Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

Chăm sóc và nghiệm thu rừng trồng năm nhất tại Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Đông Bắc huyện Hữu Lũng tỉnh Lạng Sơn (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (579.08 KB, 45 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------

NÔNG ĐÌNH NGHĨA

THỰC HIỆN NỘI DUNG CHĂM SÓC VÀ NGHIỆM THU RỪNG TRỒNG
NĂM THỨ NHẤT TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT
THÀNH VIÊN LÂM NGHIỆP ĐÔNG BẮC, HUYỆN HỮU LŨNG,
TỈNH LẠNG SƠN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Quản lý tài nguyên rừng

Khoa

: Lâm nghiệp

Khóa học

: 2013 – 2017

Thái Nguyên, năm 2017



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------

NÔNG ĐÌNH NGHĨA

THỰC HIỆN NỘI DUNG CHĂM SÓC VÀ NGHIỆM THU RỪNG TRỒNG
NĂM THỨ NHẤT TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT
THÀNH VIÊN LÂM NGHIỆP ĐÔNG BẮC, HUYỆN HỮU LŨNG, TỈNH
LẠNG SƠN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Quản lý tài nguyên rừng

Lớp

: K45 – QLTNR – N03

Khoa

: Lâm nghiệp

Khóa học


: 2013 – 2017

Giảng viên hƣớng dẫn

: Th.S Nguyễn Văn Mạn

Thái Nguyên, năm 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân tôi.Các
số liệu và kết quả nghiên cứu là quá trình điều tra trên thực địa hoàn toàn
trung thực, chƣa công bố trên các tài liệu, nếu có gì sai tôi xin chịu hoàn toàn
trách nhiệm.
Tôi cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã đƣợc cảm
ơn và các thông tin, tài liệu trích dẫn trong luận văn đều đã đƣợc chỉ rõ nguồn
gốc.
Thái Nguyên,Tháng 6- năm 2017

XÁC NHẬN CỦA GVHD

Ngƣời viết cam đoan

Đồng ý cho bảo vệ kết quả
trƣớc hội đồng khoa học!

Th.s . Nguyễn Văn Mạn

Nông Đình Nghĩa


XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN
Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên đã sửa chữa sai sót
sau khi hội đồng chấm yêu cầu!
(ký ,họ và tên)


LỜI CẢM ƠN
Thực tập cuối khóa có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi sinh
viên, đây là giai đoạn giúp cho mỗi sinh viên nâng cao năng lực tri thức và
khả năng sáng tạo của mình, đồng thời giúp cho mỗi sinh viên có khả năng
tổng hợp đƣợc kiến thức đã học. Thực tập tốt nghiệp vừa là trách nhiệm, vừa
là cơ hội để cho tôi áp dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn, hoàn thiện
bản thân, tích lũy kinh nghiệm, để khi ra trƣờng tôi có trình độ chuyên môn
vững vàng và phẩm chất đạo đức tốt, góp phần phát triển cho quê hƣơng đất nƣớc.
Đề tài "chăm sóc và nghiệm thu rừng trồng năm nhất tạiCông ty
TNHH một thành viên Lâm nghiệp Đông Bắc,huyện Hữu Lũng,tỉnh
Lạng Sơn" đƣợc hoàn thành theo chƣơng trình đào đại học hệ chính quy của
Trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nuyên giai đoạn 2015-2017.
Trong quá trình thực hiện và hoàn thành đề tài, em đã nhận đƣợc sự
quan tâm, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi của Ban chủ nhiệm khoa Lâm
Nghiê ̣p,Ban giám hiệu Trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên,
Em xin bày tỏ lòng biế t ơn sâu sắ c đế n thầ y giáo Th
.s Nguyễn Văn
Mạn ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, chỉ bảo em trong quá trình thực tập và hoàn
thành đề tài tốt nghiê ̣p này.
Để thu thập số liệu thực nghiệm cho chuyên đề em đã nhận đƣợc sự
giúp đỡ của các cô chú, các bác công tác tại''Công ty trách nhiệm hữu hạn
một thành viên Lâm nghiệp Đông Bắc '' nhân dịp này em xin chân thành
cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình đó.

Do lần đầu tiếp cận với công tác nghiên cứu khoa học và làm quen với
thực tế nên bản thân còn gặp nhiều bỡ ngỡ. Hơn nữa, do hạn chế về mặt thời
gian và điều kiện nghiên cứu nên đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót
và tồn tại nhất định. Em rất mong nhận những ý kiến đóng góp của các thầy,
cô giáo và bạn bè đồng nghiệp để chuyên đề đƣợc hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 15 tháng 05 năm 2017
Sinh viên
Nông Đình Nghĩa


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 4.2.1chỉ tiêu nghiệm thu ........................................................................ 26
bảng 4.3.1 quá trình chăm sóc rừng trồng....................................................... 30
Bảng 4.3.2 kết quả nghiệm thu. ...................................................................... 32


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Viết đầy đủ

C.ty

Công Ty

TNHH


Trách nhiệm hữu hạn

QLBV

Quản lý bảo vệ

KDLS

Kinh doanh lâm sản

KTTC

Kế toán tài chính

TCHC

Tổ chức hành chính


MỤC LỤC
Phần 1 : MỞ ĐẦU............................................................................................. 1
PHẦN 2 : TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ........................................................ 1
2.1. Tổng quan về tài liệu thực hiện. ................................................................. 2
2.1.1. Tổng quan về công tác chăm sóc và nghiệm thu rừng trồng trên thế giới. ..... 2
2.1.2 Tổng quan về công tác chăm sóc và nghiệm thu rừng trồng tại Việt
Nam. ................................................................................................................. 5
2.2tổng quan khu vực nghiên cứu. .................................................................. 15
2.2.1 Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ. ............................................................... 11
2.2.2 Điều kiện tự nhiên. ................................................................................ 12
2.2.3 Đơn vị hành chính ................................................................................. 16

2.2.4 Dân cƣ văn hóa...................................................................................... 16
2.2.4 Cơ sở hạ tầng và giao thông vận tải ...................................................... 16
PHẦN 3 : NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................... 18
3.1 Thời gian và phạm vi thực hiện ................................................................ 18
3.2 Nội dung thực hiện................................................................................... 18
3.3 Các bƣớc thực hiện ................................................................................... 18
PHẦN 4 : KẾT QUẢ THỰC HIỆN VÀ THẢO LUẬN ................................. 20
4.1Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của Công ty trách nhiệm hữu hạn
một thành viên Lâm nghiệp Đông Bắc, huyện Hữu Lũng,
tỉnh Lạng Sơn: ................................................................................................. 20
4.2Quá trình tổ chức chăm sóc và nghiệm thu rừng trồng năm thứ nhất tại
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Lâm nghiệp Đông Bắc, huyện
Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn: .............................................................................. 25
4.2.1Quy trình kỹ thuật chăm sóc và nghiệm thu rừng trồng năm thứ nhất .. 25
4.2.2Quá trình tổ chức chăm sóc và nghiệm thu rừng trồng. ......................... 28


4.3Kết quả chăm sóc và nghiệm thu rừng trồng năm thứ nhất tại Công ty
trách nhiệm hữu hạn một thành viên Lâm nghiệp Đông Bắc, huyện Hữu Lũng,
tỉnh Lạng Sơn. ................................................................................................. 30
4.4 Một số bài học kinh nghiệm trong chăm sóc và nghiệm thu rừng trồng 32
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................ 34
5.1. Kết luận .................................................................................................... 34
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 34


1

Phần 1

MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề.
Diện tích rừng trồng đã tăng lên nhanh chóng trên phạm vi toàn cầu và
cung cấp khoảng 50% tổng sản lƣợng gỗ trên toàn thế giới.Tổ chức Nông
nghiệp và Lƣơng thực thế giới (FAO) ƣớc tính rằng tổng diện tích rừng trồng
đến năm 2005 khoảng 140 triệu ha (FAO 2006), bình quân mỗi năm tăng
khoảng 3 triệu ha. Ở Việt Nam, diện tích rừng trồng cũng tăng lên rất nhanh
từ 1 triệu ha năm 1990 lên 2,7 triệu ha năm 2005, nằm trong tốp 10 các nƣớc
(đứng thứ 9 thế giới và thứ 3 Đông Nam Á) có diện tích rừng trồng lớn nhất
thế giới. Đây là kết quả của sự đổi mới trong chính sách phát triển lâm nghiệp
đã thúc đẩy trồng rừng sản xuất và nâng cao năng lực cạnh tranh trên cơ sở
tận dụng tối đa lợi thế so sánh cấp quốc gia. Tuy nhiên để rừng trồng đạt
đƣợc năng xuất cao thì bên cạnh đó chúng ta phải có và biết đƣớc các biện
pháp chăm sóc cũng nhƣ nghiệm thu rừng trồng nhƣ thế nào để hợp lí.
Do đó, thực hiện quy trình chăm sóc và nghiệm thu rừng trồng năm
thứ nhất tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Đông Bắc, huyện
Hữu Lũng.tỉnh Lạng Sơn là hết sức cần thiết.Kết quả nghiên cứu của đề
tài sẽ tạo cơ sở quan trọng cho phép đề xuất giải pháp nâng cao năng suất,
chất lƣợng rừng trồng, tạo thu hoạch sớm, góp phần tăng thu nhập cho các
hộ nông dân tham gia trồng rừng.
1.2. Mục tiêu và yêu cầu.
- Xác định đƣợc nội dungchăm sóc và nghiệm thu rừng trồng năm thứ nhất.
- Rút ra một số bài học kinh nghiệm trong trổ chức chăm sóc và
nghiệm thu rừng trồng.


2

PHẦN 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

2.1. Tổng quan về tài liệu thực hiện.
2.1.1. Tổng quan về công tác chăm sóc và nghiệm thu rừng trồng trên thế giới
Để nâng cao năng suất, chất lƣợng và phát triển rừng trồng các nhà
khoa học nhiều nƣớc trên thế giới đã tập trung nghiên cứu khá toàn diện về tất
cả các lĩnh vực từ tuyển chọn tập đoàn cây trồng rừng có năng suất cao, điều
kiện gây trồng, các biện pháp kỹ thuật lâm sinh, sâu bệnh, phân vùng sinh thái,
tăng trƣởng và sản lƣợng rừng,... cho tới các chính sách, thị trƣờng và chế
biến lâm sản. Có thể nói cho đến nay cơ sở khoa học choviệc phát triển Rừng
trồng các nƣớc phát triển đã đƣợc hoàn thiện và đi vào phục vụ sản xuất lâm
nghiệp trong nhiều năm qua.
Từ năm 1990, mỗi năm thế giới mất 51600 km2 rừng, đây là con số
trong báo cáo vềđánh gía nguồn tài nguyên rừng thế giới năm 2015 đƣợc công
bố hôm 07/09/2015 tại Durban, Nam Phi, nơi đang diễn ra Hội nghị thế giới
về rừng lần thứ 14. Ông Tổng giám đốc của FAO, José Graziano, tác giả của
báo cáo cho biết :Một xu hƣớng đnág khích lệ trong việc giảm nhịp độ tàn
phá rừng. Theo đó, từ năm 2010 đến năm 2015, diện tích rừng (kể cả rừng tự
nhiên và rừng trồng lại) giảm mỗi theo nhiệp độ 0,08% mỗi năm so với thập
kỷ 1990-2000 là 0,18%.
Nghiên cứu của FAO, công bố 5 năm một lần, ghi nhận :« Cho dù trên
toàn thế giới ; diện tích rừng tiếp tục giảm trong lúc mức gia tăng dân số cùng
nhu cầu lƣơng thực và đất đai cũng tiếp tục tăng, thì tỷ lệ phá rừng đã giảm
50% ». Chủ yếu rừng bị co hẹp lại ở trong các vùng nhiệt đới, đặc biệt là Nam
Mỹ, Châu Phi. Brazil là nƣớc bị mất rừng nhiều nhất (984.000 ha), đứng trên
các nƣớc nhƣ Indonesia, Miến Điện, Nigeria và Tanzania. Trái lại Trung Quốc,
Úc và Chile là những nƣớc mở rộng diện tích rừng.


3

Các chuyên gia thống kê đƣợc là 80% diện tích rừng bị phá hiện nay là

để phục vụ cho nhu cầu nông nghiệp, trong đó chủ yếu để trồng cây cọ dầu,
đậu tƣơng. Báo cáo của cơ quan Liên Hiệp Quốc cũng ghi nhận rừng trồng
không ngừng đƣợc mở rộng, hiện đang chiếm tới 7 % diện tích rừng của thế
giới; có 1,7% lực lƣợng lao động của thế giới đang làm việc trong ngành lâm
nghiệp, đóng góp khoảng 8% thu nhập nội địa của cả hành tinh.
Diện tích rừng trồng đã tăng lên nhanh chóng trên phạm vi toàn cầu và
cung cấp khoảng 50% tổng sản lƣợng gỗ trên toàn thế giới. Tổ chức Nông
nghiệp và Lƣơng thực thế giới (FAO) ƣớc tính rằng tổng diện tích rừng trồng
đến năm 2005 khoảng 14 triệu ha (FAO 2006), bình quân mỗi năm tăng
khoảng 3 triệu ha.
Tốc độ rừng biến mất trên toàn thế giới đã chậm lại, phần lớn là nhờ
việc thay đổi từ nạn chặt phá sang việc trồng rừng ở châu Á.
Tại Trung Quốc, Việt Nam, Philippines và Ấn Độ, diện tích rừng phủ cây đã
đƣợc tăng lên.
Rừng cũng tăng lên tại Châu Âu và Bắc Mỹ, nhƣng đang bị thu hẹp lại
ở Châu Phi và Mỹ Latinh, do nhu cầu ngày càng tăng về thực phẩm và gỗ củi.
Các kết quả đƣợc đƣa ra trong bản phúc trình của Tổ chức Lƣơng Nông
của Liên Hợp Quốc (FAO) về Tình trạng rừng trên toàn thế giới.
Các nhóm vận động bảo vệ môi trƣờng cảnh báo rằng cần đặt ƣu tiên
hàng đầu cho các khu rừng già và cho sự đa dạng sinh học ở những nơi này,
nhằm đối phó với tình trạng biến đổi khí hậu và nhu cầu khai thác tài nguyên
ngày càng tăng.
Sự trỗi dậy của châu Á
Bản phúc trình của FAO đƣợc chính thức công bố tại trụ sở chính của
Liên Hợp Quốc tại New York đúng vào lúc khởi đầu Năm Quốc Tế Bảo VệRừng.
Đây là sáng kiến nhằm mục đích nâng cao nhận thức bảo tồn giữa các
chính phủ và các bên liên quan khác.


4


FAO kêu gọi các chính phủ hãy tìm hiểu các hình thức thu lợi từ rừng
mà không cần phải đốn chặt cây.
Rừng hiện nay bao phủ khoảng 40 triệu km vuông, tức là chƣa tới một
phần một phần ba bề mặt trái đất.
Trong thời gian từ 2000 đến 2010, mỗi năm có 52.000 km vuông rừng
bị biến mất. Tuy nhiên, đây đã là một bƣớc tiến bộ đáng ghi nhận so với mức
bị xóa sổ 83.000 km vuông rừng trong thập niên trƣớc đó.
Từ trƣớc tới nay, Châu Âu luôn là khu vực có tỷ lệ tái phủ rừng cao
nhất. Nhƣng nay, châu Á đã qua mặt.
Mức rừng bị biến mất thực sự ở Châu Á trong giai đoạn 1990-2000 nay
đã chuyển thành mức tăng thực sự trong 10 năm sau đó.
Sau ngày Quốc tế về Rừng 21/3 năm nay, một nghiên cứu cho biết ƣớc
tính hiện còn 3.000 tỷ cây xanh trên Trái Đất. Tuy nhiên, theo số liệu công bố
của Ngân hàng Thế giới, Trái Đất đã mất 1,3 triệu km2 rừng từ năm 1990 tới
nay, lớn hơn diện tích quốc gia Nam Phi.
Trong khi vùng Trung Đông và Bắc Phi có tỷ lệ gia tăng diện tích rừng
lớn nhất từ năm 1990 đến 2015, thì khu vực Mỹ Latin, Caribe và tiểu vùng
Sahara châu Phi mất nhiều diện tích rừng nhất, mỗi khu vực giảm 10%.
Khu vực Mỹ Latin và Caribe có diện tích rừng sụt giảm nhiều nhất,
970.000 km2 từ năm 1990 đến 2015. Vùng này có diện tích rừng lớn thứ hai
trên thế giới, chiếm 1/4 tổng diện tích rừng toàn cầu.
Đến năm 2012, hơn 14% diện tích đất trên thế giới đƣợc các quốc gia bảo vệ.
Mỹ Latin và khu vực Caribe dẫn đầu tỷ lệ này, với 21,2% tổng diện tích đất
đƣợc bảo vệ.
Theo Telegraph, thế giới đã mất đi diện tích rừng tƣơng đƣơng 1.000
sân bóng đá mỗi giờ trong 25 năm qua. Các chuyên gia cảnh báo vấn nạn phá
rừng là một vấn đề lớn đối với thế giới do tài nguyên rừng đang bị cạn kiệt
nhanh chóng.



5

Sau ngày Quốc tế về Rừng 21/3 năm nay, một nghiên cứu cho biết ƣớc
tính hiện còn 3.000 tỷ cây xanh trên Trái Đất. Tuy nhiên, theo số liệu công bố
của Ngân hàng Thế giới, Trái Đất đã mất 1,3 triệu km2 rừng từ năm 1990 tới
nay, lớn hơn diện tích quốc gia Nam Phi.
"Rừng đóng vai trò chính trong cuộc chiến chống đói nghèo ở nông
thôn, đảm bảo an ninh lƣơng thực và tạo công ăn việc làm. Và rừng cung cấp
các dịch vụ môi trƣờng quan trọng nhƣ nƣớc và không khí sạch, bảo tồn đa
dạng sinh học và chống biến đổi khí hậu", José Graziano da Silva,

Tổng

giám đốc Tổ chức Nông lƣơng Liên Hợp Quốc cho biết.
"Hƣớng thay đổi đang tích cực, nhƣng con ngƣời cần làm tốt hơn. Thế
giới sẽ không giảm thiểu đƣợc tác động của biến đổi khí hậu và thúc đẩy phát
triển bền vững nếu không bảo vệ rừng và sử dụng nhiều nguồn tài nguyên bền
vững mà rừng mang lại", ông Graziano nhấn mạnh.
-Theo quan điểm về sở hữu, Thomas Enters và Patrick B. Durst (2004)
đã dẫn ra rằng rừng trồng có thể phân theo các hình thức sở hữu sau:
+ Sở hữu công cộng hay sở hữu Nhà nƣớc.
+ Sở hữu cá nhân: Rừng trồng thuộc hộ gia đình, cá nhân, hợp tác xã,
doanh nghiệp và các nhà máy chế biến gỗŒ.
+Sở hữu tập thể: Rừng trồng thuộc các tổ chức xã hội.
2.1.2 Tổng quan về công tác chăm sóc và nghiệm thu rừng trồng tại Việt Nam.
Ở Việt Nam, diện tích rừng cũng tăng lên rất nhanh từ 1 triệu ha năm
1990 lên 2,7 triệu ha năm 2005, nằm trong top 10 các nƣớc (đứng thứ 9 thế
giới và thứ 3 Đông Nam Á) có diện tích rừng lớn nhất thế giới.
Đây là kết quả của sự đổi mới trong chính sách phát triển lâm nghiệp

đã thúc đẩy trồng rừng sản xuất và nâng cao năng lực cạnh tranh trên cơ sở
tận dụng tối đa lợi thế so sánh cấp quốc gia. Những chính sách quan trọng có
thể kể đến là: Luật đất đai, Luật BV-PTR, các Nghị định 01/CP, 02/CP,
163/CP về việc giao đất và cho thuê đất lâm nghiệp. Bên cạnh đó các chính


6

sách đầu tƣ, tín dụng nhƣ Luật khuyến khích đầu tƣ trong nƣớc nhƣ: Nghị
định 43/1999/NĐ-CP, Nghị định 50/1999/NĐ-CP…. Quyết định số
18/2007/QĐ-TTG ngày 05 tháng 02 năm 2007 của Thủ tƣớng Chính phủ phê
duyệt Chiến lƣợc phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2020.
Đồng Nai đƣợc khảo sát tại 2 huyện (Xuân Lộc, Định Quán). Kết quả khảo
sát 20 chủ rừng trồng Keo lai thuần loại và keo lai hỗn giao đƣợc tổng hợp
nhƣ sau: Nhóm đất Xám phù sa cổ 10,45% diện tích; Đất Bazan 7,68% diện
tích; Đất Ferralit xám 81.87% diện tích. Độ sâu tầng đất 50-100cm có 100%
diện tích. Địa hình tƣơng đối bằng phẳng, sử dụng đƣợc cơ giới chiếm
96,92%; Đất ngập úng có 3,08% diện tích.
Trên nền phù sa cổ chiếm khoảng 83.64% diện tích; còn lại là đất nâu
vàng phát triển trên nền đá phiến. Độ sâu tầng đất >50cm có khoảng 82.2%
diện tích, phần còn lại sâu từ 30 Bình Phƣớc, hầu hết rừng Keo lai trồng sản
xuất thuộc Công ty Hải Vƣơng (gần 3.500ha). Khảo sát 722,56 ha trên 03 khu
vực trồng Keo lai là Phú Thành, Minh Đức, Tà Thiết tổng hợp kết quả nhƣ
sau: Đất feralit xám phát-50cm . Địa ha số đất đaình sử dụng đƣợc cơ giới
chiếm 100% .
Đối chiếu phân hạng đất cấp vi mô cho cây Keo lai của Ngô Đình Quế
& cộng sự (2009), thì đng đƣợc trồng rừng sản xuất vùng Đông Nam bộ có
điều kiện lập địa khá thuận lợi. Rửng sẽ có kết quả sinh trƣởng từ khá trở lên.
Vùng Duyên hải miền trung
Bình Định đƣợc khảo sát 20 chủ rừng, tại các huyện Phù Cát, Vân Canh và

khu vực ngoại ô thành phố Qui Nhơn. Kết quả khảo sát đƣợc tổng hợp nhƣ
sau: Nhóm đất Xám chiếm 100% diện tích. Độ sâu tầng đất >50 cm chiếm
100% diện tích. Địa hình tƣơng đối bằng phẳng chiếm 0,12% diện tích, đất
dốc nhƣng sử dụng đƣợc cơ giới chiếm 28,79%; đất dốc không sử dụng đƣợc
cơ giới chiếm 71,09% diện tích.


7

Gia Lai đƣợc khảo sát 20 chủ rừng sản xuất trồng Bạch đàn và Keo lai
ở các huyện Mang Yang, An Khê. Kết quả khảo sát đƣợc tổng hợp nhƣ sau:
Nhóm đất Bazan chiếm 7,08% diện tích, nhóm đất Feralit chiếm 41,03%,
nhóm đất xám chiếm 51,89%. Độ sâu tầng đất từ 50-100cm chiếm gần 100%
diện tích. Địa hình bằng phẳng rất ít, đất dốc sử dụng đƣợc cơ giới 47,58%,
đất dốc không sử dụng đƣợc cơ giới 52,12%. Loại đất không ảnh hƣởng nhiều
đến sinh trƣởng của Bạch đàn Uro. Độ dốc không sử dụng đƣợc cơ giới là yếu
tố bất lợi đối với Bạch đàn Uro Gia Lai.
Nhìn chung, đa số rừng trồng sản xuất vùng Tây Nguyên đƣợc trồng
trên loại đất tƣơng đối phù hợp, độ dày đất khá thuận lợi. Gần 50% diện tích
không sử dụng đƣợc cơ giới là yếu tố không thuận lợi cho Bạch đàn Uro ở
Gia Lai, nhƣng không khó khăn cho Thông 3 lá ở Lâm Đồng. Ngoài ra, độ
dốc cũng sẽ khó khăn cho khai thác và vận chuyển sản phẩm.
Đông bắc bộ
Quảng Ninh đƣợc khảo sát 20 chủ rừng sản xuất trồng Keo lai và Keo
tai tƣợng ở huyện Hoành Bồ. Kết quả khảo sát đƣợc tổng hợp nhƣ sau: Nhóm
đất Feralit chiếm gần 100%. Độ sâu tầng đất <50cm chiếm 38,18%, độ sâu từ
50-100cm chiếm 61,82% diện tích. Địa hình đất dốc không sử dụng đƣợc cơ
giới chiếm đa số 89,09%, đất dốc sử dụng đƣợc cơ giới 10,91%.
Lạng Sơn đƣợc khảo sát 20 chủ rừng sản xuất trồng Keo tai tƣợng ở
các huyện Hữu Lũng. Kết quả khảo sát đƣợc tổng hợp nhƣ sau: Nhóm đất phù

sa chiếm 33,10% diện tích, nhóm đất Feralit chiếm 66,90%. Độ sâu tầng đất
từ <50cm chiếm 66,90%, độ sâu từ 50-100cm chiếm gần 33,10% diện tích.
Địa hình đất dốc không sử dụng đƣợc cơ giới chiếm đa số 75,61%, đất dốc sử
dụng đƣợc cơ giới 24,39%.
Vùng Trung tâm
Phú Thọ đƣợc khảo sát 20 chủ rừng sản xuất trồng Keo tai tƣợng ở Tam
Thanh. Kết quả khảo sát đƣợc tổng hợp nhƣ sau: Nhóm đất Feralit chiếm


8

78,86%, còn lại là đất Phù sa. Độ sâu tầng đất từ <50cm chiếm 27,55% diện
tích, độ sâu từ 50-100cm chiếm gần 50,20% diện tích, còn lại là độ
sâu >100cm. Địa hình đất dốc không sử dụng đƣợc cơ giới chiếm gần 100%
diện tích.
Nhìn chung vùng Đông bắc và Trung tâm rừng sản xuất đƣợc trồng trên
lập địa có tầng đất canh tác mỏng hơn các vùng khác và đa số là đất dốc
không sử dụng đƣợc cơ giới. Các yếu tố này cho thấy vùng Đông bắc không
có nhiều thuận lợi cho trồng rừng sản xuất các loài Keo.
-Hoàng Xuân Tý và các cộng sự (1996)

về nâng cao công nghệ

thâmcanh rừng trồng Bồ Đề , Bạch Đàn, Keo và sử dụng câyhọ Đậu để cải tạo
đất và nâng cao sản lƣợng rừng.
-Phạm Thế Dũng (1998) ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học để
xây dựng mô hình trồng rừng năng suất cao làm nguyên liệu giấy, dăm.
-Đặc biệt, gần đây ĐỗŒ Đình Sâm và các cộng sự (2001) ]đã thực hiện
đề tài độc lập cấp Nhà nƣớc “Nghiên cứu những vấn đề kỹ thuật lâm sinh
nhằm thực hiện có hiệu quả đề án 5 triệu ha rừng và hƣớng tới đóng cửa rừng

tự nhiên”, trong đó đã tập trung nghiên cứu năng suất rừng trồng Bạch Đàn
urophylla, Bạch Đàn trắng camaldulensis và tereticornis, Keo mangium, Keo
lai,... tại vùng Trung tâm Bắc Bộ, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Nghiên cứu
này đã giải quyết khá nhiều các vấn đề về cơ sở khoa học cho thâm canh rừng
trồng nhƣ làm đất, bón phân, phƣơng thức và kỹ thuật trồng,... kết quả đã góp
phần nâng cao năng suất rừng trồng.
-Mai Đình Hồng (1997) , Xây dựng mô hình trồng rừng thâm canh
Bạch Đàn urophylla tại Thanh sơn - Phú Thọ kết quả cho thấy khả năng sinh
trƣởng của cây rừng đạt 18- 25 m³/ha/năm.
-Theo Lê Quang Liên (1991) nghiên cứu di thực và kỹ thuật nhân
giống Luồng Thanh Hoá đã đƣợc Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm lâm


9

sinh Cầu Hai thực hiện từ đầu những năm 1990 và hiện nay cây luồng đã và
đang đƣợc phát triển rộng rãi một số tỉnh MNPB nhƣ Phú Thọ, Hoà Bình,...
và đã trở thành cây cung cấp nguyên liệu có giá trị, cây xoá đói giảm nghèo
cho ngƣời dân miền núi.
-Nguyễn Hữu Vĩnh, Phạm Thị Huyền, Nguyễn Quang Việt (1994) đã
nghiên cứu cơ sở khoa học của phƣơng thức trồng rừng hŒỗn loài Bạch đàn
và Keo lá tràm.
-Nghiên cứu phƣơng thức trồng rừng hỗŒn giao cũng đƣợc nhiều tác
giả quan tâm nhƣ Phùng Ngọc Lan (1986) đã gây trồng rừng hỗŒn loài
Thông đuôi ngựa, Keo lá tràm và Bạch đàn trắng núi Luốt - Xuân Mai.
-Phạm Văn Tuấn (2001) đã xây dựng mô hình rừng trồng công nghiệp
phục vụ nguyên liệu bàng một số dòng Keo lai và Bạch đàn urophylla
kết quả cho thấy Keo lai sinh trƣởng đạt năng suất từ 25 - 30 m³/ha/năm tại
một số vùng (Bầu Bàng - Bình Dƣơng, Sông Mây - Đồng Nai), Bạch đàn sinh
trƣởng đạt 18 - 20 m³/ha/năm ở nhiều vùng thí nghiệm (Vĩnh Phúc, Ba Vì,

Qung Trị...).


10

2.2.Tổng quan về khu vực nghiên cứu
Quá trình hình thành:

Công ty TNHH mô ̣t thành viên Lâm Nghiê ̣p Đông Bắ c tiề n thân là Liên
Hiê ̣p các Xí Nghiê ̣p gỗ tru ̣ mỏ trƣ̣c thuô ̣c Bô ̣ Lâm Nghiê ̣p ,thành lập trên cơ
sở chuyể n đổ i tƣ̀ Công Ty sản xuấ t và cung ƣ́ng gỗ tru ̣ mỏ theo Nghi ̣Đinh
̣ số
113 – HĐBT ngày 26/9/1986 của Hội Đồng Bộ Trƣởng ,để phục vụ cho việc
sản xuất và cung ƣ́ng nguyên liê ̣u cho vùng mỏ Đông Bắ c ( gồ m Quảng Ninh,
Bắ c Thái, Lạng Sơn và Hà Bắc).
- Đế n ngày 4/10/1995 Bô ̣ Lâm Nghiê ̣p có quyế t đinh
̣

667/TCLĐ về

viê ̣c :Thành lập Tổng Công Ty lâm sản Việt Nam, Liên hiê ̣p các Xí Nghiê ̣p gỗ
Trụ Mỏ là đơn vị thành viên.
-Ngày 23/1/1996 ,Bô ̣ Lâm Nghiê ̣p và Phát Triể n Nông Thôn có quyế t
đinh
̣ số 74 NN – TCCB/QĐ về viê ̣c tổ chƣ́c la ̣i các đơn vi ̣thuô ̣c Liên Hiê ̣p
các Xí Nghiệp gỗ trụ mỏ thành Công Ty rừng nguyên liệu Miền

Bắ c trƣ̣c

thuô ̣c Tổ ng Công Ty Lâm Sản Viê ̣t Nam.

- Ngày 18/12/1997 Bô ̣ Nông Nghiê ̣p và Phát Triể n Nông Thôn có quyế t
đinh
̣ số 3308 NN-TCCB/QĐ về viê ̣c đổ i tên Tổ ng Công Ty Lâm Sản Viê ̣t


11

Namthành Tổng Công Ty Lâm Nghiệp Việt Nam , Công Ty rƣ̀ng nguyên liê ̣u
Miề n Bắ c là đơn vi ̣thành viên.
- Ngày 20/1/1999 Bô ̣ Nông Nghiê ̣p và Phát Triể n Nông Thôn có quyế t
đinh
̣ số 232/QĐ BNN/TCCB về viê ̣c đổ i tên Công Ty rƣ̀ng nguyên liê ̣u Miề n
Bắ c thành công ty Lâm nông nghiê ̣p Đông Bắ c trƣ̣c thuô ̣c Tổ ng Công Ty Lâm
Nghiê ̣p Viê ̣t Nam.
- Ngày 13/3/2008 Bô ̣ Nông Nghiê ̣p và Phát Triể n Nông Thôn có quyế t
đinh
̣ số 786/QĐ BNN/ĐMDN về viê ̣c chuyể n công ty Lâm nông nghiê ̣p Đông
Bắ cthành Công ty TNHH mô ̣t thành viên Lâm Nghiê ̣p Đông Bắ c trƣ̣c thuô ̣c
Tổ ng Công Ty Lâm Nghiê ̣p Viê ̣t Nam.
- Và đến nay sau khi cổ phầ n hoá Tổ ng Công Ty Lâm Nghiê ̣p Viê ̣t
Namcông ty cổ phầ n chin
́ h thƣ́c đi vào hoa ̣t đô ̣ng ngày

1/09/2016. Công ty

chúng ta vẫn giƣ̃ nguyên tên Công ty TNHH mô ̣t thành viên Lâm Nghiê ̣p
Đông Bắ c, chi nhánh của Tổ ng Công Ty Lâm Nghiê ̣p Viê ̣t Nam - Công Ty Cổ
Phầ n..
2.2.1. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ.
Hình 2.3.1 Vị trí trên bản đồ của C.ty TNHH một thành viên Đông Bắc,

huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn.
Hữu Lũng là huyện nằm ở phía Tây - Nam của tỉnh Lạng Sơn, có toạ
độ địa lý từ 21023’ đến 21045’ vĩ độ Bắc, từ 106010’ đến 106032’ kinh độ
Đông với diện tích tự nhiên là 806,74 km2.
Ranh giới của huyện:
- Phía Bắc giáp huyện Văn Quan và huyện Bắc Sơn.
- Phía Tây giáp tỉnh Thái Nguyên.
- Phía Tây Nam và Nam giáp tỉnh Bắc Giang.
- Phía Đông giáp huyện Chi Lăng và huyện Lục Ngạn, Lạng Giang tỉnh
Bắc Giang.


12

-Hữu Lũng là một huyện ở vị trí chuyển tiếp giữa vùng Trung du và
miền núi phía Bắc, có đƣờng quốc lộ 1A và đƣờng sắt liên vận Quốc tế chạy
qua theo hƣớng Tây Nam - Đông Bắc, rất thuận tiện cho việc giao lƣu hàng
hoá thƣơng mại, dịch vụ với các tỉnh trong nƣớc, các tỉnh phía Nam Trung
Quốc cũng nhƣ các nƣớc ở phía Bắc Châu Á, tạo điều kiện thuận lợi cho Hữu
Lũng trong việc giao lƣu hàng hóa, tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật công
nghệ tiên tiến vào sản xuất và đời sống, là điều kiện thuận lợi thúc đẩy phát
triển kinh tế - xã hội.
2.2.2 Điều kiện tự nhiên
Địa hình
Huyện Hữu Lũng thuộc vùng núi thấp của tỉnh Lạng Sơn, địa hình
đƣợc phân chia rõ giữa vùng núi đá vôi ở phía Tây Bắc và vùng núi đất ở phía
Đông Nam. Phần lớn diện tích ở vùng núi đá vôi có độ cao 450 - 500m và ở
vùng núi đất có độ cao trên dƣới 100 m so với mặt nƣớc biển. Nhìn chung, địa
hình phức tạp, bị chia cắt bởi các dãy núi đá vôi và các dãy núi đất.
Địa hình núi đá chiếm trên 25% tổng diện tích tự nhiên. Xen kẽ giữa vùng núi

đá là những thung lũng nhỏ địa hình tƣơng đối bằng phẳng, là vùng đất sản
xuất nông nghiệp của cƣ dân. Xen kẽ các vùng núi đất là các dải đất ruộng
bậc thang phân bố theo các triền núi, triền sông, khe suối trong vùng, là vùng
đất sản xuất nông nghiệp đƣợc tạo lập từ nhiều đời nay cung cấp lƣơng thực
cho cƣ dân sinh sống trong vùng.
Khí hậu, thủy văn
Hữu Lũng chịu sự ảnh hƣởng của khí hậu vùng núi phía Bắc, khô lạnh
và ít mƣa về mùa Đông, nóng ẩm, mƣa nhiều về mùa hè. Nhiệt độ không khí
trung bình hàng năm là 22,70C. Tháng 7 có nhiệt độ không khí trung bình cao
nhất là 28,50C. Tháng 01 có nhiệt độ không khí trung bình thấp nhất là 2,50 C.


13

Lƣợng mƣa trung bình năm là 1.488,2mm với 135 ngày mƣa trong năm
và phân bố từ 13 - 17 ngày/tháng, tăng dần từ tháng 5 đến tháng 8. Mùa mƣa
kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10 và chiếm trên 90% lƣợng mƣa cả năm. Mùa
khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau và chiếm trên 9% lƣợng mƣa cả
năm 2,50 C.
Tài nguyên đất
Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 80.674,64 ha chiếm 9,7% diện
tích toàn tỉnh, trong đó diện tích núi đá có 33.056 ha chiếm 40,97% tổng diện
tích của huyện; diện tích đồi núi đất có 45.223 ha chiếm 56,1%. Đa số diện
tích đồi núi của Hữu Lũng thuộc loại địa hình dốc.
Đất đai gồm 9 loại đất, trong đó tập trung chủ yếu vào 4 loại đất chính
đó là: Đất đỏ vàng trên đá sét (Fs) có khoảng 18.691 ha; đất vàng nhạt trên đá
cát (Fq) có khoảng 9.021 ha; đất vàng đỏ trên đá mácma axít (Fa) có khoảng
7.080 ha và đất đỏ nâu trên đá vôi (Fv) có khoảng 4.350 ha.
Về tình hình sử dụng đất, theo điều tra năm 2010 đất nông nghiệp của
huyện là 56.316,67 ha chiếm 69,81% tổng diện tích tự nhiên, trong đó đất sản

xuất nông nghiệp chiếm 25,57%; đất lâm nghiệp chiếm 43,78% tổng diện tích
tự nhiên.
Diện tích đất phi nông nghiệp 6.263,25 ha chiếm 7,76% diện tích tự
nhiên của huyện, trong đó đất chuyên dùng hiện nay là 58%, đất sông suối và
mặt nƣớc chuyên dùng là 23% tổng diện tích đất phi nông nghiệp.
Diện tích đất chƣa sử dụng còn nhiều, khoảng 22,43% tổng diện tích tự nhiên
của huyện trong đó đất bằng chƣa sử dụng là 320,81 ha; đất đồi núi chƣa sử
dụng là 140,33 ha, phân bố ở các xã vùng gò đồi và vùng núi; núi đá không có
rừng cây là 17.633,68 ha chiếm 97,4% tổng diện tích đất chƣa sử dụng. Diện
tích đất chƣa sử dụng của huyện chủ yếu là núi đá không có rừng cây và đất
bằng chƣa sử dụng.


14

Tài nguyên nƣớc
Hệ thống sông, suối, kênh, mƣơng của huyện Hữu Lũng có khoảng
1.427,96 ha gồm có 2 con sông lớn chảy qua là sông Thƣơng và sông Trung.
Sông Thƣơng dài 157 km bắt nguồn từ dãy núi Nà Pá Phƣớc cao 600m gần ga
Bản Thí của huyện Chi Lăng chảy qua huyện theo hƣớng Đông Bắc-Tây Nam
xuôi về tỉnh Bắc Giang. Sông Thƣơng gặp sông Trung chảy từ Thái Nguyên
về ở Na Hoa xã Hồ Sơn. Trong địa bàn của huyện, thung lũng Sông Thƣơng
đƣợc mở rộng trên 30 km. Sông Thƣơng có độ rộng bình quân chỉ 6 m, độ cao
trung bình 176 m, độ dốc lƣu vực 12,5%, lƣu vực dòng chảy trung bình năm
là 6,46 m3/s, lƣu lƣợng vào mùa lũ chiếm khoảng 67,6 - 74,9%, còn mùa cạn
là 25,1 - 32,4%. Sông Thƣơng là nguồn nƣớc chủ yếu phục vụ sản xuất và
sinh hoạt của nhân dân các dân tộc trong huyện.
Sông Trung bắt nguồn từ vùng núi Thái Nguyên chảy qua huyện theo
hƣớng Tây Bắc-Đông Nam đổ vào sông Thƣơng ở phía bờ phải tại thôn Nhị
Hà, xã Sơn Hà. Sông Trung chảy trong vùng đá vôi, thung lũng hẹp, độ dốc

trung bình lƣu vực sông là 12,8%.
Ngoài ra, huyện còn có khoảng 216,69 ha các ao, hồ nhƣ hồ Cai Hiển;
hồ Chiến Thắng; hồ Tổng Đoàn … và ở khắp các xã trong huyện đều có các
con suối lớn, nhỏ chảy quanh các triền khe, chân đồi ven theo các làng, bản,
chân ruộng.
Hệ thống sông, suối, kênh mƣơng cùng các ao hồ của huyện đảm bảo
nguồn cung cấp nƣớc cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn. Hệ
thống sông, suối với địa hình dốc có thể phát triển thuỷ điện nhỏ.
Nguồn nƣớc ngầm của huyện cũng khá dồi dào với chất lƣợng tốt.
Tài nguyên rừng
Huyện Hữu Lũng có diện tích rừng khá lớn. Năm 2014 tổng diện tích
rừng của huyện có khoảng 35.322,96 ha, trong đó rừng tự nhiên là 18.032,7


15

ha, chiếm 51,05%, đất có rừng trồng là 18.032,65 ha, chiếm 48,94% tổng diện
tích rừng của huyện. Rừng của Hữu Lũng trƣớc đây thực vật, động vật đa
dạng, phong phú, nhiều cây dƣợc liệu quý và cây ăn quả đặc sản nổi tiếng.
Năm 2014, tỷ lệ che phủ rừng của huyện Hữu Lũng đạt khoảng 54,3%.
Tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản của Hữu Lũng chủ yếu có: Đá vôi với hàm
lƣợng Cao khoảng 55% là nguyên liệu để sản xuất xi măng, vật liệu xây
dựng... tập trung ở Đồng Tân, Cai Kinh; Yên Vƣợng, Yên Thịnh, Yên Sơn,
Minh Tiến, Đồng Tiến với diện tích khai thác khoảng 544,05 ha; Ngoài ra,
Hữu Lũng còn có một số khoáng sản khác nhƣ mỏ sắt ở Đồng Tiến, diêm tiêu
ở Tân Lập, Thiện Kỵ, phốt phát Vĩnh Thịnh, mỏ bạc Nhật Tiến và các loại cát,
cuội, sỏi cung cấp cho nhu cầu xây dựng của huyện và tỉnh.
Tài nguyên văn hóa - du lịch
Hữu Lũng là huyện miền núi thấp có khí hậu ôn hòa đặc sắc của vùng

núi, lại rất thuận lợi về giao thông, có nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, văn
hóa đa dạng phong phú, lại cách Hà Nội không xa, khoảng 80 km là tiềm
năng, điều kiện tự nhiên quý giá để huyện phát triển mạnh lĩnh vực dịch vụ và
du lịch:
- Trên địa bàn huyện có nhiều dân tộc sinh sống nhƣ dân tộc Tày, Nùng,
Kinh, Hoa, Dao, Sán Chỉ với bản sắc văn hoá riêng, có các làn điệu hát Then,
hát Lƣợn, hát Lƣợn cổ Tày, Nùng; múa Chầu, múa Sƣ Tử... và kiến trúc xây
dựng nhà sàn mang đậm sắc thái của vùng xứ Lạng.
- Hữu Lũng có khá nhiều di tích đình, đền, chùa nhƣ Đền Bắc lệ (xã
Tân Thành); Đền Quan Giám Sát, Đến Chầu Lục (xã Hòa Lạc); Chùa Cã (xã
Minh Sơn); Đền Suối Ngang (xã Hòa Thắng); Đền Phố Vị (xã Hồ Sơn); Đền
Chúa Cà Phê, Đền Voi Xô (xã Hòa Thắng); Đền Ba Nàng (xã Cai Kinh); lễ
hội Chò Ngô (xã Yên Thịnh) ... là những điểm thu hút khách du lịch tâm linh


16

của cả vùng và tỉnh. Ngoài ra các xã, thôn làng đều có những lễ hội riêng với
nhiều hoạt động văn hóa cổ truyền độc đáo.
Hữu Lũng có phong cảnh đẹp của vùng trung du miền núi phía Bắc, có
nhiều địa danh, thắng cảnh trên địa bàn nhƣ Mỏ Heo xã Đồng Tân (có suối
với phong cảnh đẹp); các xã Yên Thịnh, xã Hữu Liên môi trƣờng và phong
cảnh đẹp, có nhà sàn, suối nƣớc, rừng cây; xã Tân Lập có hang Dơi, hang Thờ,
hang Đèo Thạp; xã Thiện Kỳ có hang Rồng... đều là những điểm có thể phát
triển các loại hình du lịch nhƣ du lịch sinh thái, du lịch làng nghề, du lịch leo
núi, du lịch nghỉ ngơi an dƣỡng, mua sắm kết hợp tổ chức hội nghị, hội thảo....
Khi đƣợc đầu tƣ xây dựng và tuyên truyền quảng bá tốt, Hữu Lũng sẽ thu hút
đƣợc nhiều du khách, phát triển mạnh lĩnh vực dịch vụ và du lịch.
2.2.3 Đơn vị hành chính
Huyện Hữu Lũng có 26 đơn vị hành chính gồm 1 thị trấn Hữu Lũng và

25 xã. Trung tâm huyện lỵ đặt tại thị trấn Hữu Lũng, cách thành phố Lạng
Sơn 70 km về phía Nam.
2.2.4 Dân cư văn hóa
Tổng dân số trên địa bàn huyện Hữu Lũng năm 2013 là 114.860 ngƣời,
bằng 15,29% dân số của tỉnh Lạng Sơn, mật độ dân số 142 ngƣời/km2.
Có 07 dân tộc chủ yếu cùng chung sống hoà thuận là Nùng, Kinh, Tày,
Dao, Hoa, Cao Lan, Sán Dìu...; trong đó dân tộc Nùng chiếm 52,3%, dân tộc
Kinh 38,9%; dân tộc Tày 6,6%, dân tộc Cao Lan chiếm 1,23%, dân tộc Dao
chiếm 0,44%, dân tộc Hoa chiếm 0,14%, còn lại các dân tộc khác chiếm 0,39%
dân số toàn huyện.
2.2.4 Cơ sở hạ tầng và giao thông vận tải
Các công trình cơ sở hạ tầng phát triển, đƣờng giao thông thuận lợi.
Hệ thống đƣờng tỉnh,huyện: Nâng cấp, cải tạo, cứng hóa các tuyến
đƣờng tỉnh qua trung tâm các xã tạo điều kiện phát triển khu vực nông thôn,
đồng thời đảm bảo hoàn thành tiêu chí giao thông các xã điểm.


17

Hoàn thành đầu tƣ, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật Khu dân cƣ trung tâm thị
trấn Hữu Lũng (đối diện khu Hồ huyện), tuyến đƣờng nội thị đi qua trung tâm
thị trấn Hữu Lũng.
Hạ tầng thƣơng mại: Tăng cƣờng đầu tƣ phát triển hạ tầng thƣơng mại,
cải tạo, nâng cấp hệ thống chợ nông thôn, chợ đầu mối, tạo cơ sở vật chất cho
phát triển thƣơng mại. Phấn đấu đến năm 2020 đầu tƣ nâng cấp, cải tạo 03
chợ: Chợ trung tâm thị trấn Hữu Lũng, chợ xã Vân Nham, Chợ xã Yên Thịnh.
Đầu tƣ xây dựng mới 01 cửa hàng xăng dầu.



×