Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Khảo sát quy trình sản xuất và đánh giá chất lượng sản phẩm Lactovet Men lacto sống của công ty Cổ phần Thuốc thú y Đức Hạnh Marphavet (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 74 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐINH THỊ KIM NGÂN
Tên đề tài:
“KHẢO SÁT QUY TRÌNH SẢN XUẤT VÀ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG SẢN
PHẨM LACTOVET - MEN LACTO SỐNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
THUỐC THÚ Y ĐỨC HẠNH MARPHAVET”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Khóa học

: Chính quy
: Công nghệ Thực phẩm
: CNSH - CNTP
: 2013 - 2017

THÁI NGUYÊN, 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐINH THỊ KIM NGÂN
Tên đề tài:
“KHẢO SÁT QUY TRÌNH SẢN XUẤT VÀ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG SẢN
PHẨM LACTOVET - MEN LACTO SỐNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN


THUỐC THÚ Y ĐỨC HẠNH MARPHAVET”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Lớp
Khóa học
Giáo viên hƣớng dẫn 1
Giáo viên hƣớng dẫn 2

: Chính quy
: Công nghệ Thực phẩm
: CNSH - CNTP
: K45 - CNTP
: 2013 - 2017
: ThS. Nguyễn Thị Đoàn
: KS. Lê Văn Giang

THÁI NGUYÊN, 2017


i

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp đại học này em đã nhận đƣợc sự hỗ trợ,
giúp đỡ của nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân. Với tình cảm sâu sắc, chân thành,
cho phép em đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến tất cả các cá nhân và cơ quan
đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình học tập và nghiên cứu đề tài.
Trƣớc hết em xin gửi tới các thầy cô khoa Công Nghệ Sinh Học - Công Nghệ

Thực Phẩm, trƣờng Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên lời chúc sức khỏe và lời cảm
ơn sâu sắc. Với sự quan tâm, dạy dỗ, chỉ bảo tận tình chu đáo của thầy cô, đến nay
em đã có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, đề tài: “Khảo sát quy trình sản xuất
và đánh giá chất lượng sản phẩm Lactovet - Men lacto sống của công ty Cổ phần
Thuốc thú y Đức Hạnh Marphavet”. Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn chân thành
nhất tới giảng viên - ThS. Nguyễn Thị Đoàn đã quan tâm giúp đỡ, tận tình hƣớng
dẫn em hoàn thành tốt khóa luận này trong thời gian qua. Em xin bày tỏ lòng
biết ơn đến lãnh đạo Trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, các Khoa Phòng
ban chức năng đã trực tiếp và gián tiếp giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập
và nghiên cứu đề tài.
Em xin gửi lời chào, lời chúc sức khỏe và lời cảm ơn chân thành nhất đến
Ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Thuốc thú y Đức Hạnh Marphavet đã cho phép và
tạo điều kiện thuận lợi để em thực tập tại công ty. Cuối cùng, em xin cảm ơn KS.
Lê Văn Giang và toàn thể các anh chị cán bộ công nhân viên trong công ty đã
nhiệt tình giúp đỡ và chỉ bảo em trong suốt quá trình thực tập.
Với điều kiện thời gian cũng nhƣ kinh nghiệm còn hạn chế của một sinh viên,
khóa luận này không thể tránh đƣợc những thiếu sót. Em rất mong nhận đƣợc sự chỉ
bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cô để em có thể hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, Ngày

tháng

Ngƣời thực hiện
(Ký và ghi rõ họ tên)

năm 2017


ii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Hệ số trọng lƣợng .....................................................................................34
Bảng 3.2. Thang điểm đánh giá chất lƣợng cho sản phẩm .......................................35
Bảng 3.3. Tiêu chuẩn đánh giá cảm quan sản phẩm Lactovet - Men lacto sống theo
TCVN 3215 - 79. .......................................................................................35
Bảng 4.1. Đánh giá cảm quan chất lƣợng sản phẩm .................................................56
Bảng 4.2. Lô thí nghiệm 1 .........................................................................................57
Bảng 4.3. Lô thí nghiệm 2 .........................................................................................57


iii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Mặt bằng Công ty Cổ phần Thuốc thú y Đức Hạnh Marphavet .................6
Hình 2.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty Cổ phần Thuốc Thú y Đức Hạnh
Marphavet ......................................................................................................7
Hình 2.3. Sơ đồ quy trình đơn hàng của công ty ......................................................10
Hình 2.4. Bảng vàng doanh nghiệp văn hóa năm 2013 ............................................11
Hình 2.5. Cúp Top 100 thƣơng hiệu Việt uy tín năm 2013 ......................................11
Hình 2.6. Giấy chứng nhận giải bạc Quốc gia năm 2015 .........................................11
Hình 2.7. Giấy chứng nhận thực hành sản xuất thuốc tốt .........................................12
Hình 2.8. Giấy chứng nhận “Doanh nghiệp vì ngƣời lao động” năm 2014 ..............12
Hình 2.9. Giải thƣởng hàng Việt tốt do ngƣời tiêu dùng bình chọn 2014 ................12
Hình 2.10. Lactobacillus bulgaricus .........................................................................26
Hình 2.11. Lactobacillus casei ..................................................................................26
Hình 2.12. Các chủng vi khuẩn có trong 57 sản phẩm probiotic thƣơng mại trên
thị trƣờng .....................................................................................................26
Hình 2.13. Quy trình công nghệ sản xuất chế phẩm vi sinh .....................................27
Hình 4.1. Sơ đồ quy trình sản xuất sản phẩm Lactovet - Men lacto sống ................37

Hình 4.2. Sơ đồ tổng quát quá trình nhân giống vi sinh vật .....................................39
Hình 4.3. Sơ đồ nuôi cấy chìm ..................................................................................43
Hình 4.4. Máy lên men sục khí công nghệ Đức ........................................................44
Hình 4.5. Máy li tâm siêu tốc dạng ống ....................................................................45
Hình 4.6. Máy đông khô DELTA 2-24 LSC.............................................................46
Hình 4.7. Máy trộn đồng chất ...................................................................................47
Hình 4.8. Máy đóng gói sản phẩm ............................................................................48
Hình 4.9. Dán nhãn sản phẩm ...................................................................................48
Hình 4.10. Bao bì sản phẩm Lactovet - Men lacto sống ...........................................49
Hình 4.11. Lactobacillus acidophilus .......................................................................51


iv

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

STT

VIẾT ĐẦY ĐỦ

CHỮ VIẾT TẮT

1

BCTT

Báo cáo thực tế

2


CBCNV

Cán bộ công nhân viên

3

CBTT

Cán bộ thị trƣờng

4

CP

Cổ phần

5

GLP

Good Laboratory Practice
(Thực hành tốt phòng kiểm nghiệm)

6

GMP

Good Manufacturing Practices
(Thực hành tốt sản xuất thuốc )


7

GSP

Good Storage Practice
(Thực hành tốt bảo quản)

8

HĐCĐ

Hội đồng cổ đông

9

KCS

Kiểm tra chất lƣợng sản phẩm

10

LAB

Lactic acid bacteria (Vi khuẩn lactic)

11

PKD

Phòng kinh doanh



v

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ..............................................................................................................i
DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC HÌNH ......................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT .................................................................iv
MỤC LỤC ................................................................................................................... v
PHẦN 1: MỞ ĐẦU.................................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................ 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................. 2
1.3. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................ 2
1.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................. 2
1.4.1. Ý nghĩa khoa học ..............................................................................................2
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn ...............................................................................................2
PHẦN 2: TỔNG QUAN............................................................................................ 3
2.1. Giới thiệu khái quát chung về Công ty Cổ phần Thuốc thú y Đức Hạnh
Marphavet.................................................................................................................... 3
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty .................................................3
2.1.1.1. Vài nét về công ty .......................................................................................... 3
2.1.1.2. Sự hình thành và phát triển của công ty ......................................................... 3
2.1.1.3. Mặt bằng của công ty ..................................................................................... 5
2.1.2. Lĩnh vực kinh doanh của công ty ......................................................................7
2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy công ty .........................................................................7
2.1.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty ......................................................................... 7
2.1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban ............................................................. 8
2.1.3.3. Mối quan hệ giữa các phòng ban trong công ty ........................................... 10
2.1.4. Một số giải thƣởng cao quý do Đảng, Nhà nƣớc, các cơ quan báo chí và tổ

chức uy tín trao tặng ..................................................................................................11
2.2. Đặc điểm hệ tiêu hóa của lợn. ............................................................................ 13


vi

2.2.1. Quá trình tiêu hoá ............................................................................................13
2.2.2. Cơ chế tiêu hoá thức ăn ở lợn .........................................................................14
2.2.3. Khả năng tiêu hoá............................................................................................14
2.2.4. Quá trình tồn tại và phát triển của Probiotics trong hệ tiêu hóa của lợn .........14
2.3. Tổng quan về Probiotics..................................................................................... 15
2.3.1. Lịch sử nghiên cứu ..........................................................................................15
2.3.2. Khái niệm ........................................................................................................16
2.3.3. Vai trò..............................................................................................................16
2.3.4. Các vi sinh vật probiotic thƣờng gặp ..............................................................16
2.3.5. Đặc điểm chung của vi sinh vật probiotic .......................................................19
2.3.5.1. Chịu pH thấp ................................................................................................ 19
2.3.5.2. Chịu acid mật ............................................................................................... 19
2.3.5.3. Chịu kháng sinh............................................................................................ 20
2.3.5.4. Khả năng bám dính vào tế bào biểu mô ruột ............................................... 20
2.3.6. Cơ chế tác động chung của probiotics ............................................................21
2.3.6.1. Cạnh tranh và đối kháng với các vi khuẩn gây bệnh ................................... 22
2.3.6.2. Tác động kháng khuẩn do sản sinh một số chất kháng khuẩn ..................... 22
2.3.6.3. Tăng cƣờng hoạt động chuyển hóa của vi khuẩn đƣờng ruột. ..................... 22
2.3.6.4. Điều hòa phản ứng miễn dịch ...................................................................... 23
2.3.7. Tình hình nghiên cứu và sử dụng các chế phẩm probiotic .............................23
2.3.8. Vi khuẩn Lactic ...............................................................................................24
2.4. Quy trình công nghệ sản xuất chế phẩm vi sinh ................................................ 27
2.4.1. Chuẩn bị giống ................................................................................................27
2.4.2. Nhân giống ......................................................................................................27

2.4.3. Lên men ...........................................................................................................28
2.4.4. Xử lý ổn định hoạt tính men và cố định vi sinh vật ........................................28
2.4.5. Phối trộn và đóng gói ......................................................................................28
2.5. Tìm hiểu một số đề tài nghiên cứu về probiotic trong chăn nuôi ...................... 28
2.5.1. Một số đề tài nghiên cứu trên thế giới ............................................................28


vii

2.5.2. Một số đề tài nghiên cứu trong nƣớc ..............................................................29
PHẦN 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 31
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu......................................................................................... 31
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ......................................................................... 31
3.3. Nội dung tiến hành ............................................................................................. 31
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu.................................................................................... 31
3.4.1. Thu thập các tài liệu thứ cấp ...........................................................................31
3.4.2. Tham gia làm việc trực tiếp tại nhà máy .........................................................31
3.4.3. Đánh giá chất lƣợng sản phẩm Lactovet - Men lacto sống .............................31
3.4.3.1. Xác định mật độ vi khuẩn lactic của sản phẩm theo tiêu chuẩn TCVN
8737:2011 .................................................................................................................. 31
3.4.3.2. Đánh giá chất lƣợng cảm quan sản phẩm theo tiêu chuẩn TCVN 3215-79. 34
3.4.3.3. Đánh giá hiệu quả của men tại khu chăn nuôi động vật thí nghiệm của
công ty ....................................................................................................................... 35
PHẦN 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................ 37
4.1. Khảo sát và thuyết minh quy trình sản xuất sản phẩm Lactovet - Men lacto sống ... 37
4.1.1. Quy trình sản xuất sản phẩm Lactovet - Men lacto sống tại Công ty Cổ phần
Thuốc thú y Đức Hạnh Marphavet ............................................................................37
4.1.2. Thuyết minh quy trình sản xuất sản phẩm Lactovet - Men lacto sống. ..........38
4.1.2.1. Chuẩn bị giống ............................................................................................. 38
4.1.2.2. Nhân giống ................................................................................................... 38

4.1.2.3. Lên men ........................................................................................................ 41
4.1.2.4. Thu sinh khối................................................................................................ 44
4.1.2.5. Cố định vi sinh vật ....................................................................................... 46
4.1.2.6. Phối trộn ....................................................................................................... 47
4.1.2.7. Đóng gói ....................................................................................................... 48
4.1.2.8. Sản phẩm dạng khô ...................................................................................... 49
4.2. Đánh giá chất lƣợng sản phẩm Lactovet - Men lacto sống ................................ 56


viii

4.2.1. Đánh giá cảm quan bằng phƣơng pháp cho điểm theo tiêu chuẩn TCVN
3215-79......................................................................................................................56
4.2.2. Xác định mật độ vi khuẩn lactic tổng số của sản phẩm ..................................56
4.2.3. Thí nghiệm trên lợn đánh giá hiệu quả của men tại khu chăn nuôi động vật thí
nghiệm của công ty ...................................................................................................57
4.2.3.1. Cải thiện tăng trƣởng và chuyển hóa thức ăn............................................... 57
4.2.3.2. Cải thiện sự đề kháng ................................................................................... 58
4.2.3.3. Ảnh hƣởng đến môi trƣờng .......................................................................... 58
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................ 59
5.1. Kết luận .............................................................................................................. 59
5.2. Kiến nghị ............................................................................................................ 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
II. TÀI LIỆU NƢỚC NGOÀI
III. NGUỒN INTERNET


1


PHẦN 1: MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Để ngành chăn nuôi phát triển và đạt hiệu quả cao, xu hƣớng chung trong sản
xuất thức ăn chăn nuôi hiện nay ngƣời ta giảm thậm chí ngƣng sử những loại thức
ăn khó tiêu hóa. Trong sản xuất nông nghiệp phụ phẩm của các sản phẩm nông
nghiệp chiếm tỉ lệ ¾ các sản phẩm nông nghiệp, nhƣng vì nhiều xơ, khó tiêu hóa
nên cũng không đƣợc sử dụng nhiều trong chăn nuôi gây tổn thất lớn về kinh tế.Các
loại khô dầu tuy protein cao (30 - 45%), nhƣng cũng không đƣợc sử dụng làm thức
ăn chăn nuôi vì rất khó tiêu hóa do hàm lƣợng xơ cao và ngoài ra còn chứa một số
chất kháng lại men tiêu hóa của cơ thể vật nuôi. Trong các loại thức ăn từ thực vật
đều có chứa hợp chất glucid không phải tinh bột đƣờng những chất này gồm có:
Pectin, hemicellulose, cellulose, lignin tất cả các loại dạ dày đơn đều không có men
tiêu hóa loại này. Các giống lợn ngày nay lớn rất nhanh, do đó nhu cầu dinh dƣỡng
của chúng rất cao, nhƣng khả năng tiêu hóa kém, nên phải sử dụng nhiều thức ăn
tinh tăng chi phí chăn nuôi và gây lãng phí chất dinh dƣỡng trong thức ăn nhiều xơ.
Để rút ngắn thời gian chăn nuôi, ngƣời ta cho lợn ăn rất nhiều nhƣng không có đủ
thời gian tiêu hóa kỹ lƣỡng thức ăn, từ đó mà chất dinh dƣỡng còn lại nhiều theo
phân ra ngoài. Hiện nay ngƣời ta còn thực hiện cai sữa sớm cho lợn con để tăng lứa
đẻ. Phần lớn các trang trại cai sữa 28 ngày, so với trƣớc đây là 2 tháng. Lúc này cơ
thể lợn con không sản xuất đủ enzyme để tiêu hóa thức ăn. Quá trình chăn nuôi cổ
điển trƣớc đây gia súc gia, cầm chỉ tiêu hóa khoảng 70-80% chất khô của khẩu
phần, còn lại 20-30% đổ ra môi trƣờng. Quy mô chăn nuôi càng lớn thì sự ô nhiễm
môi trƣờng do chất thải càng cao. Bên cạnh đó các loài vật nuôi, trong đó có lợn rất
dễ mắc các bệnh về đƣờng tiêu hóa. Xuất phát từ thực tế trên chúng ta thấy rất rõ
tầm quan trọng của men vi sinh trong chăn nuôi giúp ổn định hệ vi khuẩn có lợi,
tiêu diệt các vi khuẩn có hại, phòng chống các bệnh về đƣờng tiêu hóa, tiêu hóa
thức ăn, giảm mùi hôi của phân… Để đi sâu vào việc tìm hiểu quy trình công nghệ
và đánh giá chất lƣợng sản phẩm men vi sinh, đƣợc sự đồng ý của Ban chủ nhiệm



2

khoa CNSH & CNTP - Trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, cùng với sự giúp
đỡ của giáo viên hƣớng dẫn và cơ sở nơi thực tập, chúng tôi thực hiện chuyên đề
“Khảo sát quy trình sản xuất và đánh giá chất lƣợng sản phẩm Lactovet - Men lacto
sống của công ty cổ phần thuốc thú y Đức Hạnh Marphavet”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Khảo sát đƣợc quy trình sản xuất và đánh giá đƣợc chất lƣợng sản phẩm Lactovet
- Men lacto sống cho lợn của Công ty Cổ phần Thuốc thú y Đức Hạnh Marphavet.
1.3. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu đƣợc quá trình kiểm tra nguyên liệu, bán thành phẩm và thành
phẩm Lactovet - Men lacto sống.
- Tìm hiểu đƣợc quy trình sản xuất Lactovet - Men lacto sống.
- Đánh giá đƣợc chất lƣợng sản phẩm Lactovet - Men lacto sống.
1.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả của đề tài cung cấp thêm các số liệu và cơ sở khoa học cho việc sản
xuất và sử dụng Lactovet - Men lacto sống cho ngành chăn nuôi lợn.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Học hỏi về quy trình sản xuất Lactovet - Men lacto sống tại công ty.
- Đánh giá chất lƣợng sản phẩm tạo cơ sở giúp ngƣời tiêu dùng yên tâm sử
dụng sản phẩm Lactovet - Men lacto sống cho lợn.


3

PHẦN 2: TỔNG QUAN
2.1. Giới thiệu khái quát chung về Công ty Cổ phần Thuốc thú y Đức Hạnh
Marphavet

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
2.1.1.1. Vài nét về công ty
Tên công ty: Công ty Cổ phần Thuốc thú y Đức Hạnh Marphavet
 Tên công ty viết tắt: MARPHAVET.JSC
 Trụ sở chính: Số 10, đƣờng Nhân Mỹ, Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội
 Địa chỉ nhà máy: Thanh Tân, Trung Thành, Phổ Yên, Thái Nguyên
 Điện thoại: 02803.666681
 Website: www.marphavet.com.
 Mã số thuế: 0102596920
 Vốn điều lệ: 317.000.000.000 VNĐ
 Nhiệm vụ chính: Sản xuất và kinh doanh thuốc thú y, thuốc thủy sản, chế
phẩm sinh học dùng trong chăn nuôi, thức ăn chăn nuôi
 Marphavet hoạt động theo phƣơng châm: “Hợp tác, sáng tạo, đoàn kết
phát triển bền vững”
2.1.1.2. Sự hình thành và phát triển của công ty
Công ty Cổ phần Thuốc thú y Đức Hạnh Marphavet là một trong những công
ty thành viên của Tập đoàn Đức Hạnh BMG, đƣợc thành lập tháng 12 năm 2002,
đến năm 2007 đổi tên và cổ phần theo tên gọi nhƣ hiện nay.
Tên MARPHAVET đƣợc viết tắt từ 3 chữ cái đầu của các từ sau:
 Mar - Marvelous: Kì diệu, thần diệu, tuyệt vời, thần dƣợc.
 Pha- Pharmacy: Thuốc, ngành dƣợc.
 Vet- Veterinary: Thú y.
Nhƣ vậy, Marphavet viết đầy đủ là Marvelous Pharmacy Veterinary dịch
ra tiếng việt là: Thuốc thú y thần dƣợc.


4

Nhận thức sâu sắc vấn đề tầm nhìn, sứ mệnh và tạo giá trị cốt lõi cho xã hội,
định hƣớng phát triển sản phẩm chất lƣợng cao, lựa chọn phân khúc khách hàng

chăn nuôi có kĩ thuật, chuyên nghiệp, theo hƣớng công nghiệp quy mô lớn. Ngay từ
những ngày đầu, hội đồng quản trị công ty đã định hƣớng cần phải đổi mới công
nghệ, đổi mới dây chuyền máy móc thiết bị, nâng cao chất lƣợng, lấy phƣơng
châm “Hiệu quả sử dụng của bạn là sức mạnh của chúng tôi” là kim chỉ nam xuyên
suốt mọi hoạt động và là tiền đề để công ty vƣơn lên phát triển trở thành một trong
những công ty hàng đầu Việt Nam sản xuất, thuốc thú y chất lƣợng cao, tiêu chuẩn
quốc tế, hƣớng đến xuất khẩu và cạnh tranh bền vững thời kỳ hội nhập.
Đầu năm 2010, Ban Giám đốc công ty đã đầu tƣ hơn 195 tỷ đồng xây dựng
nhà máy thuốc thú y đạt tiêu chuẩn của tổ chức y tế thế giới GMP/WHO với 3 dây
chuyền: Thuốc tiêm, thuốc dung dịch uống và thuốc bột, đƣa vào sử dụng từ cuối
năm 2011.
Đến nay, công ty tiếp tục đầu tƣ thêm trên 250 tỷ đồng xây dựng nhà máy
vaccine với 3 dây chuyền sản xuất vaccine vi khuẩn, dây truyền vaccine virus trên
tế bào và dây chuyền sản xuất vaccine virus trên phôi trứng, cả 3 dây chuyền công
nghệ Châu Âu đang đi vào hoạt động và mang lại kết quả tốt.
Sau hơn 12 năm hoạt động, Marphavet đã có những bƣớc phát triển vƣợt bậc cả về
quy mô sản xuất kinh doanh, thị trƣờng và số lƣợng cán bộ chuyên nghiệp có chiều
sâu, am hiểu sâu sắc tƣ duy quản trị.
Trụ sở nhà máy đặt tại Trung Thành - Phổ Yên - Thái Nguyên và 12 chi
nhánh khác trên cả nƣớc nhƣ: Chi nhánh Cần Thơ, chi nhánh Quận 9 - Thành phố.
Hồ Chí Minh, chi nhánh Đồng Nai, chi nhánh Đắk Lắc, chi nhánh Nha Trang, chi
nhánh Đà Nẵng, chi nhánh Huế, chi nhánh Hải Phòng và chi nhánh Mỹ Đình - Hà
Nội. Nhƣ vậy, sản phẩm của Marphavet phủ khắp 63 tỉnh thành trong cả nƣớc và
xuất khẩu sang trên 10 nƣớc trên thế giới. Hệ thống nhà phân phối và đại lý với số
lƣợng hơn 8.000 đại lý. Marphavet có đội ngũ nhân sự chuyên môn trình độ cao với
gần 1.000 CBCNV bao gồm 2 giáo sƣ, 5 phó giáo sƣ, 8 tiến sĩ, 29 thạc sĩ, trên 500
bác sĩ thú y và kĩ sƣ chăn nuôi, 15 dƣợc sĩ nhân y, 12 cử nhân công nghệ sinh học


5


có nhiều kinh nghiệm thực tế trong ngành, hơn 250 cử nhân kinh tế, kế toán, luật,
nhân văn, quản trị kinh doanh, marketing, cơ khí chế tạo máy, điện lạnh có trình độ
chuyên môn thƣờng xuyên đƣợc tập huấn ở nƣớc ngoài và các chuyên gia nƣớc
ngoài sang đào tạo, đội ngũ công nhân thâm niên lành nghề, môi trƣờng làm việc
thân thiện, chuyên nghiệp, nhiều cơ hội thăng tiến.
Marphavet hợp tác với tất cả các khách hàng theo phƣơng châm: “Đoàn kết,
sáng tạo, hợp tác, phát triển”. Nhờ phƣơng trâm đó hiện nay Marphavet đã liên kết và
hợp tác với nhiều trƣờng đại học, cao đẳng, trung cấp, nhiều nhà nghiên cứu khoa
học, viện thú y Quốc gia, viện chăn nuôi, các trạm thú y và các chi cục thú y của khắc
các tỉnh thành trong cả nƣớc, hơn 500 đại lý đƣợc phân vùng bán hàng theo khu vực
và hơn 300 trang trại chăn nuôi lớn ở khắp các vùng miền trong cả nƣớc.
Trong quá trình xây dựng và phát triển, ban lãnh đạo công ty luôn đề cao
nhân tố con ngƣời, đặt con ngƣời vào vị trí trung tâm trong mọi hoạt động. Chính sự
lãnh đạo sáng suốt của ban lãnh đạo công ty cộng với tinh thần ham học hỏi, giao
lƣu, chia sẻ, không ngừng nâng cao kiến thức, trình độ, kinh nghiệm của cán bộ
công nhân viên đã tạo nên sức mạnh tổng lực giúp Marphavet vƣơn lên và khẳng
định thƣơng hiệu cũng nhƣ đứng vững trên thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế.
Với quan điểm phát triển sâu sắc “Lấy khoa học công nghệ làm trung tâm,
lấy thị trƣờng để định hƣớng, lấy tăng trƣởng làm động lực, lấy chất lƣợng để cam
kết với khách hàng, chiến lƣợc công nghiệp hóa và hiện đại hóa quá trình sản xuất
sản phẩm luôn đƣợc thể hiện trong các nhiệm vụ khoa học công nghệ”. Công ty đã
nỗ lực không ngừng để luôn là một trong những thƣơng hiệu hàng đầu về sản xuất
kinh doanh thuốc thú y, vaccine, chế phẩm sinh học tại thị trƣờng trong nƣớc. Đầu
tƣ đƣa khoa học kỹ thuật hiện đại vào nghiên cứu sản phẩm, đẩy mạnh hợp tác đầu
tƣ với các đối tác nƣớc ngoài để vƣơn xa trở thành thƣơng hiệu mạnh đứng trong
TOP 5 của Châu Á và nằm trong TOP 10 Thế giới.
2.1.1.3. Mặt bằng của công ty
Công ty Cổ phẩn Thuốc thú y Đức Hạnh Marphavet có số vốn điều lệ là 317
tỷ đồng, số lƣợng lao động hiện tại gần 1000 ngƣời và có tổng diện tích là 12,5Ha.



6

Với tổng diện tích 12.5 Ha, công ty bố trí xây dựng nhƣ sau:

Hình 2.1. Mặt bằng Công ty Cổ phần Thuốc thú y Đức Hạnh Marphavet
 Xƣởng sản xuất gồm 3 dây chuyền sản xuất theo tiêu chuẩn GMP - WHO
 Dây chuyền sản xuất dung dịch thuốc tiêm
 Dây chuyền sản xuất dung dịch thuốc uống
 Dây chuyền sản xuất thuốc bột uống
 Phòng kiểm nghiệm theo tiêu chuẩn GLP
 Hệ thống kho theo tiêu chuẩn GSP
 Tòa nhà điều hành và các phòng ban
 Các công trình phụ trợ và công trình định hƣớng tƣơng lai.
Công ty Cổ phần Thuốc thú y Đức Hạnh Marphavet luôn là một trong những
thƣơng hiệu hàng đầu về sản xuất kinh doanh thuốc thú ý, vaccine, chế phẩm sinh
học tại thị trƣờng trong nƣớc, sản phẩm đƣợc phân bổ rộng khắp 63 tỉnh thành với
12 chi nhánh và nhiều đại lý lớn. Công ty Cổ phần Thuốc thú y Đức Hạnh
Marphavet thuộc dạng doanh nghiệp lớn.
Qua 12 năm phát triển, mặc dù luôn phải đối mặt với những biến cố thị
trƣờng và tình hình khó khăn chung của nền kinh tế nhƣng công ty vẫn luôn khẳng
định đƣợc mình với chiến lƣợc phát triển đúng đắn đƣa công ty ngày càng phát
triển, góp phần vào sự phát triển của ngành và của đất nƣớc.


7

2.1.2. Lĩnh vực kinh doanh của công ty
Lĩnh vực sản xuất kinh doanh chủ yếu của công ty: Sản xuất vaccine phòng

bệnh, sản xuất kinh doanh thuốc thú y, dƣợc phẩm, thực phẩm chức năng, chế phẩm
sinh học, thức ăn chăn nuôi.
Hiện tại công ty đang có trên 200 sản phẩm với các dòng sản phẩm chủ lực
là thuốc thú y dạng bột, dạng dung dịch và dạng thuốc nƣớc, chế phẩm sinh học,
vaccine… chất lƣợng cao, trong đó, có đặc trị các bệnh ghép, diễn biến bệnh phức
tạp, hiệu quản điều trị bệnh vƣợt trội so với các sản phẩm cùng loại của đối thủ cạnh
tranh, tác dụng kéo dài.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy công ty
2.1.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty

Đại hội cổ đông

Hội đồng quản trị

Ban kiểm soát

Ban giám đốc

Phòng

Phòng

Phòng

Phòng

Phòng

Phòng


Phòng

Phòng

Các

tổ

kinh

tài

kho

kỹ

đơn

Marke

cung

xƣởng

chức

doanh

chính


vận

thuật

hàng

ting

ứng

sản

hành

và bán

kế

chính

hàng

toán

vật tƣ

xuất

(Nguồn: BCTT quá trình xây dựng và triển khai thực hiện GMP/WHO
tại nhà máy)

Hình 2.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty Cổ phần Thuốc Thú y Đức Hạnh Marphavet


8

2.1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban
- Đại hội cổ đông (ÐHCÐ): Tổ chức cao nhất của công ty là ÐHCÐ thƣờng
niên, ÐHCÐ họp mỗi năm một lần để bầu ra Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát,
thông qua báo cáo của Hội đồng quản trị về công tác kế toán của công ty và phân
phối lợi nhuận cho các thành viên.
- Ban kiểm soát: Ban kiểm soát có nhiệm vụ thay mặt ÐHCĐ giám sát, đánh
giá công tác điều hành, quản lí của Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc theo đúng
các qui định trong điều lệ công ty, các nghị quyết, quyết định của ĐHCĐ.
- Hội đồng quản trị: Cơ quan quản lý có quyền lực cao nhất của Công ty bao
gồm một chủ tịch, hai phó chủ tịch và ba ủy viên đƣa ra các quyết định, các chỉ tiêu
về doanh thu và lợi nhuận để Ban giám đốc lãnh đạo công ty hoàn thành chỉ tiêu và
giúp công ty phát triển.
- Ban giám đốc: Do Hội đồng quản trị quyết định bổ nhiệm, trực tiếp điều
hành chung mọi hoạt động của công ty và chịu trách nhiệm trƣớc Hội đồng quản trị
và trƣớc pháp luật về thực hiện các quyền và nghĩa vụ đƣợc giao. Cụ thể:
 Quyền hạn: Tham gia kế hoạch kinh doanh, quản lý tài chính, mở rộng
mạng lƣới kinh doanh.
 Trách nhiệm: Trong phạm vi đƣợc Hội đồng quản trị bổ nhiệm, giám đốc
hƣớng dẫn chỉ đạo các phòng thực hiện đúng nhiệm vụ đƣợc giao, đồng thời thƣờng
xuyên kiểm tra đôn đốc các phòng ban thực hiện các công việc đƣợc giao để đạt kết
quả cao nhất cho công ty.
- Phòng hành chính nhân sự: Có chức năng tham mƣu cho giám đốc toàn bộ
công tác về tổ chức cán bộ, công tác đào tạo, lao động, tiền lƣơng hành chính quản
trị và các công tác nội chính khác giúp bộ máy của công ty hoạt động linh hoạt và
có hiệu quả tốt nhất. Ngoài ra, phòng hành chính nhân sự còn có bộ phận bảo vệ có

chức năng bảo vệ tài sản cho công ty và bộ phận lái xe có chức năng đƣa đón khách
đến họp, làm việc.
- Phòng kinh doanh: Có chức năng thực hiện giao dịch trực tiếp hoặc gián
tiếp với khách hàng, giới thiệu và bán các sản phẩm, là một bộ phận không thể thiếu


9

trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, đồng thời tham mƣu cho giám đốc về tình hình
kinh doanh của công ty để Ban Giám đốc kịp thời điều chỉnh các chỉ tiêu tài chính.
- Phòng tài chính kế toán: Có chức năng thực hiện công tác kế toán, tài
chính, tổ chức lao động tiền lƣơng, thƣởng và các công tác nội chính khác nhằm trợ
giúp cho công tác điều hành công ty của Hội đồng quản trị và ban Giám đốc.
- Phòng kỹ thuật vật tƣ: Tham mƣu cho Ban Giám đốc và Hội đồng quản trị
về việc nghiên cứu các sản phẩm mới, chế thử, thử nghiệm, pha chế và khắc phục
các sản phẩm trong quá trình sản xuất. Bên cạnh đó, hỗ trợ Ban Giám đốc xây dựng
kế hoạch sản xuất, kế hoạch cung ứng vật tƣ, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất kinh
doanh, xác định nguồn vốn và tổ chức mua vật tƣ và nguyên vật liệu.
- Phòng Marketing: Là cầu nối giữa bên trong và bên ngoài, giữa sản phẩm
với khách hàng, định hƣớng chiến lƣợc các hoạt động marketing tại công ty; có
nhiệm vụ quản lý, tham mƣu; thiết kế, xây dựng cà quảng bá hình ảnh của công ty;
nghiên cứu và lập kế hoạch phát triển thị trƣờng.
- Phòng cung ứng: Tham mƣu cho Ban giám đốc trong công tác hoạch định
kế hoạch mua hàng và cúng ứng vật liệu sản xuất, tổ chức điều hành kho bãi trong
hệ thống sản xuất kinh doanh, cung ứng nguyên vật liệu, bao bì, máy móc, thiết bị;
theo dõi, tổng hợp, báo cáo và đặt hàng các nguyên vật liệu, hóa chất, vật tƣ tiêu
hao đáp ứng kế hoạch sản xuất, nghiên cứu phát triển, kiểm tra chất lƣợng.
- Phòng đơn hàng: Là bộ phận trung gian kết nối giữa khâu sản xuất và khâu
bán hàng; cung cấp số liệu và phối hợp với các bộ phận liên quan lập kế hoạch sản
xuất và điều tiết hàng tồn kho; phục vụ và phối hợp với các bộ phận liên quan để

hàng hóa đến đƣợc tay khách hàng một cách nhanh nhất.
- Phòng kho vận: Tham mƣu cho Ban giám đốc về việc quản lý các vật tƣ,
nguyên vật liệu, hàng hóa và sử dụng mặt bằng kho. Đồng thời quản lý các phƣơng
tiện vận chuyển và tổ chức vận chuyển hàng hóa. Tổ chức san sẻ nguyên vật liệu và
đóng dấu nhãn mác, bao bì hàng hóa phục vụ cho sản xuất kinh doanh.
- Các xƣởng sản xuất: Có nhiệm vụ bố trí lao động và quản lý lao động theo
đúng quy định, thực hiện việc tạo ra sản phẩm theo đúng quy trình công nghệ kỹ


10

thuật. Bộ phận này cũng có nhiệm vụ đề xuất việc cải tiến, sửa chữa cơ sở, vật chất,
máy móc, thiết bị. Có 3 xƣởng sản xuất:
 Xƣởng sản xuất thuốc tiêm: là phân xƣởng sản xuất các loại vaccine nhƣ:
Bactam, Kana-Cefa, Kháng sinh chó cao cấp, Mar Ecolivac, Mar- newsota 500 liều…
 Xƣởng sản xuất thuốc bột: là phân xƣởng sản xuất các loại thuốc bột nhƣ:
Marphamox B, Bổ thận mát gan, Marflomix, Coli 102…
 Xƣởng sản xuất thuốc nƣớc: sản xuất các loại thuốc nƣớc nhƣ: Martylan
LA, men sống dạng nƣớc, Sorbitol khoáng nƣớc, tusin LA, BACTAM LA, Gluco
K- C Namin…
2.1.3.3. Mối quan hệ giữa các phòng ban trong công ty

Kho

CBTT

Đơn hàng

Xƣởng sản xuất


Kế hoạch
sản xuất

Kế toán

Cung ứng

KHÁCH HÀNG

(Nguồn: Tài liệu nội quy, quy chế, chức năng nhiệm vụ các phòng ban công ty)
Hình 2.3. Sơ đồ quy trình đơn hàng của công ty


11

Quy trình đơn hàng: Thể hiện mối quan hệ giữa các bộ phận kho vận, xƣởng
sản xuất, phòng kế toán, phòng cung ứng, phòng kinh doanh, phòng đơn hàng và
khách hàng.
Các bộ phận khác có chức năng hỗ trợ quá trình đơn hàng.
2.1.4. Một số giải thưởng cao quý do Đảng, Nhà nước, các cơ quan báo chí và tổ
chức uy tín trao tặng

Hình 2.4. Bảng vàng doanh nghiệp văn hóa năm 2013

Hình 2.5. Cúp Top 100 thƣơng hiệu
Việt uy tín năm 2013

Hình 2.6. Giấy chứng nhận giải bạc
Quốc gia năm 2015



12

Hình 2.7. Giấy chứng nhận thực hành sản xuất thuốc tốt

Hình 2.8. Giấy chứng nhận “Doanh nghiệp
vì ngƣời lao động” năm 2014

Hình 2.9. Giải thƣởng hàng Việt
tốt do ngƣời tiêu dùng
bình chọn 2014


13

2.2. Đặc điểm hệ tiêu hóa của lợn.
Lợn là gia súc dạ dày đơn. Cấu tạo bộ máy tiêu hoá của lợn bao gồm miệng,
thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già và cuối cùng là hậu môn. Khả năng tiêu hóa
của lợn với các loại thức ăn cao thƣờng có tỷ lệ từ 80-85% tùy từng loại thức ăn.
2.2.1. Quá trình tiêu hoá
- Miệng: Thức ăn ở miệng đƣợc cắt nghiền nhỏ bởi động tác nhai và thức ăn
trộn với nƣớc bọt làm trơn để đƣợc nuốt trôi xuống dạ dày. Nƣớc bọt chứa phần lớn
là nƣớc (tới 99%) trong đó chứa enzyme amylase có tác dụng tiêu hoá tinh bột, tuy
nhiên thức ăn trôi xuống dạ dày rất nhanh nên việc tiêu hoá tinh bột xảy ra nhanh ở
miệng, thực quản và tiếp tục ở dạ dày khi thức ăn chƣa trộn với dịch dạ dày. Độ pH
của nƣớc bọt khoảng 7,3.
- Dạ dày: Dạ dày của lợn trƣởng thành có dung tích khoảng 8 lít, chức năng
nhƣ là nơi dự trữ và tiêu hoá thức ăn. Thành dạ dày tiết ra dịch dạ dày chứa chủ yếu
là nƣớc với enzyme pepsin và axit chlohydric (HCl). Men pepsin chỉ hoạt động
trong môi trƣờng acid và dịch dạ dày có độ pH khoảng 2,0. Pepsin giúp tiêu hoá

protein và sản phẩm là polypeptit và ít acid amin.
- Ruột non: Ruột non có độ dài khoảng 18 - 20 m. Thức ăn sau khi đƣợc tiêu
hoá ở dạ dày chuyển xuống ruột non đƣợc trộn với dịch tiết ra từ tá tràng, gan và
tụy - thức ăn chủ yếu đƣợc tiêu hoá và hấp thụ ở ruột non với sự có mặt của mật và
dịch tuyến tụy. Mật đƣợc tiết ra từ gan chứa ở các túi mật và đổ vào tá tràng bằng
ống dẫn mật giúp cho việc tiêu hoá mỡ. Tuyến tụy tiết dịch tụy có chứa men trypsin
giúp cho việc tiều hoá protein, lipase giúp cho tiêu hoá mỡ và diastase giúp tiêu hoá
carbohydrate.
- Ruột già: Ruột già chỉ tiết chất nhầy không chứa men tiêu hoá. Chỉ ở manh
tràng có sự hoạt động của vi sinh vật giúp tiêu hoá carbohydrate, tạo ra các axit béo
bay hơi, đồng thời vi sinh vật cũng tạo ra các vitamin K, B,… [6].


14

2.2.2. Cơ chế tiêu hoá thức ăn ở lợn
Tiêu hoá thức ăn ở lợn là quá trình làm nhỏ các chất hữu cơ trong đƣờng tiêu
hoá nhƣ protein, carbohydrate, mỡ để cơ thể có thể hấp thu đƣợc. Tiêu hoá có thể
diễn ra theo các quá trình:
(1) Quá trình cơ học: Nhai nuốt hoặc sự co bóp của cơ trong đƣờng tiêu hoá
để nghiền nhỏ thức ăn.
(2) Quá trình hoá học: là quá trình tiêu hoá nhờ các men tiết ra từ các tuyến
trong đƣờng tiêu hoá.
(3) Quá trình vi sinh vật: Là quá trình tiêu hoá nhờ bacteria và protease [6].
2.2.3. Khả năng tiêu hoá
Trong quá trình tiêu hoá và hấp thụ thức ăn, một phần thức ăn vào nhƣng
không đƣợc hấp thu làm ảnh hƣởng đến khả năng tiêu hoá. Hiệu quả tiêu hoá ở lợn
phụ thuộc vào một số yếu tố nhƣ tuổi, thể trạng và trạng thái sinh lý, thành phần
thức ăn, lƣợng thức ăn cung cấp, cách chế biến thức ăn. Lợn rất khó tiêu hoá xơ vì
vậy lƣợng xơ trong khẩu phần cần hạn chế [6].

2.2.4. Quá trình tồn tại và phát triển của Probiotics trong hệ tiêu hóa của lợn
Vi sinh vật probiotics đƣợc bổ sung vào cơ thể vật nuôi qua đƣờng tiêu hóa.
Các nhà khoa học đã chứng minh, các probiotics phải trải qua các quá trình
tiêu hóa khắc nghiệt hơn 90 phút trƣớc khi đƣợc giải phóng từ dạ dày vào ruột.
Sau đó, chúng phải gắn vào biểu mô và phát triển đƣợc trong ruột trƣớc khi
chúng có thể bắt đầu phát huy vai trò đối với sức khỏe vật chủ.
Probiotics trong chăn nuôi lợn đƣa lợi khuẩn vào hoạt động trong hệ tiêu hóa
vật nuôi. Vi khuẩn hoạt động dựa trên nguyên tắc cạnh tranh dinh dƣỡng, không
gian sống. Những vi khuẩn không có dinh dƣỡng, không có không gian tăng sinh sẽ
bị đào thải.
Chế phẩm probiotics trong chăn nuôi lợn có những dạng bào tử có khả năng
loại bỏ vi khuẩn gây hại nhƣng lại vô hại với những lợi khuẩn có trong hệ tiêu hóa.
Đồng thời, việc tăng sinh của lợi khuẩn sẽ khiến vi khuẩn gây hại mất đi không gian
bám, bị ức chế sinh trƣởng dẫn tới bị đào thải.


15

2.3. Tổng quan về Probiotics
2.3.1. Lịch sử nghiên cứu
Lịch sử nghiên cứu probiotics bắt đầu trong những năm cuối thế kỷ 19, khi
các nhà vi sinh vật học phát hiện ra sự khác biệt giữa hệ vi sinh vật trong ống tiêu
hóa của ngƣời bệnh và ngƣời khỏe mạnh. Hệ vi sinh vật có ích trong hệ thống ống
tiêu hóa đƣợc gọi là probiotics.
Năm 1870, khi nghiên cứu tại sao những ngƣời nông dân Bungary có sức
khỏe tốt, nhà sinh lý học ngƣời Nga Eli Metchnikoff đã đƣa ra thuật ngữ
“probiotics” có nguồn gốc từ Hy Lạp, theo nghĩa đen là “vì cuộc sống” để chỉ
những vi sinh vật đã đƣợc chứng minh có ảnh hƣởng tốt đến sức khỏe của ngƣời
và động vật [31].
Năm 1925, Beach là ngƣời đầu tiên có những nghiên cứu thực nghiệm về

thức ăn có chứa “Lactobacillus acidophilus” [15].
Năm 1968, King đã nghiên cứu thành công việc kích thích sự tăng trƣởng
của heo bằng thức ăn có bổ sung L. acidophilus [15].
Khái niệm này sau đó đƣợc làm rõ hơn bởi Fuller (1989). Probiotic là “một
chất bổ trợ thức ăn chứa vi sinh vật sống có ảnh hƣởng có lợi đến vật chủ bằng
việc cải thiện sự cân bằng hệ vi sinh vật ruột của nó”.
Đây là những nhóm vi khuẩn sống trong đƣờng tiêu hóa của ngƣời, chúng
tạo thành một khu hệ vi sinh vật, cản trở sự phát triển của một số vi sinh vật gây
bệnh, cung cấp cho con ngƣời một số chất có lợi cho cơ thể, ảnh hƣởng tốt đến hệ
miễn dịch. Con ngƣời sử dụng các chế phẩm probiotics nhƣ một loại thực phẩm,
thuốc phòng và chữa bệnh [30].
Nghiên cứu về việc sử dụng vi sinh vật probiotic trong chế độ ăn uống đã
đƣợc tiếp tục suốt cả thế kỷ qua. Công việc ở giai đoạn trƣớc của thế kỷ là đề cập
đến việc sử dụng sữa lên men để điều trị bệnh lây nhiễm đƣờng ruột. Các nghiên
cứu gần đây đã tập trung vào lợi ích sức khỏe khác của các vi sinh vật này, cũng
nhƣ để bảo đảm sự sống sót của các vi khuẩn này khi ở trong vùng dạ dày - ruột và
các loại thực phẩm để vận chuyện chúng vào trong cơ thể con ngƣời.


×