Tải bản đầy đủ (.pdf) (240 trang)

Ngữ nghĩa của nhóm từ chỉ mùi vị trong tiếng Việt (có liên hệ với tiếng Anh) (Luận án tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (414.13 KB, 240 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ HUYỀN

NGỮ NGHĨA CỦA NHÓM TỪ NGỮ CHỈ MÙI VỊ TRONG
TIẾNG VIỆT (CÓ LIÊN HỆ VỚI TIẾNG ANH)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

HÀ NỘI - 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ HUYỀN

NGỮ NGHĨA CỦA NHÓM TỪ NGỮ CHỈ MÙI VỊ TRONG
TIẾNG VIỆT (CÓ LIÊN HỆ VỚI TIẾNG ANH)

Ngành: Ngôn ngữ học

Mã số : 9229020

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Phạm Hùng Việt


HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.
Các kết quả khảo sát và miêu tả trong luận án này là trung thực và chƣa từng
đƣợc ai công bố trong bất cứ cơng trình nghiên cứu nào khác.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC BẢNG BIỂU
MỞ ĐẦU……………………………………………………………….......
1. Tính cấp thiết của đề tài………………………………………………..
. Mục đích và nhiệm vụ nghi n cứu của uận án……………………….
. Đối tƣợng và phạm vi nghi n cứu của uận án………………………..
4. Phƣơng pháp uận và phƣơng pháp nghi n cứu của uận án………..
5. Đóng góp mới về khoa học của uận án……………………………….
6. Ý nghĩa í uận và thực tiễn của uận án………………………………
7. Cấu trúc của uận án………………………………………………......
Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ
LÍ LUẬN……………………………………………………………….......
1. 1. Tổng quan tình hình nghi n cứu………………………………........
1.1.1. Tình hình nghiên cứu nhóm từ ngữ chỉ mùi, vị trên thế giới……...
1.1.2. Tình hình nghiên cứu nhóm từ ngữ chỉ mùi, vị ở Việt Nam………
1. . Cơ sở í uận……………………………………………………….......
1.2.1. Cơ sở ngơn ngữ học…………………………………………………

1.2.2. Cơ sở sinh lí học của hệ thần kinh cảm giác……………………….
1. . Tiểu kết………………………………………………………………..
Chƣơng ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ CẤU TRÚC NGHĨA CỦA
NHÓM TỪ NGỮ CHỈ MÙI, VỊ TRONG TIẾNG VIỆT (có i n hệ với
tiếng Anh)………………………………………………………………….
.1. Đặc điểm cấu tạo của nhóm từ ngữ chỉ mùi, vị trong tiếng Việt
(có i n hệ với tiếng Anh) …………………………………………………
2.1.1. Từ đơn…..…………………….……………………………………..
2.1.2. Từ ghép………………………………………………………………
2.1.3. Từ láy..................................................................................................
2.1.4. Nhận xét.............................................................................................
2.1.5. Liên hệ với tiếng Anh……………………………………………….
2.1.6. Tương đồng và khác biệt trong cấu tạo từ chỉ mùi, vị tiếng Việt và
tiếng Anh…………………………………………………………………..
. . Cấu trúc nghĩa của nhóm từ ngữ chỉ mùi, vị trong tiếng Việt
(có i n hệ với tiếng Anh)………………………………………………….
2.2.1. Khái niệm, đặc điểm và bản chất của cảm giác…………………….
2.2.2. Thành phần nghĩa trong cấu trúc nghĩa của từ ngữ chỉ mùi, vị
trong tiếng Việt……………………………………………………………..
2.2.3. Liên hệ với tiếng Anh………………………………………………..
. . Tiểu kết………………………………………………………………...

1
1
2
3
4
5
5
6

6
7
7
12
17
17
34
37
39

39
39
43
51
52
56
62
67
67
68
86
90


Chƣơng NGHĨA VÀ HIỆN TƢỢNG CHUYỂN NGHĨA CỦA
NHÓM TỪ NGỮ CHỈ MÙI, VỊ TRONG TIẾNG VIỆT (có i n hệ với
tiếng Anh)…………………………………………………………..............
3.1. Nghĩa của nhóm từ chỉ mùi, vị trong tiếng Việt (có i n hệ với tiếng
Anh).....................................................................................................
3.1.1. Nghĩa của một số từ chỉ mùi trong tiếng Việt....................................

3.1.2. Liên hệ với tiếng Anh.........................................................................
3.1.3. Nghĩa của một số từ chỉ vị trong tiếng Việt.......................................
3.1.4. Liên hệ với tiếng Anh………………………………………………..
. . Hiện tƣợng chuyển nghĩa của nhóm từ ngữ chỉ mùi, vị trong tiếng
Việt (có i n hệ với tiếng Anh).....................................................................
3.2.1. Về hiện tượng chuyển nghĩa..............................................................
3.2.2. Hiện tượng chuyển nghĩa của nhóm từ ngữ chỉ mùi trong tiếng
Việt.................................................................................................................
3.2.3. Hiện tượng chuyển nghĩa của nhóm từ ngữ chỉ vị trong tiếng
Việt..................................................................................................................
. .4. Nhận xét……………………………………………………………..
. .5. Li n hệ với tiếng Anh……………………………………………….
3.2.6. Nhận xét……………………………………………………………..
. . Tiểu kết………………………………………………………………...
KẾT LUẬN...................................................................................................
DANH MỤC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC TỪ ĐIỂN TRA CỨU
NGUỒN TƢ LIỆU TRÍCH DẪN
PHỤ LỤC

92

92
93
94
95
97
101

101
103
109
121
125
139
141
143


DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN ÁN

Bảng 2.1. Danh sách các từ đơn chỉ mùi, vị trong tiếng Việt
Bảng 2.2. Danh sách từ ngữ chỉ mùi, vị trong tiếng Việt
Bảng 2.3. Danh sách từ chỉ mùi, vị trong tiếng Anh

Bảng 3.1. Phạm vi chuyển nghĩa của nhóm từ ngữ chỉ mùi, vị trong tiếng
Việt
Bảng 3.2. Phạm vi chuyển nghĩa của nhóm từ chỉ mùi, vị trong tiếng Anh

Trang
42
56
62
124
141

DANH MỤC CÁC HÌNH TRONG LUẬN ÁN
Hình 2.1. Sơ đồ cấu trúc từ ngữ chỉ mùi, vị trong tiếng Việt
Hình 2.2. Sơ đồ cấu trúc từ chỉ mùi trong tiếng Anh

Hình 2.3. Sơ đồ cấu trúc từ chỉ vị trong tiếng Anh
Hình 2.4. Mơ hình cấu tạo từ ngữ chỉ vị trong tiếng Việt
Hình 2.5. Mơ hình cấu tạo từ chỉ vị trong tiếng Anh
Hình 2.6. Thành tố nghĩa miêu tả trong cấu trúc nghĩa của từ ngữ chỉ mùi
trong tiếng Việt
Hình 2.7. Thành tố nghĩa miêu tả trong cấu trúc nghĩa của từ ngữ chỉ vị
trong tiếng Việt
Hình 2.8. Thành tố nghĩa đánh giá trong cấu trúc nghĩa của từ ngữ chỉ vị
trong tiếng Việt
Hình 2.9. Thành tố nghĩa đánh giá trong cấu trúc nghĩa của từ ngữ chỉ mùi
trong tiếng Việt
Hình 2.10. Cấu trúc nghĩa của nhóm từ ngữ chỉ mùi trong tiếng Việt
Hình 2.11. Cấu trúc nghĩa của nhóm từ ngữ chỉ vị trong tiếng Việt
Hình 2.12. Cấu trúc nghĩa của từ ngọt trong tiếng Việt
Hình 2.13. Cấu trúc nghĩa của từ ngọt lịm trong tiếng Việt
Hình 2.14. Cấu trúc nghĩa của nhóm từ chỉ vị trong tiếng Anh
Hình 2.15. Cấu trúc nghĩa của nhóm từ chỉ mùi trong tiếng Anh
Hình 3.1. Sơ đồ chuyển nghĩa của nhóm từ ngữ chỉ mùi trong tiếng Việt
Hình 3.2. Sơ đồ chuyển nghĩa của nhóm từ ngữ chỉ vị trong tiếng Việt

54
60
61
65
66
76
76
82
83
84

84
85
85
89
90
124
125


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Mùi và vị là những thuộc tính rất đa dạng của sự vật đƣợc con ngƣời cảm
nhận thông qua hai giác quan là khứu giác và vị giác. Trong ngôn ngữ, từ ngữ
gắn với mùi và vị rất phong phú, tạo thành một trong những trƣờng từ vựng
mang tính phổ quát. Việc nghiên cứu các trƣờng từ vựng ngữ nghĩa mang tính
phổ quát hiện nay đƣợc các nhà ngôn ngữ học quan tâm rất nhiều, tuy nhiên, bên
cạnh một số lĩnh vực đã đƣợc nghiên cứu khá kĩ nhƣ các nhóm từ chỉ phƣơng
hƣớng, tình cảm, màu sắc,... thì trƣờng từ vựng ngữ nghĩa các từ ngữ chỉ mùi, vị
vẫn chƣa đƣợc quan tâm, nghiên cứu một cách thoả đáng.
Đối với tiếng Việt, tuy đã có một số bài viết, cơng trình nghiên cứu về các
từ ngữ chỉ mùi, vị, nhƣng chƣa có chuyên khảo nào cũng nhƣ chƣa có luận án
tiến sĩ nào đi sâu nghiên cứu về lớp từ ngữ này.
Mùi, vị rất quen thuộc trong đời sống hàng ngày của con ngƣời và để biểu
thị cảm nhận về mùi, vị với mọi mức độ, sắc thái, tiếng Việt đã có lớp từ ngữ rất
đa dạng và phong phú. Tuy nhiên có một thực tế là, việc phản ánh lớp từ này
trong các cuốn Từ điển tiếng Việt còn rất hạn chế. Ở đấy mới chỉ đƣa vào các từ
ngữ chỉ mùi, vị cơ bản và việc giải thích nghĩa cũng chƣa phản ánh hết đƣợc sự
đa dạng trong việc con ngƣời dùng cái cảm nhận về mùi, vị để biểu thị những
liên tƣởng khác trong cuộc sống. Bên cạnh đó, khi nghiên cứu ngữ nghĩa từ ngữ
chỉ mùi, vị, các nhà nghiên cứu đều nhận định rằng đây là nhóm từ có cấu trúc

nghĩa ―đơn giản đến mức hầu nhƣ khơng thể phân tích ra đƣợc…‖ và các nhà từ
điển học thƣờng giải thích nghĩa theo lối trực quan (chỉ dẫn). Luận án nhận thấy
rằng, tuy cấu trúc nghĩa đơn giản nhƣng nhóm từ này có cấu trúc với các thành
tố nghĩa đặc trƣng, không chỉ đối với các từ chỉ mùi, vị cơ bản mà còn với các
lớp từ chỉ mùi, vị khác (từ chỉ mùi, vị với nghĩa khái quát, từ chỉ mức độ của

1


mùi, vị, từ ghép chỉ mùi, vị, từ láy chỉ mùi, vị…). Việc làm rõ các thành phần
trong cấu trúc nghĩa của từng lớp từ chỉ mùi, vị là một yêu cầu cần thiết đặt ra
đối với luận án.
Với những lí do nêu trên, chúng tơi nhận thấy rằng, việc nghiên cứu một
cách toàn diện về ngữ nghĩa của lớp từ ngữ này trong tiếng Việt là nhiệm vụ cần
thiết. Bên cạnh đó, do trƣờng từ vựng ngữ nghĩa các từ ngữ chỉ mùi, vị trong
ngôn ngữ là phổ quát, nên cùng với việc khảo sát đặc trƣng ngữ nghĩa của các từ
chỉ mùi, vị trong tiếng Việt, việc liên hệ với các từ chỉ mùi, vị tƣơng đƣơng trong
tiếng Anh để tìm ra những nét tƣơng đồng và khác biệt về nghĩa, cấu trúc nghĩa
và sự cảm nhận về nhóm từ này trong hai ngơn ngữ cũng là một u cầu đặt ra.
Do đó, chúng tơi chọn vấn đề ‖Ngữ nghĩa của nhóm từ chỉ mùi vị trong tiếng
Việt (có liên hệ với tiếng Anh) làm đề tài cho luận án của mình.
. Mục đích và nhiệm vụ nghi n cứu của uận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận án: Làm rõ đặc điểm ngữ nghĩa, cấu trúc nghĩa và các
hƣớng chuyển nghĩa của các từ ngữ chỉ mùi, vị trong tiếng Việt, có liên hệ với
tiếng Anh.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt đƣợc những mục đích nghiên cứu đã nêu ở trên, luận án tập trung
giải quyết những nhiệm vụ cụ thể nhƣ sau:
- Hệ thống hóa những nghiên cứu về từ ngữ chỉ mùi, vị của các tác giả ở

trong và ngoài nƣớc.
- Xác lập cơ sở lí luận cho việc nghiên cứu gồm các vấn đề: lí thuyết về
nghĩa của từ, trƣờng ngữ nghĩa, cấu trúc nghĩa của từ, phƣơng thức chuyển nghĩa
của từ,…
- Xác lập danh sách từ ngữ chỉ mùi, vị trong tiếng Việt.

2


- Nhận diện, miêu tả và làm rõ các thành tố nghĩa trong cấu trúc nghĩa của
nhóm từ chỉ mùi, vị trong tiếng Việt, có liên hệ với tiếng Anh.
- Khảo sát và nghiên cứu đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa và hiện
tƣợng chuyển nghĩa của các từ ngữ chỉ mùi, vị trong tiếng Việt (có liên hệ với
tiếng Anh) nhằm tìm ra đặc trƣng ngữ nghĩa và cách thức chuyển nghĩa trong
quá trình sử dụng của chúng trong hai ngôn ngữ.
. Đối tƣợng và phạm vi nghi n cứu của uận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận án là các từ ngữ chỉ mùi, vị trong tiếng
Việt. Bên cạnh đó, luận án cũng xem xét các từ chỉ ngữ chỉ mùi, vị tƣơng ứng
trong tiếng Anh để tìm ra những tƣơng đồng và khác biệt về cách cảm nhận về
mùi, vị trong cộng đồng sử dụng hai ngôn ngữ.
Đối với các từ chỉ mùi, vị trong tiếng Việt, luận án chỉ thu thập các đơn vị
tự thân biểu thị mùi, vị nào đó trong cuộc sống qua liên hệ với vật đại diện
(chua, mặn, đắng, thối, thơm,...), biểu thị mức độ của mùi, vị (chua loét, đắng
ngắt, nhạt toẹt, thối inh, thơm lừng,...), hay biểu thị nghĩa khái quát của mùi, vị
(chua cay, mặn ngọt, ngọt bùi, hôi tanh, hôi thối, khê khú,…). Các kết hợp chỉ
mùi, vị nhƣ hương chanh, hương bưởi, vị dâu, vị cam, mùi chuột chết,...không
thuộc đối tƣợng nghiên cứu của luận án bởi đây chỉ là kết hợp trong sử dụng,
không phải đơn vị ngôn ngữ.
3.2. Phạm vi nghiên cứu

Luận án nghiên cứu đặc điểm ngữ nghĩa (đặc điểm cấu tạo, cấu trúc nghĩa,
hiện tƣợng chuyển nghĩa) của các từ ngữ chỉ mùi, vị trong trong tiếng Việt và có
liên hệ với tiếng Anh.

3


Về phạm vi tƣ liệu nghiên cứu:
Luận án chủ yếu khảo sát ngữ nghĩa của các từ ngữ chỉ mùi, vị tiếng Việt
xuất hiện trong các cuốn Từ điển tiếng Việt đƣợc coi là có giá trị xuất bản trong
thời gian qua và các từ ngữ chỉ mùi, vị (kèm với ngữ cảnh sử dụng) xuất hiện
trên sách báo, các trang mạng và đặc biệt là trong kho cơ sở dữ liệu tiếng Việt
của Phòng Từ điển Ngữ văn, Viện Từ điển học và Bách khoa thƣ Việt Nam (kho
phiếu tƣ liệu khoảng 3 triệu phiếu và ngân hàng dữ liệu trên máy tính, khoảng 30
triệu âm tiết, đƣợc khai thác trên phần mềm tra cứu và thƣờng xuyên cập nhật dữ
liệu mới). Để xác định từ chỉ mùi, vị nào (đặc biệt là các kết hợp giữa từ chỉ mùi,
vị cơ bản với các yếu tố cấu tạo biểu thị sắc thái, mức độ của mùi, vị) là đối
tƣợng nghiên cứu và cách dùng nào đƣợc coi là nghĩa, luận án áp dụng nguyên
tắc thông dụng và ổn định của việc lựa chọn mục từ và xách định nghĩa trong
biên soạn từ điển giải thích, là: từ (mục từ) đó phải xuất hiện ít nhất trong 5 ngữ
cảnh khác nhau của các tác giả khác nhau và nghĩa đó cũng xuất hiện trong ít
nhất 5 ngữ cảnh khác nhau với các kết hợp khác nhau.
Tƣ liệu tiếng Anh dùng để liên hệ đƣợc thu thập một số cuốn từ điển giải
thích

tiếng

Anh,

các


ấn

phẩm

tiếng

Anh

tại

trang

web

và đặc biệt là từ kho ngơn ngữ khối liệu Anh
(British National Corpus) tại website />4. Phƣơng pháp uận và phƣơng pháp nghi n cứu của uận án
- Phƣơng pháp miêu tả: phƣơng pháp này dùng để miêu tả đặc điểm cấu
tạo từ ngữ chỉ mùi, vị trong tiếng Việt và tiếng Anh. Phƣơng pháp này cũng
dùng để phân tích nghĩa của từ chỉ mùi, vị nhằm chỉ ra nghĩa gốc, nghĩa phái
sinh và con đƣờng chuyển nghĩa của nhóm từ này trong tiếng Việt và liên hệ với
tiếng Anh.

4


- Phƣơng pháp phân tích thành tố nghĩa: phƣơng pháp này dùng để phân
tích cấu trúc nghĩa của từ chỉ mùi, vị nhằm chỉ ra các thành tố trong cấu trúc
nghĩa của nhóm từ này trong tiếng Việt và tiếng Anh.
- Phƣơng pháp so sánh đối chiếu: phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để xác

định đƣợc những điểm tƣơng đồng và khác biệt về cấu tạo, cấu trúc nghĩa, về
nghĩa và hiện tƣợng chuyển nghĩa chuyển của các từ ngữ chỉ mùi, vị trong tiếng
Việt và tiếng Anh.
- Thủ pháp thống kê, phân loại: thủ pháp này đƣợc sử dụng để thống kê
lƣợng từ ngữ, phân loại nhóm từ ngữ chỉ mùi, vị trong tiếng Việt và tiếng Anh
thành các tiểu nhóm, phục vụ cho mục đích nghiên cứu.
5. Đóng góp mới về khoa học của uận án
Luận án là cơng trình nghiên cứu có hệ thống chun sâu về ngữ nghĩa
của nhóm từ ngữ chỉ mùi, vị trong tiếng Việt và có liên hệ với tiếng Anh. Luận
án chỉ ra: đặc điểm cấu tạo gồm có từ đơn, từ ghép và từ láy, đặc điểm cấu trúc
nghĩa gồm hai thành tố nghĩa cơ bản là thành tố nghĩa miêu tả và thành tố nghĩa
đánh giá và phƣơng thức chuyển nghĩa ẩn dụ theo nét nghĩa phạm trù.
Luận án liên hệ với tiếng Anh về đặc điểm cấu tạo, cấu trúc nghĩa và
phƣơng thức chuyển nghĩa để chỉ ra những tƣơng đồng và khác biệt trong hai
ngôn ngữ và đƣa ra một số nhận xét về việc tri nhận về mùi, vị trong hai cộng
đồng ngơn ngữ.
6. Ý nghĩa í uận và thực tiễn của uận án
6.1. Ý nghĩa lí luận
Luận án góp phần làm rõ thêm những biểu hiện cụ thể về một số vấn đề lí
thuyết của ngơn ngữ học nhƣ: nghĩa của từ, trƣờng nghĩa, cấu trúc nghĩa của từ,
hiện tƣợng chuyển nghĩa của từ. Bên cạnh đó, luận án cũng làm rõ quan niệm về
từ chỉ mùi, vị và đƣa ra các tiêu chí để xác định và phân loại nhóm từ ngữ này.

5


6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ là những đóng góp thiết thực trong
cơng việc biên soạn nhóm từ ngữ chỉ mùi, vị tiếng Việt trong các từ điển giải
thích (với tƣ liệu hơn 1000 ngữ cảnh, sắp xếp theo từng từ chỉ mùi, vị cụ thể và

theo sự phát triển từ nghĩa đen đến nghĩa chuyển), cụ thể nhƣ: bổ sung mục từ,
xác lập các nghĩa trong lời giải nghĩa và xác định phƣơng pháp định nghĩa của
từng tiểu nhóm. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu về ngữ nghĩa của nhóm từ này
giúp cho ngƣời học tiếng Việt và tiếng Anh hiểu rõ hơn về những nét tƣơng đồng
và khác biệt trong cách cảm nhận về mùi, vị trong văn hoá ngƣời Việt và ngƣời
Anh.
7. Cấu trúc của uận án
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận án gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lí luận
Chƣơng 2: Đặc điểm cấu tạo và cấu trúc nghĩa của nhóm từ ngữ chỉ mùi,
vị trong tiếng Việt (có liên hệ với tiếng Anh)
Chƣơng 3: Nghĩa và hiện tƣợng chuyển nghĩa của nhóm từ ngữ chỉ mùi, vị
trong tiếng Việt (có liên hệ với tiếng Anh)

6


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Tổng quan tình hình nghi n cứu
1.1.1. Tình hình nghiên cứu nhóm từ ngữ chỉ mùi, vị trên thế giới
Trên thế giới, việc nghiên cứu về các từ chỉ mùi, vị so với các lĩnh vực
khác chƣa đƣợc tồn diện và phong phú. Tuy nhiên, cũng đã có một số cơng
trình nghiên cứu về mùi, vị của các nhà sinh lý học, tâm lý học, triết học, ngôn
ngữ học và các chuyên gia về thực phẩm…. Các công trình nghiên cứu chủ yếu
tập trung vào những vấn đề nhƣ việc cảm nhận mùi, vị, vốn từ vựng chỉ mùi, vị,
từ nguyên của mùi, vị, vai trò của khứu giác, … của một tộc ngƣời, một dân tộc
hay giữa các nền văn hóa với nhau. Có thể khái quát các cơng trình nghiên cứu
về từ ngữ chỉ mùi, vị theo một số hƣớng nhƣ sau.
1.1.1.1. Hướng nghiên cứu về từ vựng

Có một thực tế là, trong văn hóa phƣơng Tây, khả năng nhìn thƣờng đƣợc
coi là giác quan quan trọng nhất và có mối liên hệ chặt chẽ nhất với lẽ phải.
Trong tác phẩm ―Visual Thinking‖, nhà tâm lý học Rudolf Arnheim [101, tr.18]
biện luận rằng khơng có phân chia giữa việc nhìn và việc suy nghĩ. Đối với mùi
và vị, ―một người có thể thưởng thức các mùi và các vị nhưng lại khó có thể nghĩ
về chúng‖.
Về khứu giác, trƣớc đây các nhà triết học [dẫn theo 118, tr.3] thƣờng xem
nhẹ và đánh giá thấp. Plato và Aristotle nhấn mạnh rằng khoái cảm (pleasures)
mà khứu giác mang lại không trong lành (pure) và cao cả (noble) bằng những
thứ mà chúng ta nhìn và nghe. Descartes coi khứu giác là thơ tục, thiếu tế nhị.
Kant nghĩ rằng đó là một giác quan bất nhã và kém phát triển nhất.
Schopenhauer coi đó là một giác quan bậc dƣới (thấp kém). Hegel loại khứu giác
ra khỏi phạm trù mĩ học (aesthetics) của tác giả.

7


Để lí giải cho sự xem nhẹ khứu giác này, Annick Le Guérer [118, tr.3] chỉ
ra một số nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân là do sự khan hiếm của lớp từ
vựng chỉ mùi. Bên cạnh đó, việc mơ tả chính xác mùi nhƣ thế nào cũng gặp phải
rất nhiều khó khăn và chỉ có thể diễn đạt mùi bằng cảm giác hài lịng hay khơng
hài lịng. Henning nói: ―Tưởng tượng ra mùi là điều không thể‖ [dẫn theo [118,
tr.3]). Simmel cũng nhấn mạnh: ―Khó khăn trong việc diễn tả những ấn tượng về
mùi thành các từ cao hơn rất nhiều lần diễn tả những ấn tượng của nghe và
nhìn. Chúng khơng thể được phóng chiếu dựa trên một thang độ tưởng tượng
nào‖ [dẫn theo 118, tr.3].
(i) Mô tả về các vị
Maeda [dẫn theo 102, tr.10] tiến hành mô tả về thuật ngữ chỉ vị trong
tiếng Hàn hiện đại, dựa trên điều tra ngôn ngữ học với những ngƣời cấp tin
(informants). Maeda nhận thấy rằng, những từ ngữ chỉ vị trong tiếng Hàn rất

phong phú và tập trung vào bảy tính chất ngọt (sweet), chua (sour), mặn (salty),
mặn vừa phải (appropriately salty), đắng (bitter), cay (hot) và astringent (chát).
(ii) Nghiên cứu về từ nguyên của các từ chỉ mùi, vị và mối liên hệ giữa từ
chỉ mùi, vị với đời sống
Constance Classen [105, tr.71-73] trong tác phẩm ―Thế giới của giác
quan‖ (Worlds of Sense) chỉ ra rằng các giác quan mà ngày nay thƣờng đƣợc coi
là ―thấp‖ hoặc ―thú tính‖ đã từng gắn liền với trí tuệ. Một số từ chỉ vị giác và
khứu giác có mối liên hệ với sự khơn ngoan, và mối liên hệ đó vẫn đƣợc thấy
trong một số từ có nguồn gốc La tinh đƣợc giữ lại trong tiếng Anh. Các từ tiếng
Anh nhƣ sagacious (sắc sảo) và sage (chín chắn) đều ám chỉ đến trí thơng minh
và đƣợc dựa trên các từ La tinh có nghĩa là ―có một vị giác tốt‖. Tƣơng tự nhƣ
vậy, từ sapient (nghĩa là khôn ngoan) vốn xuất phát từ tiếng La tinh nói về vị
giác. Cụm từ Homo sapien (ngƣời Homo khơn khéo) có nghĩa là “người đàn ông
nếm‖ hay ―người đàn ông biết‖.

8


Luận án đủ ở file: Luận án full













×