Tải bản đầy đủ (.pdf) (203 trang)

Tài liệu những vấn đề lý thuyết và phương pháp đào tạo việt nam học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.55 MB, 203 trang )

SỰOHÌNH
CÁC
ĐẶC ĐIỂM
QUỐC
GIA:BA
MỘT SỐ SO SÁNH…
KỶ YẾU HỘI THẢ
QUỐTHÀNH
C TẾ VIỆ
T NAM
HỌC LẦ
N THỨ
TIĨU BAN NH÷NG VÊN §Ị VỊ Lý THUỸT Vµ PH¦¥NG PH¸P §µO T¹O VIƯT NAM HäC

Sù H×NH THµNH C¸C §ỈC §IĨM QC GIA:
MéT Sè SO S¸NH GI÷A NHËT B¶N Vµ VIƯT NAM
GS.TS Masahira Anesaki *

Để tìm đáp án cho câu hỏi “Tại sao Nhật Bản lại bị thất bại trong cuộc chiến
tranh với Mỹ và các đồng minh trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai?” và “Tại
sao Việt Nam lại có thể giành được chiến thắng trong cuộc kháng chiến chống
Mỹ”, ở đây, tác giả cố gắng tìm hiểu và so sánh sự hình thành các đặc điểm quốc
gia của người Nhật Bản và người Việt Nam.
1. Những so sánh về địa lý, dân số và nguồn gốc chủng tộc
1.1. So sánh về địa lý
Việt Nam và Nhật Bản có hình dạng đất nước khá giống nhau. Cả hai quốc
gia đều trải rộng từ Bắc tới Nam, chỉ khác ở điểm: Nhật Bản là một quần đảo với 4
hòn đảo chính, còn Việt Nam là một khu vực đất đai rộng lớn liên tiếp nhau. Diện
tích của hai quốc gia cũng tương đương nhau. Tổng diện tích của Nhật Bản là
370.000 km2, diện tích của Việt Nam là 333.000 km2, bằng 90% tổng diện tích của
Nhật Bản. Sự khác nhau lớn nhất về mặt địa lý là Nhật Bản bị tách ra khỏi đại lục


châu Á và có biển bao quanh, trong khi Việt Nam lại có chung biên giới với các
nước Trung Quốc, Lào và Campuchia ở bán đảo Đơng Dương. Sự khác biệt này đã
tạo ra những khác biệt lớn về lịch sử giữa hai quốc gia và dẫn tới những đặc điểm
khác biệt về các giá trị và bản sắc dân tộc.
1.2. So sánh về dân số
Về khía cạnh dân số, dân số của Nhật Bản hiện nay là 126 triệu người, và
đang giảm xuống, còn dân số của Việt Nam ước tính khoảng 80 triệu người vào

*

Đại học Health and Welfare Kinki, Nhật Bản.

507


Masahira Anesaki

năm 2005 và đang có xu hướng gia tăng. Do vậy, dân số của hai quốc gia này sớm
muộn gì cũng tương đương nhau.
1.3. So sánh về nguồn gốc chủng tộc
Việt Nam có 54 dân tộc; dân tộc Kinh hay dân tộc Việt chiếm 82% dân số, các
dân tộc khác chỉ chiếm thiểu số. Trong số những người thuộc dân tộc Kinh, có rất
nhiều người có hình thức giống người Nhật. Khởi nguồn cư trú của Việt Nam là ở
phía Bắc nơi tiếp giáp với biên giới phía Nam Trung Quốc. Đây cũng là một trong
những nơi khởi nguồn của dân tộc Nhật Bản. Do vậy, rất có thể người Nhật và
người Việt có cùng chung tổ tiên.
2. Những so sánh về lịch sử
2.1. Việt Nam khi bị Trung Quốc chiếm đóng
Từ thế kỷ III tr.CN, khi các thủ lĩnh của các bộ tộc nhỏ ở miền Nam Nhật Bản
đang bị ép buộc phải triều cống nạp cho vương triều nhà Hán ở Trung Quốc, Việt

Nam đã bắt đầu bị nhà Hán chiếm đóng. Khi xâm chiếm vương quốc Nam Việt,
triều đại nhà Hán không chỉ thống trị vương quốc Âu Lạc phía bắc Việt Nam mà
còn thống trị nhiều vùng lãnh thổ khác ở phía nam Trung Quốc. Nhà Hán sáp
nhập Âu Lạc vào đế quốc của mình. Từ đó, Trung Quốc chiếm đóng Việt Nam
trong suốt 1.000 năm, cho mãi đến năm 939 sau CN, sau khi triều đại nhà Đường
sụp đổ vào năm 907. Từ khi bắt đầu thời kỳ chiếm đóng lâu dài này, “lịch sử của
Việt Nam tiến hoá dưới sự ảnh hưởng của hai yếu tố trái ngược nhau. Một mặt là
chính sách khai thác kinh tế và đồng hoá văn hoá, mặt khác là sự phản kháng kiên
định được đánh dấu bởi các cuộc khởi nghĩa vũ trang chống lại sự thống trị nước
ngoài. Sự phản kháng này, sau nhiều thế kỷ, dẫn đến sự bảo tồn bản sắc dân tộc
Việt Nam, sự nổi lên của nhận thức quốc gia và sự hình thành nhà nước Việt Nam
độc lập.” (Nhà Nguyễn, trang 16). Các cuộc khởi nghĩa chống lại sự thống trị của
Trung Quốc bùng nổ liên tục, từ thế kỷ này sang thế kỷ khác. Cuộc khởi nghĩa đầu
tiên và quan trọng nhất là của hai bà Trưng Trắc và Trưng Nhị từ giữa năm 40 cho
đến năm 43 sau CN. Một người phụ nữ khác là Bà Triệu đã phát động phong trào
chống lại sự thống trị của Trung Quốc trên quy mô rộng lớn vào năm 248 sau CN
Các cuộc khởi nghĩa lớn đã diễn ra trong suốt nhiều thế kỷ nhưng đều thất bại.
Triều đại nhà Tuỳ kéo dài đến cuối thế kỷ thứ VI, và đầu thế kỷ thứ VII, triều đại
nhà Đường nắm quyền lực ở Trung Quốc. Những triều đại này mở rộng mạng
lưới hành chính ở Việt Nam một cách sát sao hơn để khai thác tài nguyên của Việt
Nam. Nhưng từ thế kỷ thứ X, Trung Quốc bước vào thời kỳ hỗn loạn và nhà
Đường đã sụp đổ vào năm 907. Năm 905, viên quan cai trị cuối cùng mà triều đình
Trung Quốc gửi sang Việt Nam chết. Tận dụng những hỗn loạn này ở Trung
Quốc, phong trào thiết lập chính quyền của Việt Nam bắt đầu và một người Việt
508


SỰ HÌNH THÀNH CÁC ĐẶC ĐIỂM QUỐC GIA: MỘT SỐ SO SÁNH…

Nam đã trở thành người nắm quyền lực. Nhưng đến năm 930, triều đại Nam Hán

nắm quyền kiểm soát khu vực Nam Trung Quốc và đã xâm lược Việt Nam một
lần nữa. Những người Việt Nam yêu nước đã hai lần liên tiếp đấu tranh chống lại
quân Nam Hán. Cuối cùng, vào năm 938, người dân Việt Nam đã đánh bại quân
Nam Hán trên sông Bạch Đằng, cửa sông dẫn vào Vịnh Hạ Long. Chiến thắng
Bạch Đằng năm 938 đã đặt dấu chấm hết cho sự thống trị của Trung Quốc ở Việt
Nam. Nhưng chỉ đến năm 1009, một thời kỳ dài của một quốc gia ổn định, quân
chủ, tập trung mới bắt đầu sau vô số các cuộc nội chiến và cuộc chiến đấu chống
lại những kẻ xâm lược của triều đại nhà Tống mới thiết lập ở Trung Quốc (Nhà
Nguyễn, trang 21 – 25). Trong suốt 1000 năm Bắc thuộc, thông qua hàng loạt
những cuộc khởi nghĩa và chiến thắng cuối cùng, nhân dân Việt Nam đã xây dựng
được bản sắc dân tộc, tinh thần yêu nước và học hỏi được những chiến lược trong
chiến tranh. Cũng trong thời gian Bắc thuộc, Việt Nam chịu ảnh hưởng rất mạnh
mẽ từ chính sách đồng hoá của Trung Quốc. Xã hội Việt Nam, từ các chính phủ
trung ương, địa phương đến hộ gia đình, đều được tổ chức tuân theo học thuyết
của Khổng Tử. Học thuyết của đạo Lão cũng xuất hiện từ Trung Quốc. Đạo Phật
cũng đến từ Trung Quốc qua đường bộ và từ Ấn Độ qua đường biển. Từ ngữ của
Việt Nam mượn một số lượng lớn từ tiếng Trung Quốc. Sự thống trị của Trung
Quốc, một nước có nền văn minh phát triển cao, đã mang lại những lợi ích về phát
triển của công nghệ cho Việt Nam. Trong thời kỳ này, những nền tảng hình thành
đặc điểm và các giá trị quốc gia dân tộc của Việt Nam đã được thiết lập.
2.2. Nhật Bản theo gót người thầy Trung Quốc
Thời kỳ tr.CN và khi Trung Quốc bắt đầu thống trị Việt Nam, lịch sử dưới
dạng văn bản không hề có ở Nhật Bản. Nhưng lịch sử của các triều đại ở Trung
Quốc như thời đại Nguỵ - Tấn cũng có các ghi chép về Nhật Bản. Theo những ghi
chép này của Trung Quốc, quốc đảo Nhật Bản bị phân chia thành nhiều quốc gia
nhỏ với các vị vua hay nữ hoàng. Các vị vua hay nữ hoàng của những “quốc gia”
đó quyết định thần phục các hoàng đế Trung Quốc. Các nguồn tài liệu của Trung
Quốc đã ghi chép về các sứ thần của các vị vua hay nữ hoàng Nhật (bao gồm cả nữ
hoàng Kimiko), những người đã đến Trung Quốc vào các năm 107, 239, 266 sau CN,
đã được ghi chép trong các tài liệu của Trung Quốc. Một con dấu bằng vàng đã

được hoàng đế nhà Hán giao cho một “vị vua” của “quốc gia” nhỏ tên là Kyushu
ở phía Bắc vào năm 57 sau CN như là một vật kỷ niệm của nhà Hán đã được phát
hiện vào năm 1784.
Giữa thế kỷ thứ IV, phe cánh mạnh mẽ nhất đã thiết lập triều đình Yamato.
Từ giữa thế kỷ IV đến đầu thế kỷ V, Nhật xâm lược Hàn Quốc và đã thiết lập một
thuộc địa của Nhật trên bán đảo Hàn Quốc. Những cuốn sử biên niên đầu tiên đã
ghi chép rằng một cuộc viễn chinh nổi tiếng đã được một nữ hoàng có tên là Jingu
tổ chức và chỉ huy. Chẳng bao lâu sau khi Nhật Bản thống nhất, quốc gia này đã
509


Masahira Anesaki

thể hiện đặc điểm của một quốc gia xâm lược trong khi Việt Nam lại là một nước
bị Trung Quốc xâm chiếm.
Vào đầu thế kỷ V, hệ thống chữ viết của Trung Quốc đã được chính thức áp
dụng ở Nhật Bản. Không chỉ có hệ thống chữ viết mà còn rất nhiều những thứ
quan trọng khác từ Trung Quốc cũng được đưa vào Nhật Bản thông qua Hàn
Quốc. Rất nhiều người Trung Quốc và Hàn Quốc đã đến định cư ở Nhật, trong số
đó có cả những thợ thủ công lành nghề, những học giả, những mục sư, những
người đã mang theo cả những kỹ năng, những kiến thức và sự văn minh của
mình. Vào khoảng giữa thế kỷ VI, một phần ba trong số những gia đình quý tộc
của Nhật Bản có nguồn gốc từ Hàn Quốc và Trung Quốc (Stony, trang 29). Nhưng
những người Hàn Quốc và Trung Quốc này và những hậu duệ của họ dường như
không cư xử như những kẻ xâm lược hay những thế lực chiếm đóng. Trái lại, họ
đã hoà nhập vào xã hội Nhật Bản.
Năm 589 sau CN, Trung Quốc được thống nhất bởi triều đại nhà Tuỳ, triều
đại tiếp nối triều đại nhà Đường từ năm 618 đến năm 906 sau CN. Trong suốt thời
kỳ của những triều đại này, rất nhiều nhóm người Nhật Bản, bao gồm những sứ
thần, những học giả, linh mục, quan chức, nghệ sỹ, thợ thủ công... đã chính thức

tìm đường đến Trung Quốc trong những cuộc hành trình trên biển đầy nguy
hiểm. Cụ thể là, người Nhật đã nhận thấy đế chế đời Đường phi thường và ấn
tượng đến nỗi những người lãnh đạo đã cố gắng học hỏi và áp dụng những phong
cách của Trung Quốc và thích nghi hay “Nhật hoá” một trong số những phong
cách đó. Những thủ đô của họ như Heijo-kyo, Nagaoka-kyo cũng được sao chép
từ thủ đô của nhà Đường ở Tràng An.
Nhưng khi Trung Quốc bắt đầu rơi vào tình trạng hỗn loạn từ đầu thế kỷ IX
và người Nhật Bản cảm thấy họ không có gì để học hỏi từ Trung Quốc đương đại,
“Nhật đã bước vào một thời kỳ bị cô lập tương đối, bởi không chỉ các mối liên kết
với Trung Quốc trở nên mỏng manh mà mối liên hệ với Hàn Quốc cũng không
còn thân thiết như trước đây sau khi từ bỏ thuộc địa ở Hàn Quốc vào thế kỷ VII”
(Stony, trang 33). Thời kỳ Heian bắt đầu năm 794 và kéo dài khoảng 300 năm cho
đến năm 1185, khi nền văn hoá riêng biệt của Nhật Bản đã chín muồi. Sự cách
ngăn do biển bao xung quanh đã tạo cho Nhật Bản khả năng có thể lựa chọn các
chính sách đan xen với việc học hỏi từ các quốc gia tiên tiến bên ngoài; điều này
khác với Việt Nam - một quốc gia như có chung biên giới với nhiều quốc gia. Việt
Nam đã phải đối mặt với nỗi sợ hãi bị các đế chế Trung Quốc xâm lược, ví dụ như
nhà Tuỳ (thế kỷ XI), nhà Nguyên (thế kỷ XIII) và nhà Minh (thế kỷ XV).
2.3. Chiến thắng của Nhật Bản và Việt Nam chống lại quán xâm lược Mông nguyên
Vào thế kỷ XIII, cả Việt Nam và Nhật Bản đều bị quân Mông Cổ xâm lược.
Việt Nam bị tấn công ba lần và Nhật Bản bị tấn công hai lần. Do vấp phải tinh thần
dũng cảm của người Việt Nam, Mông Cổ đã phải từ bỏ cuộc tấn công Nhật Bản lần
510


SỰ HÌNH THÀNH CÁC ĐẶC ĐIỂM QUỐC GIA: MỘT SỐ SO SÁNH…

thứ ba. Quân Mông Cổ bị thất bại trong những cuộc chiến tranh xâm lược này.
Những chiến thắng chống lại quân Nguyên đã góp phần tạo ra những khác biệt
trong những đặc điểm và các giá trị quốc gia giữa người Việt Nam và người Nhật

Bản.
2.3.1. Chiến thắng của Việt Nam
Vào đầu thế kỷ XIII, Gengis Khan thống nhất Mông Cổ và bắt đầu tiến hành
một cuộc chiến tranh xâm lược. Vào năm 1257, quân đội của Kubilai Khan đã xâm
lược Việt Nam để làm tiền đề tấn công nhà Tuỳ ở Trung Quốc từ phía Nam. Quân
đội của Mông Cổ đã chiếm giữ kinh thành Thăng Long (hiện nay là thủ đô Hà
Nội). Vua quan nhà Trần và những người dân cư trú ở đây đã rời kinh thành
Thăng Long. Quân Nguyên không thể có được lương thực trừ nguồn lương thực
đang bị thối rữa trong khí hậu nhiệt đới. Chúng đã bị hất cẳng ra khỏi thủ đô bởi
cuộc phản công của người Việt Nam và sào huyệt của chúng cũng đã bị một nhóm
dân tộc thiểu số tấn công. Đây là chiến thắng đầu tiên của người Việt Nam chống
lại quân Nguyên.
Sau thất bại đầu tiên, quân Nguyên dưới sự lãnh đạo của Kubilai đã chuẩn bị
một cuộc viễn chinh khác để xâm chiếm Việt Nam. Trước tiên, vào năm 1282,
quân Nguyên đã đặt chân lên vùng ven biển gọi là Chăm-pa. Kubilai đã chuẩn bị
500.000 kỵ binh và lính bộ binh cho một cuộc viễn chinh hùng mạnh chống lại Việt
Nam và Chăm-pa. Vị vua của Việt Nam thời đó đã hỏi ý kiến tất cả những hoàng
thân và những chức sắc có địa vị cao về những hành động cần phải thực hiện; tất
cả họ đều nhất trí là phải chiến đấu. “Một cuộc họp chính thức của các già làng từ
khắp nơi trên đất nước đã được triệu tập, và câu hỏi sau đã được đặt ra với họ:
“Chúng ta nên hàng hay đánh?”. Một tiếng kêu lớn vang lên: “Đánh”. Lực lượng
của người Việt Nam chỉ có 200.000 người do vị tướng lừng danh Trần Hưng Đạo
lãnh đạo đã chiến đấu rất dũng cảm với 500.000 quân Nguyên. Nhuệ khí của
những tráng sỹ Việt Nam cao đến độ tất cả họ đều khắc một chữ vào cánh tay của
mình, đó là chữ “Sát Thát” (Nhà Nguyễn, trang 39). Những người dân trong làng
chống cự quyết liệt với quân xâm lược bằng mọi giá. Họ ẩn náu trong những khu
rừng và ngọn núi, nếu cần, và họ tiếp tục chiến tranh du kích. Khi phần lớn lãnh
thổ của Việt Nam bị quân Nguyên chiếm đóng, người dân Việt Nam đã thực hiện
sách lược “vườn không nhà trống để cắt nguồn lương thực của quân Nguyên, và
các lực lượng của quân Việt Nam đã tấn công vào những vị trí không được phối

hợp và dễ bị tổn thương của quân Nguyên. Tướng Nguyên đã bị giết và 50.000
quân lính đã bị bắt. Khoảng nửa triệu quân Nguyên đã bị tiêu diệt. Và cuối cùng
toàn lãnh thổ Việt Nam đã được tự do vào tháng 8/1285.
Kubilai đã từ bỏ kế hoạch xâm lược Nhật Bản lần thứ ba để chuẩn bị cho
cuộc viễn chinh trả thù Việt Nam. Vào năm 1287, tướng nhà Nguyên – người dẫn
511


Masahira Anesaki

quân xâm lược Việt Nam trong cuộc xâm lược trước đã qua biên giới phía Bắc với
300.000 quân lính và một hạm đội với 500 tàu chiến lớn tiến thẳng vào bờ biển Việt
Nam. Nhân dân Việt Nam lại một lần nữa sử dụng sách lược “bỏ đói”, còn vua và
những người dân rời thủ đô và cất giấu lương thực của mình. Tướng Trần Hưng
Đạo sử dụng sách lược tương tự của cha anh trong thế kỷ X để đánh đuổi quân
Nguyên. Khi ấy, vị tướng đã đóng cọc sắt nhọn trên cửa sông vào lúc thuỷ triều
lên và khi thuỷ triều xuống, một đội thuyền chiến nhỏ của Việt Nam ra khiêu
chiến rồi rút lui nhanh chóng. Thuyền quân Nguyên đuổi theo và bị những giàn
cọc sắt đâm thủng. Tướng chỉ huy của quân Nguyên đã bị bắt giam, 100 thuyền đã
bị phá huỷ và 400 tên lính khác đã bị bắt. Đây là thất bại lần thứ ba của quân
Nguyên vào năm 1288. Năm sau, vua của Việt Nam đã giao lại những tướng lĩnh
và những quân lính đã bị bắt. Sau cái chết của Kubilai vào năm 1294, người trị vì
mới của quân Nguyên đã thiết lập mối quan hệ thân thiện với Việt Nam.
Chiến thắng của Việt Nam trước quân Nguyên với số lượng và lực lượng vũ
trang hùng mạnh là nhờ có sự đoàn kết quốc gia thực sự được tạo lập từ những
cuộc đấu tranh chống xâm lăng và những nhà lãnh đạo tài ba như tướng Trần
Hưng Đạo - người đã tận dụng những sách lược sáng suốt và được sự hỗ trợ của
quần chúng, đặc biệt là chiến tranh du kích với hệ thống sỹ - nông, trong đó mỗi
người đều trở thành một chiến binh và các nhóm dân tộc thiểu số đóng góp một
phần ở những khu vực ở miền núi. Những đặc tính này cũng lại được phát huy

trong những cuộc chiến tranh hiện đại của Việt Nam do tướng Võ Nguyên Giáp
lãnh đạo.
2.3.2. Chiến thắng của Nhật Bản
Vào các năm 1274 và năm 1281, hoàng đế nhà Nguyên Kubilai Khan đã đưa
tàu chiến tấn công Nhật. Cuộc tấn công đầu tiên diễn ra sau khi người Nhật phản
đối yêu cầu của nhà Nguyên rằng Nhật phải công nhận chủ quyền của Kubilai.
Vào ngày hôm sau, khi lực lượng xâm lược gồm 40.000 quân đã đặt chân xuống
gần Hakata (hiện nay là Fukuoka), một cơn bão đột ngột xuất hiện, phá huỷ một
bộ phận lớn của đội tàu chiến và làm nhiều binh lính chết đuối. 7 năm sau, vào
năm 1281, sau khi Nhật lại một lần nữa bác bỏ những yêu cầu của Kubilai và chém
đầu những phái viên của Kubilai, Kulibai đã cho 150.000 binh lính tấn công Nhật.
Sau 53 ngày chiến đấu quyết liệt ở Kyushu, một cơn bão nhiệt đới dữ dội lại xuất
hiện. Quân Nguyên đã phải lên tàu rút lui.
Nhưng sau chiến thắng chống quân Nguyên, những chiến binh Nhật không
được nhận một phần thưởng nào, chẳng hạn như một vùng đất của kẻ thù và họ
đã rất thất vọng. Đây là thời kỳ bắt đầu sự sụp đổ của tướng quân Nhật
Kamakura. Hai chiến thắng liên tiếp này nhờ có những cơn bão nhiệt đới đã khiến
Nhật trở nên mê tín đến nỗi họ luôn tin tưởng rằng Kamikaze hay “Cơn gió thần”

512


SỰ HÌNH THÀNH CÁC ĐẶC ĐIỂM QUỐC GIA: MỘT SỐ SO SÁNH…

luôn giúp đỡ người Nhật trong chiến tranh. Sự mê tín này đã khiến Nhật rơi vào
sự thất bại trong cuộc chiến tranh chống lại khối Đồng minh.
2.4. Những sự việc tình cờ tương tự và những kết quả khác nhau giữa Nhật và Việt
Nam
2.4.1. Việc hiện đại hoá Nhật Bản
Vào giữa thế kỷ thứ XIX, khi thời kỳ phong kiến ở Việt Nam và Nhật Bản kết

thúc, hai quốc gia này đã được các thế lực phương Tây tiếp cận nhằm mục đích
thực dân hoá hay tìm kiếm thương mại. Vào năm 1853, một nhóm người Mỹ dưới
sự lãnh đạo của thiếu tướng hải quân Mathew Perry đã đến Nhật với một lá thư
của Tổng thống Mỹ yêu cầu mở rộng các mối quan hệ giao dịch thương mại.
Tướng Nhật Tokugawa đã rất bối rối bởi sự xuất hiện của thiếu tướng hải quân
Perry và những yêu cầu này, bởi Nhật đã đóng cửa với thế giới bên ngoài bằng
chính sách cô lập suốt hơn hai thế kỷ qua. Những năm sau, 1854, thiếu tướng hải
quân Perry và hạm đội của ông đã quay trở lại Nhật Bản. Chính phủ Nhật cuối
cùng đã quyết định mở cửa với thế giới. Và Hiệp ước Hoà bình và Hữu nghị giữa
Mỹ và Nhật đã được ký kết.
Hiệp ước về Hữu nghị và thương mại đã được ký kết một lần nữa với Anh,
Nga, Hà Lan và Pháp. Hiệp ước với 5 cường quốc phương Tây này được gọi là
“Hiệp ước không bình đẳng” bởi vì những quyền lợi vượt ngoài lãnh thổ, mức
thuế nhập khẩu thấp và những lợi thế khác được ban cho 18 quốc gia trong đó có
5 quốc gia trên.
Sau một cuộc nội chiến quyết liệt giữa những người ủng hộ đế quốc và
những người ủng hộ chế độ Mạc phủ (Shogunate) Nhật, cuối cùng, vào năm 1868,
những người ủng hộ đế quốc đã chiến thắng và thiết lập lại chế độ đế quốc. Trong
cuộc nội chiến này, Pháp đã hỗ trợ những người ủng hộ chế độ tướng quân Nhật
thất bại dưới nhiều hình thức khác nhau. Nhật đã bắt đầu một tiến trình hiện đại
hoá và bảo vệ nền độc lập của mình dưới những “Hiệp ước không bình đẳng”, ghi
chép cẩn thận về Chiến tranh thuốc phiện và thực dân hoá của Trung Quốc bởi
những thế lực phương Tây.
Nhật đã lao vào con đường hiện đại hoá và phương Tây hoá. Nhật đã chiến
thắng trong cuộc chiến tranh Trung - Nhật (1894 - 1895) và cuộc chiến tranh Nga Nhật (1904 -1 905). Những “Hiệp ước không bình đẳng” này đã bị loại bỏ. Nhật đã
thôn tính lãnh thổ của Đài Loan vào năm 1895 và Hàn Quốc vào năm 1910. Nhật
giờ đây đã trở thành một kẻ xâm lược quân phiệt. Nhật đã thiết lập một chính phủ
bù nhìn của “Manchuria” ở Trung Quốc. Vào năm 1937, một cuộc chiến tranh quy
mô toàn diện chống lại Trung Quốc đã bắt đầu. Và cuối cùng Nhật, một quốc gia
của Trục Béc-lin, Rô-ma, Tokyo đã bắt đầu cuộc chiến Thái Bình Dương chống lại

513


Masahira Anesaki

Mỹ và các lực lượng trong khối Đồng minh và những khu vực rộng lớn bị xâm
chiếm của châu Á, trong đó có Việt Nam. Nhật đã hoàn toàn bị thống trị bởi chế
độ quân phiệt và phát xít. Vào năm 1945, việc thả bom nguyên tử đã chấm dứt
chiến tranh và chế độ quân phiệt của Nhật. Nhật đã chọn lựa một con đường khác
với các quốc gia thuộc địa ở châu Á khác. Nhật đã cố gắng bắt chước các thế lực
phương Tây và thực hiện con đường của những quốc gia xâm lược công nghiệp,
quân phiệt và thực dân và cuối cùng nó hoàn toàn bị phá huỷ. Kamikaze, hay, cơn
gió thần, đã không thổi đến quốc gia Nhật Bản đi xâm lược như nó đã xuất hiện
trong cuộc chiến của Nhật chống quân Nguyên xâm lược vào thế kỷ XIII. Trong
giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh, Nhật quân phiệt đã tổ chức và sử dụng một
đơn vị đặc nhiệm gồm những phi công tự sát được gọi là Đơn vị đặc nhiệm
Kamikaze để tấn công những tàu chiến của Mỹ. Nhật đã hồi phục từ những tàn phá
của chiến tranh. Nhật bắt đầu trở thành một quốc gia yêu hoà bình và dân chủ.
Một hiến pháp mới hậu chiến tranh đã tuyệt đối từ bỏ chiến tranh. Chiến tranh
của Hàn Quốc đã nổ ra vào năm 1950 bên bờ bên kia của bờ biển Nhật Bản. Quân
đội Nhật Bản, tiền thân của Lực lượng phòng vệ hiện tại đã được xây dựng. Hiến
pháp hoà bình đã ngăn cản Nhật tham gia vào chiến tranh một cách trực tiếp, và
Nhật đã thu được những lợi ích kinh tế từ cuộc chiến tranh Hàn Quốc. Kinh tế của
Nhật không chỉ được hồi phục mà còn bắt đầu bùng nổ mạnh mẽ. Chiến tranh
Hàn Quốc đã cung cấp động lực và điều luật từ bỏ chiến tranh của Hiến pháp
Nhật giúp những chi phí phòng vệ ở mức tối thiểu đã góp phần vào tăng trưởng
kinh tế nhanh chóng của Nhật Bản. Vào năm 1967, Nhật đã đạt được GDP ở mức
lớn thứ hai trên thế giới, chỉ sau Mỹ.
2.4.2. Thực dân hoá Việt Nam
Khoảng cùng thời điểm với sự xuất hiện của hạm đội Mỹ ở vịnh Tokyo, Nhật

Bản ngày 31/8/1858, một đội hải quân Pháp đã tấn công Đà Nẵng, Việt Nam, bắt
đầu một cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa. Nhân dân Việt Nam dưới chế độ
phong kiến mục nát đã bị phân chia thành hai bè phái, một bè phái thân Pháp cố
gắng đòi thoả hiệp và một phe là một nhóm hùng mạnh bao gồm những nhà yêu
nước, những người đã thừa hưởng truyền thống lâu đời đấu tranh đòi độc lập cho
quốc gia. Những cuộc khởi nghĩa nổ ra nhiều lần. Nhưng cuối cùng, năm 1885,
Việt Nam đã bị Pháp thôn tính. Tuy nhiên, sau khi Việt Nam bị Pháp chiếm đóng,
nhân dân Việt Nam vẫn tiếp tục kháng cự. Vào năm 1897, một chế độ thực dân đã
được thiết lập khi một người lãnh đạo toàn quyền khu vực Đông Dương được bầu
ra để quản lý không chỉ Việt Nam mà còn quản lý cả Lào và Campuchia.
Chiến thắng của Nhật Bản chống lại chế độ Nga hoàng năm 1905 đã khuyến
khích những nhà yêu nước Việt Nam nuôi dưỡng hy vọng rằng Nhật - một cường
quốc châu Á sẽ trợ cấp và hỗ trợ cho Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực
dân Pháp. Đến năm 1908, khoảng 200 sinh viên trẻ đã được gửi đến Nhật để học
514


SỰ HÌNH THÀNH CÁC ĐẶC ĐIỂM QUỐC GIA: MỘT SỐ SO SÁNH…

và nghiên cứu, đây là một phần trong phong trào được gọi là “Go East” (Đông
Du). Nhưng đến năm 1909, chính phủ Nhật Bản, do bị chính phủ Pháp mua
chuộc, đã công nhận sự xâm chiếm của Pháp ở châu Á và đuổi những người yêu
nước Việt Nam khỏi Nhật Bản. Chính phủ Nhật phản bội lại mong muốn của
những nhà yêu nước Việt Nam. Nhật đã trở thành đế quốc chiếm giữ Đài Loan
làm thuộc địa năm 1895 và Hàn Quốc năm 1905 (Nhà Nguyễn, trang 17-168).
Sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, từ năm 1919 đến năm 1929, thực dân
Pháp đã tăng cường khai thác kinh tế ở Việt Nam nhằm mục đích phục hồi kinh tế
của Pháp. Vào thời điểm đó, Nguyễn Ái Quốc (sau này gọi là Hồ Chí Minh) và
những nhà lãnh đạo các phong trào giải phóng khác chịu ảnh hưởng bởi cuộc
Cách mạng Tháng Mười Nga đã chọn Chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ nghĩa cộng

sản làm học thuyết cho cuộc đấu tranh giải phóng Việt Nam đang bị thực dân hoá.
Khoảng một thập kỷ sau khi Chiến tranh thế giới thứ nhất và cuộc Cách mạng
Tháng Mười kết thúc, năm 1929, Đảng Cộng sản Đông Dương đã được sáng lập.
Cuộc đấu tranh chống lại thực dân Pháp để giành độc lập quốc gia đã được Đảng
Cộng sản lãnh đạo.
Chiến tranh thế giới lần hai bắt đầu năm 1939 đã đè một gánh nặng lớn lên
nhân dân Việt Nam. Hàng nghìn chiến sỹ và công nhân Việt Nam đã bị gửi sang
Pháp. Nhân dân Việt Nam phải cung cấp cho Pháp một số lượng lớn lương thực,
nguyên liệu cho cuộc chiến tranh. Vào năm 1940, Pháp đã bị phát xít Đức đánh
bại. Sự thất bại của Pháp và sự xâm lược của quân đội Nhật khiến cho thực dân
Pháp rơi vào tình trạng hỗn loạn. Nhật cố gắng tận dụng bộ máy quản lý của thực
dân Pháp. Pháp bị bắt buộc phải để quân đội Nhật vào Việt Nam, Campuchia và
Thái Lan. Chính phủ Pháp thân phát xít và chính phủ quân phiệt Nhật bắt tay với
nhau để khai thác các nguồn lực của Việt Nam và đàn áp các phong trào giải
phóng dân tộc của Việt Nam. Các cuộc nổi dậy của nhân dân Việt Nam diễn ra
liên tục nhưng đều bị trấn áp.
Vào năm 1941, Mặt trận Việt Minh (Liên minh độc lập Việt Nam) đã được
sáng lập, bao gồm rất nhiều công nhân, nông dân, các tổ chức của thanh niên và
phụ nữ, các lực lượng du kích, thậm chí cả giai cấp tư sản và những địa chủ: mọi
người từ các giai tầng xã hội những người đều đồng lòng đấu tranh chống lại thực
dân Pháp và Nhật. Việt Minh nhanh chóng nhận được sự ủng hộ rộng rãi trong
nhân dân Việt Nam.
Dưới hai tròng bóc lột của Pháp và Nhật, người dân Việt Nam đã phải chịu
đựng nghèo đói cùng kiệt, nạn đói thường xuyên xảy ra. Quân đội của Nhật tích
trữ lúa gạo để sử dụng. Hai triệu người dân Việt Nam đã bị chết đói. Năm 1945,
phát xít Đức đã bị đánh bại và chính phủ thân phát xít ở Pháp bị sụp đổ. De
Gaulle đã cam kết với Đông Dương về quyền tự chủ để bảo đảm an toàn cho sự
xuất hiện của Pháp ở Đông Dương.
515



Masahira Anesaki

Quân đội Nhật đã tước vũ khí của Pháp. Sự thất bại tiếp theo của Nhật là
điều hiển nhiên. Trước và sau khi Nhật đầu hàng, vào ngày 15/8, những cuộc khởi
nghĩa nổ ra trên khắp Việt Nam. Vào ngày 25/8, cùng với sự kiện vua Bảo Đại
thoái vị là sự thành công của cuộc Cách mạng Tháng Tám của nhân dân Việt Nam.
Cuộc cách mạng được chuẩn bị kỹ lưỡng về chính trị cũng như quân sự này đã
chấm dứt 80 năm bị thực dân Pháp cai trị và xoá bỏ chế độ quân chủ và tái thiết
nền độc lập cho Việt Nam.
Nhưng đây chưa phải là sự chấm dứt hoàn toàn của việc thực dân hoá và
cũng không phải là sự bắt đầu của một nền độc lập. Theo cam kết đầu hàng sau
thất bại của Nhật, phía bắc Đông Dương bị chiếm đóng bởi quân đội Trung Quốc
Chiang Kai-shek và phía nam bị hạm đội hải quân Anh kiểm soát. Chúng dọn
đường cho sự trở lại của người Pháp. Chính phủ Pháp nuôi dưỡng ý định tái thiết
chủ quyền của Pháp ở Đông Dương và đã phái những đội quân Pháp tới khu vực
này. Vào ngày 23/8, Pháp tuyên bố không công nhận nền độc lập của Việt Nam.
Vào ngày 2/9, binh lính Pháp ẩn náu trong một nhà thờ đã châm lửa vào một đám
đông đang biểu tình đòi độc lập. Và cuộc chiến tranh 9 năm chống lại thực dân
Pháp đã nổ ra vào ngày 23/9/1945, kết thúc với sự thất bại của Pháp vào ngày 7/
5/1954 với Chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử.
Sau chiến tranh Hàn Quốc và cuộc cách mạng Trung Quốc, từ năm 1950, sự
can thiệp của Mỹ trong cuộc chiến tranh này đã bắt đầu một cách công khai. Sau
khi Pháp thất bại tại Điện Biên Phủ vào năm 1954, Mỹ đã tiếp tục tiến hành cuộc
chiến tranh tại Việt Nam. Quân đội Mỹ đã rút khỏi Việt Nam năm 1973. Mặt trận
giải phóng dân tộc quốc gia miền Bắc Việt Nam, các lực lượng Chính phủ cách
mạng lâm thời phải đấu tranh chống lại những lực lượng quân đội của Chính phủ
miền Nam Việt Nam thân Mỹ đến mãi hơn hai năm sau, năm 1975. Mặt trận giải
phóng dân tộc quốc gia miền Bắc Việt Nam đã chiến thắng và cuối cùng Việt Nam
đã được thống nhất. Nhân dân Việt Nam giành được hoà bình sau cuộc đấu tranh

trong vòng 30 năm từ năm 1945 đến năm 1975.
3. Kết luận
Nhật Bản và Việt Nam có những tương đồng nhưng cũng có những điểm
khác biệt. Cả hai quốc gia có những nét tương đồng về diện tích đất đai và dân số.
Cả hai quốc gia dường như đều có một số nét chung về nguồn gốc tổ tiên. Nhưng
Nhật là một quốc đảo, trong khi đó Việt Nam lại có chung biên giới với các quốc
gia khác. Sự khác biệt này cũng dẫn tới những khác biệt về lịch sử giữa hai quốc
gia này. Việt Nam đã bị xâm lược khoảng 20 lần. Nhật Bản không bị xâm lược
nhiều lần như vậy. Nhật đã không bị thực dân hoá mặc dù nó đã bị đánh bại trong
Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Người Nhật là kẻ xâm lược những quốc gia láng
giềng. Lịch sử ban đầu của Nhật bắt đầu với một cuộc viễn chinh quân sự tới Hàn
Quốc do nlữ hoàng Jingu tổ chức và lãnh đạo vào giữa thế kỷ IV. Đến cuối thế kỷ
XVI, người Nhật xâm lược Hàn Quốc vào các năm 1592 và 1598. Ngay sau kỷ
516


SỰ HÌNH THÀNH CÁC ĐẶC ĐIỂM QUỐC GIA: MỘT SỐ SO SÁNH…

nguyên hiện đại của Nhật bắt đầu, gần như sự việc đầu tiên được chính phủ bàn
bạc là một cuộc viễn chinh tới Hàn Quốc. Việt Nam bị Trung Quốc xâm chiếm
nhiều lần trong một thời kỳ dài kéo dài suốt 10 thế kỷ và bị Pháp thực dân hoá
trong vòng 80 năm. Người Việt Nam luôn luôn đấu tranh chống lại những kẻ xâm
lược và cuối cùng đã đánh bại được những kẻ xâm lăng. Nhân dân Việt Nam
không bao giờ xâm lược các quốc gia khác. Họ không phải là những con người
thích chiến tranh mà là những con người yêu chuộng hoà bình. Họ là một trong
những dân tộc hiểu rõ giá trị của hoà bình trên thế giới. Một truyền thuyết có liên
quan đến hồ Hoàn Kiếm ở trung tâm Hà Nội đã cho biết rằng khi Việt Nam bị nhà
Minh trực tiếp cai trị vào đầu thế kỷ XIV, vua Lê Lợi, người sáng lập ra nhà Lê, đã
được một con rùa giao cho thanh gươm thần vào năm 1428. Ông đã chiến đấu và
chiến thắng trong cuộc chiến tranh giành độc lập chống lại nhà Minh với thanh

gươm thần đó và đã mang lại độc lập tự do cho Việt Nam. Sau chiến tranh, ông đã
trả lại thanh gươm đó cho con rùa. Có lẽ, hoà bình phải là vấn đề nên được suy xét
một cách sâu sắc hơn nữa trong thế giới đầy xung đột này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Lịch sử của Việt Nam chủ yếu dựa trên Nhà Nguyễn (2004);

2.

Lịch sử của Nhật dựa trên Storry (1960) và Kodansha Quốc tế (1996).

517


Trần Lê Bảo

KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ VIỆT NAM HỌC LẦN THỨ BA

TIĨU BAN NH÷NG VÊN §Ị VỊ Lý THUỸT Vµ PH¦¥NG PH¸P §µO T¹O VIƯT NAM HäC

CH¦¥NG TR×NH §µO T¹O VIƯT NAM HäC
ë VIƯT NAM HIƯN NAY
PGS.TS Trần Lê Bảo*

1. Trong xu thế tồn cầu hố, diện mạo thế giới đã có nhiều thay đổi chóng
mặt: thơng tin nhanh, tức thời; kinh tế thế giới khơng còn biên giới và nhất thể
hố; xã hội dịch vụ kiểu mới, thời đại nhàn hạ kiểu mới, do đó tuổi thọ được nâng
cao; cách làm việc cũng ln thay đổi; thời đại trí tuệ lên ngơi; thời đại của văn

hố dân tộc; thời đại gia tăng số lượng các tầng lớp dưới; thời đại hợp tác và cũng
là thời đại thắng lợi của cá nhân (theo Jeanntte Vos). Thời đại mới đem lại nhiều
cơ hội và cũng đặt ra nhiều thách thức cho mọi người và mỗi cộng đồng. Đối với
giáo dục cũng vậy, xu thế mới này cũng đòi hỏi phải có một chiến lược đào tạo
nhân tài trong mỗi quốc gia, dân tộc.
Ở Việt Nam, năm 1986, Đại hội Đảng CSVN lần VI đã đề xướng đổi mới tồn
diện nền giáo dục quốc gia, trong đó có vấn đề về chương trình và sách giáo khoa
- một vấn đề có vai trò hết sức quan trọng, quyết định chất lượng của sự nghiệp
giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực quốc gia. Cho tới nay, cải cách giáo dục, đổi
mới về chương trình và sách giáo khoa phổ thơng nhằm phù hợp với xu hướng
thời đại mới, nâng tầm giáo dục Việt Nam ngang với khu vực và thế giới, đã có
những thành tựu khơng thể phủ nhận được, song vẫn còn khá nhiều vấn đề bức
xúc về chương trình và sách giáo khoa được tồn xã hội quan tâm.
Vấn đề chương trình đã được Phó Thủ tướng, kiêm Bộ trưởng Giáo dục và
Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh tại Hội nghị tổng kết giáo dục đại học
năm 2006 - 2007 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ năm học 2007 - 2008: “Nhiệm
vụ trọng tâm là phát triển các chương trình đào tạo tại các trường đại học đạt trình
độ tiên tiến trong khu vực và trên thế giới, hình thành các trường đại học có trình

*

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

518


CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO VIỆT NAM HỌC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

độ quốc tế, phấn đấu đến năm 2020 có một đại học Việt Nam xếp hạng trong 200
trường đại học hàng đầu của thế giới và một số trường đại học trong tốp 500”.

Cùng với nhu cầu tìm hiểu về Việt Nam của thế giới, ngành Việt Nam học ở
Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ trong gần mười năm qua, có nhiều cuộc hội thảo
về Việt Nam, thu hút được sự quan tâm của hàng trăm nhà khoa học thế giới và
Việt Nam. Có gần 60 trường đại học và cao đẳng, từ Bắc vào Nam, mở ngành đào
tạo Việt Nam học, chưa kể rất nhiều trung tâm nghiên cứu về Việt Nam có mặt ở
trong nước và nhiều nước trên thế giới. Có thể thấy, việc đào tạo những sinh viên
có khả năng hiểu biết sâu sắc về đất nước và con người Việt Nam, để thích ứng và
sáng tạo trong học tập và nghiên cứu, đáp ứng mọi hoạt động xã hội, góp phần
gìn giữ và phát triển nền văn hoá dân tộc, đồng thời tăng cường hội nhập khu vực
và quốc tế là một hướng đi cần thiết và đúng đắn.
Tuy nhiên, Việt Nam học là một ngành khoa học không mới với thế giới,
nhưng mới được xác lập để nghiên cứu và giảng dạy ở các trường đại học và cao
đẳng ở Việt Nam. Nhìn vào công tác đào tạo ngành Việt Nam học ở các trường đại
học và cao đẳng, chúng ta có thể thấy, mặc dù số lượng các trường mở ngành có đông
lên theo từng năm, nhưng về chất lượng đào tạo còn nhiều bất cập. Điều này có
nguyên nhân không nhỏ từ việc thực hiện khung chương trình chuẩn Việt Nam học,
cũng như việc thực hiện mục đích đào tạo giữa các trường hiện nay. Vì bản thân
nội hàm của khoa học nghiên cứu về Việt Nam, đối tượng, phương pháp, cũng
như nội dung chương trình nghiên cứu của ngành học này còn nhiều vấn đề để
ngỏ, chưa thống nhất, cho nên cần có những chương trình khung chuẩn định
hướng, thống nhất về nội dung ngành học, về thời lượng và số lượng môn học,…
Vì vậy, khi xem xét chương trình ngành Việt Nam học, trước hết phải xuất
phát từ thực tiễn và đặt nó trong hệ thống chương trình các chuyên ngành khác,
theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cùng với những ưu và nhược điểm
như xã hội đề cập tới. Mặt khác, ngành Việt Nam học là một ngành học đặc thù,
cho nên chương trình cũng có những cái riêng, đòi hỏi phải quan tâm đến những
yếu tố đặc thù và tất nhiên cũng có những cái mạnh, cái thuận lợi và cái chưa
mạnh, cái khó khăn của ngành. Vậy nên, trong bài viết này, chúng tôi đề cập tới
một số quan niệm về chương trình chung, thực tiễn chương trình Việt Nam học ở
Việt Nam và những kiến nghị.

2. Một số quan niệm về Chương trình và chương trình Việt Nam học - Khu vực học
2.1. Chương trình: là một hệ thống về nội dung học vấn nhất định ở dạng đề
cương, phù hợp với các mục tiêu của nhà trường; được cụ thể hoá thành sách giáo
khoa, các tài liệu giảng dạy, giúp người dạy lựa chọn được phương pháp giảng
dạy thích hợp, người học phát huy được tính sáng tạo trong học tập và xử lý các
tình huống trong cuộc sống. Nó là một khâu quan trọng có tác dụng định hướng
519


Trần Lê Bảo

và quyết định chất lượng của sự nghiệp giáo dục. Chương trình giáo dục chịu sự
chi phối của nhiều yếu tố, trong đó phải kể tới: Chính phủ Trung ương đại diện là
Bộ Giáo dục và Đào tạo, của chính quyền địa phương, cơ quan kiểm định nhà
nước, các trường đại học, các nhà quản lý, cộng đồng cư dân, đặc biệt là các nhà
khoa học và tầng lớp trí thức nói chung,… nói tóm lại, chương trình giáo dục phụ
thuộc vào hệ thống kinh tế, chính trị, văn hoá và xã hội của mỗi nước và cả tác
động của hợp tác, giao lưu quốc tế. Vì vậy, chương trình giáo dục mỗi nước đòi
hỏi vừa có tính kế thừa, lại vừa có tính hiện đại, vừa có tính khu vực, lại vừa có
tính lịch sử, đồng thời phải luôn đổi mới để phù hợp với sự bùng nổ của tri thức
nhân loại, đồng thời tiếp cận nhiều phương pháp mới, quan niệm mới về giáo dục
ở khu vực và quốc tế.
Chương trình ngành học, hay môn học hiện đại ở các nước thường được biên
soạn theo mấy hướng sau:
- Từ tập trung vào chuyển tải kiến thức sang đề cao năng lực sáng tạo của
người học;
- Quan niệm về đặc điểm của chương trình như tính hệ thống, tính chỉnh thể,
tính thống nhất đã có những thay đổi như tập trung vào các chủ đề chính của nội
dung học tập được cấu trúc và sắp xếp trong hệ thống các môn học, các lớp học và
bậc học từ thấp đến cao; Chương trình được thiết kế đồng bộ, nhất quán về ý

tưởng trong từng bộ phận cấu thành hệ thống của quá trình dạy học.
- Tập trung vào người học: chương trình cần xác định mục tiêu và kết quả
đạt được trong cả một quá trình học tập. Người học cần được chủ động tham gia
vào toàn bộ quá trình dạy học, từ khâu chuẩn bị bài cho tới kiểm tra đánh giá kết
quả học tập, trong đó mối quan hệ giữa người dạy và người học là quan hệ tương
tác, hợp tác, thông hiểu lẫn nhau, người dạy tạo mọi điều kiện cho việc học tập trở
thành một hoạt động sáng tạo, tự lĩnh hội, tự khám phá, tự nghiên cứu học tập.
- Chương trình được “quản lý mở” với tính chất định hướng là chính, không
mang tính pháp lệnh. “Chương trình mở” được thể hiện ở các góc độ sau:
+ Người thực hiện chương trình được phép thay đổi một số điểm cụ thể
trong chương trình, sao cho phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh cụ thể của việc
thực thi chương trình, miễn là đạt được hiệu quả cao trong giảng dạy.
+ Các chủ thể giáo dục như các trường đại học, giáo viên, sinh viên, cha mẹ
học sinh đều được tạo điều kiện để thực hiện sự thay đổi trên.
+ Cần có các cấp quản lý từ chương trình thiết kế ban đầu đến các phiên bản
chương trình khác nhau. Cấp Trung ương quản lý chương trình khung, tiếp đến
các trường có chương trình mong muốn, chương trình thực học, chương trình thực
dạy, chương trình tự chọn,...
520


CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO VIỆT NAM HỌC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

+ Tuy nhiên, quá trình xây dựng và triển khai chương trình cần được chỉ đạo
đồng bộ và thống nhất từ trung ương đến địa phương,…
Cải cách giáo dục ở Việt Nam trong mấy thập niên vừa qua luôn đặt mục
tiêu hình thành nhân cách cho người học với phẩm chất và cả năng lực nhằm
đáp ứng các đòi hỏi của thời đại văn minh trí tuệ luôn biến động, trong đó tính
sáng tạo là năng lực hàng đầu; tiếp đến là năng lực hành động có hiệu quả trên
cơ sở vận dụng các kiến thức, kỹ năng và phẩm chất đã được hình thành trong

học tập, lao động và giao tiếp sau đó là năng lực hợp tác và cùng chung sống
trong cuộc sống và trong cộng đồng cuối cùng là năng lực tự khẳng định mình,
tự lập trong học tập và trong cuộc sống, phát triển cá tính và bản sắc. Mục tiêu
này cũng phù hợp với nguyên tắc giáo dục thế kỷ XXI của UNESCO, do Chủ tịch
Hội đồng Quốc tế về giáo dục - Jacques Delors nêu ra, gồm 4 trụ cột: học để biết,
học để làm, học để cùng chung sống và học suốt đời (Jacques Delors, Học tập một
kho báu tiềm ẩn, NXB Giáo dục 2002).
Mục tiêu trên đòi hỏi phải có một chương trình tương ứng, thích hợp và
khoa học để triển khai sự nghiệp giáo dục một cách hiệu quả nhất. Chương trình
giảng dạy và sách giáo khoa chỉ là sự thể hiện trong thực tế các mục tiêu giáo dục.
Chương trình và sách giáo khoa cần phải được đánh giá ở tính khả thi, cũng như
hiệu quả xã hội hơn là được xem xét ở góc độ các sự kiện đơn thuần.
2.2. Chương trình và chương trình khung chuẩn
Chương trình phải là sự thể hiện mục tiêu giáo dục. Nó là quá trình được
tiến hành thường xuyên mà các giáo viên phải tham gia ở các giai đoạn, từ xây
dựng kế hoạch đến thực thi.
Thời Liên Xô cũ, giáo dục được nhà nước quản lý tập trung vào trung ương.
Bộ Giáo dục và Đào tạo soạn thảo một chương trình chung thống nhất, có nội
dung “cứng”. Bộ độc quyền tổ chức biên soạn sách giáo khoa cho học sinh và sách
hướng dẫn cho giáo viên, sách hướng dẫn phương pháp,… sang thời kỳ đổi mới,
“Giáo dục được lựa chọn” Nhà nước cho xây dựng và thẩm định “chương trình
khung chuẩn tối thiểu”, đảm bảo việc thực hiện quy chế của Liên bang về chuẩn
giáo dục quốc gia, đồng thời khuyến nghị nhiều chương trình cho mỗi môn học.
Ở Mỹ thường dùng hai khái niệm về chương trình: một là “Chương trình”
(curriculum: C) là “Nội dung kiến thức dạng đề cương, phù hợp với các mục tiêu
nhà trường”. Hai là “Phát triển chương trình” (curriculum development) là “Quá
trình đánh giá các yêu cầu, hình thành các mục tiêu, phát triển các cơ hội giảng
dạy và đánh giá kết quả”. Trong nhà trường thường có ba loại chương trình: một
là “Chương trình hiện” hay “chương trình chính quy” là chương trình các môn
học chính khoá, bao gồm các văn bản giải thích chương trình, các giáo trình, bài

521


Trần Lê Bảo

kiểm tra, văn bản hướng dẫn giáo viên giảng dạy. Hai là “chương trình ẩn” được
hình thành một cách ngẫu nhiên, do sự tác động qua lại giữa học sinh với môi
trường vật chất, xã hội và giao lưu của nhà trường. Ba là “chương trình ngoại
khoá” bao gồm những hoạt động của học sinh về thể thao, câu lạc bộ, quản lý sinh
viên, cùng những loại hình hoạt động yêu thích khác. Nhìn chung, nội dung
chương trình giáo dục của Mỹ hiện nay có tính mềm dẻo và “mở”. Chương trình
cấp quốc gia là chương trình khung. Từ chương trình khung, có thể có nhiều
phương án sách giáo khoa khác nhau. Giáo viên là người có chức năng chủ đạo
thực hiện chương trình, có thể nhấn mạnh phần này hay phần khác, có thể trực
tiếp phát triển chương trình và sách giáo khoa, có quyền tự do được thay đổi
chương trình.
Chương trình khung chuẩn rất quan trọng, phải đảm bảo được tính khoa
học, tính tư tưởng, tính thực tiễn, tính hiện đại, tính ổn định và vừa sức với người
học, cuối cùng phải có tính dân tộc, tính khu vực và tính quốc tế. Chương trình
này, do vậy, là chương trình cấp quốc gia không chỉ do Bộ Giáo dục và Đào tạo,
mà phải được Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn. Mặc dù đã có nhiều rút kinh
nghiệm, chỉnh sửa cho khoa học và phù hợp hơn với người dạy và học, song hiện
nay, khó có thể nói chương trình giáo dục đã được coi là ổn định. Nhiều ý kiến
cho rằng, chương trình hiện nay là bất cập, chỗ thì nặng quá, chỗ thì nhẹ quá, chỗ
thì không chính xác, chỗ lại cần bổ sung,... cho nên cần có một chương trình chuẩn
quốc gia là cần thiết.
2.3. Việc triển khai chương trình và thực trạng đào tạo Việt Nam học ở Việt Nam
hiện nay
Mã ngành đào tạo đại học Việt Nam học đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo
thông qua năm 1997 và sau đó là Khu vực học, trong đó có Việt Nam học (2003).

Chương trình khung về Việt Nam học cũng đã được Bộ chỉ đạo xây dựng. Tuy
nhiên, có một thực tiễn là chương trình đào tạo Việt Nam học ở nhiều cơ sở đào
tạo chưa được thống nhất và có nhiều bất cập ở một số phương diện sau:
- Đầu tiên phải kể tới cùng một mã ngành Việt Nam học mà khác nhau về
mục tiêu và chương trình đào tạo. Ngoài những mục tiêu có tính chất chung nhất
về xây dựng nhân cách đạo đức và năng lực sáng tạo… cho người học, thì có
trường đào tạo người học đáp ứng công tác trên các lĩnh vực: nghiên cứu và hoạt
động văn hoá, làm báo, người giảng dạy…; có trường đào tạo chủ yếu chỉ làm du
lịch: văn hoá du lịch, hướng dẫn du lịch, ngoại ngữ du lịch. Điều này được thể
hiện trong thông báo của tài liệu hướng dẫn thi tuyển sinh vào các trường Đại học
và Cao đẳng. Mã ngành Việt Nam học (Văn hoá du lịch, Hướng dẫn du lịch,…).
Nghiên cứu về đất nước, con người Việt Nam có rất nhiều vấn đề, du lịch cũng chỉ
là một trong cả trăm ngàn vấn đề của Việt Nam. Tuy nhiên, đào tạo du lịch dưới
522


CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO VIỆT NAM HỌC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

mã ngành Việt Nam học thì dễ có những hiểu lầm về khái niệm Việt Nam học. Có
thể hiểu Việt Nam học là ngành du lịch, hay ngành du lịch là Việt nam học. Không
cần nói thì ai cũng dễ thấy hai khái niệm này không tương đẳng. Thêm nữa, trong
một số trường Đại học có cả một ngành học Du lịch chuẩn (Khoa Du lịch - Trường
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội và Trường Đại học
Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Đông Đô,…) Vậy thì ở đây có vấn đề. Ở
trên là mã ngành Việt Nam học, nhưng dạy theo chương trình ngành du lịch, hướng
dẫn viên du lịch, ngoại ngữ du lịch. Còn ở trong ngành du lịch, thì Việt Nam học và
Khu vực học được coi như một môn bổ trợ.
Nhiệm vụ đầu tiên của mã ngành Việt Nam học là trang bị những kiến thức
toàn diện về đất nước, con người Việt Nam cho người học, thông qua những hiểu
biết về địa lý, lịch sử, văn hoá, ngôn ngữ, phong tục tập quán, tín ngưỡng,... Liệu

các trường nấp dưới mã ngành Việt Nam học lại đào tạo du lịch, ngôn ngữ du lịch,
có đáp ứng được yêu cầu trên không? Chắc chắn là không, vì một chuyên ngành
du lịch không thể nào trang bị được toàn diện kiến thức về đất nước và con người
Việt Nam. Rõ ràng ở đây, mã ngành Việt Nam học chỉ là chiếc áo khoác đẹp cho
ngành du lịch đang là “món hàng thời thượng” hiện nay.
- Việt Nam học là ngành học mới, trong một thời gian ngắn, gần 10 năm (chỉ
tính từ khi có mã ngành chính thức, không kể những cơ sở manh nha có tính chất
tieefn đề Việt Nam học), đã có gần 60 trường mở mã ngành Việt Nam học, phần
lớn là đào tạo trình độ đại học và cao đẳng, một cơ sở đào tạo sau đại học Việt
Nam học ở Đại học Quốc gia Hà Nội. Sự “phát triển nóng” này cho thấy, rõ ràng
ngành Việt Nam học ra đời như một nhu cầu tất yếu và có tính cấp thiết đối với
đòi hỏi của cả trong nước và quốc tế. Song, cũng vì sự “phát triển nóng” này mà
có những nhận thức chưa đầy đủ về ngành Việt Nam học. Trước hết là chủ thể
nhà trường, cơ sở đào tạo, dù chưa nắm được khoa học về Việt Nam, nhưng cũng
cứ mở vì mấy lý do: có trường do yêu cầu mở rộng quy mô nên mở mã ngành Việt
Nam học để có thể chiêu sinh; cũng có trường để tồn tại vì có một số ngành cũ
không hấp dẫn sinh viên, có xu hướng giảm dần, nên chạy xin mã ngành mới là
Việt Nam học, mặc dù cũng chẳng nghiên cứu gì nhiều. Số trường này phần đông
sẽ là Việt Nam học du lịch. Có một số trường cho rằng trường khác mở thì trường
ta cũng mở ngành Việt Nam học. Điều này dẫn đến sự không thuần nhất về mục
tiêu, chương trình đào tạo, sẽ dẫn đến hai hệ quả:
+ Một là, mặc dù có một số trường cố gắng trao đổi chương trình cho nhau,
song không thể không thấy có sự tuỳ tiện trong việc hoạch định chương trình Việt
Nam học trong mỗi trường. Do Việt Nam học là ngành học mới, nhận thức về nó
chưa đầy đủ cũng là tất nhiên. Thêm nữa, người được trao nhiệm vụ làm chương
trình cũng không được đào tạo từ ngành Việt Nam học, mà chỉ là những nhà khoa
học của các chuyên ngành như văn, sử, địa, ngôn ngữ,… do say mê Việt Nam học
523



Trần Lê Bảo

nên làm “trái tay”. Cho nên, ai mạnh về ngôn ngữ thì sẽ có chương trình Việt Nam
học nặng về ngôn ngữ, ai chuyên về sử sẽ làm ra Việt Nam học nặng về sử, ai
thích về du lịch sẽ sinh ra chương trình Việt Nam học toàn là du lịch, lại có
chương trình Việt Nam học chuyên để dạy cho người nước ngoài, học rất nhiều
Việt ngữ, được đem áp dụng cho sinh viên Việt Nam, trong khi họ cần học nhiều
ngoại ngữ hơn là học tiếng Việt. Vị trí mỗi môn học trong chương trình cũng có
nhiều quan niệm khác nhau về cả nội dung lẫn phân bố thời lượng. Vì vậy,
chương trình ở trong mỗi cơ sở đào tạo có nơi thì quá tả, nơi thì quá hữu, nơi thì
bất cập,… Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng đầu ra của người học, gây
lộn xộn trong điều hành hệ thống giáo dục, trường nọ không chấp nhận chương
trình đào tạo của trường kia, bắt sinh viên phải học bổ trợ rất tốn kém và mất thời
gian…
+ Hệ quả thứ hai là mã ngành đã mở, sinh viên đã nhập trường, vậy thì phải
xử lý ra sao?
Có trường mở được mã ngành Việt Nam học, nhưng chưa đủ điều kiện vật
chất và đội ngũ giảng dạy để có thể thành khoa, nên lúc đầu thường phải ghép với
các khoa xã hội và nhân văn như gửi vào khoa Văn, khoa Đông Phương học, khoa
Du lịch,... vì vậy, Việt Nam học sẽ không tránh khỏi những nhận thức coi nhẹ
ngành học như một bộ phận của các khoa và tất nhiên sự đối xử cũng không bình
đẳng, dễ mất quyền chủ động trong hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học,
không phát huy được tính năng động và sáng tạo của người làm Việt Nam học.
Thêm nữa, đội ngũ giảng dạy gặp rất nhiều khó khăn, bất cập. Vả chăng, nếu
có thì cũng chưa thật chuẩn vì toàn người “dạy trái tay”. Vì Việt Nam học là
ngành mới mở và quy mô phát triển nhanh, nên số lượng giáo viên ở các cơ sở đào
tạo rất thiếu. Đây là vấn đề bức xúc của của nhiều ngành trong nhiều trường đại
học và cao đẳng, không riêng gì ngành Việt Nam học. Tuy nhiên, ở ngành Việt
Nam học thì trầm trọng hơn, nên việc thường xuyên phải hợp tác, mời giảng viên
ngoài trường là không tránh khỏi. Điều này tạo ra không ít khó khăn, bị động

trong việc điều hành chương trình Việt Nam học ở mỗi cơ sở đào tạo. Chính chỗ
khó này dễ nảy sinh sự tuỳ tiện hoặc cắt xén chương trình, hoặc “giật gấu vá vai”;
nếu không thì cũng rơi vào trường hợp coi nhẹ khoa học, có gì dạy nấy. Bên cạnh
đó là chất lượng đội ngũ giáo viên. Các giáo viên Việt Nam học thường là từ các
chuyên ngành khác nhau được tập hợp về khoa, kiến thức được trang bị là kiến
thức các chuyên ngành hẹp như văn, sử, địa, du lịch,…chưa từng được đào tạo về
Việt Nam học. Tất nhiên, có nhiều thầy cô giáo có tâm huyết say mê với nghề
nghiệp và nghiên cứu khoa học đã nhanh chóng đáp ứng được yêu cầu của chất
lượng đào tạo. Nhưng, cũng có không ít giáo viên cũng chưa kịp nghiên cứu về
Việt Nam học, chưa hiểu thấu đáo về ngành này, dễ dẫn đến ngộ nhận Việt Nam
học là phép tính cộng của một ít văn, một ít sử, một ít địa, một ít văn hoá,…thậm
chí chủ quan, đơn giản hoá, không cần nghiên cứu gì thêm vẫn dạy được. Ngay cả
524


CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO VIỆT NAM HỌC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

người quản lý ngành Việt Nam học ở một số nơi cũng còn chưa hiểu Việt Nam
học, nói gì đến người học. Điều này ảnh hưởng trước hết đến việc triển khai
chương trình đào tạo, đến chất lượng đào tạo, đến định hướng đầu ra cho sinh
viên ngành Việt Nam học và xa hơn là chưa làm cho xã hội, các cơ quan công sở
các vụ, viện, nơi sẽ tiếp nhận sinh viên ngành Việt Nam học, hiểu rõ bản chất mô
hình ngành học, thấy rõ được vai trò chức năng của ngành học để có thể hưởng
ứng, đặt hàng, tiếp nhận thành quả đào tạo và sử dụng có hiệu quả nhất…
3. Nguyên nhân chính của những thực trạng trên
- Thứ nhất, bản thân nội hàm khái niệm Việt Nam học, Khu vực học còn
tương đối mới mẻ với Việt Nam và là một khái niệm mở, vậy nên có những cách
hiểu chưa thống nhất, tất nhiên sẽ dẫn đến việc chỉ đạo chương trình khác nhau.
Vì thế mà người được giao hoạch định chương trình có năng lực về lịch sử, sẽ đưa
ra chương trình nặng về sử hơn, người thạo về ngôn ngữ sẽ đưa ra chương trình

bố trí nhiều thời lượng về ngôn ngữ hơn.
- Thứ hai, bản thân khái niệm Việt Nam học cũng rất rộng, bao gồm địa lý,
lịch sử, ngôn ngữ, văn hoá, du lịch,… nói tóm lại là nghiên cứu toàn diện về đất
nước, con người Việt Nam. Vì vậy, có cơ sở đào tạo cử nhân với chương trình
tương đối hoàn chỉnh, phân bố khá cân đối các môn cơ sở, cơ bản và tự chọn thuộc
khoa học xã hội và nhân văn. Có không ít cơ sở dưới mã ngành Việt Nam học,
nhưng chỉ đào tạo một ngành học đang được ưa chuộng đó là ngành Du lịch, hoặc
chuyển đổi từ giảng dạy tiếng Việt thành Việt Nam học,....
- Thứ ba, sự chuẩn bị đội ngũ giảng dạy chưa đáp ứng kịp thời. Ngành
Việt Nam học là ngành học tổng hợp các chuyên ngành khác nhau của khoa học
xã hội và nhân văn, vì vậy chương trình cũng cần toàn diện, chưa kể có những
môn mới được đưa vào như “Khu vực học” yêu cầu số lượng giáo viên cũng đa
dạng hơn, cho nên có những cơ sở cố gắng đưa vào nhiều môn, thành ra chương
trình quá tải; có cơ sở chưa đáp ứng kịp việc triển khai chương trình, cho nên dễ
dẫn đến tình trạng có gì dạy nấy, thậm chí còn tuỳ tiện cắt xén chương trình, nếu
không mời được người dạy mà thời gian dành cho niên học đã kết thúc,…
- Thứ tư, bản thân ngành Việt Nam học còn rất trẻ, cũng chưa tích cực làm
cho xã hội nói chung, các cơ quan vụ, viện, kể cả phụ huynh học sinh,… hiểu về
tầm quan trọng, vai trò, vị trí của ngành học để có thể nhận được sự chỉ đạo, định
hướng, chia sẻ, hỗ trợ, tiếp nhận sinh viên đi thực tập và vào làm việc. Vấn đề
hưởng ứng của xã hội đối với ngành học là rất quan trọng. Sự thừa nhận của xã
hội đối với thành quả đào tạo của mỗi trường đại học và cao đẳng là thuốc thử tốt
nhất công nhận chất lượng đào tạo ở mỗi cơ sở; đồng thời còn phù hợp với chủ
trương xã hội hoá giáo dục của Nhà nước. Sở dĩ sinh viên Việt Nam học ở Trường
525


Trần Lê Bảo

Đại học Sư phạm Hà Nội ra trường phần lớn có việc làm ngay chính là đã biết

thực hiện điều này.
- Thứ năm, chưa có sự hợp tác tích cực, giao lưu hỗ trợ chương trình, tài liệu
tham khảo, giáo trình giữa các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước.
Thực trạng này cũng không ngoài những vấn đề bức xúc về chương trình và
sách giáo khoa mà lâu nay được xã hội quan tâm. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng
đang lấy ý kiến của các nhà khoa học, các nhà giáo để xem xét điều chỉnh. Vì vậy,
ngành Việt Nam học cũng cần thống nhất quan niệm về chương trình khung
chuẩn cấp quốc gia, xác lập vị trí, vai trò của nó trong hệ thống giáo dục, trong
quan hệ với mục tiêu đào tạo và với sách giáo khoa.
4. Những kiến nghị
4.1. Về quản lý nhà nước đối với chương trình
Xu hướng chung của giáo dục thế giới là Nhà nước (cấp trung ương) chỉ
quản lý thống nhất “chương trình khung chuẩn”. Còn tuỳ thực tiễn địa phương,
nhà trường, đối tượng học tập, giáo viên có thể lựa chọn chương trình thích hợp.
Trước thực tiễn đào tạo Việt Nam học còn nhiều bất cập như hiện nay, việc
đầu tiên là Bộ Giáo dục và Đào tạo nên xây dựng một chương trình khung chuẩn
có tính bắt buộc cho mã ngành Việt Nam học trong cả nước. Hiện tại, chương trình
Việt Nam học của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội là khá hoàn chỉnh, đã được
thực tiễn chứng minh qua 4 khoá sinh viên Việt Nam học ra trường được các cơ
quan tiếp nhận hầu hết. Sự công nhận của xã hội đối với những sinh viên ngành
Việt Nam học của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội là một bằng chứng tốt nhất
đánh giá về chất lượng của kết quả đào tạo, trong đó có sự định hướng đúng đắn
và khoa học của chương trình Việt Nam học ở Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
“Chương trình khung chuẩn” cần đảm bảo được tính khoa học, tính tư
tưởng, tính thực tiễn, tính hiện đại, tính ổn định và vừa sức với người học, cuối
cùng phải có tính dân tộc, tính khu vực và tính quốc tế. Trong cấu trúc chương
trình cần có tỷ lệ hợp lý giữa các phân môn cơ sở và cơ bản, cân đối thời lượng
giảng dạy giữa các học phần, giữa những môn bắt buộc và môn tự chọn, giữa lý
thuyết và thực hành,…
Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng cần rà soát lại chương trình của các cở sở đào

tạo, trong đó có ngành Việt Nam học, không nên để tình trạng lộn xộn một mã
ngành Việt Nam học mà có nhiều chương trình khác nhau về nội dung. Không
nên để việc đào tạo “Hướng dẫn viên du lịch”, “Văn hoá du lịch” khoác áo Việt
Nam học, trong khi đó Việt Nam học không chỉ dừng lại ở việc đào tạo du lịch.
526


CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO VIỆT NAM HỌC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Hãy để cho mã ngành Việt Nam học tồn tại và phát triển đúng với bản chất của
chính nó, chứ không phải chỉ là “nhãn hiệu” đơn thuần có thể dán vào ngành nào
cũng được.
4.2. Chương trình cần làm rõ mục tiêu và kết quả đào tạo, để có kế hoạch đầu
tư giảng dạy phù hợp, hướng nghiệp cho sinh viên ngay từ năm thứ nhất để họ
yên tâm học tập và có kế hoạch phấn đấu. Đây cũng là phần chờ đợi và bức xúc
của xã hội khi chưa hiểu gì nhiều về Việt Nam học, nhất là khi cho con em theo
học ngành này. Vấn đề đầu ra cần được làm sáng tỏ.
4.3. Đối tượng nghiên cứu của Việt Nam học rất rộng, vì vậy chương trình
không nên dàn trải, mà nên tập trung vào những vấn đề lớn, những chủ đề chính
nhằm làm nổi bật diện mạo của đất nước, con người Việt Nam, để có thể khu biệt
với các khu vực xung quanh. Mặt khác, cần coi trọng phát huy tính sáng tạo của
người học, chương trình nên dành một thời lượng thích hợp cho hoạt động sinh
hoạt tập thể, tham quan du lịch, giao lưu văn hoá,…
4.4. Cần có chương trình và kế hoạch đào tạo bồi dưỡng thường xuyên
những người làm công nghiên cứu và giảng dạy Việt Nam học ở các cơ sở đào tạo,
thông qua các lớp tập huấn, các chương trình trao đổi học thuật, hội thảo khoa
học,… Bởi vì họ là nguồn lực trực tiếp đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo tại
các trường đại học và cao đẳng. Một mặt trang bị cho họ những kiến thức về
Việt Nam học và khu vực học, mà phần lớn những người làm công tác giảng dạy
Việt Nam học chưa từng được trang bị; mặt khác loại bỏ được những nhận thức

chưa toàn diện, thậm chí sai lệch, thiên kiến chủ quan về Việt Nam học đang tồn tại
lâu nay. Bên cạnh những kiến thức chuyên ngành, cần trang bị cho họ những kiến
thức ngoại ngữ để có thể tiếp cận những kiến thức và phương pháp về khoa học xã
hội và nhân văn nói chung và Việt Nam học nói riêng ở nước ngoài. Có như vậy họ
mới có thể thực hiện sáng tạo chương trình môn học mà mình được phân công.
4.5. Cần có trung tâm nghiên cứu về chương trình nói chung và chương trình
Việt Nam học và khu vực học nói riêng để có thể định hướng, tư vấn điều chỉnh
cho phù hợp với sự biến đổi nhanh chóng của thông tin và xu thế toàn cầu hoá.
Bên cạnh đó, cần xây dựng mạng lưới nghiên cứu về Việt Nam học, trong đó có
chương trình Việt Nam học.
4.6. Cần mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, thường xuyên trao đổi những
thành quả nghiên cứu về Việt Nam học, trong đó có trao đổi về chương trình, sách
giáo khoa, tài liệu hướng dẫn, giáo trình giảng dạy. Ở đây, công nghệ thông tin là
một phương tiện hợp tác quốc tế hữu hiệu nhất.
4.7. Cần có chương trình in ấn tài liệu, sách giáo khoa, một mặt phục vụ học
tập cho sinh viên, mặt khác để trao đổi thông tin cần thiết và cập nhật giữa các nhà
nghiên cứu Việt Nam học.
527


Trần Lê Bảo

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Trần Lê Bảo, Khu vực học và nhập môn Việt Nam học, NXB Giáo dục, 2008.

2.

Đại học Quốc gia Hà Nội - Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia, Kỷ yếu

Hội thảo Quốc tế về Việt Nam học lần thứ nhất, NXB Thế giới, Hà Nội, 1998 (6 tập).

3.

Đại học Quốc gia Hà Nội - Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia,
Việt Nam trên đường phát triển và hội nhập: truyền thống và hiện đại. Kỷ yếu Hội thảo
quốc tế về Việt Nam học lần thứ hai, Tp. Hồ Chí Minh, 2004.

4.

Đại học Quốc gia Hà Nội, Hội thảo khoa học Nghiên cứu và đào tạo về Khu vực học,
NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005.

5.

Jacques Delors, Học tập một kho báu tiềm ẩn, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2002.

6.

Phêđêricô Mayo, Một thế giới mới, UBQG UNESCO Việt Nam, 1999.

7.

Toàn cầu hoá văn hoá, (Tư liệu chuyên đề), Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh,
2000.

8.

Tuyên bố ASEM về Đối thoại giữa các nền văn hoá và văn minh (Hội nghị Á Âu lần thứ
năm ASEM V), 2004.


528


DẠY
TIẾNG
VIỆT
NAM
MIỀN
NAM HỌ
TRUNG
MƠ HÌNH DẠY HỌC…
KỶ YẾ
U HỘ
I THẢ
O QUỐ
C TẠI
TẾ VIỆ
T NAM
C LẦQUỐC
N THỨ- BA
TIĨU BAN NH÷NG VÊN §Ị VỊ Lý THUỸT Vµ PH¦¥NG PH¸P §µO T¹O VIƯT NAM HäC

D¹Y TIÕNG VIƯT NAM T¹I MIỊN NAM TRUNG QC M¤ H×NH D¹Y HäC §µO T¹O BI£N DÞCH VI£N
ThS Chen Bilan *

1. Lý do và ý nghĩa của việc cải cách giảng dạy tiếng tiếng Việt
Việt Nam có chung một đường biên giới kéo dài với Trung Quốc, hai nước
thường xun có những hoạt động trao đổi trên nhiều lĩnh vực, với bề dày lịch sử
như khoa học, cơng nghệ, văn hố, giáo dục, v.v... Tất cả những hoạt động trao

đổi sẽ khơng thể tiến triển tốt nếu khơng có sự hỗ trợ của ngơn ngữ. Vì vậy, tiếng
Việt, là một ngơn ngữ có lịch sử phong phú và lâu dài, đã được giảng dạy tại
Trung Quốc cho sinh viên đại học và những người cần ngơn ngữ này như một
cơng cụ để giao tiếp với người bản địa sử dụng tiếng Việt.
Giảng dạy ngoại ngữ đã thay đổi rất nhiều trong hồn cảnh mới. Tiếng Việt
cũng đang được giảng dạy tại Trung Quốc. Trong q khứ, giảng dạy tiếng Việt
được thực hiện theo một mơ hình dạy học truyền thống, được tập trung vào từ
vựng và ngữ pháp. Các tài liệu giảng dạy khơng thể bắt kịp với thời đại. Trong
hầu hết các trường hợp, các mẫu được thiết kế trong sách giáo khoa đã khơng còn
thiết thực với cuộc sống thực. Do đó, người học tiếng Việt thường xun cảm thấy
những gì họ đã học hỏi khó có thể thể sử dụng được trong cơng việc và giao tiếp
của họ. Khi xã hội phát triển và tình hình thay đổi đáng kể, phương pháp giảng
dạy ngơn ngữ cũ cũng dần dần bộc lộ những điểm bất cập của nó.
Bước vào thế kỷ XXI, quan hệ Việt - Trung đã mở sang một trang mới. Hội
chợ triển lãm Trung Quốc - ASEAN và thiết lập Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN
(AFTA) làm cho quan hệ Việt - Trung có những bước tiến đáng kể. Việt Nam trở
thành một trong những đối tác thương mại quan trọng nhất của Trung Quốc. Các
số liệu thống kê cũng cho thấy số lượng du khách nói tiếng Việt đến Trung Quốc

*

Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quảng Tây, Nam Ninh, Trung Quốc.

529


Chen Bilan

đạt con số 5.000 mỗi ngày. Tình hình mới cũng đặt ra yêu cầu cao hơn cho những
người học ngôn ngữ, đặc biệt là những người có thể trở thành dịch giả và phiên

dịch viên tham gia trực tiếp các hoạt động trao đổi Việt - Trung. Đối với những đối
tượng này, họ được yêu cầu không chỉ sử dụng tiếng Việt như một công cụ giao
tiếp tốt, mà còn là một công cụ đảm bảo công tác dịch và giải thích trôi chảy.
Hoạt động trao đổi thương mại và văn hoá giữa hai nước cần nhiều tài năng
dịch thuật hơn nữa. Nam Ninh, thủ phủ của Khu tự trị Guangxi Zhuang, là nơi tổ
chức thường xuyên của hội chợ triển lãm Trung Quốc - ASEAN. Nam Ninh hưởng
ứng sức mạnh khu vực. Với việc hoàn thành đường cao tốc từ Nam Ninh đến
Pingxiang, sẽ là khá thuận lợi để đi du lịch từ phía Nam của Trung Quốc đến
Hà Nội. Tất cả những điều này sẽ góp phần vào những thành công trong nhiều
hoạt động giữa hai nước. Đại học Quảng Tây, là trường đại học chủ chốt ở khu
vực Nam Ninh, có nhiều cơ hội phát triển. Để đáp ứng nhu cầu xã hội tốt hơn, Đại
học Quảng Tây đã bắt đầu tuyển sinh viên chuyên ngành tiếng Việt vào mùa thu
năm 2007. Với mục tiêu đào tạo sinh viên tốt nghiệp tiếng Việt có chất lượng cao
để làm việc trong các lĩnh vực khác nhau như tại các cơ quan chính phủ, các tổ
chức dạy học, kinh doanh và các công ty du lịch, một nhóm giáo viên của trường
Đại học Quảng Tây đã thực hiện một cuộc cải cách dạy tiếng Việt. Mục tiêu của việc
cải cách này là để khám phá một mô hình dạy học mới, theo đó, lý thuyết và kỹ
năng dịch thuật được chú trọng để đào tạo các dịch giả và phiên dịch viên đủ điều
kiện tham gia các hoạt động trao đổi Việt - Trung. Điểm khởi đầu của mô hình
giảng dạy này là giảng dạy ngôn ngữ phải đáp ứng các nhu cầu phát triển xã hội.
Họ tin tưởng một cách chắc chắn rằng, sinh viên được đào tạo với mô hình này,
khi tốt nghiệp sẽ có trình độ tốt về biên dịch và phiên dịch. Công việc của họ chắc
chắn sẽ giúp ích nhiều cho việc giao lưu giữa hai nước. Mặc dù có nhiều sinh viên tốt
nghiệp chuyên ngành tiếng Việt đã tham gia vào công việc của họ mỗi năm, thì hiện
nay vẫn còn thiếu các dịch giả và phiên dịch viên có trình độ, đây cũng là một trở
ngại lớn quá trình cho giao lưu Việt - Trung. Các giáo viên hy vọng sẽ mang lại
những thay đổi trong công tác giảng dạy tiếng Việt và phát huy năng lực của bản
thân họ để đào tạo nhiều sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành tiếng Việt hơn nữa với
mục tiêu trở thành các nhà biên dịch viên và phiên dịch viên có trình độ tốt.
2. Chúng tôi có thế mạnh để cải cách giảng dạy tiếng Việt

Tại Trung Quốc, tiếng Việt được giảng dạy tại nhiều trường đại học, ví dụ như
Đại học Bắc Kinh, Đại học Ngoại ngữ Bắc Kinh, Đại học Ngoại ngữ PLA, Đại học
Ngoại ngữ Quảng Đông, Đại học Quảng Tây, Đại học Dân tộc Quảng Tây và Đại học
Vân Nam,… Mỗi trường đại học đều có chiến lược riêng của mình trong việc giảng
dạy và nghiên cứu. Một điều không thể phủ nhận rằng các trường đại học này đã có
nhiều đóng góp cho sự phát triển xã hội, kinh tế và văn hoá. Như đã đề cập trên đây,
hội chợ triển lãm Trung Quốc - ASEAN được tổ chức ở Nam Ninh hàng năm. Trao
đổi song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc cần thêm rất nhiều các biên dịch
530


DẠY TIẾNG VIỆT NAM TẠI MIỀN NAM TRUNG QUỐC - MÔ HÌNH DẠY HỌC…

viên và phiên dịch viên tiếng Việt - Trung. Để đáp ứng nhu cầu này, trường Đại học
Quảng Tây đã nỗ lực để tích hợp giữa giáo dục và nhu cầu xã hội một cách hoàn hảo
với mục tiêu đào tạo phiên và biên dịch tiếng Việt - Trung có trình độ.
Đang phải đối mặt với những cơ hội và thách thức, tuy nhiên, Trường Đại
học Quảng Tây sở hữu nhiều thế mạnh để thực hiện cải cách giảng dạy.
Thứ nhất, Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quảng Tây có một đội ngũ
giáo viên giỏi, là những người có kinh nghiệm trong biên dịch và phiên dịch. Một
số giáo viên là dịch giả và phiên dịch cho hội chợ triển lãm Trung Quốc - ASEAN
và một số sự kiện quốc tế khác. Kinh nghiệm của họ trong việc giảng dạy và dịch
là nguồn tài nguyên rất có giá trị cho sinh viên.
Thứ hai, trường Đại học này có mối quan hệ và hợp tác tốt với các cơ quan
chính phủ và các tổ chức khác. Năm 2004, Trung tâm biên dịch viên và phiên dịch
viên Quảng Tây đã được thành lập với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương. Cải
cách giảng dạy cũng được hỗ trợ mạnh mẽ từ trường đại học này. Kể từ khi hội
chợ được tổ chức hàng năm tại Nam Ninh, giao lưu giữa hai nước Việt - Trung
ngày càng trở nên năng động và Quảng Tây thu hút nhiều du khách Việt Nam
như một trong những điểm đến du lịch. Đó là điều kiện thuận lợi tạo ra nhiều cơ

hội để sinh viên thực hành tiếng Việt ngoài lớp học. Sinh viên được khuyến khích
tham gia các sự kiện này để thực hành tiếng Việt mà họ đã học được trong lớp.
Đồng thời, sự thông thạo ngôn ngữ của họ có thể được kiểm nghiệm trên thực tế.
Bằng cách này, học và sử dụng ngôn ngữ được kết nối với nhau một cách hoàn
hảo. Nó được coi là mô hình lý tưởng cho việc học ngôn ngữ.
Thứ ba, nguồn tuyển sinh sinh viên được đảm bảo. Tất cả các sinh viên đạt
điểm số xuất sắc trong kỳ thi tuyển sinh đại học sẽ được ghi danh vào khoa tiếng
Việt. Để đạt hiệu quả dạy học tốt hơn, trường đại học này chỉ tuyển sinh 26 hay 28
sinh viên mỗi năm cho ngành học tiếng Việt. Quy mô lớp học cũng rất quan trọng
trong việt học ngoại ngữ. Thật vậy, các lớp học quy mô nhỏ có thể đảm bảo rằng
sinh viên có thời gian nhiều hơn trong lớp học để thực hành ngôn ngữ. Hơn nữa,
không khí lớp học khá thân mật và nhẹ nhàng, nên các lớp học nhỏ thuận lợi cho
giáo viên và sinh viên thực hành mô hình lấy người học làm trung tâm. Trong mô
hình này, học viên sẽ là trung tâm để dạy và học ngôn ngữ, đồng thời, sinh viên
đóng các vai trò chính và trực tiếp tham gia vào mọi hoạt động của lớp, trong khi
giáo viên đóng vai trò là giám sát viên, hướng dẫn và nhà tổ chức.
3. Các biện pháp của chúng tôi trong cải cách giảng dạy tiếng Việt
3.1. Lên kế hoạch khoá học mới
Thay đổi mục tiêu dạy học sẽ được phản ánh trong công tác thiết kế khoá
học. Vì vậy, bước đầu tiên của nhóm nghiên cứu là xây dựng kế hoạch khoá học
mới cho sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành tiếng Việt để đáp ứng các yêu cầu
giảng dạy mới. Khi thực hiện kế hoạch mới, sự khác biệt chính là sự thay đổi từ
531


×