Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (407.99 KB, 42 trang )
óc ngoặc với các phần tử xấu để ăn cắp hàng
bên trong. Khi hàng đến cảng đích trọng lượng bị thiếu hụt khá nhiều so với chứng từ giao hàng.
Không đòi được bảo hiểm, vì theo nguyên tắc CIF họ chỉ bảo hiểm rủi ro từ cảng tới cảng chứ
không phải từ bãi đóng hàng. Chuyển sang đòi người bán.
Rõ ràng, nếu trường hợp trên bán hàng theo quy tắc CIP thì người mua sẽ khiếu nại được người
bảo hiểm hoặc người vận tải để đòi bồi thường chứ không phải người bán. Khi được hỏi tại sao
không sử dụng quy tắc CIP trong trường hợp này cho thích hợp như ICC khuyến cáo thì DN nói
trên cho biết người trước ký hợp đồng như thế nào thì người sau cũng cứ thế mà ký.
Phải luôn nhớ rằng, khi mua bán hàng vận chuyển bằng container quy tắc FAS và FOB
phải được thay thế bằng FCA, quy tắc CFR thay bằng CPT và CIF thay bằng CIP như
ICC đã khuyến cáo.
3. Sử dụng điều kiện theo cách của Việt Nam
a.Lợi ích:
-Đối với những doanh nghiệp chưa nắm chắc về nghiệp vụ đàm phán ngoại thương, khi
mua CIF và bán FOB các doanh nghiệp không phải thuê tàu và mua bảo hiểm hàng hóa
nên có thể tránh được những rủi ro về thuê tàu và mua bảo hiểm.
-Những doanh nghiệp Việt Nam có vốn thấp, khi xuất khẩu theo điều kiện FOB có thể
giảm bớt cước phí vận tải và bảo hiểm.
-Giảm thiểu rủi ro về mặt thanh toán nếu xuất khẩu theo giá FOB. Chẳng hạn như đối với
lô hàng có chi phí cao, một khi bạn hàng mất khả năng thanh toán, mất mát khi áp dụng
điều kiện FOB sẽ nhỏ hơn so với khi áp dụng điều kiện CIF
b.Bất lợi:
-Bán theo giá FOB thu về lượng ngoại tệ thấp hơn cho đất nước so với bán theo giá CIF:
giá mua FOB rẻ hơn CIF.
-Thường thì người xuất khẩu sẽ thuê tàu và mua bảo hiểm ở các công ty thuộc nước họ.
Vậy nếu mua CIF, bán FOB, doanh nghiệp Việt Nam nhường quyền này cho bạn hàng, vô
tình khiến các doanh nghiệp bảo hiểm và hãng tàu trong nước mất đi việc làm. Trong khi
các doanh nghiệp bảo hiểm và hãng tàu nước ngoài chiếm lĩnh gần như toàn bộ thị phần