Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Theo dõi khả năng sinh trưởng của thỏ New Zealand từ sơ sinh đến 15 tuần tuổi tại trại gia cầm Khoa Chăn nuôi thú y Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (839.19 KB, 61 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

VŨ NGỌC HÂN
Tên chuyên đề:
THEO DÕI KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA THỎ NEW ZEALAND
TỪ SƠ SINH ĐẾN 15 TUẦN TUỔI TẠI TRẠI GIA CẦM KHOA CHĂN
NUÔI THÚ Y TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo: Chính quy
Khoa: Chăn nuôi Thú y
Khóa học: 2013 - 2017
Giảng viên hƣớng dẫn: TS. TRẦN THỊ HOAN

Thái Nguyên - 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

VŨ NGỌC HÂN
Tên chuyên đề:
THEO DÕI KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA THỎ NEW ZEALAND
TỪ SƠ SINH ĐẾN 15 TUẦN TUỔI TẠI TRẠI GIA CẦM KHOA CHĂN
NUÔI THÚ Y TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC



Hệ đào tạo: Chính quy
Chuyên ngành: Chăn nuôi Thú y
Lớp: K45 - CNTY
Khoa: Chăn nuôi Thú y
Khóa học: 2013 - 2017
Giảng viên hƣớng dẫn: TS. TRẦN THỊ HOAN

Thái Nguyên - 2017


i

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập và rèn luyện tại trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên cũng như thời gian thực tập tại trại Gia cầm khoa Chăn nuôi Thú y. Tôi
đã nhận được sự giúp đỡ quý báu của các thầy cô trong Ban Giám hiệu Nhà
trường Ban Chủ nhiệm khoa cùng toàn thể các thầy, các cô trong khoa Chăn
nuôi Thú y đã tận tình giảng dạy và dìu dắt tôi trong suốt thời gian qua.
Nhân dịp này tôi xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể các thầy, các cô trong
Ban Giám hiệu nhà trường, Ban Chủ nhiệm khoa Chăn nuôi Thú y đã tạo mọi
điều kiện tốt nhất giúp tôi hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp Đại học đạt kết tốt
và đúng thời gian quy định.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Trần Thị Hoan,
PGS. TS. Từ Trung Kiên, đã tận tình chỉ bảo hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình thực hiện khóa luận này.
Nhân dịp này tôi cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình và
người thân đã giúp đỡ và động viên tôi trong suốt thời gian học tập và rèn
luyện tại trường.
Cuối cùng tôi xin kính chúc các thầy giáo, cô giáo trong khoa Chăn

nuôi Thú y luôn luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và đạt được nhiều thành công
trong giảng dạy và trong nghiên cứu khoa học.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2017
Sinh viên

Vũ Ngọc Hân


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Thành phần hóa học của hai loại phân thỏ (%) .............................. 13
Bảng 2.2. Khối lượng cơ thể thông qua các mốc tuổi..................................... 19
Bảng 2.3. Ảnh hưởng của kích thước thức ăn viên đến sinh trưởng .............. 21
Bảng 2.4. Khẩu phần thức ăn cho thỏ thịt (g/con/ngày) .............................. 24
Bảng 3.1. Khẩu phần thức ăn cho thỏ (g/con/ngày) ..................................... 31
Bảng 4.1. Tỷ lệ nuôi sống của thỏ khảo nghiệm qua các tuần tuổi ................ 40
Bảng 4.2. Sinh trưởng tích lũy của thỏ khảo nghiệm qua các tuần tuổi ......... 42
Bảng 4.3. Sinh trưởng tuyệt đối và tương đối của thỏ Newzealand .............. 43
Bảng 4.4. Tiêu thụ thức ăn/ngày đêm của đàn thỏ thịt ................................... 45
Bảng 4.5. Phác đồ điều trị bệnh bệnh cho đàn thỏ giai đoạn từ sơ sinh đến 15
tuần tuổi trong thời gian thực tại cơ sở ........................................................... 46


iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


ADF (Acid detergent fibre)

: Xơ axit

Ash

: Khoáng tổng số

Cs

: Cộng sự

CP (Gude protein)

: Protein thô

CF (Crude fibre)

: Xơ thô

DM (Dry matter)

: Vật chất khô

EE (Ether extract)

: Béo thô

FCR (Feed conversion ratio) : Hệ số chuyển hóa thức ăn
KL


: Khối lượng

ME (Metablisable energy)

: Năng lượng trao đổi

NDF (Neutral detegent fibre) : Xơ trung tính
NSTB

: Năng suất trung bình

VCK

: Vật chất khô


iv

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................. ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................... iii
LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................. 1
Phần 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................ 2
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 2
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của chuyên đề ........................................................... 3
1.2.1. Mục tiêu ................................................................................................... 3
1.2.2. Yêu cầu .................................................................................................... 3
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 4

2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập ...................................................................... 4
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, cơ sở vật chất của cơ sở thực tập ............................ 4
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ........................................................................ 5
2.1.3. Quá trình thành lập và phát triển của trại Gia cầm khoa Chăn nuôi thú
y trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên ......................................................... 7
2.1.4. Nhận xét chung ........................................................................................ 8
2.2. Tổng quan tài liệu và những kết quả nghiên cứu trong ngoài nước có liên
quan đến nội dung của chuyên đề ..................................................................... 9
2.2.1. Nguồn gốc và phân loại của thỏ ............................................................. 9
2.2.2. Sinh lý tiêu hóa của thỏ ......................................................................... 10
2.2.3. Đặc điểm sinh trưởng và các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của thỏ 16
2.2.4. Thức ăn và khẩu phần ăn cho thỏ ......................................................... 22
2.2.5. Đặc điểm giống thỏ NewZealand .......................................................... 25
2.2.6. Tình hình nhiên cứu ở trên thế giới và trong nước ............................... 25
Phần 3. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 28
3.1. Đối tượng ................................................................................................. 28


v

3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành: .............................................................. 28
3.3. Nội dung tiến hành ................................................................................... 28
3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ...................................................... 28
3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi ............................................................................. 28
3.4.2. Phương pháp theo dõi ........................................................................... 29
3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 31
Phần 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN......................................................... 32
4.1.Công tác chăn nuôi thỏ.............................................................................. 32
4.1.1.Công tác chuẩn bị chuồng trại:.............................................................. 32
4.1.2. Công tác chọn giống: ............................................................................ 32

4.1.3. Công tác chăm sóc nuôi dưỡng:............................................................ 33
4.1.4. Công tác vệ sinh .................................................................................... 36
4.1.5. Công tác thú y ....................................................................................... 36
4.2. Kết quả chuyên đề nghiên cứu ................................................................. 39
4.2.1. Tỷ lệ nuôi sống của đàn thỏ New Zeland .............................................. 39
4.2.2. Kết quả về sinh trưởng của thỏ ............................................................. 41
4.2.3. Quá trình tiêu thụ thức ăn của đàn thỏ từ sơ sinh đến 15 tuần tuổi ..... 44
4.2.3. Kết quả điều trị bệnh cho đàn thỏ từ sơ sinh đến 15 tuần tuổi ............. 46
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................. 48
5.1. Kết luận .................................................................................................... 48
5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 50


1

LỜI NÓI ĐẦU
Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn rất quan trọng đối với mỗi sinh viên
trước khi ra rường. Đây là khoảng thời gian giúp sinh viên hệ thống lại kiến
thức đã học ở trường lớp để áp dụng vào thực tiễn. Đồng thời, rèn luyện bản
thân tác phong khoa học đúng đắn, tạo lập tư duy sáng tạo để trở thành những
kỹ sư thật sự có trình độ và năng lực làm việc góp phần vào xây dựng và phát
triển nông thôn nói riêng và đất nước nói chung.
Xuất phát từ những thực tế trên, được sự nhất trí của Nhà trường,
Ban Chủ nhiệm khoa Chăn nuôi Thú y trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên, cô giáo hướng dẫn TS. Trần Thị Hoan và sự tiếp nhận của trại Gia
cầm khoa Chăn nuôi thú y, tôi đã thực hiện đề tài: "Theo dõi khả năng sinh
trưởng của thỏ New Zealand từ sơ sinh đến 15 tuần tuổi tại trại gia cầm
Khoa Chăn nuôi thú y Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên".
Mặc dù đã cố gắng rất nhiều nhưng do bước đầu làm quen với công tác

nghiên cứu khoa học, kiến thức chuyên môn chưa sâu, kinh nghiệm thực tế chưa
nhiều và thời gian thực tập ngắn nên bản khoá luận của tôi không tránh khỏi
những hạn chế, thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý
báu từ các thầy cô giáo cùng các bạn đồng nghiệp để bản khoá luận của tôi được
hoàn thiện hơn.


2

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Thỏ nhà là gia súc được biết như là một loài ăn cỏ chuyển hoá một cách
có hiệu quả từ rau cỏ sang thực phẩm cho con người. Thỏ có thể chuyển hoá
20% protein chúng ăn được thành thịt so với 16-18% ở lợn và 8-12% ở bò
thịt. Một cách đặc biệt chúng tận dụng tốt nguồn protein và năng lượng từ
thực vật để tạo ra thực phẩm, trong khi các nguồn thức ăn này không cạnh
tranh với con người, lợn, gà … so với ngũ cốc. Như vậy, trong những nước
hay vùng không có nguồn ngũ cốc dư thừa thì chăn nuôi thỏ là một trong
những phương án tốt nhất để sản xuất ra nguồn protein động vật cần thiết cho
dinh dưỡng con người một cách kinh tế, cụ thể là các nước Nga, Đức, Pháp,
Đan Mạch, Hà Lan và Anh. Trung Quốc cũng là nước xuất khẩu thịt thỏ có uy
tính ở thị trường Châu Âu. Thị trường da thỏ và lông len thỏ cũng mạnh mẽ
đặc biệt là nhu cầu da xuất khẩu sang Anh, Nhật, Ý, Mỹ,…và lông len của thỏ
Angora xuất sang Mỹ, Nhật và Đức từ các nước sản xuất chính
như: Czechoslovakia, Đức, Anh, Tây Ban Nha, v.v…
Ở Việt Nam mặc dù nghề chăn nuôi thỏ hiện nay nói chung còn rất mới và
chưa phát triển so với các gia súc khác, tuy nhiên rải rác người dân cũng phát
triển chúng từ thành thị đến nông thôn trên cả nước để cung cấp thịt cho cộng
đồng người dân, các nhà hàng, quán ăn, cung cấp thỏ các phòng thí nghiệm,

viện, trường học, dùng trong công tác nghiên cứu và giảng dạy, v..v… Trong
tương lai gần với dân số ngày càng gia tăng, nhu cầu thực phẩm cho người dân
ngày càng lớn, nhu cầu nghiên cứu khoa học và giảng dạy cũng tăng lên. Do
vậy trong tương lai gần chúng sẽ phát triển thành một ngành chăn nuôi quan
trọng. Việc xác định khẩu phần ăn, chế độ chăm sóc và nuôi dưỡng, đánh giá


3

khả năng sinh trưởng của các giống thỏ nhập nội là một việc làm hết sức cần
thiết. Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi tiến hành chuyên đề: "Theo dõi quá
trình sinh trưởng và phát triển của thỏ New Zealand giai đoạn sơ sinh đến
15 tuần tuổi tại trại gia cầm Khoa Chăn nuôi thú y Trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên."
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của chuyên đề
1.2.1. Mục tiêu
- Thực hiện quy trình chăm sóc và nuôi dưỡng đàn thỏ thịt.
- Xác định khả năng sinh trưởng của đàn thỏ thịt qua các tuần tuổi.
1.2.2. Yêu cầu
- Thực hiện được quy trình chăm sóc và nuôi dưỡng đàn thỏ thịt.
- Xác định được khả năng sinh trưởng qua các tuần tuổi của đàn thỏ thịt.


4

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, cơ sở vật chất của cơ sở thực tập
Trại gia cầm khoa Chăn nuôi Thú y trường Đại học Nông Lâm Thái

Nguyên nằm trên địa bàn xã Quyết Thắng, thành phố Thái Nguyên, cách trung
tâm thành phố khoảng 6 km về phía Tây. Ranh giới của xã được xác định như sau:
- Phía nam giáp với xã Phúc Trìu.
- Phía tây giáp với xã Phúc Xuân.
- Phía bắc giáp với xã Phúc Hà.
- Phía đông giáp với phường Thịnh Đán.
2.1.1.1 Điều kiện khí hậu
Trại gia cầm khoa Chăn nuôi thú y trường Đại học Nông lâm Thái
Nguyên nằm trên địa bàn xã Quyết Thắng, thành phố Thái Nguyên, vì vậy khí
hậu của trại gia cầm mang tính chất đặc trưng của tỉnh Thái Nguyên là khí
hậu đới với hai mùa rõ rệt.
Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 - 10, nhiệt độ trung bình dao động từ 25 300C, ẩm độ trung bình từ 80 - 85%, lượng mưa trung bình là 155mm/tháng
tập trung chủ yếu vào các tháng 5, 6, 7, 8. Với khí hậu như vậy trong chăn
nuôi cần chú ý tới công tác phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.
Mùa khô kéo dài từ cuối tháng 10 đến tháng 4 năm sau. Trong các
tháng này khí hậu lạnh và khô, nhiệt độ dao động từ 13 - 260C, độ ẩm từ 75 85%. Về mùa đông còn có gió mùa đông bắc gây rét và có sương muối ảnh
hưởng xấu đến cây trồng và vật nuôi.
2.1.1.2 Điều kiện đất đai
Xã Quyết Thắng có tổng diện tích là 9,3 km2, trong đó:


5

- Diện tích đất trồng lúa và hoa màu: 565 ha.
- Diện tích đất lâm nghiệp: 199 ha.
- Diện tích đất chuyên dùng: 170 ha.
Diện tích đất của xã Quyết Thắng lớn. Trong đó chủ yếu là đất đồi bãi, độ
dốc lớn, thường xuyên bị xói mòn, rửa trôi nên độ màu mỡ kém, dẫn đến năng
suất cây trồng thấp, việc canh tác gặp nhiều khó khăn. Cùng với sự gia tăng dân
số, xây dựng cơ sở hạ tầng,… diện tích đất nông nghiệp và đất hoang hóa có xu

hướng ngày một giảm, gây khó khăn trong phát triển chăn nuôi. Chính vì thế,
trong những năm tới cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa ngành trồng trọt và chăn
nuôi để nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất ngành nông nghiệp.
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
2.1.2.1 Tình hình xã hội
- Dân cƣ: Xã Quyết Thắng có tổng dân số là 10500 người với 2700 hộ.
Quyết Thắng là xã nằm trên địa bàn thành phố Thái Nguyên có rất nhiều dân
tộc cùng tham gia sinh sống. Đại đa số là dân tộc Kinh, Tày, Nùng, Sán Dìu,…
- Y tế: Trạm y tế mới của xã được khánh thành và hoạt động từ tháng
6/2009 với nhiều trang thiết bị hiện đại; là nơi thường xuyên khám chữa bệnh,
chăm sóc sức khỏe cho người dân, đặc biệt là người già, phụ nữ và trẻ em.
- Giáo dục: Địa bàn xã là nơi tập trung nhiều trường học lớn của tỉnh như:
Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, trường Trung học phổ thông vùng cao
Việt Bắc, …cùng các trường trung học cơ sở và trường tiểu học khác. Đây là điều
kiện thuận lợi giúp cho trình độ dân trí của người dân được nâng lên rõ rệt, chất
lượng dạy và học ngày càng được nâng cao. Trong những năm vừa qua, xã đã
hoàn thành chương trình giáo dục phổ cập trung học cơ sở.
- An ninh chính trị: Xã có dân cư phân bố không đồng đều, gây ra
không ít khó khăn cho phát triển kinh tế cũng như quản lý xã hội. Khu vực
các nhà máy, trường học, trung tâm tập trung đông dân cư, nhiều cư dân từ


6

nhiều nơi đến cư trú, học tập và làm việc nên việc quản lý xã hội ở đây khá
phức tạp.
2.1.2.2. Tình hình kinh tế
Quyết Thắng là một xã trực thuộc thành phố Thái Nguyên, có cơ cấu
kinh tế đa dạng với nhiều thành phần kinh tế hoạt động đồng thời. Các ngành
kinh tế Công nghiệp - Nông nghiệp - Dịch vụ luôn có mối quan hệ hữu cơ hỗ

trợ, thúc đẩy nhau cùng phát triển. Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần đang có
sự chuyển dịch từ nông nghiệp sang các ngành công nghiệp và dịch vụ.
Về sản xuất nông nghiệp: Khoảng 80% số hộ dân sản xuất nông nghiệp
với sự kết hợp hài hòa giữa 2 ngành trồng trọt và chăn nuôi.
Về Lâm nghiệp: Xã tiến hành việc trồng cây gây rừng phủ xanh đất
trống đồi trọc. Hiện nay đã phủ xanh được phần lớn diện tích đất trống đồi
trọc của xã. Đã có một phần diện tích đến tuổi được khai thác.
Về dịch vụ: Đây là một ngành mới đang có sự phát triển mạnh, tạo
thêm việc làm và góp phần tăng thu nhập cho người dân.
Nhìn chung, kinh tế của xã đang trên đà phát triển. Tuy nhiên, quy mô
sản xuất còn nhỏ, chưa có sự quy hoạch chi tiết. Theo thống kê, đối với hộ
sản xuất nông nghiệp, thu nhập bình quân lương thực là 300 kg/người/năm;
tổng thu nhập bình quân trên 650.000 đồng/người/tháng. Chăn nuôi với quy
mô nhỏ mang tính chất tận dụng là chủ yếu. Xã đang chủ trương xây dựng mô
hình chăn nuôi với quy mô lớn, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người
tiêu dùng.
Đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân trong những năm gần đây
được nâng lên rõ rệt. Hệ thống điện nước được nâng cấp, cung cấp tới tất cả
các hộ dân. Đường giao thông được bê tông hóa tới từng ngõ xóm. Nhận thức
và trình độ dân trí của người dân được nâng cao. Các tệ nạn xã hội được đẩy
lùi. Chương trình kế hoạch hóa gia đình được đẩy mạnh. Hầu hết các hộ gia


7

đình đều có phương tiện nghe nhìn như: ti vi, đài, báo… Đây là điều kiện
thuận lợi để người dân nắm bắt kịp thời chủ trương đường lối chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nước, các thông tin khoa học kỹ thuật để phục vụ
đời sống sinh hoạt hàng ngày.
2.1.3. Quá trình thành lập và phát triển của trại Gia cầm khoa Chăn nuôi

thú y trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên
- Quá trình thành lập và quy mô của trại: Trại gia cầm khoa Chăn
nuôi thú y được xây dựng trên nền của khu trại gà cũ của trường Đại học
Nông lâm Thái Nguyên theo mô hình chăn nuôi gà đẻ an toàn sinh học từ năm
2013. Vị trí:
+ Phía đông giáp khu Hoa viên cây cảnh
+ Phía tây giáp vườn ươm khoa Lâm Nghiệp
+ Phía nam giáp đường dân sinh vào khu Giáo dục quốc phòng
+ Phía bắc giáp khu cây trồng cạn.
Trại có tổng diện tích là 11.960 m2. Bao gồm 8.960 m2 đất và 3.000 m2
mặt nước. Trong đó:
+ Khu chăn nuôi quy hoạch tại Trại gia cầm cũ với diện tích là 3.000
m2. Gồm 2 dãy chuồng với diện tích 316,6 m2 và 2 kho rộng 40 m2, phần diện
tích còn lại dùng để chăn thả và trồng cây bóng mát. Toàn bộ khu vực được
rào bằng thép B40 với tổng chiều dài 220 m, đảm bảo ngăn cách với các khu
vực khác.
+ Khu nhà điều hành và nhà ở cho sinh viên có diện tích là 48 m2 được
chia làm 4 phòng, gồm phòng điều hành, bếp nấu và 2 phòng ở cho sinh viên.
+ Hố sát trùng và phòng thay đồ có tổng diện tích là 30m2. Trong đó hố
sát trùng 20 m2; khu nhà thay quần áo bảo hộ lao động 10 m2.
+ Khu nhà xưởng và công trình phụ trợ có diện tích 120 m2. Trong đó
có các công trình như:


8

01 kho thuốc, dụng cụ thú y:

20 m2


01 phòng ấp trứng gia cầm (máy ấp điện):

30 m2

01 kho chứa và chế biến thức ăn chăn nuôi:

50 m2

01 kho dụng cụ (máng ăn, uống, đệm lót…..):

20 m2

+ Diện tích đất là 3.960 m2 được quy hoạch để trồng cây thức ăn bổ
sung cho gà.
Toàn bộ diện tích được rào bằng tường gạch kết hợp với lưới thép B40
với tổng chiều dài là 180 m.
- Chức năng và nhiệm vụ của trại: Xây dựng mô hình chăn nuôi gà
đẻ, chăn nuôi gà thịt, chăn nuôi thỏ an toàn sinh học phục vụ cho học tập,
nghiên cứu khoa học, thực tập nghề nghiệp và rèn nghề của sinh viên trường
Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
- Tình hình sản xuất của trại:
+ Ngành trồng trọt: Do diện tích của trại nhỏ hẹp, đất đai kém màu mỡ
nên ngành trồng trọt của trại chưa có điều kiện phát triển nên chỉ trồng một số
cây cho bóng mát, cây lấy lá bổ sung cho gà như: cây keo giậu, cây sắn,
Stylo... và một số loại cỏ bổ sung cho thỏ như: cỏ Ghi nê, cỏ voi,...
+ Ngành chăn nuôi: Sau khi xây dựng cơ sở hạ tầng, trại tiến hành đưa
vào nuôi hơn 400 gà sinh sản giống Isa Shaver theo mô hình chăn nuôi gà đẻ
an toàn sinh học, 100 gà thương phẩm lông trắng. Ngoài ra, Trại còn nuôi
khoảng gần 100 con gà các giống như: gà trọi, gà ác,... nhằm nghiên cứu đặc
điểm sinh học và bảo tồn các giống gà này. Hiện nay, trại đang có 25 con thỏ

sinh sản và 50 con thỏ thịt.
2.1.4. Nhận xét chung
Qua quá trình học tập và làm việc tại trại Gia cầm khoa Chăn nuôi
Thú y trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, tôi rút ra được những nhận
xét chung.


9

2.2. Tổng quan tài liệu và những kết quả nghiên cứu trong ngoài nƣớc có
liên quan đến nội dung của chuyên đề
2.2.1. Nguồn gốc và phân loại của thỏ
2.2.1.1. Nguồn gốc của thỏ
Việc thuần hoá thỏ nhà được phát hiện từ khoảng 1000 trước Công
nguyên ở Tây Ban Nha. Cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX nhiều phương
pháp chăn nuôi thỏ nhốt chuồng được hình thành, ngày nay nhờ áp dụng
những tiến bộ khoa học hiện đại, con người đã chọn lọc, lai tạo được nhiều
giống thỏ quý để lấy thịt, lông, da đáp ứng cho nhu cầu của con người và
chăn nuôi thỏ đã góp phần đáng kể vào nền kinh tế quốc dân ở nhiều
nước trên thế giới.
Theo Đinh Văn Bình và cs, (2007) [1], nguồn gốc thỏ là giống thỏ rừng
Oryctolagus Cuniculus domesticies được xác định trên cơ sở thực nghiệm
cho phối giống giữa thỏ nhà với thỏ rừng thành công, nhưng thỏ nhà và thỏ
rừng đều không phối giống được với thỏ đồng. Sự khác biệt về đặc điểm sinh
học giữa thỏ đồng với thỏ rừng và thỏ nhà còn được thể hiện qua một số đặc
điểm ngoại hình:
Thỏ đồng nhỏ hơn thỏ rừng (khối lượng khoảng 1,5 - 2,5kg), chân và tai
dài hơn. Thỏ đồng chửa 42 ngày, để 2 - 3 con/lứa, con mới để đã có lông, mở
mắt và chạy ra khỏi mẹ. Thỏ rừng chửa 30 ngày, đẻ từ 10 - 12 con, thỏ sơ sinh
không có lông, chưa mở mắt và không đi được (các đặc điểm này giống thỏ

nhà). Thịt thỏ rừng trắng còn thịt thỏ đồng màu đỏ sẫm.
2.2.1.2. Một số đặc thù sinh học của thỏ
- Thỏ là động vật gặm nhấm
- Thỏ là động vật ăn phân
Thỏ có hai loại phân: phân cứng và phân mềm. Phân mềm thường
được thỏ ỉa vào lúc ban đêm và thỏ quay lại ăn phân của nó.


10

- Thỏ rất nhạy cảm với các tác nhân ngoại cảnh
Thỏ có ít tuyến mồ hôi dưới da, thải nhiệt chủ yếu qua đường hô hấp.
Thỏ thở rất nhẹ nhàng, không có tiếng động, chỉ thấy thành bụng dao động theo
nhịp thở. Nếu thỏ khoẻ, trong môi trường bình thường thì tần số hô hấp 60 - 90
lần/phút. Nhịp đập của tim thỏ rất nhanh và yếu, trung bình từ 100 - 120
lần/phút. Nhiệt độ môi trường thích hợp nhất với thỏ là từ 20 - 28,5oC.
- Cơ quan khứu giác của thỏ rất phát triển
Thỏ mẹ có thể phân biệt được con khác đàn mới đưa đến trong vòng một
giờ bằng cách ngửi mùi.
- Thỏ rất thính tai và tinh mắt
Trong đêm tối thỏ vẫn phát hiện được tiếng động nhỏ xung quanh và vẫn
nhìn thấy để ăn uống được bình thường.
- Khi sơ sinh chưa mở mắt và chưa mọc lông
Đến 3 ngày tuổi mới bắt đầu mọc lông và đến 20 - 25 ngày tuổi bộ lông
mới phát triển hoàn toàn. Thỏ con mở mắt khi được 9 - 12 ngày tuổi, số thỏ
con/lứa đẻ càng nhiều thì thỏ con càng lâu mở mắt.
2.2.2. Sinh lý tiêu hóa của thỏ
2.2.2.1. Cấu tạo bộ máy tiêu hoá của thỏ
Ống tiêu hóa: Miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, manh tràng, ruột già,
hậu môn.

Miệng: Thỏ có công thức răng như sau:
Hàm trên: RC2

RN0

RH6

Hàm dưới: RC1

RN0

RH5

Một nửa hàm trên có 2 răng cửa và 6 răng hàm, không có răng nanh.
Răng cửa trước lớn, cạnh răng vát ở đầu hàm răng từ ngoài vào trong, cong
lồi ra phía ngoài, có một đường soi ở mặt ngoài răng. Răng cửa phía sau thô
kệch và hoàn toàn bị che lấp bởi răng cửa phía trước. Vành răng hàm bằng


11

phẳng, mọc nghiêng vào bên trong, răng hàm thứ nhất và răng hàm cuối cùng
nhỏ hơn các răng hàm khác. Giữa răng hàm và răng cửa có 1 khoảng trống
không có răng.
Mỗi nửa hàm dưới có 1 răng cửa và 5 răng hàm cũng phân cách bởi 1
khoảng trống không có răng. Răng cửa không có đường soi, vành răng không
bằng phẳng mọc nghiêng ra phía ngoài. Răng hàm sau cùng nhỏ nhất, răng
hàm đầu tiên lớn nhất.
Thực quản: Thực quản chạy dài song song với đốt sống cổ và tận cùng
đến dạ dày.

Dạ dày: Thỏ có dạ dày đơn giống như dạ dày ngựa, co giãn tốt nhưng co
bóp yếu. Dạ dày thỏ luôn luôn chứa đầy thức ăn. Nếu dạ dày lép kẹp hoặc
chứa tạp chất thể lỏng là thỏ bị bệnh, phân thải ra sẽ nhão không thành viên.
Ruột non: Ruột non của thỏ dài 4 - 6m, gồm tá tràng, không tràng và
hồi tràng.
Manh tràng: Manh tràng của thỏ là một túi mù thông với đoạn nối giữa
ruột non và ruột già. Manh tràng của thỏ lớn gấp 5 - 6 lần dạ dày và có khả
năng tiêu hoá chất xơ nhờ hệ vi sinh vật cộng sinh gồm có protozoa, nấm và
vi khuẩn có lợi. Nếu một yếu tố nào đó làm mất cân bằng của hệ vi sinh vật
cộng sinh này (như stress, cho uống kháng sinh, khẩu phần nhiều mỡ nghèo
xơ, hay qua nhiều bột đường, v.v.) thì các loại vi khuẩn gây hại sẽ phát triển
và sản sinh ra độc tố có hại cho thỏ. Nếu thiếu thức ăn thô thì dạ dày và manh
tràng trống rỗng, gây cho thỏ có cảm giác đói. Nếu ăn thức ăn nghèo xơ hoặc
ăn rau xanh, củ quả chứa nhiều nước, nẫu nát, dễ phân huỷ thì làm thỏ rối
loạn tiêu hoá như tạo khí nhiều, phân không tạo viên cứng, đường ruột căng
khí, đầy bụng và ỉa chảy.
Ruột già: Ruột già của thỏ gồm kết tràng và trực tràng. Kết tràng được chia
ra làm 2 phần, một phần lồi, tròn và nổi lên, một phần hẹp, có hình ống nối liền


12

với trực tràng nằm trong xoang chậu. Tỷ lệ dung tích các bộ phận đường tiêu hóa
của thỏ cũng khác so với của các gia súc khác. Ở thỏ manh tràng lớn nhất.
Đặc điểm cấu tạo đường tiêu hóa ở thỏ là: dạ dày đơn, co giãn tốt nhưng
co bóp rất yếu, đường ruột dài 4 - 6m, manh tràng lớn hơn dạ dày có khả năng
tiêu hóa chất xơ nhờ hệ vi sinh vật; kết tràng được chia thành 2 phần: phần
trên có nhiều lớp vân cuộn sóng, phần dưới nhẵn trơn. Manh tràng dài 40 45cm với đường kính 3 - 4cm, chứa 100 - 120g hỗn hợp nhão đồng nhất với
khoảng 22% là vật chất khô. Phần đuôi manh tràng 10 - 12cm có đường kính
nhỏ dần ở phần cuối, vách của nó gồm các mô bạch huyết. Kết tràng chia làm

hai phần, phần trên có nhiều lớp cơ vân cuộn sóng, phần dưới nhăn và trơn
(Lebas và cs, 1997 [11]).
Theo Đinh Văn Bình và Nguyễn Quang Sức (2011) [2], manh tràng là
một túi nhỏ bịt một đầu phân nhánh từ trục ruột non - ruột già. Các nghiên
cứu về sinh lý cho thấy rằng túi chứa này tạo thành một phần của đường tiêu
hóa. Các chất chứa bên trong dịch chuyển từ gốc đáy đến đỉnh đầu bịt đi qua
vùng giữa của manh tràng rồi quay lại gốc đáy dọc theo thành manh tràng.
Sau manh tràng là ruột già dài khoảng 1,5m.
Tỷ lệ dung tích của các phần đường tiêu hóa của thỏ cũng khác so với
của các gia súc khác. Dạ dày của bò lớn nhất (71%) so với tổng đường tiêu
hóa của nó. Còn ở thỏ manh tràng lớn nhất (49%).
2.2.2.2. Quá trình tiêu hóa
Động vật ăn cỏ chỉ có thể tiêu hóa chất xơ từ thức ăn thực vật bằng quá
trình lên men của vi sinh vật. Quá trình này ở động vật nhai lại xảy ra ở dạ
dày và phần đầu ruột non. Ở thỏ và ngựa thì xảy ra ở manh tràng và ruột già.
Trong các trường hợp trên, sự tiêu hoá tinh bột tạo thành axit béo và hấp thụ
vào đường máu thì đều giống nhau. Nhưng riêng sự hấp thụ axit amin thì có
khác nhau: ở động vật nhai lại axit amin phân hủy và hấp thụ ngay ở dạ múi


13

khế và ruột non. Đến phần ruột già, từ manh tràng axit amin không có khả
năng hấp thụ được. Thỏ đã bổ sung sự khiếm khuyết đó bằng hiện tượng sinh
lý ăn phân mềm (Caecotrophia).
Bảng 2.1. Thành phần hóa học của hai loại phân thỏ (%)
Thành phần hóa học
Vật chất khô

Phân cứng

58,3

Phân mềm
27,1

Protein thô

13,1

29,5

Chất béo thô

37,8

2,4

Chất xơ thô

89,0

22,0

-

10,8

37,7

35,1


Khoáng tổng số
Dẫn xuất không đạm

Trong đường ruột của thỏ tạo thành hai loại phân: Loại phân bình thường
viên tròn, cứng, thỏ không ăn thì gọi là phân cứng. Còn một loại phân mềm,
nhiều viên nhỏ, mịn, dính kết vào nhau, khi thải ra đến hậu môn thì thường
được thỏ cúi xuống ăn ngay, nuốt chửng vào dạ dày và trộn lẫn với chất chứa
dạ dày, đẩy dần vào ruột non và được hấp thu các chất dinh dưỡng ở đó, đặc
biệt là vitamin B, trường hợp này gọi là thỏ ăn phân lại.
Phân cứng có vật chất khô cao hơn, nhưng hàm lượng protein lại nhỏ
hơn phân mềm. Thỏ con còn bú mẹ không có hiện tượng ăn phân, hiện tượng
này chỉ bắt đầu hình thành khi thỏ đến 3 tuần tuổi. Phân cứng còn gọi là phân
ban ngày, phân mềm còn gọi là phân ban đêm. Như vậy, thỏ ăn phân mềm
trong môi trường yên tĩnh.
2.2.2.3. Tiêu hóa các chất dinh dưỡng của thỏ
* Sử dụng năng lượng
Theo Santoma và cs, (1987) [17] năng lượng mất đi trong phân nói chung
từ 25- 45% năng lượng thô khẩu phần. Do sinh lý tiêu hoá của thỏ, các thành


14

tố vách tế bào là những thành phần hoá học chính liên quan đến sự tiêu hoá
năng lượng thức ăn.
Theo Spreadbury (1978) [18] thì sự thất thoát năng lượng qua nước tiểu
thay đổi từ 4 - 8 % DE khẩu phần với sự biến động lớn của cả hai mức độ xơ
và protein (4 - 33% ADF và 16-28% CP). Sự thất thoát năng lượng này không
liên quan đến mức độ xơ trong các khẩu phần được cân bằng năng
lượng/protein, vì vậy, 6% DE có thể là mức năng lượng thất thoát trung bình

qua nước tiểu.
Nhiệt lượng tạo ra cũng tuỳ thuộc vào hàm lượng protein trong khẩu
phần. Mối quan hệ âm giữa các thông số này (0,33% nhiệt sản sinh gia tăng/1
đơn vị protein thô gia tăng) với khẩu phần sử dụng có mức protein thô từ 12 18%. Kết quả này có thể do một lượng lớn protein được dị hoá khi mức độ
của nó trong khẩu phần tăng lên.
* Tiêu hoá protein
Enzyme phân giải protein của thỏ được hoàn thiện vào tuần tuổi thứ tư,
sự phát triển của enzyme phụ thuộc chủ yếu vào sự phát triển của hệ thống
nội tiết và ít nhiều bị ảnh hưởng bởi khẩu phần.
Sự khác biệt rõ rệt về tỷ lệ tiêu hoá protein giữa các loại thức ăn: thức
ăn hỗn hợp (gần 80%), ngũ cốc và cám (65 - 70%) và cỏ (45 - 65%). Từ đó,
tỷ lệ tiêu hoá CP ở các khẩu phần khác nhau phụ thuộc vào thành phần
nguyên liệu hơn là vào thành phần hoá học của từng loại nguyên liệu. Vì vậy
mà tỷ lệ tiêu hoá protein thô (DCP) có mức độ chính xác cao hơn protein thô
(CP) trong đánh giá protein thức ăn và thựcliệu.
Số liệu nghiên cứu về mức độ tiêu hoá protein trước manh tràng còn rất
hiếm. Có nhiều thí nghiệm thông lỗ dò hồi tràng thỏ và những kết quả bước
đầu cho thấy rằng chỉ có 35% tổng số protein tiêu hoá của cỏ linh lăng khô
xảy ra ở ruột non (protein từ thức ăn hỗn hợp có thể có giá trị cao hơn). Vì


15

vậy, sự biến dưỡng ở manh tràng dường như có vai trò quan trọng trong tiêu
hoá hấp thụ protein của thỏ, nhất là đối với protein có nguồn gốc từ cỏ.
*Tiêu hoá tinh bột
Thức ăn sử dụng trong phương thức nuôi thâm canh có độ dưỡng chất
cao do nó chứa các nguồn ngũ cốc và tinh bột cao hơn thức ăn truyền thống.
Sự thay đổi này đã thúc đẩy Cheeke và Patton (1980) đề xuất giả thuyết rằng
khẩu phần mức độ tinh bột cao cùng với thời gian di chuyển nhanh của nó

trong đường ruột có thể là nguồn cung cấp tinh bột quan trọng cho các vi sinh
manh tràng mà trong quá trình lên men của chúng có thể xúc tiến các rối loạn
tiêu hoá (trích dẫn của Đinh Văn Bình và cs, 2007 [1]).
De Blas (1986) thấy rằng có khoảng 70% tinh bột trong thức ăn đến ruột
non mà không bị phân hủy mặc dù có hoạt lực cao của amylase trong nước
bọt . Độ pH dạ dày thấp làm cho enzyme này không ổn định. Khả năng tiêu
hoá tinh bột ở ruột non cao bởi ở đoạn này tối ưu (Fraga và cs, 1977) và
lượng tinh bột có trong manh tràng thì thấp (1,0 - 1,9% DM) ngay cả khi
khẩu phần có hàm lượng tinh bột cao (30%). Tuy nhiên, vi sinh manh tràng có
hoạt lực amylase quan trọng (Blas, 1986) và thậm chí còn mạnh hơn loài nhai
lại (Makka và cs, 1987) và nó làm cho lượng tinh bột trong manh tràng không
giống với dòng tinh bột khẩu phần trôi vào manh tràng. Chỉ với 15% tinh bột
nguyên mẫu của khẩu phần có trong manh tràng thì cũng đủ gây nên sự lên
men có hại. Thỏ con cai sữa dường như nhạy cảm hơn với tinh bột dạng này
vì hệ thống enzyme tuyến tuỵ chưa hoàn thiện và hệ thống này chỉ phát triển
nhanh từ tuần tuổi thứ 3 - 4 (Corring và cs, 1972). Theo đó De Blas (1986)
thấy rằng lượng tinh bột trong phần cuối hồi tràng của thỏ 28 ngày tuổi
khoảng 4% với khẩu phần có 30% tinh bột, trong khi ở thỏ trưởng thành giá
trị này dưới 0.5%. Kết quả này thực sự quan trọng vì các rối loạn tiêu hoá có


16

tỷ lệ mắc phải cao trong tuần đầu sau cai sữa (28 - 40 ngày tuổi) (trích dẫn
của Trần Thị Hoan, 2016 [7]).
* Tiêu hoá chất xơ
Xơ là thành phần chính có chức năng tác động thúc đẩy cho sự tiêu hoá
hoàn hảo, nhưng khác với loài nhai lại, vai trò của xơ đối với thỏ có liên quan
đến cả hai đặc tính lý học và hoá học. Vì vậy nếu khẩu phần không đáp ứng đầy
đủ chất xơ thì rất dễ phát sinh các rối loạn tiêu hoá (Santoma và cs, 1987 [17]).

Việc xác định tỷ lệ chất xơ tối ưu trong khẩu phần là một trong những
mục tiêu nghiên cứu chính về dinh dưỡng. Thỏ được nuôi bằng khẩu phần xơ
thấp cho thấy tỷ lệ các rối loạn về tiêu hoá (thường biểu hiện triệu chứng tiêu
chảy) và tỷ lệ chết cao. Điều này có thể do mức độ xơ thấp làm cho thời gian
lưu lại của chất chứa trong đường ruột lâu hơn.
Sự gia tăng thời gian chất chứa ở manh tràng xuất hiện rõ ở khẩu phần
chứa chất xơ thấp hơn 12%, mức độ này có thể chi phối tốc độ đổi mới chất
chứa manh tràng, tình trạng này tạo điều kiện thuận lợi cho sự lên men không
mong muốn ở manh tràng và sự phát triển của vi khuẩn sinh bệnh.
2.2.3. Đặc điểm sinh trưởng và các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của thỏ
2.2.3.1. Đặc điểm sinh trưởng của thỏ
* Giai đoạn bú mẹ
Sinh trưởng và phát triển của thỏ con bú mẹ (1 - 30 ngày tuổi) chịu tác
động ảnh hưởng của giai đoạn bào thai trong tử cung thỏ mẹ, vì vậy việc chăm
sóc thỏ chửa không những ảnh hưởng đến số lượng, chất lượng và sự phát triển
của thai mà còn ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của thỏ con sau sau khi sinh
ra. Nếu thỏ cái chửa không được nuôi dưỡng tốt, nó phải huy động dinh dưỡng
dự trữ của cơ thể để nuôi thai dẫn đến suy nhược cơ thể, giảm sức sống đàn con
đồng thời giảm khả năng tiết sữa của thỏ mẹ đàn thỏ con còi cọc, tỷ lệ chết cao.
Thỏ con bú mẹ rất nhạy cảm với các điều kiện môi trường bên ngoài nhất là


17

nhiệt độ. Những ngày đầu sau khi sinh thỏ con cần có nhiệt độ thích hợp là
280C sau đó giảm dần đến 250C ở một tuần tuổi. Nếu nhiệt cao hơn hoặc thấp
hơn thỏ con sẽ ít hoạt động, không muốn bú mẹ, da nhăn nheo, biến màu, tỷ lệ
chết cao. Tùy theo giống thỏ, số con/lứa mà khối khối lượng sơ sinh thỏ thay
đổi trong khoảng 40-80 gram. Thỏ New Zealand White, khối lượng sơ sinh từ
45 - 60 gram, các giống thỏ nội có khối lượng sơ sinh thấp hơn. Đối với thỏ lai,

khối lượng sơ sinh từ 40 - 50 gram. Khi mới sinh thỏ chưa mở mắt, toàn thân
chưa có lông để lộ lớp da mỏng màu đỏ hồng. Chúng lớn rất nhanh, sau 4 - 5
ngày khối lượng tăng gấp đôi, sau một tuần toàn thân đã mọc một lớp lông mịn
và mỏng. Thỏ con mở mắt khi được 9 - 12 ngày tuổi, số thỏ con/lứa đẻ càng
nhiều thì thỏ con càng lâu mở mắt. Sau 2 tuần thỏ con đã thích bò ra khỏi ổ và
bắt đầu ăn các thức ăn khác ngoài sữa mẹ, tuy nhiên lượng thức ăn ngoài sữa
chỉ tăng lên đáng kể sau 3 tuần tuổi. Trong giai đoạn này thỏ con chủ yếu bằng
sữa mẹ, vì vậy năng suất sữa của thỏ mẹ là nhân tố quyết định tốc độ sinh
trưởng của thỏ con. Tùy theo tốc độ sinh trưởng phát triển mà thỏ con được cai
sữa mẹ lúc 25 - 30 ngày tuổi (Đinh Văn Bình và cs, 2007) [1].
* Giai đoạn sau cai sữa
Sau khi chọn thỏ hậu bị giống lúc 35 - 40 ngày tuổi số thỏ con còn lại
người ta nuôi để giết thịt, vì vậy chăn nuôi thỏ thịt bắt đầu ngay từ thời
gian này. Sau khi tách sữa mẹ thỏ con ở giai đoạn này rất dễ bị nhiễm bệnh
đặc biệt là bệnh cầu trùng, nếu như chuồng trại, thức ăn, nước uống mất vệ
sinh và dinh dưỡng kém thì đàn thỏ sẽ bị nhiễm bệnh tương đối cao, tỷ lệ nuôi
sống đến giết thịt sẽ rất thấp.
Cho ăn tăng dần lượng thức ăn và thức ăn phải được chế biến sạch sẽ.
Ưu tiên bổ sung những loại rau cỏ lá mềm có hàm lượng dinh dưỡng cao như
lá sắn dây, keo dậu, chè khổng lồ, rau muống, rau lang...vì ở giai đoạn này thỏ
ăn được rất ít.


18

Nên nhốt 5 - 6 con/ngăn lồng chuồng rộng 0,5m2

là thích hợp.

Chuồng và lồng nuôi luôn đảm bảo vệ sinh sạch sẽ.

Tiêm phòng bệnh bại huyết trong thời gian từ 5-6 tuần tuổi (bằng vắc xin
VHD bại huyết, liều 1ml/con). Thỏ phải được phòng bệnh cầu trùng bằng cách
dùng thuốc Anticoc hoặc các loại Sulfamit trộn với thức ăn tinh 0,1 - 0,2g/1kg
thể trọng, cho ăn liên tục 5 ngày liền (Đinh Văn Bình và cs, 2007) [1].
Từ tuần thứ 7 - 11 thỏ thích ứng tốt với môi trường ngoại cảnh, độc lập
với các ảnh hưởng từ thỏ mẹ, ăn được nhiều thức ăn khác nhau nên chúng
sinh trưởng nhanh, khả năng tăng trọng là cao nhất trong giai đoạn này. Vì
cho ăn tự do và thoả mãn những loại thức ăn giàu năng lượng như cám ngô,
gạo, sắn, cám, mì, các loại củ quả và thức ăn hỗn hợp dạng viên. Thức ăn thô
xanh cũng cần được cung cấp đa dạng, được chế biến phù hợp và sạch sẽ.
2.2.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh trưởng của thỏ
* Khối lƣợng cơ thể
Khối lượng cơ thể ở từng thời kỳ là thông số đánh giá sự sinh trưởng
được sử dụng quen thuộc và đúng đắn nhất. Tuy nhiên chỉ tiêu này chỉ cho
phép xác định sự sinh trưởng ở một thời điểm của cơ thể, nhưng lại không nói
lên được sự sai khác về tỷ lệ sinh trưởng của các thành phần cơ thể trong một
khoảng thời gian ở các độ tuổi. Chỉ tiêu này có thể biểu diễn bằng đồ thị, đồ
thị về diễn biến khối lượng cơ thể gọi là đồ thị sinh trưởng tích lũy. Sinh
trưởng tích lũy là khả năng tích lũy các chất hữu cơ do quá trình đồng hóa và
dị hóa. Đường biểu diễn của đồ thị thay đổi theo giống, dòng, điều kiện chăm
sóc nuôi dưỡng. Khối lượng cơ thể thỏ thường được theo dõi ở từng tuần tuổi
hay lặp lại sau chu kỳ 10 ngày và đơn vị tính bằng kg/con. Khối lượng cơ thể
thỏ ở các độ tuổi như sau:


×