Tải bản đầy đủ (.docx) (46 trang)

giáo án lớp 2 tuần 1 bản mới nhất có tích hợp kỹ năng sống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (215.81 KB, 46 trang )

Thứ hai, ngày 27 tháng 8 năm 2018
TẬP ĐỌC
Tiết 1, 2: CÓ CÔNG MÀI SẮT, CÓ NGÀY NÊN KIM.

-

-

-

I. MỤC TIÊU
- Đọc đúng, rõ ràng toàn bài; biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm
từ.
- Hiểu lời khuyên từ câu chuyện: Làm việc gì cũng phải kiên trì, nhẫn nại mới thành
công. (trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa)
- GDKNS: Giáo dục học sinh chăm chỉ, siêng năng và kiên trì trong học tập, lao động.
II. CHUẨN BỊ
- Giáo viên:
+ Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
+ Bảng phụ ghi sẵn câu văn cần luyện đọc.
- Học sinh: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Tiết 1:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động (1’)
- HS hát
2. Kiểm tra bài cũ (3’)
Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh.
3. Bài mới (31’)
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới (3’)


- GV treo tranh và hỏi: Tranh vẽ những ai? Họ
- HS trả lời.
đang làm gì?
+ Tranh vẽ một bà cụ già và một cậu bé. Bà cụ
đang mài một cục gì đó, bà vừa mài vừa trò
chuyện với cậu bé.
- Để biết bà cụ đang làm gì và nói gì với cậu bé,
chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu qua bài tập đọc
ngày hôm nay: “Có công mài sắt, có ngày nên
kim”.
- GV ghi tựa bài lên bảng.
- HS nhắc lại tựa bài theo tổ
Hoạt động 2: Luyện đọc đoạn 1, 2 (20’)
 Mục tiêu: HS đọc đúng câu, từ, đoạn và
hiểu nghĩa của các từ ngữ mới.
- GV đọc mẫu toàn bài.
- HS đọc
- GV gọi 1 HS khá đọc lại toàn bài
- GV yêu cầu HS đọc nối tiếp từng câu trong mỗi - HS đọc nối tiếp.
đoạn.
- HS đọc theo cá nhân, tổ, lớp.
1


- Ghi các từ khó đọc lên bảng: quyển, nguệch
ngoạc, mải miết, nắn nót...
- GV treo bảng phụ hướng dẫn ngắt đoạn câu văn
dài:
+ Mỗi khi cầm quyển sách,/ cậu chỉ đọc vài
dòng/ đã ngáp ngắn ngáp dài,/ rồi bỏ dở.//

- GV yêu cầu HS đọc nối tiếp theo từng đoạn.
- GV gọi HS đọc to chú thích các từ khó hiểu
trong SGK
- GV chia lớp thành 8 nhóm luyện đọc. Hướng
dẫn thêm cho các nhóm đọc chưa tốt.
- GV tổ chức cho các nhóm đọc thi đua.
- GV nhận xét và tuyên dương nhóm đọc bài tốt
nhất.
- Cả lớp đọc đồng thanh.
Hoạt động 3: Tìm hiểu bài (8’)
 Mục tiêu: HS trả lời được câu hỏi liên quan
đến nội dung đoạn 1, 2.
- GV gọi HS đọc to đoạn 1
- GV gọi HS đọc câu hỏi 1:
+ Lúc đầu, cậu bé học hành thế nào?
Cậu bé không chăm chỉ học hành: Mỗi khi cầm
quyển sách, cậu chỉ đọc vài dòng đã ngáp ngắn
ngáp dài, rồi bỏ dở. Những lúc tập viết, cậu
cũng chỉ nắn nót được mấy chữ đầu, rồi lại viết
nguệch ngoạc, trông rất xấu.
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi
2 trong sách.
+ Cậu bé thấy bà cụ đang làm gì?
Bà cụ đang cầm thỏi sắt mải miết mài vào tảng
đá.
+ Bà cụ mài thỏi sắt vào tảng đá để làm gì?
Để làm thành một cái kim khâu.
+ Cậu bé có tin là từ thỏi sắt có thể mài thành 1
cái kim nhỏ không?
Cậu bé không tin.

+ Câu nào cho thấy cậu bé không tin?
Cậu bé có thái độ ngạc nhiên hỏi: “Thỏi sắt to
như thế, làm sao bà mài thành kim được?”
- Vậy bà cụ đã nói những gì để cậu bé tin tưởng
bà, chúng ta sẽ cùng nhau bước sang đọc và tìm

- HS đọc theo dãy ngang.

- HS đọc nối tiếp.
- HS đọc chú thích.
- HS luyện đọc theo nhóm
- HS thi đua.
- HS đọc.

- HS đọc
- HS đọc
- HS trả lời

- HS trả lời
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS trả lời

2


hiểu đoạn 3, 4.
Tiết 2
- Hoạt động 4: Luyện đọc đoạn 3,4 (20’)
 Mục tiêu: HS đọc đúng câu, từ, đoạn và

hiểu nghĩa của các từ ngữ mới.
- GV đọc mẫu 1 lần
- GV yêu cầu HS đọc nối tiếp từng câu trong mỗi
đoạn.
- Ghi các từ khó đọc lên bảng: ôn tồn, giảng giải,
quay...
- GV yêu cầu HS đọc nối tiếp theo từng đoạn.
- GV treo bảng phụ hướng dẫn ngắt đoạn câu
văn dài:
+ Mỗi ngày mài/ thỏi sắt nhỏ đi một ít,/ sẽ có
ngày/ nó thành kim.// Giống như cháu đi học,/
mỗi ngày cháu học một tí,/ sẽ có ngày cháu
thành tài.//
- GV gọi HS đọc to chú thích các từ khó hiểu
cuối bài. Giải thích thêm một số từ.
- GV cho lớp luyện đọc theo nhóm. Hướng dẫn
thêm cho các nhóm đọc chưa tốt.
- GV tổ chức cho các nhóm đọc thi đua.
- GV nhận xét và tuyên dương nhóm đọc bài tốt
nhất.
- Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 3, 4.
Hoạt động 5: Tìm hiểu bài (7’)
 Mục tiêu: HS trả lời được câu hỏi 3, 4, hiểu
được nội dung bài và ý nghĩa của câu tục
ngữ Có công mài sắt có ngày nên kim.
- GV gọi HS đọc đoạn 3, 4
- GV cho HS đọc câu hỏi 3: Bà cụ giảng giải như
thế nào?
Mỗi ngày mài thỏi sắt nhỏ đi một tí, sẽ có ngày
nó thành kim. Giống như cháu đi học, mỗi ngày

cháu học một ít, sẽ có ngày cháu thành tài.
- Theo em bây giờ cậu bé đã tin bà cụ chưa? Vì
sao?
Cậu bé đã tin lời bà cụ nên mới quay về nhà
học hành chăm chỉ.
- Câu chuyện này khuyên chúng ta điều gì?

- HS đọc
- HS đọc
- HS đọc

- HS đọc
- Các nhóm luyện đọc
- Các nhóm thi đua
- Cả lớp đọc

- HS đọc
- HS trả lời

- HS trả lời

- HS trả lời
3


Khuyên chúng ta phải biết nhẫn nại và kiên trì,
không được ngại khó khăn thì mới thành công.
- GDKNS.
Hoạt động 6: Luyện đọc lại (6’)
 Mục tiêu: HS ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, biết

nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết, biết
đọc diễn cảm toàn bài.
- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm, chú ý giọng
điệu của từng nhân vật.
- GV cho HS thi đọc phân vai theo nhóm 3.
- GV nhận xét, bình chọn cá nhân và nhóm đọc
tốt.
4. Củng cố, dặn dò: (2’)
- Em thích nhất nhân vật nào trong bài? Vì sao?
+ Em thích bà cụ vì bà cụ nhẫn nại kiên trì làm
việc đến cùng và bà đã dạy cậu bé tính nhẫn nại
kiên trì.
+ Em thích cậu bé vì cậu bé hiểu được chỗ sai
của mình và quyết định sửa sai.
- Dặn dò HS luyện đọc nhiều lần và trả lời câu
hỏi cuối bài.
- Nhận xét tiết học

- HS đọc
- HS thi đua

- HS trả lời

Rút kinh
nghiệm: ............................................................................................................................
...........................................................................................................................................
................. .........................................................................................................................
...........................................................................................................................................
.................... ......................................................................................................................
...........................................................................................................................................

....................... ...................................................................................................................
...........................................................................................................................................
.......................... ................................................................................................................
...........................................................................................................................................
............................. .............................................................................................................
...........................................................................................................................................
................................

4


TOÁN
TIẾT 1: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100
I. MỤC TIÊU:
- Biết đếm, đọc, viết các số đến 100.
- Nhận biết được các số có một chữ số, các số có hai chữ số; số lớn nhất, số bé nhất
có một chữ số; số lớn nhất, số bé nhất có hai chữ số; số liền trước, số liền sau.
- Làm bài tập: 1, 2, 3.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Bảng kẻ bài 1a; bảng ô vuông ghi nội dung bài tập 2a
- Học sinh: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
1. Khởi động (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (2’)
Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh.
3. Bài mới (28’)
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới (3’)
- Ở năm học lớp 1, các em được học đến số nào?
- Trong bài học đầu tiên của môn toán lớp 2,

chúng ta sẽ cùng nhau ôn tập về các số trong
phạm vi 100.
- GV ghi tựa bài lên bảng.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập
(25’)
 Mục tiêu:
- HS ôn lại cách đọc, viết các số đến 100.
- Nhận biết được các số có một chữ số, các số
có hai chữ số; số lớn nhất, số bé nhất; số liền
trước, số liền sau.
Bài 1: Củng cố về số có một chữ số.
- Gọi HS nêu yêu cầu bài
- GV hướng dẫn HS nêu các số có một chữ số:
0,1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9.
- Gọi HS đọc xuôi từ 0 đến 9 và đọc ngược từ 9
đến 0
- Gọi 2 HS lên bảng làm câu b và c.
- GV sửa bài, nhận xét.
Kết luận:
+ Có 10 số có 1 chữ số: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9.
+ Số bé nhất có một chữ số: 0

Hoạt động của HS
- HS hát

- HS trả lời

- HS nhắc lại tựa bài

- HS nêu yêu cầu bài tập 1

- HS nêu
- HS đọc
- HS trình bày câu b, c vào vở.
- HS lắng nghe.

5


+ Số lớn nhất có một chữ số: 9
Bài 2: Củng cố về số có hai chữ số.
- Gọi HS nêu yêu cầu bài
- Gọi HS đọc nối tiếp theo dãy lần lượt các số có
hai chữ số từ 10 đến 99.
- Gọi 2 HS lên bảng làm câu b và c.
- GV sửa bài, nhận xét
Kết luận:
+ Số bé nhất có hai chữ số: 10
+ Số bé nhất có một chữ số: 99
Bài 3: Củng cố về số liền trước, số liền sau
- Gọi HS nêu yêu cầu bài và làm bài.

- HS đọc; cả lớp đọc thầm
- HS đọc từng số nối tiếp nhau.
- HS làm

- 4 HS nêu 4 yêu cầu
- HS tự làm vào vở Toán.
- HS kiểm tra chéo trong vở, chấm
kết quả.
- Các cặp khác nhận xét


- Các cặp cử đại diện báo cáo kết quả (gọi 4
cặp):
+ Số liền sau số 39 là số 40
+ Số liền trước số 90 là số 89
+ Số liền trước số 99 là số 98
+ Số liền sau số 99 là số 100
- GV nhận xét.
4. Củng cố, dặn dò (4’)
- HS tham gia trò chơi.
Trò chơi “Hái hoa dân chủ”
- Cách chơi: Mỗi tổ cử 5 bạn chơi. Mỗi đội chơi
được phát nhiều cánh hoa có ghi sẵn các số ngẫu
nhiên từ 1 đến 100. Khi câu hỏi được nêu lên,
các đội nhanh chóng tìm ra 5 cánh hoa để ghép
thành bông hoa tươi thắm nhất. Đội nào ghép
đúng kết quả nhanh nhất và ghép được bông hoa
đẹp nhất là đội thắng cuộc.
- GV tổ chức cho lớp chơi trò chơi
- Cả lớp cùng nhận xét, GV tuyên dương các đội
và thưởng cho đội chiến thắng.
- Giáo viên chốt lại những phần chính trong tiết
dạy.
- Chọn vở bạn viết đúng, trình bày sạch, đẹp, cho
cả lớp xem.
- Yêu cầu HS về nhà xem lại bài.
- Nhận xét tiết học.
6



Rút kinh
nghiệm: ............................................................................................................................
...........................................................................................................................................
................. .........................................................................................................................
...........................................................................................................................................
.................... ......................................................................................................................
...........................................................................................................................................
....................... ...................................................................................................................
...........................................................................................................................................
.......................... ................................................................................................................
...........................................................................................................................................
............................. .............................................................................................................
...........................................................................................................................................
................................

7


Thứ ba, ngày 28 tháng 8 năm 2018
CHÍNH TẢ (Tập chép)
Tiết 1: CÓ CÔNG MÀI SẮT, CÓ NGÀY NÊN KIM.
I. MỤC TIÊU
- Chép lại chính xác 2 câu trong bài chính tả "Có công mài sắt, có ngày nên kim”.
Trình bày đúng 2 câu văn xuôi. Không mắc quá 5 lỗi trong bài.
- Làm được các bài tập 2, 3, 4.
- GDKNS: Giáo dục tính cẩn thận, chính xác khi HS viết bài.
II. CHUẨN BỊ
- Giáo viên:
+ Bảng phụ viết bài mẫu “Có công mài sắt, có ngày nên kim”.
+ Phiếu viết nội dung bài tập 3

- Học sinh: Vở Tiếng Việt, bảng con
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động (1’)
- Hát
2. Kiểm tra bài cũ (2’)
Kiểm tra vở học sinh, bảng con, bút.
3. Bài mới (31’)
Hoạt động 1: Giới thiệu bài (1’)
- GV ghi tên bài lên bảng.
- HS nhắc lại tên bài theo tổ.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tập chép (20’)
 Mục tiêu: HS chép đúng bài chính tả.
Viết hoa đầu câu và sau dấu chấm.
* Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- HS quan sát, lắng nghe
- GV giới thiệu và đọc bài chính tả trên bảng
phụ.
- HS đọc lại
- Hướng dẫn HS nắm nội dung bài viết qua các
câu hỏi gợi ý.
- HS trả lời
+ Đoạn này chép từ bài nào?
+ Đoạn chép này là lời của ai nói với ai?
+ Bà cụ nói gì?
* Hướng dẫn HS nhận xét:
- HS trả lời
- GV hướng dẫn HS nhận xét cách trình bày
như:

+ Đoạn chép có mấy câu?
+ Cuối mỗi câu có dấu gì?
+ Những chữ nào được viết hoa?
* Hướng dẫn HS viết từ khó:
- HS luyện viết bảng: mài, ngày,
8


- Hướng dẫn HS viết các từ khó vào bảng con:
mài, ngày, cháu, sắt.
* Hướng dẫn HS viết bài chính tả:
- Hướng dẫn HS chép bài vào vở. Nhắc nhở HS
chú ý cách lùi dòng, tư thế ngồi, cách cầm bút.
* Hướng dẫn HS chấm và chữa lỗi bài:
- GV đọc bài chính tả cho cho HS tự soát lại lỗi
trong bài của mình.
- Chấm nhanh 5 - 7 bài và cho HS viết lỗi sai
bên dưới.
- Nhận xét về bài viết của HS
- GDKNS.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập (10’)
 Mục tiêu:
- HS điền đúng vào chỗ trống c hay k.
- Nắm được thứ tự 9 chữ cái đầu tiên và cách
đọc.
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Hướng dẫn HS làm bài vào vở bài tập.
- Gọi 4 HS lên bảng làm
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng

Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài
- Cho HS ghi những chữ còn thiếu vào vở BT
- Gọi HS nối tiếp nhau lên bảng điền chữ còn
thiếu.
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
Bài 4:
- Tổ chức cho HS học thuộc bảng chữ cái ở bài
tập 3 (a, ă, â, b, c, d, đ, e, ê)
- Lưu ý HS cách ghi và cách đọc chữ cái
4. Củng cố, dặn dò: (1’)
- Nhắc HS khắc phục những thiếu sót trong phần
chuẩn bị đồ dùng học tập, tư thế ngồi, cách cầm
bút.
- Nhận xét tiết học.

cháu, sắt.
- HS viết
- HS gạch chân từ viết sai, viết từ
đúng bằng bút chì.
- HS lắng nghe

- HS đọc
- HS làm bài

- HS đọc
- HS làm bài trong vở và bảng lớp

- HS học thuộc


Rút kinh
nghiệm: ............................................................................................................................
...........................................................................................................................................
9


................. .........................................................................................................................
...........................................................................................................................................
.................... ......................................................................................................................
...........................................................................................................................................
....................... ...................................................................................................................
...........................................................................................................................................
.......................... ................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...............................

10


TOÁN
Tiết 2: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 (tiếp theo)
I. MỤC TIÊU
- Biết viết số có hai chữ số thành tổng của số chục và số đơn vị, thứ tự của các số.
- Biết so sánh các số trong phạm vi 100
- Làm bài tập: 1, 3, 4, 5.
II. CHUẨN BỊ
- Giáo viên: Kẻ bảng của bài tập 1; 2 phiếu bài tập 5
- Học sinh: Bảng con, vở.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
1. Khởi động (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (3’)
- Trò chơi: Đoán số nhanh: GV nêu cách chơi:
GV nêu số liền trước hoặc số liền sau của 1 con
số rồi mời HS bất kì trả lời. Tiếp tục HS đó sẽ
mời 1 bạn khác trả lời câu hỏi của mình. Các
bạn làm sai sẽ phải hát 1 bài.
- Nhận xét phần thi của HS
3. Bài mới (30’)
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới (2’)
- Ôn tập các số đến 100 (tiếp theo)
- GV ghi tựa bài lên bảng.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập (28’)
 Mục tiêu:
- HS biết viết số có hai chữ số thành tổng của
số chục và số đơn vị, thứ tự của các số.
- HS biết so sánh các số trong phạm vi 100
Bài 1: Củng cố về đọc, viết, phân tích số.
- Gọi HS nêu yêu cầu bài
- Gọi 3 HS lên bảng ghi kết quả

- GV kết luận chung.
Bài 3 : So sánh các số
- Gọi HS nêu yêu cầu bài

Hoạt động của HS
- Trò chơi “Mẹ đi chợ”
- HS thực hiện, lưu ý lắng nghe

để biết các bạn trả lời đúng hay
sai.

- HS nhắc lại tựa bài

- HS nêu yêu cầu bài tập 1.
- 3 HS làm trên bảng lớp; Cả lớp
làm bảng con.
36= 30 + 6
71= 70 + 1
94= 90 + 4
- HS nhận xét.
- HS nêu yêu cầu bài tập 3
11


- GV nêu cách thực hiện, cho HS làm vào vở.
- Gọi HS lên bảng sửa bài.
- GV sửa bài, nhận xét.
- GV kết luận.
Bài 4:
- Gọi HS nêu yêu cầu bài.
- Yêu cầu HS nêu cách viết theo thứ tự, cho HS
tự làm bài vào vở.
- Gọi 2 HS lên bảng làm.
- GV sửa bài, nhận xét.
- GV kết luận.
Bài 5:
- Gọi HS nêu yêu cầu bài
- Thi tiếp sức điền nhanh số thích hợp vào ô

trống. ( 2 nhóm)
- GV sửa bài
- GV tuyên dương nhóm làm đúng và nhanh
- GV kết luận.
4. Củng cố, dặn dò (1’)
- Nhắc HS về nhà xem lại bài.
- Nhận xét tiết học.

- HS làm.

- Nêu yêu cầu bài.
- HS làm bài vào vở.

- HS nêu yêu cầu bài
- 2 nhóm HS điền số trên bảng;
các nhóm khác theo dõi
- Các nhóm khác nhận xét

- HS lắng nghe

Nhận xét tiết
học: ...................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
.......... ................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
............. .............................................................................................................................
...........................................................................................................................................
................ ..........................................................................................................................
...........................................................................................................................................
................... .......................................................................................................................

...........................................................................................................................................
...................... ....................................................................................................................
...........................................................................................................................................
.........................

12


KỂ CHUYỆN
Tiết 1: CÓ CÔNG MÀI SẮT, CÓ NGÀY NÊN KIM
I. MỤC TIÊU
- Dựa vào tranh và gợi ý dưới mỗi tranh kể lại từng đoạn của câu chuyện.
- GDKNS: HS biết kiên trì, nhẫn nại mới thành công trong công việc.
II. CHUẨN BỊ
 Giáo viên: Tranh minh họa của SGK
 Học sinh: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
1. Khởi động (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (2’)
- Kiểm tra đồ dùng HS
3. Bài mới (30’)
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới (3’)
- Tiết tập đọc hôm qua chúng ta vừa học câu
chuyện gì? Qua đó em rút ra được bài học gì?
- Tiết kể chuyện hôm nay chúng ta sẽ nhìn tranh
để kể lại từng đoạn câu chuyện và thi xem ai kể
lại toàn bộ câu chuyện hay nhất nhé.
- GV ghi tựa bài lên bảng.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS kể chuyện (27’)

 Mục tiêu:
- HS biết kể lại từng đoạn câu chuyện
- Một số HS kể được toàn bộ câu chuyện
* GV hướng dẫn HS quan sát tranh và cho HS
kể theo câu hỏi gợi ý.
Kể đoạn 1 theo tranh
GV đặt câu hỏi:
+ Cậu bé làm việc gì cũng thế nào?
+ Khi đọc sách, cậu đọc như thế nào?
+ Khi tập viết thì sao?
Kể đoạn 2 theo tranh
GV đặt câu hỏi:
+ Cậu bé nhìn thấy ai?
+ Bà cụ đang làm gì?
+ Cậu bé hỏi bà cụ điều gì?
+ Bà cụ trả lời như thế nào?
+ Cậu bé có thái độ như thế nào?
Kể đoạn 3 theo tranh

Hoạt động của HS
- HS hát

- HS trả lời.

- HS nhắc lại tựa bài

- HS trả lời.

- HS trả lời.


13


GV đặt câu hỏi:
+ Bà cụ đã nói gì với cậu bé?
Kể đoạn 4 theo tranh
GV đặt câu hỏi:
+ Cậu bé làm gì sau khi nghe bà cụ giảng giải?
* GV chia lớp thành 8 nhóm. Các thành viên
lần lượt kể trong nhóm.
- GV theo dõi giúp đỡ các nhóm còn khó khăn.
- Các nhóm thi kể trước lớp.

- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS tiếp nối nhau dựa vào tranh
kể từng đoạn của câu chuyện
trong nhóm, mỗi người kể 1
đoạn. Các thành viên trong nhóm
theo dõi, nhận xét.
- Các nhóm xung phong thi kể.
Các nhóm còn lại nhận xét.
- HS xung phong.

* GV gọi HS kể theo phân vai.
* GV mời cá nhân kể toàn bộ câu chuyện.
- Trong quá trình HS kể, GV theo dõi, chỉnh sửa - Lớp nhận xét.
cho các em.
- GV hướng dẫn nhận xét:
+ Về nội dung: Kể đủ ý chưa, kể có đúng trình

tự không?
+ Về cách diễn đạt: kể có tự nhiên không, có
biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt chưa?
- Tuyên dương, khen các nhóm hoặc cá nhân kể
tốt.
- GV hỏi:
- HS trả lời.
+ Câu chuyện muốn nói với các em điều gì?
+ Em học tập được điều gì từ câu chuyện trên?
- GDKNS.
4. Củng cố, dặn dò (2’)
- Dặn HS về nhà tập kể lại câu chuyện.
- HS lắng nghe.
- Nêu các ưu điểm và khuyết điểm HS còn mắc
phải.
- Nhận xét tiết học.
Rút kinh
nghiệm: ............................................................................................................................
...........................................................................................................................................
................. .........................................................................................................................
...........................................................................................................................................
.................... ......................................................................................................................
...........................................................................................................................................
....................... ...................................................................................................................
...........................................................................................................................................
..........................
14


15



Thứ tư, ngày 29 tháng 8 năm 2018
Tiết 3: TẬP ĐỌC
TỰ THUẬT
I. MỤC TIÊU:
- Đọc đúng và rõ ràng toàn bài; biết nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các dòng, giữa phần
yêu cầu và phần trả lời ở mỗi dòng.
- Nắm được những thông tin chính về bạn học sinh trong bài. Bước đầu có khái niệm
về một bản tự thuật (lí lịch), (trả lời được các câu hỏi trong SGK)
- GDKNS: HS biết tự giới thiệu về bản thân mình
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Bảng phụ ghi rõ câu hỏi tự thuật
- Học sinh: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động: (1’)
- Trò chơi “Đi chợ”
2. Kiểm tra bài cũ: (4’)
- Gọi HS đọc đoạn 1, 2 và tìm những từ ngữ cho - HS thực hiện
thấy cậu bé rất lười biếng.
- Gọi HS đọc đoạn 3, 4 và nêu bài học rút ra từ
- HS thực hiện
câu chuyện.
- GV nhận xét
3. Bài mới (27’)
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới (3’)
- GV cho HS xem tranh trong SGK.
- HS quan sát

- Đây là một bạn HS. Trong bài học hôm nay
chúng ta sẽ nghe bạn ấy tự kể về mình. Những
lời tự kể như thế được gọi là “Tự thuật”. Qua lời
tự thuật của bạn, chúng ta sẽ biết được bạn tên
gì? ở đâu? và nhiều thông tin khác về bạn nữa.
- GV ghi tựa bài lên bảng
- HS nhắc lại theo tổ
Hoạt động 2: Luyện đọc (10’)
 Mục tiêu: HS đọc đúng, rõ ràng và hiểu
được các từ ngữ mới.
- 1 HS khá đọc lại
- GV đọc mẫu toàn bài. Giọng đọc to, rõ ràng,
ngắt nghỉ ngơi phù hợp.
- HS đọc nối tiếp từng câu
- Cho HS đọc nối tiếp từng câu trước lớp
- GV hướng dẫn HS luyện đọc, theo dõi sửa sai
cho HS.
- Luyện đọc từ khó: nữ, xã, tỉnh, tiểu học, quê
- HS phát hiện từ khó đọc
quán, Hàn Thuyên, Hoàn Kiếm.
16


- Hướng dẫn HS đọc từng đoạn trước lớp: Câu
dài cần biết nghỉ hơi đúng:
VD: Họ và tên: // Bùi Thanh Hà
Nam, nữ: // Nữ
- Gọi HS đọc chú thích trong SGK. Giới thiệu
về mối quan hệ giữa các đơn vị hành chính:
Thành phố -> quận/ huyện -> phường/ xã

- Chia lớp thành 8 nhóm. Tổ chức cho HS luyện
đọc theo nhóm
- Tổ chức cho các nhóm thi đọc
- GV nhận xét và khen nhóm đọc tốt nhất
- Gọi HS đọc toàn bài.
Hoạt động 3: Tìm hiểu bài (10’)
 Mục tiêu: HS hiểu được nội dung bài, trả
lời đúng các câu hỏi. Biết tự thuật về bản
thân.
- Gọi 1 HS đọc toàn bài
- Cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi 1: Em biết
những gì về bạn Thanh Hà?
+ Họ tên, nam hay nữ, ngày sinh, nơi sinh, quê
quán, nơi ở hiện nay, lớp, trường.
- Gọi HS nêu câu hỏi 2: Nhờ đâu em biết rõ về
bạn Thanh Hà như vậy?
+ Nhờ bản tự thuật của bạn.
- Mở rộng: Ngoài các phần trong bản tự thuật
này, chúng ta có thể nói thêm về Sở thích, Ưu
điểm,... của bản thân.
- Tổ chức trò chơi “Em làm phóng viên” để
phỏng vấn các bạn theo gợi ý trên bảng phụ.
- GV nhận xét
- GDKNS.
Hoạt động 4: Luyện đọc lại (4’)
 Mục tiêu: HS đọc bài trôi chảy, ngắt nghỉ
đúng chỗ.
- GV cho HS đọc lại toàn bài. Hướng dẫn nhắc
nhở HS những lỗi sai
- Bình chọn và tuyên dương các HS đọc to, rõ

ràng.
4. Củng cố, dặn dò (3’)
- Tự thuật là gì?
+ Tự thuật là giới thiệu về bản thân

- 4 HS đọc nối tiếp từng đoạn
trong bài.
- HS đọc
- HS luyện đọc
- HS thi đọc
- HS đọc

- HS đọc
- HS trả lời

- HS trả lời

- HS thực hiện theo nhóm đôi và
thi phỏng vấn trước lớp

- HS đọc

- HS trả lời
17


- Khi nào viết tự thuật?
+ Khi cần giới thiệu cho người khác biết về bản
thân mình; HS viết sơ yếu lý lịch cho nhà
trường...

- Giáo viên chốt lại những phần chính trong bản
tự thuật
- Dặn HS tự viết 1 bản tự thuật (theo mẫu)
- Nhận xét tiết học.

- HS trả lời

- HS nghe để về nhà thực hiện

Rút kinh
nghiệm: ............................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
................... .......................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
........................ ..................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
............................

18


TOÁN
Tiết 3: SỐ HẠNG - TỔNG
I. MỤC TIÊU
- Biết số hạng; tổng

- Biết thực hiện phép cộng các số có hai chữ số không nhớ trong phạm vi 100.
- Biết giải bài toán có lời văn bằng một phép cộng.
- Làm bài tập: 1, 2, 3.
II. CHUẨN BỊ
- Giáo viên: Kẻ bảng của bài tập 1.
- Học sinh: Bảng con, que tính.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
1. Khởi động (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (3’)
- Gọi 3 HS lên bảng, cả lớp làm bảng con: viết các
số : 42, 98, 61, 88 theo mẫu:
42 = 40 + 2
- GV nhận xét.
3. Bài mới (30’)
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới (2’)
- Giới thiệu bài: Số hạng - Tổng
- GV ghi tựa bài lên bảng.
Hoạt động 2: Giới thiệu Số hạng - Tổng (10’)
 Mục tiêu: HS nhận biết và gọi tên các thành
phần của phép cộng.
- GV ghi lên bảng phép cộng:
35 + 24
= 59
Số hạng Số hạng
Tổng
- GV chỉ từng số trong phép cộng và nêu:

35 gọi là Số hạng


24 gọi là Số hạng

59 gọi là Tổng
- GV gọi HS nhắc lại.
- GV viết phép cộng theo cột dọc
Số hạng
- Trong phép cộng 35 + 24
Sốcũng
hạnggọi là tổng.
Tổng
- GV giới thiệu phép cộng: 53 + 25 = 78
- GV yêu cầu HS nêu tên các thành phần của phép

Hoạt động của HS
- HS hát.
- Cả lớp thực hiện.
- HS nhận xét bài của bạn

- HS nhắc lại tựa bài

- HS nhắc lại.
- HS theo dõi

19


cộng.
Hoạt động 3: Luyện tập (18’)
 Mục tiêu: HS giải đúng các bài toán.
Bài 1:

- Gọi HS nêu yêu cầu bài
- GV hướng dẫn HS nêu cách làm: Muốn tính
tổng ta phải làm thế nào?
Muốn tính tổng thì lấy số hạng cộng với số hạng.
- Cho HS tự giải vào vở. GV theo dõi hướng dẫn
HS yếu.
Số hạng 12 43
5 65
Số hạng 5
26
22
0
Tổng
17 69
27 65
- Gọi HS lên bảng làm
- GV sửa bài, nhận xét.
- GV kết luận chung.
Bài 2:
- Gọi HS nêu yêu cầu bài
- Hướng dẫn HS cách đặt tính: Viết một số hạng
rồi viết tiếp số hạng kia ở dưới sao cho hàng đơn
vị thẳng cột với hàng đơn vị, hàng chục thẳng cột
với hàng chục; viết dấu cộng, kẻ vạch ngang rồi
tính. Tổng phải thẳng cột với hàng đơn vị và hàng
chục.
- Yêu cầu HS làm vào vở. Hướng dẫn HS yếu.
- Gọi 4 HS lên bảng làm.
- GV nhận xét chung về cách trình bày, kết quả.
- GV kết luận chung.

Bài 3:
- Gọi HS đọc đề bài
+ Bài toán cho biết gì?
Buổi sáng bán được 12 xe đạp; buổi chiều bán
được 20 xe đạp.
+ Bài toán hỏi gì?
Hỏi hai buổi cửa hàng bán được tất cả bao nhiêu
xe đạp?
+ Muốn tìm cả hai buổi cửa hàng bán được bao
nhiêu xe đạp em làm phép tính gì?
Phép tính cộng
- GV vừa hỏi vừa tóm tắt lên bảng.
- Hướng dẫn HS giải vào vở và lên bảng giải.

- HS nêu yêu cầu.
- HS nêu cách làm.

- Lớp nhận xét.

- HS nêu yêu cầu.
- HS lắng nghe

- HS làm bài.
- HS nhận xét.

- HS đọc.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.


20


Giải
Số xe đạp hai buổi cửa hàng bán được tất cả là:
12 + 20 = 32 (xe đạp)
Đáp số: 32 xe đạp
- GV sửa bài, nhận xét, lưu ý cách trình bày.
- GV kết luận chung.
4. Củng cố, dặn dò: (1’)
- Dặn HS về nhà xem lại bài.
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài: Luyện tập

1 HS giải trên bảng lớp; cả lớp
làm bài vào vở.

- HS nhận xét
- HS lắng nghe

Rút kinh
nghiệm: ............................................................................................................................
...........................................................................................................................................
................. .........................................................................................................................
...........................................................................................................................................
.................... ......................................................................................................................
...........................................................................................................................................
....................... ...................................................................................................................
...........................................................................................................................................
.......................... ................................................................................................................

...........................................................................................................................................
............................. .............................................................................................................
...........................................................................................................................................
................................

21


LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 1: TỪ VÀ CÂU
I. MỤC TIÊU
- Bước đầu làm quen với các khái niệm về từ và câu thông qua các bài tập thực hành.
- Biết tìm các từ liên quan đến hoạt động học tập (BT1, BT2);
- Viết được một câu nói về nội dung mỗi tranh (BT3).
II. CHUẨN BỊ
- Giáo viên: 4 bảng nhóm cho BT1; bảng phụ ghi nội dung bài tập 2
- Học sinh: vở bài tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
1. Khởi động (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (2’)
Kiểm tra đồ dùng học tập.
3. Bài mới (28’)
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới (3’)
- Lên lớp 2 chúng ta sẽ học thêm phân môn
Luyện từ và câu. Môn học này giúp các em mở
rộng vốn từ về thế giới xung quanh hơn nữa.
Tiết học đầu tiên sẽ là bài Từ và câu.
- GV ghi tựa bài lên bảng.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập (25’)

 Mục tiêu: HS phân biệt được từ và câu,
làm đúng các bài tập.
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- GV treo tranh và hỏi: Có bao nhiêu hình vẽ?
- 8 hình vẽ này ứng với 8 tên gọi trong ngoặc
đơn. Các tên gọi này được gọi là từ.
- Yêu cầu HS chọn 1 từ thích hợp trong 8 từ để
gọi tên các tranh từ 1 đến 8.
- GV ghi từ dưới mỗi tranh và nhận xét.
- GV kết luận: Tên gọi cho người, vật, việc gọi
là từ. Từ phải có nghĩa.
- Bây giờ chúng ta sẽ cùng tìm thêm các từ ngữ
mới nữa qua bài số 2.
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập

Hoạt động của HS
- HS hát.

- HS nhắc lại tên bài

- HS đọc.
- HS trả lời.
- HS nhìn tranh, tìm tên gọi cho
mỗi người, mỗi vật, mỗi việc
được vẽ trong tranh.

- HS đọc
22



- GV chia 4 nhóm và bảng nhóm cho HS (đã kẻ
sẵn 3 nhóm từ)
- Các nhóm thảo luận và ghi từ tìm được vào
bảng nhóm. Nhóm trưởng sẽ mang bảng nhóm
dán lên bảng lớn.
- Nhóm tìm được nhiều từ nhất và nhanh nhất sẽ
thắng.
- GV sửa bài, nhận xét, tuyên dương.
- GV kết luận chung.
Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh 1, 2.
- GV hỏi:
Tranh 1:
+ Tranh vẽ cảnh gì?
+ Các bạn đang làm gì? Ở đâu?
- Mời 1 HS đặt 1 câu hoàn chỉnh về nội dung
tranh 1.
Tranh 2:
+ Lan định làm gì?
+ Nam định làm gì?
- Mời 1 HS đặt 1 câu hoàn chỉnh về nội dung
tranh 2.
- Yêu cầu HS suy nghĩ và đặt 1 câu cho mỗi
tranh, viết vào vở.
- Gọi HS tiếp nối nhau đặt câu thể hiện nội dung
từng tranh.
Tranh 1: Các bạn đang đi trong công viên;

Tranh 2: Lan định hái hoa thì Nam ngăn lại.
- GV nhận xét
- GV nhận xét và so sánh với tranh về ý nghĩa.
- Kết luận: Tên gọi của các vật, việc được gọi là
từ. Ta dùng từ đặt thành câu để trình bày một sự
việc.
4. Củng cố, dặn dò (4’)
* Trò chơi “Đuổi hình bắt chữ”
- GV đưa lần lượt các hình ảnh để HS đoán từ.
Đoán đúng có thưởng.
- Trong bài hôm nay các em đã biết tìm từ và
đặt câu. Chúng ta sẽ cùng luyện tập thêm ở bài
học sau.
- Dặn HS tìm thêm từ và đặt thêm câu ở bài tập

- Các nhóm thảo luận, ghi kết
quả ra bảng nhóm.
- HS nhận xét kết quả của các
nhóm bạn.
- Cả lớp đồng thanh đọc các từ
vừa tìm được.
- HS đọc.
- HS trả lời
- HS làm.
- HS trả lời
- HS làm.

- HS nhận xét.

- HS tham gia trò chơi


23


1, 2.
- Chọn bạn học tốt khen ngợi.
- Nhận xét tiết học.
Rút kinh
nghiệm: ............................................................................................................................
...........................................................................................................................................
................. .........................................................................................................................
...........................................................................................................................................
.................... ......................................................................................................................
...........................................................................................................................................
....................... ...................................................................................................................
...........................................................................................................................................
.......................... ................................................................................................................
...........................................................................................................................................
............................. .............................................................................................................
...........................................................................................................................................
................................

24


TOÁN
Tiết 4: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
- Biết cộng nhẩm số tròn chục có hai chữ số.
- Biết tên gọi thành phần và kết quả của phép cộng.

- Biết thực hiện phép cộng các số có hai chữ số không nhớ trong phạm vi 100.
- Biết giải bài toán bằng một phép cộng.
- Làm bài tập: 1, 2 (cột 2), 3 (a, c), 4.
II. CHUẨN BỊ
- Giáo viên: Đồ dùng dạy học
- Học sinh: Vở
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động (1’)
- HS hát
2. Kiểm tra bài cũ (3’)
- Yêu cầu HS xác định tên gọi các thành phần
- HS thực hiện.
trong các phép tính sau:
12 + 55 = 67
21 + 76 = 97 35 + 42 = 77
3. Bài mới (30’)
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới (2’)
- GV giới thiệu tiết Luyện tập.
- GV ghi tựa bài lên bảng.
- HS nhắc lại tựa bài.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện tập (28’)
 Mục tiêu:
- HS biết cộng nhẩm số tròn chục có hai chữ
số. - HS biết gọi tên các thành phần của phép
cộng.
- HS biết thực hiện phép cộng các số có hai
chữ số không nhớ trong phạm vi 100.
- HS giải được bài toán bằng một phép cộng.

- HS đọc.
Bài 1:
- HS làm.
- Gọi HS nêu yêu cầu bài
- GV hướng dẫn cả lớp làm vào vở. Theo dõi
nhắc nhở HS yếu
- HS nhận xét.
- Gọi HS lên bảng tính kết quả
- GV nhận xét, sửa bài.
- GV kết luận chung.
- HS đọc.
Bài 2:
- HS làm.
- Gọi HS nêu yêu cầu bài.
- GV hướng dẫn HS nêu cách làm và làm cột 2
- HS làm
vào vở.
- HS nhận xét.
25


×