Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

phân tích chỉ số CPI trong giai đoạn 2016 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.81 KB, 11 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
CPI là cụm từ viết tắt từ các chữ tiếng Anh Consumer Price Index là chỉ số tính
theo phần trăm để phản ánh mức thay đổi tương đối của giá hàng tiêu dùng theo
thời gian. Sở dĩ chỉ là thay đổi tương đối vì chỉ số này chỉ dựa vào một giỏ hàng
hóa đại diện cho toàn bộ hàng tiêu dùng.
Đối với bất kể nền kinh tế của quốc gia nào thì chỉ số CPI có vai trò quan trọng
và nó như là một thành tố có thể cho chúng ta biết mức sống của dân cư như thế
nào. Mức độ chi tiêu của người dân và của chính phủ quốc gia đó về các mặt hàng
ra làm sao. Đây cũng là chỉ tiêu được sử dụng phổ biến nhất để đo lường mức giá
và sự thay đổi mức giá hay cách khác chính là lạm phát. Trong từng thời kì, từng
giai đoạn chỉ số CPI có những biến đổi nhất định. Ở một khía cạnh nhỏ chúng ta sẽ
đi tìm hiểu chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam giai đoạn 2016- 2017.
Ở một góc độ tiếp cận của môn học thì chỉ số này được tìm hiểu rất kĩ trên lớp
và để xem xét thực tế ở Việt Nam thì nhóm 4 đã làm một bài tiểu luận nhỏ trình
bày về vấn đề về chỉ số CPI của Việt Nam giai đoạn 2016-2017.
Chỉ số CPI rất hay và rất ý nghĩa khi chúng ta biết cách nhìn nhận phân tích
đánh giá nó vào chính đất nước Việt Nam. Tất cả sẽ được nhóm chúng tôi tìm hiểu
và nghiên cứu mặc dù đã có những nghiên cứu và tìm hiểu và trích dẫn một số tài
liệu của tổng cục thống kê ngân hàng nhà nước. Làm cho tài liệu trở nên phong
phú hơn.


NỘI DUNG
Phần 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Các khái niệm
2. Các vấn đề liên quan khác
Phần 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ CHI SỐ CPI GIAI ĐOẠN 2016-2017
1. Phân tích chỉ số CPI gia đoạn 2016-2017
2. Đánh giá chỉ số CPI giai đoạn 2016- 2017
Phần 3: KẾT LUẬN VÀ ĐƯA RA GIẢI PHÁP CHO CHỈ SỐ CPI TRONG GIAI
ĐOẠN TẾP THEO


1. Kết luận
2. Giải pháp cho nền kinh tế để tăng trưởng CPI gia đoạn 2016- 2017.


Phần I: CƠ SỞ LÝ LUẬN.
1. Khái niệm chỉ số CPI, lạm phát.
- Chỉ số CPI ( chỉ số giá tiêu dùng): là chỉ số tính theo phần trăm để
phản ánh mức thay đổi tương đối của giá hàng tiêu dùng theo thời
gian. Sở dĩ nói đây là thay đổi mức giá tiêu dùng tương đối là bởi
vì chỉ số này chỉ dựa vào một giỏ hàng hóa đại diện cho toàn bộ
hàng tiêu dùng.
- Đây là chỉ tiêu được sử dụng phổ biến nhất để đo lường mức giá và
sự thay đổi của mức giá chính là lạm phát.
- Lạm phát là: sự tăng mức giá chung của hàng hóa và dịch vụ theo
thời gian. Hay còn định nghĩa theo là sự giảm giá trị tiền tệ.
2. Các vấn đề xoay quanh chỉ số CPI.
- Chỉ số CPI thuộc nền kinh tế vĩ mô tức là thuộc vào cơ sở thượng
tầng nó chịu những nhân tố bên ngoài tác động rất lớn bên cạnh đó
là các yếu tố bên trong cũng ảnh hưởng không nhỏ.
- Nhân tố bên trong như là mức mua của người dân, điều kiện sinh
hoạt của người dân
- Nhưng nhân tố tác động lớn đó là chính phủ, đây là nhân tố lớn
góp phần cân đối hoặc làm lệch đi cán cân chỉ số giá tiêu dùng.
Bởi vì chỉ một động thái nhỏ của chính phủ thôi là đủ để làm xoay
chuyển giống như động thái tăng lương, tăng thuế…. Còn có các
yếu tố khác như là về các yếu tố xã hội và thế giới khác. Đó là về
tình hình văn hóa- xã hội, chính trị… là các yếu tố vĩ mô tác động
đến chỉ số này rất lớn.
3. Các phương pháp tính chỉ số CPI.
- Để tính toán chỉ số CPI người ta tính bình quân số bình quân gia

quyền của giá kì báo cáo so với kì nghiên cứu. ta tiến hành các
bước như sau.
Bước 1: cố định giỏ hàng hóa: thông qua điều tra, người ta sẽ xác
định được lượng hàng hóa dịch vụ tiêu biểu mà một người sẽ tiêu
dùng.
Bước 2: Xác định giá cả: thống kê giá cả của mỗi mặt hàng trong
giỏ hàng hóa mỗi thời điểm.
Bước 3: Tính chi phí. Bằng cách lấy lượng hàng hóa nhân cho mức
giá tương đối.
Bước 4: Tính chỉ số CPI.


- Lựa chọn thời kì gốc để làm cơ sở so sánh rồi tính chỉ số giá tiêu
dùng theo công thức.
CPI (t)= 100.
- CPI còn dùng để tính chỉ số lạm phát.
CPI ( năm n) = 100.
4. Các vấn để gặp phải khi tính toán chỉ số CPI.
Thứ 1. CPI không phản ánh độ lệch thay thế vì nó sử dụng giỏ hàng
hóa cố định.
Thứ 2. CPI không phản ánh chính xác sự xuất hiện các mặt hàng mới
xuất hiện.
Thứ 3. CPI không phản ánh được chất lượng hàng hóa khi có sự thay
đổi.

PHẦN II. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ CHỈ SỐ CPI CỦA VIỆT NAM QUA
GIAI ĐOẠN 2016-2017
1. Phân tích chỉ số CPI của Việt Nam trong giai đoạn 2016- 2017.
Chỉ số CPI năm 2016.
Chỉ số giá tiêu dùng năm 2016 tăng 2,66% . Theo số liệu của tổng cục thống kê

công bố chỉ số giá tiêu dùng tháng 12 năm 2016 tăng 0.23% so với tháng trước và
tăng 4.47% so với tháng 12 năm 2015. Chí số CPI bình quân năm 2016 tăng 2.66
% so với bình quân năm 2015.
Tháng 12, trong nhóm dịch vụ hàng hóa tăng cao, nhóm thuốc và y tế tăng cao
nhất với 5.30%. tác động làm Cpi tăng 0.27%
Nhóm may mặc, mũ nón giày dép tăng 0.25% do nhu cầu mau sắm mùa đông
tăng lên
Đồ uống và thuốc lá tăng 0.21%, và vật liệu xây dựng tăng 0.19%
Trong các nhóm hàng hóa dịch vụ giảm, nhóm giao thông giảm 0.89%. hàng
ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0.03%. Trong đó lương thực tăng 0.22% thực phẩm
giảm 0.12%... riêng nhóm giáo dục khong đổi so với tháng trước.
Theo tổng cục thống kê, mức tăng CPI tháng 12/2016 so với cùng kì năm 2015
và mức tăng CPI bình quân năm 2016 so với bình quân năm 2015 tăng cao so với


năm trước, nhưng thấp hơn nhiều so với mức tăng CPI bình quân của một số năm
gần đây, đồng thời vẫn nằm trong giới hạn mục tiêu 5% mà quốc hội đề ra.
Lạm phát cơ bản tháng 12/2016 tăng 0.11% so với tháng trước, tăng 1.87% so
với cùng kì năm ngoái, cả năm lạm phát tăng 1.83% so với năm 2015.
Trên đây là số liệu của tổng cục thống kế.
Chỉ số CPI của năm 2015, có một số lĩnh vực thì CPI tăng cũng như một số
lĩnh vực giảm.
Năm 2016 được xem là năm thành công trong việc kiểm soát lạm phát trong
điều kiện giá một số mặt hàng thiết yếu tăng trở lại… do nhà nước quản lí tiệm cận
dần theo giá thị trường.
Sự tăng lên của CPI là do mức lương tối thiểu vùng tăng từ ngày 1/1/2016 nên
giá một số loại dịch vụ tăng như dịch vụ sữa chữa đồ dùng gia đình, dịch vụ bảo
dưỡng nhà ở, dịch vụ điện nước, thuê người giúp việc, bên cạnh đó vào dịp tết
Nguyên Đán giỗ tôt hùng vương kì nghỉ lễ 30/4 nên nhu cầu mua sắm dịch vụ
lương thực, thực phẩm tăng cao, Tính đến 20/12/2016 giá xăng dầu trong nước

được điều chỉnh tăng 12 đợt. theo đó giá xăng dầu quý 2 tăng 1.1% quý 3 tăng
6.5% và quý 4 tăng 5.68% so với quý trước.
Theo đó thời tiết khắc nghiệt rét đậm rét hại cũng làm cho một số mặt hàng
như rau xanh tăng giá, kết hợp với sự xâm nhập nước mặn làm cho lúa ở đồng
băng sông Cửu Long tăng giá.
Bên cạnh đó có một số mặt hàng giảm mạnh do nhu cầu sử dụng thấp đó là
thép phôi thép, gas dầu mỏ khí đốt do ảnh hưởng của nền kinh tế toàn cầu.
Như vậy sơ bộ ta thấy chỉ số CPI ảnh hưởng bởi rất lớn các điều kiện khách
quan và chủ quan của nền kinh tế nó có thể làm tăng giảm chỉ số CPI, mà có những
điều kiện chúng ta có thể kiểm soát có những thứ thì không. Điều đó tạp nên sự
khác biết lớn trong các năm và tùy thuộc vào sự phát triển của dân cư trong việc
sinh sống sinh hoạt đó.
Chỉ số CPI trong năm 2017, ta phân tích tháng 10/2017


ảnh minh họa tiêu dùng 2017.
Chỉ số CPI tháng 10/2017 tăng 0.41% so với tháng trước, tăng 2.98% so với
cùng kì năm ngoái, tăng 2.25% so với tháng 12 năm 2016. So với tháng trước, 11
nhóm hàng hóa dịch vụ chính đều tăng giá, nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng cao
nhất 2.14%, nhà ở và vật liệu xây dựng tăn 0.63% giao thông tăng 0.61% hàng ăn
và dịch vụ ăn uống tăng 0.31% giáo dục tăng 0.19% may mặc dép quần áo tăng
0.17% hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0.12%.
Bên cạnh đó là hàng loạt sự giải thích và biện chứng cho sựu CPI tăng là do
vào tháng 10 ảnh hưởng rất lướn từ bảo lũ quét ở các tỉnh miền bắc và trung làm
cho thực phẩm tươi và các mặt hàng thiết hiếu được đẩy giá lên cao. Đó là các điều
kiện trong nước làm CPI tăng. Ngoài ra yếu tố xã hội cũng tạo điều kiện cho CPI
tăng lên mạnh. Do giá đầu vào như phôi thép và điện lực sắt thép… đầu vào phôi
thp tăng cao, từ tháng 7/2017. Sự tăng vọt hươn so với năm 2016 là do ở Trung
Quốc một công ty sản xuất thép bị cháy do không đảm bảo tiêu chuẩn và một số
công ty thép làm ô nhiễm môi trường nên cũng bị đóng cửa điều đó làm cho giá

thép trong nước tăng từ 5-10%
Xăng dầu luôn trong tình tranh tăng giá.Gas cũng thế luôn trong tình trạng tăng
gia, làm chỉ số CPI tăng mạnh. Bên cạnh đó học phí của giáo dục có sự điều chỉnh
tăng nên cpi tăng 0.21% so với năm ngoái. Điều chỉnh làm cho chi phí bỏ ra tăng
lên nhanh.
Bên cạnh đó có một số mặt hàng giảm mạnh như tiêu dùng thực phẩm là thịt
lơn, đó là do bị ứ động lợn thịt nơi cửa khẩu. Và bên thông tin lợn tiêm thuốc an
thần trước khi giết mổ cũng làm cho CPI mặt hàng này giảm mạnh.


Với việc mưa bão thì điện bị cắt trên cục bộ nên chi tiêu cho điện cũng giảm
mạnh so với cùng kì năm ngoái, bởi vì mỗi khi bão lu thì đồng bào ta không được
dùng điện, do ơ sở vật chất kém nên bị mất điện, để khắc phục thì hàng tuần nên
CPI chi tiêu cho ngành điện giảm.CPI giảm ở mặt hàng vàng miếng, vàng lượng,
do đồng tiền trên thế giới có sự điều chỉnh nên vàng giảm.
Trong khi đó xôn xao dư luận về việc 2018 Việt Nam gia nhập TPP nên nhu
cầu mua sắm nói chung giảm cho những mặt hàng nhập khẩu vì họ mong chờ mức
giá 0% thuế nhập khẩu. Tâm lí do dự của người Việt và họ mong chờ ở một mức
giá tốt nhất để họ được ưu ái hơn. Ví dụ như một người có nhu cầu tiêu dùng xe
hơi thì họ nán lại cho năm 2018 chứ họ không chi tiêu thuộc con số 2017. Như
vậy có thể nói chính sách của chính phủ ảnh hưởng rất lớn đúng không.
Trên đây là chỉ số của 2 tháng đặc biệt trong 2 năm 2016-2017. Hai tháng đại
diện cho chỉ số CPI của giai đoạn này của Việt nam, vì sao chúng tôi lấy giới hạn
này, chỉ đơn giản nó rõ và bộc lộ rõ nét tình hình tiêu dùng của người dân Việt
Nam. Giai đoạn 2016- 2017 cũng không có gì biến động, tất cả vần đi theo chiều
hướng xuyên suốt và rất thuận tiện, nhưng có một số quyết định của chính phủ làm
ảnh hưởng không nhỏ tới chỉ số CPI của Việt Nam.
Hiện nay vấn đề giá cả luôn được cân đối giữa sự thỏa mãn nhu cầu và lợi ích
của hàng hóa và dịch vụ mang lại. điều đó cho thấy thời đại công nghệ luôn cho
con người sự cân nhắc tương đối.

Vấn đề vĩ mô mà một môi trường xã hội mang lại, ảnh hưởng tới quyết định
đến chỉ số giá tiêu dùng.
- Yếu tố chính trị xã hội: trong một xã hội ổn định làm cho cân bằng chỉ
số CPI không sinh ra lạm phát. Một khi xã hội công bằng ổn định về mặt
chính trị làm cho tâm lí người dân an tâm tiêu dùng hơn. Và họ có thể
chi tiêu cho sự ổn định thịnh vượng của đất nước. Vì quá khứ đã cho
thấy dân tộc ta luôn khát khao và mong muốn hòa bình, một khi đất
nước hòa bình thì mới có thể mua bán ổn định hơn.
- Yếu tố kinh tế: Khi đồng lương cơ bản tăng, khi mà chính sách thuế má
bớt đi phần nào. Tức là khi đó số tiền người dân mua bán và sử dụng cho
hàng hóa của mình sẽ được đẩy lên mức cao hơn. Khi yếu tố kinh tế có
mức độ ảnh hưởng lớn. nền kinh tế phát triển lành mạnh thì tác động đến
cầu của người dân rất lớn, góp phần tăng CPI trong dân cư.
- Yếu tố văn hóa xã hội: Văn hóa tiêu dùng theo tập quán theo định hướng
của xã hội ở một số bộ phận người dân sẽ làm cho chỉ số này tăng lên


nữa. yếu tố văn hóa xã hội ảnh hưởng rất lớn, như phong tục ăn tết ngày
nghỉ nhiều trong năm sẽ tác động đến ý thức tiêu dùng của người dân.
Người dân sẽ mua sắm nhiều hơn.
- Yếu tố khí hậu, cũng tác động mạnh mẽ tới CPI căn cứ vào thời tiết mà
nông lâm thủy sản tăng giá đột ngột nhưng vẫn phải chi tiêu đó thuộc
hàng thiết yếu.
- Yếu tố khoa học: Một khi khoa học lên tiếng sự thay đổi công nghệ mới
cũng làm cho chi tiêu dùng thử tăng mạnh.
Ngoài ra chi tiêu của chính phủ cho các vấn đề công cũng đẩy mạnh CPI, sự
đầu tư của doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam cũng góp phần gia tăng CPI. Và
các dự án lớn trong năm 2016-2017 chi phí giữa lợi ích và cơ hội. đã đang thúc đẩy
chỉ số CPI.
Bên cạnh đó các yếu tố tác động tiêu cực tới chỉ số giá tiêu dùng cũng ảnh

hưởng bởi các yếu tố vĩ mô trên,
Yếu tố kinh tế: nền kinh tế còn xảy ra lạm phát lớn. đến những ngân hàng
thương mại hoạt động cạnh tranh với những ngân hàng trong nước. đã làm cho
thuế tăng lên và kéo theo bao nhiều sự thay đổi lớn cho nền kinh tế giai đoạn này.
Yếu tố pháp luật: Pháp luật lỏng lẻo góp phần cho 1 xã hội chưa quá ổn định
và người dân thì hoang mang về điều đó.
Yếu tố khoa học- công nghệ: Công nghệ thay thế con người và làm cho mất
nhãn hiệu những mặt hàng bình thường thay vào đó một số mặt hàng chưa quen
với thói quen tiêu dùng của người việt….
Sự giao thoa trung hòa của các yếu tố luôn đảm bảo cho nền kinh tế ở mức ổn
định nhất. Làm cho nên kinh tế tự điều chỉnh cho nhau, của cả các yếu tố vĩ mô và
vi mô giai đoạn 2016-2017.
Xã hội tự điều chỉnh cho nhau để tiếp bước, và nền kinh tế không ngoại trừ
những điều đó. Khi yếu tố đều tác động và ảnh hưởng đến nhau.
Và các yếu tố làm phát của ảnh hưởng không nhỏ tới CPI của Việt nam.
2. Đánh giá chỉ số tiêu dùng ( CPI) của Việt Nam trong giai đoạn
2016-2017.
Trong giai đoạn này với việc một số nghị định được thay đổi và kết hợp điều
kiện phát triển xã hội lớn mạnh hơn.


Giai đoạn 2016-2017 cùng với sự phát triển lứn mạnh của tất cả mọi điều kiện
đã làm cho chỉ số CPI tăng cao, và cũng như xuống thấp. chỉ số tiêu dùng gia đoạn
này, phải nói có những sự biến đổi to lớn tăng trưởng mạnh hơn các giai đoạn trước
đó. Vì giai đoạn này có những điều kiện thuận lợi hơn. Tương đối cao là sự đánh
giá chung. Nhưng trong bất cứ thời kì nào nó cũng có sự tăng và giảm tương đối
tùy thuộc vào nhiều yếu tố hạ tần và thượng tầng khác. Chi tiêu cho tiêu dùng thiết
yếu luôn tăng trưởng ở mức ổn định. Chỉ số giá tiêu dùng cho một số mặt hàng thời
thượng cũng được các địa gia nhiều tiền chi tiêu góp phần gia tăng CPI. Chỉ số này
chưa cao so với khu vực.

So với khu vực Châu Á thì Việt nam có chỉ số tiêu dùng chưa cao, vì do các
yếu tố khách quan và chủ quan khác. Như là mức sống của người dân chưa được
tốt. chưa có nền kinh tế bền vững. qua đó cho ta thấy sự yếu kém của nền kinh tế
trong đời sống dân cư. Với Việt Nam mức sống nó tùy thuộc lớn vào nền kinh tế
mà mấy điều này lại cứ tác động lẫn nhau. Làm cho một điều phát triển kéo theo
điều sau phát triển và ngược lại. khi mọi chi tiêu đều ảnh hưởng đến sức lao động
và của cải nên phải có sự cân nhắc. chỉ số CPI của Việt Nam ảnh hưởng rất nhiều
yếu tố. Có sự qua lại và tác động đến nhau.

PHẦN III. KẾT LUẬN
1. Kết luận.
Chỉ số CPI của Việt Nam nó biến động thì CPI cũng thay đổi theo, trong giai
đoạn 2016-2017 đã cho chúng ta thấy được sự không chắc chắn trong một thời kì,
tức là nó luôn biến đổi. Tùy theo sự biến đổi của các yếu tố khác. Làm cho các vấn
đề luôn chịu sự tác động qua lại của cả lạm phát và yếu tố vi mô vĩ mô khác.
CPI của giai đoạn 2016-217 ở mức chỉ số giá tiêu dùng luôn ổn định. Vì nhìn
chung thì yếu tốt văn hóa kinh tế xã hội khoa học luôn phát triển và suy diệt cùng
nhau. Cho nên nó có tác động lớn đến CPI nó qua cả cái nhận thức về tiêu dùng
của người dân.
Chỉ số CPI thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia phản ánh xu hướng và
mức độ biến động theo thời gian của các mặt hàng trong rổ hàng hóa và dịch vụ đại
diện,


Các nhà kinh tế thường dùng hai chỉ tiêu để đánh giá lạm phát của nền kinh tế.
CPI và tổng sản phẩm trong nước, GDP. CPI có thể đo lường hàng tháng.
Như vậy chỉ số CPI của giai đoạn này có thể được đánh giá ổn định, mặc dù
bên cạnh còn có một số yếu tố tác động tiêu cực, và nhìn qua chỉ số CPI thì chúng
ta biết được mức độ tiêu dùng của người dân như thế nào, mức sống ra làm sao. Và
chi tiêu cho vấn đề khác như thế nào.

2. Một số giải pháp để nâng cao chỉ số CPI trong những năm tiếp
theo.
- Để duy trì chỉ số CPI tăng trưởng cao thì chính phủ cần có một số biện
pháp thích hợp đảm bảo cho đời sống nhân dân được nâng cao thì khi đó
mức chi cho tiêu dùng sẽ tăng, có nghĩa là nền kinh tế cần phát triển.
- Người dân cần có ý thức tiêu dùng cho các mặt hàng nội địa.
- Tăng cường mua sắm cho tất cả các tháng.
- Để đồng nội tệ tăng giá so với ngoại tệ.
- Và làm sao cho lạm phát bằng 0. Hoặc gần bằng 0 khi đó thì nền kinh tế
tốt nhất.
- Các chính sách luật pháp và cần được các yếu tố vĩ mô cần được điều
chỉnh cho phù hợp với nền kinh tế.
- Lãi suất nên thấp đi. Và hệ thống thông tin cần chỉnh chu và đúng đắn
đúng với quyết định đầu tư và tích trữ của người dân.
- Trên đây là một số vấn đề cần bàn đến cho nền kinh tế giai đoạn quá khứ
và tương lai. Với góc độ những người nghiên cứu về chỉ số CPI giai
đonạ 2016-2017. Chúng tôi thấy chỉ số này phản ánh rất đúng đắn và
thực tiễn tình hình kinh tế, mặc dù các số liệu đều mang tính tương đối
nhưng phần nào cho ta thấy được sự phát triển dưới một góc độ nhất
định.

BẢNG ĐÁNH GIÁ THẢO LUẬN NHÓM 4
ST
T
1

Họ Và Tên
Lê Thị Linh

Cá nhân tự Nhóm

đánh giá
đánh giá
8

Cá nhân
kí tên


2

Nguyễn Thùy Linh

8.5

3

Nguyễn Thị Loan

8

4

Nguyễn Thị Mai

8

5

Nguyễn Thị Quỳnh Nga


8

6

Hoàng Thị Nhung

8

7

Lê Thị Ngọc Nhung

8

8

Phạm Hồng Quân

8

9

Tạ Thanh Thanh

8.5



×