Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng và tính gây bệnh của các chủng nấm Ceratocystis sp (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (756.45 KB, 73 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

LẦU A CỞ
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH TRƢỞNG VÀ TÍNH GÂY BỆNH
CỦA CÁC CHỦNG NẤM CERATOCYSTSIS SP. TRÊN CÂY KEO LAI
(ACACIA MANGIUM X ACACIA AURICULIFORMIS)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính Quy

Chuyên ngành

: K12- LTQLTNR

Khoa

: Lâm nghiệp

Khóa học

: 2015 - 2017

Thái Nguyên, Năm 2017



i

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

LẦU A CỞ
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH TRƢỞNG VÀ TÍNH GÂY BỆNH
CỦA CÁC CHỦNG NẤM CERATOCYSTSIS SP. TRÊN CÂY KEO LAI
(ACACIA MANGIUM X ACACIA AURICULIFORMIS)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính Quy

Chuyên ngành

: K12- LTQLTNR

Khoa

: Lâm nghiệp

Khóa học

: 2015 - 2017


Giảng viên hƣớng dẫn

: ThS. Trần Thị Thanh Tâm

Giảng viên khoa Lâm nghiệp - Trƣờng Đại học Nông Lâm

Thái Nguyên, Năm 2017


ii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu Khoa học của bản thân
tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu là quá trình điều tra trên thực địa hoàn
toàn trung thực, chƣa công bố trên các tài liệu, nếu có gì sai sót tôi xin hoàn
toàn chịu trách nhiệm!
Thái Nguyên, ngày 31 tháng 05 năm2017
XÁC NHẬN CỦA GVHD

NGƢỜI VIẾT CAM ĐOAN

Đồng ý cho bảo vệ Khoa học
Trƣớc hội đồng Khoa học!

Th.S: Trần Thị Thanh Tâm

Lầu A Cở

XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN
Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên

Đã sửa chữa sai sót sau khi hội đồng chấm yêu cầu!
(Ký, họ và tên)


iii

LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập và nghiên cứu tại Trƣờng Đại học Nông lâm
Thái Nguyên. Em đã trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về chuyên
môn dƣới sự giảng dạy và chỉ bảo tận tình của toàn thể thầy cô giáo. Đƣợc
củng cố lại kiến thức đã học cũng làm quen với công việc ngoài thực tế, việc
đi thực tập tốt nghiệp là một giai đoạn rất quan trọng.
Theo nguyện vọng của bản thân và đƣợc sự nhất trí của nhà trƣờng, khoa
Lâm nghiệp. Em đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm sinh
trƣởng và tính gây bệnh của các chủng nấm Ceratocystis sp.”
Qua đây, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo ThS. Trần Thị Thanh
Tâm và TS. Nguyễn Minh Chí đã hƣớng dẫn tận tình em trong quá trình làm
khóa luận tốt nghiệp. Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo và các
bạn trong Khoa Lâm nghiệp cùng các anh chị em trong Trung tâm Nghiên
cứu Bảo vệ rừng - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã góp ý và hỗ trợ
em trong thời gian qua.
Do trình độ chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên khóa
luận tốt nghiệp của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong đƣợc
sự giúp đỡ và góp ý của các thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn để khóa luận
của em đƣợc hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 31 tháng 05 năm 2017
Sinh viên thực hiện

Lầu A Cở



iv

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Phân cấp khả năng gây bệnh trên cành........................................... 21
Bảng 3.2: Phân cấp khả năng gây bệnh trên lá ............................................... 21
Bảng 3.3: Phân cấp khả năng gây bệnh trên cây con ...................................... 22
Bảng 4.1: Kết quả đánh giá tính gây bệnh của 38 mẫu nấm và đối chứng PDA
trên cành cắt rời. .............................................................................................. 25
Bảng 4.2: Kết quả đánh giá tính gây bệnh của 38 mẫu nấm và đối chứng PDA
trên lá Keo lai. ................................................................................................. 28
Bảng 4.3: Kết quả đánh giá tính gây bệnh của 38 mẫu nấm và đối chứng PDA
trên cây con Keo lai......................................................................................... 31
Bảng 4.4: Đƣờng kính hệ sợi của các công thức thí nghiệm .......................... 34
Bảng 4.5.Kết quả đánh giá tính gây bệnh của 38 mẫu nấm và đối chứng trên
cây con Keo lai. ............................................................................................... 36


v

DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1: Cành Keo lai sau khi gây bệnh nhân tạo: Công thức đối chứng (trái)
và chủng A134 (phải) ...................................................................................... 27
Hình 4.2: Lá Keo lai sau khi gây bệnh nhân tạo: Chủng A134 (trái) và chủng
TL11 (phải) ..................................................................................................... 30
Hình 4.3: Cây Keo lai sau khi gây bệnh nhân tạo: Chủng CH9.6 gây bệnh rất
mạnh (trái) và chủng A345 gây bệnh trung bình (phải).................................. 33
Hình 4.4: Hệ sợi nấm Ceratocystis sp. Chủng A134 hệ sợi nấm phát triển rất
mạnh hình (trái) và chủng A345 hệ sợi nấm phát triển trung bình hình (phải)35

Hình 4.5: Cây Keo lai sau khi gây bệnh nhân tạo: Chủng A134 ở lần cấy
chuyển thứ 5 - gây bệnh mạnh (hình trái) và chủng A345 ở lần cấy chuyển thứ
2 - gây bệnh yếu (hình phải). .......................................................................... 37


vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TB

Trung bình

Sd

Sai tiêu chuẩn

Lsd

Khoảng sai dị

Fpr

Xác suất kiểm tra

%

Tỷ lệ bị bệnh (%)

PDA


Môi trƣờng PDA


vii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. iii
DANH MỤC HÌNH .......................................................................................... v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................. vi
MỤC LỤC ....................................................................................................... vii
PHẦN 1. MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu, yêu cầu và giới hạn của đề tài .................................................... 3
1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 3
1.4. Giới hạn nghiên cứu của đề tài................................................................... 3
PHẦN 2. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ......................................... 4
2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu ...................................................... 4
2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nƣớc ..................................... 7
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới .......................................................... 7
2.2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ........................................................ 12
PHẦN 3. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 20
3.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 20
3.2. Nội dung và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 20
3.2.1. Nghiên cứu đặc điểm sinh trƣởng hệ sợi của nấm Ceratocystis sp. theo
thời gian và số lần cấy chuyền. ....................................................................... 20
3.2.2. Nghiên cứu tính gây bệnh của các chủng nấm Ceratocystis sp. ........... 20
3.2.3. Nghiên cứu tính gây bệnh của nấm Ceratocystis sp. theo thời gian và số

lần cấy chuyền ................................................................................................. 20
3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................... 20


viii

3.3.1. Nghiên cứu tính gây bệnh của các chủng nấm Ceratocystis sp. ........... 20
3.3.2. Nghiên cứu đặc điểm sinh trƣởng hệ sợi của nấm Ceratocystis sp. theo
thời gian và số lần cấy chuyển ........................................................................ 22
3.3.3. Nghiên cứu tính gây bệnh của nấm Ceratocystis sp. theo thời gian và số
lần cấy chuyền ................................................................................................. 23
3.4. Phƣơng pháp nội nghiệp .......................................................................... 24
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................. 25
4.1. Kết quả nghiên cứu tính gây bệnh của các chủng nấm Ceratocystis sp. . 25
4.1.1 Nghiên cứu khả năng gây bệnh trên cành cắt rời ................................... 25
4.1.3. Kết quả nghiên cứu khả năng gây bệnh của nấm Ceratocystis sp. trên
cây Keo lai 6 tháng tuổi. ................................................................................. 30
4.2. Kết quả nghiên cứu đặc điểm sinh trƣởng hệ sợi của nấm Ceratocystis sp.
theo thời gian và số lần cấy chuyền ................................................................ 34
4.3. Kết quả nghiên cứu khả năng gây bệnh của nấm Ceratocystis sp. theo
thời gian và số lần cấy chuyền ........................................................................ 35
PHẦN 5. KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ....................................... 38
5.1. Kết luận .................................................................................................... 38
5.3. Kiến nghị .................................................................................................. 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 39


1

PHẦN 1

MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Trồng cây gỗ lớn đang là hƣớng đi cho ngành công nghiệp gỗ trong thời
gian tới nhằm giảm những áp lực nhập khẩu gỗ từ nƣớc ngoài. Để đáp ứng
đƣợc nhu cầu gỗ lớn trong nƣớc cũng nhƣ tiến tới xuất khẩu gỗ ra nƣớc ngoài
Chính phủ và (Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, 2015) [1], đã định
hƣớng lại ngành Lâm nghiệp. Việc trồng rừng cung cấp gỗ cho sử dụng trong
nƣớc và xuất khẩu, đầu tiên phải xác định đƣợc những loài cây trồng phù hợp
và nhóm các loài cây Keo đƣợc chọn là cây trồng chủ lực trong đó có cây Keo
lai. Hơn thế nữa việc chọn đƣợc giống sinh trƣởng tốt cũng cần phải quan tâm
tới các vấn đề về dịch bệnh để cho năng suất cây trồng cao nhất.
Cây Keo lai (Acacia mangium x Acacia auriculiformis) là cây gỗ nhỡ,
cao tới 20 - 30m, đƣờng kính tới 30 - 40cm, có các đặc điểm trung gian giữa 2
loài bố mẹ, thân thẳng, cành nhánh nhỏ, tỉa cành khá tốt. Hiện nay, cây Keo
lai ở nƣớc ta đã đƣợc đƣa lên trồng phổ biến ở hầu hết các tỉnh trong cả nƣớc
với khỏang 600.000ha (Phạm Quang Thu et al., 2016) [14], năng suất rừng
đạt 20-25m3/ha/năm hoặc hơn, tƣơng đƣơng với sản lƣợng khai thác đƣợc
150- 200m3 gỗ cho 1/ha rừng với chu kỳ 7 - 8 tuổi nhiều hơn 1,5 - 2 lần Keo
tai tƣợng và Keo lá tràm (Lê Đình Khả và cs., 1993; 2003) [7, 8].
Các loài nấm Ceratocystis sp. là những loài nấm gây hại nguy hiểm
cho nhiều loài cây, chúng gây nên bệnh thối rễ, gốc, loét thân cành và gây
thối quả trên nhiều loài cây trồng nhiệt đới (Kile, 1993) [20], gây chết
hàng loạt Bạch đàn ở Cộng hòa Công Gô và Braxin (Roux, 2000) [25],
cây Cà phê (Coffea sp.) ở Colombia và Venezuela cây Xoài ở Braxin
(Ploetz, 2003) [31]; (Ribeiro,1980) [21]; (Viegas 1960) [18], nhiều loài
Ceratocystis sp. đã đƣợc tìm thấy trên nhiều cây chủ khác nhau trên nhiều


2


hòn đảo ở Indonesia, gần đây nhất là phát hiện 5 loài nấm Ceratocystis sp.
mới gây hại trên cây Keo tai tƣợng ở Indonexia đó là các loài C.
inquinans, C. sumatrana, C. microbasis, C. manginecans và C.
Acaciivora (Tarigan et al., 2010 a và b) [29].
Những năm gần đây, nhiều loài sinh vật gây bệnh đã phát dịch và gây
hại rừng trồng ở Việt Nam, trong đó rừng trồng các loài Keo đang bị bệnh
chết héo do nấm Ceratocystis sp. tỷ lệ bị bệnh trên cây Keo lai 10,2% -18,2%
và trên Keo tai tƣợng từ 9,2% đến 18,4%, gây hại khá phổ biến ở nhiều địa
phƣơng, làm cho rừng trồng các loài Keo chết héo rất nghiêm trọng (Phạm
Quang Thu et al., 2016) [14].
Để hạn chế đƣợc dịch bệnh chết héo do nấm Ceratocystis sp. cần phải
có các biện pháp phòng trừ với hàng loạt giải pháp liên hoàn và phối hợp với
nhau (IPM). Hiện nay, các mẫu nấm gây bệnh chết héo đã đƣợc Trung tâm
Nghiên cứu Bảo vệ rừng - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam phân lập,
giám định nguyên nhân là do nấm Ceratocystis sp. gây ra. Đây là loài nấm
mới đƣợc phát hiện gây bệnh ở một số cây trồng lâm nghiệp ở Việt Nam, bao
gồm cả các loài Bạch đàn (Nguyễn Minh Chí và Phạm Quang Thu, 2016) [3,
4, 5], đặc biệt là các loài Keo (Phạm Quang Thu et al., 2016) [14], ngoài các
mẫu nấm phân lập từ trên cây bị bệnh, hiện nay Trung tâm Nghiên cứu Bảo
vệ rừng – Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã phân lập đƣợc một số mẫu
nấm từ đất. Do vậy, tôi chọn đề tài “Nghiên cứu đặc điểm sinh trƣởng và
tính gây bệnh của các chủng nấm Ceratocystis sp.” để nghiên cứu nhằm
góp phần bổ sung dữ liệu về đặc điểm sinh trƣởng và đặc tính gây bệnh của
nấm Ceratocystis sp. đặc biệt các chủng nấm mới phân lập từ đất nhằm góp
phần cung cấp dữ liệu cho công tác quản lý dịch bệnh
.


3


1.2. Mục tiêu, yêu cầu và giới hạn của đề tài
- Xác định đƣợc đặc tính gây bệnh của các chủng nấm Ceratocystis sp.
- Xác định đƣợc đặc điểm sinh trƣởng của hệ sợi nấm Ceratocystis sp.
theo thời gian và số lần cấy chuyển trên môi trƣờng nuôi cấy nhân tạo.
- Xác định đƣợc khả năng gây bệnh của nấm Ceratocystis sp. theo thời
gian và số lần cấy chuyển.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa khoa học
+ Củng cố kiến thức đã học, bổ sung kiến thức chuyên môn.
+ Đề tài thực hiện nhằm xác định đƣợc tính gây bệnh của các chủng nấm
khác nhau và sự thoái hóa của chúng theo thời gian. Qua đó làm cơ sở dự báo
khả năng gây bệnh của chúng.
+ Biết cách tổng hợp, phân tích để viết báo cáo nghiên cứu Khoa học.
- Ý nghĩa trong thực tiễn:
+ Góp phần làm cơ sở và tài liệu cho những đề tài và nghiên cứu có liên
quan.
+ Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở để góp phần đề xuất các biện
pháp phòng trừ nấm Ceratocystis sp. gây bệnh chết héo cây keo lai.
+ Trong quá trình tôi học hỏi và làm quen với thực tế sản xuất và công
tác nghiên cứu Khoa học.
1.4. Giới hạn nghiên cứu của đề tài
- Đề tài nghiên cứu tính gây của các chủng nấm khác nhau và sự thoái
hóa của chúng theo thời gian dựa trên các thí nghiệm gây bệnh nhân tạo trên
lá, trên cành và trên cây con keo lai.


4

PHẦN 2
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu
Keo (Acacia) là một chi thực vật thuộc họ đậu (Legumisosae). theo đánh
giá hiện nay trên toàn thế giới chi Keo Acacia có khoảng 1200 loài. Trong đó
Keo tai tƣợng (Acacia mangium), Keo lá tràm (Acacia auriliformis) và Keo
lai (Acacia hybrid) đƣợc gây trồng chủ yếu ở Việt Nam. Diện tích trồng keo
tính đến nay là hơn 1,3 triệu ha, dẫn đầu về diện tích trồng các loài cây keo
đƣợc chọn trong trồng rừng (Phạm Quang Thu, 2016) [14]. Keo là loài cây
đƣợc ƣu tiên lựa chọn bởi nhiều đặc tính vƣợt trội nhƣ sinh trƣởng nhanh,
biên độ sinh thái rộng, cải thiện đƣợc tính chất của đất.
Keo lai là giống lai giữa Keo tai tƣợng (A. mangium) và Keo lá tràm (A.
auriculiformis), có đặc điểm ƣu việt về khả năng sinh trƣởng và khả năng cải
tạo đất tốt, có tính chất gỗ phù hợp trong công nghiệp chế biến (Lê Đình Khả
và cs., 1993; 2003) [7, 8], với những ƣu điểm trên, tuy mới đƣợc phát hiện và
đƣa vào trồng rừng từ những năm đầu của thế kỷ 90 ở Việt Nam cây Keo lai
đã nhanh chóng trở thành cây chủ lực cho ngành Lâm nghiệp, đặc biệt cho
trồng rừng công nghiệp, sản suất nguyên liệu giấy và gỗ dăm.
Các nhà ngiêm cứu về dòng Keo ở khu vực Đông Nam Á cho thấy, tại
Malaysia, rừng trồng ở giai đoạn 8 năm tuổi đạt 17 - 20 m3/ha/năm (dẫn theo
Lê Đinh Khả, 1993) [7], tại Indonesia, năng suất đạt 15- 20 m3/ha/năm (dẫn
theo Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2003) [10] , tăng về sinh trƣởng có thể đạt từ 15 45% so với nguồn giống đạt trà (Hardiyanto, 2014) [19].
Đặc biệt gỗ Keo rất phù hợp cho sản xuất nguyên liệu giấy, ván nhân
tạo, sử dụng trong xây dựng, đóng đồ mộc mỹ nghệ, hàng hóa xuất khẩu ở
nƣớc ta Keo đƣợc trồng ở hầu hết các tỉnh phía Bắc, Miền Trung, Tây
Nguyên và Đông Nam bộ, với mục đích chủ yếu làm nguyên liệu cho công


5

nghiệp sản xuất giấy. Tuy nhiên gần đây tại một số vùng trồng Keo trọng
điểm trên cả nƣớc đã xuất hiện nhƣng cây bị chết héo từ trên ngọn xuống hay

còn gọi là hiện tƣợng chết ngƣợc, bệnh đƣợc phát hiện ở giai đoạn đầu. Các
mẫu bệnh đã đƣợc Phòng Bảo vệ rừng - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt
Nam giám định nguyên nhân là do nấm Ceratocystis sp. gây ra, (Nguyễn
Minh Chí, Phạm Quang Thu, (2016) [4].
Theo cách hiểu thông thƣờng, bệnh cây là Khoa học nghiên cứu về cây
bị bệnh, sinh trƣởng và phát triển không bình thƣờng vì những lý do sinh vật
cũng nhƣ không phát sinh vật. Bệnh cây là kết quả tác động của 3 yếu tố:
Nguồn bệnh, cây trồng và điều kiện bên ngoài. Theo các cách hiểu trên giúp
chúng ta nắm đƣợc nội dung và thực chất của bệnh cây ở mức độ từng cá thể.
Tuy nhiên trong thực tế sản xuất cách hiểu trên đây chƣa đƣợc cho phép giải
quyết một cách có cơ sở những trƣờng hợp cụ thể về bệnh cây, (Nguyễn Minh
Chí, Phạm Quang Thu, 2016b) [5].
Thực chất công tác phòng trừ bệnh cây không chỉ nhằm tiêu diệt nguồn
bệnh, việc đó chỉ có nghĩa khi bảo vệ đƣợc cây, góp phần làm tăng năng suất,
giữ năng suất cây ở mức độ và đạt kết quả kinh tế cao nhất. Công tác chủ yếu
để bảo vệ thực vật là các tác động khác nhau trong một hệ thống hợp lý có cơ
sở và căn cứ đầy đủ, tạo điều kiện cho cây trồng sinh trƣởng tốt nhất, bệnh
không gây hại, (Cục Bảo vệ thực vật, 2015) [2].
Bệnh cây rừng vô cùng phổ biến, bệnh hại thƣờng làm cho cây sinh
trƣởng kém, lƣợng sinh trƣởng gỗ hàng năm giảm xuống, một số bệnh có thể
làm cho cây chết hẳn, thậm chí gây cây chết hàng loạt. Nƣớc ta ở Quảng Trị
trên 50/ha, bệnh khô lá Keo lai, bệnh khô ngọn Keo lai, bệnh thối cổ rẽ, gốc,
loét thân cành và gây thối quả, (Phạm Quang Thu, 2016) [14].
Nấm Ceratocystis sp. là những loài nấm gây hại nguy hiểm cho các loài
cây, là nguyên nhân gây thối rễ, loét thân cành và gây thối quả trên nhiều loài


6

cây trồng nhiệt đới do nấm Ceratocystis fibriata ellis & Halst sensu lato gây

hàng loạt Bạch đàn ở Cộng hòa Công Gô và Braxin (Roux et al., 2000) [25],
cây cà phê ở Colombia và Venezuele. Đây cũng chính là gây bệnh trên cây
xoài ở Braxin (Ploetz, 2003) [31], là một trong những bệnh nguy hiểm nhất
trong ngành Nông nghiệp và cây trồng ở Nam Mỹ. Ở indonesia Ceratocystis
sp. lần đầu tiên đƣợc ghi nhận khi Ceratocystis fimbriata đƣợc công bố năm
1900 trên cây cà phê ở đảo Java (Zimmerman, 1990) [17], sau đó nhiều loài
Ceratocystis spp. đã đƣợc tìm thấy trên nhiều cây chủ khác nhau trên nhiều
hòn đảo ở Indonesia.
Gần đây nhất phát hiện 5 loài nấm Ceratocystis spp. mới gây hại trên cây
Keo (Tarigan, 2010) [29, 30], cây bị nhiễm bệnh có dấu hiệu sinh trƣởng kém
và hơi chuyển màu vàng, thời gian ngắn sau đó bắt đầu xuất hiện triệu chứng
héo toàn bộ phiến lá, lá không rụng ngay mà còn ở trên thân cây. Qua sát trên
thân cây thấy vỏ ngoài của thân biến màu, thƣờng màu nâu đen chạy dọc thân
cây, một số cây có các vết đen, thân cây xì nhựa. Dùng dao vạc vào lớp vỏ bị
nâu đen thấy vết bệnh thƣờng xuất phát từ gốc cành bị cắt hoặc bị do gió hoặc
nguyên nhân khác làm tổn thƣơng nhƣ, vết côn trùng hay động vật cắn, nứt từ
từ vỏ cây. Vết bệnh này ngày càng bị lan rộng và kéo dài theo chiều dài của
thân cắt ngang thân cây cũng bị chết héo, phần gỗ cũng biến màu do nấm sợi
xâm chiến phần gỗ mạnh dẫn làm cây không vận chuyển đƣợc nƣớc và dinh
dƣỡng khoáng lên tán lá nên dẫn đến tán lá bị héo.
Con đƣờng nấm xâm nhập vào cây gây bệnh đƣợc xác định thƣờng có
thể tạo ra đối với cây hoạt động cắt tỉa cành, hoạt động làm cỏ chăm sóc gây
tổn thƣơng đến thân và rễ cây vào mùa mƣa, ẩm và điều kiện tối ƣu cho sự
phát sinh phát triển của nấm bệnh, (Taragan et al., 2010) [29, 30].


7

2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nƣớc
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới

2.2.1.1. Nghiên cứu về bệnh hại keo
Những năm ở thập kỷ 50 của thế kỷ XX, nhiều nhà bệnh cây đã tập trung
vào việc xác định loài, mô tả nguyên nhân gây bệnh và điều kiện phát sinh,
phát triển của bệnh. Đặc biệt ở nƣớc nhiệt đới.L.Roger, đã nghiên cứu các loại
bệnh hại cây rừng đƣợc mô tả trong cuốn sách bệnh cây rừng các nƣớc nhiệt
đới. (Phytopathologie des pays chauds), trong đó có một số bệnh hại lá của
Keo, Bạch đàn, xuất bản cuốn sách bệnh cây rừng (Forets patholong) đã mô tả
một số bệnh hại cây rừng. Cuốn sách này đƣợc xuất bản ở nhiều nƣớc nhƣ.
Anh, Mỹ, Canada, (Harrington et al., 2011) [33].
Năm 1961- 1968 John Boyce, nhà bệnh hại cây rừng nƣớc Mỹ mô tả một
số bệnh hại cây rừng, trong đó có bệnh hại keo. Năm 1953 Roger đã nghiên
cứu một số bệnh hại cũng đề cập đến một số bệnh hại Keo (Kile, G.A., 1993) [20].
Trong thực tế có một số nấm bệnh hại đã đƣợc phân lập từ một số loài
keo. Đó là nấm Glomerella cingulate gây bệnh đốm lá ở A. simsii; nấm
Uromycladium robinsonii gây bệnh gỉ sắt ở lá già loài A. melanoxylon; nấm
Oidium sp. Có trên các loài A. mangium và A. auriculiformis ở Trung Quốc
nhƣng loài A. confusa địa phƣơng lại không bị bệnh, (Tarigan et al., 2010)
[29, 30].
Ngay từ năm 1976, Pitketh đã phát hiện ra nấm Cylindrocladium
quinqueseptatum trên cây non họ Sim tại Ôxtrâylia. Nhà nghiên cứu nổi tiếng
về Bạch đàn ở Viện nghiên cứu Lâm nghiệp Karela (Ấn Độ) là TS. Sharma
trong các năm 1982, 1985 đã cùng các đồng nghiệp thông báo về bệnh hại
Bạch đàn và loài nấm hại Cyclindrocladium trên Bạch đàn ở Ấn Độ. Các
nghiên cứu ở Ôxtrâylia của và ở Bradin của ở Nam Phi của đều đã thông
báo về bệnh hại ở Bạch đàn. Nhƣ vậy đã có nhiều loại nấm đến các bệnh hại


8

lá và thân trên rừng trồng và các nghiên cứu về chọn giống kháng bệnh cũng

đã bắt đầu đƣợc triển khai, (Old et al., 2003) [22].
Nghiên cứu năm 1987 của Ruflds cho thấy tại Miền Bắc SabahMalaixia, Keo lai xuất hiện ở rừng Keo tai tƣợng 3-4 cây/ha còn Wong thì
thấy xuất hiện tỷ lệ 1/500 cây, (Brawner et al.,2015) [23].
Các nghiên cứu về các loại bệnh ở Keo Acacia cũng đã đƣợc tập hợp khá
đầy đủ vào cuốn sách “Cẩm nang bệnh Keo nhiệt đới ở Ôxtrâylia, Đông Nam
Á và Ấn Độ” (A Manual of Diseases of Tropical Acacias in Australia, Southeast Asia and India) (Old et al., 2003) [22], trong đó có các bệnh khá quen
thuộc đã từng gặp ở nƣớc ta nhƣ bệnh phấn trắng (Powdery mildew) do nấm
Oidium sp., bệnh đốm lá do nấm Pestalotiopsis neglecta, do nấm Phyllosticta
spp.…, bệnh phấn hồng do nấm Corticium salmonicolor, rỗng ruột (Heart rot)
do các loài nấm thuộc chi Ganoderma và Phellinus, bệnh chết héo do mấn
Ceratocystis sp. gây hại. Chƣa có nhiều tài liệu thông báo về nghiên cứu chọn
giống kháng bệnh cho các loài keo, mà các nghiên cứu tập trung chủ yếu vào
việc nâng cao năng suất và trong thời gian qua các bệnh ở keo chƣa phát triển
thành dịch lớn, gây hại nghiêm trọng nhƣ ở Bạch đàn.
Nhiều công trình nghiên cứu đã đƣợc ra đời không chỉ ở cây Keo mà còn
rất nhiều các loài cây khác có giá trị khác nữa nhƣ, đã công bố kết quả nghiên
cứu về chọn giống kháng bệnh đối với Acacia koa. Các gia đình Acacia koa
đƣợc gây nhiễm với nấm gây bệnh héo rũ Fusarium oxysporum f. Sp. Koae.
Kết quả cho thấy tính mẫn cảm với nấm gây bệnh rất khác nhau giữa các gia
đình khảo nghiệm. Nghiên cứu lâu hơn và nhiều hơn cả là về bệnh và tác hại
của bệnh ở một số loài thông. Tuyến trùng (Nematode) thông là loại bệnh đặc
biệt nguy hiểm, bắt đầu từ Nhật Bản, qua Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Trung Quốc và
nay đã tới nƣớc ta, (Tarigan et al.,2010) [29, 30).


9

Hiện nay Keo lai đƣợc trồng rất nhiều quốc gia trên thế giới. Autralia,
Papua new và Indonesia, Mlaixia, Philipin phù hợp với nhiều điều kiện sinh
thái, cây phát triển nhanh, trồng dễ sống, trong một chu kỳ cho một sinh khối

lớn hơn các loài Keo khác chất lƣợng gỗ rất đẹp, đƣợc giá trị kinh tế cao,
(Brawner et al., 2015) [23].
Qua các số liệu đƣợc khảo nghiệm và trrồng rừng thực tế thì sinh trƣởng
cây Keo lai rất nhanh và cho sinh khối lớn hơn rất nhiều so với các loài cây
Keo bố mẹ, và các giống keo khác.
Kết quả cho thấy 1 số dòng Keo lai và Keo lá tràm có sinh trƣởng phát
triển nhanh trên 1 số vùng nhƣng khả năng kháng bệnh là hoàn toàn khác
nhau. Nhƣ vậy trên thế giới các nhà Khoa học đã nghiên cứu để chọn giống
loài Keo lai và Keo lá tràm vừa sinh trƣởng nhanh vừa có tính kháng bệnh.
Đây cũng là xu hƣớng chung của nhiều nƣớc trên thế giới bao gồm cả; Mỹ,
Nam phi, Úc…, (Hardiyanto et al., 2014) [19].
Năm 1993 đến nay ở Việt Nam có rất nhiều nghiên cứu về Keo lai.Từ
các nghiên cứu về hình thái, chọn lọc cây trội, nhân giống hom và nuôi cấy
mô, khả năng cải tạo đất, tiềm năng bột giấy..,Vì vậy việc tiếp tục nghiên cứu
đánh giá sinh trƣởng của Keo lai có giá trị cao về mặt kinh tế lẫn sinh thái sẽ
góp phần vào phát triển và khẳng định dòng Keo lai, cũng nhƣ giúp tăng năng
suất, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho loài keo này, (Kile,G.A.,1993) [20].
2.2.1.2. Nghiên cứu về nấm Ceratocystis sp.
Những năm ở thập kỷ 50 của thế kỷ xx, nhiều nhà bệnh cây đã tập trung
vào việc xác định loài, mô tả nguyên nhân gây bệnh và điều kiện phát sinh
phát triển của bệnh. Đặc biệt ở nƣớc nhiệt đới, đã nghiên cứu các loại bệnh
hại cây rừng đƣợc mô tả trong cuốn sách bệnh cây rừng các nƣớc nhiệt đới,
(Phytopathologie des pays chauds). Trong đó có một số bệnh hại lá của keo,
Bạch đàn, do nấm kí sinh gây ra, (Harrington et al., 2011) [33].


10

Các loại bảo tự của nấm Ceratocystis sp. đã đƣợc mô tả chi tiết. Điều
kiện nuôi cấy thích hợp với nấm gây bệnh chết héo ở 25-300C, độ ẩm 8090% (Barnes et al., 2005) [22]; Tarigan et al., 2010) [29, 30].

Ceratocystis sp. là những loài nấm gây hại nguy hiển cho nhiều loài cây,
là nguyên nhân gây nên bệnh thối rễ, gốc, loét thân cành và gây thối quả trên
nhiều loài cây trồng nhiệt đới (Kile, 1993) [20], đặc biệt là loài Ceratocystis
fimbriata Ellis& Halst sensu lato gây chết hàng loạt Bạch đàn ở Cộng hòa
Công Gô và Braxin (Roux et al., 2000) [25], cây Cà phê (Coffea sp.) Ở
Colombia và Venezuela (Marin et al, 2003) [27], đây cũng chính là loài gây
bệnh trên cây Xoài ở Braxin (Ploetz, 2003) [31]; (Ribeiro,1980) [21];
(Viegas, 1960) [18], là một trong những bệnh nguy hiểm nhất trong ngành
Nông nghiệp và cây trồng ở Nam Mỹ. Ở Indonexia Ceratocystis sp. lần đầu
tiên đƣợc ghi nhận khi Ceratocystis fimbriata (còn có tên là Rostrella cofeae)
đƣợc công bố năm 1900 trên cây Cà phê (Coffea arabica) ở đảo Java. Sau đó
nhiều loài Ceratocystis sp. đã đƣợc tìm thấy trên nhiều cây chủ khác nhau trên
nhiều hòn đảo ở Indonesia. Gần đây nhất là phát hiện 5 loài nấm Ceratocystis
sp. mới gây hại trên Keo tai tƣợng ở Indonexia đó là các loài C. inquinans, C.
sumatrana, C. microbasis, C. manginecans và C. acaciivora (Tarigan et al.,
2010 a và b) [30, 31].
Bệnh chết héo do nấm Ceratocystis sp. gây hại có triệu chứng điển hình
là thân hoặc cành bị nứt, xì nhựa hoặc xì nƣớc, vỏ và gỗ ở quanh vết bệnh bị
biến màu; vỏ và gỗ ở phần gốc và rễ lớn bị thối và biến màu (Wingfield et
al.,1996) [28].
Bệnh chết héo do nấm C. acaciivora, gây dịch bệnh rất nghiêm trọng tại
Malaysia (Brawner et al., 2015) [23]; Brawner et al., 2016) [24], những năm
qua, rừng trồng tại Indonesia bị bệnh chết héo gây hại nghiêm trọng với hàng
nghìn ha rừng bị chết (Yong et al., 2014) [34].


11

Các loài nấm Ceratocystis spp. thƣờng gây bệnh trên nhiều loài cây
nhiệt đới, chúng có một số đặc điểm hình thái khác nhau nhƣng điều đƣợc xác

định loài nấm Ceratocystis fimbriata Ellis & Halst sensu lato (s.l) (Kile,
1993) [20]. C. fimbriata, gây chết héo hàng loạt rừng bạch đàn ở Cộng hòa
Công Gô (Roux et al., 2000) [25]; gây hại nghiên trọng đối với cây cà phê ở
Colombia và Venezuela (Marin et al., 2003) [27].
Loài C. fimbriata gây chết hàng loạt Bạch đàn ở Brazil (Harrington et
al., 2011) [28]; Roux et al., 2000 [25], nấm Ceratocystis sp. gây nên dịch trên
cây Bạch đàn tại Brazil trong những năm 2000, quy mô và mức độ của dịch
bệnh ngày càng nghiêm trọng. Đây cũng là nấm gây bệnh trên cây xoài ở
Brazil (Ploetz, 2003) [31], gây trên sồi và các loài cây lá kim ở châu Âu
(Ferreire et al., 2011) [26].
Bệnh chết héo do nấm C. acaciivora gây ra bệnh rất nghiên trọng tại
Malaysia, đặc biệt là đối với rừng trồng Keo tai tƣợng. Bệnh chết héo gây
chết hàng nhìn ha Keo tai tƣợng tại phía Đông Malaysia (Brawner et al.,
2015) [23]; (Brawner et al., 2016) [24].
5 loài gồm: C. inquinans, C. sumatrana, C. micriobasis, C. manginesans
và C. acaciivova gây bênh chết héo nghiêm trọng rừng Keo ở Indonexia, mỗi
năm có hàng nhìn ha bị chết (Haridiyanto, 2014) [19]; Yong et al., 2014) [34].
Những vết thƣơng trên cây Bồ đề benzoin thƣờng phát triển thành loét
mà cuối cùng có thể làm bong vỏ và làm cho cây chết. Vết thƣơng nhƣ vậy
thƣờng đƣợc kết hợp với màu nhựa, điển hình đó do nhiễm nấm
ophiostomatoid (Wingfield et al. 1993) [28]; những loại nấm và đặc biệt là
loài Ceratocystis sp. có khả năng lây nhiễm cho các vết thƣơng và giết chết cây.
Theo nghiên cứu của M. van Wyk, B.D. (Wingfield P.A. Clegg, and M.J,
1996) [28], hai loài Ceratocystis sp. đƣợc phân lập từ vết thƣơng trên cây Bồ
đề, những loại nấm này đƣợc xác định dựa trên hình thái học và khả năng


12

phát sinh loài, bao gồm Thielaviopsis basicola và một loài chƣa đƣợc mô tả

của Ceratocystis sp. trú trọng C. fimbriata, nhóm loài và đƣợc gọi tên là C.
larium. Cả hai loại nấm thƣờng đƣợc tìm thấy trên bề mặt của vết thƣơng của
cây với benzoin S. larium và C. larium cũng đã dễ dàng thu thập đƣợc từ các
mô màu bằng việc sử dụng bẫy cà rốt.
Sự xuất hiện của loài Ceratocystis sp. kết hợp với những vết thƣơng trên
cây Bồ đề benzoin là điều không đáng ngạc nhiên, những loại nấm này
thƣờng đƣợc tìm thấy trên các vết thƣơng trên cây (Kile, 1993) [20]. Nhƣ vậy,
các loài Ceratocystis sp. đã bị bẫy từ môi trƣờng bằng gây bệnh nhân tạo
(Barnes et al., 2003) [22]; (Moller & de Vay, 1968b) [35].
Bào tử nấm Ceratocystis sp. thƣờng xâm nhiễm vào cây thông qua véc tơ
truyền bệnh là các bọ cánh cứng, khi chúng gây hại cho cây trồng đã đồng
thời đƣa nấm Ceratocystis sp. vào cây. Ngoài ra, nấm gây bệnh có thể xâm
nhiễm trực tiếp các vết thƣơng hoặc vết tỉa cành (Harrington, 2009) [32].
2.2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
2.2.2.1. Nghiên cứu về bệnh hại keo
Năm 1990, các xuất xứ Keo tai tƣợng và Keo lá tràm trồng tại rừng trồng
tại Từ Liêm, Hà Nội bị bệnh phấn hồng do nấm corticium salmonicolor, bệnh
loét thân do nấm botryosphaeria sp. và bệnh rỗng ruột do nấm
Ganodermaspp với các mức độ khác. Nhìn bền ngoài lá Keo bị héo vàng và
thân khô đen lại, mức độ bệnh đƣợc đánh giá qua quan sát bằng mắt thƣờng
và đƣợc xếp theo thứ tự nặng hay nhẹ. Nhìn chung bệnh đã chƣa gây nên ảnh
hƣởng gì lớn đến tới sinh trƣởng của cây tại rừng trồng và tác giả cũng không
có điều kiện để tìm hiểu sâu hơn về nguồn gốc bệnh và ác vấn đề có liên quan
(Nguyễn hoàng nghĩa, 1992) [9].
Theo cục Bảo vệ thực vật báo cáo tình hình, hiện nay có những loại bệnh
chính hại dòng Keo nhƣ sau:


13


Bệnh phấn trắng (Powdery mildew) do nấm Erysiphe acaciae BL gây
lên. Một số loài cây ăn quả mắc bệnh này thì chỉ xuất hiện ở mặt dƣới lá,
riêng đối với loài Keo phấn dính cả trên 2 mặt lá, lá non là môi trƣờng tiếp
xúc thuận lợi hơn những lá già. Ban đầu là những đốm trắng nhỏ ở dạng bột
màu trắng, mịn nhƣ nhung, dƣới lớp phấn có những đốm vàng nhỏ gần giống
hình tròn. Lớp phấn trắng cứ lan dần và phát triển rộng cả mặt lá, lá bị bệnh
xoắn vặn, càng trở lên cứng và giòn, biến màu và khô dần từ bìa lá vào trong.
Cây bị nặng, ngọn sẽ không phát triển, lá bị rụng và có thể chết (Ngô Đình
Sỹ, 1996) [12].
Bệnh phấn trắng lá Keo (Oidium sp.). Triệu chứng gây hại: lá non, chồi
non và cành non mới đầu có các đốm nhỏ trong suốt, dần dần trên lá có các
bột trắng, đó là sợi nấm và bào tử phân sinh. Sợi nấm phát triển ra xung
quanh rồi lan rộng cả lá. Bệnh nặng có thể làm cho lá xoăn lại, màu nâu vàng,
khô chết, nhƣng lá không rụng. Nguyên nhân do nấm Oidium sp. gây ra. Nấm
bệnh mọc trên bề mặt lá để hút dinh dƣỡng. Bào tử hình trứng hoặc bầu dục,
không màu, cuống bào tử hình ống, có vách ngăn. Nhiệt độ 20- 380C, độ ẩm
bão hoà, tỷ lệ nảy mầm là 8- 17%. Nhƣng khi nhiệt độ thích hợp 22- 280C, độ
ẩm 85-100%, bào tử rời khỏi mặt lá 5-7 ngày sẽ mất đi khả năng nảy mầm.
Bệnh bắt đầu phát sinh vào tháng 11, nặng nhất là tháng 3-4. Trong điều kiện
thích nghi và thời tiết âm u bệnh rất dễ lây lan thành dịch. Sợi nấm có thể qua
đông trên đốm vàng của lá già để năm sau xâm nhiễm lá mới, (Cục Bảo vệ
thực vật, 2015) [2].
Bệnh thán thƣ (đốm than) lá Keo (Colletotrichum gloeosp.orioides).triệu
chứng gây hại: bệnh phát sinh gây hại trên lá, chủ yếu ở đầu ngọn lá và mép
lá, lúc đầu lá mất màu rồi lan rộng dần vào phiến lá, vết bệnh có thể làm khô
đến nửa lá, vết bệnh màu nâu xám hoặc nâu đen, trên bề mặt vết bệnh có các
đốm, chấm đen nhỏ, lúc trời ẩm có thể thấy nhiều bộ màu hồng. Trên cành


14


non vết bệnh lan xuống, xung quanh có viền đen và giữa vết bệnh có các
chấm đen nhỏ. Bệnh gây hại cây Keo ở vƣờn ƣơm và rừng trồng, làm cây sinh
trƣởng chậm. Nguyên nhân do nấm Colletotrichum gloeosp.orioides; sợi nấm
qua đông trong lá bệnh, mùa xuân năm sau hình thành bào tử, lây lan nhờ gió,
nảy mầm xâm nhiễm. Bệnh phát triển mạnh vào tháng 3- 5, tháng 6 giảm dần,
(Cục Bảo vệ thực vật, 2015) [2].
Bệnh đen thân (Macrophomina phaseolina Tassi): triệu chứng gây hại:
ban đầu gốc biến thành màu nâu, lá mất màu xanh, bệnh phát triển dần lên
ngọn làm lá khô héo rũ xuống phần vỏ thân co ngót, tầng trong vỏ thối đen,
xốp hoặc dạng bột. Trong đó mọc nhiều hạch nấm màu đen, nấm bệnh có thể
xâm nhiễm vào phần gỗ, phần tủy gỗ biến thành màu nâu đen và lan dần đến
phần rễ cây, nhổ cây lên chỉ còn lại phần gỗ. Nguyên nhân do nấm bệnh
Macrophomina phaseolina Tassi gây nên. Hạch nấm màu đen, dạng bột, bào
tử hình bầu dục không màu, đơn bào, nấm này ƣa nhiệt độ cao, khoảng 30 40°C, yêu cầu độ pH không nghiêm khắc, trong khoảng pH 4 - 9 chúng có thể
sinh trƣởng bình thƣờng. Nấm bệnh thƣờng sống hoại sinh trong đất. Khi gặp
cây chủ và môi trƣờng thích hợp chúng lập tức xâm nhiễm. Trong mùa nắng
nóng, nhiệt độ mặt đất lên cao, Phần gốc cây bị tổn thƣơng tạo điều kiện cho
bệnh xâm nhập gây hại. Ở những khu vực tích tụ nhiều nƣớc, tỷ lệ cây bệnh
càng tăng lên rõ rệt. Sau thời tiết mƣa phùn 10-15 ngày bệnh bắt đầu phát
sinh. Về sau tăng dần đến tháng 10, nặng nhất là các tháng 6, 7, 8, (Cục Bảo
vệ thực vật, 2015) [2].
Bệnh bồ hóng (Capnodium mangifera), triệu chứng gây hại: đầu tiên
hình thành vết bệnh hình tròn màu đen, về sau dần dần lan rộng tòan bộ mặt lá
phủ một lớp bồ hóng làm cho lá không quang hợp đƣợc. Nguyên nhân do nấm
Meliola, Capnodium, độ ẩm lớn bệnh phát triển nặng, nhiệt độ cao bệnh ít


15


phát sinh, bệnh thƣờng phát triển mạnh trên những diện tích bị rệp gây hại,
(Cục Bảo vệ thực vật, 2015) [2].
Bệnh nấm hồng (Corticium salmonicolor Berk. & Br): triệu chứng gây
hại: bệnh thƣờng xuất hiện vào đầu mùa mƣa, dấu hiệu đầu tiên bằng mắt
thƣờng cũng dễ dàng nhận thấy có những đám màu trắng xuất hiện trên bề
mặt vỏ thân cây hay cành cây ở phía bị che bóng thƣờng ở vị trí từ 1/5 đến 1/4
chiều cao của cây tính từ ngọn. Đến cuối mùa mƣa, lớp màu hồng da cam này
nhạt dần màu trở nên màu trắng bẩn, vỏ cây bị nứt ra, để lộ một phần gỗ, sợi
nấm xâm nhiễm vào thân, cành cây toàn bộ lá của cây từ chỗ bị nấm xâm
nhiễm lên đến ngọn bị héo, chết có màu nâu và không rụng ngay. Đỉnh ngọn
cây bị chết, đổ gẫy, từ chỗ gốc, cây mọc chồi mới. Trƣờng hợp nặng toàn bộ
cây bị chết. Nguyên nhân do nấm Corticium salmonicolor thƣờng gây bệnh
cho cây trồng ở những vùng có lƣợng mƣa cao. Nấm bệnh lây lan và xâm
nhiễm vào cây thông qua gió và nƣớc, quá trình hình thành và nảy mầm của
bào tử trong điều kiện ẩm ƣớt, (Cục Bảo vệ thực vật, 2015) [2].
Kết quả điều tra bệnh hại Keo lá tràm tại Vĩnh Phúc, Quảng Trị, Thừa
Thiên Huế và Đông Nai xác định đƣợc 20 loài sinh vật gây hại, bao gồm 2
loài lớp nấm tán, 2 loài thuộc lớp nấm đảm, 4 loài thuộc lớp Dothideomycetes,
1 loài thuộc lớp Leotiomycetes, 3 loài thuộc lớp bảo tử noãn, 7 loài thuộc lớp
Sordariomycetes và 1 loài thuộc lớp Ulvophyceae. Trong đó bệnh hại chính là
bênh phấn hồng do nấm Corticium salmonicolor và bệnh chết héo do nấm
C.manginecans (Phạm Quang Thu, 2016) [14], 2006-2010 đã xác định 5 loài
sinh vật gây hại vùng Trung tâm, 7 loài ở Miền Trung, 7 loài ở Tây Nguyên
và 8 loài ở Đông Nam Bộ, trong đó bệnh phấn hồng do nấm C. salmonicolor
và bệnh héo lá do nấm Ceratocystis sp. là hai bệnh hại chính đối với các loài
keo. Giai đoạn 2011-2015 xác định đƣợc 14 loài sinh vật gây bệnh trên cây
Keo lá tràm tại vùng Đông Bắc và vùng Trung tâm, 11 loài ở khu vực Miền


16


Trung và Tây Nguyên, 10 loài ở vùng Đông Nam Bộ trong đó bệnh phấn
hồng và bệnh chết héo vẫn là hai bệnh hại chính và nguy hiểm nhất (Nguyễn
hoàng Nghĩa, 2015) [11].
Nguyên nhân gây bệnh chết héo trên Keo lai do nấm Ceratocystis sp. đã
xâm nhập và gây hại trên cả Keo lá tràm và Keo lai trải rộng từ Bắc vào
Miền Nam, tỷ lệ bệnh trên cây Keo lai từ 10,2 đến 18,2%, (Phạm Quang Thu,
2012) [16].
2.2.2.2. Nghiên cứu về nấm Ceratocystis sp.
Năm 2009, lần đầu ghi nhận hiện tƣợng rừng trồng Keo bị bệnh chết héo
(Phạm Quang Thu et al., 2012) [15] và bệnh chết héo do nấm Ceratocystis sp.
đang đƣợc đánh giá là dịch bệnh nguy hiểm đối với rừng trồng keo ở nƣớc ta
(Phạm Quang Thu, 2016) [14].
Điều kiện khí hậu nóng ẩm ở Việt Nam là môi trƣờng thuận lợi cho
nhiều loài nấm phát triển, đặc biệt là các loài nấm Ceratocystis sp. xuất hiện
và gây hại rừng trồng các loài Bạch đàn (Nguyễn Minh Chí và Phạm Quang
Thu, 2016) [3, 4, 5, 6]; gây hại rừng trồng các loài Keo nói chung và Keo lá
tràm nói riêng trên khắp Việt Nam, đặc biệt là những địa phƣơng có diện tích
rừng trồng tập trung với quy mô lớn (Phạm Quang Thu, 2016) [14]; do vậy,
việc nghiên cứu dịch bệnh do nấm Ceratocystis sp. gây bệnh chết Keo lá tràm
là rất quan trọng nhằm ngăn chặn bệnh dịch phát triển, hạn chế lan rộng, giảm
nguy cơ thiệt hại về kinh tế và môi trƣờng.
Kết quả đánh giá 47 dòng Keo lá tràm khảo nghiệm tại Đồng Nai đã
đƣợc xác đinh đƣợc 10 dòng bị nhiễm bệnh chết héo do nấm C.manginecans
gây ra.Theo báo cáo của 33/63 tỉnh trên cả nƣớc, đến cuối năm 2015 đã có 17
tỉnh ghi nhận xuất hiện bệnh chết héo gây hại rừng keo với tổng diện tích
nhiễm bệnh gần 2.000ha, trong đó đã có 90ha bị chết do bệnh hại (Cục Bảo vệ
thực vật, 2015) [2], đến cuối năm 2015, tại Cà Mau xuất hiện một số ổ bệnh



×