Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng đến khả năng nảy mầm và sinh trưởng của cây con sơn đậu căn trong giai đoạn vườn ươm tại phia đén, xã thành công huyện nguyên bình tỉnh cao bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 82 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HOÀNG ANH DŨNG
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA CHẤT KÍCH THÍCH
SINH TRƢỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG NẢY MẦM VÀ SINH TRƢỞNG CỦA
CÂY CON SƠN ĐẬU CĂN TRONG GIAI ĐOẠN VƢỜN ƢƠM TẠI PHIA
ĐÉN, XÃ THÀNH CÔNG, HUYỆN NGUYÊN BÌNH, TỈNH CAO BẰNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành : Khoa học cây trồng
Khoa

: Nông học

Khóa học

: 2013 – 2017

Thái Nguyên, năm 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM


HOÀNG ANH DŨNG
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA CHẤT KÍCH THÍCH
SINH TRƢỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG NẢY MẦM VÀ SINH TRƢỞNG CỦA
CÂY CON SƠN ĐẬU CĂN TRONG GIAI ĐOẠN VƢỜN ƢƠM TẠI PHIA
ĐÉN, XÃ THÀNH CÔNG, HUYỆN NGUYÊN BÌNH, TỈNH CAO BẰNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
: Chính quy
Chuyên ngành
: Khoa học cây trồng
Lớp
: TT- N03- K45
Khoa
: Nông học
Khóa học
: 2013 – 2017
Giảng viên hƣớng dẫn : TS. Bùi Lan Anh

Thái Nguyên, năm 2017


i

LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn quan trọng nhất đối với sinh viên. Để
từ đó sinh viên hệ thống hóa lại kiến thức đã học, kiểm nghiệm lại chúng
trong thực tế, nâng cao kiến thức nhằm phục vụ chuyên môn sau này.

Để hoàn thành đề tài này em đã nhận đƣợc sự giúp đỡ nhiệt tình của cô
giáo hƣớng dẫn đề tài, các thầy cô giáo giảng dạy, đƣợc sự giúp đỡ của các cơ
quan, các cá nhân và nhân dân địa bàn nơi thực hiện đề tài. Em xin chân thành
bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng đến:
TS. Bùi Lan Anh ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ em
trong quá trình thực tập và hoàn thành đề tài.
Các thầy, cô giáo và cán bộ trong Khoa Nông học Trƣờng Đại học Nông
lâm Thái Nguyên đã giúp đỡ em trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn
chỉnh đề tài tốt nghiệp.
Trung tâm nghiên cứu Cây trồng ôn đới miền núi phía Bắc, Đại học
nông lâm Thái Nguyên.
Lãnh đạo và cán bộ UBND xã Thành Công, huyện Nguyên Bình, tỉnh
Cao Bằng.
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2017
Sinh viên

Hoàng Anh Dũng


ii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
MỤC LỤC ......................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ v
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ vi
PHẦN 1: MỞ ĐẦU.......................................................................................... 1
1.2. Mục đích và mục tiêu của đề tài ............................................................ 2
1.2.1. Mục đích nghiên cứu ....................................................................... 2
1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................ 2

1.2.3. Ý nghĩa trong học tập và trong nghiên cứu khoa học ...................... 3
1.2.4. Ý nghĩa thực tiễn............................................................................... 3
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 4
2.1 Cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn của đề tài........................................... 4
2.1.1 Cơ sở khoa học .................................................................................. 4
2.1.2. Cơ sở thực tiễn .................................................................................. 5
2.1.3 Nguồn gốc phân bố ........................................................................... 5
2.2. Giá trị sử dụng cây sơn đậu căn .............................................................. 6
2.3. Một số đặc điểm sinh học của cây Sơn đậu căn ..................................... 6
2.3.1. Đặc điểm thực vật học ...................................................................... 6
2.3.2 Yêu cầu sinh thái cây Sơn đậu căn .................................................... 7
2.4 Hình thức nhân giống cây Sơn đậu căn ................................................... 7
2.5. Kỹ thuật trồng trọt ................................................................................... 7
2.5.1. Kỹ thuật làm đất ................................................................................ 7
2.5.2. Thời vụ mật độ trồng ........................................................................ 8
2.5.3. Phân bón và kỹ thuật bón phân ......................................................... 8
2.5.4. Kỹ thuật trồng ................................................................................... 8
2.5.5. Phòng trừ sâu bệnh............................................................................ 8
2.5.6. Thu hoạch Sơn Đậu Căn ................................................................. 10


iii

2.6. Những nghiên cứu về nhân giống bằng hạt trên thế giới và ở Việt Nam ... 10
2.7. Tình hình nghiên cứu và sử dụng cây Sơn đậu căn ở trên thế giới
và ở Việt Nam .............................................................................................. 11
2.7.1. Tình hình nghiên cứu và sử dụng Sơn đậu căn ở Việt Nam ........... 11
2.7.2. Tình hình nghiên cứu và sử dụng cây Sơn Đậu Căn ở trên thế
giới ............................................................................................................ 15
2.7.3. Tình hình nghiên cứu và sử dụng cây Sơn Đậu Căn ở Việt Nam .. 16

Phần 3: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................... 18
3.1. Đối tƣợng và phạm vị nghiên cứu ........................................................ 18
3.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu ..................................................................... 18
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 18
3.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 18
3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................... 18
3.2.1. Thí nghiệm 1 ................................................................................... 18
3.3.2. Thí nghiệm 2: .................................................................................. 19
3.3.3. Nghiên cứu thành phần sâu, tần suất xuất hiện sâu, bệnh hại
cây Sơn đậu căn trong giai đoạn vƣờn ƣơm ............................................. 20
3.4. Phƣơng pháp xử lý số liệu .................................................................... 21
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 22
4.1. Đặc điểm thời tiết khí hậu Cao Bằng .................................................... 22
4.2. Nghiên cứu ảnh hƣởng của chất kích thích sinh trƣởng đến khả
năng nẩy mầm của hạt giống và khả năng sinh trƣởng của cây Sơn đậu
căn trong giai đoạn vƣờn ƣơm ..................................................................... 23
4.2.1. Ảnh hƣởng của các chất kích thích sinh trƣởng đến tỷ lệ nẩy
mầm của Sơn dậu căn ............................................................................... 23
4.2.2 Ảnh hƣởng của các chất kích thích sinh trƣởng đến thời gian
nẩy mầm của hạt giống Sơn dậu căn ........................................................ 24
4.2.3. Ảnh hƣởng của các chất kích thích sinh trƣờng đến số cành lá
trên cây Sơn đậu căn trong giai đoạn vƣờn ƣơm ...................................... 25


iv

4.2.4. Ảnh hƣởng của các chất kích thích sinh trƣởng đến chiều cao
cây Sơn đậu căn trong giai đoạn vƣờn ƣơm ............................................. 27
4.3. Ảnh hƣởng số lần xử lý hạt giống bằng chất kích thích sinh trƣởng
đến khả năng nẩy mầm của hạt và khả năng sinh trƣởng của cây Sơn

đậu căn trong giai đoạn vƣờn ƣơm .............................................................. 30
4.3.1. Ảnh hƣởng số lần xử lý hạt giống bằng chất kích thích sinh
trƣởng đến tỷ lệ nẩy mầm của cây Sơn đậu căn ....................................... 30
4.3.2. Ảnh hƣởng số lần xử lý hạt giống bằng chất kích thích sinh
trƣởng đến thời gian nẩy mầm của cây Sơn dậu căn ................................ 34
4.3.3. Ảnh hƣởng số lần xử lý hạt giống bằng chất kích thích sinh
trƣởng (ARROW-R) đến số cành/cây Sơn dậu căn .................................. 38
4.3.4. Ảnh hƣởng của số lần xử lý hạt giống bằng chất kích thích sinh
trƣờng AROOW-R đến chiều cao cây ...................................................... 41
4.4. Tình hình sâu, bệnh hại cây Sơn đậu căn trong giai đoạn vƣờn ƣơm .. 44
4.4.1. Thành phần các loài sâu, bệnh hại cây Sơn đậu căn trong giai
đoạn vƣờn ƣơm ......................................................................................... 44
4.4.2. Tỷ lệ cây bị sâu, bệnh gây hại trong giai đoạn vƣờn ƣơm ............. 45
4.4.3. Mật độ sâu hại cây Sơn đậu căn trong giai đoạn vƣờn ƣơm .......... 46
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................. 47
5.1. Kết luận ................................................................................................. 47
5.2. Đề nghị .................................................................................................. 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 48


v

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 4.1. Một số yếu tố khí hậu tỉnh Cao Bằng ............................................. 22
Bảng 4.2. Ảnh hƣởng chất kích thích sinh trƣởng đến tỷ lệ nẩy mầm ........... 23
Bảng 4.3. Ảnh hƣởng của chất kích thích sinh trƣởng đến thời gian nẩy
mầm ................................................................................................ 24
Bảng 4.4. Ảnh hƣởng của chất kích thích đến số cành/cây Sơn đậu căn ....... 25
Bảng 4.5. Ảnh hƣởng của chất kích thích sinh trƣởng đến chiều cao cây ...... 28

Bảng 4.6. Số lần xử lý chất kích thích sinh trƣởng đến tỷ lệ nẩy mầm .......... 31
Bảng 4.7. Ảnh hƣởng của số lần xử lý chất kích thích đến thời
gian nẩy mầm ............................................................................... 35
Bảng 4.8. Ảnh hƣởng của số lần xử lý hạt giống bằng chất kích thích
AROOW-R đến số cành lá/cây ...................................................... 39
Bảng 4.9. Ảnh hƣởng của số lần xử lý chất kích thích đến chiều cao cây ..... 41
Bảng 4.10. Thành phần các loại sâu, bệnh hại cây Sơn đậu căn trong giai
đoạn vƣờn ƣơm .............................................................................. 44


vi

DANH MỤC CÁC HÌNH

Biểu đồ 4.1. Ảnh hƣởng của chất xử lý hạt giống đến số cành/cây (sau
nẩy mầm 1 tháng) ......................................................................... 26
Biểu đồ 4.2. Ảnh hƣởng của chất xử lý hạt giống đến số cành/cây (sau
nẩy mầm 2 tháng) ......................................................................... 26
Biểu đồ 4.3. Ảnh hƣởng của chất xử lý hạt giống đến số cành/cây (sau
nẩy mầm 3 tháng) ......................................................................... 27
Biểu đồ 4.4. Ảnh hƣởng của chất xử lý hạt giống đến chiều cao cây (sau
nẩy mầm 1 tháng) ......................................................................... 29
Biểu đồ 4.5. Ảnh hƣởng của chất xử lý hạt giống đến chiều cao cây (sau
nẩy mầm 2 tháng) ......................................................................... 29
Biểu đồ 4.6. Ảnh hƣởng của chất xử lý hạt giống đến chiều cao cây (sau
nẩy mầm 3 tháng) ......................................................................... 30
Biểu đồ 4.7. Tỷ lệ nẩy mầm của hạt giống Sơn đậu căn (sau xử lý 1 lần
trƣớc khi gieo) .............................................................................. 31
Biểu đồ 4.8. Tỷ lệ nẩy mầm của hạt giống Sơn đậu căn (sau xử lý 3 lần) ..... 32
Biểu đồ 4.9. Tỷ lệ nẩy mầm của hạt giống Sơn đậu căn (sau xử lý 5 lần) ..... 33

Biểu đồ 4.10. Ảnh hƣởng của số lần xử lý hạt giống đến tỷ lệ nẩy mầm
của hạt giống Sơn đậu căn............................................................ 34
Biểu đồ 4.11. Thời gian nẩy mầm của hạt giống Sơn đậu căn (xử lý 1
lần) ................................................................................................ 35
Biểu đồ 4.12. Thời gian nẩy mầm của hạt giống Sơn đậu căn (xử lý 3
lần) ................................................................................................ 36
Biểu đồ 4.13. Thời gian nẩy mầm của hạt giống Sơn đậu căn (xử lý 5
lần) ................................................................................................ 37
Biểu đồ 4.14. Ảnh hƣởng của số lần xử lý hạt giống đến thời gian nẩy
mầm của hạt giống Sơn đậu căn................................................... 38


vii

Biểu đồ 4.15. Số cành/cây sau nẩy mầm 1 tháng (ở các công thức xử lý
1 lần, 2 lần và 3 lần) ..................................................................... 39
Biểu đồ 4.16. Số cành/cây sau nẩy mầm 2 tháng (ở các công thức xử lý
1 lần, 2 lần và 3 lần) ..................................................................... 40
Biểu đồ 4.17. Số cành/cây sau nẩy mầm 3 tháng (ở các công thức xử lý
1 lần, 2 lần và 3 lần) ..................................................................... 40
Biểu đồ 4.18. Chiều cao cây sau nẩy mầm 1 tháng (ở các công thức xử
lý 1 lần, 2 lần và 3 lần) ................................................................. 42
Biểu đồ 4.19. Chiều cao cây sau nẩy mầm 2 tháng (ở các công thức xử
lý 1 lần, 2 lần và 3 lần) ................................................................. 43
Biểu đồ 4.20. Chiều cao cây sau nẩy mầm 3 tháng (ở các công thức xử
lý 1 lần, 2 lần và 3 lần) ................................................................. 43
Biểu đồ 4.21. Tỷ lệ cây Sơn đậu căn bị sâu, bệnh hại trong giai
đoạn vƣờn ƣơm ........................................................................... 45
Biểu đồ 4.22. Mật độ sâu hại cây Sơn đậu căn trong giai đoạn vƣờn ƣơm .... 46



1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
Cây thuốc, dƣợc liệu dân gian nhiều ngƣời biết đến về các giá trị của
chúng thiế t th ực cho cộng đồng trong việc chữa bệnh ngoài ra nó còn có giá
trị bảo tồn nguồn gen, cung cấp cho lĩnh vực dƣợc học.
Việt Nam là nƣớc nhiệt đới có nguồn tài nguyên động thực vật đa dạng.
Có điều kiện tự nhiên thích hợp cho sự sinh trƣởng và phát triển của cây Sơn
đậu căn. Cây Sơn đậu căn chủ yếu đƣợc trồng ở vùng núi cao và duy trì rải
rác ở một số vùng và các trung tâm, trạm trại của Viện Dƣợc liệu.
Sơn đậu căn là loại cây quý hiếm, phân bố hẹp, trữ lƣợng không đáng kể, lại
thƣờng bị chặt phá bừa bãi, nên Sơn đậu căn có tên trong sách đỏ Việt Nam.
Ở Việt Nam, Sơn đậu căn có ở: Hạ Lạng, Trùng Khánh tỉnh Cao Bằng; Mèo
Vạc, Yên Minh, Quảng Bạ tỉnh Hà Giang; các đảo thuộc Vịnh Hạ Long tỉnh
Quảng Ninh; Nho Quan tỉnh Ninh Bình; Sơn Trà tỉnh Đà Nẵng.
Sơn đậu căn (Sophora tonkinensis Gapnep) là cây dƣợc liệu đƣợc dùng
để làm thuốc có giá trị về nhiều mặt, cây có những công dụng chữa nhiều
bệnh nhƣ thanh nhiệt giải độc, tiêu sƣng giảm đau, thông tiện. Ngoài ra
còn trị ung thƣ phổi, bệnh bạch huyết, chữa chứng ác tính, ung thƣ bàng
quang, viêm họng, viêm amidal,… Về phƣơng diện nào đó, cũng nhƣ cây
xanh, nó có ý nghĩa rất lớn,chi phối các yếu tố khí hậu, tạo môi trƣờng trong
lành, nâng cao chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân.
Để phục vụ cho việc tạo cảnh quan môi trƣờng và việc cung cấp dƣợc
liệu quý trong y học thì công tác tạo ra giống là hết sức quan trọng. Trong
những năm gần đây, các trung tâm nghiên cứu giống cây trong cả nƣớc đã
tiến hành nghiên cứu về chọn giống, tạo giống, khảo nghiệm giống cây trồng
cho nhiều loài cây đã đạt một số kết quả bƣớc đầu nhất định. Nhân giống



2

bằng gieo hạt là phƣơng thức nhân giống đƣợc dùng rộng rãi cho một số loài
cây nhƣ cây rừng, cây ăn quả, cây dƣợc liệu. Là phƣơng pháp có hệ số nhân
giống cao, phù hợp với quy mô lớn và sản phẩm cuối cùng cho một số lƣợng
cây giống đồng đều.
Cây Sơn đậu căn là loài cây sinh trƣởng tốt, có khả năng chống chịu với
điều kiện tự nhiên. Cây có ý nghĩa rất lớn trong môi trƣờng và trong y học vì
vậy việc nghiên cứu nhân giống cho cây Sơn đậu căn bằng phƣơng pháp nào
để cây ra rễ phát triển tốt là điều cần thiết.
Nhân giống bằng gieo hạt có ƣu điểm nhanh tạo ra cây con, cây tạo ra
đồng loạt, cùng kích cỡ, độ tuổi nhân giống nhanh, đơn giản, cây thích nghi
tốt, bộ rễ khỏe.
Ngoài ra còn phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố nhƣ giá thể, điều kiện
ngoại cảnh, chất kích thích…, nhƣng sử dụng loại thuốc nào, nồng độ bao
nhiêu thời gian bao nhiêu thích hợp với khả năng ra rễ của cây lại là một vấn
đề cần đƣợc nghiên cứu. Xuất phát từ nhu cầu thực tế phát triển cây Sơn đậu
căn cùng công tác nghiên cứu em thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng
của chất kích thích sinh trưởng đến khả năng nảy mầm và sinh trưởng của
cây con Sơn đậu căn trong giai đoạn vườn ươm tại Phia Đén, xã Thành
Công, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng”.
1.2. Mục đích và mục tiêu của đề tài
1.2.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu mức độ ảnh hƣởng của các chất kích thích sinh đến khả năng
nảy mẩm và sinh trƣởng cây của cây con Sơn đậu căn trong giai đoạn vƣờn ƣơm.
1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá đƣợc ảnh hƣởng của chất kích thích sinh trƣởng và số lần
dùng chất kích thích để xử lí đến thời gian nảy mầm và tỉ lệ nảy mầm của hạt
giống cây Sơn đậu căn.



3

- Đánh giá đƣợc ảnh hƣởng của chất kích thích sinh trƣởng đến khả năng
sinh trƣởng của cây Sơn đậu căn trong giai đoạn vƣờn ƣơm.
1.2.3. Ý nghĩa trong học tập và trong nghiên cứu khoa học
Vận dụng kiến thức lý thuyết vào thực hành, giúp sinh viên làm quen với
điều kiện thực tế, rèn luyện kĩ năng thực hành, bƣớc đầu làm quen với công
tác nghiên cứu khoa học.
Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở cho các công trình nghiên cứu tiếp
theo để chọn lọc và xây dựng quy trình kĩ thuật, góp phần bổ sung thêm tài
liệu khoa học cho quá trình nghiên cứu về cây Sơn đậu căn ở nƣớc ta.
1.2.4. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở thực tiễn cho công tác nhân giống
loài cây Sơn đậu căn bằng gieo hạt trên địa bàn Phia Đén nói riêng và Cao
Bằng nói chung cùng với một số nơi tƣơng tự.


4

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn của đề tài
2.1.1 Cơ sở khoa học
2.1.1.1 Cơ sở khoa học về cây Sơn đậu căn
Cây sơn đậu căn tên khoa học là Pophora subprosrlata Chu etT. Chen.
Sơn đậu căn thuộc loại cây bụi họ đậu, mọc thẳng đứng hoặc nằm sát mặt đất,
rễ cây có vị đắng, tính hàn; có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng, giảm
đau. Chủ trị trong các trƣờng hợp phát nóng, ho đau cổ họng, hoàng đản cấp

.Sơn đậu căn nói riêng là một trong những cây có những nhu cầu nhất định về
môi trƣờng và dinh dƣỡng, do có tính đa dạng về điều kiện sinh thái khí hậu
của các mùa trong năm làm cho cây ngừng sinh trƣởng phát triển trong một
thời gian nhất định, Việc trồng cây Sơn đậu căn phải phù hợp với điều kiện
khí hậu thời tiết, đất đai giống và các kỹ thuật trồng trọt.
2.1.1.2. Cơ sở nhân giống bằng gieo hạt
- Nhân giống hữu tính là nhân giống bằng cách gieo hạt. Đây là phƣơng
pháp đơn giản, dễ làm và đƣợc áp dụng phổ biến vì dễ thực hiện và số lƣợng
cây con nhiều để trồng không tốn công sức và thời gian.
- Các phƣơng pháp gieo hạt :
+ Gieo hạt trên luống đất: hạt đƣợc gieo theo hàng hoặc theo hốc ,gieo
trực tiếp trên luống đất.
+ Gieo ƣơm hạt trong bầu: Hạt giống đƣợc gieo trực tiếp vào trong túi
bầu . Hạt giống thƣờng đƣợc xử lý và ủ cho nứt nanh rồi mới tiến hành
gieo.Hỗn hợp trong bầu là đất + phân chuồng hoai mục với tỉ lệ 1 m3 đất +
200 đến 300 kg phân chuồng hoai mục + 5 đến 10 kg supe lân .Trƣớc khi gieo
hạt vào bầu xử lý hạt bằng cách ngâm hạt trong chất kích thích sinh trƣởng để
rút ngắn thời gian nảy mầm và tỉ lệ hạt nảy mầm cao.Hạt phải đƣợc chăm sóc
thƣờng xuyên nhƣ tƣới nƣớc làm giàn che để tránh thời tiêt thất thƣờng.


5

2.1.1.3. Cơ sở khoa học về chất kích thích sinh trưởng
- Những hóa chất có khả năng điều khiển đƣợc sinh trƣởng và phát
dục của cây trồng đƣợc gọi là chất kích thích sinh trƣởng hay chất điều
hòa sinh trƣởng.
- Ảnh hƣởng của các chất kích thích sinh trƣởng đến sự ra rễ của hạt
đƣợc rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu. Nhƣ chúng ta đã biết, trong cây
trồng luôn tiềm ẩn các chất kích thích giúp cây trồng có thể sinh trƣởng và

kích thích khả năng sinh trƣởng song nếu chúng ta muốn tăng hàm lƣợng các
chất kích thích thì có thể nhúng ngập vết cắt hạt giống. Do vậy bằng con
đƣờng tổng hợp con ngƣời đã sản xuất ra rất nhiều chất có tính chất sinh lý có
tác dụng thúc đẩy sự phát triển của hạt giống. Trong các thập kỷ 30 và 40 các
nhà khoa học đã lần lƣợt tổng hợp ra: Auxin, IAA, IBA, NAA.
- Chất điều hòa sinh trƣởng NAA là chất điều tiết sinh trƣởng thực vật có
tác dụng rộng, kích thích sinh trƣởng của cây, tăng chiều cao, tăng sinh khối
và tăng năng suất cây trồng, thúc đẩy sự phân bào và hình thành rễ nhánh, rễ
lá của cành giâm, cành chiết, dùng để tăng tốc độ giâm trồng
2.1.2. Cơ sở thực tiễn
Xác định đƣợc chất kích thích sinh trƣởng đến tỉ lệ nảy mầm, thời gian
nẩy mầm và sinh trƣởng của hạt giống cây Sơn đậu căn.
2.1.3 Nguồn gốc phân bố
Vào năm 973 trƣớc công nguyên (973 AD),cây Sơn đậu căn lần đầu tiên
đƣợc ghi nhận trong Kaibao Bencao [12].
Theo Skottsberg (1920) [11]; Rodriguez et. Al. (1983) [8] Sơn đậu căn mọc
tự nhiên ở vùng núi cao và một số đảo.
Theo Gana (1870) [9]; Palmer (1870) [10]; Pinnart (1877) [10], Sơn
Đậu mọc tự nhiên bên trong và sƣờn của núi lửa Rano Kao.

Sơn đậu căn là loài quý hiếm, phân bố hẹp, trữ lƣợng không đáng kể, lại
thƣờng bị chặt phá bừa bãi, nên Sơn đậu căn có tên trong sách đỏ Việt
Nam, mức độ đe dọa bậc T(bị đe dọa).


6

Cây Sơn đậu căn là cây có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới nóng ẩm
,thƣờng mọc trong các núi đá vôi và trên sƣờn dốc các đồi, Sơn đậu căn
mọc hoang dại đã đƣợc tìm thấy ở phía Tây Nam Trung Quốc và các tỉnh

miền Bắc ở nƣớc ta.
Phân bố ở Việt Nam: Hà Giang (Mèo Vạc, Yên Minh, Quảng Bạ), Cao
Bằng, Đà Nẵng (Sơn Trà), Ninh Bình (Nho Quan), Quảng Ninh (các đảo
thuộc Vịnh Hạ Long),Lâm Đồng, Đồng Nai…[13].
Phân bố ở Trung Quốc: Quảng Đông, Quý Châu, Giang Tây (từ Tây
Nam sang Tây Bắc) và một số nƣớc vùng Đông Nam Á (Ấn Độ, Thái Lan và
Inđônêxia) [7].
2.2. Giá trị sử dụng cây sơn đậu căn
Sơn đậu căn dùng rễ cây, nên chọn loại rễ to bằng ngón tay màu hơi nâu
ở trong màu trắng.
Vị thuốc Sơn đậu căn đƣợc thu hoạch vào mùa thu.
Theo Trung Y: Lấy rễ khô ngâm nƣớc 4 – 5 ngày, rửa sạch, bỏ hết tạp
chất, rễ nhỏ cắt khúc, rễ to chẻ đôi, ủ độ 4 – 5 ngày cho mềm, thái lát mỏng 1
– 2 ly phơi khô. Rễ to, nhỏ trộn lẫn với nhau mà dùng.
Theo kinh nghiệm Việt Nam: Rửa sạch, ủ mềm 4 – 5 ngày, thái lát mỏng
1 – 2 ly. Còn có thể ngậm vào miệng hoặc mài ra uống.
Sơn đậu căn có tác dụng: Trị viêm amidan, viêm họng, sốt cao, nuốt đau,
trị viêm amidan cấp tính, trị viêm họng đau họng,....
2.3. Một số đặc điểm sinh học của cây Sơn đậu căn
2.3.1. Đặc điểm thực vật học
Cây bụi cao 0,5 - 0,2 m, có nhánh nhăn, có lông nằm ngắn. Lá chét 5 - 7
mọc đối, nguyên, mép hơi lƣợn sóng hay có răng, dài 6 -15 cm, rộng 3 - 8 cm,
tù ở gốc, nhọn ở đầu, nhẵn ở trên, có lông ở mặt dƣới; gân bên 9 đôi; cuống lá
chét 2 - 5 mm; lá kèm 3 mm. Chùm hoa đứng cao 5 – 12 cm, đối diện với một


7

lá, ngắn hơn lá; cuống 4 - 6 mm, lá bắc 4 - 5 mm; đài hình chuông, không cân
ở gốc, có lông, với 5 thuỳ tam giác, tràng hoa cao 1,5 - 2 cm, nhẵn, màu vàng

cánh cờ hẹp, gấp lại; các cánh bên và cánh thìa có tai; nhị 2 bó, bầu 5 - 6 mm
có 2 noãn. Quả hình trái xoan đen, bóng khi khô, dài 1,2 - 1,8 cm, rộng 0,8 –
1 cm; hạt to, cứng. Hoa quả tháng 2 - 4.
2.3.2 Yêu cầu sinh thái cây Sơn đậu căn
Cây sơn đậu căn là cây ƣa sáng, chịu đƣợc hạn nhƣng không chịu đƣợc
ngập úng, thƣờng mọc ở núi đá vôi hay sƣờn đồi khô cằn dƣới 1000 m. Sinh
trƣởng và phát triển tốt trong điều kiện khí hậu nóng ẩm của vùng nhiệt đới.
2.4 Hình thức nhân giống cây Sơn đậu căn
Đoạn hom từ cây mẹ có thời gian sinh trƣởng từ 2 năm trở đi, khỏe mạnh
và không sâu bệnh .
Đối với cành giâm có 3 phƣơng pháp sử lý chính là nhúng nhanh gốc cành
giâm trong dung dịch chât kích thích ra rễ có nồng độ cao trong 35 giây rồi cho
vào giá thể, phƣơng pháp ngâm lâu gốc cành trong dung dịch loãng 12 - 24h.
Đối với cành hom mỗi đoạn cắt 20 cm mang 2 - 3 mắt, Xử lí giâm cành
bằng chất kích thích ra rễ NNA ở nồng độ 150 mg/l cho hiệu quả tái sinh phục
hồi tối nhất . Sau khi giâm cần tƣới nƣớc đủ ẩm , dùng lƣới đen che ánh sáng
không tố t.
2.5. Kỹ thuật trồng trọt
2.5.1. Kỹ thuật làm đất
Sơn đậu căn là cây thuốc nhiều năm, bộ phận thu làm thuốc là bộ rễ.
Do vậy nên chọn đất có tầng đất trồng dày, thoát nƣớc tốt,vùng trồng đủ
ánh sáng. Khi làm đất cần cày lật đất, làm nhỏ đất, san phẳng đất, nhặt cỏ dại,
bón phân lót, lên luống rộng 70 cm, cao 20 - 25 cm, chiều dài tùy thuộc vào
từng ruộng.


8

2.5.2. Thời vụ mật độ trồng
Thời vụ trồng cây Sơn Đậu tốt nhất là từ tháng 2 đến tháng 5 hàng năm.

Khoảng cách trồng 40x50 cm.
Mật độ trồng 50000 cây/ha.
2.5.3. Phân bón và kỹ thuật bón phân
Phân bón lót cho 1 ha: Phân chuồng 10 - 12 tấn/ha. Phân chuồng phải
đƣợc ủ hoai mục, có thể sử dụng phân xanh bổ xung để làm tơi xốp đất. Rắc
đều phân lên trên luống trƣớc khi vun đất lên luống, dùng cuốc lên luống lấp
kín phân.
Phân bón vô cơ: Năm thứ nhất dùng 80 kg đạm Urê/ha hòa nƣớc tƣới
vào từng hốc cho giai đoạn cây trong vƣờn ƣơm. Từ năm thứ 2 trở đi thì mỗi
năm bón 2 lần vòa tháng 2 - 4 tháng 8 - 9, sử dụng phân tổng hợp bón vào gốc
cây, mỗi lần bón khoảng 250 kg NPK.
2.5.4. Kỹ thuật trồng
Sơn đậu căn trải qua giai đoạn vƣờn ƣơm 6 tháng đến 1 năm sẽ đƣợc
chuyển ra trồng. Cây con đƣợc trồng theo từng hốc, đặt thẳng cây con vào
chính giữa hốc, lấp đất đều xung quanh, nén đất xung quanh gốc cho chặt cây
để không bị lay gốc, đồng thời lấp đất cho bằng mặt luống để tranh cây không
bị đọng nƣớc sau mƣa, tƣới.
2.5.5. Phòng trừ sâu bệnh
Bệnh hại :
Hiện nay trên cây Sơn đậu căn đã phát hiện ra 2 loại bệnh do vi khuẩn
gây ra : Bệnh thối rễ (Root rot) và bệnh Sclerotium rolfsii.
- Bệnh thối rễ nguyên nhân là do vi khuẩn xâm nhập vào bộ rễ gây ra
thối, làm cho nƣớc và chất dinh dƣỡng không vận chuyển đƣợc từ đó dẫn đến
bộ phận trên mặt đất bị héo và chết. Bệnh gây hại cả năm nhƣng hại nghiêm
trọng nhất là vào mùa hè và mùa thu. Thời kỳ đầu của bệnh có thể sử dụng
thuốc Chlorothalonil pha loãng với nƣớc 500 lần rồi tƣới vào gốc.


9


- Bệnh Sclerotium rolfsii gây hại cả thân và bộ rễ của cây, khiến cho tại
vết bệnh của bộ phận bị hại chuyển sang màu nâu, sau đó sẽ bị thối. Bệnh
phát sinh trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm đều cao. Thời kỳ đầu của bệnh có
thể sử dụng Carbendazim pha loãng với nƣớc 800 lần rồi tƣới vào gốc hoặc
phun dƣới dạng sƣơng mù.
Sâu hại :
Sâu hại Sơn đậu căn có 4 loại chính: Sâu bore hại thân cành, sâu bore hại
quả, nhện đỏ và côn trùng cánh cứng.
- Sâu bore hại thân cành: sâu non (ấu trùng) đục thân và cành tạo thành
khoảng trống trong thân (làm thân rỗng), Kết quả là làm bộ phận trên mặt đất
bị khô và chết do quá trình vận chuyển nƣớc và vật chất trong thân bị ngăn
cản. Trên bề mặt nơi bị bệnh tấn công sẽ thấy có vệt kéo dài màu trắng. Phòng
trừ bệnh này bằng cách là bắt ấu trùng tuổi nhỏ và trứng của chúng (thƣờng
tiến hành vào tháng 4 - 6) hoặc dùng thuốc Lorsban pha loãng nƣớc 800 lần
phun dƣới dạng sƣơng mù hoặc tƣới trực tiếp.
- Sâu bore hại quả: sâu này hại vào thời kỳ hoa quả. Cách phòng trừ
tƣơng tự nhƣ đối với sâu bore hại thân cành.
Nhện đỏ: đặc điểm là chúng gây hại gần nhƣ cả năm, chúng tập chung
chủ yếu ở phía sau mặt lá và gây hại bằng cách chích hút. Hậu quả là làm cho
mặt trên của lá xuất hiện các đốm trắng (chuyển từ màu xanh lục sang màu
trắng) do vậy ảnh hƣởng nghiêm trọng đến quá trình quang hợp của cây.
Dùng thuốc LAMA 50EC pha với nƣớc để phun, nên phun cả mặt dƣới
lá để đạt hiệu quả tối đa.
- Côn trùng cánh cứng: Bệnh này cũng xuất hiện cả năm, chúng tập
chung gây hại vào các bộ phận còn non của cây nhƣ lá non…bằng cách chích
hút, khiến cho lá non bị quăn lại. Dùng thuốc Panda 95SP hoặc Sevin 85WP
pha với nƣớc để phun qua lá.


10


2.5.6. Thu hoạch Sơn Đậu Căn
Sơn đậu căn sau 3 năm trồng có thể thu hoạch đƣợc, nhƣng tốt nhất là
thu hoạch khi cây đã trồng đƣợc ngoài 4 năm. Bộ phận thu hoạch là rễ cây,
thu vào tháng 8 - 9 (mùa thu), dùng dụng cụ cắt các bộ phận trên mặt đất. Đào
lấy rễ, rửa sạch đất cát trên rễ, sau đó đem phơi khô hoặc sấy khô. Năng suất
có thể đạt 25 - 30 tấn tƣơi/ha.
2.6. Những nghiên cứu về nhân giống bằng hạt trên thế giới và ở Việt Nam
Nghiên cứu về nhân giống về gieo hạt ở Việt Nam
- Năm1988 Bộ Lâm Nghiệp (cũ) đã ban hành quyết định: quy phạm xây
dựng rừng giống và vƣờn giống.
- Nghiên cứu của Hoàng Công Đãng (2000) thực hiện với loại Bần chua
ở giai đoạn vƣờn ƣơm.
- Từ năm 1980- 1985, Nguyễn Minh Đƣờng và nhiều tác giả khác cũng
có những nghiên cứu chi tiết về gieo ƣơm và trồng rừng sao dầu ở rừng ở
Miền Đông Nam Bộ.
- Những nghiên cứu về gieo ƣơm Dầu song nàng, Nguyễn Tuấn Bình
(2002)
Nghiên cứu về nhân giống bằng gieo hạt trên thế giới
-Từ thế kỷ XVII-XIX đã có những ý tƣởng về nghiên cứu giống cây lâm
nghiệp và sản xuất giống cây rừng cũng nhƣ nhân giống sinh dƣỡng. Đầu thế kỉ
XX các nƣớc ở Bắc Âu nhƣ Đức, Thụy Điển, Đan Mạch là những nƣớc có nền
Lâm nghiệp phát triển mạnh cũng đã xuất hiện những nghiên cứu về khảo
nghiệm xuất xứ, chọn giống, lai giống cho các loại Thông, Dƣơng Và Dồi, Dẻ.
-Năm 1925 ở Placevile thuộc bang California đã thành lập trạm chọn
giống cây rừng Edly.
-Trong những năm 1950 có hàng loạt cuốn sách về chọn giống cây rừng
đã đƣợc xuất bản ở nhiều nƣớc trên thế giới trong đó có cuốn" Chọn giống



11

cây rừng đại cƣơng" 1952 của Syrach Lasen đƣợc đánh giá là công trình giá
trị nhất lúc đó.[1]
-Khi nghiên cứu về sinh thái của hạt giống và sinh trƣởng của cây gỗ
non, Ekta và Singh (2000) đã nhận thấy rằng, cƣờng độ ánh sáng có ảnh
hƣởng rõ rệt tới sựu nẩy mầm và quá trình sinh trƣởng của cây con.
-Gallardo và đồng nghiệp đã bắt đầu phân tích quá trình nẩy mầm của
hạt giống cây Arabidopsis bằng cách sử dụng Ecotype landsberg
erecta(2000).
-Nghiên cứu về ảnh hƣởng của presowing phƣơng pháp điều trị hạt
giống naaaye mầm của 10 loài cây lâm nghiệp đƣợc thực hiện nhằm tăng tỷ lệ
nẩy mầm của hạt giống.
2.7. Tình hình nghiên cứu và sử dụng cây Sơn đậu căn ở trên thế giới và
ở Việt Nam
2.7.1. Tình hình nghiên cứu và sử dụng Sơn đậu căn ở Việt Nam
Sơn đậu căn là rễ cây sơn đậu, hay còn gọi là cây Quảng đậu, Khổ đậu,
Hòe Bắc Bộ. Sơn đậu căn có nhị. Vào mùa thu, ngƣời ta thu hoạch rễ, rửa
sạch, phơi sấy khô. Trƣớc khi dùng, đem cắt đoạn 3 – 5 cm, sao vàng. Về mặt
hóa học, rễ sơn đậu chứa alcaloid, flavonoid…; matrin, oxymatrin, anagynin,
methylcytisin. Ngoài ra còn có pterocarpin, sophoranon,…. Có vị đắng, tính
hàn; có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng, giảm đau. Trị phát nóng, ho
đau cổ họng, trị hoàng đản cấp tính, sát trùng.
Cách bào chế: Theo Đỗ Tất Lợi (2004), Sơn đậu căn dùng để trị phát
nóng, ho đau cổ họng,trị hoàng đản cấp tính, sát trùng.Ngày dùng 6 - 12g
dạng thuốc sắc hay bột [2].
- Dùng Sơn đậu căn trị viêm amidan mạn tính:
Sơn đậu căn 15g, Kim liên hoa 5g, Sinh cam thảo 10g. Sắc uống, ngày 1
thang, 3 lần trƣớc bữa ăn 1,5 giờ.Uống liền 3 – 4 tuần [17].



12

- Trị viêm amidan, viêm họng sƣng thũng, sốt cao, nuốt đau: Sơn đậu
căn, Kim ngân hoa, mỗi vị 12 g; Hoàng liên 4 g, Hoàng bá 8 g. Có thể thay
Hoàng liên bằng Hoàng bá 12 g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 – 3 lần, trƣớc
bữa ăn 1,5 giờ. Uống liền 1 – 2 tuần [17].
- Trị viêm họng cấp, đau họng: Sơn đậu căn 3g; Nhân sâm, Xạ can, mỗi
vị 10 g; Cát cánh 7 g, Cam thảo 2 g. Sắc uống, ngày một thang, chia 3 lần
trƣớc bữa ăn 1,5 giờ. Uống liền 1 - 2 tuần [17].
-Trị sƣng lợi răng: Sơn đậu căn, Bạch cƣơng tằm, Chi tử, mỗi vị 12 g;
Bạc hà, Kinh giới, mỗi vị 6 g; Huyền sâm, Cát cánh, Cam thảo dây, mỗi vị 8
g. Sắc uống, ngày một thang, chia 3 lần trƣớc bữa ăn 1,5 giờ. Uống liền 1 - 2
tuần. Có thể dùng Sơn đậu căn dƣới dạng thuốc bột: Sơn đậu căn 60 g, Cam
thảo 10g. Tất cả tán bột mịn, mỗi lần uống 3 – 6 g, ngày 2 lần, trƣớc bữa ăn
1,5 giờ. Uống liền nhiều ngày [17].
- Dùng Sơn đậu căn trị viêm amidan cấp tính:
Sơn đậu căn, Ngƣu bàng tử, Xạ can, Kinh giới, mỗi vị 9 g; Kim ngân hoa
12 g; Phòng phong, Cam thảo, mỗi vị 6 g. Sắc uống, ngày một thang chia 3
lần trƣớc bữa ăn 1,5 giờ. Uống liền 1 – 2 tuần. Hoặc: Sơn đậu căn 12 g, Sinh
cam thảo 4 g, sắc uống, ngày một thang. Hoặc: Sơn đậu căn, Kinh giới, Bạc
hà, Cát cánh, mỗi vị 8 g, sắc uống ngày một thang. Hoặc phối hợp Sơn đậu
căn với Hạ khô thảo, Huyền sâm, Bối mẫu, mỗi vị 8 g dƣới dạng thuốc sắc,
ngày một thang chia 3 lần uống trƣớc bữa ăn 1,5 giờ [17].
Ngoài ra, Sơn đậu căn còn đƣợc dùng ngoài để trị mụn ngứa, côn trùng,
rắn, rết cắn: Sơn đậu căn tán bột mịn, thêm nƣớc đun sôi để nguội thành hồ
nhão, bôi vào vết thƣơng. Hoặc Sơn đậu căn 12 g, hàn the 4 g, băng phiến 0,8
g. Tất cả tán bột mịn, thêm nƣớc sôi để nguội tạo bột nhão, bôi vào vết
thƣơng [15].



13

- Với các vị thuốc bổ xung cùng với Sơn đậu căn là bạn có thể tìm đƣợc
một phƣơng pháp điều trị viêm amidan rất hiệu quả mà còn an toàn.
Sơn đậu căn vị đắng tính hàn, có công dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu
sƣng giảm đau, thông tiện. Trị ung thƣ phổi, bệnh bạch huyết, chữa chứng
ác tính, ung thƣ bàng quang, viêm họng, viêm amidal, đau răng, phổi nóng
ho hen hoàng đản, thấp nhiệt, ung nhọt sang lở, đại tiện bế. Liều dùng 6 15 g [14].
Bài thuốc:
- Trị phù thũng, vàng da do ung thƣ: Sơn đậu căn 10 g. Sắc uống mỗi
ngày 1 thang [14].
- Trị ung thƣ bàng quang: Sơn đậu căn lƣợng vừa đủ chế thành viên hoặc
dịch tiêm, tiêm bắp, phối hợp nƣớc muối sinh lý và kiềm thiên thụ, thụt bàng
quang mỗi tuần 2 - 3 lần, thụt giữ 1 lần 2 - 4 giờ [14].
- Trị ung thƣ hầu họng: Sơn đậu căn 15 g, Cam thiềm bì 15 g, Bắc
sa sâm 15 g, Đƣơng quy 15 g, Đại thanh diệp 15 g, Mẫu lệ 30 g, Hải tảo
30 g, Bạch anh 30 g, Bạch hoa xà thiệt thảo 60 g. Sắc uống mỗi ngày một
thang [14].
- Trị u bƣớu xƣơng: Sơn đậu căn 30 g, Hải tảo 15 g, Quang từ cô 12 g,
Cúc hoa 10 g, Tam lăng 10 g, Tạo giác thích 10 g, Nga truật 6 g, Mã tiền chế
6 g. Các vị tán bột, uống tùy lƣợng [14].
- Trị u lựu lâm ba ác tính: Sơn đậu căn 30 g, Thổ phục linh 30 g, Liên
kiều 30 g, Phòng phong 30g, Bản lam căn 30 g, Nguyên sâm 30 g, Hòa châm
thảo 30 g, Địa miên thảo 30 g, Ngƣu bàng căn 15 g, Hoa phấn 15 g. Sắc uống
mỗi ngày một thang [14].
Vị thuốc Sơn đậu căn tán bột mịn, trộn với nƣớc đun sôi để nguội tạo
thành hồ nhão, bôi vào vết thƣơng [20].



14

- Bài thuốc chữa thủy đậu: Thủy đậu mọc dày, sắc tím tối, màu nƣớc
đục, xung quanh nốt thủy đậu màu đỏ sẫm, trẻ sốt cao, khát nƣớc, bứt rứt,
mặt đỏ, môi hồng, niêm mạc miệng có những nốt phỏng, rêu lƣỡi vàng,
chất lƣỡi đỏ. Phép chữa là thanh nhiệt giải độc ở khí phận, lƣơng huyết ở
danh phận. Dùng bài: Kim ngân 12 g, Liên kiều 8 g, Sinh địa 12 g, Xích
thƣợc 8 g, Bồ công anh 16 g, chi tử (sao) 8 g. Sắc uống ngày một thang.
Nếu họng đau gia xạ can 4 g, Sơn đậu căn 8 g. Nếu phiền táo gia Hoàng
liên 8 g; táo bón gia Đại hoàng 4 g; khát nƣớc, miệng khô gia thiên hoa
phấn, Sa sâm, Mạch môn mỗi vị 8 – 12 g [16].
-Trị bệnh gan: [19]
Bài thuốc này sử dụng 12 vị thuốc chính là: Kim tiền thảo, Phục linh bì,
Trạch lam, Sơn dƣợc, Xích thƣợc, Sa tiền, Miết giáp, Đam sân, Trạch tả, Sơn
đậu căn, Bạch thƣợc, Hoàng kì...
Các vị thuốc này sau khi hái về phải rửa thật sạch rồi đem phơi khô, thái
mỏng, riêng miết giáp phải nƣớng chín vàng, trạch tả sau khi phơi khô đem
tẩm muối rồi sao vàng lên. Ngoài ra, bài thuốc còn dùng thêm 20 vị thuốc gia
giảm theo thể trạng, tình trạng bệnh của từng ngƣời. Với bệnh viêm gan mãn
và sơ gan thì đem sắc uống ngày một thang.
- Trị bệnh ngáy ngủ: [18]
Cát cánh 12 g, xạ can 16 g, huyền sâm 16 g, thăng ma 4 g, cam thảo 8
g, mạch môn 12 g, đẳng sâm 12 g, hoàng kỳ 12 g, đan sâm 12 g, táo 3 quả,
sơn đậu căn 10 g.
Cách dùng: Đổ 5 bát nƣớc, sắc thành 3 bát, chia thành 3 lần uống trong
một ngày.
* Các sản phẩm có thành phần Sơn đậu Căn đã và đƣợc lƣu hành trên thị
trƣờng Việt Nam:
- US-Procells sản phẩm của Công ty CP Dƣơ ̣c phẩ m Qu ốc tế Á Châu và
US Pharma USA phối hợp nghiên cứu và sản xuất [3]



15

Công dụng: Sản phẩm dành cho bệnh nhân ung thƣ, tăng cƣờng sức khỏe
và thể lực trƣớc, trong và sau quá trình hóa trị, xạ trị, phẫu thuật; ngƣời ốm
yếu, chức năng gan suy giảm, suy nhƣợc cơ thể cần bồi bổ sức khỏe, tăng sức
đề kháng và phòng ngừa ung thƣ.
- Viên ngừa mụn Hoa Linh của công ty cổ phần VNG [5]
Công dụng: Thanh nhiệt, lƣơng huyết, tiêu viêm, tán ứ, trừ nhiệt độc tích
tự trên da, tái lập can bằng sinh lý ở da. Hỗ trợ điều trị tận gốc mụn trứng cá,
chống mụn trứng cá mọc thêm, ngừa mụn tái phát ( bao gồm: mụn trứng cá
thông thƣờng; trứng cá bọc; trứng cá đỏ; mụn mủ; mụn cám)
- Kem đặc trị mụn đầu đen, công ty TNHH Charme [6]
Thành phần: Ngƣu hoàng, Cam thảo, Đại hoàng, Sơn đậu căn, tinh chất
Chanh, Nghệ đen, Thỏ ty tử, tinh dầu Quế.
Công dụng: Đặc trị mụn đầu đen, mụn cám, mụn gạo, mụn do tress, trị
thâm, da nhờn, lỗ chân lông to, sẹo rỗ do mụn trứng cá.
- TRILAX MS100 là một sản phẩm của LAVOTON: [4]
Với thành phần 100% từ các loại dƣợc thảo quý thiên nhiên: sơn đậu
căn, thổ phục linh, thảo hà xa, xích thƣợc, ngân hoa, hạ khô thảo. Đây là một
sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên và an toàn, không gây ra tác dụng
phụ.công dụng thẩm thấu qua lớp “vỏ kén” của vi nấm hắc lào giúp ức chế
hoạt động của vi nấm.
2.7.2. Tình hình nghiên cứu và sử dụng cây Sơn Đậu Căn ở trên thế giới
Theo kinh nghiệm truyền thống và y học cổ truyền Trung Quốc và Nhật
Bản, rễ Sơn đậu căn đƣợc sử dụng để giảm sốt, giải độc, chữa viêm họng,
viêm lợi, viêm loét dạ dày và nhuận tràng.
Theo y học hiện đại, trong rễ Sơn đậu căn có nhiều các alkaloid nhƣ:
matrine, oxymatrine, sophocapine… có tác dụng chống ung thƣ và ức chế sự



16

phát triển của khối u, điều trị các bệnh viêm gan siêu vi trùng, rối loạn nhịp
tim, viêm da.
Ở Trung Quốc, Sơn đậu căn là một trong những cây thuốc quan trọng đã
đƣợc nghiên cứu rất kỹ về thành phần hóa học của rễ cây Sơn đậu căn bao
gồm: flavonoid; polysaccharides, saponin và các alkaloid.
Theo Niu Kuizhi (1996) , Sơn đậu căn ít có tác dụng phụ. Khi sử dụng ở
liều lƣợng quá nhiều, nó có thể làm phát sinh một số triệu chứng về tiêu hóa
nhƣ: buồn nôn, nôn, táo bón, đôi khi, chóng mặt, rụng tóc, và phát ban. Các
tác dụng phụ liên quan đến liều lƣợng: Khi liều sử dụng là dƣới 30 g mỗi
ngày, không có phản ứng bất lợi xuất hiện.
Theo Hson-Mou Chang (1986) , liều dùng của các alkaloid của rễ cây
Sơn đậu căn chiết xuất đối với ngƣời là 300 – 600 mg/ngày (tức ở mức 2%
alkaloid, điều này tƣơng ứng với 15 – 30 g rễ/ngày). Tuy nhiên trong điều trị
chứng loạn nhịp tim liều dùng có thể cao hơn, 1.000 – 1.500 mg/lần và ngày
dùng 3 lần . Đối với một số bệnh nhân bị bệnh hen suyễn, chỉ dùng 100
mg/ngày và dùng 3 lần/ngày đã thấy xuất hiện hiện tƣợng chóng mặt, buồn
nôn. Nhƣng những triệu chứng này cũng nhanh chóng qua đi mà không cần
phải giảm liều hay ngừng điều trị.
2.7.3. Tình hình nghiên cứu và sử dụng cây Sơn Đậu Căn ở Việt Nam
* Bộ phận dùng và thành phần hóa học:
Bộ phận dùng cây Sơn đậu căn là rễ. Rễ cây có vị đắng, tính hàn. Rễ có
thành phần hóa học của rễ Sơn đậu căn chủ yếu là matrin và oxymatrin.
* Tác dụng dƣợc lý:
Theo GS. Hoàng Tích Huyền (2011), matrin, oxymatrin có tác dụng ức
chế sự tạo loét ở dạ dày do ức chế tiết acid. Rễ cây Sơn đậu căn có chứa
matrin, oxymatrin, nên nó có tác dụng làm ổn định màng tế bào khi màng tế



×