Tải bản đầy đủ (.doc) (57 trang)

Giải pháp phòng ngừa rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân hàng thương mại và cổ phần nhà Hà Nội(HBB)-chi nhánh Cầu Giấy”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (281.35 KB, 57 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp

Lời Mở Đầu
Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO, đem lại nhiều thuận
lợi cũng như thách thức cho các doanh nghiệp kinh doanh trong nước nói
chung và ngành ngân hàng nói riêng.
Ngân hàng thương mại và cổ phần nhà Hà Nội(HBB)-chi nhánh Cầu
Giấy là một chi nhánh của Ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội.Trải
qua hơn 8 năm hoạt động, ngân hàng đã đạt được những thành tựu nhất
định.Tuy nhiên kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng luôn chứa đựng những
rủi ro bất cập có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, đặc biệt là trong hoạt động thanh
toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ(L/C).Do vậy vấn đề hạn
chế rủi ro xảy ra luôn là mối quan tâm hàng đầu của các ngân hàng Thương
mại nói chung và của ngân hàng thuơng mại cổ phần nhà Hà Nội(HBB)-chi
nhánh Cầu Giấy nói riêng trong điều kiện môi trường kinh doanh đầy biến
động.Việc để rủi ro xảy ra sẽ làm tổn hại nghiêm trọng không những về tài
chính mà còn ảnh hưởng đến uy tín của Ngân hàng.
Chính vì vậy trong quá trình thực tập tôi đã lựa chọn đề tài “Giải
pháp phòng ngừa rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân
hàng thương mại và cổ phần nhà Hà Nội(HBB)-chi nhánh Cầu
Giấy”.Với mong muốn thông qua đề tài này sẽ giúp tôi bổ sung thêm được
kiến thức về ngành ngân hàng và hy vọng sẽ góp phần hệ thống lại các giải
pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân hàng thương
mại và cổ phần nhà Hà Nội(HBB)-chi nhánh Cầu Giấy nói riêng và ngân
hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội nói chung.
Kết cấu của đề tài gồm:
Mục lục.
Nguyễn Đức Thành.Lớp NH.K20

1



Chuyên đề tốt nghiệp

Lời cam đoan.
Danh mục các bảng biểu.
Danh mục các từ viết tắt.
Lời cảm ơn.
Lời mở đầu.
Chương 1
Một số vấn đề về rủi ro và rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ L/C.
Chương 2
Thực trạng hoạt động thanh toán và rủi ro trong thanh toán theo phương thức
tín dụng chứng từ(L/C) tại Ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà
Nội(HBB)-chi nhánh Cầu Giấy.
Chương 3
Giải pháp phòng ngừa rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ (L/C) tại
Ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội(HBB)-chi nhánh Cầu Giấy.

Lời kết.
Danh mục các tài liệu tham khảo.
Nhận xét của cơ quan thực tập.

Nguyễn Đức Thành.Lớp NH.K20

2


Chuyên đề tốt nghiệp

Chương 1

Một số vấn đề về rủi ro và rủi ro trong thanh toán
tín dụng chứng từ L/C.
1.1.

Một số vấn đề về rủi ro trong hoạt động Ngân hàng.

1.1.1. Khái niệm về rủi ro.
Rủi ro là điều không lành, không tốt xảy đên bất ngờ, là khả năng
gặp nguy hiểm, thiệt hại…
Theo định nghĩa của từ điển Wikipedia: Rủi ro là khả năng gặp nguy
hiểm, tổn thất không lường được trước có thể phát sinh từ một tiến trình hay
từ một sự kiện.
1.1.2. Nguyên nhân gây ra rủi ro.
1.1.2.1.Nguyên nhân khách quan.
Các nguyên nhân được coi là khách quan nếu nó độc lập với hoạt
động của con người.Có thể là:
- Trường hợp bất khả kháng gắn với tự nhiên hoặc gắn với đời
sống xã hội.
- Các trường hợp ngẫu nhiên: gắn liền với hoạt động của con
người nhưng nguyên nhân gây ra không rõ ràng, không xác định
được.Các trường hợp này không ai gây ra các thiệt hại đã phát
sinh, các sự cố xảy ra không có sự tham gia của con người.
1.1.2.2.Nguyên nhân chủ quan.
Biến cố xảy ra dưới sự tác động của con người, có thể là:
- Trường hợp chính bản thân nạn nhân tự gây ra tổn thất cho mình
(sơ xuất…).
Nguyễn Đức Thành.Lớp NH.K20

3



Chuyên đề tốt nghiệp

- Trường hợp bên thứ 3 khác gây ra.
1.1.3. Phân loại rủi ro.
1.1.3.1. Rủi ro có thể tính toán và không thể tính toán.
a. Rủi ro có thể tính toán được hay rủi ro tài chính: là những rủi ro mà
tần số xuất hiện cũng như mức độ trầm trọng của nó có thể tiên đoán
được.
b. Rủi ro không thể tính toán được hay rủi ro phi tài chính: người ta
không thể (hoặc chưa có thể) tìm ra quy luật vận động nên không thể
(hoặc chưa thể) tiên đoán được xác xuất xảy ra biến cố trong tương
lai.
1.1.3.2. Rủi ro động và rủi ro tĩnh.
a. Rủi ro động: là những rủi ro vừa có thể dẫn đến khả năng tổn thất vừa
có thể dẫn đến khả năng kiếm lời.
b. Rủi ro tĩnh là những rủi ro chỉ co thể dẫn đến tổn thất hoặc không tổn
thất.
1.1.3.3. Rủi ro cơ bản và rủi ro riêng biệt.
a. Rủi ro cơ bản là những rủi ro xuất phát từ sự tác động hỗ tương thuộc
về mặt kinh tế, chính trị, xã hội avf đôi lúc thuần túy về mặt vật chất
b. Rủi ro cá biệt là những rủi ro xuất phát từ từng cá nhân con người.
1.2.

Hoạt động thanh toán chứng từ và rủi ro trong L/C.

1.2.1. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ L/C.
1.2.1.1.Khái niệm phương thức thanh toán tín dụng chứng từ L/C.
Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ(Documentary letter of credit –
L/C) là sự thoả thuận,trong đó ngân hàng mở thư tín dụng(ngân hàng bên

nước mua hàng)theo yêu cầu của người mua hàng ,cam kết sẽ trả một số tiền
nhất định cho một người khác (người hưởng lợi ,người bán hàng)hoặc chấp
Nguyễn Đức Thành.Lớp NH.K20

4


Chuyên đề tốt nghiệp

nhận hối phiếu người bán đã ký phát khi người bán xuất trình cho ngân hàng
một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định đề ra trong thư tín
dụng.
1.2.1.2.Đặc điểm phương thức thanh toán tín dụng chứng từ L/C.
Các bên tham gia trong phương thức tín dụng thư chứng từ(L/C):
 Người mở thư tín dụng là người mua hàng(sau khi được thông báo
hàng của người bán hàng “đã sẵn sàng để giao”).
 Ngân hàng mở thư tín dụng là ngân hàng đại diện cho người mua
hàng, ngân hàng này cấp tín dụng cho người mua hàng.
 Người hưởng lợi thư tín dụng là người bán hàng hay là người
hưởng lợi chỉ định .
 Ngân hàng thông báo thư tín dụng là ngân hàng ở nước người
hưởng lợi.
Bảng 1:Trình tự L/C chứng từ
6

Ngân hàng nước xuất khẩu
(thông báo L/C)

Ngân hàng nước nhập
khẩu(mua h àng) mở L/C


2
5

3

1

Người xuất khẩu kiểm tra
L/C (khi đã mở)

Hợp đồng

Giao hàng
4

Nguyễn Đức Thành.Lớp NH.K20

Tầu

5

7

Người nhập khẩu

8


Chuyên đề tốt nghiệp


Sau khi người bán báo cho người mua: “hàng sẵn sàng để giao”.
1. Người nhập khẩu mở thư tín dụng trả tiền cho người xuất khẩu qua
ngân hàng của mình theo thoả thuận trong hợp đồng về thời hạn nhất
định,trong thư mở L/C đó liệt kê các chứng từ phải có.
2. Ngân hàng mở L/C (ở nước nhập khẩu)lập thư tín dụng gửi ngân hàng
đại lý,thông báo đã mở L/C(ở nước nhập khẩu hay nước khác).
3. Ngân hàng (nước xuất khẩu) thông báo mở L/C cho người xuất
khẩu(chỉ thông báo chưa trả tiền).
Người xuất khẩu kiểm tra nội dung L/C, nếu chấp nhận thì giao
hàng.Nếu không thì yêu cầu ngân hàng mở L/C điều chỉnh cho phù
hợp với hợp đồng
4 Người xuất khẩu kiểm tra L/C, nếu không chấp nhận thì giao hàng cho
tàu để giao cho người nhập khẩu (nếu L/C sai thì yêu cầu người mua
và ngân hàng điều chỉnh).
5. Sau khi giao hàng, người xuất khẩu lập bộ chứng từ gửi ngân hàng bộ
chứng từ theo chỉ định ở L/C để xin thanh toán (trong bộ chứng từ có
vận đơn).
6. Ngân hàng mở L/C kiểm tra: phù hợp thì thanh toán, không phù hợp
thì không thanh toán, trả lại chứng từ cho người xuất khẩu để sửa
chữa.Sau đó chuyển cho ngân hàng nước nhập khẩu để chuyển cho
người mua hàng.
7. Ngân hàng mở L/C đòi tiền người nhập khẩu, nhận tiền hoặc nhận văn
bản chấp nhận thanh toán (nguời mua ký hối phiếu trả sau) và chuyển
chứng từ cho người nhập khẩu.

Nguyễn Đức Thành.Lớp NH.K20

6



Chuyên đề tốt nghiệp

8. Người nhập khẩu kiểm tra chứng từ,nếu hợp lệ thì trả tiền ,nếu không
hợp lệ có quyền không thanh toán với ngân hàng và người bán.
Qua sơ đồ trình tự mở thư tín dụng chứng từ nêu trên, ta có thể thấy rõ 4
bước(sau khi nhận thông báo “hàng sẵn sàng để giao”)
- Mở L/C và thông báo cho người xuất khẩu (1,2,3) biết nội dung.
- Người bán giao hàng,lập bộ chứng từ (4).
- Người bán chuyển bộ chứng từ qua ngân hàng và người mua kiểm
tra (5,6,7).
- Người nhập khẩu kiểm tra chứng từ,nếu phù hợp thì trả tiền ,nếu
không thì từ chối trả tiền (8)
1.2.1.3.Phân loại phương thức thanh toán tín dụng chứng từ L/C.
1.2.1.3.1.Thư tín dụng.
* Thư tín dụng là trách nhiệm của ngân hàng tiến hành trả tiền theo lệnh
của người mua và lấy từ tài khoản của người mua (nhập khẩu) để trả cho
người xuất khấu số tiền hàng đã giao khi người xuất khẩu trình đủ chứng từ
* Thư tín dụng xuất phát và trên cơ sở hợp đồng mua bán nên phải thống
nhất với hợp đồng, nhưng lại độc lập với hợp đồng này.
*

Nội dung chủ yếu trong thư tín dụng chứng từ gồm có những điều khoản

như sau:thời hạn hiệu lực,thời hạn trả tiền,thời hạn xuất trình ,thời hạn giao
hàng ,những nội dung về hàng hoá, vận tải giao nhận hàng, chứng từ mà
người hưởng lợi phải xuất trình và sự cam kết trả tiền của ngân hàng mở thư
tín dụng.
1.2.1.3.2.Các loại thư tín dụng.
Xét theo các điều kiện,chia ra các loại thư tín dụng thường thấy trong

thanh toán quốc tế như sau:

Nguyễn Đức Thành.Lớp NH.K20

7


Chuyên đề tốt nghiệp

 Thư tín dụng không thể huỷ bỏ (irrevocable letter of credit)( được
áp dụng rộng rãi nhất trong thanh toán quốc tế): L/C này không thể
bị huỷ hoặc bị ngân hàng của người nhập khẩu sửa đổi trong thời
hạn hiệu lực nếu không có sự đồng ý của người xuất khẩu.Thư tín
dụng không huỷ bỏ là trách nhiệm của ngân hàng khi đã mở thư tín
dụng thì phải bảo đảm thanh toán số tiền hàng trả cho người xuất
khẩu.
 Thư tín dụng không thể huỷ bỏ, có xác nhận (confirmed
irrevocable L/C): là thư tín dụng không thể huỷ bỏ, được một ngân
hàng khác xác nhận bảo đảm trả tiền theo yêu cầu của ngân hàng
mở L/C, không phụ thuộc vào việc có nhận được hay không số tiền
hoàn trả của ngân hàng mở L/C.Dù người mua hàng bị phá sản L/C
vẫn có giá trị thanh toán.Do có hai ngân hàng đứng ra cam kết trả
tiền cho người xuất khẩu.loại L/C này là đảm bảo nhất cho người
xuất khẩu.
 Thư tín dụng không thể huỷ bỏ, miễn truy đòi (irrevocable without
recourse L/C): khi người xuất khẩu đã được trả tiền, thì ngân hàng
mở L/C không có quyền đòi tiền lại bất kể trường hợp nào.
 Thư tín dụng chuyển nhượng được (transferable L/C):
- Là thư tín dụng không thể huỷ bỏ.
- L/C cho quyền người hưởng lợi thứ nhất được yêu cầu ngân hàng

mở L/C chuyể nhượng toàn bộ hay một phần tiền L/C cho một hay
nhiều người khác.
- Chỉ được chuyển nhượng một lần
- Chi phí chuyển nhượng do người hưởng lợi chịu.

Nguyễn Đức Thành.Lớp NH.K20

8


Chuyên đề tốt nghiệp

 Thư tín dụng tuần hoàn(revolving L/C): là thư tín dụng không thể
huỷ bỏ.Sau khi sử dụng hết thời hạn hiệu lực thì L/C lại tự động có
giá trị như cũ, cho tới khi nào tổng trị giá hợp đồng thực hiện đủ.
Có 3 loại L/C tuần hoàn:
- Tuần hoàn tự động.
- Tuần hoàn hạn chế.
- Tuần hoàn bán tự động.
 Thư tín dụng giáp lưng (back to back L/C): Người xuất khẩu nhận
được L/C mở cho mình, dùng L/C này thế chấp mở một L/C khác cho
một người khác hưởng, với nội dung tương tự L/C nhận được,L/C mở
sau gọi là L/C giáp lưng.
 Thư tín dụng đối ứng (reciprocal L/C): Được sử dụng trong
phương thức đổi hàng,có thể trong gia công, đề phòng bên đối phương
không giao hàng, không trả tiền.Khi nhận được L/C loại này, người
xuất khẩu muốn L/C có hiệu lực thì phải mở L/C trị giá tương đương
cho người mở L/C trả tiền cho mình.
 Thư tín dụng dự phòng (stand_by L/C): để đề phòng trường hợp
người xuất khẩu nhận L/C mà không giao được hàng.

 Thư tín dụng thanh toán dần dần (deferred payment L/C): Là L/C
không thể huỷ bỏ, ngân hàng mở L/C cam kết với người thanh toán
dần dần cho đủ toàn bộ số tiền của L/C trong thời hạn quy định trong
L/C.
1.2.1.4.Ưu nhược điểm của phương thức tín dụng chứng từ L/C.
1.2.1.4.1.Ưu điểm:
 Đối với người nhập khẩu:

Nguyễn Đức Thành.Lớp NH.K20

9


Chuyên đề tốt nghiệp

- Nhà nhập khẩu sẽ nhận được bộ chứng từ đúng quy định trong L/C
và bộ chứng từ được ngân hàng phát hành kiểm tra hộ với mức
trách nhiệm cao nhất.
- Nhà nhập khẩu chỉ phải thanh toán khi yêu cầu của họ được thực
hiện.
- Đảm bảo nhận được hàng hoá đúng số lượng, chất lượng như trong
L/C, đồng thời có thể tận dụng được tín dụng ngân hàng trong
trường hợp ngân hàng cho phép.
 Đối với người xuất khẩu:
- Được thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán trước khi hàng hoá
đến tay người nhập khẩu.
- Được ngân hàng phát hành đứng ra cam kết thanh toán.
- Có ưu thế trong việc ký kết hợp đồng, khi mà người xuất khẩu cho
người nhập khẩu trả chậm(sử dụng hối phiếu có kỳ hạn), nhà xuất
khẩu chỉ cần xuất trình hối phiếu tại bất kỳ ngân hàng nào cũng

được thanh toán.Và trong trường hợp là L/C không huỷ ngang thì
sẽ đặt trách nhiệm thanh toán lên ngân hàng phát hành và ngân
hàng xác nhận: lúc này người xuất khẩu là người được an toàn lớn
nhất.
 Đối với ngân hàng phát hành, ngân hàng thông báo, ngân hàng xác
nhận,ngân hàng chỉ định: Phương thức này mang lại thu nhập
nhiều nhất cho ngân hàng vì phí dịch vụ cao hơn so với phương
thức khác, đồng thời giúp tằn cường mối quan hệ đối với các ngân
hàng đại lý ở nước ngoài.
Song phương thức này không phải là không có nhược điểm của nó.
1.2.1.4.2.Nhược điểm:

Nguyễn Đức Thành.Lớp NH.K20

10


Chuyên đề tốt nghiệp

 Đối với người nhập khẩu:
- Phương thức này chỉ căn cứ vào chứng từ.Nếu nhà nhập khẩu có
gian lận (giả mạo chứng từ) không đúng pháp luật thì nhà nhập
khẩu vẫn phải thanh toán.
- Nếu có sự thay đổi trong hợp đồng thì sẽ làm mất thêm thời gian
giao dịch và mất thêm chi phí.
- Trường hợp hàng hoá có thể đến nơi mà vẫn chưa nhận được
chứng từ thì nhà nhập khẩu sẽ phải chịu chi phí lưu kho,lưu bãi.
 Đối với người xuất khẩu:
- Nếu có sự thay đổi trong hợp đồng thì sẽ gây phiền hà và tốn kém
chi phí.

- Đối với L/C huỷ ngang có thể bị ngân hàng phát hành sửa đổi hay
bổ sung bất kỳ lúc nào trước khi nhà xuất khẩu xuất trình chứng từ.
 Đối với ngân hàng phát hành:
- Rủi ro liên quan đến tín nhiệm khách hàng,nếu nhà nhập khẩu mất
khả năng thanh toán mà trước đó nhà nhập khẩu lại được ngân
hàng cho vay tín dụng do tín nhiệm….Lúc này ngân hàng phát
hành vẫn phải thanh toán cho người xuất khẩu khi người nhập
khẩu mất khả năng thanh toán.
- Do nghiệp vụ ngân hàng:như thiếu những chứng từ cần thiết trong
bộ chứng từ mà vẫn thanh toán.
- Rủi ro do tính chất của hàng hoá:Trong trưòng hợp nhà nhập khẩu
không bán được thì ngân hàng sẽ phải lấy hàng hoá của nhà nhập
khẩu và khi đó sẽ dẫn đến việc xem hàng hoá đó là gì? để thực hiện
việc thu hồi vốn:
+ Xem xét nhà nhập khẩu có đúng là chủ của lô hàng này không.

Nguyễn Đức Thành.Lớp NH.K20

11


Chuyên đề tốt nghiệp

+ Hàng hoá này có thuộc loại tốt và có bán được không.
+ Hàng hoá này có giá như thế nào và có hay biến động không.
+ Nếu có sự thông đồng của người xuất khẩu và người nhập khẩu
để lừa ngân hàng:hàng không giao và lợi dụng sự tín nhiệm của
ngân hàng đối với nhà nhập khẩu (không bắt cầm cố).
 Đối với ngân hàng chỉ định: Trong trường hợp thanh toán trước
cho nhà xuất khẩu thì sau này nếu có sự cố gì đối với nhà xuất

khẩu thì ngân hàng chỉ định phải tự chịu.
 Đối với ngân hàng xác nhận:
- Nếu ngân hàng phát hành trục trặc không đủ khả năng thanh toán
cho ngân hàng xác nhận khi mà ngân hàng xác nhận đã thanh toán
cho nhà xuất khẩu rồi.
- Nếu ngân hàng xác nhận kiểm tra không kỹ bộ chứng từ mà nhà
xuất khẩu trình mà vẫn thanh toán thì sẽ không đòi được tiền của
ngân hàng phát hành.
1.2.2.Rủi ro trong thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ L/C.
1.2.2.1.Rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ L/C.
Trong thanh toán quốc tế, phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
(L/C) là phương thức được sử dụng nhiều.Tuy nhiên trách nhiệm của ngân
hàng trong phương thức này rất lớn và rất dễ xảy ra rủi ro.Vì vậy để có thể
hạn chế và quản lý được rủi ro đòi hỏi phải phải phân loại được rủi ro,biết
đựơc nguyên nhân và hiểu được biểu hiện của nó để từ đó đưa ra các biện
pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro hiệu quả cho ngân hàng.
1.2.2.2.Rủi ro đối với các bên trong thanh toán tín dụng chứng từ L/C.
Tuy phương thức tín dụng chứng từ được đánh giá là phương thức
tối ưu và an toàn nhất, nhưng không có nghĩa là không có rủi ro xảy ra cho

Nguyễn Đức Thành.Lớp NH.K20

12


Chuyên đề tốt nghiệp

các bên.Trong phương thức tín dụng chứng từ có rất nhiều loại rủi ro, vì vậy
để có thể đánh giá mức độ rủi ro của các bên,ta nên xem xét trong phạm vi
từng loại rủi ro, cụ thể như:

1. Trong rủi ro tín dụng.
Rủi ro tín dụng là những rủi ro phát sinh do việc cấp tín dụng cho các
bên liên quan nhưng không có khả năng đòi hoàn trả.
 Đối với ngân hàng phát hành:
Khi phát hành L/C tức là ngân hàng đã thực hiện việc cấp tín dụng
cho nhà nhập khẩu vì thông thường L/C được phát hành với mức ký
quỹ dưới 100%.Rủi ro tín dụng xảy ra đối với ngân hàng khi nhà nhập
khẩu mất khả năng thanh toán hoặc tuyên bố phá sản,trong khi đó ngân
hàng phát hành vẫn phải trả tiền cho người huởng lợi theo quy định
trong L/C mà không thể đòi bồi hoàn từ phía nhà nhập khẩu.
 Đối với ngân hàng xác nhận.
Rủi ro xảy ra đối với ngân hàng xác nhận là khi không nắm rõ được
khả năng tài chính của ngân hàng mở mà lại đồng ý xác nhận theo yêu
cầu của họ và nếu ngân hàng mở thiếu thiện chí hay mất khả năng thanh
toán, hoặc bị phá sản thì ngân hàng xác nhận phải nhận trách nhiệm
thanh toán thay cho ngân hàng mở.
 Đối với ngân hàng chiết khấu.
Khi thực hiện chiết khấu miễn truy đòi bộ chứng từ xuất khẩu,ngân
hàng chiết khấu đã thực hiện việc mua lại quyền đòi tiền của nhà xuất
khẩu từ ngân hàng phát hành L/C.Nếu ngân hàng phát hành mất khả
năng thanh toán hoặc tuyên bố phá sản thì rủi ro tín dụng thuộc về ngân
hàng chiết khấu.
 Đối với ngân hàng thông báo.

Nguyễn Đức Thành.Lớp NH.K20

13


Chuyên đề tốt nghiệp


Rủi ro tín dụng xảy ra đối với ngân hàng thông báo khi mà ngân
hàng thông báo cho vay tài trợ xuất khẩu mà không thu hồi được
vốn.Bên cạnh đó trong nghiệp vụ chiết khấu bộ chứng từ cũng tiềm ẩn
nhiều rủi ro,nếu như ngân hàng phát hành không chịu trả tiền cho ngân
hàng thông báo mặc dù nhà nhập khẩu đã thanh toán tiền rồi.
2. Rủi ro kỹ thuật(rủi ro tác nghiệp).
Đây là loại rủi ro thường gặp nhất trong thanh toán thư tín dụng.Rủi
ro này tuy không gây thiệt hại lớn về mặt vật chất nhưng ảnh huởng đến uy
tín và chất lượng của ngân hàng trong việc cung cấp dịch vụ cho khách
hàng.
 Đối với ngân hàng mở L/C.
Nếu ngân hàng mở không thực hiện đúng theo các tiêu chuẩn đề ra
thì ngân hàng sẽ gặp rủi ro trên chính bộ chứng từ có lỗi đó. Đó là
trường hợp:
- Thông báo từ chối nhưng không nói rõ sự bất hợp lệ của chứng
từ,hoặc những bất hợp lệ này bị ngân hàng chiết khấu phủ nhận.
- Thông báo những bất hợp lệ và từ chối cứng từ vượt quá 07 ngày
làm việc của ngân hàng.
- Đã chuyển giao chứng từ cho người mở hoặc làm mất,không trả
chứng từ cho nhà xuất khẩunguyên vẹn như khi họ xuất trình hoặc
không giao chứng từ cho bên thứ 3 do phía xuất trình chỉ định.
 Đối với ngân hàng thông báo:
- Rủi ro ngân hàng gặp phải đó là khi thông báo phải một L/C giả, và
ngân hàng sẽ chịu rủi ro khi quyết định không thông báo L/C mà gửi
quyết định của mình cho ngân hàng mở biết một cách chậm trễ.

Nguyễn Đức Thành.Lớp NH.K20

14



Chuyên đề tốt nghiệp

- Khi ngân hàng gửi đi một bộ chứng từ sai sót mà không phát hiện ra
lỗi của ngân hàng thì ngân hàng sẽ chịu rủi ro do việc sửa đổi chứng từ
và thanh toán chậm.
 Đối với ngân hàng chiết khấu:
Rủi ro xảy ra khi ngân hàng chiết khấu kiểm tra xem xét không kỹ
trong việc gửi chứng từ đòi tiền cho khách hàng:gửi sai địa chỉ theo chỉ
dẫn của L/C, dẫn đến làm thất lạc chứng từ hoặc làm chậm trễ thì ngân
hàng có thể sẽ bồi thường toàn bộ tổn thất xảy ra đối với nhà xuất khẩu.
 Đối với ngân hàng xác nhận:
Ngân hàng xác nhân cùng với ngân hàng phát hành cam kết trả tiền
cho cho nhà xuất khẩu khi họ xuất trình được bộ chứng từ hợp lệ.Vì vậy
ngân hàng xác nhận có nhiệm vụ kiểm tra và định đoạt tình trạng bộ
chứng từ do khách hàng xuất trình.Rủi ro mà ngân hàng gặp phải ở đây
là nếu đã thanh toán cho người hưởng thụ rồi trong khi bộ chứng từ có
vấn đề thì sẽ không đòi bồi hoàn được từ phía ngân hàng phát hành.
3. Rủi ro tỷ giá hối đoái.
Trong thanh toán quốc tế thường sử dụng ngoại tệ mạnh để đo lường
giá trị của hàng hoá.Rủi ro tỷ giá xảy ra khi có sự biến động của tỷ giá hối
đoái giữa đồng tiền tính toán và đồng tiền thanh toán.
Đối với ngân hàng phát hành L/C: rủi ro mà ngân hàng sẽ gặp phải
trong trường hợp mà nhà nhập khẩu ký quỹ mở L/C bằng nội tệ và yêu cầu
ngân hàng bán ngoại tệ để thanh toán, và nếu như ngân hàng không chuyển
đổi ngay nội tệ sang ngoại tệ đến khi đồng nội tệ mất giá thì ngân hàng sẽ bị
lỗ.
Một trường hợp rủi ro nữa mà ngân hàng có thể sẽ gặp phải đó là
trong trường hợp khi hàng vừa nhập về trong khi đó thì đồng nội tệ trượt giá


Nguyễn Đức Thành.Lớp NH.K20

15


Chuyên đề tốt nghiệp

mạnh so với ngoại tệ, nhà nhập khẩu sẽ không nhận hàng nữa đồng thời
không thanh toán bộ chứng từ.
4. Rủi ro thanh khoản.
Rủi ro thanh khoản là những thiệt hại mà ngân hàng phải gánh chịu
khi không có đủ tiền mặt để đáp ứng nhu cầu rút tiền và vay tiền của khách
hàng.
Trong loại rủi ro này thì hầu như là chỉ xảy ra rủi ro cho ngân hàng
phát hành L/C, khi mà ngân hàng không có đủ ngoại tệ để đáp ứng yêu cầu
của khách hàng.Mặt khác ngân hàng còn phải có trách nhiệm thanh toán đầy
đủ, đúng hạn.Do vậy nếu không may thanh toán chậm cho ngân hàng phía
nước ngoài sẽ là giảm uy tín của ngân hàng,thậm chí còn có thể bị phạt tiền
vì lỗi thanh toán chậm.
5. Rủi ro đạo đức.
Rủi ro đạo đức là những rủi ro xảy ra khi một bên cố tình không thực
hiện đúng nghĩa vụ của mình, là ảnh hưởng đến quyền lợi của bên kia. Đây
là vấn đề quan trọng trong kinh doanh thương mại quốc tế,vì các bên đối tác
thường ở cách xa nhau về mặt địa lý, đôi khi còn ký kết hợp đồng thông qua
mạng trực tuyến.Vì vậy khó mà có thể tìm hiểu rõ được về phía đôic tác như
về năng lực tài chính, uy tín của đối tác, đạo đức kinh doanh của đối tác ra
sao…Trong điều kiện như vậy thì rủi ro đạo đức rất dễ xảy ra và gây hậu quả
nghiêm trọng cho đối tác và cả khách hàng.
 Đối với nhà xuất khẩu:

Rủi ro đạo đức mà nhà xuất khẩu sẽ gặp phải từ phía nhà nhập khẩu
đó là việc nhà nhập khẩu đã nhận được hàng rồi nhưng lại kiếm cớ tìm
cách không thanh toán hoặc chỉ thanh toán một phần trị giá của hợp
đồng. Đôi khi cả ngân hàng phát hành và nhà nhập khẩu đều thông đồng

Nguyễn Đức Thành.Lớp NH.K20

16


Chuyên đề tốt nghiệp

với nhau cố tình kiếm những bất đồng của bộ chứng từ để từ chối thanh
toán cho nhà xuất khẩu.
 Đối với nhà nhập khẩu:
Do đặc điểm của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (L/C) là
việc thanh toán hoàn toàn dựa trên bề mặt chứng từ,không liên quan tới
hàng hoá.Trong khi đó ngân hàng phát hành chỉ có khả năng và trách
nhiệm kiểm tra tính phù hợp của chứng từ xét trên bề mặt mà không thể
kiểm tra được tính xác thực của chứng từ,và tình trạng của hàng hoá.Vì
vậy nếu như nhà xuất khẩu cố tình giao hàng kém chất lượng, không
phù hợp với hợp đồng, hoặc không giao hàng mà vẫn cố tình lập 1 bộ
chứng từ giả mạo để đòi tiền thì nhà nhập khẩu sẽ gặp phải rủi ro:mất
tiền mà không nhận được hàng, hoặc nhận được hàng kém chất lượng..
 Đối với ngân hàng phát hành:
- Trong trường hợp phía người xuất khẩu cố tình làm giả giấy tờ để
đòi tiền của ngân hàng trong khi đó lại không giao hàng hoặc giao
hàng kém chất lượng cho người nhập khẩu.
- Khi cả nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu đều thông đồng với nhau để
lừa lấy tiền của ngân hàng.

- Trường hợp nữa đó là nhà nhập khẩu cố tình không thanh toán cho
ngân hàng trong khi vẫn đủ năng lực tài chính để thanh toán.
- L/C cho phép đòi tiền bằng điện, có thể bị ngân hàng chiết khấu lợi
dụng đòi tiền dù bộ chứng từ có bất đồng.Đến khi ngân hàng phát
hành nhận được bộ chứng từ và kiểm tra thấy bất đồng thì đã thanh
toán tiền cho ngân hàng chiết khấu rồi.
 Đối với ngân hàng xác nhận:
Sau khi đứng ra xác nhận cam kết sẽ thanh toán cho nhà xuất khẩu và sau

Nguyễn Đức Thành.Lớp NH.K20

17


Chuyên đề tốt nghiệp

khi thanh toán,rồi quay lại đòi tiền của phía ngân hàng thông báo (hoặc phía
ngân hàng phát hành) thì bị từ chối không thanh toán.
6. Rủi ro chính trị-pháp lý.
Rủi ro chính trị-pháp lý xảy ra khi môi truờng kinh tế, môi trường
chính trị-pháp lý của nước đó không ổn định.Một chính sách mới được đưa
ra sẽ tạo nên một hàng rào thuế quan và phi thuế quan mới làm cho nhiều
loại mặt hàng không được phép nhập khẩu vào nước đó nữa, gây thiệt hại
cho các doanh nghiệp kinh doanh thương mại quốc tế.Trường hợp hai doanh
nghiệp ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá với hình thức thanh toán theo
phương thức TDCT,hàng đã được giao và bộ chứng từ cũng đã được lập đầy
đủ theo quy định của L/C và đã được gửi tới ngân hàng phát hành.Tuy nhiên
rủi ro gặp phải đó là do chính sách hàng xuất nhập khẩu của nước người
nhập khẩu có sự thay đổi,mặt hàng đó lại không được phép nhập khẩu vào
trong nước nếu không có giấy phép đồng ý của cơ quan có thẩm quyền,làm

cho hàng bị giữ lại ở cửa khẩu:và theo thoả tuận đã ký trong hợp đồng thì
nhà xuất khẩu hoặc nhập khẩu sẽ phải chịu thêm chi phí bến bãi hoặc chi phí
lưu kho trong thời gian để chờ xin được giấy phép nhập khẩu cho lô hàng.
Đồng thời ngân hàng phát hành cũng sẽ bị ảnh hưởng,nhất là trong trường
hợp phát hành L/C ký quỹ dưới 100%.
Bên cạnh đó còn có những rủi ro xảy ra do những nguyên nhân bất
khả kháng như: động đất, núi lửa, lũ lụt…cũng sẽ gây tổn thất cho các bên
liên quan.
1.2.2.3.Nguyên nhân gay ra rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ
L/C.
1.2.2.3.1.Nguyên nhân chủ quan.
Sự yếu kém về chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ,nhân viên,sẽ dẫn
đến những rủi ro về mặt kỹ thuật trong thanh toán TDCT.Do đặc thù của
Nguyễn Đức Thành.Lớp NH.K20

18


Chuyên đề tốt nghiệp

phương thức thanh toán tín dụng chứng từ(L/C) thì trách nhiệm của ngân
hàng là lớn nhất, trong khi việc thanh toán theo phương thức L/C chỉ hoàn
toàn dựa vào chứng từ, tách rời hàng hoá và hợp đồng.Do vậy sẽ rất dễ xảy
ra rủi ro nếu như cán bộ ngân hàng không vững về chuyên môn, làm không
tốt chức năng nhiệm vụ của mình, thiếu trách nhiệm.
Đạo đức nghề nghiệp của cán bộ nhân viên ngân hàng cũng là vấn đề
rất quan trọng.Nếu như khách hàng đến xin mở L/C,hoặc ký quỹ, cho vay
thanh toán hàng nhập…mà cán bộ nhân viên ngân hàng lại không xem xét
kỹ tình hình tài chính cũng như thẩm tra lại tính pháp lý của khách hàng thì
rủi ro sẽ rất cao.Mặt khác cũng có những cán bộ nhân viên ngân hàng thông

đồng với khách hàng để đưa ra những phân tích giả hoặc thiếu tinh thần
trách nhiệm, không làm đúng quy định gây thiệt hại cho ngân hàng.
1.2.2.3.2.Nguyên nhân khách quan.
* Nguyên nhân từ phía khách hàng.
Khách hàng gặp khó khăn về tài chính, trong kinh doanh dẫn tới
không có khả năng thanh toán với ngân hàng, hoặc lợi dụng sơ hở của
ngân hàng trong hoạt động thanh toán quốc tế để ràng buộc ngân hàng
vào các hoạt động trái pháp luật.
Do khách hàng không tìm hiểu kỹ về đối tác làm ăn của mình nên
dễ dẫn đến bị lừa, gây rủi ro cho cả khách hàng và ngân hàng.
Yếu tố trình độ nghiệp vụ ngoại thương của khách hàng sẽ có thể
dẫn tới rủi ro,bất lợi không những cho chính bản thân khách hàng mà còn
ảnh hưởng đến cả ngân hàng.
Các ngân hàng đại lý cố tình không thực hiện các nghĩa vụ, cam
kết của mình hoặc vì các lý do chính trị, xã hội…nên không thực hiện
được, gây tổn thất cho ngân hàng.

Nguyễn Đức Thành.Lớp NH.K20

19


Chuyên đề tốt nghiệp

* Nguyên nhân xuất phát từ môi trường tự nhiên-kinh tế-chính trị-xã
hội.
Môi trường tự nhiên-kinh tế-chính trị-xã hội có ảnh hưởng sâu sắc
đến hoạt động của tất cả các thành phần kinh tế.Nếu như môi trường ổn
định thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển,kéo
theo là làm tăng khả năng thanh toán cho ngân hàng.Ngược lại khi môi

trường bất ổn có nhiều biến động sẽ gây ra tác động xấu tới hoạt động
của các doanh nghiệp như: bị quốc hữu hoá, các trường hợp bất khả
kháng…dẫn đến các doanh nghiệp bị phá sản,không còn khả năng thanh
toán cho ngân hàng.
Hành lang pháp lý cho hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt
độnh thanh toán tín dụng chứng từ L/C nói riêng còn nhiều bất cập và
thiếu sót.Thị trường ngoại tệ chưa phát triển mạnh, tỷ giá các loại ngoại
tệ thường xuyên có sự thay đổi, thêm vào đó là nghiệp vụ kinh doanh
ngoại tệ trên thị trường chưa phát triển mạnh.

Nguyễn Đức Thành.Lớp NH.K20

20


Chuyên đề tốt nghiệp

Chương 2
Thực trạng hoạt động thanh toán và rủi ro trong
thanh toán theo phương thức tín dụng chứng
từ(L/C) tại Ngân hàng thương mại cổ phần nhà
Hà Nội(HBB)-chi nhánh Cầu Giấy
2.1.Khái quát về Ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội(HBB)-chi
nhánh Cầu giấy
2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển.
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nhà Hà nội(gọi tắt là“Ngân hàng”)là
một ngân hàng thương mại cổ phần Việt Namđược thành lập và đăng ký hoạt
động tại Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
Ngân hàng đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam(“NHNN”) cấp giấy
phép hoạt động số 0020/NH-GP có hiệu lực từ ngày 6 tháng 6 năm 1992

trong thời hạn 99 năm.
Nguyễn Đức Thành.Lớp NH.K20

21


Chuyên đề tốt nghiệp

Ngân hàng được thành lập để tiến hành các hoạt động ngân hàng bao
gồm nhận tiền gửi ngắn hạn, trung hạn và dài hạn từ các tổ chức và cá nhân,
cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn các tổ chức và cá nhân tuỳ theo tính
chất và khả năng nguồn vốn của Ngân hàng; Thực hiện các nghiệp vụ kinh
doanh đối ngoại, chiết khấu thương phiếu và các chứng từ có giá;cung cấp
các dịch vụ cho các khách hàng; và các dịch vụ ngân hàng khác khi được
NHNN cho phép.
Qua 18 năm hoạt động và phát triển,Ngân hàng đã nâng vốn điều lệ từ 5
tỷ đồng lên 1.400 tỷ đồng và được đánh giá là một trong những ngân hàng
cổ phần hoạt động ổn định an toàn,hiệu quả nhất.Trong 7 năm liền,
HaBUBANK được Ngân hàng Nhà nước xếp loại A và được công nhận là
ngân hàng phát triển toàn diện và trong 2 năm liên tiếp 2006, 2007 vừa qua
Ngân hàng đã vinh dự được nhận giải thưởng “Bank of the year” 2007 cho
các ngân hàng Việt Nam của tạp chí The Banker- tập đoàn Financial Times.
2.1.2.Cơ cấu bộ máy tổ chức.
Giám Đốc
Phó Giám Đốc(kiêm trưởng phòng nguồn vốn-kinh
doanh)

Phòng kế
Phòng kế
toán


hoạch

Phòng tín

Phòng

nguồn

dụng và

thanh toán

vốn-kinh

đầu tư

quốc tế

doanh

Nguyễn Đức Thành.Lớp NH.K20

22

Bộ phận

Bộ phận

văn phòng


quỹ


Chuyên đề tốt nghiệp

* Phòng TTQT thực hiện các nghiệp vụ:
- Phần việc font office: tiếp xúc khách hàng:
+ Giao dịch với khách hàng.
+ Tư vấn cho các khách hàng có nhu cầu sử dụng các dịch vụ TTQT
+ Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ, liên hệ với khách hàng.
+ Thực hiện các nghiệp vụ TTQT.
+ Lập báo cáo theo dõi khách hàng (báo cáo chuyển tiền, thư tín dụng...).
- Phần việc back office:
+ Nhận điện chuyển từ bộ phận front office và các chi nhánh.
+ Kiểm soát trước khi điện đi.
+ In báo cáo tình trạng điện hàng ngàychuyển các bộ phận liên quan.
+ Lưu trữ thông tin đường truyền.
+ Kết hợp với các TTV khác để xử lý các bức điện có vấn đề.
+ Tra soát điện, lập điện tra soátvới ngân hàng nước ngoài.
+ Kết hợp với cán bộ phụ trách phòng làm thư viện trên mạng nội bộ.
*Phòng kế hoạch nguồn vốn-kinh doanh:
Đây là đơn vị thuộc bộ Máy tổ chức của HBB(NHTMCPNHN) có các
chức năng và nhiệm vụ chủ yếu:
- Trực tiếp quản lý cân đối nguồn vốn đảm bảo các cơ cấu lớn (kỳ hạn,
loại tiền tệ, loại tiền gửi…) và quản lý các hệ số an toàn theo quy định…;
tham mưu, giúp việc cho Giám đốc chi nhánh điều hành nguồn vốn; chịu
trách nhiệm về việc đề xuất chính sách biện pháp, giải pháp phát triển nguồn
vốn để đáp ứng yêu cầu phát triển tín dụng của chi nhánh và các biện pháp
giảm chi phí vốn để góp phần nâng cao lợi nhuận; đề xuất các biện pháp

nâng cao hiệu suất sử dụng nguồn vốn theo chủ trương và chính sách của

Nguyễn Đức Thành.Lớp NH.K20

23


Chuyên đề tốt nghiệp

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
- Đầu mối, tham mưu, giúp việc Giám đốc chi nhánh tổng hợp, xây dựng
kế hoạch kinh doanh, kế hoạch phát triển của chi nhánh hàng năm, trung và
dài hạn; xây dựng chương trình tháng, quý để thực hiện kế hoạch kinh
doanh; xây dựng chính sách Maketing, chính sách phát triển khách hàng,
chính sách huy động vốn và lãi suất của chi nhánh, chính sách phát triển
dịch vụ của chi nhánh, kế hoạch phát triển mạng lưới và các kênh phân phối
sản phẩm; giao kế hoạch cho các đơn vị trong chi nhánh.
- Theo dõi, kiểm tra, tiến độ thực hiện kế hoạch kinh doanh, chương trình
hoạt động của các đơn vị trong chi nhánh và của toàn chi nhánh.
- Đầu mối quản lý thông tin (thu thập, tổng hợp, quản lý lưu trữ, cung cấp)
về kế hoạch phát triển, tình hình thực hiện kế hoạch, thông tin kinh tế, thông
tin phòng ngừa rủi ro tín dụng, thông tin về nguồn vốn và huy động vốn,
thông tin khách hàng theo quy định. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ trong
phạm vi nhiệm vụ của Phòng theo quy định.
- Đầu mối tham mưu, đề xuất xây dựng chính sách, biện pháp phát triển
các nghiệp vụ dịch vụ ngân hàng, phi ngân hàng và phát triển sản phẩm huy
động vốn
- Chịu trách nhiệm hoàn toàn về quản lý rủi ro trong lĩnh vực nguồn vốn,
cân đối vốn và kinh doanh tiền tệ theo quy chế, quy trình quản lý rủi ro,
quản lý tài sản nợ (rủi rõ lãi xuất, tỷ giá, kỳ hạn); quản lý các hệ số an toàn

trong hoạt động kinh doanh, đảm bảo khả năng thanh toán, trạng thái ngoại
hối của chi nhánh.
- Tham gia ý kiến và chịu trách nhiệm về ý kiến tham gia theo quy trình
nghiệp vụ và theo chức năng, nhiệm vụ của Phòng.

Nguyễn Đức Thành.Lớp NH.K20

24


Chuyên đề tốt nghiệp

- Trực tiếp quản lý, theo dõi và xây dụng chính sách cụ thể chăm sóc đối
với khách hàng là Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có tiển gửi lớn.

*Phòng kế toán thực hiện các nghiệp vụ:
- Sổ tiết kiệm
- ký xác nhận về số dư tài khoản khách hàng.
- ký xác nhận thanh thoán trên chứng từ của khách hàng.
- ký chứng nhận uỷ quyền rút sổ tiết kiệm.
- ký chứng nhận chuyển nhượng sổ tiết kiệm.
- ký xác nhận phong toả tài khoản.
- các yêu cầu tra soát.
- ký đon xin mở tài khoản.
- ký xác nhận trên giấy yêu cầu bán ngoại tệ của TCKT cá nhân.
- ký niêm phong sổ tiết kiệm nhập kho cho việc thế chấp vay chiết khấu.
- ký cho vay chiết khấu sổ tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu do HBB và các
tổ chức phát hành.
*Bộ phận Quỹ giao dịch.
- Thực hiện việc thu chi tiền và tài sản từng lần theo đúng lệnh hoặc chứng

từ hợp lệ.
- Sắp xếp các loại tiền và các loại tài sản khác gọn gàng khoa học theo
đúng quy định .
- Thường xuyên kiểm tra,áp dụng các biện pháp chống mối mọt,...chống
ẩm và làm vệ sinh trong kho tiền.
- Không thu chi bất kỳ một khoản tiền nào hay tài sản nếu không có lệnh
và chứng từ hợp lệ.

Nguyễn Đức Thành.Lớp NH.K20

25


×