Tải bản đầy đủ (.pdf) (183 trang)

Nâng cao năng lực tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu đối với hàng xuất khẩu Việt Nam Hàng dệt may và điện tử (Luận án tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (792.84 KB, 183 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
-----------------------

NGUYỄN HỒNG THU

NÂNG CAO NĂNG LỰC THAM GIA VÀO CHUỖI GIÁ TRỊ
TOÀN CẦU ĐỐI VỚI HÀNG XUẤT KHẨU VIỆT NAM
- HÀNG DỆT MAY VÀ ĐIỆN TỬ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI – 2018

i


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
-----------

NGUYỄN HỒNG THU

NÂNG CAO NĂNG LỰC THAM GIA VÀO CHUỖI GIÁ TRỊ
TOÀN CẦU ĐỐI VỚI HÀNG XUẤT KHẨU VIỆT NAM
- HÀNG DỆT MAY VÀ ĐIỆN TỬ
Chuyên ngành:
Mã số:

Kinh tế quốc tế


9 31 01 06

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS. TS. NGÔ XUÂN BÌNH
2. PGS. TS. NGUYỄN THANH ĐỨC

HÀ NỘI – 2018

ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi.
Các số liệu, trích dẫn trong luận án đều có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và được công
bố theo đúng qui định. Toàn bộ kết quả nghiên cứu của Luận án là trung thực,
khách quan và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào.
Nghiên cứu sinh

Nguyễn Hồng Thu

iii


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU

1


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

6

1.1. Tổng quan nghiên cứu về chuỗi giá trị toàn cầu

6

1.2. Tổng quan nghiên cứu về chuỗi giá trị dệt may và điện tử toàn cầu

8

1.3. Tổng quan nghiên cứu về năng lực tham gia chuỗi giá trị toàn cầu

9

1.4. Tổng quan nghiên cứu về thực tiễn tham gia CGT dệt may và điện tử toàn cầu

11

1.5. Tổng quan nghiên cứu về tham gia chuỗi giá trị dệt may và điện tử toàn cầu của
Việt Nam

14

1.6. Nhận xét các nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án

17

1.7. Những vấn đề cần tiếp tục giải quyết trong luận án


18

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NĂNG LỰC THAM GIA
VÀO CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU

20

2.1. Cơ sở lý luận về chuỗi giá trị toàn cầu

20

2.2. Cơ sở lý luận về năng lực tham gia CGT toàn cầu đối với hàng xuất khẩu

36

2.3. Kinh nghiệm nâng cao năng lực tham gia CGT đối với hàng xuất khẩu của một số
nước châu Á

45

CHƯƠNG 3. NĂNG LỰC THAM GIA VÀO CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU ĐỐI
VỚI HÀNG DỆT MAY VÀ ĐIỆN TỬ XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM

59

3.1. Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may và điện tử của Việt Nam

59


3.2. Thực trạng năng lực tham gia CGT dệt may và điện tử toàn cầu

63

3.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến năng lực tham gia CGT toàn cầu đối với hàng dệt
may và điện tử xuất khẩu

77

3.4. Đánh giá thực trạng năng lực tham gia CGT toàn cầu đối với hàng dệt may và điện
tử xuất khẩu

113

CHƯƠNG 4. GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC THAM GIA VÀO CHUỖI
GIÁ TRỊ TOÀN CẦU ĐỐI VỚI HÀNG DỆT MAY VÀ ĐIỆN TỬ XUẤT KHẨU
VIỆT NAM

123

iv


4.1. Quan điểm phát triển ngành dệt may và điện tử

123

4.2. Các giải pháp nâng cao năng lực tham gia CGT toàn cầu của đối với hàng dệt may
và điện tử xuất khẩu


129

KẾT LUẬN

149

DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ

151

TÀI LIỆU THAM KHẢO

152

PHỤ LỤC

167

v


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Viết tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt

AFTA


ASEAN Free Trade Area

Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN

ASEAN

Association of Southeast Asian

Hiệp hội các nước Đông Nam Á

Nations
CGT

Value Chain

Chuỗi giá trị

CIEM

Central Institute for Economic

Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế

Management

Trung ương

CM


Contract Manufacturing

Sản xuất hợp đồng

CMT

Cut – Make – Trim

Cắt – may – hoàn thiện

CNHT

Supporting Industries

Công nghiệp hỗ trợ

C/O

Certificate of Origin

Quy tắc xuất xứ

CPTPP

Comprehensive and Progressive

Hiệp định Đối tác Toàn diện và

Agreement for Trans-Pacific


Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương

Partnership
DNNN

State Enterprises

Doanh nghiệp nhà nước

DNVVN

Small and Medium-sized Enterprises

Doanh nghiệp vừa và nhỏ

ECM

Electronic Contract Manufacturing

Sản xuất hợp đồng điện tử

EMS

Electronic Manufacturing Services

Dịch vụ sản xuất điện tử

EU

European Union


Liên minh châu Âu

EVFTA

European Vietnam Free Trade

Hiệp định Thương mại Tự do Việt

Agreement

Nam - EU

FDI

Foreign Direct Investment

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

FOB

Free on Board

Giao lên tàu

FTA

Free Trade Agreement

Hiệp định Thương mại Tự do


GDP

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm quốc nội

KHCN

Science and Technology

Khoa học công nghệ

MNCs

Multinational Corporations

Các công ty đa quốc gia

vi


NICs

Newly Industrialized Countries

Các nước công nghiệp mới

NIEs


Newly Industrialized Economies

Các nền kinh tế công nghiệp mới

OBM

Original Brand Manufacturing

Sản xuất thương hiệu gốc

ODM

Original Design Manufacturing

Sản xuất thiết kế gốc

OEM

Original Equipment Manufacturing

Sản xuất bằng thiết bị gốc

R&D

Research and Development

Nghiên cứu và triển khai

RCEP


Regional Comprehensive Economic

Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn

Partnership

diện Khu vực

TNCs

Transnational Corporations

Các công ty xuyên quốc gia

VEIA

Vietnam Electronic Industries

Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử

Association

Việt Nam

Vietnam National Textile and

Tập đoàn Dệt May Việt Nam

VINATEX


Garment Group
VITAS

Hiệp hội Dệt May Việt Nam

Vietnam Textile & Apparel
Association

WTO

Tổ chức Thương mại Quốc tế

World Trade Organization

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1.

Kim ngạch xuất nhập khẩu dệt may của Việt Nam, 2010-

60

2016
Bảng 3.2.

Chỉ số lợi thế cạnh tranh hiện hữu (RCA) của ngành dệt


61

may Việt Nam giai đoạn 2013-2015
Bảng 3.3.

Kim ngạch xuất nhập khẩu điện tử của Việt Nam, 2005-

61

2016
Bảng 3.4.

Chi phí sản xuất sợi của các quốc gia năm 2017

63

Bảng 3.5.

Xuất nhập khẩu dệt may và tỷ lệ giá trị gia tăng, 2010-2016

65

Bảng 3.6.

Xuất nhập khẩu hàng điện tử, máy tính, điện thoại và linh

74

kiện
Bảng 4.1.


Các mục tiêu cụ thể của ngành dệt may đến năm 2030

126

DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1.

Chuỗi giá trị theo Michael Porter

21

Hình 2.2.

Các hoạt động trong CGT và đóng góp giá trị gia tăng

23

Hình 2.3.

Chuỗi giá trị dệt may toàn cầu

30

Hình 2.4.

Chuỗi giá trị điện tử toàn cầu

34


Hình 2.5.

Mô hình kim cương của M. Porter

41

Hình 3.1.

Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam trong CGT dệt may

70

toàn cầu
Hình 3.2.

Giá trị sản xuất công nghiệp linh kiện điện – điện tử

73

Hình 3.3.

Các hình thức xuất khẩu linh kiện điện tử chủ yếu

77

Hình 3.4.

Tháp cơ cấu công việc trong ngành điện tử


102

viii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thông qua xuất khẩu hàng hoá, Việt Nam đã tham gia tích cực vào CGT
toàn cầu, đặc biệt kể từ sau khi gia nhập WTO. Chỉ trong khoảng thời gian ngắn hội
nhập vào nền kinh tế toàn cầu, Việt Nam đã trở thành một trong những thị trường
sản xuất năng động nhất trên thế giới. Hiện Việt Nam là một trong những quốc gia
có nền kinh tế mở cửa nhất về thương mại với thế giới. Tăng trưởng xuất khẩu của
Việt Nam cao hơn tăng trưởng xuất khẩu của toàn cầu và đã bước đầu tạo một chỗ
đứng trong các CGT toàn cầu. Xuất khẩu của Việt Nam ngày càng đóng vai trò
quan trọng trong nền kinh tế, và trở thành động lực tăng trưởng của toàn bộ nền
kinh tế. Trong suốt nhiều thập kỷ theo đuổi chiến lược công nghiệp hóa hướng về
xuất khẩu, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực là
tăng tỷ trọng hàng công nghiệp chế biến và giảm dần nhóm hàng nông, thủy sản và
nhiên liệu, khoáng sản.
Song bên cạnh đó, hàng xuất khẩu của Việt Nam cũng tồn tại nhiều hạn chế
có tính cố hữu và đang phải đối mặt với những thách thức đến từ bên trong và bên
ngoài nền kinh tế khi tham gia vào CGT toàn cầu. Xuất khẩu của Việt Nam đang
quá phụ thuộc vào các doanh nghiệp FDI, tỷ trọng xuất khẩu của các doanh nghiệp
FDI ngày càng có xu hướng tăng, trong khi liên kết giữa doanh nghiệp FDI và
doanh nghiệp trong nước rất yếu. Giá trị gia tăng xuất khẩu thấp do Việt Nam chỉ
tham gia công đoạn gia công, lắp ráp sản phẩm cuối cùng. Hầu hết các công đoạn
đem lại giá trị gia tăng cao như đổi mới sáng tạo, thiết kế, sản xuất phụ trợ, cấu kiện
lõi đều được thực hiện ở ngoài Việt Nam. Cán cân thương mại chưa phát triển bền
vững do dựa quá lớn vào nhập khẩu để xuất khẩu. Điều này nếu tiếp tục sẽ dẫn đến
nhiều rủi ro khi các đối thủ cạnh tranh có chi phí thấp hơn sẽ thu hút đầu tư nước

ngoài ra khỏi Việt Nam, đặt xuất khẩu trước nguy cơ thiếu bền vững. Do đó, việc
nâng cao năng lực tham gia vào CGT toàn cầu nhằm đem lại giá trị gia tăng cao hơn
cho các hàng hóa xuất khẩu Việt Nam là một tất yếu khách quan trong quá trình hội
nhập kinh tế quốc tế.
Dệt may và điện tử là 2 mặt hàng xuất khẩu chủ lực thuộc nhóm hàng công
nghiệp chế biến, đang được Việt Nam tập trung nâng cao năng lực cạnh tranh.
1


Trong đó hàng dệt may có hàm lượng lao động cao do thâm dụng lao động – một
nguồn lực mà Việt Nam đang có lợi thế so sánh; còn hàng điện tử có hàm lượng
công nghệ cao do thâm dụng vốn và công nghệ. Dù đã có bước tiến mạnh về xuất
khẩu, nhưng những nỗ lực bỏ ra của cả nhà nước lẫn các doanh nghiệp đối với 2
mặt hàng này vẫn chưa mang lại kết quả như mong muốn. Hàng dệt may và điện tử
xuất khẩu vẫn đang nằm ở đáy của CGT toàn cầu và cũng đang gặp phải những hạn
chế và thách thức giống xuất khẩu hàng hóa nói chung của Việt Nam – đó là đang
"bị kẹt" ở bẫy giá trị gia tăng thấp. Chính vì vậy, việc triển khai đề tài luận án
“Nâng cao năng lực tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu đối với hàng xuất khẩu
Việt Nam – hàng dệt may và điện tử” nhằm luận giải những vấn đề liên quan tới
CGT toàn cầu, năng lực tham gia CGT toàn cầu và đánh giá năng lực tham gia CGT
toàn cầu đối với hàng xuất khẩu thông qua ngành hàng dệt may và điện tử của Việt
Nam để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hỗ trợ phát triển bền vững hơn những
ngành công nghiệp đã và đang có tiềm năng xuất khẩu, qua đó giúp Việt Nam tránh
“bị kẹt” ở bẫy giá trị gia tăng thấp và phát triển lên các nấng thang cao hơn trong
CGT gia tăng là hết sức cấp thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án
2.1. Mục tiêu nghiên cứu: Phân tích đánh giá năng lực tham gia CGT toàn
cầu đối với hàng dệt may và điện tử xuất khẩu của Việt Nam, từ đó chỉ ra các vấn
đề cần giải quyết và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực tham gia vào
CGT toàn cầu đối với hàng dệt may và điện tử xuất khẩu của Việt Nam.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để thực hiện mục tiêu trên, luận án cần giải quyết các nhiệm vụ sau:
- Hệ thống hóa và luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn về nâng cao năng lực
tham gia CGT toàn cầu đối với hàng xuất khẩu, cụ thể là hàng dệt may và điện tử.
- Đánh giá thực trạng năng lực tham gia vào CGT toàn cầu đối với hàng dệt
may và điện tử xuất khẩu của Việt Nam và các nhân tố ảnh hưởng.
- Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao năng lực tham gia vào CGT toàn
cầu đối với hàng dệt may và điện tử xuất khẩu của Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Luận án

2


3.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận án là chính sách
của nhà nước và giải pháp của doanh nghiệp để nâng cao năng lực tham gia vào
CGT toàn cầu đối với hàng hàng dệt may và điện tử xuất khẩu của Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Về nội dung: Luận án tập trung phân tích thực trạng tham gia vào các công
đoạn trong CGT và các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực tham gia CGT toàn cầu đối
với ngành hàng dệt may và điện tử xuất khẩu để đánh giá những kết quả đạt được,
những hạn chế nguyên nhân của nó. Qua đó đề xuất các giải pháp để nâng cao năng
lực tham gia CGT toàn cầu đối với hàng dệt may và điện tử xuất khẩu.
- Về không gian: Nghiên cứu năng lực tham gia CGT toàn cầu đối với hàng
điện tử và dệt may thông qua đánh giá năng lực tham gia các công đoạn chính trong
CGT toàn cầu (thiết kế, cung ứng nguyên phụ liệu, sản xuất và lắp ráp, phân phối
xuất khẩu và marketing) của Việt Nam.
Tác nhân tham gia vào CGT toàn cầu được luận án tập trung nghiên cứu là
doanh nghiệp trong ngành hàng dệt may và điện tử. Các doanh nghiệp này bao gồm
doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp FDI và cả các doanh nghiệp liên doanh.
Nghiên cứu kinh nghiệm, luận án chọn các nước có nhiều điểm tương đồng

về xuất phát điểm tham gia CGT dệt may và điện tử toàn cầu, đó là các nước Trung
Quốc, Hàn Quốc và Malaysia.
- Về thời gian: Số liệu sử dụng trong luận án được thu thập trong giai đoạn từ
khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2007 đến 2016.
Các giải pháp nâng cao năng lực tham gia CGT toàn cầu đối với hàng dệt may và
điện tử xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam được đề xuất đến năm 2030.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu:
Luận án sử dụng kết hợp cách tiếp cận phân tích CGT và đánh giá năng lực
cạnh tranh dựa trên mô hình kim cương của M. Porter và J.H. Dunning. Theo khung
phân tích của M. Porter, CGT là tập hợp các hoạt động tạo ra giá trị ở mỗi công
đoạn trong chuỗi. Và để tham gia CGT phải có năng lực cạnh tranh. Do đó, việc sử
dụng kết hợp này sẽ giúp xây dựng khung khổ lý luận về năng lực tham gia CGT

3


toàn cầu để trên cơ sở đó phân tích đánh giá năng lực tham gia CGT toàn cầu đối
với ngành hàng dệt may và điện tử xuất khẩu.
Luận án được thực hiện trên cơ sở vận dụng các phương pháp nghiên cứu
chủ yếu như: phân tích - tổng hợp, phân tích thống kê, phân tích so sánh, diễn giải,
quy nạp, lý luận kết hợp với thực tiễn. Ngoài ra, để nâng cao chất lượng nghiên cứu,
đáp ứng nhu cầu thực tế, luận án còn sử dụng phương pháp thảo luận nhóm chuyên
gia thông qua tham dự các hội thảo, tọa đàm trong nước và quốc tế về các vấn đề
liên quan đến luận án.
Nguồn thông tin và dữ liệu: Luận án sử dụng những tài liệu công bố chính
thức, các xuất bản phẩm của một số trường đại học, viện nghiên cứu của các nước
châu Á; Tư liệu của các tổ chức quốc tế như WB, UNCTAD, ADB, WTO…; tư liệu
của Hiệp hội Dệt may Việt Nam; Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam; Tư liệu
của các học giả có uy tín trong và ngoài nước; Số liệu thống kê chính thức của

chính phủ Việt Nam cũng như của các tổ chức uy tín quốc tế. Luận án phân tích
CGT và năng lực cạnh tranh chủ yếu dựa trên cơ sở các dữ liệu sẵn có này.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Qua tổng quan tình hình nghiên cứu, luận án đã chỉ ra được khoảng trống cần
tiếp tục nghiên cứu.
- Dựa trên lý thuyết lợi thế cạnh tranh và CGT của M. Porter, luận án đưa ra
được khái niệm riêng có, xây dựng được các tiêu chí đánh giá và những nhân tố ảnh
hưởng đến năng lực tham gia CGT toàn cầu đối với hàng xuất khẩu. Đặc biệt, luận
án đã đưa thêm nhân tố đầu tư nước ngoài vào để phân tích các nhân tố ảnh hưởng
đến năng lực tham gia CGT toàn cầu cho phù hợp với sự hội nhập kinh tế quốc tế
của Việt Nam hiện nay.
- Nghiên cứu kinh nghiệm tham gia CGT dệt may và điện tử toàn cầu của một
số nước châu Á, luận án đã rút ra các bài học hữu ích cho Việt Nam.
- Luận án đã đưa ra bức tranh tổng quát về thực trạng năng lực tham gia CGT
toàn cầu đối với hàng dệt may và điện tử xuất khẩu của Việt Nam. Qua đó, chỉ ra
những điểm mạnh, hạn chế và nguyên nhân ảnh hưởng của nó.
- Luận án đưa ra quan điểm phát triển ngành dệt may và điện tử theo cách tiếp
cận CGT. Đồng thời trên cơ sở luận giải có căn cứ khoa học và thực tiễn, luận án đề
4


xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực tham gia CGT toàn cầu đối với ngành
hàng dệt may và điện tử xuất khẩu của Việt Nam.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Về mặt lý luận: Luận án đã hệ thống hóa, và góp phần phát triển lý luận
về CGT toàn cầu, và năng lực tham gia CGT toàn cầu đối với hàng xuất khẩu.
Trong đó luận án đã tập trung vào việc xây dựng khung lý luận cho việc nghiên cứu
năng lực tham gia CGT toàn cầu đối với hàng xuất khẩu một cách hệ thống, từ khái
niệm đến xây dựng các tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng.
6.2. Về mặt thực tiễn: Những đóng góp mới về khoa học của luận án là tài

liệu tham khảo hữu ích cho công tác nghiên cứu và giảng dạy ở các cơ sở đào tạo; là
tài liệu có giá trị tham khảo cho các nhà hoạch định chính sách, cho các doanh
nghiệp không chỉ đối với nâng cao năng lực tham gia CGT toàn cầu nhằm gia tăng
giá trị gia tăng đối với ngành hàng dệt may và điện tử mà còn có giá trị tham khảo
đối với nhiều ngành hàng công nghiệp xuất khẩu khác của Việt Nam.
7. Kết cấu luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án có kết cấu
gồm 4 chương như sau:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về năng lực tham gia vào chuỗi giá trị
toàn cầu
Chương 3. Năng lực tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu đối với hàng dệt may
và điện tử xuất khẩu của Việt Nam
Chương 4. Giải pháp nâng cao năng lực tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu
đối với hàng dệt may và điện tử xuất khẩu của Việt Nam.

5


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan nghiên cứu về chuỗi giá trị toàn cầu
1.1.1. Các nghiên cứu nước ngoài
Liên quan đến khái niệm CGT không thể không nói đến cuốn Competitive
Advantage (Lợi thế cạnh tranh) của Michael Porter xuất bản năm 1985. Trong công
trình này, khái niệm CGT lần đầu tiên được mô tả và sử dụng như một khung khái
niệm mà các doanh nghiệp có thể dùng để tìm ra các nguồn lợi thế cạnh tranh (thực
tế và tiềm tàng) của mình. Tuy nhiên, mô hình phân tích CGT của Porter chỉ áp
dụng trong kinh doanh và bị giới hạn bởi những hoạt động tạo giá trị trong phạm vi
một doanh nghiệp tạo ra sản phẩm cho khách hàng.

Trong cuốn Commodity Chains and Global Capitalism, Gereffi G. và
Korzeniewicz M. (1994) cho thấy, trong quá trình toàn cầu hóa, các hoạt động kinh
tế nói chung và các hoạt động sản xuất của hầu hết các hàng hóa không còn bó hẹp
trong phạm vi một doanh nghiệp, một tập đoàn mà đều vượt ra ngoài biên giới quốc
gia, mở rộng trên phạm vi toàn cầu, tạo thành chuỗi hàng hóa toàn cầu. Tiếp tục
nghiên cứu về chuỗi hàng hóa, Gereffi G. (1999, 2001) đã nhận thấy các công ty
dẫn đầu đóng vai trò chi phối trong chuỗi và có 2 loại là: chuỗi hàng hóa được dẫn
dắt bởi nhà sản xuất; và chuỗi hàng hóa được dẫn dắt bởi nhà bán hàng. So sánh 2
cách tiếp cận chuỗi hàng hóa toàn cầu và chuỗi (filière) truyền thống của Pháp để
nghiên cứu về sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế, Raikes P., Jensen M.F. và Ponte S.
(2000) nhận thấy cách tiếp cận chuỗi hàng hóa toàn cầu có những ưu điểm vượt trội,
có khuôn khổ chặt chẽ hơn cách tiếp cận chuỗi (filière), và mở rộng phạm vi hàng
hóa ra khỏi sản phẩm nông nghiệp.
Hai nhà khoa học Mỹ là Kaplinsky R. và Morris M. (2001) đã mở rộng phạm
vi CGT của Porter M. và đưa ra khái niệm về CGT toàn cầu trong cuốn A
Handbook for Value Chain Research. Hai ông đã nghiên cứu mở rộng các vấn đề về
quan niệm, các khái niệm, cách thức nâng cấp, các vấn đề phân phối cả về phân

6


Luận án đủ ở file: Luận án full













×