xăng dầu nằm độc lập.

Nếu căn cứ theo thông tư 48/2012/TT-BGTVT của Bộ GTVT thì số lượng
trạm dừng nghỉ đạt chuẩn hiện nay rất ít. Có thể kể đến ba trạm dừng nghỉ tại Bắc
Giang, Ninh Bình, Hoà Bình do tổ chức JICA (Nhật Bản) tài trợ và một số trạm dừng
do công ty Mai Linh, Tín Nghĩa, Phương Trang, Trung Thuỷ và một số doanh nghiệp
khác. Số trạm dừng trên đều xây dựng với qui mô nhỏ, có dịch vụ phục vụ các nhu cầu
tối thiểu cho khách đi xe chứ chưa kết hợp với các dịch vụ hàng hóa. Một số trạm
dừng còn phải bù lỗ do không có khách sử dụng dịch vụ, một phần do tâm lý khách
hàng, một phần do những vướng mắc về thủ tục, cộng thêm sự tuyên truyền còn hạn
chế đã dẫn đến kết quả không như mong đợi tại các trạm dừng chân.
• Thực trạng giao thông đường bộ và trạm dừng nghỉ ở tỉnh Quảng Trị.
Quảng Trị có vị trí khá thuận lợi về giao thông bao gồm cả đường bộ, đường
sắt và đường thủy: Quốc lộ 1A, Đường Hồ Chí Minh, đường sắt chạy xuyên qua tỉnh
theo hướng Bắc – Nam, Quốc lộ 9 gắn với Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo chạy theo hướng
Đông – Tây.
10


Dự án: Trạm dừng nghỉ Quán Ngang
+ Quốc lộ 1A chạy theo hướng Bắc – Nam là con đường giao thông huyết mạch
xuyên suốt Việt Nam với tổng chiều dài 2.301,340m. Đoạn đi qua địa bàn tỉnh Quảng
Trị có chiều dài 75km.
+ Quốc lộ 9 chạy theo hướng Đông – Tây, nối Cảng Cửa Việt qua Cửa Khẩu Lao
Bảo với chiều dài 85km là cửa ngõ giao thương với Lào, Thái Lan và các nước lân
cận.
Ngoài ra, đường Hồ Chí Minh cũng đi qua địa bàn tỉnh Quảng Trị thuận tiện
cho vận chuyển hàng hóa đến các cửa khẩu, hải cảng để xuất khẩu và các trung tâm
kinh tế lớn của cả nước.
Mạng lưới tỉnh lộ có các tuyến đường 7, 8, 64, 68, 70, 74, 76 nối các vùng ven
biển, đồng bằng và trung du miền núi với nhau.
Hiện nay, tất cả các tuyến đường xuống các trung tâm huyện đã được rải nhựa,

hầu hết các trung tâm xã đã có đường ôtô đến.
Riêng QL1A đi qua tỉnh Quảng Trị là tuyến đường giao thông huyết mạch. Trên
tuyến đường này hàng ngày có mật độ lưu lượng xe cộ qua lại rất lớn, dân cư tập trung
với mật độ cao. Tuy nhiên, hiện nay trên địa bàn tỉnh Quảng Trị vẫn chưa có trạm
dừng nghỉ nào.
Trong khi đó, tại Điều 65 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định, thời gian
làm việc của người lái xe ô tô không được quá 10 giờ trong một ngày và không được
lái xe liên tục quá 4 giờ nhằm tránh tình trạng lái xe làm việc liên tục mệt mỏi không
đảm bảo an toàn giao thông. Không chỉ riêng với lái xe mà mọi người dân đều có nhu
cầu đi lại, học hành, chữa bệnh… Đấy là nhu cầu rất thiết thực đối với mọi người. Mỗi
khi có việc cần phải đi đường xa mà không có chỗ dừng chân, nghỉ ngơi lấy lại sức để
đi tiếp, thì không tránh khỏi mệt nhọc, mất sức, nhất là đối với người có tuổi, người
tàn tật, phụ nữ và trẻ em.
Như vậy, có thể khẳng định, tỉnh Quảng Trị đang thiếu trạm dừng nghỉ và việc
xây dựng trạm dừng nghỉ trên quốc lộ 1A là một việc làm cần thiết trong giai đoạn
hiện nay.
• Thực trạng Trung tâm Đăng kiểm tại Quảng Trị.
Theo số liệu đăng ký tại phòng CSGT công an tỉnh và số liệu quản lý của Trung
tâm đăng kiểm phương tiện cơ giới thuỷ bộ Quảng Trị đã kiểm định thì hiện nay số
lượng phương tiện tỉnh quản lý gần 9.000 xe (tương đương 15.000 lượt kiểm
định/năm). Tính đến hết năm 2009 Trung tâm đã kiểm định được 13.579 lượt phương
tiện/năm, vượt công suất thiết kế của thiết bị là 1.579 lượt phương tiện. Trong khi nhu
cầu ngày càng tăng thì Trung tâm đăng kiểm hiện tại với diện tích chật hẹp không phát
triển kịp nhu cầu: Với bãi đỗ xe bị hạn chế và chưa có bãi thử xe cần cẩu, không thể
mở rộng bố trí thêm dây chuyền kiểm định dẫn đến khó khăn trong việc thực hiện
kiểm định các loại xe có kích thước và trọng tải lớn. Về lâu dài sẽ không đáp ứng đủ
nhu cầu, gây khó khăn trong việc đăng kiểm và hoạt động giao thông sẽ gây chậm trễ,
ách tắc cho người dân tham gia giao thông.
11



Dự án: Trạm dừng nghỉ Quán Ngang
Để giải quyết những yêu cầu cấp thiết nêu trên, giảm tải cho dây chuyền Trung
tâm đăng kiểm phương tiện cơ giới thuỷ bộ Quảng Trị, giảm độ ô nhiễm, độ ồn, tránh
tình trạng tắc nghẽn giao thông trong khu vực trung tâm thành phố và nhất đáp ứng
nhu cầu nhanh chóng, thuận lợi ...
Đồng thời với vị trí được xây dựng trên Quốc lộ 1A thì Trung tâm sẽ có lợi thế
lớn là một hạng mục trong tổng thể Trạm dừng nghỉ tại Quán Ngang nên thuận lợi cho
các xe ô tô hoạt động trên tuyến đường ghé vào trạm dừng nghỉ chân đồng thời thời
gian này sẽ tiến hành kiểm định an toàn kỹ thuật, đánh giá.
2. Môi trường thực hiện dự án.
• Vị trí địa lý:
Tỉnh Quảng Trị nằm trên tọa độ địa lý từ 16018 đến 17010 vĩ độ Bắc, 106032
đến 107034 kinh độ Đông.
- Phía Bắc giáp huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
- Phía Nam giáp huyện Phong Điền và A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Phía Đông giáp Biển Đông.
- Phía Tây giáp tỉnh Savanakhet và Salavan, nước CHDCND Lào.

Hình: Vị trí của tỉnh Quảng Trị
• Đơn vị hành chính:
Tỉnh Quảng Trị thuộc vùng Bắc Trung Bộ, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Bình, phía
Nam giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế, phía Tây giáp nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào
12


Dự án: Trạm dừng nghỉ Quán Ngang
và phía Đông giáp biển đông. Tỉnh có 1 thành phố, 1 thị xã và 8 huyện. Quảng Trị nằm
trên các trục giao thông quan trọng của quốc gia, có Quốc lộ 9 nằm trên tuyến Hành
lang Kinh tế Đông – Tây (EWEC) qua cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo, thuận lợi cho các

ngành giao thông, thương mại, du lịch và hợp tác đầu tư với các nước ASEAN.
• Nguồn nhân lực.
Năm 2010 toàn tỉnh Quảng Trị có 346.287 nghìn người trong độ tuổi lao động,
chiếm khoảng 57,5% dân số, số người trong độ tuổi lao động tăng thêm bình quân mỗi
năm khoảng 3.000 - 4.000 người. Đội ngũ lao động được đào tạo, có chuyên môn kỹ
thuật của tỉnh còn hạn chế. Số người đạt trình độ từ sơ cấp, có chứng chỉ nghề trở lên
chiếm 26% (trong đó cao đẳng, đại học trở lên chiếm 4,4%; trung học chuyên nghiệp
5,9%; công nhân kỹ thuật có bằng 1,5%, công nhân kỹ thuật không bằng 8,3%, sơ
cấp/chứng chỉ nghề 2,9%). Còn lại phần lớn là lao động không có chuyên môn kỹ
thuật chiếm 74%. Phần lớn lao động trên địa bàn tỉnh làm việc trong các ngành nông,
lâm, ngư nghiệp (năm 2010 chiếm tỷ lệ 55%);lao động trong các lĩnh vực công nghiệp
- xây dựng và dịch vụ có xu hướng chiếm tỉ trọng ngày càng tăng trong cơ cấu lao
động xã hội.
• Du lịch – Dịch vụ.
Tỉnh Quảng Trị có nhiều lợi thế để khai thác du lịch. Về mặt lịch sử, nơi đây
từng là trung tâm nối giữa hai miền Nam, Bắc của Việt Nam, trong suốt thời gian diễn
ra cuộc Chiến tranh Việt Nam, vùng đất này bị tàn phá dữ dội bởi bom đạn của Hoa
Kỳ (Tính bình quân, mỗi người dân Quảng Trị đã phải gánh chịu 7 tấn bom đạn Mỹ)
cũng như những cuộc đụng độ khốc liệt giữa các bên tham chiến. Chính vì điều kiện
lịch sử đặc thù như vậy, ngày nay Quảng Trị đã trở thành một địa điểm có điều kiện
thuận lợi để phát triển ngành du lịch. Về mặt tự nhiên, nơi đây cũng có nhiều thắng
cảnh đẹp như các bãi biển, sông suối, rừng nguyên sinh và các địa danh khác.
Ngoài ra, Quảng Trị còn có nguồn tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn, điều
kiện vị trí địa lý – giao thông tương đối dễ tiếp cận bằng đường bộ, đường thuỷ và cả
đường hàng không. Đây chính là những điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch mà
không phải tỉnh,thành nào cũng có được.
Bên cạnh đó, Quảng Trị được biết đến như một vùng đất có nhiều di tích lịch sử
nhất Việt Nam với 431 di tích lịch sử cách mạng trong tổng số 498 di tích và danh
thắng của Quảng Trị được kiểm kê, đánh giá. Trong số 70 nghĩa trang liệt sĩ ở Quảng
Trị, thì có đến hai nghĩa trang quốc gia (Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn và Nghĩa trang

Quốc gia đường 9) nơi yên nghỉ của hơn 6 vạn liệt sĩ, một địa chỉ hành hương của
người dân trong phạm vi cả nước. Với nguồn vốn đầu tư tôn tạo, phục chế lên đến
hàng chục tỉ đồng, cụm di tích đôi bờ Hiền Lương đã trở thành một điểm dừng quan
trọng trên đường Bắc - Nam, không chỉ riêng cho du khách mà cả những hành khách
lưu thông trên quốc lộ 1A.
Ở Quảng Trị có một số lễ hội thu hút đông đảo sự tham gia của nhân dân địa
phương và du khách như: Lễ hội đêm Thành Cổ, Lễ hội Trường Sơn huyền thoại, Lễ
hội thống nhất non sông, Lễ hội Tổ đình Sắc Tứ, Lễ hội dân gián, Hội Cướp Cù, Hội
13


Dự án: Trạm dừng nghỉ Quán Ngang
Thượng Phước, Lễ hội rước kiệu ở thánh địa La Vang, Lễ hội đua thuyền, Lễ hội rước
hến làng Mai Xá, Lễ hội đua thuyền truyền thống làng Mai Xá, Lễ hội chợ đình Bích
La, Lễ hội Nhịp cầu Xuyên Á...
Tóm lại, Quảng Trị đóng vai trò quan trọng trong giao lưu kinh tế, thương mại,
du lịch, vận chuyển hàng hoá với cả nước và các nước khác trong khu vực, là điều kiện
thuận lợi để kêu gọi đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.
3. Kết luận về sự cần thiết đầu tư.
Trạm dừng nghỉ là công trình thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thực
hiện chức năng phục vụ người và phương tiện dừng, nghỉ trong quá trình tham gia giao
thông trên các tuyến vận tải đường bộ.
Như vậy, xét thấy toàn tỉnh Quảng Trị nói chung và dọc tuyến quốc lộ 1A đi qua
tỉnh Quảng Trị nói riêng hiện nay chưa có trạm dừng nghỉ nào mang tính chuyên
nghiệp và tập trung nên … chúng tôi quyết định đầu tư xây dựng Trạm dừng nghỉ
Quán Ngang. Dự án này trước hết xuất phát từ nhu cầu thực tế của người dân cũng như
phù hợp với điều kiện địa lý, cảnh quan môi trường xung quanh. Bên cạnh đó, dự án
còn được hình thành từ yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Trị và phù hợp
với chính sách phát triển bền vững, chính sách phát triển hạ tầng giao thông, nâng cao
chất lượng phục vụ, đảm bảo an toàn mà chính phủ cũng như tỉnh đã định hướng.

Dự án hứa hẹn sau khi đi vào thực hiện không chỉ đáp ứng mục đích kinh doanh
của Công ty, mà còn tạo thêm một điểm du lịch văn hóa, một công trình kiến trúc đặc
sắc tại tỉnh Quảng Trị. Cuối cùng, với niềm tự hào sẽ góp phần giải quyết việc làm và
thu nhập ổn định cho lao động của địa phương, chúng tôi tin rằng dự án Trạm dừng
nghỉ Quán Ngang là sự đầu tư cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
CHƯƠNG III: ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG
I. Vị trí xây dựng.
Trạm dừng nghỉ Quán Ngang với diện tích khoảng 24.805m2 được xây dựng tại
Km747+700 phía phải tuyến (Từ Bắc vào Nam) trên quốc lộ 1A, thôn Hà Thanh, xã
Gio Châu, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị.

14


Dự án: Trạm dừng nghỉ Quán Ngang

Hình: Vị trí xây dựng Trạm dừng nghỉ Quán Ngang
Trạm dừng nghỉ Quán Ngang có vị trí hết sức thuận lợi về giao thông, nằm trên
trục đường quốc lộ 1A, là con đường giao thông huyết mạch nối các tỉnh trên cả nước
với nhau. Đồng thời với lợi thế có quy hoạch Trung tâm Đăng kiểm phương tiện cơ
giới 74-02D là một hạng mục nằm trong tổng thể Trạm dừng nghỉ.
Địa điểm được xác định cụ thể như sau:
+ Phía Bắc giáp đường Quy hoạch rộng 8m, mương quy hoạch 7m.
+ Phía Tây giáp đường sắt Bắc - Nam, hành lang đường sắt.
+ Phía Đông giáp đường Quốc Lộ 1A.
+ Phía Nam giáp đường quy hoạch rộng 7m.
II. Điều kiện tự nhiên.
• Địa hình
Dự án nằm trên tuyến đường QL1A là tuyến đường giao thông huyết mạch của cả
nước. Địa hình đồng bằng.

• Khí hậu
Dự án thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa, có nền nhiệt độ cao, chế độ ánh sáng và
mưa, ẩm dồi dào, tổng tích ôn cao...
III. Cơ sở hạ tầng của khu vực
Trạm dừng nghỉ Quán Ngang nằm trên đất trống bằng phẳng, thuận lợi cho phát
triển dự án.

15


Dự án: Trạm dừng nghỉ Quán Ngang
IV. Kết luận
Dự án xây dựng Trạm dừng nghỉ Quán Ngang của Công ty Cổ phần Trường
Danh chúng tôi được đặt trên quốc lộ 1A, thôn Hà Thanh, xã Gio Châu, huyện Gio
Linh, tỉnh Quảng Trị. Khu vực dự án đã được quy hoạch đúng với chức năng của một
trạm dừng nghỉ, đúng với quy hoạch xây dựng và phát triển của Bộ giao thông vận tải
và tỉnh Quảng Trị, đảm bảo tiêu chuẩn hoạt động cũng như vấn đề môi trường.
Vị trí dự án thuận lợi về nhiều mặt như nằm trên trục quốc lộ 1A, có giao thông
thông suốt, đảm bảo quá trình hoạt động của một trạm dừng nghỉ.

CHƯƠNG IV: QUY MÔ VÀ PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT
I. Quy mô xây dựng.
- Tổng diện tích khu đất
: 24.805 m2
- Diện tích xây dựng công trình : 18.604 m2
- Mật độ xây dựng
: 75%
II. Phương án kỹ thuật.
1. Tiêu chuẩn chung.
Việc xây dựng hệ thống các trạm dừng nghỉ tiện nghi trên hệ thống giao thông

đường bộ của Việt Nam thời gian qua đã được Chính phủ và Bộ Giao thông Vận tải
đặc biệt quan tâm. Luật Giao thông đường bộ năm 2008 đã xác định trạm dừng nghỉ là
kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phục vụ công cộng và cộng đồng.
16


Dự án: Trạm dừng nghỉ Quán Ngang
Mỗi trạm dừng nghỉ trong hệ thống các trạm được đề nghị này có 5 chức năng
chính:
+ Thứ nhất là cung cấp các dịch vụ nghỉ ngơi cho người tham gia giao thông(lái
xe, khách đi xe bao gồm cả khách du lịch). Ngoài ra tùy theo quy mô, trạm dừng nghỉ
còn có thể cung cấp dịch vụ cứu trợ y tế, sửa chữa phương tiện, cung cấp nhiên liệu.
Giúp lái xe và hành khách khắc phục tình trạng mệt mỏi một cách thuận tiện và đảm
bảo an toàn giao thông.
+ Thứ hai là chức năng cung cấp thông tin: về mạng lưới đường bộ (điều kiện
đường sá, cầu; lưu lượng phương tiện lưu thông), về danh lam thắng cảnh, địa điểm du
lịch của địa phương.
+ Thứ ba là chức năng phát triển kinh tế vùng: trạm dừng nghỉ là nơi giới
thiệu, bán các sản phẩm địa phương, thu hút khách du lịch đến các địa điểm du lịch
trong vùng và hợp tác kinh tế giữa các vùng.
+ Thứ tư là chức năng quản lý giao thông: hỗ trợ các cơ quan quản lý đường
bộ trong việc quản lý hạ tầng đường bộ, thông tin về tình trạng cầu, đường để kịp thời
bảo trì hoặc sửa chữa có hiệu quả.
+ Thứ năm, trạm dừng nghỉ đảm nhiệm chức năng là biểu trưng, điểm nhấn
của vùng, khu vực: đặc trưng cho nền văn hoá vùng miền hoặc danh lam, thắng cảnh
của khu vực.
Đảm nhiệm các chức năng này, cơ sở vật chất của trạm dừng nghỉ bao gồm tối
thiểu có: diện tích đỗ xe phù hợp, nhà vệ sinh, khu nghỉ ngơi, thư giãn; phòng cung
cấp thông tin, hướng dẫn du lịch; khu vực giới thiệu sản phẩm địa phương; khu vực
cung cấp các dịch vụ khác như: ăn uống, giải khát, vui chơi giải trí, khách sạn, thư

viện, có thể có thêm khu bảo dưỡng sửa chữa phương tiện, cung cấp nhiên liệu với
điều kiện đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh môi trường và phòng cháy.
2. Tiêu chí xây dựng trạm dừng nghỉ.
Theo thông tư số 48/2012/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải: Quy định về
bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, có 4 loại trạm
dừng nghỉ theo từng tiêu chí như sau:

TT

Hạng mục

01 Tổng diện tích mặt bằng trạm
(tối thiểu)
02 Bãi đỗ xe (diện tích tối thiểu)
03 Đường xe ra, vào

04 Khu kiểm tra, bảo dưỡng, sửa
chữa phương tiện

Đơn vị
Loại trạm dừng nghỉ
tính Loại 1 Loại 2 Loại 3 Loại 4
m2
10.000
5.000
3.000
1.000
m2

5.000

2.500
1.500
500
Đường ra, vào riêngĐường ra, vào
biệt
chung rộng tối
thiểu 7,5m.

Khuyến khích có
17


Dự án: Trạm dừng nghỉ Quán Ngang
05 Trạm cấp nhiên liệu
06 Mặt sân khu vực bãi đỗ xe
07 Khu vệ sinh

m2


Khuyến khích có
Thảm nhựa hoặc bê tông có chiều dày
tối thiểu 07 cm
Có diện tích > 1% tổng diện tích xây
dựng (có nơi vệ sinh phục vụ người
khuyết tật - TCXDVN 264:2002)
36
24
18
18

Tối thiểu bằng 10% Tổng diện tích mặt
bằng trạm (TCXDVN 276:2003)

08 Phòng nghỉ tạm thời cho lái xe
m2
09 Không gian nghỉ ngơi (Khu vực m2
có mái che và khu vực trồng
cây xanh có ghế ngồi)
10 Nơi cung cấp thông tin

11 Khu phục vụ ăn uống, giải khát

12 Khu vực giới thiệu và bán hàng

hóa
13 Phòng trực của nhân viên cứu
Theo quy định của Tổng cục Đường bộ
hộ, sơ cứu tai nạn giao thông
Việt Nam hoặc Sở GTVT địa phương.
3. Tiêu chí xây dựng trung tâm Đăng kiểm.
Theo Thông tư 11/2009/TT-BGTVT ngày 24/6/2009 của Bộ trưởng Bộ GTVT
quy định điều kiện đối với Trung tâm đăng kiểm phương tiện giao thông cơ giời đường
bộ như sau:
- Diện tích tối thiểu của xưởng kiểm tra theo quy định sau đây:
Diện tích tối thiểu của
Kích thước tối thiểu lắp
xưởng kiểm tra có một
đặt dây chuyền
Loại dây chuyền kiểm định
dây chuyền

dài x rộng (m)
(m2)
Dây chuyền kiểm định xe có tải
180
30 x 6
trọng trục đến 2.000 kG
Dây chuyền kiểm định xe có tải
264
40 x 6,6
trọng trục đến 13.000 kG
Đối với Trung tâm có nhiều dây chuyền kiểm định, xưởng kiểm tra phải có diện
tích tối thiểu cho mỗi dây chuyền theo bảng trên.
- Diện tích bãi đỗ xe và đường ra, vào kiểm định của Trung tâm có một dây
chuyền kiểm định tối thiểu bằng 5,5 lần diện tích tối thiểu của xưởng kiểm tra tương
ứng.
Trường hợp Trung tâm có nhiều dây chuyền kiểm định thì kể từ dây chuyền thứ
hai trở đi, diện tích bãi đỗ xe và đường ra vào phải tăng thêm 1,5 lần so với diện tích
tương ứng của dây chuyền đầu tiên.
- Diện tích nhà văn phòng tối thiểu là 90 m2.
4. Tiêu chuẩn thiết kế mặt bằng
+ Phù hợp với quy hoạch được duyệt.
+ Thuận tiện về giao thông.
18


Dự án: Trạm dừng nghỉ Quán Ngang
+ Địa thế cao, bằng phẳng, thoát nước tốt.
+ Đảm bảo các quy định an toàn và vệ sinh môi trường.
+ Không gần các nguồn chất thải độc hại.
+ Đảm bảo có nguồn thông tin liên lạc, cấp điện, cấp nước từ mạng lưới cung

cấp chung.
III. Định hướng đầu tư xây dựng trạm dừng nghỉ.
1. Định hướng phát triển không gian và phân khu chức năng.
Xét theo mục 2. Tiêu chí xây dựng trạm dừng nghỉ, thì trạm dừng nghỉ Quán
Ngang sẽ được xây dựng theo loại 1 vì xây dựng trên khu đất có tổng diện tích là:
24.805 m2.
Như vậy Trạm dừng nghỉ Quán Ngang sẽ được bố trí ở vị trí trung tâm là Cửa
hàng xăng dầu, phía bên phải là xưởng bảo dưỡng sữa chữa phương tiện phía sau là
Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới và các công trình dịch vụ: Khu vực phục vụ ăn uống,
giải khát; nhà lưu trú khách, cửa hàng bán hàng lưu niệm và đặc sản vùng miền, bãi đổ
xe và các hạng mục phụ trợ khác. Tổng thể đảm bảo tính đồng nhất về hình thức kiến
trúc, các công trình có liên hệ tổng thể với nhau về công năng sử dụng và thuận lợi cho
hướng tiếp cận, tạo ấn tượng tốt cho khách hàng.
2. Định hướng các chức năng hoạt động.
Xây dựng một trạm dừng nghỉ vừa hiện đại, chuyên nghiệp nhưng bình dân, tạo
nên một hình ảnh khu nghỉ chân mang bản sắc văn hóa trên Quốc lộ 1A.
3. Định hướng quy mô phục vụ.
Quy mô phục vụ: Trung bình 700 lượt khách/ngày.

CHƯƠNG V: CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
I. Phương án quy hoạch thiết kế kiến trúc, mặt bằng tổng thể.
Các hạng mục kiến trúc trong tổng thể trạm dừng nghỉ Quán Ngang đảm bảo
tính đồng nhất về hình thức kiến trúc, các công trình có liên hệ thuận lợi với nhau về
công năng sử dụng và thuận lợi cho hướng tiếp cận, tạo nên một quần thể công trình
hiện đại.
1. Cửa hàng xăng dầu, cung cấp thông tin, trực cứu hộ:
Cửa hàng xăng dầu là hạng mục công trình nằm ở trung tâm của Trạm dừng
nghỉ Quán Ngang, cấu trúc có 2 phần: Phần mái che cột bơm dài 25m x rộng 16m tựa
trên 4 cột lớn có hình thức kết cấu hiện đại, phóng khoáng và nơi dừng đỗ các loại
phương tiện để tiếp xăng dầu. Phần thứ 2 là: Khối dịch vụ cung câp thông tin, làm việc

và trực nhân viên được thiết kế 4 gian bố trí ngay sau mái che, kt mái 25x8,5m.
Hạng mục nhà đạt tiêu chuẩn cấp 3, phòng hỏa bậc III .

19


Dự án: Trạm dừng nghỉ Quán Ngang
Phía sau Cửa hàng xăng dầu thiết kế các bể chứa nhiên liệu đặt ngầm. Trước
các bể có cụm họng nhập ngầm, có hệ thống xuất bán độc lập nhau và nối với 6 cột
bơm nhiên liệu.
2. Khối nhà nghỉ & dịch vụ tổng hợp (ăn uống, giải khát, giới thiệu và bán
hàng,...):
Khối nhà có 05 tầng kết cấu Bê tông cốt thép, nhà đạt tiêu chuẩn cấp II, kích
thước 20x45m.
+ Tầng 1+2: Nhà ăn và trưng bày sản phẩm hàng hóa với không gian rộng rãi,
thoáng mát, hợp vệ sinh. Diện tích tối thiểu cho 1 thực khách là 1m2/thực khách.
Khu vệ sinh được bố trí phù hợp so với các khu chức năng khác, đáp ứng nhu
cầu sử dụng của hành khách, đảm bảo vệ sinh, không gây ô nhiễm môi trường.
Khu vệ sinh được thiết kế với diện tích 2m2/xí và có chậu rửa riêng biệt.
Phòng vệ sinh nam và nữ được tách riêng biệt, lối vào nhà vệ sinh thông thoáng,
không đọng nước, chiều cao của nhà vệ sinh phù hợp nhu cầu sử dụng.
Có 1 phòng vệ sinh đảm bảo cho người khuyết tật sử dụng với tiêu chuẩn phù
hợp.
+ Nhà bếp + phục vụ:
Nhà bếp + phục vụ được thiết kế độc lập với các khu chức năng khác, dây
chuyền hoạt động 1 chiều hợp vệ sinh.
Khu vực chia thức ăn có cửa mở trực tiếp với nhà ăn.
+ Tầng 2+3: Nhà nghỉ gồm 20 phòng danh cho lái xe và khách lưu trú, diện tích
1 phòng 20m2 có vệ sinh khép kín.
+ Tầng 4+5: Khu vui chơi, giải trí, bán hàng hóa, dịch vụ cafe, giải khát...

3. Trạm kiểm tra, bảo dưỡng, sữa chữa phương tiện và cung cấp vật tư:
Là hạng mục nằm phía trước, bên phải (hướng từ Bắc vào Nam) Cửa hàng
xăng dầu. Với diện tích 600m2. Được xây dựng bằng BTCT.
4. Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới:
Trung tâm kết hợp với phòng làm việc được thiết kế có kích thước 40x60m.
Chiều cao tổng thể công trình là: 10.95m.
Diện tích bố trí 02 dây chuyền kiểm định xe cơ giới (xe con và xe tải). Bộ phận
kiểm tra khí thải được bố trí bên ngoài. Khối văn phòng làm việc được bố trí hai bên
thuận tiện cho việc giám sát công tác kiểm định và thuận tiện cho giao dịch. Giữa hai
bộ phận Đăng kiểm và văn phòng làm việc bố trí hành lang mềm rộng 1.2m dành làm
lối giao thông cho khối văn phòng.
Khối văn phòng tổ chức mặt bằng sử dụng khép kín nhưng đảm bảo độ thông
thoáng tự nhiên, sử dụng các mảng kính lớn tạo đường nét kiến trúc hiện đại cũng như
thuận tiện cho việc giám sát.
5. Bãi đỗ xe & khu vực rửa xe:
Bãi đỗ xe và đường nội bộ được đổ nhựa. Với tổng diện tích 5.200m 2. Diện tích
mỗi chỗ cho ô tô khách 40 m2, ô tô con 25 m2.
6. Sân đường nội bộ, cây xanh, không gian nghỉ ngơi ngoài trời: Diện tích
20


Dự án: Trạm dừng nghỉ Quán Ngang
3.650 m2, cây xanh được bố trí ở những vị trí thích hợp xung quanh công trình tạo
cảnh quan chung.
Không gian nghỉ ngơi trồng cây xanh, bồn hoa và đặt ghế ngồi phục vụ khách
không có nhu cầu vào trong.
7. Lắp điện chiếu sáng tổng mặt bằng:
Đường điện trục chính nối từ nguồn dây cáp bọc kẽm 70x3+35x1 đi ngầm.
Đường điện đến các hạng mục 3x25+1x16 đi ngầm.
Đèn chiếu sáng đường sân bãi :thiết kế 06 đèn cao áp thủy ngân chiếu sáng sân

vườn và mặt đường trước Trạm Dịch vụ.
8. Cấp nước:
- Đường ống trục chính cấp nước φ50.
- Đường ống cấp nước nhánh φ32.
- Đường ống cấp nước φ25.
- Bể nước sinh hoạt 40m3.
- Bể phong hỏa nước và cát: nước 4m3, cát 3m3.
9. Thoát nước:
Xây dựng đường ống thoát nước thải ngầm và hệ thống các bể tự hoại, bể xử lý
như sau:
- Bể tự hoại 18m3
- Bể tự hoại 6m3
- Bể tự hoại 13,5m3
- Bể tách dầu
10. Chống sét:
- Thiết kế hệ thống chống sét tập trung cho cả cụm công trình .
- Thiết kế hệ thống chống sét tĩnh điện quanh các bể chứa nhiên liệu .
11. Hàng rào bảo vệ:
Xây dựng hàng rào bao quanh chống súc vật xâm nhập.
12. Những xây lắp phụ trợ khác:
- Lắp dựng cột đèn lồng 3 mặt gắn biển hiệu Công ty.
- Lắp dựng hộp đèn quảng bá về Trạm dừng nghỉ.
- Lắp dựng biển báo, sơn kẻ vạch phân luồng xe.
II. Tiến độ và thời gian thực hiện
- Tiến độ thực hiện dự án
: 05 năm
Tháng 05/2013–12/2013: Làm các thủ tục quy hoạch.
Tháng 12/2013-05/2014: Xây dựng đưa vào sử dụng hạng mục Cửa hàng xăng
dầu; Trạm cung cấp vật tư và sữa chữa.
Tháng 05/2014-04/2014: Làm các thủ tục thuê đất mở rộng dự án.

Tháng 04/2015-10/2015: Xây dựng đưa vào sử dụng Trạm đăng kiểm và nhà dịch
vụ tổng hợp.
21


Dự án: Trạm dừng nghỉ Quán Ngang
Tháng 10/2015-12/2015: Làm các thủ tục quy hoạch mở rộng dự án ( Theo tiêu
chuẩn của một Trạm dừng nghĩ loại 1 )
Tháng 1/2016 – 3/2017 Xây dựng hoàn thành các hạng mục mở rộng của dự án
đưa vào khai thác sử dụng.
- Thời gian hoạt động : 20 năm, tính từ năm 2015 dự án sẽ dần đi vào hoạt động
một số hạng mục của dự án.
III. Nhu cầu sử dụng lao động.
1. Sơ đồ tổ chức.

Tại trụ sở Công ty
Giám đốc
Phó Giám đốc

Tại Trạm dừng nghỉ Quán Ngang
Quản lý chung
Kế toán

Trung
tâm
đăng
kiểm

Cửa
hàng

xăng
dầu,

Cửa hàng
vật liệu,
Gara sữa
chữa, bảo
hành, bảo trì

Nhà nghĩ
và Dịch
vụ tổng
hợp, bãi
đỗ xe

Trung tâm
cung cấp
Thông tin,
Cứu nạn, cứu
hộ

2. Số lượng lao động
Số lượng lao động hoạt động: Dự kiến khoảng 100 lao động, được học và đào
tạo có chuyên môn nghiệp vụ.
CHƯƠNG VII: TỔNG MỨC ĐẦU TƯ DỰ ÁN
I. Cơ sở lập tổng mức đầu tư.
Tổng mức đầu tư cho dự án đầu tư xây dựng Trạm dừng nghỉ Quán Ngang
được lập dựa trên các phương án trong hồ sơ thiết kế cơ sở của dự án và các căn cứ sau
đây :
- Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội Nước Cộng

hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam;
22


Dự án: Trạm dừng nghỉ Quán Ngang
- Luật thuế thu nhập doanh nghiệp của Quốc Hội khóa XII kỳ họp thứ 3, số
14/2008/QH12 Ngày 03 tháng 06 năm 2008 ;
- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009 của Chính phủ về việc Quản lý
dự án đầu tư và xây dựng công trình;
- Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về việc Quản
lý chất lượng công trình xây dựng và Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/04/2008
của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 2009/2004/NĐ-CP;
- Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành Luật thuế giá trị giá tăng;
- Nghị định số 148/2004/NĐ-CP ngày 23/07/2004 sửa đổi, bổ sung Khoản 1
Điều 7 Nghị định số 158/2003/NĐ-CP;
- Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 27/05/2007 của Bộ Xây dựng về việc
“Hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình”;
- Thông tư số 129/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 hướng dẫn thi hành Nghị
định số 123/2008/NĐ-CP;
- Thông tư 130/2008/TT-BTT ngày 26/12/2008 hướng dẫn thi hành một số điều
của Luật Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp.
- Thông tư số 02/2007/TT–BXD ngày 14/2/2007. Hướng dẫn một số nội dung
về: lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình; giấy phép xây dựng và
tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
- Định mức chi phí quản lý dự án và từ vấn đầu tư xây dựng kèm theo Quyết
định số 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng;
- Thông tư 203/2009/TT-BTC của Bộ Tài Chính ngày 20 tháng 10 năm 2010
hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định;
- Các văn bản khác của Nhà nước liên quan đến lập Tổng mức đầu tư, tổng dự

toán và dự toán công trình.
II. Nội dung tổng mức đầu tư.

1. Giai đoạn 1: ( đã hoàn thành và đưa vào khai thác sử dụng )
Mục đích của tổng mức đầu tư là tính toán toàn bộ chi phí đầu tư xây dựng Dự
án “Trạm dừng nghỉ Quán Ngang”, làm cơ sở để lập kế hoạch và quản lý vốn đầu tư,
xác định hiệu quả đầu tư của dự án.
Tổng mức đầu tư của dự án là: 59.831.085.000 đồng (Năm mươi chín tỷ, tám
trăm ba mươi mốt triệu, không trăm tám mươi lăm ngàn đồng) bao gồm: Chi phí
xây dựng và lắp đặt, Chi phí máy móc thiết bị; Chi phí quản lý dự án; Chi phí tư vấn
đầu tư xây dựng (chi phí lập dự án, chi phí thẩm tra dự toán, chi phí giám sát thi công
xây lắp), dự phòng phí và các khoản chi phí khác (chi phí bảo hiểm xây dựng, chi phí
kiểm toán, chi phí thẩm tra phê duyệt quyết toán).
• Chi phí xây dựng
: 43.357.535.000 đồng
• Chi phí máy móc, thiết bị
: 6.054.000.000 đồng
• Chi phí quản lý dự án
: 1.209.100.000 đồng
23


Dự án: Trạm dừng nghỉ Quán Ngang
Chi phí quản lý dự án tính theo Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư
xây dựng công trình.
Chi phí quản lý dự án bao gồm các chi phí để tổ chức thực hiện các công việc
quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án đến khi hoàn thành nghiệm
thu bàn giáo công trình vào khai thác sử dụng, bao gồm:
Chi phí tổ chức lập dự án đầu tư.
Chi phí tổ chức thẩm định dự án đầu tư, tổng mức đầu tư; chi phí tổ chức thẩm

tra thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng công trình.
Chi phí tổ chức lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng;
Chi phí tổ chức quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ và quản lý chi phí xây
dựng công trình;
Chi phí tổ chức đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường của công trình;
Chi phí tổ chức nghiệm thu, thanh toán, quyết toán hợp đồng; thanh toán, quyết
toán vốn đầu tư xây dựng công trình;
Chi phí tổ chức nghiệm thu, bàn giao công trình; Chi phí khởi công, khánh thành;
=> Chi phí quản lý dự án = 2,447%*(GXL+GTB)/1,1 = 1.209.100.000 đồng.
GXL: Chi phí xây lắp.
GTB: Chi phí thiết bị, máy móc.
• Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng: 3.364.004.000 đồng
- Chi phí lập báo cáo KTKT : 2,95%*(GXL+GTB)/1,1 = 1.451.395.000 đồng.
- Chi phí thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công: 0,203%*GXL=
87.672.000 đồng.
- Chi phí thẩm tra dự toán, tổng dự toán: 0,197%*GXL= 85.170.000 đồng.
- Chi phí giám sát thi công xây dựng công trình: 2,592%*GXL= 1.118.254.000
đồng.
- Chi phí giám sát lắp đặt thiết bị: 0,675%*GTB= 40.865.000 đồng.
- Chi phí lập hồ sơ mời thầu, đánh giá HSDT thi công xây dựng: 0,33%*GXD=
142.381.000 đồng.
- Chi phí lập hồ sơ mời thầu, đánh giá HSDT mua sắm thiết bị: 0,287%*GTB=
17.375.000 đồng.
- Chi phí chứng nhận phù hợp chất lượng công trình: 35%*(Chi phí giám sát
xây dựng+Thiết bị)= 405.692.000 đồng.
• Chi phí khác: 407.256.000 đồng.
• Chi phí dự phòng
Dự phòng phí bằng 10% chi phí xây lắp, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án,
chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và chi phí khác phù hợp với Thông tư số 05/2007/TTBXD ngày 25/07/2007 của Bộ Xây dựng về việc “Hướng dẫn lập và quản lý chi phí dự
án đầu tư xây dựng công trình”.

=> Chi phí dự phòng
(GXl+Gtb+Gqlda+Gtv+Gk)*10%= 5.439.085.000 đồng.
24


Dự án: Trạm dừng nghỉ Quán Ngang
2. Giai đoạn 2: ( Đang triển khai các thủ tục xin thuê đất, dự kiến tháng 3/2017
hoàn thành, đưa toàn bộ dự án vào hoạt đọng, khai thác và sử dụng )
Tổng mức đầu tư của dự án là: 70.818.000.000 đồng (Bảy mươi tỷ, tám trăm
mười tám triệu đồng) bao gồm: Chi phí xây dựng và lắp đặt, Chi phí máy móc thiết
bị; Chi phí quản lý dự án; Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng (chi phí lập dự án, chi phí
thẩm tra dự toán, chi phí giám sát thi công xây lắp), dự phòng phí và các khoản chi phí
khác (chi phí bảo hiểm xây dựng, chi phí kiểm toán, chi phí thẩm tra phê duyệt quyết
toán).
* Chi phí bồi thường và hổ trợ tái định cư : 2.100.000.000 đồng
• Chi phí xây dựng
: 39.500.000.000 đồng
• Chi phí máy móc, thiết bị
: 17.000.000.000 đồng
• Chi phí quản lý dự án
:
977.000.000 đồng
Chi phí quản lý dự án tính theo Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư
xây dựng công trình.
Chi phí quản lý dự án bao gồm các chi phí để tổ chức thực hiện các công việc
quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án đến khi hoàn thành nghiệm
thu bàn giáo công trình vào khai thác sử dụng, bao gồm:
Chi phí tổ chức lập dự án đầu tư.
Chi phí tổ chức thẩm định dự án đầu tư, tổng mức đầu tư; chi phí tổ chức thẩm
tra thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng công trình.

Chi phí tổ chức lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng;
Chi phí tổ chức quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ và quản lý chi phí xây
dựng công trình;
Chi phí tổ chức đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường của công trình;
Chi phí tổ chức nghiệm thu, thanh toán, quyết toán hợp đồng; thanh toán, quyết
toán vốn đầu tư xây dựng công trình;
Chi phí tổ chức nghiệm thu, bàn giao công trình; Chi phí khởi công, khánh thành;
=> Chi phí quản lý dự án = 1,9016%*(GXL+GTB)/1,1 = 977.000.000 đồng.
GXL: Chi phí xây lắp.
GTB: Chi phí thiết bị, máy móc.
• Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng
: 2.646.000.000 đồng
• Chi phí khác
: 1.866.000.000 đồng.
• Chi phí dự phòng
: 6.729.000.000 đồng
- Chi phí dự phòng cho khối lượng phát sinh:

10% x (BT + XD + TB + DA + TV + K) =
6.409.000.000 đồng
- Chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá:
0,5% x (BT + XD + TB + DA + TV + K) =
320.000.000 đồng

25


×