Tải bản đầy đủ (.pdf) (194 trang)

Đời sống tôn giáo của người Mông Tin Lành từ năm 1986 đến nay (Luận án tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (663.42 KB, 194 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐOÀN ĐỨC PHƯƠNG

ĐỜI SỐNG TÔN GIÁO CỦA NGƯỜI MÔNG
TIN LÀNH Ở ĐẮC LẮC TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÔN GIÁO HỌC

Hà Nội – 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐOÀN ĐỨC PHƯƠNG

ĐỜI SỐNG TÔN GIÁO CỦA NGƯỜI MÔNG
TIN LÀNH Ở ĐẮC LẮC TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY
Ngành: Tôn giáo học
Mã số: 9 22 90 09

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÔN GIÁO HỌC

Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS Nguyễn Hồng Dương


2. PGS. TS Chu Văn Tuấn

Hà Nội – 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực. Kết quả trình bày của luận án
chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Hà Nội, ngày 07 tháng 05 năm 2018
Nghiên cứu sinh

Đoàn Đức Phương


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc Học viện Khoa học xã hội, Phòng
Quản lý đào tạo, Khoa Tôn giáo học cùng các quý thầy cô của Học viện Khoa học
xã hội đã giúp đỡ, tạo điều kiện để tôi hoàn thành chương trình học tập, nghiên cứu
và hoàn thành luận án.
Tôi xin cảm ơn lãnh đạo, cán bộ Phòng 3/A73/TCAN, BCA đã tạo điều kiện
thuận lợi để tôi học tập và nghiên cứu.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Hồng
Dương, PGS.TS Chu Văn Tuấn đã hết lòng dìu dắt, tận tình chỉ bảo, hướng dẫn để
tôi hoàn thành luận án này.
Xin cảm ơn các thầy cô, các bạn ở Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Trung tâm
thông tin thư viện - Viện Hàn Lâm Khoa học xã hội Việt Nam; Viện Nghiên cứu
Đông Nam Á; các bạn ở Ban Tôn giáo tỉnh Đắc Lắc, Đắk Nông đã tạo điều kiện
giúp đỡ tôi trong suốt thời gian sưu tầm tài liệu và nghiên cứu.

Cuối cùng, xin cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã khích lệ, động viên
tôi trong suốt quá trình học tập.
Xin chân thành cảm ơn./.
Hà Nội, ngày 07 tháng 05 năm 2018
Nghiên cứu sinh

Đoàn Đức Phương


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..................................................................................................................

1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN
VÀ THỰC TIỄN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU............................................................

7

1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.................................................................................

7

1.2. Khung lý thuyết nghiên cứu và một số khái niệm.......................................................

17

Chương 2: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CỘNG
ĐỒNG NGƯỜI MÔNG TIN LÀNH Ở ĐẮC LẮC..............................................


28

2.1. Khái quát về Tây Nguyên và người Mông Tin Lành ở Tây Nguyên.................

28

2.2. Quá trình hình thành cộng đồng người Mông Tin Lành ở Đắc Lắc...................

38

2.3. Đặc điểm xã hội-tôn giáo của người Mông Tin Lành ở Đắc Lắc......................

51

Chương 3: THỰC TRẠNG VÀ ẢNH HƯỞNG ĐỜI SỐNG TÔN GIÁO CỦA
NGƯỜI MÔNG TIN LÀNH Ở ĐẮC LẮC HIỆN NAY....................................................

66

3.1. Thực trạng đời sống tôn giáo của người Mông Tin Lành ở Đắc Lắc.........................

66

3.2. Ảnh hưởng đời sống tôn giáo của người Mông Tin Lành ở Đắc Lắc đối với
kinh tế, văn hóa-xã hội và an ninh-quốc phòng........................................................

103

Chương 4: XU HƯỚNG CHUYỂN BIẾN ĐỜI SỐNG TÔN GIÁO CỦA
NGƯỜI MÔNG TIN LÀNH Ở ĐẮC LẮC, NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ

ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ..................................................................................

115

4.1. Xu hướng chuyển biến.................................................................................................................

115

4.2. Những vấn đề đặt ra......................................................................................................... 124
4.3. Một số đề xuất khuyến nghị...............................................................................

137

KẾT LUẬN..............................................................................................................

147

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


NHỮNG TỪ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI
(sắp theo thứ tự A,B,C...)

Tên viết tắt

Dịch nghĩa

ANCT


An ninh Chính trị

ANTT

An ninh trật tự

C.M.A

Chiristian Missionary Alliance (Hội truyền giáo phúc âm
liên hiệp)

CNH- HĐH

Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa

CT-TTg

Chỉ thị- Thủ tướng

DCTD

Di cư tự do

DTTS

Dân tộc thiểu số

ĐCĐC

Định canh định cư


FEBC

Far East Broadcasting Company (Công ty phát thanh
viễn đông)`

HĐDT

Hội đồng dân tộc

HTTLVN (MN)

Hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Nam)

HKTT

Hộ khẩu thường trú

L-CTN

Lệnh - Chủ tịch nước

NĐ-CP

Nghị định- Chính phủ

NQ-TW

Nghị quyết- Trung ương


TT-BNV

Thông tư- Bộ Nội vụ

TTATXH

Trật tự an toàn xã hội

QĐ-TTg

Quyết định- Thủ tướng

QLNN

Quản lý nhà nước

UBND

Ủy ban nhân dân

XCXC

Xen canh xen cư


DANH MỤC BẢNG TRONG ĐỀ TÀI

STT
1


TÊN BẢNG
Bảng 2.1: Thống kê số lượng người Mông di cư đến Tây Nguyên từ
năm 1986 đến năm 2013

2

Bảng 2.2: Địa bàn phân bố người Mông Tin Lành ở Tây Nguyên, năm

Trang

33
35- 36

2013
3

Bảng 2.3: Phân bố của người Mông Tin Lành ở Đắc Lắc thời điểm
năm 2013

4

Bảng 2.4: Số lượng người Mông Tin Lành ở Đắc Lắc trong đối sánh
với các khu vực/tỉnh khác ở Tây Nguyên, năm 2013

5

74-76

Bảng 3.3: Hỏi - đáp của Mục sư và ứng viên người Mông Tin Lành
trong lễ Báp têm


9

68

Bảng 3.2: Thực trạng tác động của các hệ phái Tin Lành trên địa bàn
tỉnh Đắc Lắc đến cộng đồng người Mông Tin Lành, năm 2011

8

61

Bảng 3.1: Thống kê các dòng họ người Mông trú ở vùng sâu, xa, rừng
đặc dụng ở Đắc Lắc (trước năm 2004) nay là Đắk Nông, năm 2017

7

60

Bảng 2.5: Số lượng tín đồ và điểm nhóm Tin Lành người Mông ở tỉnh
Đắc Lắc, tháng 5 năm 2013

6

42-43

97

Bảng 3.4: Thời gian sinh hoạt tôn giáo của người Mông Tin Lành
trong ngày Chúa nhật, điểm nhóm Tin Lành Trưởng Lão Sín Chải,

Đắk Ngo, Tuy Đức, Đắk Nông.

101


DANH MỤC SƠ ĐỒ TRONG ĐỀ TÀI

STT
1

TÊN SƠ ĐỒ
Trang
Sơ đồ 1.1: Khung lý thuyết đời sống tôn giáo của người Mông Tin
Lành ở Đắc Lắc từ năm 1986 đến nay

2

Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức và phân bố chi hội, điểm nhóm Hội Thánh
Tin Lành Việt Nam (miền Nam) của người Mông Tin Lành tại tỉnh Đắc

3

Lắc, năm 2018
Sơ đồ 3.2: Cơ cấu tổ chức và phân bố chi hội, điểm nhóm Hội Thánh

Phần

Nông, năm 2018

Phụ

lục 3

Sơ đồ 3.3: Cơ cấu tổ chức Chi hội Hội Thánh Tin Lành Việt Nam (miền

Phần

Nam) Yang Hanh, Krông Bông, Đắc Lắc, năm 2018

5

Sơ đồ 3.4: Cơ cấu tổ chức và phân bố điểm nhóm Hội Thánh Tin Lành
Liên hữu Báp tít của người Mông Tin Lành tại tỉnh Đắc Lắc, năm 2018

6

Sơ đồ 3.5: Cơ cấu tổ chức và phân bố điểm nhóm người Mông Tin
Lành trong Hội Thánh Tin Lành Trưởng Lão Việt Nam, năm 2018

7

Sơ đồ 3.6: Cơ cấu tổ chức điểm nhóm Tin lành Trưởng Lão bản Sín
Chải, xã Đắk Ngo, Đắc Lắc (trước năm 2004) và Đắk Nông, năm 2018

8

Phần
Phụ
lục 3

Tin Lành Việt Nam (miền Nam) của người Mông Tin Lành tại tỉnh Đắk


4

24

Sơ đồ 3.7: Phân bố điểm nhóm người Mông Tin Lành ở tỉnh Đắc Lắc,

Phụ
lục 3
Phần
Phụ
lục 3
Phần
Phụ
lục 3
Phần
Phụ
lục 3
79-80

năm 2018
9

Sơ đồ 3.8: Phân bố điểm nhóm người Mông Tin Lành địa bàn tỉnh Đắk
Nông (trước năm 2004 thuộc tỉnh Đắc Lắc), năm 2018.

80-81


MỞ ĐẦU

1. Lý do lựa chọn đề tài
Tin Lành (Protestatism) du nhập vào Việt Nam từ năm 1911, nhưng phải 15
năm sau (1926), các giáo sĩ Tin Lành mới truyền bá vào vùng đồng bào dân tộc
thiểu số (DTTS) ở Nam Trường Sơn - Tây Nguyên. Qua buổi đầu phát triển khó
khăn, đến năm 1938 [101], Tin Lành đã có chỗ đứng trong cộng đồng các DTTS và
đến năm 1975, bức tranh đời sống tôn giáo của người Tin Lành ở khu vực Tây
Nguyên hết sức phong phú với 126 Nhà thờ, 2 Trường Kinh Thánh, 7 Trung tâm
truyền giáo, 3 cơ sở y tế, 216 Chi hội, 61.500 tín đồ, 42 mục sư, 91 truyền đạo và 50
truyền đạo sinh [38; tr 88], trong đó, Đắc Lắc (hay Đắk Lắk) nổi lên như một trung
tâm Tin Lành với 62 nhà thờ, 12 mục sư, 38 truyền đạo, 01 Trường Thánh Kinh ở
Buôn Ma Thuột, 01 trụ sở địa hạt Trung thượng hạt. Sau năm 1975, Tin Lành ở Đắc
Lắc, Tây Nguyên bị các thế lực thiếu thiện chí với Nhà nước Việt Nam lợi dụng vào
hoạt động chống phá an ninh trật tự, nên chính quyền đã đình chỉ mọi hoạt động tập
trung của Tin Lành.
Từ năm 1986 trở lại đây, thực hiện đường lối đổi mới toàn diện của Đảng,
trong đó có đổi mới nhận thức về tôn giáo và hoạt động tôn giáo, cùng với nhiều lý
do khác, Tin Lành ở Tây Nguyên phục hồi và phát triển nhanh chóng với 15 hệ phái
[102]. Nhiều DTTS như dân tộc Mông di cư đến Tây Nguyên đã chọn Đắc Lắc
[103] là nơi định cư và chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi Tin Lành. Đến năm 2018, Đắc
Lắc có 21.293 tín đồ dân tộc Mông thuộc 02 tôn giáo chính là Công giáo và Tin
Lành. Buổi đầu, hầu hết đồng bào Mông theo Tin Lành Vàng Trứ (còn gọi là Vàng
Chứ)[104] ở quê cũ, khi vào Đắc Lắc, có xu hướng hợp thức hóa việc theo đạo, nên
họ chuyển theo các tổ chức/hệ phái Tin Lành Trưởng Lão, Báp tít (Nam Phương),
Tin Lành Việt Nam (miền Nam)... hình thành và phát triển đời sống tôn giáo của
người Mông Tin Lành ở Đắc Lắc tương đối hoàn chỉnh. Tuy nhiên, người Mông
Tin Lành di cư tự do (DCTD) kéo theo tình trạng phá rừng làm rẫy, săn bắt động
vật rừng, sử dụng vũ khí trái phép... Trong khi đó, hoạt động của các tổ chức đoàn
thể chính quyền cơ sở còn hạn chế, công tác quản lý hộ tịch, hộ khẩu gặp nhiều khó
khăn, tình trạng phát triển đạo trái pháp luật trong vùng đồng bào Mông diễn ra phổ
biến. Nhất là đối với cộng đồng người Mông DCTD ở vùng sâu, xa dễ bị tác động

bởi luận điệu tuyên truyền của những đối tượng lợi dụng Tin Lành nhằm mục đích
chống phá Đảng, Nhà nước, khiến cho đời sống tôn giáo của người Mông Tin Lành
tiềm ẩn phức tạp. Điển hình là vụ lôi kéo người Mông Tin Lành từ Đắc Lắc di cư

1


ngược trở lại Tây Bắc tham gia “xưng vua” ở Mường Nhé vào tháng 5/2011. Diễn
biến phức tạp xung quanh vấn đề người Mông Tin Lành đã và đang ảnh hưởng tiêu
cực đến quá trình triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở Tây Nguyên nói
riêng và sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phát triển đất nước nói chung.
Nghiên cứu về Tây Nguyên hiện nay đang được đẩy mạnh và đã đạt được
những thành tựu quan trọng, song nghiên cứu một cách hệ thống về vấn đề người
Mông Tin Lành ở Tây Nguyên nói chung và nhất là Đắc Lắc nói riêng còn chưa đáp
ứng được nhu cầu nhận thức. Xuất phát từ lý do trên, tác giả chọn vấn đề: “Đời
sống tôn giáo của người Mông Tin Lành ở Đắc Lắc từ năm 1986 đến nay” cho đề
tài luận án tiến sĩ Tôn giáo học của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Luận án nghiên cứu, làm rõ quá trình hình thành, đặc điểm, thực trạng cộng
đồng người Mông theo Tin Lành ở Đắc Lắc hiện nay (cuối năm 2017), đồng thời
chỉ ra xu hướng chuyển biến trong đời sống tôn giáo của người Mông theo Tin Lành
và đề xuất một số khuyến nghị.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Một là, làm rõ quá trình Tin Lành truyền bá trong cộng đồng Mông, quá trình
di, dịch cư của người Mông Tin Lành đến Đắc Lắc, hình thành niềm tin, thực hành
nghi lễ, phát triển thành cộng đồng tôn giáo của người Mông Tin Lành ở Đắc Lắc.
Hai là, làm rõ những đặc trưng cơ bản của cơ cấu tổ chức Hội thánh, điểm
nhóm, hệ phái Tin Lành ở Đắc Lắc với những bộ phận cấu thành, các thiết chế của
nó, vị trí vai trò của chức sắc; các thành phần tín đồ trong các chi hội, điểm nhóm,

Hội Thánh.
Ba là, phân tích thực trạng đời sống tôn giáo của người Mông Tin Lành trên
các phương diện cơ bản như: niềm tin, thực hành, cộng đồng. Đồng thời, chỉ ra ảnh
hưởng của cộng đồng người Mông Tin Lành trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn
hóa, xã hội, an ninh - quốc phòng, môi trường sinh thái ở Đắc Lắc.
Bốn là, chỉ ra xu hướng chuyển biến đời sống tôn giáo của người Mông Tin
Lành ở Đắc Lắc và những vấn đề đặt ra hiện nay. Trên cơ sở đó đề xuất một số
khuyến nghị nhằm phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của cộng đồng người
Mông Tin Lành ở Đắc Lắc, góp phần ổn định xã hội, phát triển bền vững ở Đắc Lắc
nói riêng và Tây Nguyên nói chung.

2


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng
Luận án tập trung phân tích đời sống tôn giáo của người Mông Tin Lành ở
Đắc Lắc.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi thời gian: từ năm 1986 đến nay (cuối năm 2017).
Phạm vi không gian: địa giới hành chính của tỉnh Đắc Lắc (trước năm 2004,
bao gồm cả tỉnh Đắk Nông ngày nay) và đối sánh với các tỉnh khác ở Tây Nguyên.
Phạm vi các vấn đề nghiên cứu: Quá trình hình thành cộng đồng người Mông
Tin Lành ở Đắc Lắc; thực trạng hoạt động và đặc điểm đời sống tôn giáo của người
Mông Tin Lành ở Đắc Lắc; xu hướng chuyển biến đời sống tôn giáo và đưa ra
những đề xuất, khuyến nghị.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
- Luận án được thực hiện trên cơ sở quan điểm Chủ nghĩa Mác- Lê nin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về tôn giáo và công tác

tôn giáo, đặc biệt là các quan điểm: Tôn trọng quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng,
đoàn kết tôn giáo, chống lại các tổ chức, cá nhân lợi dụng tôn giáo.
- Luận án được thực hiện trên cơ sở quan điểm chính sách của Đảng, Nhà
nước về dân tộc, nhất là quan điểm đại đoàn kết toàn dân; bình đẳng giữa các dân
tộc; chăm lo xây dựng và nâng cao chất lượng đời sống văn hóa, tinh thần của đồng
bào các DTTS, thu hẹp khoảng các miền xuôi, miền ngược.
- Luận án còn được thực hiện trên cơ sở quan điểm của Đảng và nhà nước về
phát triển bền vững Tây Nguyên trước các vấn đề bức thiết đang đặt ra ở khu vực
này như: áp lực tăng dân số; chất lượng nguồn nhân lực; đói nghèo và phân hóa đời
sống; quan hệ dân tộc, tôn giáo, an ninh chính trị phức tạp; tổ chức thôn, buôn, làng
đa dạng chồng chéo; mâu thuẫn quản lý và sử dụng đất đai; hệ thống chính trị ở cơ
sở yếu kém; tư duy sản xuất nương rẫy tiểu nông ở các DTTS đậm nét; giá trị văn
hóa của các DTTS đang ngày càng mai một.
- Tác giả kế thừa có chọn lọc kết quả nghiên cứu, các công trình có liên quan
của những người đi trước gắn với việc xem xét thực tiễn đời sống tôn giáo của
người Mông Tin Lành nói chung và người Mông Tin Lành ở Đắc Lắc nói riêng.
4.2. Phương pháp nghiên cứu: Ngoài những phương pháp phổ biến trong
nghiên cứu lý luận, tác giả còn sử dụng các phương pháp logic và lịch sử, phương

3


pháp đối chiếu, phương pháp so sánh văn bản, phương pháp phân tích tình huống,
phương pháp phân tích thống kê, phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia để phục vụ
cho mục đích nghiên cứu của đề tài.
Bên cạnh đó, luận án sử dụng phương pháp đa ngành, liên ngành của khoa
học xã hội, nhất là các phương pháp của: Triết học, Lịch sử, Nhân học, Văn hóa học,
Xã hội học, Địa lý học, Chính trị học, đặc biệt là phương pháp liên ngành Tôn giáo
học, Dân tộc học. Luận án chú trọng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:
- Phương pháp phân tích tư liệu thứ cấp: Luận án thu thập, phân tích các

nguồn tư liệu đã có, kể cả của các nhà hoạch định chính sách và địa phương. Nguồn
tài liệu này rất có ý nghĩa giúp việc tiếp cận các nguồn thông tin về các tộc người và
các vấn đề người Mông Tin Lành tại Đắc Lắc từ những góc nhìn khác nhau.
Bên cạnh đó, việc thu thập, phân tích đánh giá về giá trị của các loại tư liệu
gốc được coi là nhiệm vụ rất quan trọng của đề tài luận án vì tư liệu gốc giúp cho
tác giả tiếp cận với gốc rễ của vấn đề nghiên cứu hơn, nhất là những tư liệu gốc khai
thác tại địa bàn nghiên cứu.
- Phương pháp chuyên gia: Tác giả luận án đưa ra các vấn đề nghiên cứu liên
quan đến luận án nhằm trao đổi với các chuyên gia nghiên cứu có nhiều kinh
nghiệm đối với vấn đề dân tộc tôn giáo, từ đó có được cái nhìn hệ thống, toàn diện
và sâu sắc hơn đối với vấn đề nghiên cứu.
- Phương pháp khảo sát điền dã: Tác giả luận án tiến hành quan sát thực tế,
sử dụng các công cụ như phỏng vấn sâu, đối tượng phỏng vấn sâu đa dạng gồm các
cán bộ địa phương, những người đứng đầu trong cộng đồng người Mông Tin Lành
ở địa phương.... trong đó tác giả lồng ghép các công tác thu thập tư liệu. Bên cạnh
đó, tác giả luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu dân tộc học là phương pháp
quan sát tham dự (ăn cùng, ở cùng với người dân nhằm hiểu rõ hơn đời sống tôn
giáo của người Mông ở địa bàn nghiên cứu).
5. Đóng góp mới của luận án
Một là, luận án đã đưa ra một bức tranh khái quát về cộng đồng người Mông
Tin Lành ở Đắc Lắc với quá trình di cư đến, mô hình tổ chức xã hội và đặc điểm xã
hội- tôn giáo.
Hai là, luận án đã phân tích thực trạng đời sống tôn giáo, nhất là sự chuyển
đổi niềm tin tôn giáo trong cộng đồng người Mông nói chung và người Mông Tin
Lành ở Đắc Lắc nói riêng. Đồng thời, luận án cũng chỉ ra những tác động qua lại
của cộng đồng người Mông Tin Lành với đời sống xã hội; gợi mở những vấn đề cần

4



giải quyết xung quanh đời sống tôn giáo của người Mông Tin Lành ở Đắc Lắc và
những địa bàn có đặc điểm tương tự trong thực tiễn.
Ba là, luận án gợi mở những vấn đề cần giải quyết xung quanh đời sống tôn
giáo của người Mông Tin Lành ở Đắc Lắc và những địa bàn có đặc điểm tương tự,
từ đó có những khuyến nghị chính sách có tính chất khả thi.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Thứ nhất, làm rõ được những biểu hiện chuyển biến cụ thể của đời sống tôn
giáo trong cộng đồng người Mông Tin Lành ở Đắc Lắc.
Thứ hai, xác định được những vấn đề đặt ra và xu hướng biến đổi trong đời
sống tôn giáo của người Mông Tin Lành ở Đắc Lắc hiện nay.
Thứ ba, cung cấp luận chứng khoa học cho các nhà quản lý và hoạch định
chính sách đối với các vấn đề tôn giáo của cộng đồng DCTD hiện nay, cụ thể là
trường hợp người Mông Tin Lành ở Tây Nguyên nói chung và ở Đắc Lắc nói riêng.
Thứ tư, là tài liệu tham khảo có tính hệ thống đối với công tác giảng dạy và
nghiên cứu về Tôn giáo học.
7. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án chia làm 04 chương chính như sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực tiễn đề tài
nghiên cứu.
Chương 2: Quá trình hình thành và đặc điểm của cộng đồng người Mông Tin
Lành ở Đắc Lắc.
Chương 3: Thực trạng và ảnh hưởng đời sống tôn giáo của người Mông Tin
Lành ở Đắc Lắc hiện nay.
Chương 4: Xu hướng chuyển biến đời sống tôn giáo của người Mông Tin
Lành ở Đắc Lắc, những vấn đề đặt ra và đề xuất khuyến nghị.

5


Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC
TIỄN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Những nghiên cứu về Tin Lành Việt Nam và Tin Lành ở Tây
Nguyên
* Một số nghiên cứu từ phía các học giả nước ngoài
Hiện nay, những nghiên cứu của các học giả nước ngoài về vấn đề người
Mông Tin Lành ở Việt Nam còn tương đối khiêm tốn, các nghiên cứu chủ yếu tập
trung vào vấn đề Tin Lành ở Việt Nam, một số nghiên cứu tiêu biểu như sau:
Trước hết, là nghiên cứu của giáo sĩ E.F.Irwin, thuộc Hội truyền giáo C.M.A
“With Christ in Indo - China” (Cùng với Chúa ở Đông Dương) xuất bản năm 1937.
Đây là một trong những giáo sĩ đầu tiên có mặt ở Việt Nam, cuốn sách của ông
được coi là “cẩm nang” tài liệu chính thức của Hội Thánh Tin Lành Việt Nam.
Công trình có giá trị khi nghiên cứu về lịch sử truyền bá Tin Lành ở Việt Nam. Vợ
chồng giáo sĩ G.H.Smith từ năm 1942 đến 1965 đã công bố 4 nghiên của họ là:
“The Blood Hunters” (Người săn huyết); “Missionary and Anthropology” (Truyền
giáo và nhân chủng học); “Gongs in the Night” (Tiếng cồng trong đêm khuya);
“Victory in Vietnam” (Chiến thắng ở Việt Nam). Đây là những ghi chép quan trọng
đối với quá trình truyền giáo của một cặp vợ chồng giáo sĩ được coi là “xông xáo”
nhất của Hội truyền giáo C.M.A tại các vùng DTTS ở Tây Nguyên - Nam Trường
Sơn từ đầu những năm 30 đến giữa những năm 60 của thế kỷ XX. Những nghiên
cứu này cung cấp nhiều thông tin quan trọng đối với lịch sử truyền bá Tin Lành vào
khu vực Tây Nguyên trong lịch sử của các giáo sĩ thuộc Hội truyền giáo C.M.A.
Điều này giúp hiểu rõ hơn quá trình “cắm rễ” của Tin Lành ở khu vực được coi là
“nóc nhà Đông Dương” này.
Năm 1958, giáo sĩ J.D.Olsen công bố công trình nghiên cứu “Thần Đạo học”.
Đây được coi là một trong những công trình đồ sộ của một giáo sĩ phụ trách đào tạo
các chức sắc Tin Lành bản xứ tại Trường Thánh Kinh Đà Nẵng. Công trình đề cập
nội dung quan trọng là lập trường thần học của Hội truyền giáo C.M.A cũng như
của Hội Thánh Tin Lành Việt Nam.

Vào những năm 90 của thế kỷ XX, xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu về
Tin Lành, tiêu biểu như nghiên cứu của: A.B.Simpson với “Cất cánh bay cao”,

6


Luận án đủ ở file: Luận án full












×