Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

Định vị doanh nghiệp nhà máy rang xay trung nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (988.99 KB, 33 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ
----------

TIỂU LUẬN MÔN QUẢN TRỊ SẢN XUẤT 2
ĐỀ TÀI: ĐỊNH VỊ DOANH NGHIỆP NHÀ MÁY RANG XAY
CÀ PHÊ TRUNG NGUYÊN
GVHD: Th.s Nguyễn Thị Mai Trâm
Nhóm thực hiện:

TP.Hồ Chí Minh, 5/2018
MỤC LỤC


LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, cạnh tranh trên thị trường ngày càng khốc liệt và khó lường. Một
doanh nghiệp không chỉ đối mặt với rất nhiều vấn đề nội bộ mà còn phải chiến đấu với
những đối thủ đáng gờm chiếm lĩnh thị trường từ mọi phía. Các đối thủ không chỉ chèn
ép tạo nên cộc chiến giá một mất một còn mà còn tranh nhau vị trí xếp hạng dẫn dầu
trong tâm trí khách hàng mục tiêu. Cũng như con người sinh ra luôn muốn có một chỗ
đứng trong xã hội, sản phẩm khi được tạo ra cũng mong có vị trí xứng đáng trên thị
trường. Thời gian gần đây, trên thị trường đã xuất hiện nhiều thương hiệu Việt Nam rất
thành công và đi vào tâm trí người tiêu dùng như : Bánh kẹo Kinh Đô, cà phê Trung
Nguyên ....Sự xuất hiện của các thương hiệu như cà phê Trung Nguyên là tín hiệu đáng
mừng của chúng ta, đó là một kết quả tất yếu cho sự đổi mới về tư tưởng, về cách quản
lý. Trong vòng mấy năm nay ở nhiều nơi thấy những quán cà phê Trung Nguyên mọc
lên rất nhanh chóng. Vậy chúng ta hãy tự hỏi rằng Trung Nguyên là ai? Tại sao họ lại
thành công như vậy? Sự thành công của cà phê Trung Nguyên, đó là lí do khiến nhóm
chúng tôi đưa họ vào bài báo cáo với đề tài “Định vị doanh nghiệp nhà máy rang xay
cà phê Trung Nguyên”. Thật vậy, mỗi doanh nghiệp có một khả năng nhất định, trong
khi nhu cầu của thị trường là vô hạn. Vì vậy, để đảm bảo phục vụ tốt thị trường và thu


được lợi nhuận trong kinh doanh, mọi doanh nghiệp phải tiến hành xác định thị trường
mục tiêu của mình và dồn mọi nỗ lực vào thị trường mục tiêu đó. Dựa vào điều kiện

Tiểu luận Quản trị sản xuất 2

2


môi trường và cơ hội thách thức, dựa trên cơ sở đánh giá khả năng của chính mình,
doanh nghiệp sẽ đưa ra những chiến lược lâu dài và thực sự có hiệu quả. Trong những
chiến lược đó, "chiến lược định vị sản phẩm" đóng một vai trò rất quan trọng.

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ĐỊNH VỊ DOANH NGHIỆP
1.1.

Thực chất và vai trò của định vị doanh nghiệp
 Thực chất của định vị doanh nghiệp

Định vị doanh nghiệp là quá trình lựa chọn vùng và địa điểm bố trí doanh nghiệp,
nhằm đảm bảo thực hiện những mục tiêu chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp đã
lựa chọn.
Khi tiến hành hoạch định địa điểm bố trí, các doanh nghiệp thường đứng trước các
cách lựa chọn khác nhau. Mỗi cách lựa chọn phụ thuộc chặt chẽ vào tình hình cụ thể và
mục tiêu phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Có thể khái quát hoá thành
một số cách lựa chọn chủ yếu sau:
-

Mở thêm những doanh nghiệp hoặc bộ phận, chi nhánh, phân xưởng mới, trong

-


khi vẫn duy trì năng lực sản xuất hiện có.
Mở thêm chi nhánh, phân xưởng mới trên các địa điểm mới, đồng thời tăng quy

-

mô sản xuất của doanh nghiệp.
Đóng cửa doanh nghiệp ở một vùng và chuyển sang vùng mới. Đây là trường
hợp bắt buộc và rất tốn kém, đòi hỏi phải có sự cân nhắc so sánh thận trọng giữa
chi phí đóng cửa và lợi ích của địa điểm mới đem lại trước khi ra quyết định.
 Mục tiêu của định vị doanh nghiệp
Các doanh nghiệp và các tổ chức hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau có

mục tiêu định vị không giống nhau.

Tiểu luận Quản trị sản xuất 2

3


Đối với các tổ chức kinh doanh sinh lời thì đặt lợi ích tối đa là mục tiêu chủ yếu
nhất khi xây dựng phương án định vị. Định vị doanh nghiệp luôn là một trong những
giải pháp quan trọng có tính chiến lược lâu dài để nâng cao khả năng cạnh tranh và
chiếm lĩnh thị trường của các doanh nghiệp này. Trong thực tế, tuỳ từng trường hợp
mà các mục tiêu định vị của các doanh nghiệp này được đặt ra rất cụ thể, đó là:
- Tăng doanh số bán hàng;
- Mở rộng thị trường;
- Huy động các nguồn lực tại chỗ;
- Hình thành cơ cấu sản xuất đầy đủ;
- Tận dụng môi trường kinh doanh thuận lợi

 Tầm quan trọng của định vị doanh nghiệp
Định vị doanh nghiệp ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh và hiệu quả hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp:
-

Định vị doanh nghiệp hợp lý tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp xúc trực tiếp với
khách hàng, nâng cao khả năng thu hút khách hàng, thâm nhập và chiếm lĩnh thị
trường mứi, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, tăng doanh thu và lợi nhuận

-

hoạt động của các doanh nghiệp.
Định vị doanh nghiệp là biện pháp quan trọng giảm giá thành sản phẩm. giảm
những lãng phí không làm tăng giá trị gia tăng trong hoạt động sản xuất kinh

-

doanh của các doanh nghiệp.
Định vị doanh nghiệp hợp lý còn tạo ra một trong những nguồn lực mũi nhọn của
doanh nghiệp. Nó cho phép doanh nghiệp xác định, lựa chọn những khu vực có
điều kiện tài nguyên và môi trường kinh doanh thuận lợi, khai thác các lợi thế của

-

môi trường nhằm tận dụng, phát huy tốt nhất tiềm năng bên trong.
Định vị doanh nghiệp còn ảnh hưởng trực tiếp tới công tác tổ chức hoạt động sản

-

xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

Định vị doanh nghiệp có ý nghĩa chiến lược, lâu dài đối với doanh nghiệp. Những

-

sai lầm rất khó khắc phục và rất tốn kém.
Đối với các tổ chức phi lợi nhuận, mục tiêu quan trọng nhất của định vị doanh
nghiệp là đảm bảo sự cân đối giữa chi phí lao động xã hội cần thiết bỏ ra và mức
độ thoả mãn nhu cầu khách hàng về các dịch vụ cung cấp cho xã hội.
 Quy trình tổ chức định vị doanh nghiệp
Quy trình tổ chức định vị doanh nghiệp: gồm 4 bước:

Tiểu luận Quản trị sản xuất 2

4


Bước 1: Xác định các mục tiêu và tiêu chuẩn để đánh giá các phương án định vị
doanh nghiệp
Bước 2: Xác định và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến định vị doanh nghiệp
(đây là bước rất quan trọng)
Bước 3: Xác định các phương án định vị
Bước 4: Đánh giá và lựa chọn phương án tối ưu dựa vào các tiêu chuẩn và mục
tiêu đã đề ra (kết hợp giữa định tính và định lượng).
1.2.
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến định vị doanh nghiệp
 Các nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn vùng
Thị trường tiêu thụ
- Doanh nghiệp ở càng gần thị trường tiêu thụ sẽ có càng nhiều lợi thế cạnh tranh
-


(đặc biệt đối với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ).
Để định vị doanh nghiệp cần thu thập và phân tích các thông tin về thị trường,
gồm có:
 Dung lượng thị trường
 Cơ cấu và tính chất của nhu cầu
 Xu hướng phát triển của thị trường
 Tính chất và tình hình cạnh tranh
 Đặc điểm sản phẩm và loại hình kinh doanh

Nguồn nguyên liệu
Để định vị doanh nghiệp, cần phân tích các yếu tố về nguyên vật liệu như:
- Chủng loại, số lượng và quy mô nguồn nguyên vật liệu
- Đặc điểm và chất lượng của nguyên liệu cần sử dụng
- Chi phí vận chuyển nguyên liệu
Nhân tố lao động
Khi xác định vị trí đặt doanh nghiệp, cần xem xét các yếu tố về mặt nhân lực như
-

sau:
Lựa chọn khu vực có nguồn lao động dồi dào, có trình độ chuyên môn và tay nghề

-

cao sẽ thu hút sự đầu tư của các doanh nghiệp
Nên đặt doanh nghiệp ở gần nguồn nhân lực vì nếu đặt doanh nghiệp ở xa nguồn
nhân lực sẽ phải giải quyết nhiều vấn đề có liên quan đến việc thu hút lao động

-

như giải quyết chỗ ở, y tế, xã hội, phương tiện đi lại...

Cần chú ý thái độ lao động, tình trạng nghỉ việc và di chuyển lao động, năng suất
lao động.

Tiểu luận Quản trị sản xuất 2

5


Cơ sở hạ tầng kinh tế
Cơ sở hạ tầng kinh tế vừa thể hiện sự phát triển của thị trường vừa là điều kiện
cần cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Khi xem xét nhân tố này, phải đánh giá 2 khía cạnh chính:
- Giao thông vận tải:
- Các loại hình vận tải sẵn có
- Trình độ và đặc điểm phát triển của hệ thống giao thông vận tải hiện tại.
- Khả năng và xu hướng phát triển trong tương lai gần của nó.
- Tỷ trọng của chi phí vận chuyển trong giá thành sản phẩm
Điều kiện và môi trường văn hóa xã hội
Yếu tố văn hóa thường là trở ngại lớn nhất ảnh hưởng tới sự tồn tại, phát triển và
hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp liên doanh. Ngoài ra, cần phải tính tới các
nhân tố xã hội như là:
- Chính sách phát triển kinh tế - xã hội của vùng
- Sự phát triển của các ngành bổ trợ trong vùng
- Quy mô của cộng đồng dân cư trong vùng và tình hình xã hội
- Tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục, tập quán
- Cách sống, thái độ lao động.
 Các nhân tố ảnh hưởng đến chọn địa điểm
Những nhân tố ảnh hưởng đến chọn địa điểm đặt doanh nghiệp cần tính
-


toán cân nhắc gồm:
Diện tích mặt bằng và tính chất đất đai của địa điểm
Sự thuận lợi của địa điểm đặt doanh nghiệp trong việc tiếp xúc với khách hàng và
về mặt giao thông
Nguồn nước, điện
Chỗ đặt chất thải
Khả năng mở rộng trong tương lai
Tình hình an ninh, phòng cháy chữa cháy, các dịch vụ y tế, hành chính
Chi phí đất đai và các công trình công cộng sẵn có
Những quy định của chính quyền địa phương
 Xu hướng định vị doanh nghiệp trên thế giới
Hiện nay trong tình hình quốc tế hóa các hoạt động sản xuất kinh doanh, trên thế
giới đang diễn ra những xu thế định vị doanh nghiệp như sau:
- Định vị ở nước ngoài: thường xuất hiện ở các công ty đa quốc gia, tập
-

đoàn xuyên quốc gia.
Định vị trong khu vực công nghiệp, công viên công nghiệp: tận dụng
những thuận lợi của khu công nghiệp và ứng dụng các hình thức tổ chức
sản xuất hiện đại.

Tiểu luận Quản trị sản xuất 2

6


-

Xu hướng chia nhỏ các doanh nghiệp đưa đến đặt ở ngay thị trường tiêu
thụ: nhắm đến mục tiêu giảm thời gian giao hàng và tạo thuận lợi cho


dịch vụ sau bán hàng.
1.3.
Các phương pháp đánh giá phương án định vị doanh nghiệp
 Phân tích chi phí theo vùng
Phương pháp này thực chất là dùng đồ thị và các tính toán đại số để đánh giá các
phương án định vị doanh nghiệp theo chỉ tiêu tổng chi phí. Mỗi địa điểm xây dựng
doanh nghiệp có tổng chi phí hoạt động khác nhau do những điều kiện môi trường khác
nhau. Đây là phương pháp dùng để chọn địa điểm có tổng chi phí hoạt động thaaso
nhất ứng với quy mô đầu ra khác nhau. Phương pháp này được thực hiện theo các bước
sau:
-

Xác định chi phí cố định và chi phí biến đổi của từng vùng
Vẽ đường tổng chi phí của tất cả các vùng lên cùng một đồ thị
Xác định vùng có tổng chi phí thấp nhất ứng với mỗi khoảng đầu ra
Lựa chọn vùng có tổng chi phí thấp nhất ứng với đầu ra dự kiến

Phương pháp này áp dụng khi thỏa các giả định sau:
-

Doanh nghiệp sản xuất một loại sản phẩm
Chi phí cố định không đổi trong khoản đầu ra đã cho
Phương trình biểu diễn chi phí là tuyến tính

Trong trường hợp tổng đầu ra nằm gần khoảng giữa của các mức đầu ra thì phương án
được lựa chọn là tối ưu. Tuy nhiên, trong trường hợp đầu ra nằm gấn hai cực của
khoảng đầu ra hoặc trên hai điểm giới hạn của đầu ra thì có thể chọn một trong hai
phương án gần nhau. Để quyết định chính xác sẽ lựa chọn phương án nào, cần phân
tích thêm các yếu tố định tính khác.

 Phương án dùng trọng số đơn giản

Một phương án định vị doanh nghiệp được lựa chọn tốt nhất khi tính đến đầy đủ cả hai
khía cạnh là phân tích về mặt định lượng và định tính. Trong từng trường hợp cụ thể có
thể ưu tiên định lượng hoặc định tính tùy thuộc vào mục tiêu tổng quát của các doanh
nghiệp. Phương pháp dùng trọng số đơn giản vừa cho phép đánh giá được các phương
án về định tính, vừa có khả năng so sánh giữa các phương án về định lượng, nhưng có
xu hướng nghiêng về định tính nhiều hơn. Các bước thực hiện phương pháp này:

Tiểu luận Quản trị sản xuất 2

7


-

Xác định những nhân tố ảnh hưởng quan trọng đến định vị doanh nghiệp
Cho trọng số từng nhân tố dựa vào mức độ quan trọng
Nhân điểm và trọng số cho từng nhân tố
Tính tổng số điểm của từng địah điểm đặt doanh nghiệp
Chọn địa điểm có tổng số điểm cao nhất

Lưu ý: Ba bước đầu tiên chủ yếu do các chuyên gia thực hiện. Vì vậy đây có thể coi là
phương pháp chuyên gia và đây là phương pháp rất nhạy cảm với những ý kiến chủ
quan.
 Phương pháp tọa độ trung tâm

Phương pháp này chủ yếu dùng để lựa chọn vị trí cho nhà máy hoặc kho hàng cung cấp
hàng hóa cho nhiều điểm tiêu thụ khác nhau. Mục tiêu là tìm được vị trí sao tổng quãng
đường vận chuyển lượng hàng hóa đến địa điểm tiêu thụ là nhỏ nhất. Chi phí vận

chuyển tỷ lệ thuận với khối lượng hàng hóa và quãng đường vận chuyển. Phương pháp
này cần dùng một bản đồ có tỷ lệ xích nhất định. Bản đồ đó được đặt vào trong một hệ
tọa độ hai chiều để xác định vị trí trung tâm. Mỗi vị trí đặt doanh nghiệp có tọa độ (x,y)
được tính như sau:
-

Hoành độ:

-

Tung độ:

Trong đó:
là hoành độ x của điểm trung tâm
là tung độ y của điểm trung tâm
là hoành độ X của địa điểm i
là hoành độ X của địa điểm i
là khối lượng hàng hóa cần vận chuyển từ điểm trung tâm tới địa điểm i; i =
 Phương pháp bài toán vận tải

Mục tiêu của phương pháp này là xác định cách vận chuyển hàng có lợi nhất từ nhiều
điểm sản xuất (cung cấp) đến nhiều nơi tiêu thụ (thị trường) sao cho tổng chi phí vận
chuyển nhỏ nhất.
Để ứng dụng bài toán vận tải, cần phải có các thông tin sau:

Tiểu luận Quản trị sản xuất 2

8



-

Danh sách các điểm cung cấp hàng hóa và khả năng cung cấp tương ứng
Danh sách các địa điểm tiêu thụ và nhu cầu tiêu thụ tương ứng
Chi phí vận chuyển một đơn vị sản phẩm từ nơi cung cấp đến nơi tiêu thụ

Phương pháp:
Từ thông tin trên lập “Ma trận vận tải” với các hàng là nguồn cung cấp, các cột là địa
điểm tiêu thụ, các ô có chi phí vận chuyển đơn vị. Bài toán được giải qua 3 bước:
a.

Bước 1: Tìm giải pháp ban đầu
Bước 2: Kiểm tra tính tối ưu của giải pháp ban đầu
Bước 3: Cải tiến để tìm phương pháp tối ưu
Bước 1: Tìm giải pháp ban đầu

Gồm 4 bước:
-

Bước 1: Tìm ô có chi phí vận chuyển đơn vị nhỏ nhất;
Bước 2: Phân bổ tối đa lượng hàng hóa có thể vào ô đó và gạch 1 đường thẳng

qua hàng hoặc cột đã dùng hết;
- Bước 3: Tìm ô có chi phí thấp nhất trong những ô còn lại;
- Bước 4: Lặp lại bước 2 và bước 3 đến khi tất cả hàng hóa được phân bổ.
b. Bước 2: Kiểm tra tính tối ưu của lời giải
Có 2 phương pháp kiểm tra:
-

Phương pháp chuyển ô

Phương pháp MODI
• Phương pháp chuyển ô
Phân tích từng ô chưa được sử dụng xem có thể giảm chi phí được nữa không.
Nếu chi phí chuyển ô không giảm thì lời giải tối ưu, ngược lại lời giải chưa tối
ưu.
4 bước thực hiện:

-

Bước 1: chọn 1 ô chưa sử dụng để đánh giá, vẽ 1 đường đi khép kín xuất phát từ
ô đó qua các ô đã sử dụng và trở về ô ban đầu;

-

Bước 2: đặt dấu “+” ở ô xuất phát, rồi tuần tự đến dấu “-” cho mỗi ô ở vị trí góc
của đường khép kín;

-

Bước 3: Tính chỉ số cải tiến = (tổng chi phí vận chuyển đơn vị của các ô có dấu
+) – (tổng chi phí vận chuyển đơn vị của các ô có dấu -);

Tiểu luận Quản trị sản xuất 2

9


-

Bước 4: Lặp lại các bước trên cho đến khi tính được chỉ số cải tiến của tất cả các

ô chưa dùng.

-

Phương pháp MODI
Gọi:



Ni : trị số phân bổ của hàng i



Mj : trị số phân bổ của cột j



Cij : chi phí đơn vị của ô ij



Cij = Ni + Mj
-

Lập phương trình trên cho tất cả các ô đã dùng, giải hệ phương trình bằng cách

-

cho N1 = 0
Tính chỉ số cải tiến của các ô chưa dùng theo công thức:

Kij = Cij - Ni - Mj

c. Bước 3: Cải tiến để tìm phương pháp tối ưu

Phương pháp:
-

Chọn ô có chỉ tiêu cải tiến âm nhỏ nhất.
Chuyển số lượng sản phẩm nhỏ nhất trong tất cả các ô mang dấu “-” (nằm trên
đường khép kín đi qua ô có chỉ tiêu cải tiến âm nhất) sang ô có chỉ tiêu cải tiến

âm nhất đó.
- Sau khi chuyển, tính lại các chỉ tiêu cải tiến:
• Tất cả các chỉ tiêu cải tiến đều ≥ 0 → Phương án cải tiến là tối ưu.
• Ngược lại → Cải tiến đến khi nào không còn chỉ tiêu mang giá trị < 0
 Các trường hợp đặc biệt của bài toán vận tải
• Bài toán vận tải suy biến
- Gọi: n là số hàng của ma trận vận tải
m là số cột của ma trận vận tải
-

Một bài toán vận tải thông thường phải có: tổng số ô được sử dụng = n + m - 1

-

→ bài toán không thỏa điều kiện này được gọi là bài toán vận tải suy biến.
Với bài toán suy biến, có thể không vẽ được đường khép kín cho 1 số ô không
sử dụng.

Tiểu luận Quản trị sản xuất 2


10


Phương pháp giải: giả sử 1 trong những ô trống có số lượng sản phẩm ε nhỏ
đến nỗi có thể bỏ qua. Tiến hành giải bài toán vận tải thông thường với 1 ô được
sử dụng có ε sản phẩm.


Bài toàn có lượng cung không bằng cầu

Phương pháp giải: lập thêm hàng hoặc cột giả với các ô có chi phí vận chuyển
đơn vị bằng 0. Tiến hành giải bài toán vận tải thông thường.
CHƯƠNG 2: ÁP DỤNG ĐỊNH VỊ DOANH NGHIỆP CHO NHÀ MÁY RANG
XAY CÀ PHÊ TRUNG NGUYÊN
2.1. Giới thiệu tập đoàn cà phê Trung Nguyên
Tên đầy đủ:

CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TRUNG NGUYÊN

Địa chỉ:

82-84 Bùi Thị Xuân, Q.1 Tp. HCM, Việt Nam

Điện thoại:

(08)39 251 845 - Fax: (08)39 251 847

Website:


www.trungnguyen.com.vn

Email:



Trung Nguyên là công ty cà phê lớn, một tập đoàn kinh doanh của Việt Nam với
lĩnh vực kinh doanh chủ đạo là sản xuất và phân phối cà phê đã chế biến. Ra đời vào
giữa năm 1996, Trung Nguyên đã nhanh chóng tạo dựng được uy tín và trở thành
thương hiệu cà phê quên thuộc nhất đối với người tiêu dùng cả trong và ngoài nước.
Chỉ trong vòng 10 năm, từ một hãng cà phê nhỏ bé nằm giữa thủ phủ cà phê Buôn
Mê Thuột, Trung Nguyên đã trỗi dậy thành một tập đoàn hùng mạnh với 6 công ty
thành viên: Công ty cổ phần Trung Nguyên, công ty cổ phần hòa tan Trung Nguyên,
công ty TNHH cà phê Trung Nguyên, công ty cổ phần thương mại và dịch vụ G7 và
công ty liên doanh Việt Nam Global Gateway (VGG) với các ngành nghề chính bao
gồm: sản xuất, chế biến, kinh doanh trà, cà phê, nhượng quyền thương hiệu và dịch vụ
phân phối, bán lẻ hiện đại. Trong tương lai, tập đoàn trung nguyên sẽ phát triển với 10
công ty thành viên, kinh doanh nhiều ngành nghề đa dạng.
Đi tiên phong trong việc áp dụng mô hình kinh doanh nhượng quyền tại Việt Nam.
Hiện nay Trung Nguyên đã có một mạng lưới gần 1000 quán cà phê nhượng quyền trên
cả nước và 8 quán ở nước ngoài như: Mỹ, Nhật, Singapore, Thái Lan, Trung Quốc,

Tiểu luận Quản trị sản xuất 2

11


Campuchia, Ba Lan, Ukraina. Sản phẩm cà phê Trung Nguyên và cà phê hòa tan G7 đã
được xuất khẩu đến 43 quốc gia trên thế giới với các thị trường trọng điểm như Mĩ,
Trung Quốc. Bên cạnh đó, Trung Nguyên cũng đã xây dựng được một hệ thống hơn

1000 của hàng tiện lợi và trung tâm phân phối G7Mart trên toàn quốc.
Sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi và giá trị niềm tin của công ty

Nguồn: />

Sứ mệnh

Tạo dựng thương hiệu hàng đầu qua việc mang lại cho người thưởng thức cà phê
nguồn cảm hứng sáng tạo và niềm tự hào trong phong cách Trung Nguyên đậm đà văn
hóa Việt.


Tầm nhìn

Trở thành một tập đoàn thúc đẩy sự trỗi dậy của nền kinh tế Việt Nam, giữ vững sự
tự chủ về kinh tế quốc gia và khơi dậy, chứng minh cho một khát vọng Đại Việt khám
phá và chinh phục.


Giá trị cốt lõi

Khơi nguồn sáng tạo

Phát triển và bảo vệ thương hiệu

Lấy người tiêu dùng làm tâm

Gầy dựng thành công cùng đối tác

Phát triển nguồn nhân lực mạnh


Tiểu luận Quản trị sản xuất 2

12


Lấy hiệu quả làm nền tảng
Góp phần xây dựng cộng đồng
Giá trị niềm tin

Cà phê đem lại sáng tạo và làm cho thế giới tốt đẹp hơn

Cà phê là năng lượng của nền kinh tế tri thức

Cà phê mang lại sự hài hòa và phát triển bề vững





2.2. Định vị doanh nghiệp ở Trung Nguyên:
Đến nay, Trung Nguyên có 4 nhà máy chế biến cà phê, bao gồm 2 nhà máy chế biến cà
phê hòa tan và 2 nhà máy chế biến cà phê rang xay, kể cả nhà máy cà phê rang xay trị
giá 800 tỉ đồng mà công ty này khởi công xây dựng vào tháng 6/2009 ở thủ phủ cà phê
Buôn Ma Thuột. Sau đây là phần phân tích về việc tại sao Trung Nguyên lại quyết định
đặt nhà máy rang xay cà phê tại thành phố Buôn Ma Thuột năm 2009.
Đôi nét về nhà máy: Nhà máy chế biến rang xay cà phê Trung Nguyên khởi công vào
tháng 6 năm 2009, được đầu tư với tổng số vốn hơn 40 triệu USD, xây dựng trên diện
tích 27.000m2 và được chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn một, sẽ đầu tư gần 20 triệu USD
cho công tác xây dựng cơ sở hạ tầng, các hệ thống vận hành cơ bản. Giai đoạn 2, sẽ

tiếp tục đầu tư toàn bộ nguốn vốn đầu tư còn lại cho việc mua sắm các hệ thống trang
thiết bị vận hành, máy móc công nghệ theo tiêu chuẩn hiện đại nhất thế giới, đồng thời
xây dựng mở rộng nhà máy thêm 50.000m 2. Dự kiến công suất thiết kế nhà máy đạt
hơn 60.000 tấn cà phê chế biến mỗi năm và theo kế hoạch, sau 18 tháng nhà máy sẽ
được hoàn tất, đưa vào hoạt động vận hành chính thức.
2.2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn vùng:
2.2.1.1. Thị trường tiêu thụ:
- Dung lượng thị trường: Nếu như dung lượng thị trường mà Trung Nguyên lựa chọn
chứa được càng nhiều sản phẩm thì sẽ càng tác động tốt đến thị trường tiêu thụ của
doanh nghiệp đó. Đăk Lăk là địa điểm thích hợp bởi đây là thị trường mới, còn non trẻ
và giàu tiềm năng phát triển trong tương lai.
- Cơ cấu và tính chất nhu cầu: Tiêu thụ cà phê tại Việt Nam nói chung tăng trưởng
nhanh nhất thế giới. Trong tất cả các sản phẩm cà phê mới được đưa ra thị trường Châu
Á trong 2 năm qua, cà phê xay, cà phê nguyên hạt Việt Nam chiếm ¼ (23%). Con số

Tiểu luận Quản trị sản xuất 2

13


này gấp 4 so với quá trình phát triển phát triển sản phẩm mới ở Trung Quốc (ước tính
khoảng 6%) trong cùng kỳ, theo kết quả khảo sát của công ty nghiên cứu thị trường
Mintel. Trung bình mỗi người Việt Nam dùng 1,15kg cà phê trong năm. Việt Nam nằm
trong nhóm 5 quốc gia đứng đầu Châu Á về lượng tiêu thụ cà phê bình quân đầu người
một năm, sau Nhật Bản (2,9kg), Hàn Quốc (2,42kg), Thái Lan (1,95kg). Nói riêng tại
Đăk Lăk, cà phê được coi như là đặc sản, biểu tượng của vùng đất này. Cà phê gần như
có mặt ở hầu hết mọi gia đình cũng như được thưởng thức từ thế hệ này sang thế hệ
khác. Trung Nguyên đã và đang cho thấy sự ảnh hưởng của cà phê Buôn Mê nói chung
hay cà phê Trung Nguyên nói riêng không chỉ tại địa phương, trong nước mà còn trên
toàn thế giới.

- Xu hướng phát triển của thị trường: Ông Jonny – Chuyên gia Phân tích đồ uống toàn
cầu của Mintel nhận định Việt Nam có kết cấu dân số vô cùng lý tưởng: 89 triệu người
phần lớn thuộc thế hệ trẻ có trình độ, tầng lớp trung lưu đang nổi lên nhanh chóng với
khát vọng tiếp cận các thương hiệu quốc tế. Thực tế cho thấy, dòng người xếp hàng dài
trong ngày khai trương cửa hàng Starbucks tại Tp. HCM thể hiện nhu cầu tiềm tàng
của thị trường này. Đăk Lăk tuy chỉ mới phát triển không lâu nhưng tiềm năng hứa hẹn
sẽ không hề thua kém các thành phố lớn khác trong tương lai.
- Tính chất và tình hình cạnh tranh: Mức độ cạnh tranh vẫn là một yếu tố không thể
thiếu mà các doanh nghiệp cân nhắc khi đánh giá lựa chọn một vùng nào đó để đặt nhà
máy. Do Đăk Lăk là vùng đất được coi là thuận lợi cho việc sản xuất cà phê nên việc
Trung Nguyên gặp phải sự cạnh tranh của các đối thủ là không hề nhỏ, trong đó phải kể
đến là Vina cà phê.
- Đặc điểm sản phẩm và loại hình kinh doanh: Cà phê là một loại cây trồng đa dạng,
nhiều chủng loại, sự phân hóa giữa các loại ở các vùng cũng rất khác nhau nên việc
chọn Đăk Lăk – thủ phủ cà phê cảu Việt Nam – làm nơi xây dựng thương hiệu cho thấy
Trung Nguyên đã đi đúng hướng trong việc định vị doanh nghiệp và tận dụng được
nhiều lợi thế lớn.
2.2.1.2. Nguồn nguyên liệu:

Tiểu luận Quản trị sản xuất 2

14


Nguyên liệu có ảnh hưởng lớn đến quyết định định vị doanh nghiệp. Trong một số
trường hợp và một số ngành, nó đóng vai trò quyết định.
-

Chủng loại, số lượng và quy mô nguồn nguyên liệu: Đối với rất nhiều loại hình kinh
doanh. Việc phân bố doanh nghiệp gần vùng có nguyên liệu là đòi hỏi tất yếu do tính

chất và đặc điểm của ngành, lĩnh vực sản xuất kinh doanh quy định. Điển hình như
Trung Nguyên chọn Đăk Lăk là địa điểm để đặt doanh nghiệp vì đây là một trong
những tỉnh thành có diện tích cà phê lớn nhất cả nước. Bên cạnh đó, Đăk Lăk là một
tỉnh có đất đai cấu tượng tốt, tơi xốp, giàu chất hữu cơ, không bị úng nước trong mùa
mưa, diện tích đất bazan chiếm phần lớn, phù hợp cho cây công nghiệp lâu năm như cà
phê nên đa dạng nhiều chủng loại, sản lượng cà phê lên đến hàng triệu tấn. Người dân
ở đây trồng cà phê với quy mô diện rộng vì đất đai hợp với cây trồng, ngoài ra, họ nhân

-

giống với rất nhiều loại cà phê có chất lượng tốt và sản lượng cao.
Chất lượng và đặc điểm của nguyên liệu sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh:
Một số doanh nghiệp để hoạt động có hiệu quả cần phải đặt gần vùng nguyên liệu.
Ngoài ra, một số khác do yêu cầu phương tiện, khối lượng vận chuyển và tính chất dễ
hư hỏng, khó bảo quản, cồng kềnh, khó vận chuyển của nguyên liệu, đòi hỏi các doanh
nghiệp phải đặt gần nguồn nguyên liệu. ví dụ như các doanh nghiệp chế biến nông sản,
sản xuất xi măng, … Như trường hợp của Trung Nguyên, nguồn nguyên liệu chính của
họ là cà phê nên việc chọn đặt doanh nghiệp ở đâu có nguồn cà phê đầu vào có chất
lượng là ưu tiên hàng đầu. Hơn nữa, cà phê là nguyên liệu dễ hư mốc, khó bảo quản,
nên việc chọn Đăk Lăk là địa bàn kinh doanh là hợp lí vì gần nguồn nguyên liệu sẽ dễ
dàng hơn trong việc bảo quản nguồn nguyên liệu luôn trong tình trạng không hư ẩm,
mốc meo, chất lượng được đảm bảo. Vì khi nguồn nguyên liệu được đảm bảo chất
lượng thì sản phẩm tạo ra mới có giá trị cạnh tranh và uy tín trên thị trường, được nhiều

-

người yêu chuộng và tin dùng.
Chi phí vận chuyển nguyên liệu: Chi phí vận chuyển thường chiếm tỷ trọng lớn trong
giá thành sản phẩm. Trong cơ cấu giá thành chi phí vận chuyển gồm có chi phí vận
chuyển nguyên liệu và vận chuyển sản phẩm. Nhằm giảm giá thành sản phẩm, Trung

Nguyên so sánh giữa hai loại chi phí vận chuyển này để đưa ra quyết định lựa chọn
phương án định vị doanh nghiệp tốt nhất xét về mặt chi phí. Nguyên tắc chung để cho

Tiểu luận Quản trị sản xuất 2

15


các doanh nghiệp lựa chọn là khi chi phí vận chuyển nguyên liệu lớn hơn chi phí vận
chuyển sản phẩm thì vị trí đặt doanh nghiệp được lựa chọn gần vùng nguyên liệu và
ngược lại. Từ đó, Trung Nguyên chọn Đăk Lăk là địa điểm đặt doanh nghiệp để cắt bớt
chi phí trong quá trình vận chuyển nguyên liệu. Là cơ sở cho việc giảm giá thành sản
phẩm, tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp với các đối thủ. Trong thời đại kinh tế
ngày nay, việc cắt giảm chi phí là việc ưu tiên hàng đầu trong quá trình sản xuất kinh
doanh nhằm tăng doanh thu cho doanh nghiệp, tăng lợi thế cạnh tranh. Một trong
những chiến lược cơ bản để giảm giá thành là giảm chi phí, điển hình là chi phí vận
chuyển nguyên liệu vì nó chiếm tỷ trọng khá cao trong giá thành sản phẩm. Đây là
phương hướng mà Trung Nguyên luôn nhắm đến hàng đầu để tạo ưu thế cạnh tranh cho
doanh nghiệp của mình.
Nguồn nguyên liệu là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn vùng của Doanh
nghiệp. Vì thế, lựa chọn chính xác địa điểm để định vị góp một phần không nhỏ vào
thành công của doanh nghiệp, cụ thể ở đây là Trung Nguyên. Một trong những doanh
nghiệp đã xây dựng được vị thế thương hiệu bậc nhất trong nước và vươn tầm ra thế
giới.
2.2.1.3. Nhân tố lao động:
Số liệu của Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở tỉnh Đắk Lắk cho biết: quy mô
dân số của tỉnh vào thời điểm 0 giờ ngày 1 tháng 4 năm 2009 là 1 triệu 728 ngàn 380
người, phân bổ ở 14 huyện, thành phố. Địa phương đông dân nhất là thành phố Buôn
Ma Thuột với 328 ngàn 706 người. Với quy mô dân số này, Đắk Lắk là tỉnh đứng đầu
khu vực Tây Nguyên và đứng thứ 9 trong cả nước. Dân số trong độ tuổi lao động

chiếm tỉ lệ lớn và có xu hướng tăng lên. Với tỉ lệ như vậy, nguồn lao động của Đắk Lắk
là khoảng hơn 1 triệu người. Đây là lực lượng lao động dồi dào cho các hoạt động kinh
tế. Từ đó ta thấy Đắk Lắk là một tỉnh có lực lượng lao động dồi dào mà đặc biệt là ở
thành phố Buôn Ma Thuột.
Trong những năm 2000 - 2012, nền kinh tế của tỉnh đã có những chuyển biến tích cực:
Giáo dục: Ngày càng được đầu tư và hoàn thiện, số lượng trường học và chất lượng
giáo dục tăng. Phổ cập giáo dục THCS có 184/184 đơn vị cấp xã đạt chuẩn. Tỉnh cũng

Tiểu luận Quản trị sản xuất 2

16


thường xuyên tổ chức các buổi học tập cộng đồng, nhất là về phát triển sản xuất, các
vấn đề xã hội… dành cho người dân tộc thiểu số. Nhờ vậy, trình độ dân trí của người
dân cao hơn trước, chất lượng cuộc sống cũng ngày càng được nâng cao; kết hợp với
việc sử dụng hiệu quả các chính sách dân số đã làm cho dân số tỉnh có nhiều biến động
cả về quy mô, cơ cấu và phân bố dân cư. Tỉ trọng nhóm từ 0 – 14 tuổi liên tục giảm,
năm 2012 giảm xuống còn 28,6%. Dân số trong độ tuổi lao động tăng nhanh, năm 2000
là 56,2%, năm 2012: 67%. Dân số trên 65 tuổi tăng và có nhiều biến động, giai đoạn
2000 đến 2012 tăng từ 3,4% lên 3,6%. Từ cơ cấu trên ta thấy Đắk Lắk là một tỉnh có
dân số trẻ, đây là một lợi thế lớn trong việc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của
tỉnh.
Lực lượng lao động ở khu vực nông thôn chiếm tỷ lệ cao (76,82%) và chủ yếu làm việc
trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, phần lớn là lao động phổ thông; số lao động có
trình độ chuyên môn, tay nghề cao còn ít nên chi phí cho nhân công khá rẻ.
Đắk Lắk là tỉnh đa dân tộc, mỗi dân tộc có phong tục tập quán và nếp sống riêng.
Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, mỗi dân tộc lại tích lũy, hình thành và phát
triển vốn tri thức dân gian phong phú của dân tộc mình về lĩnh vực sản xuất, sinh hoạt,
lối sống…Tạo nên sự đa dạng về mặt tri thức, sự sáng tạo trong công việc.

Chính các lý do về mặt nguồn nhân lực trên là một phần quan trọng để Trung Nguyên
quyết định đặt nhà máy của mình tại thành phố Buôn Ma Thuột.
2.2.1.4. Cơ sở hạ tầng kinh tế:
Các loại hình vận tải sẵn có và đặc điểm phát triển của hệ thống giao thông vận tải
trong vùng:
-

Đường bộ: Hệ thống giao thông đường bộ toàn tỉnh có tổng chiều dài 10.383,78 km.
Theo thống kê của Sở Giao thông Vận tải, giai đoạn 2010 - 2015 tổng kinh phí đầu tư
các tuyến đường tỉnh, huyện, xã và thôn buôn là hơn 3.200 tỷ đồng. Nhờ triển khai
hiệu quả các nguồn vốn địa phương và Trung ương. Đến nay, nhiều tuyến đường giao
thông quan trọng trên địa bàn tỉnh được hoàn thành đưa vào sử dụng như: Đường liên
tỉnh Đắk Lắk - Phú Yên (đoạn cầu Đắk Phú - Krông Năng), Cầu Km19 và cầu Đắk
Tour, Tỉnh lộ 12, huyện Krông Bông; Cải tạo, nâng cấp tỉnh lộ 8, đoạn Km16-

Tiểu luận Quản trị sản xuất 2

17


Km30+500; Xây dựng mặt đường bê tông nhựa tỉnh lộ 1, lý trình Km38 - Km70,
Đường giao thông liên huyện Ea H'leo-Ea Súp; cầu Krông Kma, huyện Krông Bông;
-

cầu EaSúp (km63/TL1) ….
Đường hàng không: hằng ngày có các chuyến bay từ Buôn Ma Thuộc đi Hà Nội, thành

-

phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và ngược lại bằng máy bay cỡ trung A320.

Xe buýt: Hiện nay có các tuyến xe buýt đến tất cả các điểm thuộc thành phố Buôn Ma
Thuột và từ thành phố Buôn Ma Thuột đi đến trung tâm hầu hết các huyện trong tỉnh
góp phần đáng kể vào việc đáp ứng nhu cầu đi lại và hạn chế tai nạn giao thông.
Xu hướng phát triển của hệ thống giao thông vận tải:

-

Giao thông dường bộ: đến năm 2020, quy hoạch mạng lưới giao thông đường bộ tỉnh
dự kiến:
+ Nâng cấp 4 tuyến quốc lộ, các tuyến tỉnh lộ hiện có.
+ Quy hoạch thêm tuyến quốc lộ mới (Đắk Lắk - Phú yên), đường Trường Sơn Đông
và nâng cấp từ các tuyến huyện lộ lên tỉnh lộ.
+ Cải tạo nâng cấp hệ thống huyện lộ, đường đô thị, đường xã, hệ thống đường thôn,
buôn và các đường chuyên dùng nông, lâm nghiệp.
+ Tạo thành mạng lưới giao thông tương đối hoàn chỉnh nối với mạng lưới đường quốc
gia và nối vơi các tuyến đường trong Tam giác phát triển 3 nước Việt Nam – Lào –

-

Campuchia.
Giao thông hàng không: Cụm cảng Hàng không Buôn Ma Thuộc đang tiếp tục được
đầu tư xây dựng hệ thống sân bãi và cơ sở vật chất nhằm đáp ứng nhu cầu giao thông
trong tương lai. Năm 2010 phục vụ 300.000 hành khách/năm (năm 2020 là 800.000) và

-

3.000 tấn hàng hóa/năm.
Giao thông đường sắt: quy hoạch tuyến đường sắt Tuy Hòa – Buôn Ma Thuộc có tổng
chiều dài 160 km, trong đó đoạn nằm trên địa phận tỉnh Đắk Lắk dài khoảng 85 km;
tổng số ga trên toàn tuyến là 8 ga, trong đó trên địa phận Đắk Lắk có 5 ga.

Về bưu chính viễn thông: toàn bộ hệ thống đã được số hóa, nhiều thiết bị hiện đại đã
được đưa vào sử dụng. Dịch vụ internet ADSL hiện đã có ở hầu hết tất cả các huyện
trong tỉnh. Theo quy hoạch, về bưu chính phát triển đến năm 2015, giảm chỉ tiêu số
người dân/điểm phục vụ bình dân xuống dưới 1.500/điểm, bán kính phục vụ bình quân
1,5 km/điểm phục vụ và đến năm 2020 chỉ tiêu số người dân/điểm phục vụ bình quân

Tiểu luận Quản trị sản xuất 2

18


xuống dưới 1.000/điểm, bán kính phục vụ bình quân dưới 1,0 km/điểm phục vụ. Phát
triển nhiều hình thức phục vụ như: bưu cục, đại lý, điểm BĐVHX, đại lý đa dich vụ;
100% số xã, phường, thị trấn có điểm phục vụ bưu chính với đủ các dịch vụ cơ bản.
Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông có công nghệ hiện đại, có độ bao phủ
rộng khắp trong toàn tỉnh với dung lượng lớn, chất lượng cao nhằm cung cấp các dịch
vụ viễn thông và internet với chất lượng tốt, giá cước hợp lý, đáp ứng đa dạng nhu cầu
của người sử dụng dịch vụ. Quy hoạch cũng đã đinh hướng cho ngành bưu chính, viễn
thông tỉnh phát triển hạ tầng đô thị theo hướng đồng bộ, sử dụng chung cơ sở hạ tầng
và ngầm hóa cáp truyền dẫn tại TP. Buôn Ma Thuột và các thị trấn, Trung tâm huyện.
Giai đoạn 2011-2015 mở rộng việc ngầm hóa ra khu vực lân cận, đến năm 2020 hoàn
thành ngầm hóa hoàn toàn các tuyến cáp ngoại vi tại thành phố và trung tâm các
huyện…
Chính các lý do về mặt cơ sở hạ tầng kinh tế hiện tại và xu hướng phát triển trong
tương lai trên là một phần quan trọng để Trung Nguyên quyết định đặt nhà máy của
mình tại thành phố Buôn Ma Thuột.
2.2.1.5. Điều kiện và môi trường xã hội:
-

Chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Buôn Mê Thuột:

Với vị trí là trung tâm của tỉnh, có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế - xã
hội, TP. Buôn Ma Thuột đã có những bước phát triển vượt bậc, đạt nhiều thành tựu
quan trọng trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội. Năm 2009, tốc độ tăng trưởng kinh
tế bình quân hàng năm đạt 20,09%; GDP bình quân đầu người đạt 24,7 triệu đồng; thu
ngân sách tăng bình quân trên 20%/năm. Giáo dục-đào tạo đạt nhiều kết quả tích cực:
toàn thành phố hiện có 34 trường mầm non, 54 trường tiểu học, 26 trường THCS, 11
trường THPT với tổng số hơn 88.500 học sinh; 25 trường đạt chuẩn quốc gia; 100%
giáo viên THPT và 97,2% giáo viên từ bậc THCS trở xuống đạt chuẩn. Chất lượng
khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được nâng lên với 6 bệnh viện
1.200 giường bệnh; 100% trạm y tế có bác sĩ; 85% phường, xã đạt chuẩn quốc gia về y
tế.

Tiểu luận Quản trị sản xuất 2

19


Bên cạnh các chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Buôn Mê thuột trong giai đoạn
2005-2009 và 2009-2010 cho thấy nơi đây có sự phát triển từng bước và cải thiện, cho
dù không phải là vượt bậc nhưng nó cũng là một cơ hội phát triển cho các doanh
-

nghiệp sản xuất cà phê như Trung Nguyên.
Sự phát triển của các ngành bổ trợ trong Buôn Mê Thuột:
Trong giai đoạn 2009-2010, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã họp với các
bộ, ngành liên quan về biện pháp hỗ trợ thu mua tạm trữ cà phê cho nông dân, và đề ra
các giải pháp thúc đẩy tiêu thụ cà phê. Chính phủ đã thực hiện nhiều chính sách
khuyến khích và hỗ trợ cho việc phát triển thâm canh và sản xuất cà phê như quyết
định 481/QĐ-TTg hỗ trợ mua tạm trữ cà phê, … Cùng với các Ngân hàng hỗ trợ cho
vay để người dân có thể mua vốn, nguyên liệu cho việc thâm canh các giống cà phê

mới.
Giá thu mua cà phê thường bị ép giá từ thương lái và các áp lực từ giới đâu cơ nước
ngoài. Nên trong giai đoạn năm 2008-2010, việc thu mua nguyên liệu cà phê sẽ gặp rất
nhiều khó khăn và việc sản xuất cà phê cũng vậy. Nhưng may mắn là Chính phủ vẫn có
những giải pháp kịp thời hỗ trợ cho người nông dân và từ đó giúp rất nhiều cho việc

-

mua nguyên liệu chất lượng trong nước.
Quy mô của cộng đồng dân cư và tình hình xã hội trong vùng Buôn Mê Thuột:
Số liệu của Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở tỉnh Đắk Lắk cho biết: quy mô
dân số của tỉnh vào thời điểm 0 giờ ngày 1 tháng 4 năm 2009 là 1 triệu 728 ngàn 380
người, phân bổ ở 14 huyện, thành phố. Địa phương đông dân nhất là thành phố Buôn
Ma Thuột với 328 ngàn 706 người và ít nhất là huyện Lắc có 59 ngàn 564 người. Mật
độ dân số bình quân chung của toàn tỉnh là 131,7 người/km2, tăng 12,7 người/km2 so
với năm 1999. Giai đoạn 1999-2009, tỷ lệ tăng dân số bình quân toàn tỉnh là
1,53%/năm, thấp hơn so với mức bình quân chung của khu vực Tây Nguyên. Tỷ số
giới tính của Đắk Lắk là 102 nam trên 100 nữ. Chỉ số già hóa dân số là 12,9%; tỷ lệ
tham gia lực lượng lao động trong độ tuổi là 80,6%.
Dân số năm 2009 hiện có gần 330.000 người, với 31 thành phần dân tộc anh em cùng
sinh sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm hơn 15% dân số. toàn thành phố.

Tiểu luận Quản trị sản xuất 2

20


Tình hình xã hội khá ổn định, với tỷ lệ tội phạm ít và đời sống người dân được đảm
bảo. Tỷ lệ người lao động và có việc làm khá cao, tuy vậy mức thu nhập chưa ổn định
và đủ cho việc nuôi sống gia đình.

Qua các số liệu và thông tin trên cho thấy việc phát triển nhà máy sản xuất tại đây có
thể đem lại một thuận lợi cho người dân nơi đây về việc làm, thu nhập cũng như đảm
-

bảo cho sự phát triển chung của toàn tỉnh.
Tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục, tập quán:
Đắk Lắk có nhiều dân tộc thiểu số với số lượng người Ê-đê là chủ yếu. Nên ở đây
thường có các lễ hội, tôn giáo, tín ngưỡng của người Ê- đê. Các lễ hội điển hình như:
Lễ mừng lúa mới, Lễ bỏ mả, Lễ hội đâm trâu, Lễ cúng Bến nước, Lễ hội đua voi, Lễ
hội Cồng chiêng và Lễ hội cà phê… được tổ chức đều đặn hàng năm như một truyền
thống. Trong đó đặt biệt là Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột, hay Buôn Ma Thuột cà phê
Festival, là một lễ hội được tổ chức ở thành phố Buôn Ma Thuột của tỉnh Đắk Lắk, đây
là một lễ hội lớn ở Tây Nguyên. Nhằm tôn vinh cây cà phê, loài cây chiếm vị trí độc
tôn trong cơ cấu cây trồng ở đây và chiếm đến 60% sản lượng cà phê của Việt Nam,
loài cây đã đem lại sự ấm no, trù phú cho mảnh đất vùng cao này. Bên cạnh đó người
dân nơi đây rất yêu quý thiên nhiên và có truyền thống thờ phụng các vị thần thiên
nhiên như thần rừng, thần cây, thần sông, …và trồng trọt, chăm sóc các loài cây quen
thuộc của quê hương như cà phê, cacao, điều, …
Điều này cho thấy Buôn Mê Thuột – nơi được mệnh danh là thủ phủ của cà phê quả
không sai khi điều kiện nơi đây rất thuận lợi và người dân nơi đây rất phát triển loài
cây nay. Điều đó đem lại cho nơi này một thuận lợi cho các doanh nghiệp cà phê khi có
một nguồn nguyên liệu dồi đào, sẵn có, rất thiên nhiên và chất lượng. Việc phát triển
các nhà máy sản xuất ở đây rất tốt khi nó gần nguồn nguyên liệu và các lao động sẵn
có.
2.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến chọn địa điểm:
Sau khi đánh giá những nhân tố dẫn tới việc Trung Nguyên lựa chọn vùng Đắk Lắk,
một vấn đề quan trọng khác là tiến hành đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến chọn địa
điểm đặt doanh nghiệp. Và Buôn Mê Thuột chính là một nơi không thể tốt hơn để
Trung Nguyên xác định xây dựng, phát triển nhà máy rang xay cà phê của mình tại đó


Tiểu luận Quản trị sản xuất 2

21


năm 200. Nếu như những nhân tố chọn vùng được đánh giá ở phạm vi rộng lớn thì
nhân tố địa điểm lại rất cụ thể, chi tiết. Những nhân tố chủ yếu mà Trung Nguyên đã
suy xét, cân nhắc để ra một quyết định mang tính chiến lược:
− Diện tích mặt bằng và tính chất đất đai của địa điểm doanh nghiệp: Nhà máy rang
xay cà phê Trung Nguyên được xây dựng trên diện tích 27.000m2, thành phố Buôn Mê
Thuột là một nơi quá thích hợp để đặt nhà máy này. Vùng đất bazan rộng lớn, lại rất
màu mỡ thích hợp cho việc phân bổ các nhà xưởng, kho chứa cũng như thu hoạch
nguồn nguyên liệu tươi sạch, chất lượng…
− Tính thuận lợi của vị trí đặt doanh nghiệp như khả năng tiếp xúc với thị trường, với
khách hàng, điều kiện và khả năng nối liền giao thông nội bộ với giao thông cộng
đồng: Nhà máy được đặt ngay trong Khu cụm công nghiệp Tân An, chỉ cách trung tâm
thành phố Buôn Mê Thuột khoảng 10km. Hoàn toàn phù hợp cho quá trình vận chuyển
cũng như hoạt động sản xuất của nhà máy.
− Nguồn điện, nước: Nhà máy luôn được đáp ứng đầy đủ nhu cầu sử dụng nguồn nước
và điện cho quá trình sản xuất
− Nơi bỏ chất thải: Khi mà cuộc sống ngày càng phát triển, người tiêu dùng cũng dần
quan tâm đến không chỉ là chất lượng, giá cả sản phẩm mà còn chú ý tới sự ảnh hưởng
của quá trình sản xuất của các xí nghiệp đến môi trường xung quanh. Nhận thấy tầm
quan trọng của điều đó, Trung Nguyên đã hợp tác với Công ty TNHH Đầu tư xây dựng
và Công nghệ môi trường Dương Nhật với công trình Trạm xử lý nước thải Nhà máy
cà phê Trung Nguyên tại thành phố Buôn Mê Thuột. Đảm bảo tiêu chuẩn QCVN
40:2011/BTNMT với phạm vi công việc: Tổng thầu EPC.
− Khả năng mở rộng trong tương lai: Khi bắt tay đề ra chiến lược lắp đặt xây dựng nhà
máy tại Buôn Mê Thuột, Ban lãnh đạo của công ty không chỉ nhắm đến nhu cầu ban
đầu là có một nhà máy rang xay cà phê, mà còn hướng tới một cơ cấu rộng hơn, có thể

là nhà máy chế biến cà phê hòa tan hoặc nhiều hơn thế nữa. Điều đó hoàn toàn có thể
thực hiện được với những đặc điểm thuận lợi ở Buôn Mê Thuột.

Tiểu luận Quản trị sản xuất 2

22


− Mặc dù tình hình an ninh được đảm bảo khá an toàn trong Khu cụm công nghiệp Tân
An, tuy nhiên các công tác phòng, chữa cháy cũng như các dịch vụ y tế, hành chính ở
đây vẫn còn hạn chế, chưa đáp ứng được tiêu chuẩn mà Ban lãnh đạo đề ra.
− Chi phí về đất đai của nhà máy cà phê Trung Nguyên được cho là rất hợp lí bởi đây
chỉ là khu vực kinh tế mới và còn non trẻ, điều này góp phần giúp cho Trung Nguyên
có thể duy trì hoạt động nhà máy một cách lâu dài. Nhưng bù lại, một điểm trừ có thể
chấp nhận được là các công trình công cộng hiện có tại đây không nhiều.
− Những qui định của chính quyền địa phương về lệ phí dịch vụ trong vùng, những
đóng góp cho địa phương,…: Thành phố Buôn Mê Thuột khá ủng hộ và xúc tiến việc
Trung Nguyên xây dựng nhà máy tại đây bởi phần nào đó đã giúp giải quyết vấn đề
việc làm cho một lượng lớn nhân khẩu sinh sống trên địa bàn thành phố cũng như các
vùng lân cận. Đông thời, Tập đoàn Trung Nguyên cũng cực kì xem trọng khu vực Đăk
Lăk nói chung cũng như thành phố Buôn Mê Thuột nói riêng, thông qua việc thực hiện
khá nhiều các hoạt động thiện nguyện, hoạt động xã hội tại địa phương này.
2.2.3. Xu hướng định vị doanh nghiệp trên thế giới ngày nay:
-

Định vị ở nước ngoài
Nhân kỷ niệm 14 năm ra đời thương hiệu cà phê hòa tan G7, Trung Nguyên thành lập
văn phòng đại diện tại Thượng Hải vào tháng 11.2017. Thông qua động thái này, Trung
Nguyên nhắm tới mục tiêu doanh thu 1,6 tỉ USD từ thị trường tiêu thụ cà phê Trung
Quốc trị giá 9 tỉ USD. Theo Chủ tịch Hội đồng Quản trị Đặng Lê Nguyên Vũ, chỉ cần

mỗi người dân Trung Quốc bỏ ra 1 USD mỗi năm cho cà phê hòa tan của Công ty thì
đã đủ đạt được con số tham vọng 1,6 tỉ USD. Từ mốc doanh thu 30 triệu USD trong 2
năm 2015-2016, nếu đạt được mục tiêu trên, Công ty sẽ có con số tăng trưởng doanh
thu kép lên tới 122%.

Tiểu luận Quản trị sản xuất 2

23


Hình 2.2.3.1. Tập đoàn Trung Nguyên Legend khai trương văn phòng tại Thượng Hải
Để tấn công thị trường tỉ dân, Trung Nguyên cũng dự định sẽ mở nhà máy tại Trung
Quốc, nhà máy đầu tiên bên ngoài lãnh thổ Việt Nam. Trước đó, Công ty đã phát triển
mạng lưới nhà phân phối, đối tác tại Trung Quốc và đẩy mạnh xuất khẩu theo đường
chính ngạch. Tuy nhiên, quy mô nhà máy không được tiết lộ. Trung Nguyên hiện có 3
nhà máy gồm 2 ở Bình Dương và 1 ở Bắc Giang, với tổng công suất khoảng 50.000 tấn
cà phê hòa tan mỗi năm.

Tiểu luận Quản trị sản xuất 2

24


Hình 2.2.3.2. Ban giám đốc Tập đoàn Trung Nguyên Legend cắt băng khai trương văn
phòng
Bằng thông điệp nói trên, Trung Nguyên muốn tập trung nguồn lực để phát triển mảng
xuất khẩu cà phê hòa tan nhãn hiệu G7, vốn được đẩy mạnh từ năm 2008.

Tiểu luận Quản trị sản xuất 2


25


×