Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC CỔ PHẦN HÓA TẠI VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.37 KB, 12 trang )

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐỊNH GIÁ DOANH
NGHIỆP NHÀ NƯỚC CỔ PHẦN HÓA TẠI VIỆT NAM
3.1. Định hướng Cổ phần hóa và công tác Định giá doanh nghiệp Nhà nước
Cổ phần hóa
3.1.1. Mục tiêu và định hướng tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà
nước
Tại Hội nghị về sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2006-2010
được tổ chức ngày 7-10-2006, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định:
"Nhiệm vụ sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp trong 5 năm tới trọng tâm là cổ phần
hóa. Mục tiêu đến năm 2010, chúng ta sẽ cơ bản cổ phần hóa xong doanh
nghiệp nhà nước". Phương án được lựa chọn để tiếp tục thực hiện sắp xếp, đổi
mới doanh nghiệp nhà nước từ nay đến 2010 là đẩy mạnh sắp xếp, cố phần hóa
các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước. Theo đó, từ nay đến hết năm 2010
sẽ cổ phần hóa khoảng 1.500 doanh nghiệp (riêng các doanh nghiệp thành viên
của tổng công ty nhà nước phải hoàn thành trong năm 2008), trong đó, năm
2007 phải cổ phần hóa 550 doanh nghiệp (có khoảng 20 tổng công ty), số còn
lại sẽ thực hiện trong các năm 2008-2009, một số công ty và số ít doanh nghiệp
chưa cố phần hóa được thực hiện trong năm 2010. Theo kết quả này, đến cuối
năm 2010, cả nước sẽ chỉ còn 554 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, trong đó
có 26 tập đoàn, tổng công ty quy mô lớn; 178 doanh nghiệp hoạt động trong
lĩnh vực an ninh, quốc phòng, sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ thiết yếu;
200 nông, lâm trường; 150 doanh nghiệp thành viên các tập đoàn, tổng công ty
nhà nước.
Có thể nói rằng, đây là một trong những nhiệm vụ rất khó khăn trong những
năm sắp tới. Bởi vì như thực tiễn nhiều năm qua đã cho thấy, không chỉ khối
lượng công việc phải tiến hành rất lớn, mà còn có thể phải đối mặt với rất nhiều
lực cản. Trong 4 năm sắp tới (2007-2010) sẽ phải cổ phần hóa 1.500 doanh
nghiệp (bình quân mỗi năm cổ phần hóa 375 doanh nghiệp), riêng năm 2007 đặt
kế hoạch cổ phần hóa 550 doanh nghiệp. Chỉ tiêu này tuy không cao hơn nhiều
so với kế hoạch của một số năm trước, nhưng kinh nghiệm thực hiện nhiều năm
cho thấy con số này là rất cao. Như trên đã nêu, trong khoảng 15 năm (1992-


2006), cả nước cổ phần hóa được 3.060 doanh nghiệp, tức là bình quân mỗi năm
cổ phần hóa được 204 doanh nghiệp.Tuy nhiên, với quyết tâm cao và kinh
nghiệm đã tích lũy được, chúng ta hoàn toàn có cơ sở để hoàn thành mục tiêu
này, và đi kèm với nỗ lực đó là còn cần có những đổi mới mạnh mẽ trong
phương thức tiến hành cổ phần hóa.
3.1.2. Yêu cầu và định hướng công tác định giá doanh nghiệp Nhà nước Cổ
phần hóa
Như vậy, để đáp ứng mục tiêu của Đảng và Nhà nước đã đề ra cho tiến trình Cổ
phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, hoạt động định giá doanh nghiệp cũng cần có
những nỗ lực nhất định để đóng góp tích cực vào những hoạch định nói trên.
3.1.2.1. Đảm bảo tính chính xác, trung thực và đáng tin cậy cho giá trị doanh
nghiệp trong cổ phần hóa
Đây là yêu cầu cơ bản và có tầm quan trọng hàng đầu đối với hoạt động định
giá doanh nghiệp. Yêu cầu trên được thể hiện ở rất nhiều khía cạnh:
Người làm định giá phải có một cái nhìn tổng quan và hiểu biết về doanh nghiệp
như ngành nghề, sản phẩm, thị trường, thực trạng tài chính, tiềm năng… để xác
định được những yếu tố nào sẽ cấu thành nên giá trị của doanh nghiệp và loại
bỏ những yếu tố không liên quan. Từ đó, các nhà định giá có thể lựa chọn
phương pháp thích hợp nhất đối với từng doanh nghiệp cụ thể.
Việc xác định giá trị của các yếu tố cấu thành giá trị doanh nghiệp như giá trị tài
sản, nợ, lợi thế thương mại, tiềm năng phát triển,… cũng không kém phần quan
trọng vì xác định sai các yếu tố này sẽ dẫn đến giá trị doanh nghiệp bị tính toán
không chính xác.
Giá trị của doanh nghiệp chỉ được công nhận khi trong trao đổi, mua bán. Nói
cách khác, giá trị doanh nghiệp là giá trị thực tế của nó theo giá thị trường.
Giá trị doanh nghiệp chỉ có ý nghĩa tại một thời điểm nhất định. Bởi doanh
nghiệp cũng là một hàng hóa mà cung cầu thị trường thì luôn thay đổi. Chính vì
thế, thời gian xác định giá trị không được kéo dài quá lâu, làm mất đi tính chính
xác của kết quả định giá.
3.1.2.2. Phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp phải phù hợp với đặc

điểm và loại hình doanh nghiệp
Thực tiễn công tác định giá doanh nghiệp cho thấy không có một phương pháp
định giá nào là luôn luôn đúng và thích hợp với mọi loại hình doanh nghiệp. Bởi
mỗi doanh nghiệp đều có những đặc trưng riêng về ngành nghề, đặc điểm kinh
tế kỹ thuật, cấu trúc,… Và năng lực của nhà định giá sẽ quyết định phương pháp
nào sẽ phản ánh chính xác nhất giá trị của doanh nghiệp.
Theo định hướng cổ phần hóa, thời gian tới sẽ là thời kỳ cao điểm của thực hiện
cổ phần hóa doanh nghiệp mà song song với đó là hoạt động định giá. Một số
lượng lớn doanh nghiệp ở các ngành nghề khác nhau, hình thức và cấu trúc khác
nhau sẽ đòi hỏi những phương pháp định giá khác nhau. Do đó, các phương
pháp định giá cần đa dạng và phong phú hơn
3.1.2.3. Giá trị doanh nghiệp không bị chi phối bởi chính sách bán cổ phần,
làm thất thoát tài sàn Nhà nước
Rõ ràng là có mối liên hệ giữa hoạt động định giá doanh nghiệp và chính sách
bán cổ phần ra công chúng. Bởi mệnh giá cổ phần được xác định bằng giá trị
doanh nghiệp chia cho số cổ phần. Nhưng không thể để vì điều này mà chính
sách bán cổ phần sẽ có quyền quyết định tới hoạt động định giá doanh nghiệp.
Cần có sự tách biệt tương đối giữa hai hoạt động trên. Giá trị doanh nghiệp cần
phải được xác định một cách trung thực không phụ thuộc vào việc bán cổ phần
ra bên ngoài.
Cần chấm dứt tình trạng định giá tài sản thấp để dễ bán cổ phần, làm thất thoát
tài sản của Nhà nước.
3.2. Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác định giá
doanh nghiệp để CPH ở Việt Nam hiện nay
3.2.1. Xây dựng hệ thống lý luận làm nền tảng cho hoạt động định giá
doanh nghiệp
Thực tế ở nước ta hiện nay đang thiếu một hệ thống lý luận hoàn chỉnh là cơ sở
cho hoạt động định giá doanh nghiệp. Hoạt động định giá được nhắc đến nhiều
nhưng chủ yếu là những bài viết phân tích lẻ tẻ và rời rạc. Thực sự thiếu đi một
cái nhìn tổng quan cho toàn bộ hoạt động. Và điều quan trọng nhất là giúp

những người quan tâm có cái nhìn bản chất về giá trị doanh nghiệp, những yếu
tố tạo nên giá trị doanh nghiệp. Cũng vì điều này mà công tác định giá doanh
nghiệp là vừa làm vừa mò mẫm.
Cơ sở lý luận ở đây còn phải nói đến những yếu tố tác động tới giá trị doanh
nghiệp, một hệ thống đầy đủ các phương pháp định giá doanh nghiệp và điều
kiện áp dụng… làm tài liệu nghiên cứu và tham khảo cho cán bộ định giá. Được
tiếp cận với một hệ thống lý luận đầy đủ và sâu sắc, cùng với kinh nghiệm định
giá được tích lũy trong thực tế, đội ngũ cán bộ định giá doanh nghiệp sẽ làm tốt
hơn công tác của mình.
3.2.2. Tiếp tục hoàn thiện các văn bản pháp luật hiện hành theo một hệ
thống
Đối với những văn bản pháp luật đã ban hành mà còn nhiều bất cập và vướng
mắc trong quá trình đưa vào thực tiễn thì cần có những bổ sung, sửa đổi kịp
thời, hạn chế mọi tổn thất có thể xảy ra.
Đồng thời phải xây dựng các văn bản hướng dẫn cụ thể liên quan tới công tác
định giá doanh nghiệp mang tính thực tiễn như: cách tính giá trị tài sản đối với
một số ngành nghề cụ thể, phương pháp định giá nào là tối ưu đối với từng loại
doanh nghiệp, xử lý tồn tại tài chính trong định giá giữa các doanh nghiệp với
nhau,…
Các văn bản pháp luật này phải đảm bảo tính thống nhất và chặt chẽ, không gây
mẫu thuẫn cho nhau, rõ ràng mạch lạc để không gây khó khăn trong áp dụng.
Các cơ quan Nhà nước và Chính phủ quản lý hoạt động Cổ phần hóa và định giá
cần luôn luôn quan tâm, lắng nghe ý kiến phản hồi từ những người thực hiện và
liên quan đến hoạt động định giá để kịp thời có những sửa đổi phù hợp và thích
nghi với thực tiễn.
3.2.3. Nâng cao hiệu quả của công tác xử lý tài chính khi xác định giá trị
doanh nghiệp
Xử lý tồn tại tài chính là yếu cầu tất yếu tại doanh nghiệp khi tiến hành hoạt
động định giá. Thực tế cho thấy, tuy đã có những hướng dẫn và hỗ trợ từ phía
Nhà nước nhưng công tác này vẫn gặp phải rất nhiều khó khăn.Và có rất nhiều

nguyên nhân: thiếu quy định cụ thể, chặt chẽ trong việc xử lý nợ và tài sản tồn
đọng; thiêú cơ chế giám sát hoạt động; thiếu chế tài xử phạt nghiêm đối với các
sai phạm; … Vì vậy, người viết có một số đề xuất sau, nghiêng về mặt quản lý,
nhằm hướng đến tính hiệu quả và chặt chẽ của hoạt động này:
1. Ban hành và công bố công khai cơ chế hoạt động của Công ty Mua bán nợ và
tài sản tồn đọng.
2. Quy định rõ chế tài xử lý cả về hành chính và hình sự giữa bên giao (DN CPH)
và bên nhận (công ty mua, bán nợ và tài sản tồn đọng của DN) nếu để xảy ra
những tiêu cực trong giao nhận hồ sơ pháp lý và hiện vật tài sản.
3. Nên có quy định bắt buộc trong cáo bạch (hồ sơ bán đấu giá cổ phần của các
công ty trên thị trường chứng khoán) phải công bố cả danh mục, số lượng và giá
trị các tài sản đã được thẩm tra loại khỏi giá trị DN CPH. Có như vậy mới buộc
các DNCPH và đơn vị chịu trách nhiệm tư vấn, xác định giá trị DN chịu sự
giám sát công khai của các nhà đầu tư về vấn đề này.
4. Nhà nước nên tổ chức tổng kết, rút kinh nghiệm về toàn bộ quá trình xử lý tài
chính trước, trong và sau CPH DN để sau đó ban hành bổ sung những quy định
và chế tài đầy đủ, chặt chẽ hơn nhằm tiếp tục đảm bảo cho tình hình tài chính
của các DNCPH được lành mạnh, chống thất thoát vốn và tài sản nhà nước.
3.2.4. Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu

×