Tải bản đầy đủ (.pdf) (39 trang)

Đánh giá quy trình sản xuất rau xà lách tại 1180, Ikura, Kawakamimura, Minamisakugu, Tỉnh nagano, Nhật Bản (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (819.1 KB, 39 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

DƢƠNG ĐỨC HIỆU
ĐÁNH GIÁ QUY TRÌNH SẢN XUẤT RAU XÀ LÁCH TẠI 1180,
IKURA, KAWAKAMI-MURA, MINAMISAKU-GU, TỈNH NAGANO,
NHẬT BẢN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Nông lâm kết hợp

Khoa

: Lâm nghiệp

Khóa học

: 2013 – 2017

Thái Nguyên, năm 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



DƢƠNG ĐỨC HIỆU
ĐÁNH GIÁ QUY TRÌNH SẢN XUẤT RAU XÀ LÁCH TẠI 1180,
IKURA, KAWAKAMI-MURA, MINAMISAKU-GU, TỈNH NAGANO,
NHẬT BẢN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Sinh viên thực hiện

: Dƣơng Đức Hiệu

Lớp

: K45-NLKH

Khoa

: Lâm Nghiệp

Giảng viên hƣớng dẫn

: PGS.TS.Trần Quốc Hƣng

Thái Nguyên, năm 2017


i

LỜI CẢM ƠN

Thực tập tốt nghiệp là nội dung rất quan trọng đối với mỗi sinh viên
trƣớc lúc ra trƣờng. Giai đoạn này vừa giúp cho sinh viên kiểm tra, hệ thống
lại những kiến thức lý thuyết và làm quen với công tác nghiên cứu khoa học,
cũng nhƣ vận dụng những kiến thức đó vào thực tiễn sản xuất.
Thật may mắn khi tôi đƣợc tham gia khóa thực tập nông nghiệp tại
nhật bản. Nó không chỉ giúp tôi có thêm những kiến thức bổ ích mà nó còn
giúp cho tôi có thêm những trải nghiệm những khám phá về một nền nông
nghiệp tiên tiến, hiện đại. Đây không chỉ là một khóa thực tập mà nó còn là cả
một cơ hội mới giúp cho tôi có đƣợc những hƣớng phát phát triển sau khi tốtnghiệp.
Để hoàn thành khóa luận này tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ tận tình của
các chủ hộ gia đình làng Kawakami, các thầy cô giáo tại trung tâm phát triển
quốc tế ITC, các thầy cô giáo trong và ngoài khoa Lâm Nghiệp, đặc biệt là sự
hƣớng dẫn chỉ bảo tận tình của cô giáo hƣớng dẫn: PGS.TS.Trần Quốc
Hƣng đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm đề tài.
Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến các thầy cô trong
khoa Lâm Nghiệp, gia đình, bạn bè đặc biệt là thầy giáo PGS.TS.TrầnQuốc
Hƣng đã giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này.
Trong suốt quá trình thực tập, mặc dù đã rất cố gắng để hoàn thành tốt
bản khóa luận, nhƣng vì do thời gian và kiến thức bản thân còn hạn chế. Vì
vậy bản khóa luận này không tránh khỏi những thiếu sót. Vậy tôi rất mong
đƣợc sự giúp đỡ, góp ý chân thành của các thầy cô giáo và toàn thể các bạn bè
để khóa luận tốt nghiệp của tôi đƣợc hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!


ii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 4.1: Bón vôi cho đất ............................................................................ 16

Hình 4.3: Trồng rau xà lách ......................................................................... 21
Hình 3.4: Rau xà lách đƣợc thu hoạch vào lúc 3h sáng ............................. 26
Hình 4.5: Nhanh chóng thu hoạch rau xà lách lúc nắng đã lên .................. 26


iii

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

HTX

:

( Hợp tác xã )

JA

:

Hiệp Hội Nông Nghiệp Nhật Bản


iv

MỤC LỤC
Trang
PHẦN 1. PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu và yêu cầu ................................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu................................................................................................... 2

1.2.2 Yêu cầu ..................................................................................................... 2
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 3
2.1. Các khái niệm ............................................................................................. 3
2.2. Thông tin về sản xuất rau ........................................................................... 4
2.3. Tổng quan tài liệu....................................................................................... 8
2.3.1 Kỹ thuật trồng rau sạch ............................................................................ 8
2.4. Điều kiện cơ sở nơi thực tập ...................................................................... 8
2.4.1. Điều kiện tự nhiên và cơ sở vật chất của nơi thực tập ............................ 8
2.4.2. Kỹ thuật trồng rau xà lách theo công nghệ nhật bản ............................ 11
2.2.3. Mật độ, khoảng cách: Hàng x hàng: 15 cm. Cây x cây: 15 cm ............ 12
2.2.4. Xử lý hạt giống và cách trồng: .............................................................. 12
PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP TIẾN HÀNH .......................... 13
3.1. Thời gian và phạm vi thực hiện ............................................................... 13
3.1.1. Thời gian thực hiện ............................................................................... 13
3.1.2. Phạm vi thực hiện.................................................................................. 13
3.2. Nội dung thực hiện ................................................................................... 13
3.3. Phƣơng pháp thực hiện theo quy trình hƣớng dẫn của nhật .................... 13
PHẦN 4. KẾT QUẢ ....................................................................................... 14
4.1. Cải tạo đất trƣớc vụ gieo trồng mới ( tháng 4 – tháng 5 ) ....................... 14
4.1.1. Làm đất, cày xới .................................................................................... 14
4.1.2. Phân tích đất .......................................................................................... 14


v

4.1.3. Phƣơng án cải tạo và bón phân cho đất................................................. 15
4.2. Tạo luống đất và phủ bạt nilong ( Tháng 5 )............................................ 16
4.2.1. Chuẩn bị bạt nilong ............................................................................... 17
4.2.2. Tiến hành phủ bạt nilong ...................................................................... 17
4.3. Ƣơm hạt giống ( Tháng 4 – Trung tuần tháng 8 ) .................................... 18

4.3.1. Hạt giống ............................................................................................... 18
4.3.2. Làm đất cho vào khay gieo hạt ............................................................. 19
4.3.3. Tiến hành gieo hạt ................................................................................. 19
4.4. Chuyển cây giống từ vƣờn ƣơm ra trồng ở ruộng ( Tháng 4 – Trung tuần
tháng 8 ) ........................................................................................................... 20
4.4.1. Tiến hành đƣa rau ra ruộng ................................................................... 20
4.4.2. Tiến hành trồng ..................................................................................... 20
4.5. Chăm sóc rau giai đoạn sinh trƣởng ( Tháng 6 – Trung tuần tháng 9 ) ... 22
4.5.1. Quản lý cây trồng .................................................................................. 22
4.6 Thu hoạch ( Trung tuần tháng 7 – trung tuần tháng 10 ) .......................... 23
4.6.1. Quá trình thu hoạch ............................................................................... 24
4.6.2. Quá trình vận chuyển ............................................................................ 25
4.6.3. Đảm bảo duy trì chất lƣợng sản phẩm trong quá trình vận chuyển ...... 27
4.7. Thu dọn sau mùa vụ ( Tháng 10 – trung tuần tháng 11 ) ......................... 27
PHẦN 5. KẾT LUẬN ..................................................................................... 30
5.1 Để áp dụng vào Việt Nam ......................................................................... 30
5.2 Đề nghị ...................................................................................................... 31
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 32


1

PHẦN 1
PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Chƣơng trình thực tập nghề tại Nhật Bản là một chƣơng trình có sự hợp
tác, liên kết chặt chẽ giữa Trƣờng Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên với Trung
tâm Đào Tạo và Phát Triển Quốc Tế về nhiều lĩnh vực giáo dục đào tạo,
chuyển giao khoa học công nghệ. Trong đó lĩnh vực về hợp tác phát triển
nông nghiệp đang đƣợc chú trọng quan tâm vì đặc thù của Việt Nam vẫn đang

là một nƣớc nông nghiệp dựa vào nông nghiệp là chính. Nhật Bản là một
nƣớc dù chịu nhiều thiên tai điều kiệm thời tiết khắc nghiệt nhƣng nền nông
nghiệp phát triển một cách thần kỳ và là một trong những nƣớc có nên nông
nghiệp công nghệ cao tiên tiến, hiện đại hàng đầu thế giới.
Đối với chƣơng trình thực tập lần này không chỉ học về kiến thức nông
nghiệp mà còn đƣợc trải nghiệm văn hóa, cuộc sống thƣờng nhật của ngƣời
bản địa. Nông nghiệp là một ngành sản xuất tổng hợp cùng tồn tại với thiên
nhiên. Ở đó sẽ có những trải nghiệm thực tế và những bài học mà chắc hẳn
trong sách vở sẽ không đề cập đến. Ví dụ, mầm cây từ khi gieo trồng đến lúc
ra ruộng phải qua rất nhiều công đoạn. Sản xuất rau không chỉ cần công nghệ,
kỹ thuật mà còn phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố tự nhiên , sâu bệnh, nhiệt độ,
lƣợng mƣa….mƣa đá, bão, ảnh hƣởng sau bão, cũng nhƣ những ảnh hƣởng
của gió bão khi vận chuyển cây trồng… tất cả những ảnh hƣởng từ tự nhiên
cũng cần đƣợc xem xét một cách kỹ lƣỡng. Thông qua những trải nghiệm
thực tế để khám phá thêm những kiến thức mới biến nó thành kinh nghiệm
cho bản thân.
Ở Việt Nam hiện hằng ngày những tin thời sự, báo chí đƣa tin rất nhiều
vụ ngộ độc thực phẩm. Điều đó cho thấy nhu cầu về nông nghiệp sạch ở Việt


2

Nam thực sự đang rất cần thiết. Để có đƣợc mô hình trồng rau sạch từ những
nƣớc phát triển về nông nghiệp nhƣ nhật bản nên tôi đã quyết định lựa chọn
đề tài “Đánh giá quy trình sản xuất rau xà lách tại 1180, Ikura, Kawakamimura, Minamisaku-gu, Tỉnh nagano, Nhật Bản ”.
1.2. Mục tiêu và yêu cầu
1.2.1. Mục tiêu
- Học tập kinh nghiệm sản xuất rau công nghệ cao và an toàn của Nhật
bản. nhƣ: Công nghệ làm đất, gieo hạt, chăm sóc cây con, quá trình phòng
ngừa sâu bệnh hại, thu hoạch cũng nhƣ kỹ thuật bảo quản rau. Nghiên cứu sâu

về Quy trình sản xuất rau sạch và sự sinh trƣởng phát triển của cây rau theo
khoa học - kỹ thuật và công nghệ tiên tiến hiện đại của Nhật Bản.
1.2.2 Yêu cầu
- Nắm đƣợc quy trình sản xuất rau công nghệ cao và an toàn của
Nhật Bản.
- Hiểu đƣợc nhƣ thế nào là sản xuất rau công nghệ cao và an toàn.


3

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Các khái niệm
Ngày nay khi mà đời sống ngày càng cao, việc ứng dụng và tận dụng các
công nghệ vào sản xuất nuôi trồng ngày càng nhiều thì nhu cầu về sử dụng
những sản phẩm tự nhiên, an toàn, sạch sẽ cũng đƣợc đặt lên hàng đầu. Nhất
là nhu cầu về ăn uống, ngày càng có nhiều bài báo, thông tin trên các kênh
truyền thông đại chúng về ngộ độc thức ăn, trong thức ăn có các chất gây ung
thƣ, thực phẩm bẩn không đảm bảo an toàn … làm tâm lý của ngƣời tiêu dùng
rất hoang mang. Khi mà những thực phẩm đƣợc mua ngoài chợ, các siêu thị,
các cửa hàng bày bán chính ngƣời tiêu dùng cũng không biết đƣợc rau có sạch
hay không. Vậy rau sạch là nhƣ thế nào.
- Rau Sạch: Rau sạch là không chứa chất “bẩn”. Chất bẩn là những gì có
thể và có nguy cơ gây hại cho sức khỏe của con ngƣời nhƣ: chất hóa học độc
hại từ thuốc trừ sâu, các ion kim loại nặng, các nguồn ô nhiễm cơ học nhƣ
phân hay nƣớc bẩn, các vi sinh vật hay đơn giản là bụi bẩn từ môi trƣờng
nhiễm vào rau trong toàn bộ chuỗi sản xuất và cung ứng rau.
Rau sạch là cụm từ dùng chung cho những loại đạt một trong những yêu
cầu về tiêu chuẩn chất lƣợng. Hiện nay Việt Nam có 3 loại tiêu chuẩn đƣợc
công nhận là: + Tiêu chuẩn VietGAP

+ Tiêu chuẩn GlobalGap
+ Tiêu chuẩn hữu cơ
- Nông Nghiệp Hữu Cơ : Là sản phẩm sản xuất theo nguyên lý nông
nghiệp hữu cơ, đƣợc sản xuất và chế biến theo quy trình của sản phẩm hữu
cơ, đƣợc cơ quan có thẩm quyền của tổ chức nông nghiệp hữu cơ xác nhận và
cấp chứng chỉ.


4

Tƣ liệu sản xuất và nguyên liệu sản xuất sản phẩm hữu cơ bắt buộc phải
là sản phẩm tự nhiên của hệ thống sản xuất (vì vậy, sản phẩm có chuyển gien
không phải là sản phẩm hữu cơ).
Nghiêm cấm sử dụng các chất tổng hợp hóa học là một đặc trƣng quan
trọng của nông nghiệp hữu cơ. Nông nghiệp hữu cơ phải xây dựng một hệ
thống quản lý sản xuất tổng thể nhằm cải thiện và tăng cƣờng sức sống của hệ
sinh thái nông nghiệp. Vùng đƣợc lựa chọn để sản xuất sản phẩm nông nghiệp
hữu cơ phải bảo đảm trong ba năm liền trƣớc đó không sử dụng bất cứ loại
chất hóa học nào, đồng thời sản xuất tuân thủ quy trình, tiêu chuẩn của nông
nghiệp hữu cơ.
2.2. Thông tin về sản xuất rau
Ở nƣớc ta, gần đây việc sản xuất sản phẩm nông nghiệp nói chung hay
rau sạch nói riêng theo tiêu chuẩn GlobalGAP hay VietGAP đã đƣợc thực
hiện ở nhiều nơi. GlobalGAP (trƣớc đây là EUREPGAP) là một tổ chức tƣ
nhân mà thiết lập các tiêu chuẩn một cách tự nguyện. Thông qua đó, các sản
phẩm nông nghiệp đạt tiêu chuẩn có thể đƣợc cấp chứng chỉ trên khắp thế
giới. Mục tiêu GlobalGAP là thiết lập một bộ tiêu chuẩn đánh giá về Thực
hành Nông nghiệp Tốt (Good Agricultural Practices (GAP)), áp dụng cho các
sản phẩm khác nhau trong nông nghiệp khắp mọi nơi.
Đối với ngƣời tiêu thụ và nhà phân phối, chứng chỉ GlobalGAP là sự bảo

đảm rằng thực phẩm nào đó đã đƣợc tuân thủ với chất lƣợng quy định và các
tiêu chuẩn an toàn. Đƣợc sản xuất theo các tiêu chuẩn bền vững, tôn trọng các
yêu cầu về an toàn, vệ sinh và sức khỏe của công nhân, môi trƣờng và động vật.
GlobalGAP là tiêu chuẩn hoạt động bao gồm toàn bộ quá trình sản xuất
của sản phẩm đƣợc cấp chứng chỉ, từ thời điểm đầu tiên (ví dụ, các chỉ tiêu
kiểm tra về hạt giống hoặc nƣơng mạ cây trồng) và tất cả các hoạt động nông
trại theo sau đó cho đến khi sản phẩm rời khỏi nơi sản xuất.


5

Tại Việt Nam đã áp dụng quy trình VietGAP thực hành sản xuất nông
nghiệp tốt cho rau, quả tƣơi an toàn. Quy trình này áp dụng để sản xuất rau,
quả nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro từ các mối nguy cơ ô nhiễm ảnh hƣởng
đến sự an toàn, chất lƣợng sản phẩm rau, quả, môi trƣờng, sức khỏe, an toàn
lao động và phúc lợi xã hội của ngƣời lao động trong sản xuất, thu hoạch và
xử lý sau thu hoạch.
VietGAP áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc tham
gia sản xuất, kinh doanh, kiểm tra và chứng nhận sản phẩm rau, quả tƣơi an
toàn tại Việt Nam, nhằm các mục đích:
1. Tăng cƣờng trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong sản xuất và quản
lý an toàn thực phẩm.
2. Tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân thực hiện sản xuất và đƣợc chứng
nhận VietGAP.
3. Đảm bảo tính minh bạch, truy nguyên đƣợc nguồn gốc của sản phẩm.
4. Nâng cao chất lƣợng và hiệu quả cho sản xuất rau, quả tại Việt Nam.
Sản xuất rau sạch, rau an toàn theo VietGAP đã tiến hành nhiều nơi từ
Bắc chí Nam thu đƣợc nhiều kết quả tốt. Lƣợng rau xanh sạch và an toàn
cung cấp ra thị trƣờng ngày một nhiều. Tuy nhiên, hiện nay nƣớc ta chƣa có
nhãn mác dùng chung cho sản phẩm rau sạch nhƣ của Mỹ hay của Châu Âu.

Việc tiêu thụ sản phẩm rau sạch còn nhiều khó khăn và giá bán chƣa hấp dẫn
ngƣời sản xuất vì đầu tƣ cao mà giá ngang bằng giá sản phẩm tự do trên thị
trƣờng.
Việc này theo Trung tâm Hỗ trợ và Phát triển Bền vững (2010), cho rằng
rau sạch ở thành phố Hồ Chí Minh từng đƣợc xem là loại cây trồng trọng
điểm với nhiều sự hỗ trợ từ các ban ngành và đƣợc phát động rầm rộ nhƣ một
phong trào, nay cứ ngày một teo tóp lại. Nhiều HTX rau sạch hiện nay chỉ sản
xuất cầm chừng hoặc giải thể do giá cả quá “bèo”, không đủ tái đầu tƣ sản


6

xuất. Điển hình nhƣ, HTX Ngã Ba Giồng, Xuân Thới Thƣợng (huyện Hóc
Môn) sản xuất từ 15-20 tấn/ngày nhƣng lƣợng hàng có hợp đồng đƣa vào các
siêu thị chƣa tới 1 tấn.
Khu vực ấp Đình, xã Tân Phú Trung và xã Nhuận Đức (huyện Củ Chi)
sản xuất 20-25 tấn rau/ngày, nhƣng cũng chỉ giao hàng, có hợp đồng 2-3 tấn.
HTX rau sạch Tân Phú Trung (huyện Củ Chi) là mô hình trồng rau sạch trọng
điểm của thành phố trong chủ trƣơng phát triển rau sạch đƣợc lập ra cách nay
3 năm, nhƣng đến nay chỉ lay lắt hoạt động, chờ ngày… giải tán.
Cùng với khó khăn đó, đề án phát triển vùng chuyên canh sản xuất rau
an toàn của thành phố Hà Nội có kinh phí thực hiện lên tới gần 1.000 tỷ đồng
với mục tiêu đến năm 2015, toàn thành phố có 5.000 ha rau an toàn. Tuy
nhiên, sau 6 năm triển khai, việc thực hiện vẫn ì ạch, nhiều vùng sản xuất rau
an toàn của Hà Nội gần nhƣ bị xóa bỏ dù đã nằm trong quy hoạch phát triển
của nhiều quận, huyện. Lý do chính là ngƣời trồng rau không tìm đƣợc đầu ra
cho sản phẩm trong khi vai trò của Hợp tác xã rau sạch hầu nhƣ quá mờ nhạt
trong vai trò là bà đỡ cho xã viên.
Vì vậy, để tăng cƣờng việc tiêu thụ sản phẩm rau sạch, theo kinh nghiệm
của HTX rau sạch Thỏ Việt cho rằng để rau sạch theo tiêu chuẩn VietGAP

tiêu thụ đƣợc dễ dàng đòi hỏi việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm mạnh hơn,
áp dụng nhiều phƣơng pháp tiếp thị linh hoạt hơn.
- Trong khi ngƣời dân nƣớc mình loay hoay chƣa biết trồng cây gì, nuôi
con gì thì ngay tại cao nguyên Đà Lạt, các doanh nghiệp Nhật Bản đã bỏ vốn
đầu tƣ thành công với các mô hình rau sạch công nghệ cao đạt tiêu chuẩn xuất
khẩu thế giới.
Ngƣời Nhật không chỉ đem máy móc, ốc vít sang đầu tƣ, hiện nay họ còn
đem giống, phân bón, công nghệ và tiêu chuẩn trồng rau sạch, an toàn sang
Việt Nam để xuất khẩu. Chỉ trong thời gian ngắn, những thành công lớn của


7

họ đã mở ra nhiều cơ hội và nhiều những dự định táo bạo biến Việt Nam trở
thành 1 “vựa rau an toàn Châu Á”.
Mặc dù theo thống kê, vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) vào nông
nghiệp Việt Nam trong 8 tháng đầu năm 2014 có giảm tuy nhiên, điểm tích
cực là nông nghiệp đang là sự lựa chọn của nhiều nhà đầu tƣ (NĐT) đến từ
Nhật. Ngƣời Nhật không đổ quá nhiều vốn đầu tƣ vào nông nghiệp Việt Nam
mà họ từng bƣớc thử nghiệm ở các dự án trồng rau sạch và chỉ trong thời gian
ngắn đã thành công.
Rau sạch có thể ăn ngay tại ruộng tại Lạc Dƣơng (Lâm Đồng) chỉ sau 8
tháng thử nghiệm từ tháng 2/2014, “Làng Thần Kỳ” rau xà lách Mỹ sản xuất
theo công nghệ Nhật Bản đã xuất hiện. Ngƣời có công biến mảnh đất cằn ấy
thành vựa rau sạch nổi tiếng Lâm Đồng là 1 ngƣời Nhật Bản, ông Hironosi
Tsuchiya – Giám đốc đại diện Quỹ Đầu tƣ HT Capital tại Việt Nam, kiêm
Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH An Phú Lacue.
Hiện, lƣợng rau mà Công ty này hiện đang trồng, chăm sóc và thu hoạch
đã đƣợc bán tại nhiều cửa hàng, siêu thị và quán ăn Nhật tại Việt Nam và cả
xuất khẩu trở lại Nhật nữa. Chính nhờ tuân thủ quy trình kỹ thuật, an toàn vệ

sinh thực phẩm và giống đã giúp ranh xanh công nghệ trồng Nhật Bản sản
xuất tại Việt Nam đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của phía Nhật Bản đƣa ra.
Nhắc đến câu chuyện ông Hironosi Tsuchiya đƣa rau xà lách vào trồng
tại Lạc Dƣơng lại là chuyện thật kỳ công. Cách đây chƣa lâu, khu vƣờn xà
lách này của Cty chỉ là một vùng đất bạc màu với lởm chởm sỏi đá, cỏ bụi
rậm rạp. Sau khi thuê đƣợc đất của bà con nông dân, ông Hironosi Tsuchiya
đã quyết tâm biến vùng đất khó này thành “Làng Thần Kỳ” Nhật Bản tại Việt Nam.


8

2.3. Tổng quan tài liệu
2.3.1 Kỹ thuật trồng rau sạch
- Chọn đất: Đất phải thích hợp cho yêu cầu của từng loại rau: Đất pha
cát, phù sa ven sông, đất thịt hay đất sét pha. Khu trồng rau phải gần nguồn
nƣớc, nguồn phân. Khu trồng rau phải thuận tiện cho giao thôngphân phối.
- Cày, bừa, phơi đất: Cày sâu để tăng chiều dầy tầng canh tác, phá vỡ lớp
đất để cày.Phơi ải thƣờng đƣợc áp dụng trƣớc khi sửa soạn đất để diệt cỏ dại,
mầm bệnh trong đất, làm đất khô ráo, thoáng khí, dễ làm đất hơn.
- Lên liếp: Sau khi cày bừa, làm cỏ, cần tiến hành lên liếp tạo điều kiện
cho rễ phát triển tốt, đất đƣợc thoát nƣớc và khâu chăm sóc đƣợc dễ dàng. Để
rau có điều kiện hứng đủ ánh sáng cần chú ý hƣớng liếp. Hƣớng Đông Tây
cho cây đủ ánh sáng nhất.
- Đậy liếp bằng màng phủ nông nghiệp: Màng phủ nông nghiệp còn gọi
là "màng bạt" hay "thảm", là một loại nhựa dẻo, mỏng chuyên dùng để phủ
liếp trồng rau.
Mục đích: Hạn chế côn trùng gây hại, hạn chế bệnh hại, ngăn ngừa cỏ
dại, điều hòa độ ẩm và giữ cấu trúc mặt đất, giữ phân bón, tăng nhiệt độ đất,
hạn chế độ phèn, mặn, tăng giá trị trái.
Trồng rau sử dụng màng phủ nông nghiệp có thể khắc phục đƣợc một

phần yếu tố bất lợi của môi trƣờng, cải thiện phƣơng pháp canh tác cổ truyền
theo hƣớng công nghiệp hóa, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân.
2.4. Điều kiện cơ sở nơi thực tập
2.4.1. Điều kiện tự nhiên và cơ sở vật chất của nơi thực tập
- Kawakami Mura, huyện Minamisaku, tỉnh Nagano là một ngôi làng
nằm ở phía tây của thủ đô Tokyo, Nhật bản, nơi đây đƣợc ngƣời dân Nhật gọi
với cái tên khá chảnh chẹ đó là “ làng đại gia “.


9

- Từng là vùng đất đai cằn cỗi nằm sâu trong vách núi hẻo lánh với dân
số chƣa tới 4.000 ngƣời, là một trong những ngôi làng nghèo nhất nƣớc Nhật
vào những năm đầu thập niên 60-70 của thế kỷ 20. Thế nhƣng nhờ việc trồng
rau xà lách mà ngày nay Kawakami Mura trở thành một trong những ngôi
làng giàu có nhất nhờ việc kinh doanh và phát triển nông nghiệp.
- Hiện tại, làng Kawakami là một trong những biểu tƣợng cho tiềm năng
nông nghiệp Nhật Bản. vậy điều gì đã tạo nên sự khác biệt của Kawakami?
- Hiện tại Kawakami là ngôi làng giàu có nhất. Thu nhập bình quân hàng
năm của các hộ dân ở đây là 25 triệu yên ( khoảng 5 tỉ đồng ) chỉ nhờ vào việc
trồng rau xà lách.
- Ngƣời dân ngôi trong ngôi làng này có sức khỏe và độ tuổi trung bình
cao nhất Nhật Bản.
- Hầu hết thế hệ trẻ lớn lên đều chọn theo con đƣờng phát triển nông
nghiệp của ngôi làng này.
Vươn lên từ những điều bình dị nhất
- Vào những năm 1980, nhu cầu về rau nói chung và rau xà lách nói
riêng của ngƣời dân Nhật quá cao, mà lúc đó điều ngƣời nông dân nghĩ rằng
khó có thể phát triển và làm giàu từ nông nghiệp, thế nên họ cũng không mấy
quan tâm đến việc này. Khi đó vị trƣởng làng của vùng này đã đứng lên kêu

gọi ngƣời dân canh tác, sản xuất rau sạch theo tiêu chuẩn chung của làng, một
trong số những yêu cầu hàng đầu bắt buộc phải tuân theo đó là “ rau phải ăn
đƣợc ngay tại vƣờn mà không cần rửa “, nếu hộ nào làm sai hoặc không tuân
thủ sẽ bị loại trừ và cấm sản xuất.
- Một thời gian sau khi quy trình sản xuất bắt đầu thành công ngƣời dân
lập kênh truyền hình riêng, chuyên thông tin về quy trình trồng rau, kỹ thuật
canh tác, để hƣớng dẫn và cung cấp thông tin đến mọi ngƣời trên cả nƣớc
thông qua kênh này.


10

- Ngoài việc áp dụng nghiêm ngặt những kỹ thuật cao vào canh tác, nếu
có dịp đến thăm kawakami bạn sẽ không khỏi bất ngờ với tầng lớp lao động
nơi đây, vì tất cả những ngƣời cao tuổi ( 70-80 tuổi ) đều là lao động bên
ngoài những cánh đồng rau rộng lớn và bạt ngàn một màu xanh tƣơi, theo
thống kê, khoảng 63% ngƣời dân lao động ở làng Kawakami là trên 65 tuổi.
- Các công việc của nông dân làng Kawakami bao gồm: trồng, thu
hoạch, vẫn chuyển, thƣờng diễn ra trong 6 tháng, từ tháng 4 đến tháng 10,
thời gian còn lại do nhiệt độ nơi đây xuống quá thấp không thể canh tác đƣợc.
- Dù thời gian canh tác chỉ ½ thời gian trong năm, nhƣng năng suất cũng
nhƣ nguồn lợi nhuận mang lại của loại rau này rất cao nên hầu hết cuộc sống
của mọi ngƣời nơi đây rất thoải mái. Riêng năm 2014, theo thống kê thì
Kawakami đã cung cấp ra thị trƣờng trong nƣớc đạt 60.000 tấn rau xà lách,
thu về 16 tỉ yên ( khoảng 3.200 tỉ đồng ), một con số không thua kém bất kỳ
một ngành công nghiệp nào.
- Vào những khoảng thời gian trong năm không canh tác đƣợc do thời
tiết, thì ngƣời dân nơi đây thƣờng chọn cách hƣởng thụ bằng việc đi du lịch,
nghỉ dƣỡng ở những đất nƣớc khác trên thế giới. Đến mùa sản xuất thì họ lại
quay về tiếp tục bắt tay vào các công việc sản xuất rau của mình.

- Với những kỹ thuật đã đúc rút đƣợc, Nhật Bản muốn chuyển giao sang
các nƣớc khác, trong đó có Việt Nam. Thời gian qua làng Kawakami đã tích
cực tìm kiếm cơ hội hợp tác với Việt nam. Hiện nay làng đang tiếp nhận hơn
240 thực tập sinh nông nghiệp từ Việt Nam trên tổng số gần 1.000 thực tập
sinh nƣớc ngoài đang làm việc trên làng.
- Qua tìm hiểu và khảo sát thực tế, Ninh Bình có điều kiện tự nhiên khá
giống với Kawakami và có tiềm năng phát triển nông nghiệp rất lớn. Đồng
thời định hƣớng phát triển về nông nghiệp ở Ninh Bình cũng giống nhƣ ở
làng Kawakami . Với những điểm tƣơng đồng, làng Kawakami mong muốn


11

tăng cƣờng giao lƣu với tỉnh Ninh Bình, nhất là xây dựng mô hình điểm và
chuyển giao kỹ thuật công nghệ sản xuất rau an toàn.
Kết Luận:
- Tính cấp thiết của việc đi thực tập: Rau sạch là thực phẩm không thể
thiếu trong đời sống hằng ngày của con ngƣời. Sản xuất rau hiện nay gặp
nhiều khó khăn cùng với ô nhiễm môi trƣờng làm cho chất lƣợng rau không
đảm bảo, nhƣng nhu cầu sử dụng rau xanh ngày càng tăng. Để có thể sản xuất
rau sạch, rau an toàn thì cần có những quy trình đánh giá rau. Chính vì vậy tôi
thực hiện đề tài “Đánh giá quy trình sản xuất rau xà lách tại 1180, Ikura,
Kawakami–mura, Minamisaku-gu, tỉnh Nagano, Nhật Bản”.
2.4.2. Kỹ thuật trồng rau xà lách theo công nghệ nhật bản
- Yêu cầu sinh thái của xà lách Khí hậu:nhiệt độ thích hợp cho cây sinh
trƣởng phát triển từ 18 –25ºC, độ ẩm khoảng 80 –90%. Thích hợp với quang
chu kỳ ngày dài. Thổ nhƣỡng: Xà lách có thể phát triển tốt ở nhiều loại đất
khác nhau nhƣ: Sét nhẹ, bazan, feralit vàng đỏ... pH tối thích 5.5 – 6.5. Từ
lúc gieo hạt cho đến lúc cho thu hoạch trong khoảng từ 60 – 65 ngày.
- Thời vụ: Xà lách có thể trồng đƣợc quanh năm.

- Làm đất:Rau xà lách có thể trồng trên nhiều loại đất,nhƣngthích hợp
nhất vẫn là đất thịt nhẹ, nhiều mùn,bằng phẳng (làm đất gieo xà lách cần phải
băm nhỏ kỹ), đất dễ thoát nƣớc, đất đƣợc cày, phơi ải từ 5-7 ngày trƣớc
khi lên luống mới. Đất đƣợc cày xới và dọn sạch tàn dƣ thựcvật, bón vôi
(đểnâng pH lên 5.5 – 6.6) cày trộn đều trong đất phơi ải 1 – 2 tuần (có thể
dùngcác hóa chất, chế phẩm xử lý đất nhƣ: Nokap, Mocap, Sincosin, ...) sau
đó lên luống rộng 1 m, chiều cao luống từ 20- 25cm (tùy theo mùa), rãnh
luống rộng 30 cm, chiều dài luống tuỳ theo kích thƣớc thửa ruộng. Bón phân
lót, xới và trộn đều phân.


12

- Chuẩn bị đất kỹ tƣơi xốp, nhặt sạch cỏ dại tàn dƣ cây trồng vụ trƣớc,
nếu cóđiều kiện phơi khô khoảng một tuần và đảo lớp đất mặt xuống dƣới để
thoáng khí cho cây trồng sinh trƣởng tốt đồng thời hạn chế các sâu bệnh cƣ
trú trong đất.
2.2.3. Mật độ, khoảng cách: Hàng x hàng: 15 cm. Cây x cây: 15 cm
- Đặt cây vào giữa hố, lấp đất, nén nhẹ. Tránh trồng quá sâu hoặc quá cạn.
- Sau khi trồng nên chú ý độ ẩm trong vòng 10 ngày để giúp cây bén rễ tốt.
2.2.4. Xử lý hạt giống và cách trồng:
- Xử lý hạt giống trƣớc khi trồng bằng Metalaxyl, Iprodion.
- Gieo qua luống ƣơm rồi mới nhổ cẩy con đem trồng từ 20 – 23 ngày.
Hoặc gieo thƣa trực tiếp trên luống thông qua luống ƣơm. Sau khi gieo xong
phủ qua một lớp rơm mỏng giữ ẩm cho đất.


13

PHẦN 3

NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
3.1. Thời gian và phạm vi thực hiện
3.1.1. Thời gian thực hiện
Thời gian thực hiện từ tháng 04 đến tháng 10 năm 2017
3.1.2. Phạm vi thực hiện
- Đề tài phạm vi thực hiện đánh giá quy trình sản xuất rau xà lách.
- Khu vực nghiên cứu tại 1180, Ikura, Kawakami, Minamisaku – gu,
Nagano, Nhật Bản.
3.2. Nội dung thực hiện
- Cải tạo đất trƣớc vụ gieo trồng mới.
- Tạo luống đất và phủ bạt nilong cho đồng ruộng.
- Ƣơm hạt giống.
- Chuyển cây giống từ nhà kính sang trồng ở đồng ruộng.
- Chăm sóc rau trong quá trình phát triển.
- Thu hoạch.
3.3. Phƣơng pháp thực hiện theo quy trình hƣớng dẫn của nhật
- Đầu tiên phải tiến hành cải tạo đất:
+ Đánh giá thành phần dinh dƣỡng trong đất và biện pháp bón phân cải
tạo đất.
- Tiến hành gieo ƣơm cây con trong nhà kính.
- Đem cây con từ trong nhà kính ra ruộng trồng.
- Chăm sóc rau trong thời kỳ rau sinh trƣởng, phát triển:
+ Phun thuốc theo đúng lịch trình
+ Tƣới nƣớc
+ Nhổ cỏ cả trong và ngoài luống rau
- Thu hoạch


14


PHẦN 4
KẾT QUẢ
4.1. Cải tạo đất trƣớc vụ gieo trồng mới ( tháng 4 – tháng 5 )
- Vào tháng 4, Thời điểm có nhiều ngày nắng nhẹ thích hợp chuẩn bị cho
vụ mùa mới. Là lúc ngƣời dân HTX kawakami bắt đầu chuẩn bị cây giống,
sửa chữa lại nông cụ, thực hiện công tác kiểm tra ban đầu. Vào thời gian này
việc thực tập sinh nƣớc ngoài đến cùng hỗ trợ ngƣời dân thực hiện vụ mùa là
hết sức cần thiết. Ban đầu đất trồng cần đƣợc sử lý. Đất sẽ đƣợc cày xới bằng
các loại máy móc cỡ lớn, sau đó bón phân, tạo chất dinh dƣỡng cho đất sau
một mùa đông khắc nghiệt và sẵn sàng cho một vụ mùa bội thu sắp tới.
4.1.1. Làm đất, cày xới
- Làm đất là khâu đầu tiên tôi đƣợc thực hiện. Đất đƣợc cày xới bằng
những chiếc máy móc cỡ lớn. Chúng có thể cày sâu tới cả mét, tới cả những
tầng đất cứng thậm chí là đá.
- Đá trên các ruộng cũng đƣợc nhặt và đem bỏ đi 1 nơi khác, nếu nhƣ
ruộng quá nhiều đá thì chỉ phải nhặt những viên to. Không chỉ là đá mà những
mảnh nilong còn sót lại từ mùa vụ trƣớc, những chiếc túi bóng hay những
cành cây khô cũng đƣợc nhặt và đem bỏ đi 1 nơi khác.
Tuy chỉ là những hành động nhỏ nhƣng tôi đã cảm nhận đƣợc cái sự tỉ
mỉ từng chút từng chút một của ngƣời dân nơi đây.
4.1.2. Phân tích đất
- Để giảm giá thành sản xuất cũng nhƣ cung cấp những sản phẩm rau
ngon, sạch, an toàn, phải tiến hành phân tích đất từ đó cân bằng lƣợng dinh
dƣỡng cần thiết tối thiểu cho đất trồng trọt.
- Phân tích đất đƣợc tiến hành trên 2 chiếc máy. Một chiếc máy là phân
tích độ PH có giá trị 300man ( 600 triệu đồng ), chiếc còn lại là phân tích
thành phần dinh dƣỡng trong đất có giá 700man (1tỉ 400 triệu đồng ).


15


- Tiến hành thí nghiệm để kiểm tra P2O5, CaO, Mgo và K2O.Thí
nghiệm này là để đánh giá EC ( Nếu EC nằm trong khoảng từ 0.2-0.4 ) là tốt
nhất cho cây xà lách.
- Nếu PH nằm trong khoảng từ 6.0-6.5 là tốt nhất để trồng cây xà lách.
- Dựa vào kết quả phân tích tính toán sự thừa thiếu của các thành phần
trong đất từ đó đƣa ra các phƣơng pháp xử lý để tạo sự cân bằng các thành
phần phù hợp cho sự phát triển cây trồng.
- Tiến hành tạo rãnh thoát nƣớc cho đất sau khi san.
Đây là những bƣớc đầu tiên, nó thực sự quan trọng cho sau này. Nó sẽ
quyết định đến thành phần dinh dƣỡng để bón cho đồng ruộng. Nhờ có bƣớc
này nên ngƣời nông dân có thể hiểu đƣợc trên cánh đồng đó phù hợp với loại
cây nào để từ đó có những phƣơng án gieo trồng phù hợp nhất.
4.1.3. Phương án cải tạo và bón phân cho đất
- Saukhi đã tiến hành phân tích ngƣời ta sẽ thấy đƣợc mức độ dinh
dƣỡng của đồng ruộng, thấy đƣợc ruộng đó thiếu những chất gì, đã có những
chất gì và cần phải bón thêm những loại phân gì. Từ đó ngƣời dân sẽ có
phƣơng án cải tạo đất phù hợp nhất với loại rau họ sẽ trồng.
- Ngƣời dân sẽ dự tính, tính toán đƣợc họ cần bón những loại phân gì,
bón nhƣ thế nào và bón bao nhiêu. Sau đó họ sẽ đặt nhà máy sản xuất phân bón.
+ Ở đây mỗi hộ nông dân sẽ trực tiếp đặt phân bón tại các nhà máy sản
xuất bón, ngƣời dân sẽ nêu rõ số lƣợng và những chất đã có và còn thiếu cho
nhà máy sản xuất phân bón, nêu loại rau mà hộ nông dân đó dự định sản xuất.
Nhà máy sản xuất phân bón sẽ có nhiệm vụ tính toán thành phần và sản xuất
phân bón phù hợp nhất với từng hộ nông dân nhƣ vậy. Mỗi hộ nông dân sẽ có
từng loại phân và cách bón khác nhau trên những đồng ruộng khác nhau.
- Phân sẽ đƣợc bón bằng những chiếc máy chuyên dụng rất to. Phân
đƣợc bón ngay sau khi đất đƣợc cày lên khoảng 1 tuần, sau khi bón xong đất



16

sẽ đƣợc cày và xới đều bằng những chiếc máy với năng suất cao làm cho đất
tơi và và rất xốp, rất rễ ràng cho việc trồng sau này.
Những chiếc máy thật sự khổng lồ, nó thực sự có năng suất làm việc rất
cao, nếu ở Việt Nam cũng có những chiếc máy nhƣ vậy thì ngƣời nông dân
Việt Nam sẽ bớt đi đƣợc những khổ cực.

Hình 4.1: Bón vôi cho đất
4.2. Tạo luống đất và phủ bạt nilong ( Tháng 5 )
Đây là thời gian hoa đào, hoa mận nở rộ, ( HTX kawakami cao hơn so
với mặt nƣớc biển từ 900 m tới 1500 m, đây là điều kiện để hoa nở đồng loạt
). Mùa đông qua đi, thời tiết ấm lên, những ngày xuân dần tới, tràn ngập trong
không khí ấy, những lễ hội truyền thống nhƣ lễ hội cải thảo. Khắp nơi, ngƣời
dân tất bật chuẩn bị các loại phân bón cần thiết cho sự phát triển của cây
trồng. Tiếp theo là làm đất bằng cách sử dụng máy làm đất maruchi. Nhờ
công nghệ hiện đại của maruchi việc phủ bạt nilong giúp bạn hạn chế đƣợc


17

việc sử dụng thuốc diệt cỏ và giảm đáng kể lƣợng phân bón hóa học, tạo ra
quy trình sản xuất rau an toàn khép kín. Ngoài ra, bạt nilong cũng có tác dụng
giữ nhiệt cho đất. Dần dần những luống đất phủ nilong giống nhƣ những
sƣờn núi nhỏ hình thành.
Đây là một bƣớc khá quan trọng, ngƣời dân yêu cầu rất tỉ mỉ. Những
ngƣời dân yêu cầu luống đƣợc phủ bạt cần phải thẳng nhất có thể. Nếu có
những chỗ bị lún xuống do có đá thì họ yêu cầu phải dùng tay để lấp đất cho
bạt chạm tới. Thật sự rất cẩn thận ở bƣớc này.
4.2.1. Chuẩn bị bạt nilong

- Tùy thuộc vào tình hình thời tiết mà sử dụng các tấm nilong với màu
đen, bạc, trắng kẻ sọc tƣơng ứng. Phƣơng pháp sử dụng các tấm bạt nilong
này sẽ giúp cho việc giữ nhiệt, ngăn cỏ dại, giảm nhẹ bệnh, tăng năng suất
cây trồng, mang lại hiệu quả cao. Ngoài ra, do hiện tƣợng trái đất ấm lên mà
các tấm bạt màu trắng thƣờng đƣợc sử dụng nhiều hơn, chúng giúp nhiệt độ
đất không tăng quá nhiều, cũng nhƣ giúp phản xạ ánh sáng tốt hơn.
- Ban lãnh đạo HTX Kawakami đã hƣớng dẫn ngƣời dân sử dụng bạt
phủ cho đất, nên việc phủ bạt có thể tiến hành đồng loạt bằng máy Maruchi.
Mỗi luống có chiều rộng 45cm, chiều cao chuẩn 20cm, bạt nilong đƣợc phủ
lên trên luống đất với chiều rộng khoảng từ 130cm đến 135cm.
4.2.2. Tiến hành phủ bạt nilong
- Tiến hành phủ bạt nilong cần 3 ngƣời. ( 1 ngƣời lái máy phủ bạt, 2
ngƣời còn lại mỗi ngƣời một đầu ruộng ).
- Chiếc máy phủ bạt chạy từ đầu này sang đầu kia, máy tiến hành lên
luống và phủ bạt luôn.
- Nhiệm vụ của ngƣời đầu bên này là tạo rãnh, lên luống ban đầu để tạo
điểm cho những chiếc rãnh của máy cày sâu xuống.
- Ngƣời bên kia có nhiệm vụ cắt bạt sau khi máy đi hết 1 luống.


18

- Mỗi lần chạy nhƣ vậy máy sẽ tạo đƣợc 2 luống, kích thƣớc giống nhau
và rất thẳng.

Hình 4.2: Phủ bạt maruchi
4.3. Ƣơm hạt giống ( Tháng 4 – Trung tuần tháng 8 )
4.3.1. Hạt giống
- Đối với rau Xà lách, thời gian là từ giữa tháng ba tới giữa tháng tám.
Rau sẽ đƣợc thu hoạch và xuất đi vào giữa tháng sáu đến đầu tháng mƣời.

- Tùy vào năng suất lao động, số lƣợng xuất hàng dự tính trong một ngày
của từng hộ nông dân mà số lƣợng khay gieo và khoảng cách gieo hạt đƣợc
điều chỉnh.


×